You are on page 1of 40

KHOA: KINH TẾ QUẢN TRỊ

MÔN: KINH TẾ VI MÔ
LỚP: 2488
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: SỮA TƯƠI
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG HOÀNG MINH QUÂN
Thành viên nhóm 4 thực hiện:

STT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Bùi Thị Phương Nhã 2190527

2 Thái Đài Dương 2190081

3 Bùi Lê Uyên Phương 2201455322014553

4 Trần Hồng Ánh 22007523

5 Nguyễn Lư Mỹ Duyên 2171890

Ngày nộp báo cáo : 9/6/2021


ST Họ và tên Công việc
T
1 Bùi Thị Phương Nhã

2 Thái Đài Dương

3 Bùi Lê Uyên Phương

4 Trần Hồng Ánh

5 Nguyễn Lư Mỹ Duyên
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................6

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................8

1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................8

CHƯƠNG 2: THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG..........................................9

2.1 Tổng quan thị trường sản phẩm....................................................9

2.1.1 Thị trường sữa trên thế giới.......................................................9

2.1.2 Thị trường sữa tại Việt Nam.....................................................9

2.2 Thông tin nghiên cứu thị trường sữa..........................................11

2.2.1 Phân loại người tiêu dùng:......................................................11

2.2.2 Xu hướng tiêu dùng:...............................................................12

2.2.3 Mức tiêu thụ sản phẩm sữa:....................................................14

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sữa tươi Việt Nam.......15

CHƯƠNG 3: THÔNG TIN KINH DOANH THỰC TẾ CỦA CÁC


CÔNG TY SỮA TẠI VIỆT NAM.......................................................18

3.1 Công ty Vinamilk...................................................................18

3.1.1. Thông tin về nhân sự...........................................................18

3.1.2. Thông tin về sản xuất.............................................................20

3.1.3. Thông tin về tài chính......................................................22

3.1.4. Thông tin về Marketing...................................................23

3.2 Công ty TH True Milk............................................................25


3.2.1. Thông tin về nhân sự...........................................................25

3.2.2. Thông tin về sản xuất.............................................................26

3.2.3. Thông tin về tài chính......................................................29

3.2.4. Thông tin về Marketing...................................................30

3.3.2. Thông tin về sản xuất.............................................................32

3.3.3. Thông tin về tài chính......................................................33

3.3.4. Thông tin về Marketing...................................................34

CHƯƠNG 4: NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT


TRIỂN.................................................................................................36

4.1. Tiềm năng.................................................................................36

4.2. Khó khăn................................................................................36

4.3. Các đề xuất.............................................................................37

KẾT LUẬN.........................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................40


