You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ II
CHỦ ĐỀ: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH
DOANH QUỐC TẾ TẠI FPT
Giảng viên: TS. Mai Thế Cường

TS. Đặng Thu Hương

Lớp tín chỉ: 01

Nhóm 09: Phạm Minh Huy - 11192400

Nguyễn Doanh Hưng - 11192217

Phạm Trọng Khanh - 11192548

Hà Nội, 2/2020
MỤC LỤC
1. Lịch sử hình thành FPT...........................................................................................3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của FPT........................................................3

1.2. Tình hình hiện tại của FPT................................................................................5

2. Chính sách quản trị nhân lực quốc tế của FPT......................................................8

2.1. Chính sách tuyển dụng.......................................................................................8

2.2. Chính sách đào tạo và phát triển.......................................................................9

2.3. Môi trường – điều kiện làm việc......................................................................11

2.4. Chính sách đãi ngộ và phúc lợi........................................................................12

3. Môi trường kinh doanh Myanmar........................................................................14

3.1. Điểm mạnh của môi trường kinh doanh tại Myanmar..................................14

3.2. Điểm yếu của môi trường kinh doanh tại Myanmar......................................15

3.3. Tầm nhìn của FPT đối với thị trường Myanmar...........................................16

4. Chính sách quản trị nhân lực của FPT tại Myanmar..........................................16

4.1. Chính sách tuyển dụng.....................................................................................16

4.2. Chính sách đào tạo............................................................................................17

4.3. Môi trường làm việc.........................................................................................18

4.4. Chính sách đãi ngộ, phúc lợi............................................................................18

2
1. Lịch sử hình thành FPT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của FPT
FPT (Tập đoàn FPT, tiếng Anh: The Financing and Promoting Technology
Group), có tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư
Công nghệ), là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt
Nam. Tập đoàn FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ, viễn thông và
giáo dục. Được thành lập ngày 13/9/1988, tiền thân của công ty cổ phần FPT được thành
lập với tên gọi The Food Processing Technology Company - Công ty Chế biến Thực
phẩm . Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên gọi là công ty cổ phần Đầu tư Công
nghệ FPT. Công ty bắt đầu niêm yết với mã FPT ngày 13/12/2006 trên sàn giao dịch
chứng khoán TP HCM. Ngày 19/12/2008, công ty đổi thành công ty cổ phần FPT (Tập
đoàn FPT).
Trải qua hơn 30 năm phát triển, hiện tại FPT là một trong những công ty CNTT
hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 100 toàn cầu về Dịch vụ ủy thác. Theo thống kê
của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt
Nam vào năm 2017. Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân thứ 3 của Việt Nam
trong năm 2012. Hiện tại Tập đoàn FPT đang đứng ở vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, theo VNReport đánh giá và bình chọn. Với lĩnh vực
kinh doanh cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, FPT hiện sở hữu hạ tầng viễn thông phủ
khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và đang không ngừng mở rộng hoạt động trên thị
trường toàn cầu, với hệ thống 46 văn phòng tại 22 quốc gia trên thế giới.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, FPT luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu
với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng của khách hàng thông qua những sản phẩm,
dịch vụ và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Doanh thu của công ty năm 2019 đạt 27.717
tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9%
so với năm 2018. Doanh thu năm 2020 đạt 29.830 tỷ đồng. Công ty cổ phần FPT vừa
công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt

3
35.657 tỷ và 6.335 tỷ đồng, tăng 19,5% và 20,4% so với cùng kỳ, đều vượt kế hoạch đề
ra từ đầu năm.
Một số cột mốc quan trọng của FPT:
 Với giấc mơ mọi thông tin xuất hiện đều có thể được cập nhật tức thì trên mặt báo
và “một ngày nào đó cả nước Việt Nam vào internet để đọc báo”, ngày
26/02/2001, FPT đã cho ra đời VnExpress - một trong những tờ báo điện tử đầu
tiên của Việt Nam.
 Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường
Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công
bố quyết định phát hành thêm cồ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu
tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư
là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.
 Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận
liên minh chiên lược. Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được
chấp thuận đồi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành
"Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation".
 Tháng 2/2012, FPT quyết định đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT với mục tiêu đạt
150 cửa hàng vào năm 2014. Các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ sẽ chuyên doanh
sản phẩm công nghệ, là điểm cung ứng nhiều loại sản phẩm dịch vụ của toàn FPT.
Hệ thống này cũng được coi như một hạ tầng để FPT tiếp cận sâu rộng đến khách
hàng trong chiến lược công dân số mà tập đoàn hướng tới. Chuỗi bán lẻ FPT Shop
đã có mặt ở 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam với số lượng cửa hàng không ngừng
tăng nhanh qua các năm.
 Năm 2014, FPT tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin của Việt Nam tại thị trường. Đến năm 2016, FPT đã tiên phong trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua việc trở thành đối tác quan trọng của
các tập đoàn hàng đầu thế giới như Airbus, GE, AWS, Siememens trong phát
triển, triển khai các nền tảng công nghệ mới như IoT, điện toán đám mây

4
 Năm 2015, FPT chính thức được nhận Giấy phép Cung cấp dịch vụ Viễn thông tại
Myanmar. Với Giấy phép này, FPT được quyền triển khai hạ tầng tuyến trục quốc
gia, cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng
khác.
 Năm 2018, FPT đã hình thành hệ sinh thái công nghệ FPT với nhiều giải pháp 4.0
như: Nền tảng Trí tuệ nhân tạo phiên bản mới (FPT.AIver3); Thiết bị điều khiển
bằng giọng nói Voice Remote dành riêng cho thiết bị truyền hình Internet FPT
Play Box; giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp akaRPA; hệ thống
Quản lý tổng thể bệnh viện thông minh FPT.eHospital phiên bản 2.0. Mua 90% cổ
phần của Intellinet - Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu của Mỹ, giúp FPT nâng
tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao
hơn và toàn diện hơn cho khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
 Năm 2020, FPT nâng tầm vị thế toàn cầu với nhiều sản phẩm, giải pháp Made by
FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh sách sản phẩm công
nghệ uy tín thế giới Gartner Peer Insights; akaBot được vinh danh Top 6 nền tảng
tự động hoá quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới.
1.2. Tình hình hiện tại của FPT
 Mạng lưới hoạt động:
Với nguồn lực và mạng lưới văn phòng tại Việt Nam và hệ thống 46 văn phòng tại
22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, FPT là đối tác quan trọng cung cấp dịch
vụ/giải pháp cho hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có trên 100 khách
hàng thuộc danh sách Fortune Global 500. Đồng thời là đối tác công nghệ cấp cao của
các hãng công nghệ hàng đầu như GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web
Services, SAP…
 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 của FPT:

5
6
Nguồn: fpt.com.vn

 Nhân sự: Hiện tại, quy mô nhân sự của FPT hơn 36.600 người, có mặt trên hơn 27
quốc gia toàn thế giới.
 Cơ cấu ban quản trị công ty:

7
 Các công ty thành viên:

Nguồn: fpt.com.vn

 Software tại nước ngoài:


+ Công ty TNHH Phần mềm FPT Malaysia tại Kuala Lumpur, Malaysia.
+ Công ty Phần mềm FPT Sofiware Europc tại Paris, Pháp.
+ Công ty TNHH Phần mềm FPT Australasia (FPT Australasia Pty Ltd) đặt
tại New South Wales.
+ Công ty TNHH Phần mềm FPT USA (FPT USA Corp Ltd) đặt tại San
Mateo, California.
+ Trung tâm nghiên cứu:
+ Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ
FPT.
2. Chính sách quản trị nhân lực quốc tế của FPT
FPT áp dụng chính sách nhân sự quốc tế theo hướng địa tâm, trong đó các
hoạt động kinh doanh ở chi nhánh nước ngoài của công ty do các nhà quản trị có
trình độ tốt nhất điều hành, bất kể họ thuộc quốc gia nào.
2.1. Chính sách tuyển dụng

