You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ II

Chủ đề: Phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty CPQT Bamboo trong lĩnh vực trái cây (quả vải thiều) của Việt Nam

Giảng viên: TS. Mai Thế Cường

Lớp tín chỉ: 01

Nhóm 03: Nguyễn Minh Tiến - 11196509

Lục Chu Phương Anh - 11197002

Nguyễn Bảo Trung - 11196374

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021

1
Mục Lục
A. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................................................................................................................ 2

B. Phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo trong lĩnh vực trái cây (quả vải thiều) của Việt Nam.............................................2

I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo........................................................................................................................................................................ 2

II. Phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo trong xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản theo mô hình 5 bước....3

1. Sự sẵn sàng của công ty trong kinh doanh quốc tế, đánh giá khả năng tham gia kinh doanh quốc tế......................................................................................... 3

2. Đánh giá mức độ hấp dẫn chung của thị trường: Môi trường vĩ mô:.......................................................................................................................................... 6

3. Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản và mức cạnh tranh trong nước........................................................................................................................ 11

4. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty.................................................................................................................................................................................. 14

5. Phân tích sự phù hợp của cơ hội thâm nhập thị trường Nhật Bản với chiến lược, nguồn lực và năng lực của công ty..............................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................................................................................... 20

1
A. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam, nông sản trong nước đi tìm thị trường nước ngoài phù hợp là điều vô cùng tất yếu. Quả vải thiều

Việt Nam cùng với các trái cây khác ngày càng lấn sâu hơn vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU,.... và gần đây nhất là Nhật Bản. Vậy nhưng thị trường

mới chỉ có 5 công ty Việt Nam tham gia xuất khẩu, trong đó có Công ty cổ phần Quốc tế Bamboo. Công ty có kinh nghiệm xuất khẩu sang các thị trường

quốc tế, nổi bật là thị trường Trung Quốc và Châu Âu. Năm 2021, công ty xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên sang Nhật Bản, đáp ứng mọi điều kiện khắt khe

được đặt ra. Do vậy, Nhóm 3 quyết định phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty cổ phần Quốc tế Bamboo trong xuất khẩu vải thiều sang thị trường

Nhật Bản, nhằm xem xét khả năng phát triển ở thị trường lớn và đầy tiềm năng này.

B. Phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo trong lĩnh vực trái cây (quả vải thiều) của Việt Nam

I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo.

1. Thông tin cơ bản.

Tên viết tắt: BAMBOO INTER.,JSC

Mã số thuế: 0801175749

Tên quốc tế: BAMBOO INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: TL0755 The Harmony, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện: LÊ THỊ LAN ANH

Điện thoại: 0976823863 – 09190388

Ngày cấp giấy phép: 28/01/2016

Ngày hoạt động: 28/01/2016

Quản lý bởi: Chi cục thuế Quận Long Biên

Loại hình Doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

Chứng nhận: Global GAP, Viet GAP, ISO22000, HACCP, Vietnam Best Food, DN-SP tiêu biểu và cá nhân điển hình tiên tiến tỉnh Bắc Ninh GĐ

1997-2017, chứng nhận sản phẩm Halal, FSSC22000.

2. Giới thiệu chung

Với mục tiêu đưa các sản phẩm Việt vươn tầm thế giới, Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo được thành lập với mục tiêu trở thành một cây cầu nối

giữa các nhà Nhập khẩu và nông dân để đưa các sản phẩm từ nông nghiệp Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Nông sản Việt

Nam trên thị trường Quốc tế trong bối cảnh Thị trường toàn cầu hóa.

Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, các sản phẩm nông nghiệp tươi ở miền Bắc Việt Nam có hương vị rất đặc trưng và chất lượng tuyệt vời. Vì vậy,

chúng đang ngày càng được ưa chuộng hơn tại các thị trường trong nước và toàn cầu. Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo được thành lập như một cây cầu

nối giữa các nhà nhập khẩu và nông dân để phát triển sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ổn định và cạnh tranh hơn.

Với tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn, chúng tôi luôn kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt trong suốt quá trình thu hoạch,

thu mua, lưu trữ, vận chuyển nội địa và trên biển. Vì vậy, chúng tôi rất tự tin trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh.

2
Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông sản Việt vươn tầm thế giới, Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo được thành lập với nhằm mục đích trở thành một

cây cầu nối giữa các nhà Nhập khẩu và nông dân để đưa các sản phẩm từ nông nghiệp Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của

Nông sản Việt Nam trên thị trường Quốc tế trong bối cảnh Thị trường toàn cầu hóa.

II. Phân tích cơ hội thị trường quốc tế của Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo trong xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản theo mô hình 5
bước

1. Sự sẵn sàng của công ty trong kinh doanh quốc tế, đánh giá khả năng tham gia kinh doanh quốc tế

Theo Tradeport, nhằm đánh giá sự sẵn sàng trong việc xuất khẩu của bất kỳ một công ty, họ phải thỏa mãn điều kiện trong khung tham chiếu với 2

yếu tố quan trọng: Yếu tố động lực và Yếu tố tổ chức nội bộ. Hai yếu tố này sẽ trực tiếp tác động và chi phối hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong

quá trình tham gia vào kinh doanh quốc tế.

1.1 Yếu tố động lực của Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo

Mong muốn mở rộng kinh doanh, khẳng định thương hiệu: Để quả vải xuất khẩu thuận lợi sang các thị trường mới khó tính như Nhật Bản, Mỹ,

Úc và các nước EU, UBND huyện Thanh Hà đã chủ động quy hoạch vùng trồng đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Do đó các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài

hoàn toàn yên tâm về mẫu mã, chất lượng của quả vải khi tới tay người tiêu dùng.

