You are on page 1of 15

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.

HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài:

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT

NAM SANG TRUNG QUỐC

Tên giảng viên: NGUYỄN THỊ NGỌC LINH


Nhóm: 4
TP. HỒ CHÍ MINH

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Đề tài: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG

TRUNG QUỐC

STT Họ tên & MSSV Phân công nhiệm vụ Nhận xét của Giảng viên

1 Nguyễn Ngọc Ánh Vi - - Chương II: Phân tích thị


2120240254 trường xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang Trung
Quốc.
- Powerpoin, word
- Thuyết trình
2 Nguyễn Thị Như Quỳnh - - Powerpoin
2120100351 - Chương II: Phân tích thị
trường xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang Trung
Quốc.
- Phần câu hỏi
3 Hoàng Nguyễn Anh Thư- - Powerpoin
2120240227 - Thuyết trình
- Chương I: Khái quát về
nghiên cứu và lựa chọn
thị trường
4 Trần Cao Quỳnh Như- - Lời mở đầu, kết luận
2120240195 - Word.
- Phần trắc nghiệm
5 Hà Gia Quế Trâm- - Chương I: Khái quát về
212240200 nghiên cứu và lựa chọn
thị trường

6 Đinh Thị Hiền Dịu- - Chương II: Phân tích thị


2120240120 trường xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang Trung
Quốc.
7 Nguyễn Thị Bé Ngoan- - Chương II: Phân tích thị
2120240133 trường xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang Trung
Quốc.

2
3
MỤC LỤC
Lời mở đầu:........................................................................................1
Nội dung:
Chương I. Khái quát về nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu
1. Nghiên cứu thị trường là gì?.....................................................4
2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu là gì..........................................5

CHƯƠNG 2: Phân tích thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc

1. Quy trình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc...............6

2. Những thuận lợi và khó khăn....................................................7

Kết luận:.............................................................................................8

Tài liệu tham khảo:...........................................................................9

4
LỜI MỞ ĐẦU
Nền nông nghiệp đã tồn tại từ những ngày đầu của nước Việt Nam. Nhờ có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nông nghiệp ở nước ta phát triển trên phạm vi
cả nước. Một trong những sản phẩm nông nghiệp điển hình ở Việt Nam được cả thế giới
biết đến đó là gạo. Hoạt động xuất khẩu gạo đang được Việt Nam duy trì cũng như phát
triển mạnh về qui mô cũng như chất lượng trên phạm vi thế giới. Gạo luôn giữ vững vị thế
là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm. Trong đó, Trung Quốc là một trong những
thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất và đầy tiềm năng của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng trong suốt một thập kỷ trở lại đây. Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đã có từ
rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau rất rõ. Với dân số hơn 1,45 tỷ người, thị
trường Trung Quốc luôn là thị trường đầy tiềm năng đối với bất kỳ sản phẩm lương thực
nào trên thế giới. Tuy là một nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới, nhu cầu nhập khẩu gạo
của Trung Quốc trong những năm trở lại đây có xu hướng tăng khá nhanh và thị trường Việt
Nam đang là thị trường nhập khẩu gạo số một của Trung Quốc – theo các số liệu thống kê.
Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu và tăng thêm nguồn ngoại
tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước.Trong tình hình hiện tại,
việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc là rất cần
thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải
quyết những khó khăn, tồn tại mà ngành gạo của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do em
chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”
làm đề tài Đề án chuyên ngành Thương mại quốc tế.

5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU

1.1. Nghiên cứu thị trường là gì?


Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, “Nghiên cứu thị trường (Marketing Research) là việc
thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản
phẩm và dịch vụ”.

- Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu trong một môi trường cạnh
tranh. Do đó, càng hiểu rõ về khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành
công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen
mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào
thị trường một cách thành công.