8
2.1.1. Nguồn nhân lực
FPT có chính sách tuyển dụng lao động rộng khắp trên toàn thế giới, không
phân biệt lãnh thổ, quốc tịch, tôn giáo... Sau 30 năm thành lập, hiện FPT đã có hơn
33.000 CBNV với độ tuổi trung bình 28, trong đó có 1.424 CBNV người nước
ngoài đến từ 33 nền văn hóa khác nhau.
Đối với vị trí quản lý cấp cao: FPT lựa chọn những nhà quản trị nước sở tại
phù hợp với yêu cầu, chính sách, văn hóa làm việc cũng như hiểu rõ thị trường,
đường lối phát triển của công ty để nắm quyền quản lý.
Đối với vị trí nhân viên: FPT kết hợp đồng thời tuyển chọn cả nguồn nhân lực
địa phương và cử nhân sự từ Việt Nam sang, ngoài ra còn có một số hoạt động trao
đổi nhân sự giữa các quốc gia.
2.1.2. Tiêu chí tuyển dụng
Đối tượng tuyển dụng được cân nhắc phù hợp với kế hoạch kinh doanh hàng
năm của Công ty, trong đó ưu tiên:
 Lao động tốt nghiệp đại học và sau đại học trong và ngoài nước.
 Lao động có chuyên môn giỏi, tay nghề kỹ thuật cao, kinh nghiệm và năng
lực làm việc đáp ứng được yêu cầu của Công ty.
 Sinh viên mới tốt nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo nguồn nhân lực trẻ
năng động, đáp ứng sự phát triển lâu dài của Công ty.
Công tác tuyển dụng của FPT được thực hiện theo chiến lược phát triển của
Công ty, theo kế hoạch hàng năm và trong từng giai đoạn. Nguyên tắc của chính
sách tuyển dụng là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên
năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm của ứng viên; không phân biệt giới tính, tôn
giáo, chủng tộc thông qua quá trình tuyển chọn công bằng và khách quan.
FPT luôn chào đón các ứng viên có hoài bão, mong muốn được làm việc
trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.
2.2. Chính sách đào tạo và phát triển