Xuất khẩu vải thiều thành công được xây dựng dựa trên các kế hoạch được đặt ra và thời gian dài để phát triển và thực hiện.  Xây dựng một chương

trình tiếp thị và bán hàng quốc tế: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh quả vải Việt Nam tại thủ đô

Tokyo và nhiều địa phương của Nhật Bản, như là phối hợp với đầu mối nhập khẩu phía Nhật Bản phổ biến rộng rãi thông tin tới cộng đồng về chương trình

mua vải theo hình thức trực tuyến, đồng thời tích cực kêu gọi các doanh nghiệp Nhật quan tâm đầu tư các công nghệ hiện đại giúp xử lý, bảo quản quả vải

tươi hiệu quả hơn.

Với một tầm nhìn rộng, không chỉ giới hạn tại phạm vi quốc gia và khu vực mà còn tham vọng đưa sản phẩm lên thị trường quốc tế, có thể nói, công

ty Cổ phần Quốc tế Bamboo có một động lực to lớn về việc mở rộng kinh doanh, khẳng định và củng cố thương hiệu trên thị trường quốc tế.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh:

Nhìn chung, thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho công ty nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể. Bằng cách nhập khẩu vải thiều, công ty có thể hiểu rõ

hơn về yêu cầu của khách hàng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh và các cách kinh doanh khác nhau.  Ngoài ra, bằng cách cạnh tranh quốc tế, công ty có thể

có được công nghệ mới và ý tưởng mới cho sản phẩm, cũng như quan hệ đối tác.

- Trách nhiệm sản phẩm: Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, mỗi sản phẩm của Bamboo đều là kết quả của một chu kỳ khép kín đáp

ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt.

- Nghiên cứu sản phẩm an toàn: Chiến lược phát triển sản phẩm của Bamboo từ trước tới nay vẫn luôn đặt sự an toàn và lợi ích sức khỏe của khách

hàng. Vì thế công ty vô cùng cẩn trọng trong từng giai đoạn: từ lên nguồn nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng bao bì sản phẩm nhằm đảm bảo sự an toàn tối

đa cho người sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng những thành phần có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như dư lượng thuốc

bảo vệ thực vật cho tất cả sản phẩm của Bamboo hiện tại và tương lai.

* Chuỗi giá trị khép kín: Bamboo đã hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ việc trồng trọt, chế biến và vận chuyển đến tận tay khách

hàng. Quy trình vô cùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm thực sự an toàn.

3
* Quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế: Bamboo luôn coi trọng các công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản

phẩm. Chúng tôi áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, BRC, ISO,…để kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả

các công đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Bamboo luôn là an toàn.

* Thông tin trung thực, đầy đủ cho người tiêu dùng: Bamboo cam kết cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về sản phẩm như quy trình

trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản để giúp khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của Bamboo một cách tối ưu và hài lòng.

- Tận dụng nền tảng kiến thức và công nghệ vững chắc nhằm nâng cao lợi nhuận:

Xuất khẩu công nghệ trên thị trường toàn cầu có thể giúp dẫn đến thành công. Sự vượt trội về chất lượng sản phẩm và chuyên môn có thể mang lại

cho một công ty lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh có thể không sở hữu những lợi thế đó. Các lợi thế khác mà công ty có thể chọn cung cấp có thể bao

gồm đóng gói sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, giao hàng và giá cả cạnh tranh.

1.2 Yếu tố tổ chức nội bộ Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo.

a) Đội ngũ lãnh đạo có năng lực luôn hành động hướng tới mục tiêu kinh doanh quốc tế

Tại Bamboo, tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các thành viên đều đáp ứng yêu cầu: có trình độ chuyên

môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỉ luật cao. Cán bộ quản lý tại Tập đoàn là những người phát huy được đầy

đủ các giá trị cốt lõi của Bamboo JSC: “Cam kết – chính trực – tôn trọng – tin tưởng – làm chủ”, thể hiện tâm huyết, bản lĩnh vững vàng, dám nghĩ, dám

làm, dám chịu trách nhiệm, có năng lực tổ chức và quản lý tốt. Đối với các vị trí quản lý cấp cao, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn

bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng duy logic, phán đoán nhanh nhạy, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả. Những thành viên đó đã hợp thành

một đội ngũ mạnh cùng chung mục tiêu là sự phát triển chung của Bamboo. Tiếng Anh được coi là  ngôn ngữ kinh doanh, khả năng giao tiếp bằng ngôn

ngữ mẹ đẻ của khách hàng sẽ giúp các thành viên có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Các cán bộ nhân viên Bamboo luôn có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo trong lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén, có

khả năng quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín, đẳng cấp của Bamboo trên thị trường.

Dưới sự dẫn dắt của công ty, con người Bamboo luôn mang trong mình nét văn hóa với bản sắc riêng. Văn hóa ấy mang đậm tính nhân văn, tình thân

ái, tinh thần kỷ luật; được xây dựng và vun đắp bằng trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên.

Trải qua chặng đường dài trưởng thành và phát triển, chính những con người Bamboo đã làm nên những giá trị tốt đẹp, đóng góp vào thành công của

Công ty hôm nay.

b) Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo có nguồn lực chất lượng, hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.

Công ty đã đăng ký 4 mã vùng trồng và giao kết hợp đồng trực tiếp với các đầu mối, các đơn vị, doanh nghiệp ở Bắc Giang để sản xuất, cung ứng,

bao tiêu sản phẩm khoảng 200 tấn vải, đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

c) Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo đã xuất khẩu vải thiều ra thế giới và có kế hoạch xác định được thị trường mục tiêu.

Vào ngày 26/5/2021, Công ty Cổ phần Quốc tế Bamboo thông báo rằng container vải thiều tươi đầu tiên từ tỉnh Bắc Giang trong năm 2021 đang trên

đường đến với thị trường Nhật Bản. Sau mùa vải thiều năm 2020, là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công vải thiều tươi sang Nhật
Bản, BAMBOO đã và đang cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được nhiều hơn nữa các khách hàng của thị trường tiềm năng này. Đây là năm

thứ hai liên tiếp Bamboo JSC xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản với mong muốn cháy bỏng là làm hài lòng khách hàng Nhật Bản cũng như đưa nông sản
Việt Nam ra thị trường toàn cầu.