- Qua nghiên cứu, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển sản phẩm mới và lựa
chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên
cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở
khu vực này nhưng lại được coi là đặc biệt đối với một nhóm khách hàng khác và đó
sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến
lĩnh vực đó.

- Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát
hiện ra thị trường “ngách” cho đến việc hoạch định chiến lược marketing. Nhờ khảo
sát thị trường, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai
lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành một chiến dịch marketing lớn và tốn kém. Cần lưu ý
rằng NCTT không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên
nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm khi chính thức tung sản phẩm ra
thị trường.

1.1. Lựa chọn thị trường xuất khẩu là gì?

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu chính
xác sẽ có một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Hiện nay ở
Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới các nhà sản xuất có khuynh hướng tự giao
dịch ngoại thương ngày càng gia tăng. Điều đó xảy ra do các nguyên nhân sau:

– Các hãng buôn bán chuyên nghiệp không theo kịp sự thay đổi của các doanh nghiệp
sản xuất.

– Năng lực xử lí thông tin của các hãng bán buôn kém hơn các doanh nghiệp sản xuất.
– Việc bán hàng luôn gắn chặt với bảo hành sản phầm, do đòi hỏi phải có sự hiểu biết về
thương phẩm đó.

– Năng lực ngoại ngữ của người sản xuất đó tăng lên, cho phép họ có khả năng tự giải
quyết được các công việc có liên quan.

– Các hiểu biết về nghiệp vụ có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế của người sản
xuất tăng lên so với trước đây.

– Khả năng huy động vốn để kinh doanh cũng theo đó thay đổi cho phép họ có thể huy
động dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau, không phải phụ thuộc vào các nhà bán buôn.

Khi nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải
tập trung vào các vấn đề sau đây:

– Nghiên cứu kĩ quan hệ cung cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường để xác định được
khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường mình đang quan tâm.

– Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh
doanh lâu dài.

– Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, cảng, cửa khẩu, đường xá,..

– Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà mình
quan tâm.

– Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như: điều kiện tiền tệ, kênh
tiêu thụ hàng hóa,…

Nắm vững những vấn đề trên sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được thị trường, thời
cơ bán hàng, phương thức mua – bán, điều kiện giao hàng (Incoterms) – bảng cửu
chương trong ngành xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán quốc tế,…

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
SANG TRUNG QUỐC

2.1: Quy trình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc:
Trung Quốc chiếm 30% tổng sản lượng cũng như tổng tiêu thụ gạo toàn cầu, là nước sản
xuất và tiêu dùng gạo lớn nhất thế giới. Cách đây 10 năm, khối lượng gạo thương mại
của Trung Quốc còn rất ít. Là nước sản xuất đồng thời tiêu thụ lương thực lớn nhất thế
giới, họ tự cung tự cấp phần lớn lương thực cho bản thân mình. Tuy nhiên, chính sách hỗ
trợ cho người trồng lúa, cụ thể là áp dụng giá thu mua tối thiểu, đều đặn trong nhiều năm
đã khiến sản lượng gạo tăng nhanh. Kể từ năm 2013, Trung Quốc nổi lên thành nhà nhập
khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nước cung cấp gạo chính cho thị trường Trung Quốc là
Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, trong khi Trung Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều từ

7
Campuchia. Việt Nam và Thái Lan là hai nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc,
chiếm hơn 3/4 (78%) tổng trị giá gạo nhập khẩu năm 2018 (theo Worldstopexports). Giới
doanh nghiệp (DN) Trung Quốc cho biết, nhu cầu về gạo của người Trung Quốc vẫn khá
cao nhưng các DN nhập khẩu của nước này khó có thể mua hàng từ Việt Nam.

