You are on page 1of 20

Bài Tập

Đề 6 – Nhóm 6

Từ các chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần TRAPHACO; Từ các lý thuyết của Quản trị. Hãy vận dụng lý thuyết hoạch định chiến lược và các
phương pháp phân tích trong quản trị trong quản trị(SWOT,SMART, 7S,3C, PEST) và trên cương vị của Giám đốc công ty để :
Hoạch định chiến lược kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty cổ phần TRAPHACO

Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Traphaco

• Công ty Cổ phần Traphaco tiền thân là tổ sản xuất thuốc Ty Y tế Đường sắt, thành lập ngày 28/11/1972. Với 15 cán bộ công nhân viên nhiệm vụ chủ yếu pha chế thuốc theo
đơn. Sản xuất huyết thanh, dịch truyền, nước cất phục vụ cho Bệnh viện ngành Đường sắt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trụ sở tại 75 Yên Ninh - Hà Nội cùng
với Ty Y tế Đường sắt.Trụ sở chính của Công ty tại: Số 75 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Hà Nội.

• Hiện nay công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Dược phẩm, Dược liệu, Hoá chất, Vật tư và thiết bị y tế, Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, Mỹ phẩm, Tư vấn, Dịch vụ
khoa học kỹ thuật, Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược và Kinh doanh xuất nhập khẩu.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG

TY
Năm 2017:

• Traphaco khánh thành Nhà máy tân dược hiện đại nhất Việt Nam. • Traphaco lần thứ 2
liên tiếp đạt Top 10 công ty uy tín nhất ngành Dược Việt Nam.

• Thuốc bổ gan Boganic lần thứ 2 liên tiếp lọt “Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt xuất
sắc”.

Năm 2018:

• Traphaco - Công ty uy tín nhất ngành dược

• Traphaco lần thứ 2 liên tiếp lập “Hattrick” tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết
2018 • Traphaco lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia - Vietnam Value

• Traphaco đạt Top 10 Doanh nghiệp bền vững CSI trong 03 năm liên tiếp
• Traphaco Hưng Yên được trao chứng nhận ''Doanh nghiệp Khoa
học và công nghệ

Năm 2019:

• Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất cho Công đoàn
Traphaco

• Thực hiện Dự án chuyển giao công nghệ giữa Traphaco và công ty dược phẩm
Daewoong, Hàn Quốc • Traphaco vinh dự nhận Giải Vàng chất lượng Quốc gia năm
2018.

• Nhà máy Hoàng Liệt đạt chứng nhận GMP-WHO cho TPBVSK

• Traphaco đạt chứng chỉ Bình đẳng giới toàn cầu EDGE

• Traphaco ra mắt dòng sản phẩm sữa nhập khẩu nguyên lon Newzealand
Năm 2021:

Traphaco triển khai dự án tái cấu trúc và đã ban hành


Mô hình tổ chức công ty mới
THỰC PHẨM BVSK HOẠT HUYẾT DƯỠNG

Thành phần hoạt chất chính: cao đặc rễ Đinh lăng, cao khô lá Bạch quả.
Công dụng: làm tăng chức năng hệ thần kinh trung ương, tăng hoạt hóa vỏ não, làm tăng trí nhớ và khôi phục trí nhớ, giảm các biểu hiện của suy tuần
hoàn não như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình, giảm trí nhớ và độ minh mẫn

Đối tượng sử dụng:


Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh hoặc kém tập trung.
Thiểu năng tuần hoàn não, mắc hội chứng tiền đình với các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Suy giảm chức năng não bộ với các tình trạng như giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não. Điều trị chứng run giật của bệnh nhân mắc
Parkinson Liều dùng – cách dùng:
Người lớn: dùng liều 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày. Trẻ em: uống với liều 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.
.
1. Sứ mệnh và mục tiêu
Sứ mệnh: Mục tiêu:
- “ Sáng tạo ra sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe” - Tầm nhìn đến 2025: “Đến năm - Liên tục tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trong mỗi năm cao
2025 là doanh nhiệp dược số 1 Việt Nam về tốc độ tăng trưởng
hơn so với mức trung bình của ngành (mức trung bình của ngành là 20%). -
doanh thu và lợi nhuận.”
Không ngừng mở rộng các đối tác kinh doanh với thị trường trong nước cũng
như thị trường quốc tế.

- Tăng cường vốn đầu tư nhằm nâng cao cơ sở vật chất và hạ tầng của
công ty hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản
phẩm. - Hoàn thiện bộ máy quản lý từ nhân sự có chuyên môn cao đến hệ
thống quản lý, kiểm soát đồng bộ bởi hệ thống vi tính.

- Nâng cao mức lương và đãi ngộ công nhân viên đều đặn qua các năm.

- Tích cực tham gia các công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
2,3. Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh

Khái niệm: Môi trường kinh doanh là tập hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chính trị:
• Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐTTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành
dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

• Mục tiêu chung: Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

► Cơ hội thuận lợi khi Chính phủ có chiến lược quốc gia nhằm hỗ trợ ngành dược Việt Nam phát triển.