4
Nhật Bản luôn là bạn hàng số một, nhà cung cấp ODA lớn nhất và cũng là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều mấy năm qua trung bình đạt mức 6,4 - 6,6 tỷ Đô la Mỹ/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 14,4% tống kim ngạch xuất

nhập khẩu của Việt Nam.

Nhật Bản cũng là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. GDP tính trên đầu người trung bình trên 34,000 Đô la Mỹ/năm.

Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế 2-3%/ năm.

2. Đánh giá mức độ hấp dẫn chung của thị trường: Môi trường vĩ mô:

Tool: 9 cửa sổ chiến lược

2.1 Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế của vải thiều:

Thực trạng hội nhập quốc tế của vải thiều tại Việt Nam

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng trên 50% tổng sản lượng vải thiều được xuất khẩu sang gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vải thiều Việt

Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng cũng đã có mặt ở cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Canada, Australia…

Sản lượng vải thiều Việt Nam được trồng tập trung chủ yếu tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên… trong đó, Bắc Giang

được coi là “thủ phủ của vải thiều” với loại vải chất lượng trồng tập trung tại vùng Lục Ngạn. Theo Sở Công Thương Bắc Giang, vụ vải năm 2019, tổng

diện tích trồng vải có trên 28 nghìn ha với khoảng 6 nghìn ha vải chín sớm; 22 nghìn ha vải thiều chính vụ. Trong đó có 13,8 nghìn ha diện tích vải sản

xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 218 ha diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 394 hộ sản xuất được Mỹ cấp mã số IRADS (18 mã số dịch COVID

19 Tổng sản lượng xuất khẩu ước đạt 78.200 tấn, chiếm khoảng 47,5% tổng vườn). Tại Hội nghị nhãn, vải quốc tế lần thứ 6, Việt Nam đứng thứ 3 về sản

lượng trong số 20 quốc gia trồng vải với 380 nghìn tấn/năm, chỉ sau Trung Quốc (hơn 2 triệu tấn/ năm) và Ấn Độ (677 nghìn tấn/năm); bỏ xa nước thứ tư

là Thái Lan (48 nghìn tấn/năm). Trong năm 2020, mặc dù những diễn biến phức tạp của sản lượng tiêu thụ (giảm 1,7% so với năm 2019). Vải thiều được

xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và một số nước EU, Mỹ , Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, khu vực Trung Đông,… Trong đó:Thị

trường Trung Quốc ước đạt 77.300 tấn, chiếm 98,8 %; các thị trường còn lại ước đạt 900 tấn, chiếm 1,2% sản lượng xuất khẩu.

Có thể thấy, vải thiều Việt Nam đã sớm có sự hiện diện trên thị trường quốc tế, tuy nhiên còn một số những rào cản. Chưa có thương hiệu, chi nhánh

hay văn phòng đại diện nào tạo nên nhãn hiệu vải thiều ở nước bạn. Lý do chính bởi Việt Nam đã có kế hoạch tổng thể về việc xuất khẩu nông sản, hoa

quả, tuy nhiên, chưa có kế hoạch cụ thể cho sản phẩm trọng điểm vải thiều dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam hành động nhỏ lẻ, tự phát, không có hệ

thống, không theo lộ trình bài bản. Điều này đã cản trở sự phát triển về mặt quy mô, tầm cỡ cũng như uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp. Hơn nữa,

vì lý do khách quan, ngoài ở thị trường Trung Quốc thì vải thiều vẫn chưa thực sự là một sản phẩm quen thuộc và phổ biến. Bởi vậy, thiếu đầu tư về nguồn

lực và kế hoạch truyền thông đã hạn chế sự phát triển của hình ảnh vải thiều ra thị trường quốc tế.

Qua các phân tích trên, nhóm đánh giá sự phát triển của ngành vải thiều trên thị trường thế giới đang nằm ở mức “Local”

Thực trạng về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đã kiểm soát và đảm bảo được những điều kiện nghiêm ngặt về quy trình sản xuất vải thiều từ khâu lựa chọn đất trồng, tổ chức lao

động, thu hoạch, bảo quản, chiếu xạ, đóng gói, kiểm soát chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Bên cạnh đó, công ty đã được chứng nhận sản xuất sạch theo VIETGAP, GLOBALGAP, BRC, ISO,…. Công ty cổ phần quốc tế Bamboo là đơn vị

duy nhất ở Hải Dương được cấp phép xây dựng cơ sở hun trùng từ cục Bảo vệ thực vật đủ điều kiện đi Nhật Bản. Cùng với hệ thống vùng trồng đạt tiêu

5
chuẩn Vietgap, công ty Bamboo đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ nông dân tại Hải Dương, để giám sát quá trình canh tác của nông dân, tránh

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất cấm sử dụng trong danh mục. Vải được trồng tại vùng trồng chuyên xuất khẩu, có mã số vùng trồng đã được

đăng ký với cục Bảo vệ thực vật. Được đảm bảo theo tiêu chuẩn cách ly dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Để thuận lợi phát triển sang thị trường Nhật Bản, công ty Bamboo hướng tới chất lượng cũng như phát triển bền vững, áp dụng các hệ thống quản lý

tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, BRC, ISO, …để kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả các công đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất

nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất trú trọng trong từng giai đoạn: từ lên nguồn nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng bao bì sản phẩm

nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người sử dụng, chinh phục thị trường Nhật Bản vốn nổi tiếng là khó tính.

Chuỗi giá trị khép kín của công ty cũng đã góp phần giúp dễ kiểm soát chất lượng, kiểm soát đầu ra, đem lại nhiều lợi thế xuất khẩu.