9
Ở FPT, chiến lược nhân sự luôn đề cao đến công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực và coi cán bộ, công nhân viên của mình là tài sản của doanh
nghiệp, nên các chính sách này đều được thực hiện một cách bài bản, sáng tạo
cùng quyết tâm cao độ từ Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên công
ty. Ưu tiên cho một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, có nhiều cơ hội để thử thách bản
thân và phát huy năng lực.
Cụ thể, FPT tập trung vào việc đưa các chương trình tự đào tạo trên các
trang khóa học đại chúng mở trực tuyến (MOOCs) cho mỗi cán bộ, giúp họ có thể
học mọi nơi mọi lúc bằng tiếng Anh. Khi cán bộ hoàn thành chứng chỉ họ sẽ đạt
được cả hai mục đích là nâng cao trình độ cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ.
Tại FPT cũng có hàng loạt các chương trình nhằm bổ sung kiến thức, kinh
nghiệm cho nhân viên như 72h trải nghiệm, MiniMBA, Cán bộ cốt cán, Chuyên
môn khối BA, Chương trình đào tạo kỹ năng mềm, Chương trình tự đào tạo trên
các MOOCs, Chương trình Sư phụ - Đệ tử đến các Seminar, Talk Show, Club hay
các chương trình giao lưu với bên ngoài.
Đặc biệt, để đưa FPT trở thành một tổ chức học tập toàn diện (learning
organization), Tập đoàn FPT đã thành lập Trường Đào tạo Cán bộ FPT (FPT
Corporate University – FCU) vào đầu năm 2015, trên cơ sở Học viện Lãnh đạo
FPT và Đào tạo. Mục tiêu của Trường là đưa việc đào tạo đến với toàn thể cán bộ
và nhân viên FPT, đào tạo liên tục với chi phí hợp lý nhất; chuyển biến đào tạo
theo số lượng đi đôi với chất lượng.
Năm 2019, FPT đã đầu tư 74,9 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo và chương
trình đào tạo nội bộ với 313.291 lượt CBCNV được đào tạo. FPT luôn coi trọng
công tác đào tạo nhân sự trong công ty, coi quá trình đào tạo và phát triển là động
lực không những cho sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân mà nó còn là
thước đo khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập sâu
rộng hiện nay, khi công nghệ thay đổi từng ngày từng giờ thì vốn con người mới là
10
thứ quý giá nhất. Bài toán năng cao “vốn con người” hay chính khả năng tư duy,
sáng tạo trong công việc được ban lãnh đạo công ty rất coi trọng.
2.3. Môi trường – điều kiện làm việc
2.3.1. Môi trường làm việc lý tưởng
FPT chú trọng phát triển cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc hiện
đại, thân thiện môi trường. Trong đó có những khu văn phòng được xây dựng theo
mô hình campus như F-Ville, F-Town, FPT Complex… nhằm tạo ra một môi
trường làm việc sáng tạo giúp cán bộ nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng
của mình trong công việc.
Các hoạt động thường xuyên được tổ chức như thể thao, văn nghệ, tổ chức
chúc mừng sinh nhật cho CBCNV, ngày Hội gia đình, các hoạt động vì cộng
đồng… nhằm tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, thân thiện giữa các thành viên.
Ngoài ra, FPT còn là một trong số ít các doanh nghiệp duy trì các ngày lễ hội và
các hoạt động truyền thống mang bản sắc riêng trong nhiều năm như: Ngày FPT Vì
cộng đồng; Ngày hướng về cội nguồn; Hội thao & hội diễn; Hội làng FPT,...
2.3.2. Văn hoá làm việc “Tôn – Đổi – Đồng”
“Tôn – Đổi – Đồng” nghĩa là “Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh
thần đồng đội” là những giá trị cốt lõi mà FPT theo đuổi.
Yếu tố Tôn trọng cá nhân luôn được FPT chú trọng, bao gồm: Nói thẳng, Lắng
nghe và Bao dung. Nhân viên cấp dưới có thể thẳng thắn trao đổi với cấp trên,
không phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ nhằm tạo điều kiện tối đa để các
nhân viên được là chính mình, được thực hiện những hoài bão của mình. Vì vậy,
đây được xem là “biển lớn” giúp các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết và tài năng có
thỏa sức “vẫy vùng”.
Tinh thần đổi mới, bao gồm: Học hành, Sáng tạo và STCo (là sự hài hước,
hóm hỉnh đặc trưng của người FPT). Nhân viên tại FPT không ngừng học hỏi từ
khách hàng, đối tác và từ chính những đồng nghiệp để tránh suy nghĩ theo lối mòn,

11
nỗ lực dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản trị/ kinh doanh
mới.
Tinh thần đồng đội luôn được đề cao tại FPT, bao gồm: Đồng tâm, Tập thể
và Chân tình. Mọi thành viên trong FPT luôn quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia và cùng
đồng tâm hướng đến một mục tiêu chung “vì sự thành công của khách hàng và sự
phát triển trường tồn của công ty”.
Văn hóa được xem là một phần không thể thiếu kiến tạo nên bộ Gen của con
người ở FPT, đó chính là tinh thần và sức mạnh thúc đẩy FPT không ngừng nỗ lực,
sáng tạo vì lợi ích chung của cộng đồng, khách hàng
2.4. Chính sách đãi ngộ và phúc lợi
2.4.1. Chính sách đãi ngộ
Chính sách đãi ngộ lao động luôn được FPT liên tục chú trọng hoàn thiện
với mục tiêu tạo mọi điều kiện cho người lao động an tâm, gắn bó dài lâu, duy trì
văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
Chính sách đãi ngộ của FPT được xây dựng căn cứ trên các tiêu chí:
 Tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT
 Cạnh tranh theo thị trường
 Khuyến khích tăng kết quả và chất lượng công việc
 Đảm bảo sự công bằng và minh bạch.
Hệ thống đãi ngộ FPT được phân thành các loại gồm:
 Lương sản xuất kinh doanh: Mức lương được xây dựng dựa trên báo cáo
khảo sát lương của một số công ty tư vấn nhân sự uy tín trên thế giới và điều
chỉnh theo chức danh phù hợp với sự phát triển của Tập đoàn, thị trường lao
động và chỉ số lạm phát (CPI).
  Phụ cấp cho một số vị trí phục vụ công việc nhằm đảm bảo hỗ trợ tối đa cho
người lao động, gồm các hạng mục đi lại, cước điện thoại di động, kiêm
nhiệm, công tác dài ngày tại nước ngoài.

