You are on page 1of 5

UBND TỈNH KON TUM ĐỀ THAM KHẢO – THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI THI: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề gồm có 6 câu, 1 trang)
Họ và tên thí sinh:…………………………………….
Số báo danh:…………………………………………..

ĐỀ SỐ 8
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
CHỢ
Có món ngon nào giá rẻ không em
gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy
người xưa bảo tiền nào của nấy
cái lẽ đời giản dị thế thôi ư?

Có đam mê nào giá rẻ không em


lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ
câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả
vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng.

Có yêu đương nào giá rẻ không em


ân ái đi qua nợ đời rơi vãi lại
còng lưng gánh tiếng cười con cái
thăm thẳm mai lởm chởm nhọc nhằn.

Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò


thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ
có hạnh phúc nào giá rẻ không em?
(Trích từ tập thơ Về, Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 1994)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon được đề cập ở khổ thơ đầu và cái giá của
đam mê, yêu đương ở những khổ thơ sau là gì?
Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc cú pháp trong đoạn trích trên.
Câu 4: “Lẽ đời giản dị” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì? Em có đồng tình về điều đó
không? Vì sao?
I. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về cái giá của hạnh phúc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Từ đó
liên hệ với nhân vật Mị để nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn tiểu biểu của người lao động Tây Bắc.

------- HẾT -------


UBND TỈNH KON TUM HƯƠNGD DẪN CHẤM- ĐỀ THAM KHẢO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
BÀI THI: NGỮ VĂN

I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Bản Hướng dẫn định hướng các yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu
điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích đối
với những bài làm có cảm xúc, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để mở rộng, khơi sâu vấn đề. Những
bài viết đủ ý nhưng diễn đạt vụng, không cho điểm tối đa.
- Tổng điểm toàn bài là 10, điểm lẻ nhỏ nhất là 0,25.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM


I Câu 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do 0,5
Câu 2 Điểm khác biệt giữa cái giá phải trả cho các món ngon được đề cập ở
khổ thơ đầu và cái giá của đam mê, yêu đương ở những khổ thơ sau là
gì?
Điểm khác biệt: 0,5
- Cái giá của các món ngon (gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy) là tiền.
Có nhiều tiền sẽ mua được các món ăn ngon. (0,25)
- Cái giá của đam mê, yêu đương không thể mua được bằng tiền. Đam
mê phải đánh đổi bằng tâm huyết, bằng những giọt mồ hôi, bằng những
trải nghiệm thắt lòng; Yêu đương qua đi, cái giá sẽ là những nhọc nhằn
của cha mẹ nuôi con cái lớn khôn. (0,25)
Câu 3 Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc cú pháp trong đoạn trích trên?
Biện pháp lặp cấu trúc: Có món ngon nào giá rẻ không em; Có đam mê 1,0
nào giá rẻ không em; Có yêu đương nào giá rẻ không em; có hạnh phúc
nào giá rẻ không em?(0,25)
Hiệu quả (0,75):
+ Nhấn mạnh: Ở đời không có điều gì là rẻ, mọi thứ đều có giá của nó
nếu muốn sở hữu.
+ Tạo nhịp điệu da diết cho lời thơ, diễn tả niềm khao khát kiếm tìm
hạnh phúc trọn vẹn.
Câu 4 Anh/chị nghĩ gì về “cái lẽ đời giản dị” mà tác giả đề cập đến trong đoạn 1,0
trích?
Xác định được lẽ đời giản dị mà tác giả đề cập đến là: Mọi thứ tốt đẹp ở
đời đều có giá của nó, để đạt được con người phải chấp nhận đánh đổi
những giá trị vật chất hoặc tinh thần. (0,25)
Bày tỏ quan điểm trước lẽ đời nêu ra: đồng tình/không đồng tình – lập
luận cho quan điểm của mình một cách thuyết phục, hợp lí (0,75)
II Câu 1 Từ đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái giá của hạnh phúc.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25


HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cái giá của hạnh phúc. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1.0
- Hạnh phúc là điều ai cũng khao khát có được trong cuộc đời. Mỗi
người có quan niệm và cảm nhận về hạnh phúc khác nhau.
- Để có được hạnh phúc không hề dễ dàng, phải đánh đổi bằng nhiều
thứ. Đôi khi để đạt được hạnh phúc con người phải mất nhiều thời gian,
công sức, thậm chí là cả cuộc đời phấn đấu không mệt mỏi.
- Để có được hạnh phúc lớn lao, con người phải hi sinh những hạnh
phúc cá nhân nhỏ bé, thậm chí phải đánh đổi bằng những điều quý giá
khác trong cuộc đời.
- Để có được hạnh phúc của bản thân, đôi khi chúng ta vô tình hoặc cố
ý làm tổn hại tới hạnh phúc, sự bình yên của những người khác. Hạnh
phúc của người này phải đánh đổi bằng bất hạnh của người kia.
- Muốn đạt được hạnh phúc, phải chấp nhận cái giá phải trả, nhưng
cũng đừng vì hạnh phúc của bản thân mà gây bất hạnh cho người khác.
Cũng đừng tìm hạnh phúc xa xôi, trừu tượng, hãy biết trân trọng những
hạnh phúc bình dị, gần gũi hàng ngày.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc. 0.25

Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng
A Phủ (Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Mị để nhận xét về vẻ
đẹp tâm hồn tiểu biểu của người lao động Tây Bắc.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài 0.25
triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện Vợ chồng A Phủ và 0.5
nhân vật A Phủ.
* Phân tích nhân vật A Phủ 2.0
** Cuộc đời: A Phủ có cuộc đời bất hạnh, là nạn nhân của bọn chúa đất
miền núi:
+ A Phủ từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, sống một mình, không người
thân thích. Có “người làng đói bụng đã bán A Phủ cho người
Thái ở dưới núi”. A Phủ “bỏ trốn lên núi cao, lưu lạc đến Hồng
Ngài” sống bằng nghề làm mướn. Là người lao động giỏi, nhưng
A Phủ chỉ biết sống bằng bán rẻ sức lao động của mình.
+ A Phủ thông minh, khỏe mạnh, tài giỏi nhưng vì “không có bố
mẹ, không có ruộng, không có bạc, A Phủ không thể lấy nổi
vợ”- A Phủ khổ vì phép làng và hủ tục cưới xin ngặt nghèo. Đó
là nỗi khổ điển hình của người dân miền núi lúc bấy giờ.
+ Vì đánh con quan, A Phủ bị bắt, bị đánh đập tàn bạo. Từ đó, A
Phủ sống cuộc đời của người làm công trừ nợ, bị cột chặt vào
kiếp người nô lệ với những công việc nặng nhọc:  đốt rừng, cày
nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa,
quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài
rừng”
+ Vì để hổ ăn mất bò, A Phủ bị trói đứng vào cột, bị bỏ đói, bỏ
khát.
** Tính cách, phẩm chất:
- A Phủ giỏi giang, chăm lao động, có trách nhiệm với công việc
+ Từ nhỏ, A Phủ sống bơ vơ, lưu lạc, đi làm thuê để nuôi thân.
Lớn lên, A Phủ “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và
đi săn bò tót rất bạo”. “A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa, con
gái trong làng nhiều người mê” bởi có được A Phủ “cũng bằng
có được con trâu tốt trong nhà”
+ Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là con người
của tự do, yêu lao động, vẫn nhiệt tình trong công việc “ quanh
năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài
rừng”, làm bao nhiêu việc nhưng A Phủ vẫn làm phăng phăng,
không hề than thở kêu ca.
+ Khi phát hiện hổ ăn mất bò, A Phủ vẫn không hề lo sợ, trả lời
tự nhiên “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắt được, con hổ này to
lắm”. Điều này cho thấy anh là một con người thẳng thắn, dám
làm dám chịu.
- A Phủ là một người gan góc, dũng cảm, không dễ khuất phục
trước nghịch cảnh và bạo lực cường quyền:
+ Mới 10 tuổi, bị người xấu bắt bán, A Phủ đã biết trốn lên vùng
cao, từ bé đã sống tự lập, “không thích ở vùng thấp”.
+ A Phủ là người con của núi rừng tự do, sống phóng khoáng,
ngang tàn, không sợ kẻ quyền thế, kẻ ác. Dù biết A Sử là con
quan (vì hắn đeo vòng cổ chỉ có con quan mới được đeo) nhưng
A Phủ vẫn ra tay trừng trị: “Một người to lớn chạy vụt ra vung
tay ném con quay rất to vào mặt A Sử, xốc tới nắm cái vòng cổ,
kéo dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”.
+ Khi bị thống lí tra tấn đánh đập dã man, A Phủ chỉ quỳ chịu
đòn, chỉ im lặng như tượng đá, chẳng hề van xin.
+ Khi bị trói, sức lực đã cạn kiệt, dù cận kề với cái chết, A   Phủ
chỉ lặng lẽ: “Hai dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám
đen lại của A Phủ”. Tuy rơi vào hoàn cảnh khốn đốn, đứng giữa
ranh giới của sự sống và cái chết nhưng bản chất gan góc của
anh vẫn luôn tồn tại.
- A Phủ có sức sống mãnh liệt, ở anh có khát vọng sống, khát
vọng tự do mạnh mẽ, lớn lao.
+ Dù nghèo, dù biết mình “không có bố mẹ, không có ruộng,
không có bạc”nhưng A Phủ vẫn đi chơi, vẫn đi tìm người yêu
trong đêm tình mùa xuân.
+ Khi anh bị trói đứng, biết chắc A Sử không thể bắt được hổ và
mình sẽ phải bị trói đến chết, A Phủ liền cắt đứt mấy vòng dây
trói, định chạy trốn. A Phủ không hề cam chịu, anh luôn tìm
đường sống cho bản thân mình.
+ Khi được Mị cởi trói, “A Phủ bỗng khuỵu xuống…” nhưng
trước cái chết có thể đến ngay, A Phủ  “quật sức, vùng lên
chạy”. Niềm khao khát được sống đã giúp cho A Phủ chiến
thắng nỗi đau đớn, kiệt quệ của thể xác, vùng lên chạy thoát
khỏi nhà thống lí để tìm sự sống.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật A Phủ: Nếu Mị là kiểu nhân vật 0.25
tâm lí thì A Phủ lại là nhân vật hành động táo bạo, quyết
liệt. Khi miêu tả A Phủ, nhà văn phối hợp vừa tả vừa kể; xây
dựng các chi tiết cụ thể, ấn tượng để khắc họa đặc điểm, tính
cách nhân vật.

* Đánh giá chung – liên hệ, nhận xét: 0.75


- A Phủ là đứa con của núi rừng tự do, hồn nhiên, chất phác.
Cuộc sống khổ cực đã hun đúc cho anh một bản lĩnh gan dạ,
mạnh mẽ.
- Cũng như A Phủ, Mị cũng có nét tương đồng, nhất là về phẩm
chất, tâm hồn. Tuy bị đày đọa, trói buộc về thể xác và tinh thần
trong thân phận của một người con dâu gạt nợ, nhưng Mị vẫn có
sức sống mãnh liệt, tinh thần phản kháng tiềm tàng, khát vọng
hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, tự do.
- Với hai nhân vật A Phủ và Mị, tác giả đã khắc họa chân dung
con người lao động miền núi Tây Bắc: sống mạnh mẽ, phóng
khoáng, giàu khát vọng.
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25
nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ … 0.5

------- HẾT -------

You might also like