.
Kinh tế:
• Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

► Hơn một nửa thị trường nguyên phụ liệu và thuốc thành phẩm phụ thuộc vào nhập khẩu.

• Gần 78% chuyên gia và doanh nghiệp dược dự báo, tốc độ tăng trưởng toàn ngành Dược Việt Nam năm 2019 sẽ đạt trên 10% (năm
2017: tốc độ tăng trưởng ngành được 75% doanh nghiệp dự báo đạt trên 10% trong năm 2018)

►Cho thấy sự tự tin vào khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dược hiện nay.

• Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD
vào 2021 ► Xu hướng tăng tiêu thụ thuốc vẫn được duy trì.

Xã hội:

 Là nguồn đầu vào cần thiết của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới quá trình marketing
 Ngày nay nguồn tài nguyên cung cấp cho việc sản xuất càng ít, do đó ảnh hưởng lớn tới nguồn dược liệu để sản xuất sản phẩm. Trong thời gian gần
đây, giá cả nguyên liệu chính và tá dược đang có xu hướng tăng. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu, đến hiệu quả
kinh doanh, Công ty đã chủ động thương lượng với các nhà cung ứng về giá và ký hợp đồng cung ứng với thời gian và giá thành được ấn định
trước, như hợp đồng thời hạn 3-5 năm với nguồn nguyên liệu trong nước và hàng năm với nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, Công ty còn
thực hiện việc liên kết với các địa phương để xây dựng khu vực nguyền nguyên liệu, tạo nên sự ổn định lâu dài về chi phí đầu vào cho hoạt động sản
xuất kinh doanh

.
• Công nghệ kỹ thuật: giúp công ty tạo nhiều sản phẩm và tăng tính cạnh tranh bởi chúng tác động mạnh tới chi phí sản xuất và năng suất lao động.

• Do vậy bằng cách trực tiếp, gián tiếp các sản phẩm dược liệu của Traphaco được nghiên cứu bằng tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Công ty đã nghiên cứu ứng dụng
thành công công nghệ mới cho nhiều dạng bào chế như: viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang cứng, viên nang mềm,... Hiện nay Traphaco đang sử dụng các
quy trình sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn GPs của WHO, tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 9001:14000. Traphaco cũng là doanh nghiệp dược
phẩm miền bắc đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN năm
1998 • Năm 2004, Công ty đã khánh thành đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thuốc Hoàng Liệt. Nhà máy đã được Cục quản lý Dược Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO, phòng Kiểm tra chất lượng đạt GLP và hệ thống kho tàng đạt GSP. Tại nhà máy này những dây chuyền công nghệ tiên tiến đã được triển khai hoạt động
Điểm mạnh (S)

- Thương hiệu Traphaco là thương hiệu dược phẩm uy tín, được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu trong việc phát triển các “sản phẩm Xanh”.
-Năng lực sản xuất tốt: 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO ( gồm 1 nhà máy sản xuất thuốc về dược liệu, 1 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược); đa dạng dạng bào
chế

- Hệ thống phân phối mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại với chính sách bán hàng đang được các nhà thuốc trên toàn quốc ủng hộ.
- Công ty đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao được duy trì liên tục trong nhiều năm
- Thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có uy tín và được người tiêu dùng biết và tín nhiệm.
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp tốt kèm theo hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống thực hành sản xuất doanh nghiệp đó hoàn thiện qua nhiều năm không
ngừng cải tiến áp dụng.

- Công ty có độ tín nhiệm cao với các đối tác.


Điểm yếu (W)

- Cơ sở làm việc cho cán bộ công nhân viên còn chưa tốt, chi nhánh miền Nam và miền Trung còn phải đi thuê, từ đó hạn chế sự chủ động trong hoạt động mở rộng thị trường tại hai
khu vực này.

- Các mục tiêu, chiến lược, lập kế hoạch cần có sự phối hợp với tình hình chung và bản thân doanh nghiệp.

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa khai thác hết thị trường miền Nam.

- Thị trường miền Nam vẫn chưa đạt mức đóng góp doanh thu kỳ vọng mặc dù đây được coi là thị trường phát triển nhất trong nước.

- Nguyên liệu công ty tự trồng chỉ chiếm khoảng 30% nguyên liệu cho các sản phẩm đông dược, Mặt khác hầu hết các nguyên liệu sản xuất Tân dược phải nhập khẩu.
.
Cơ hội (O)

- Ngành Dược còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, tỷ lệ tiêu dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới nhờ quan niệm về độ an toàn, ít
tác dụng phụ và thói quen tiêu dùng của các loại thuốc không kê đơn tăng.

- Sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên, ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh phù hợp thế mạnh sản phẩm của Traphaco.
- Việt Nam gia nhập TPP, nhiều cơ hội cho Traphaco trong hợp tác với các doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Thế giới để khai thác thế mạnh kênh phân phối.
- Công ty sử dụng hơn 90% nguồn dược liệu trong nước nên có thể kết hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ dược liệu.
- Thị trường thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe sẽ phát triển trong vòng 5 năm tới.
- Người tiêu dùng biết và sử dụng nhiều hơn và có phân khúc rõ rệt.
- Trong thời đại 4.0 này, các kênh phân phối Online đang lên ngôi:
+) Bán hàng trên Facebook: đẩy mạnh lượng tiêu thụ bằng cách chạy quảng cáo, livestream… +) Kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên
các trang thương mại điện tự: Lazada, Shopee +) Bán hàng thông qua Website
+) Giới thiệu sản phẩm thông qua Tiktok

Thách thức (T)

- Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các sản phẩm tiêu biểu của công ty luôn phải đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái.
- Gía bán chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ cơ quan quản lý Nhà nước
- Rủi ro về hàng giả, hàng nhái. Hiện nay, hiện tượng hàng giả hàng nhái đang trở thành “đại dịch” đó là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm đang trở thành
một thực tế rất đáng lo ngại.

- Đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng ngày càng tăng, khiến công ty không ngừng cố gắng đáp ứng

Thách thức Cơ hội

Điểm yếu WT: Xây dựng quan hệ trọng điểm với đối tác cung ứng chiến lược WO: Tận dụng lợi thế về thị trường, đối tác, nguồn hàng, tránh nguy cơ

- Đa dạng hóa nhà cung cấp, tránh rủi ro lệ thuộc nhà cung cấp từ các đối thủ cạnh tranh

- Hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, các công ty sản xuất - Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông

Điểm mạnh ST: Sử dụng các hình thức quảng cáo, phát triển hệ thống cửa hàng để tránh nạn hàng SO: Thương hiệu doanh nghiệp và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có uy tín
giả, tạo niềm tin cho khách hàng - Tuyển dụng nhân viên có trình độ cao về tin học, và được người tiêu dùng biết và tín nghiệm
chuyên môn để sử dụng triệt để những lợi ích thu được từ công nghệ này - Hợp tác,
tạo mối quan hệ với các cơ quan chức năng để khi có sự cố, phá hoại sẽ nhanh chóng
được xử lý

4. Xây dựng kế hoạch

• Tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và quản lý đối với nhân viên

• Quan hệ tốt với khách hàng và đối tác bằng sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc tận tình…

• Cải tiến chất lượng, cải tiến các sản phẩm đang bán của toàn hệ thống theo định hướng đã được duyệt

• Định hướng và kế hoạch phát triển sản phẩm sản xuất phù hợp với từng giai đoạn.

• Mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp trên cơ sở phục vụ cho việc cải tiến và chất lượng sản phẩm.

• Khai thác nguồn thông tin từ các Công ty hoạt động trong ngành để nắm bắt khuynh hướng sản phẩm, áp dụng trên sản phẩm hiện có.

• Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với cơ quan quản lý, viện nghiên cứu…để mở rộng phạm vi nghiên cứu, hợp tác phát triển sản phẩm.
4. Xây dựng kế hoạch

- Lập kế hoạch kiểm soát đăng ký thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe theo kỳ (tuần, tháng, năm) toàn bộ sản phẩm của toàn Group.

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong chương trình marketing sản phẩm, chi phí marketing hợp lý.

- Mở rộng thị trường bằng hình thức bán hàng online

- Mở rộng thêm các cơ sở mới, quảng cáo, kích thích tiêu thụ

- Phát triển thị trường mới

- Chính sách giá cả

- Chiến lược Marketing

- Chiến lược đào tạo, tuyển dụng nâng cao trình độ chuyên môn

- Mở thêm các cơ sở, công ty con

- Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 20% doanh thu và 50% lợi nhuận sau thuế.

Dựa trên nền tảng cơ sở vững chắc đã có của công ty, việc xây dựng kế hoạch là điều cần thiết.
1. Cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, mô hình bệnh tật để có hướng phát triển cho danh mục TPBVSK, đảm bảo mặt hàng phong phú, đầy đủ đa dạng chủng loại, chất
lượng tốt. Bao gồm các mặt hàng OTC và các mặt hàng TPBVSK bán chạy trên thị trường. Phải nhạy bén với những biến động của thị trường như thời tiết, giá cả, công dụng mẫu mã
sản phẩm,…

2. Mở rộng thêm các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác, mở thêm các cơ sở mới ở các tỉnh khác nơi tập trung đông dân cư sinh sống.

3. Bổ sung thêm dịch vụ chăm sóc cho khách hàng: ưu đãi, khuyến mại, tư vấn giải đáp thắc mắc cho khách hàng ,…

4. Tiếp cận với quản lý bằng hệ thống máy tính:

Quản lý bằng hệ thống máy tính sẽ giúp việc quản lý, kinh doanh thuốc đơn giản nhanh chóng và chính xác hơn nhiều

You might also like