12
 Thưởng theo hiệu quả kinh doanh và theo thành tích thực hiện dự án/công
việc. Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, FPT còn áp dụng chính
sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên nỗ lực cống hiến và
phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác.
 Thưởng lương tháng thứ 13 tuỳ theo tình hình SXKD của tập đoàn, trả vào
dịp thành lập Tập đoàn và Tết Dương lịch.
Với mức lương khá cạnh tranh so với các công ty cùng ngành, các kỹ sư tại
FPT có thể nhận mức thu nhập lên đến 110 triệu đồng/tháng, với sinh viên năm
cuối hoặc mới ra trường có kỹ năng chuyên môn về một ngôn ngữ lập trình thì
mức lương khởi điểm hơn 12 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên công tác nước ngoài có
được môi trường sống và làm việc thoải mái nhất, cùng với mức thu nhập cao hơn
rất nhiều so với mức trung bình trong nước. Ví dụ, đối với các kỹ sư cầu nối làm
việc tại thị trường Nhật Bản thu nhập là 800 triệu đồng/năm, hơn gấp 7 lần so với
mức lương bình quân của lĩnh vực này tại Việt Nam. Đây chính là một trong
những chiêu giúp FPT “chiêu mộ và giữ chân nhân tài”.
2.4.2. Chính sách phúc lợi
Bên cạnh các chế độ phúc lợi theo quy định của luật lao động ( bảo hiểm xã
hội/y tế/thất nghiệp...), chính sách phúc lợi của FPT được thiết kế đặc biệt để cán
bộ nhân viên luôn có được thể trạng tốt nhất từ đó phát huy tính sáng tạo, nâng cao
hiệu quả công việc:
 Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Toàn thể CBCNV đã ký hợp đồng lao động
chính thức được kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần với chi phí các
hạng mục do Tập đoàn thanh toán 100%.
 Chương trình bảo hiểm phúc lợi cho cán bộ nhân viên và người thân (FPT
Care) nhằm giảm bớt áp lực về kinh tế và được sử dụng các dịch vụ y tế chất
lượng cao khi người lao động gặp rủi ro do tai nạn, ốm đau, bệnh tật với
13
tổng mức chi lên đến hơn 20 tỷ đồng. Khuyến khích cán bộ nhân viên rèn
luyện sức khỏe thông qua các phong trào thể dục thể thao các câu lạc bộ thể
thao, xây dựng các phòng tập và bể bơi trong khuôn viên công ty.
 Chế độ ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập
đoàn.
  Chế độ nghỉ mát hằng năm (chi phí trong gói thu nhập của cán bộ)
3. Môi trường kinh doanh Myanmar
3.1. Điểm mạnh của môi trường kinh doanh tại Myanmar
 Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển
ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Các khoản đầu tư có thể tương đối an toàn, với điều kiện là các nhà đầu tư nước
ngoài liên doanh với các doanh nghiệp và cá nhân trong nước có mối quan hệ tốt.
 Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với
dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức
mua rất lớn.
 Thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài
nguyên thiên nhiêu nhiều nhưng chưa khai thác rộng rãi, mức sống của người dân
thấp, người dân hiền hòa...
 Tỷ lệ lao động có khả năng cạnh tranh so với các nước láng giềng trong khu vực.
Vào giai đoạn 2011-2012, nhận thấy tiềm năng của công nghệ thông tin và truyền
thông trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nói riêng và tạo ra cơ hội
cho các doanh nghiệp và xã hội nói chung, chính phủ Myanmar đã quyết định thay đổi
các chính sách của mình bằng cách tự do hóa lĩnh vực viễn thông và cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia đấu thầu vào các dự án viễn thông quốc gia. Ngay từ tháng 2
năm 2013, FPT đã mở văn phòng đại diện tại Myanmar, đánh dấu tham vọng phát triển
của FPT SoftWare tại thị trường này. Điều này không thể hiện bằng lời nói mà bằng
những giấy phép, gói thầu lớn mà doanh nghiệp này nhận được bằng sự tin tưởng của nhà