Vậy công ty Bamboo đã có những bước đệm để thực hiện xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Công ty Bamboo như đã giới thiệu cũng có kinh

nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản là một thị trường mới, công ty mới có 2 năm hoạt động trên thị trường. Về

doanh nghiệp, chỉ thông qua các kênh bán hàng như trung tâm thương mại, các chuỗi siêu thị mà không có văn phòng đại diện. Doanh nghiệp chưa có kế

hoạch phát triển truyền thông ở nước bạn nhằm phổ biến quả vải thiều cũng như nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Ta có thể kết luận Công ty Bamboo đang ở giai đoạn Adolescent

Kết luận: Qua công cụ 9 ô cửa sổ, doanh nghiệp đang ở vị trí số 5 và nhóm đề xuất hướng phát triển của công ty là sau khi củng cố được thị trường

nước ngoài, mở rộng thị trường quốc tế, thành lập công ty đại diện ở thị trường quốc tế để có thể tiếp tục đẩy mạnh thương hiệu.

2.2 Phân tích thị trường Nhật Bản qua mô hình PESTLE

a. Chính trị (Political)

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc

gia và chịu sự giám sát của hai viện Quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của Chính phủ. Được xây dựng dựa trên

6
hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản

được xếp vào các nước có nền dân chủ khiến vấn đề kinh tế của nước này ngày một trầm trọng hơn. Lãnh đạo các đảng đã lãnh đạo hệ thống vốn chi tiêu

quá hoang phí. Liên tiếp chính phủ này đến chính phủ khác tiêu hàng nghìn tỷ yên vào đường sá, cầu cảng và các tòa nhà. Giới chính trị gia cũng bị đổ lỗi

không đưa ra quyết định cứng rắn trong việc cải cách hệ thống thuế và an sinh xã hội. Nhật cũng thường xuyên đổi Thủ tướng, chỉ trong 6 năm, Nhật đã

thay Thủ tướng đến 5 lần

b. Kinh tế (Economic)

Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia kinh tế có nền kinh tế kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa,

cũng như thứ ba theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về

nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC. Nhật Bản là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn (tổng mức

tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng trưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%. Chính chỉ số này không

chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà còn có lợi cho các doanh nghiệp xuất kinh tế khẩu vào thị trường này) Nhật Bản là trụ sở của nhiều nhà

sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh, các công ty đa quốc gia và những

ngân hàng lớn nhất thế giới, là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, đất nước này còn có tiềm lực rất lớn về dịch vụ ngân hàng, bảo

hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông. Đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Những

mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên nên Nhật

Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về nguyên liệu.

c. Xã hội (Social)

Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước.

Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư lại chênh lệch như vậy. Chỉ 15% đất đai phù hợp

cho việc xây dựng, các khu vực dân cư sẽ bó hẹp trong các khu vực tương đối nhỏ hẹp. Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới

với khoảng 30 triệu người sinh sống. Tuy nhiên, ngày nay, xã hội Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp: nạn thất nghiệp và những người vô gia

cư. Hiện con số thất nghiệp tại Nhật Bản khá cao, ở mức 5,2%. Đồng thời, số hộ gia đình nhận trợ cấp xã hội không ngừng tăng lên. Tỷ lệ nghèo tại Nhật

Bản ở mức 15,7%, cao nhất trong nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển cao. Chính phủ Nhật Bản cho biết hiện có khoảng 15.800 người đang sống

trên các đường phố (không kể những người có chỗ trú tại các “khách sạn con nhộng”, quán cà phê, tiệm Internet, phòng xông hơi…). Nạn thất nghiệp gia

tăng kéo theo một loạt những vấn đề nghiêm trọng: số vụ tự tử tăng lên rõ rệt, tổng chi phí phúc lợi xã hội tăng, các vụ phạm pháp cũng tăng khá nhanh.

Trong một xã hội trọng danh dự như Nhật Bản, với những người thất nghiệp, để giữ được sự tôn trọng của mọi người, họ tiếp tục rời nhà, gia nhập vào đội

ngũ những kẻ “sa cơ lỡ vận”, sống dựa vào sự bố thí của các tổ chức từ thiện, làm tăng thêm tỉ lệ người vô gia cư. Trong khi đó, dân số Nhật Bản đang già

đi một cách nhanh chóng. Nguyên nhân chính là do cả tỷ suất sinh lẫn tỷ suất chết đều giảm, trong đó tỷ suất sinh giảm nhanh là nguyên nhân chủ yếu. Dữ

liệu của Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 7 vừa qua chỉ ra rằng, trung bình một người phụ nữ ở nước này sống tới 87,45 năm, còn tuổi thọ trung bình của đàn

ông Nhật là 81,41 tuổi. Gần đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, số người từ 100 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đã lần đầu tiên vượt

ngưỡng 80.000 người kể từ khi nước này bắt đầu thống kê vào năm 1963. Những hệ lụy về thay đổi dân số có thể nhìn thấy trước mắt đó là thiếu lực lượng

lao động, giảm nhu cầu tiêu thụ, ảnh hưởng đến GDP. Dân số già tác động thói quen tiết kiệm của người dân Nhật Bản. Chi tiêu hộ gia đình tăng, đồng thời

giảm dần "hầu bao" tiết kiệm của người dân nước này. Ðiều đó khiến nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ phải tăng tốc độ vay mượn để chi trả các khoản nợ trong

thời gian tới. Tuy nhiên, đây lại là một nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển công nghệ ở đất nước Mặt trời mọc nhằm đem lại những thành tựu đổi mới

kỹ thuật, nâng cao vai trò của máy móc thay thế con người trong hoạt động sản xuất

7
d. Công nghệ:

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy công nghệ móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà

nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật

Bản là những công nghệ phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản

dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản

cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản

xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Hiện tại, Nhật Bản có đầy đủ công nghệ giúp vận chuyển và bảo quản trái cây xuất khẩu như công nghệ Cells Alive

System hay “Hệ thống tế bào còn sống” (CAS), tuy nhiên giá thành khá đắt đỏ.

e. Luật pháp:

Về chính sách hoạt động thương mại trong nước

Chính phủ Nhật đã ra quyết định cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 40% xuống 35%, áp dụng từ ngày 1/4/2011. Mục tiêu của Nhật là giảm thuế

doanh nghiệp về mức 25-30%, ngang với ở các quốc gia là đối thủ cạnh tranh ngang tầm của nước này, trong thập niên tới (Thuế thu nhập doanh nghiệp ở

Mỹ là 35%, ở Anh hiện ở mức 28%, ở Trung Quốc là 25%). Động thái này nhằm đáp ứng lời kêu gọi của cộng đồng doanh nghiệp Nhật, trong bối cảnh nền

kinh tế lớn thứ hai thế giới vật lộn với tốc độ tăng trưởng trì trệ. Với việc cắt giảm thuế nói trên, Nhật Bản hy vọng sẽ có thêm nhiều việc làm và hoạt động

đầu tư sẽ được đẩy mạnh trong nền kinh tế Nhật. Nhật Bản cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Nhật sử dụng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tiết

kiệm được cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về chính sách hoạt động thương mại nước ngoài:

Giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu: những mặt hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết sẽ được cấp giấy phép hạn ngạch

có giá trị trong vòng 4 tháng. Ngoài ra khi nhập khẩu phải xin thêm giấy phép nhập khẩu tại một ngân hàng ngoại thương được chỉ định. Một điều quan

trọng trong những trở ngại phi thuế quan được Nhật Bản áp dụng triệt để đó là những yêu cầu về kỹ thuật, bao bì, nhãn hiệu,… Các doanh nghiệp muốn

tiếp cận thị trường khó tính này phải đặc biệt lưu ý đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó.

f. Môi trường:

Nhật Bản có thời tiết và điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra các thiên tai như lũ lụt, động đất… Đồng thời, chỉ 15% đất đai phù

hợp cho việc xây dựng, các khu vực dân cư sẽ bó hẹp trong các khu vực tương đối nhỏ hẹp. quặng sắt, đồng. …Cho nên, khi quyết định thâm nhập vào thị

trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần tính đến những rủi ro gặp phải gây ra bởi thiên tai nơi đây để có những phương án đối phó thích hợp giảm thiểu những

thiệt hại đến mức thấp nhất. Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như đỏ, kẽm, chì, bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như

dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho nhiên liệu tại đây vô cùng lớn. Đây sẽ là một nguy cơ lớn cho doanh nghiệp,

làm gia tăng áp lực cho quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ

3. Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản và mức cạnh tranh trong nước

3.1 Mức độ hấp dẫn của thị trường Nhật Bản

a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Nhật Bản là quốc gia có số dân lên đến gần 125.8 triệu người với nhu cầu tiêu thụ rau quả nói chung ngày càng tăng. Điều này dẫn đến sự đa dạng

hóa về nhu cầu tiêu thụ rau quả, mở ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu vải thiều.

8
b) Sức mua của thị trường

Quả vải thiều đã được người tiêu dùng Nhật Bản và đông đảo cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật hồ hởi đón nhận. Nhiều

người Nhật đã dành lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam và họ cũng mua tặng gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, việc số lượng người Việt Nam tại

Nhật Bản đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây khiến cho nhu cầu và hình ảnh của hàng thực phẩm Việt Nam ngày càng được nâng cao tại thị

trường Nhật Bản, trong đó có quả vải thiều.

Tuy nhiên, sự suy giảm dân số Nhật Bản cũng như cơ cấu dân số già là xu hướng chính ảnh hưởng đến tiêu dùng nông sản ở Nhật Bản. Cùng với đó,

sự bùng nổ thực phẩm chế biến tiện lợi đã có tác động lên thực phẩm tươi. nhìn chung nhu cầu tiêu dùng trái cây tươi của người dân Nhật Bản đã giảm

trong những năm qua do sự cạnh tranh của các mặt hàng chế biến (đồ ăn nhẹ hoặc đồ tráng miệng khác), đặc biệt đối với người tiêu dùng trẻ, song nhu cầu

quả tươi lại tăng lên đối với người cao tuổi với xu hướng thích trái cây có vị ngọt, dễ bóc và dễ chuẩn bị. Đây là một cơ hội cho các loại trái cây nhiệt đới

của Việt Nam, đặc biệt là các loại quả như chuối, xoài, thanh long, vải đã được phép xuất sang Nhật Bản. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản cho các loại quả

tươi này là rất lớn, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.

c. Rào cản thâm nhập thị trường

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, khó khăn lớn nhất trong xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật

Bản là các hàng rào phi thuế quan.

Khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản, các đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản như Khai báo nhập khẩu:

Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; Kết quả xét nghiệm; Các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận

nhà sản xuất).

Cùng với đó, khi nhập khẩu sản phẩm vào Nhật Bản còn liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và các quy định khác của Nhật như Luật Thương mại

Quốc tế và Trao đổi Ngoại hối; Luật Vệ sinh thực phẩm; Luật Thuế quan và Hải quan, Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các sản phẩm Nông và Ngư

nghiệp; Luật Đo lường; Luật Bảo vệ sức khỏe; Luật Chống lại việc Đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm; Luật về Trách nhiệm đối với sản phẩm;

Luật về các Giao dịch Thương mại Đặc biệt; Luật Khuyến khích phân loại rác thải và tái chế container và bao gói/Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên; Luật Chống Cạnh tranh Không lành mạnh/Luật Thương hiệu.