Với lợi thế về mặt vị trí địa lý, những đặc điểm chung về nét văn hóa, Trung Quốc hiện
đang là thị trường tiêu thụ hàng lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, nông sản hiện đang là
một trong những ngành hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường tỷ dân này. Tuy
nhiên để có thể xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc thì các Doanh nghiệp trong nước sẽ
phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển
dựa vào lĩnh vực nông nghiệp khá nhiều, nền kinh tế đi lên từ việc xuất khẩu các loại mặt
hàng như ngô, lúa, khoai, sắn, hoa quả…ra các nước khác. Tuy có chậm hơn nếu so với
các lĩnh vực công nghệ tại những quốc gia khác nhưng nó lại là tiền đề giúp cho việc
phát triển các lĩnh vực khác như du lịch, thương mại…
Dưới đây là nội dung chi tiết về điều kiện, thuế, mã HS, thủ tục xuất khẩu hàng nông sản
đi Trung Quốc,…mà các thương buôn, Doanh nghiệp lớn nhỏ cần nắm rõ:

Về điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu:

 Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” về
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thì trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa
cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương
nhân (gồm các tổ chức, cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ
thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh;
 Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”;
 Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá
nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã
số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.
Như vậy, để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, bạn đọc phải đăng ký kinh doanh theo
quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT. Sau khi đăng ký kinh doanh, bạn đọc có
thể vào địa chỉ http://gdt.gov.vn/wps/portal mục tra cứu thông tin người nộp thuế để kiểm
tra trạng thái hoạt động của Mã số thuế.

Về thuế xuất khẩu:

Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của
hàng hóa. Bạn đọc có thể tham khảo gợi ý về mã số HS như sau:

 Nghệ: Tham khảo nhóm 09.10 “Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ
hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác”;

8
 Hạt tiêu: Tham khảo nhóm 09.04 “Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi
Capsicum hoặc chi Pimenta,khô, xay hoặc nghiền.”;
 Hành, tỏi: Tham khảo nhóm 07.03 “Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ
hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.” (ở dạng tươi hoặc ướp lạnh) hoặc nhóm 07.12
“Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến
thêm” (ở dạng khô);
 Quế: Tham khảo nhóm 09.06 “Quế và hoa quế.”;
 Hạt điều: Tham khảo nhóm 08.01 “Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô,
đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.” (chưa qua chế biến) hoặc nhóm 20.08 “Quả, quả
hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác,
đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết
hoặc ghi ở nơi khác.” (đã qua chế biến).
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo
Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì:

 Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
 Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được
quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2
Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được
quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người
khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã
hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục
I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là
0% (không phần trăm)”.
Đề nghị căn cứ vào thực tế tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty mình xuất khẩu và áp
dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
156/2011/TT-BTC để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với
thực tế hàng hóa.

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay:

Xuất khẩu nông sản sảng Trung Quốc hiện đang là một trong những ngành hàng quan
trọng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình
này được diễn ra một cách thuận lợi mọi người cần nắm được các thủ tục để xuất khẩu
nông sản ở dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra nông sản

Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng mà mọi người cần thực hiện. Kiểm tra sản
phẩm nông sản. Đây là một bước rất quan trọng bởi không phải sản phẩm nào cũng
được phép xuất khẩu. Mọi người cần xem xét kỹ cả 2 phía, bên nhập hàng và bên cung
cấp các mặt hàng nông sản.

9
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và kiểm định

Các sản phẩm trước khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng được đầy đủ
các yếu tố sau:

 Kiểm dịch thực phẩm;


 Có khả năng phản được chiếu xạ;
 Được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn;
 Được đóng gói một cách cẩn thận;
 Kiểm tra chất lượng, hàng lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 3: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị

 Hóa đơn hàng hóa;


 Bảng kế hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc;
 Giấy xác nhận kiểm dịch thực phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn;
 Giấy xác nhận xuất khẩu.
* Shipping mark khi xuất khẩu trái cây:

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận
lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

* Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:

Đối với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Quý Doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng
hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hay chưa, mẫu mã,
hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được:

 Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;


 Kiểm dịch thực vật;
 Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
 Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
 Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa.
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì phải chú ý thêm các điều sau:

 Thời gian thu hoạch nông sản đủ;


 Thời gian đóng hàng;
 Thời gian làm kiểm dịch thực vật;

10
 Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
 Thời gian vận chuyển.
Làm thủ tục kiểm dịch thực vật:

Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất
lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp Nhà nhập khẩu bên Trung Quốc làm thủ tục
nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi. Hiện nay, khi kiểm dịch, cơ quan kiểm
dịch không chỉ kiểm tra hồ sơ mà còn đưa sản phẩm nông sản về cơ quan để làm kiểm
nghiệm chuyên môn. Vì thế, Quý Doanh nghiệp cần chuẩn bị sản phẩm đúng chất lượng.
Để cơ quan cấp chứng thư kiểm dịch thực vật nhanh nhất. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:

 Giấy giới thiệu;


 Đơn đăng ký kiểm dịch;
 Invoice;
 Packing list;
 Hợp đồng thương mại;
 Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu
có);
 Mẫu hàng hóa cần kiểm dịch (nếu cần).
Đây là bước rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc. Bước này
không nặng về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản,
không bị trả về.

Ngoài ra, căn cứ vào Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. Các loại mặt hàng như rau củ quả thuộc vào doanh
mục cần được kiểm định thực vật, Bên nhập khẩu ở Trung Quốc còn phải yêu cầu còn phải
đảm bảo đủ điều kiện người xuất khẩu phải làm thêm C/O.

2.2: Những thuận lợi và khó khăn


* Thuận lợi:

Về thuận lợi, nhìn chung hoạt động xuất khẩu gạo từ đầu năm 2022 đến nay tiếp tục được
ngành chức năng quan tâm hỗ trợ và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng phát triển
thị trường xuất khẩu. Đồng thời, nước ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích
ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi để
các tiểu thương, doanh nghiệp triển khai các hoạt động thu mua, chế biến và xuất khẩu
gạo. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu gạo tại nhiều nước trên thế giới tiếp tục duy trì ở mức
cao, thậm chí có tăng nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình dịch bệnh.

+TQ là nguồn nhập khẩu lớn

11
+Chi phí vận chuyển thấp hơn vì khoảng cách vị trí địa lý
+ Đánh thuế không cao
+ Dễ dàng vận chuyển
*Khó khăn
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo cũng đối mặt với nhiều khó khăn do giá xăng dầu và các chi phí
vận chuyển, logistics tăng và chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều nước xuất khẩu gạo có nguồn
cung lớn và giá rẻ như Ấn Độ và Pakistan. Đồng thời, nhu cầu thị trường có nhiều thay đổi,
các nước tăng cường các rào cản kỹ thuật trong thương mại và người tiêu dùng cũng ngày
càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, cũng như xuất khẩu gạo sang một số thị trường
vẫn còn gặp khó vì dịch COVID-19. Ngoài ra, do giá vật tư đầu vào tăng mạnh nên giá
thành sản xuất lúa gạo tăng cũng làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo,
cũng như thu nhập của nông dân trồng lúa.

12
KẾT LUẬN

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm vừa
qua. Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại hai nước như tính bổ sung lẫn
nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, sự đa
dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã được phát huy hiệu quả và đem lại
những lợi ích thiết thực cho hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt
được thì Việt Nam cần chủ động xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ thông qua
những lộ trình cụ thể để có thể đối phó với những rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào
Trung Quốc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc mà cụ thể là hạn chế hoạt động nhập khẩu và sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- https://bizfly.vn/techblog/nghien-cuu-thi-truong.html?
fbclid=IwAR3WvErkQCjW8FVaSwhLQ_MDvQnQPVC0rzJlLNDElxSfD_XM12_aAzXgdfk
- https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/tinh-hinh-xuat-khau-gao-
cua-viet-nam-hien-nay-4633.4050.html

14
Câu hỏi trắc nghiệm (6c)

15

You might also like