14
nước cũng như các doanh nghiệp tại Myanmar. Đơn cử như trong lĩnh vực viễn thông,
FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin
Myanmar cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông vào năm 2015.
Bên cạnh đó, FPT Myanmar còn thực hiện nhiều dự án quan trọng như Cổng thông tin
quốc gia Myanmar, Hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia Myanmar, triển khai hạ
tầng mạng tại trung tâm dữ liệu Ooredoo; Hệ thống quản lý phân phối, bán hàng (DMS)
cho MMI…
3.2. Điểm yếu của môi trường kinh doanh tại Myanmar
 Hiện nay nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lý hành chính
tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng, thủ tục pháp lý
còn nặng nề, cổ hũ và trì trệ, các điều luật còn cứng nhắc, chi phí thành lập doanh
nghiệp khá cao.
 Các khu vực lớn của nền kinh tế sẽ tiếp tục được rào chắn để bảo vệ các lợi ích
kinh tế được trao cho các doanh nghiệp địa phương liên kết với giới tinh hoa chính
trị hoặc quân sự.
 Hệ thống cở sở hạ tầng còn nghèo nàn, xuống cấp tuy nhiên đang có những sự
thay đổi tích cực đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông.
 Thiếu lực lượng lao động trình độ cao do hệ thống giáo dục của Myanmar có chất
lượng đào tạo còn thấp.
Kể từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi dân chủ từ chính quyền quân sự vào năm
2011, hoạt động kinh doanh đã trở thành động lực phát triển chính của Myanmar, hướng
tới bắt kịp các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cuộc đảo chính của
quân đội Myanmar chống lại chính quyền dân sự Myanmar mới đây đã khiến các nhà đầu
tư nước ngoài xem xét lại chiến lược của quốc gia này khi các yếu tố chính trị ngày càng
trở nên bất ổn. Cuộc đảo chính lần này cũng đe dọa đảo ngược cả một thập kỷ cải cách
của Myanmar. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế Myanmar sẽ giảm 0,1% vào
năm 2022, sau đó tăng trưởng khoảng 2,5% một năm từ năm 2023 đến 2026. Điều này sẽ
đánh dấu sự xuống dốc không phanh từ các dự báo tăng trưởng trung hạn khoảng 6,5%
được đưa ra trước khi tiếp quản. Các nhà đầu tư nước ngoài còn gặp cản trở bởi tình trạng
15
hỗn loạn tài chính dưới thời chính phủ quân sự. Với triển vọng kinh tế trở nên xám xịt,
đồng nội tệ kyat đã mất giá hơn 30% kể từ đầu tháng 2/2021. Việc rút tiền từ ngân hàng
bị hạn chế nghiêm ngặt, tiền mặt thiếu nghiêm trọng – kể cả đồng kyat và đô la Mỹ.
Dù vậy, ngoài đảo chính, một vấn đề khác của Myanmar là quốc gia này nổi tiếng
có môi trường kinh doanh khó khăn lúc ban đầu. Mấu chốt nằm ở khả năng quản trị, dù
có đảo chính hay không. Myanmar bị nhiều doanh nghiệp phàn nàn vì chậm cải tổ, đặc
biệt là trong việc mở cửa các ngành chủ chốt và cải thiện thủ tục hành chính, quy định.
3.3. Tầm nhìn của FPT đối với thị trường Myanmar
Myanmar một thị trường tiềm năng, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
và thị trường so với Việt Nam khi mở cửa. Đối với FPT thì đây là cơ hội để thành công
với cùng một mô hình như Việt Nam. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định:
“Chúng tôi nhận thấy Myanmar là mảnh đất duy nhất trên thế giới còn sót lại để tập đoàn
có cơ hội mang tất cả những gì đã triển khai thành công tại Việt Nam đến áp dụng, từ
Internet, phân phối, làm phần mềm đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin”.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm triển khai thành công các dự án tương tự tại Việt
Nam, đây sẽ là “điểm cộng” của FPT Myanmar và đơn vị này sẽ tập trung tâm huyết,
kinh nghiệm và nguồn lực công nghệ của mình vào các dự án công nghệ này với mong
muốn đóng góp được ít nhiều cho sự phát triển của Myanmar. Bên cạnh đó, với năng lực
đã được chứng minh ở nhiều thị trường khác trên thế giới, FPT Myanmar cũng luôn được
các đối tác đánh giá cao trong các dịch vụ cốt lõi như tích hợp hệ thống, viễn thông, đào
tạo công nghệ thông tin, dịch vụ quản trị doanh nghiệp (ERP). Ngoài việc tập trung vào
việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và chính
phủ Myanmar, FPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân phối các sản phẩm công nghệ với hai
mảng kinh doanh chính là thiết bị công nghệ thông tin - viễn thông, điện thoại di động.
Myanmar sẽ là một trong những mắt xích quan trọng của Tập đoàn công nghệ này chiến
lược toàn cầu hóa của FPT.