Các hàng rào phi thuế quan này là một thách thức đối với ngành hàng Rau quả của Việt Nam. Vì theo các quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về

chất lượng sản phẩm rau quả được yêu cầu rất cao, đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng và dư lượng hóa chất nông nghiệp. Nếu bị phát hiện có các dư lượng

vượt quá mức cho phép, sau đó các sản phẩm này sẽ bị giám sát rất chặt chẽ. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật

đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp.

Cùng với đó các chính sách, hàng rào về thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng là một thách thức không nhỏ. Hiện nay, theo Hiệp

định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ

Việt Nam; Việt Nam còn được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định Đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)…

3.2 Mô hình Viên kim cương của Porter

9
a, Điều kiện đầu vào sẵn có:

- Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng: Tại Bamboo, tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các thành viên đều đáp

ứng yêu cầu: có trình độ chuyên môn, có quyết tâm phát triển nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỉ luật cao. Đối với các vị trí quản lý cấp

cao, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng duy logic, phán đoán nhanh nhạy, phân tích và

giải quyết vấn đề hiệu quả. Những thành viên đó đã hợp thành một đội ngũ mạnh cùng chung mục tiêu là sự phát triển chung của Bamboo. Hệ thống nhà

xưởng, dây chuyền, máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại, các kho được bố trí tại các điểm “rốn”, các điểm tập kết hoặc cảng biển thuận tiện cho việc thu

mua, chế biến và xuất khẩu nông sản, đảm bảo phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

- Chuyên môn hóa sản xuất: Chuỗi sản xuất khép kín từ vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu giúp mang lại nhiều lợi thế hơn. Công ty

có 4 mã vùng trồng với diện tích 50ha, do các hợp tác xã sản xuất với quy trình chăm sóc chặt chẽ. Công ty cũng đầu tư máy móc để sơ chế, bảo quản trái

vải, đảm bảo từ khi thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng được 30 ngày.

b, Điều kiện cầu trong nước: Tiêu thụ tại thị trường nội địa chiếm khoảng 58,6% và xuất khẩu chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ. Thị trường

trong nước được tiếp cận thông qua các kênh phân phối như chợ đầu mối, các siêu thị, các cửa hàng rau quả,… Tại thị trường trong nước, vải thiều cũng rất

được ưa chuộng so với các loại quả khác.

c, Các ngành liên quan liên quan và hỗ trợ

Bamboo quyết định bắt tay với nông dân trồng vải ở Hải Dương để cùng lấy xác nhận vùng trông đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. Ở các vùng nguyên liệu,

Bamboo đều ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo khả năng xuất khẩu của công ty với các HTX trên địa bàn, với giá ổn định và cao hơn thị trường

- Khâu vật tư đầu vào, Bamboo liên kết với một doanh nghiệp cung ứng phân bón hữu cơ chất lượng tốt cho nông dân.

- Với mô hình liên kết như trên, các vùng nguyên liệu của Bamboo đều hoạt động ổn định, có hiệu quả cho tất cả các bên tham gia

d, Chiến lược, cơ cấu tổ chức và cạnh tranh của công ty

- Công ty tiếp tục đẩy mạnh lấy thêm chứng nhận vùng trồng để gia tăng khả năng xuất khẩu của mình, cùng với việc đầu tư thêm máy móc bảo quản

rau quả để tăng thêm sức mạnh cho chuỗi giá trị.

4. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty

4.1 Về tình hình chung

Việt Nam đạt được sự phát triển vượt bậc về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội, …) kể từ công cuộc đổi mới vào năm 1986 của Đảng, cụ thể Việt Nam

đã chuyển mình từ top những quốc gia nghèo nhất trên thế giới vào hàng các quốc gia thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh từ 70% xuống

dưới 6% và số đói nghèo đa số là các dân tộc thiểu số.


10
Việt Nam tham gia hội nhập toàn cầu vô cùng tích cực, đặc biệt là ở hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã tham gia các tổ chức như WTO (2007),

ASEAN (1995), … và tham gia kí kết nhiều FTA (Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, EU, …) các FTA thế hệ mới như RCEP, EVFTA, CPTPP.... Điều này

đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ra thế giới kể cả những thị trường khó tính.

4.2 Lợi thế đặc thù quốc gia mà công ty được hưởng lợi (Country Specific Advantage)

Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc ở đây người ta gọi là lệ chi phân bố trải dài về phía nam tới

Indonesia và về phía đông tới Philippines. Trái vải ngon tới mức từng là vật phẩm cống nạp cho vua chúa thời phong kiến. Vải thiều là giống quả bé nhất

trong các giống vải hiện nay, vỏ sần, chín đỏ; hạt nhỏ, hoặc lép. Giống vải chín muộn, thu hoạch từ đầu tháng 5 đến tháng 6 âm lịch.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về cây ăn quả, nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, mùa hè nóng và mùa đông không quá lạnh, đất đai phù

hợp nên thuận lợi cho việc trồng vải không chỉ ngon và còn đẹp cả hình thức bên ngoài.

Ở Việt Nam cây vải thiều được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên ..., nhưng Bắc Giang là tỉnh có diện tích

cây vải lớn nhất toàn quốc. Tổng diện tích vải thiều năm 2021 của toàn tỉnh Bắc Giang là 28.100 ha. Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ đạt

215.852 tấn (năm 2021) (tăng trên 50.850 tấn, tương đương tăng 30,8% sản lượng so với năm 2020).

- Lợi thế về vị trí địa lý

Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, nằm ngay cạnh biển Đông - một "cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ

hàng hải thế giới, thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng

dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.