4. Chính sách quản trị nhân lực của FPT tại Myanmar

16
Tại Myanmar, FPT sử dụng chính sách vị chủng. Các vị trí quản lý cấp cao như
Chủ tịch, Tổng giám đốc,… hầu hết đều do người Việt đảm nhiệm.
4.1. Chính sách tuyển dụng
Tương tự như chính sách tuyển dụng trên thị trường quốc tế, FPT Myanmar nhắm
đến đối tượng lao động trẻ, năng động ở nước sở tại cũng như quốc tế để phục vụ cho nhu
cầu hoạt động của công ty.
FPT hợp tác với hai trường đại học lớn nhất của Myanmar tại Yangon là
University of Computer Yangon Studies và West Yangon Technological University để
đánh giá sinh viên thông qua một số bài kiểm tra và phỏng vấn, qua đó tuyển chọn được
những sinh viên tốt nhất.
Đại học FPT cũng kết hợp với Victoria University College (VUC) để thành lập
trường mới mang tên Victoria FPT University (VFU). Dự án bắt đầu từ tháng 3/2014
bằng lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU). Trong dự án này, VUC sẽ chịu trách nhiệm
tuyển sinh, vận hành và cơ sở vật chất trong khi ĐH FPT sẽ tổ chức giảng dạy, kể cả việc
cử giảng viên từ Việt Nam sang. Qua đó, FPT Myanmar có thể kiểm soát được chất
lượng nguồn lao động của mình trong tương lai.
Đối với nhân sự quản lý cấp cao thì sẽ ưu tiên nguồn ứng viên nội bộ, thông qua
giới thiệu của nhân viên có uy tín hoặc qua hình thức bổ nhiệm, phòng tuyển dụng sẽ tiếp
cận và trao đổi với họ về những cơ hội việc làm mới.
4.2. Chính sách đào tạo
Với hơn 17 năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt
Nam và nhận thức được sự quan trọng của việc đào tạo đến sự phát triển của công ty,
FPT Myanmar Training Center (FMTC) mang đến những chương trình đào tạo đạt tiêu
chuẩn quốc tế để nâng cao trình độ của nhân viên công ty cũng như đóng góp vào sự phát
triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông tại Myanmar.
Từ các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế
giới, FPT Myanmar có thể cung cấp những khóa học đạt tiêu chuẩn quốc tế trên phạm vi
rất rộng: từ lĩnh vực công nghệ như Networking, Kỹ sư phần mềm,... đến những khóa học