- Lợi thế về hình ảnh quốc gia

● Thị trường vải thiều toàn cầu đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ, do nhu cầu ngày càng tăng. Khả năng sản xuất cao, kinh nghiệm sản xuất

và thời tiết tuyệt vời góp phần vào tăng sản lượng vải thiều. Chất lượng quả vải của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất thế giới, ngon hơn nhiều so với sản

phẩm cùng loại từ Ấn Độ, Trung Quốc…

● Việc sản xuất vải thiều bị ảnh hưởng chủ yếu bởi một số yếu tố, chẳng hạn như mối nguy môi trường, căng thẳng sinh học và chính sách.

Một số loài gây hại và bệnh chính ảnh hưởng đến vải thiều là: mốc xương, bạc lá, bọ xít, rệp (hại hoa qủa non), nhện lông v.v… Các điều kiện khí hậu bất

lợi cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của vải thiều.

● Thị trường chính của loại trái cây này là Trung Quốc (Chiếm 60-70% sản lượng), các nước Đông Nam Á. Ngoài các thị trường truyền thống

xuất khẩu vải thiều như Trung Quốc, Hồng Kông…, vải thiều còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan,

Canada… và đang thâm nhập một số thị trường mới như thị trường Halal. Thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia

là: Trung Quốc, Mỹ Nhật, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia.

● Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, năm 2018, Việt Nam xuất khẩu vải sang gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới,

kim ngạch xuất khẩu vải của Việt Nam đạt 324,4 triệu USD chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây của cả nước. Việt Nam đứng thứ hai

thế giới về thị phần vải xuất khẩu.

11
=> CSA tạo cơ sở cho việc quốc tế hóa nhưng lợi thế cạnh tranh lại được duy trì bởi FSA – Firm Special Advantage – năng lực khác biệt chỉ do

từng công ty nắm giữ.

4.3 Lợi thế cạnh tranh đặc thù của công ty (FSA- Firm Specific Advantage)

Lợi thế cạnh tranh đặc thù của công ty thể hiện rõ ở chuỗi giá trị.

Công ty đã hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm khép kín từ việc trực tiếp trồng trọt, chế biến và vận chuyển đến tận tay khách hàng. Quy trình vô

cùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm thực sự an toàn.

Để đảm bảo chất lượng tuyệt vời của sản phẩm, Bamboo không ngừng nghiên cứu, đầu tư cho các thiết bị và công nghệ hiện đại và tự hào rằng chúng

tôi đang sở hữu những dây chuyền sản xuất tiên tiến hàng đầu, bắt kịp công nghệ sản xuất hàng đầu trên thế giới.

4.3.1 Mô hình chuỗi giá trị

a) Hậu cần đầu vào (Inbound Logistics)

- Đầu vào: Vải được trồng tại vùng trồng chuyên xuất khẩu. Công ty đã cấp mã số vùng trồng để xuất đi Nhật Bản đã được đăng ký với cục Bảo vệ

thực vật. Được đảm bảo theo tiêu chuẩn cách ly dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật. Xây dựng mối quan hệ với các vùng trồng trái cây như tỉnh Bắc Giang,

Hải Dương, ... Hạt giống để trồng đều tuân thủ quy định (xây dựng các vùng cây trồng và cung cấp các hạt giống đạt chuẩn yêu cầu cho người dân sản

xuất).

- Thu mua: Công ty thu mua những trái vải thiều tươi sạch được trồng trọt từ các vùng trồng. Ký kết hợp đồng bao tiêu với người dân vùng trồng.

Người dân ở các vườn cây được hướng dẫn các khâu trồng trọt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nên nhiều loại trái cây đã đạt tiêu chuẩn chất lượng,

năng suất cao và được xuất khẩu sang nhiều thị trường “khó tính”, các mô hình canh tác VietGAP đã được bà con nông dân ở vùng trồng áp dụng và mang

12
lại các trái cây tươi ngon đạt hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó là các công đoạn từ khâu chọn giống, canh tác, chăm sóc…đều tuân thủ chặt chẽ an toàn vệ

sinh thực phẩm; việc bón phân, tưới nước tuân thủ đúng định kỳ để đảm bảo trái cây phát triển đều, chất lượng ngon.

⇒Các vùng nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy trình nhằm mang tới các sản phẩm

chất lượng cao nhất, thân thiện và an toàn với người sử dụng

- Hệ thống kho bãi nhà xưởng phong phú giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào trong thời gian tồn kho.

b) Sản xuất (Production)

- Quy trình xử lý và đóng gói được thực hiện ngay trong ngày, đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của quả, kể

cả vận chuyển đến các thị trường xa.

- Nhà máy sơ chế: Nguyên liệu sau khi được thu hái tại các vườn đạt tiêu chuẩn sẽ được vận chuyển về nhà máy sơ chế với quy trình chuẩn rửa sạch,

chọn loại theo tiêu chuẩn thị trường qua dây chuyền làm ráo, đóng gói khử trùng và bảo quản trong kho cho tới khi đạt chuẩn nhiệt độ xuất hàng.

- Nhà máy chế biến sâu: Nguyên liệu sau khi được thu hái tại vườn đạt tiêu chuẩn sẽ được vận chuyển về nhà máy chế biến chuẩn quy định của từng

sản phẩm: rửa sạch, chọn loại theo tiêu chuẩn, dây chuyền cắt gọt, trần chụm, cấp đông, đóng gói theo quy cách và nhập kho chờ xuất.

- Hệ thống vận hành: Đội ngũ lãnh đạo tài ba, bản lĩnh với những chiến lược hợp lý. Công nhân có tay nghề, được tuyển chọn kĩ càng. Nguồn nhân

lực dồi dào, dày dạn kinh nghiệm với năng lực sản xuất cao.

- Thị trường toàn cầu: Sở hữu hệ thống trang trại và nhà đóng gói vận hành theo tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P (sản xuất nông nghiệp sạch toàn cầu),

không chỉ dừng lại ở các thị trường Châu Á, công ty đã và đang chạm tới các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ với tiêu chuẩn khắt khe => Mức độ tiêu chuẩn

hóa cao, lợi thế lớn trước các rào cản phi thuế quan của nước nhập khẩu.