17
về quản trị kinh doanh, kỹ năng làm việc,... với các tiêu chuẩn của các tập đoàn nổi tiếng
như IBM, HP, Microsoft
Đối với CBNV từ Việt Nam, ngoài kiến thức chuyên sâu sẽ được đào tạo và tìm
hiểu văn hóa Myanmar. Đối với CBNV Myanmar thì hằng năm tổng công ty sẽ tổ chức
các khóa học ngắn hạn 4 – 6 tháng cho họ đến học tập và làm việc tại Việt Nam.
4.3. Môi trường làm việc
Là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, FPT luôn chú trọng phát triển cơ sở
vật chất, xây dựng môi trường làm việc hiện đại dành cho nhân viên của mình. Những giá
trị đó đã được FPT mang sang Myanmar để xây dựng một môi trường thân thiện nơi mà
văn hóa giữa hai quốc gia giao thoa, kết nối và phát triển.
FPT Myanmar luôn chú trọng xây dựng một môi trường làm việc thân thiện cho
các nhân viên của mình cùng với đó là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: sự kiện tổ
chức mừng năm mới của Myanmar như là một cơ hôi để nhân viên FPT tìm hiểu và làm
quen với văn hóa nước bạn, sự kiện mừng 30 năm thành lập FPT,… Ngoài ra công ty
luôn tổ chức các hoạt động tình nguyện như là một cơ hội để các thành viên của mình
giao lưu, tìm hiểu, hiểu biết lẫn nhau hơn và cũng là cơ hội để nhân viên FPT đóng góp,
giúp đỡ một phần vào sự phát triển của Myanmar: chuyến đi quyên góp lương thực, thực
phẩm cho người thiệt hại trong nạn lũ ở Pathein, Magway; tham gia xây dựng, phát triển
công nghệ nước bạn bằng các chương trình hỗ trợ giáo dục, tổ chức và tham dự các hội
thảo khoa học.
4.4. Chính sách đãi ngộ, phúc lợi
Hệ thống chính sách đãi ngộ của FPT Myanmar cơ bản gồm 4 nhóm:
 Nhóm lương: lương sản xuất kinh doanh (12 tháng) và lương tháng 13 (tùy từng vị
trí công việc)
 Nhóm thưởng: FPT xây dựng chính sách thưởng dựa trên kết quả kinh doanh của
công ty và đánh giá công việc của từng cá nhân.
 Nhóm phụ cấp: chi phí đi lại, liên lạc, công tác,…
 Nhóm phúc lợi: nghỉ mát, bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên và người thân, ưu đãi
khi sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của FPT
18
CBNV FPT Myanmar được đào tạo chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí
CBNV cũng nhận được lộ trình, cơ hội thăng tiến rõ ràng, cụ thể. Những người có
sự nỗ lực trong công việc và gắn bó với FPT Myanmar từ 6 tháng trở lên có cơ hội được
phát triển sự nghiệp với các vị trí cao hơn
Ngoài ra, đối với CBNV khi sang làm việc dài hạn tại Myanmar sẽ được hỗ trợ về
điều kiện làm việc, lương, chi phí,…

19
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Nguyễn Doanh Phạm Trọng
Người đánh giá Phạm Minh Huy
Hưng Khanh

Phạm Minh Huy x 4 4

Nguyễn Doanh
4 x 4
Hưng
Phạm Trọng
4 4 x
Khanh

20

You might also like