- Luôn luôn chú trọng vào việc xây dựng một môi trường làm việc văn hoá, văn minh & công bằng tới mọi tầng lớp, bộ phận người lao động.

- Quy trình sản xuất nghiêm ngặt và hiện đại, từ khâu phân tích đất trồng, kiểm nghiệm nước, cải tạo đất, tuyển chọn giống cây trồng. Hệ thống sản

xuất tự động hóa với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động

c) Marketing (Tiếp thị)

- Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, loại hình sản phẩm phong phú: Nông sản, trái cây tươi, các loại bánh kẹo được chế biến từ trái cây…

- Marketing thông qua các dự án an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động thiện nguyện.

- Công ty luôn cập nhật các tin tức, bài báo, bằng khen cũng như các thông tin liên hệ lên trang web trên Internet.

- Tham gia các hiệp hội, hội chợ ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác, giới thiệu sản phẩm tiếp cận đến nhiều người nhiều đối tượng.

d) Phân phối (Distribution)

- Công ty có trang web riêng (https://bamboointer.com/) được thiết kế chuyên nghiệp, hút mắt người dùng bởi màu xanh lá chủ đạo, thông tin rõ ràng

đẩy đù, đồng thời hỗ trợ việc mua hàng từ xa qua phương thức đặt hàng trực tuyến.

- Công ty chủ yếu hướng tới thị trường nước ngoài nên hầu như không có nhà phân phối trong nước, từ đó giảm được một lượng lớn chi phí điều

hành.

13
e) Dịch vụ (Service)

- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mua hàng online được thực hiện cẩn thận, chuyên nghiệp

- Bộ phận thu thập phản hồi khách hàng cũng hoạt động rất tích cực, giúp công ty có thể cải thiện chất lượng ngày càng tốt hơn.

5. Phân tích sự phù hợp của cơ hội thâm nhập thị trường Nhật Bản với chiến lược, nguồn lực và năng lực của công ty

5.1 Phát huy năng lực của công ty

- Các mặt hàng xuất khẩu là những loại trái cây của công ty đạt những tiêu chuẩn quốc tế HACCP, GLOBALGAP, VIETGAP, ISO 22000… Là một

trong 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công vải thiều tươi sang Nhật Bản.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh doanh, đầu tư với nhiều đối tác có uy tín trong nước cũng như trên thế giới. Trong 5 năm kinh nghiệm xuất khẩu

sản phẩm Việt, công ty đã xuất khẩu tới 16 quốc gia với 1200 đối tác, các đối tác của công ty chủ yếu là các Nhà máy chế biến, các Công ty thương mại,

các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Pháp và Ấn độ.

- Sản lượng ngày càng tăng cũng như chất lượng được nâng cao. Công ty ký kết nhập vải thiều trực tiếp từ Bắc Giang và Hải Dương, nơi có sản

lượng và chất lượng vải thiều cao nhất Việt Nam việc này khiến giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh.

5.2 Khả năng sinh lời đối với công ty

- Nhật Bản được biết đến là 1 trong những thị trường khó tính, nhất là đối với các hàng nông sản với các quy định, tiêu chuẩn khắt khe, nhưng công ty

đã chinh phục được thị trường này và xuất khẩu 2 năm liên tiếp, cung cấp sản phẩm vải tươi trực tiếp tới tay khách hàng Nhật Bản và thời gian tiêu thụ tại

đây rất nhanh. Vải thiều Việt Nam được đánh giá là loại vải ngon nhất trong các nước xuất khẩu đến Nhật Bản. Tiếp tục nâng cao chất lượng, trái vải thiều

của Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản.

- Là sản phẩm đang được hưởng mức thuế xuất khẩu 0% sang Nhật Bản.

- Sản lượng quả vải những năm gần đây liên tục tăng và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng do khả năng sản xuất gia tăng, người dân có kinh nghiệm

hơn.

- Từ năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản nhưng đã chiếm thị phần khoảng 10% tại thị trường này. Sau năm đầu

tiên đưa quả vải thăm dò phản ứng thị trường tạo được hiệu ứng tốt, các công ty Nhật có kế hoạch tăng lượng nhập khẩu vải thiều Việt Nam lên gấp nhiều

lần trong năm nay, vì vậy vải thiều Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia tăng mạnh thị phần tại Nhật Bản, lượng tiêu thụ vải thiều tại Nhật Bản sẽ tăng trong thời

gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://bamboointer.com/
http://m.baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/358554/bac-giang-5-doanh-nghiep-thu-mua-
xuat-khau-vai-thieu-sang-thi-truong-nhat-ban.html

14
https://bamboointer.com/truyen_thong/lo-vai-thieu-dau-tien-xuat-di-nhat-ban-trong-nam-
2021/
https://kinhtenongthon.vn/bac-giang-moi-duoc-5-doanh-nghiep-xuat-khau-vai-thieu-
sang-nhat-ban-post42376.html
https://data.worldbank.org/country/japan
https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview#1
https://www.facebook.com/bamboointerjsc/
https://tuoitre.vn/vai-thieu-viet-nam-chat-luong-vuot-troi-ngon-nhat-o-thi-truong-nhat-
ban-20210608111145215.htm
https://trademap.org/
http://baobacgiang.com.vn/bg/nhon-nhip-mua-vai-thieu/291224/viet-nam-dung-thu-hai-
the-gioi-ve-xuat-khau-vai-nhan.html
https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/xuat-khau-vai-thieu-sang-nhat-ban-co-nhieu-trien-vong-
860934.vov

Đánh giá điểm từng thành viên trong nhóm:

Nguyễn Bảo Trung Lục Chu Phương Anh Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Bảo Trung 4 4

Lục Chu Phương Anh 4 4

Nguyễn Minh Tiến 4 4

15

You might also like