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Thị trường sữa năm 2020........................................................11
Hình 2: Tiêu chí lựa chọn sữa của người dùng.....................................13
Hình 3: Thị trường sữa bột liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ
tăng trưởng trung bình những năm gần đây khoảng 7%/năm..............14
Hình 4: Hệ thống các bồn chứa sữa 150.000 lít hiện đại tầm cỡ thế giới
được đầu tư tại nhà máy của Vinamilk................................................21
Hình 5: Kết quả doanh thu năm 2020..................................................23
Hình 6: Quảng cáo bắt mắt, giai điệu dễ nghe của Vinamilk...............25
Hình 7: Nguồn nguyên liệu..................................................................27
Hình 8: Công thức thức ăn cho từng nhóm bò.....................................27
Hình 9: Thẻ gắn chip điện tử cho bò....................................................28
Hình 10: Bao bì sản phẩm của TH TrueMilk.......................................30
Hình 11: Chiến dich học đường...........................................................31
Hình 12: Chỉ tiêu tài chính của Nestle.................................................33
Hình 13: Quảng cáo sữa tươi của Nestle..............................................34
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển
không ngừng, đây cũng là bước thay đổi lớn giúp đời sống dân sinh
được hưởng những ưu đãi nhiều hơn cũng như có những nhu cầu sử
dụng sản phẩm chất lượng tốt hơn. Điều này, cho thấy những tiềm tang
phát triển cho các ngành như tiêu dụng thực phẩm phát triển tại nước
ta.
Sản lượng sữa tại Việt Nam đang ngày một tăng trưởng không
ngừng do nhiều doanh nghiệp nước ta đã tập trung phát triển vào các
nông trại sản xuất sữa nội địa nhằm nắm được sự chủ động trong
nguồn nguyên liệu. Với sự xuất hiện của các nhãn hàng trong nước và
các nhãn hàng nhập khẩu dẫn đến thị trường cạnh tranh cao. Các sản
phẩm từ sữa hiện đang được tiêu thụ mạnh mẽ và có thể bắt gặp được ở
hầu hết các hộ gia đình
Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như sự phát triển của ngành
này, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “ Phân tích thị trường sản
phẩm sữa tươi tại Việt Nam” để tìm tòi, nghiên cứu cũng như đưa ra
những phân tích sâu hơn nhằm đề ra thách thức cũng như cơ và cách
giải quyết.
Do thời gian thực hiện cũng như kiến thức còn yếu kém nên bài
tiểu luận của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy góp ý.
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Sữa tươi đóng hộp hiện nay đang là một trong những mặt hàng
mà không ít những thế hệ từ trẻ em đến người lớn đang sử dụng. Hàng
năm lượng sữa tươi được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và thị trường
thế giới là một con số khổng lồ và đang tăng lên từng ngày. Theo thống
kê của báo cafef, năm 2020 ngành sữa nước ta tăng 19,1% về giá trị,
đạt hơn 130 ngàn tỷ đồng. Nắm bắt được nhu cầu siêu lớn từ người tiêu
dùng các hãng sữa tươi ra mắt liên tục trên nước ta.
Thông qua các thông tin được đề cập trong bài, nhóm nghiên
cứu mong muốn sẽ tích lũy được thêm nhiều thông tin cũng như có góc
nhìn rộng hơn về ngành này và giúp mọi người có cái nhìn tổng quan
về ngành sữa Nhó nay tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung
vào ba nhãn hàng lớn tại Việt Nam là Vinamilk, TH True Milk và
Nestle
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Ngày nay, sữa tươi đang ngày một được ưa chuộng hơn trong
hầu hết các hộ gia đình trong nước và ngoài nước. Vậy nên, các thông
tin của công ty hàng đầu về sữa như chiến lược kinh doanh, quy trình
sản xuất,.. đang được quan tâm nhiều hơn. Do đó nhóm nghiên cứu đề
ra những mục tiêu sau.
 Thông tin về các công ty sữa đang được ưa chuộng tại
Việt Nam về chiến lược, quy trình, thông tin nhân sự,
thông tin về tài chính
 Mức độ của việc sử dụng sữa tươi tại Việt Nam
 Những cơ hội cũng như thách thức mà ngành này đang
gặp phải tại thị trường Việt
 Đưa ra các nhận xét và giải pháp để đối mặt với vấn đề
CHƯƠNG 2: THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
2.1 Tổng quan thị trường sản phẩm
2.1.1 Thị trường sữa trên thế giới
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường EMR với đề tài
là “Báo cáo và Triển vọng của thị trường sữa toàn cầu trong năm 2019-
2024” đưa ra dự báo về thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trên toàn
cầu sẽ tăng trưởng 2,5% mỗi năm.
Tổng sản lượng sữa của bảy thị trường xuất khẩu sữa hàng đầu
thế giới gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), New Zealand, Australia,
Brazil, Argentina và Uruguay dự kiến sẽ tăng 0,8% vào đầu năm 2020.
Điều gây chú ý là các sản phẩm sữa không đường dự kiến sẽ đóng vai
trò thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường sữa trong những năm tới. Để có
được những kết luận này các nhà nghiên cứu đã thống kê được tỷ lệ
dân số sử dụng sữa không đường tại các quốc gia như Mỹ, Châu Âu và
Trung Quốc chiếm lần lượt là 5%, 10% và 90%.
Tại những thị trường này, các sản phẩm sữa không chứa đường
đang ngày càng phổ biến rộng rãi, bởi theo đa số người dân, các sản
phẩm không chứa đường hoặc có hàm lượng đường thấp được coi là
tốt cho sức khỏe.
2.1.2 Thị trường sữa tại Việt Nam
Nhìn chung thị trường ngành sữa có nhiều tiềm năng lớn cả về
nhu cầu tiêu thụ lẫn các mức tăng trưởng của thị trường. Theo SSI
Research, trong năm 2021 thì đới với nhu cầu sữa vào thời điểm tình
hình Covid-19 là sản phẩm ít bị chịu ảnh hưởng nhất. chỉ giảm 6.1% về
giá trị. Mức tiêu thụ của sữa chiếm 11.9% tiêu thụ FMCG tại Việt
Nam. Vào thời điểm dịch bệnh hiện tại, người tiêu dùng có quan điểm
sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch làm tăng nhu
cầu tiêu thụ, bên cạnh đó do dịch bệnh mà nhu cầu tiêu thụ sữa tại các
trường học cũng giảm bớt vì trường học trên toàn quốc phải đóng cửa
ba tháng.
Theo Euromonitor, con số ước tính mà thị trường sữa Việt Nam
(bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua lên men, phô mai, bơ sữa và các
chế phẩm từ sữa) đạt được trong năm 2020 là 135.000 tỷ đồng, tăng
trưởng hơn 8% so với năm 2019, nhờ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
mà ngành hàng sữa chua và sữa uống tăng. Theo số liệu của
Euromonitor, trong tất cả các ngành hàng liên quan đến thị trường sữa
đều tăng trưởng cao như sữa nước tăng 10%, sữa chua tăng 12%, phô
mai tăng 11%, bơ sữa tăng 10% và các chế phẩm từ sữa tăng 8% bên
cạnh đó sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.
Do có những con số phản ánh sự tích cực của ngành sữa trong
những năm qua giúp cho tỷ suất lợi nhuận gia tăng. Cụ thể thì trong
thời điểm dịch Covid-19 đã tác động mạnh lên nhu cầu tiêu thu của các
mặt hàng thì đến nhu cầu sữa toàn cầu lại giúp cho nhu cầu tiêu tăng
mạnh, cũng do dịch bệnh khiến cho giá nguyên liệu ở mức thấp trong
năm 2020, đặc biệt là giá chất beo khan Anhydrous (giảm 23% so với
cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, giá dầu thấp giúp giảm chi phí đóng gói
và vận chuyển. Các yếu tố này hỗ trợ tỷ suất lợi nhuận gộp của các
công ty sữa.
Đồng thời cũng trong năm 2020, đã diễn ra nhiều thương vụ lớn như
Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, IDP cũng được Blue Point và
VietCapital mua lại.
Theo ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk đã giữ vững được
thị phần vẫn chiếm được thị phần cao nhất ngành sữa với con số lên
đến 43,3%. Mộc Châu Milk chiếm 45% thị trường, lãi ròng tăng 68%.
Đây được cho là hai tượng đài trong ngành sữa Việt Nam. Tiếp theo đó
là FrieslandCampina với 15,8% còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khác giữ dưới 10% thị phần.

Hình 1: Thị trường sữa năm 2020


Nguồn: Euromonitor
2.2 Thông tin nghiên cứu thị trường sữa
Những thông tin nghiên cứu thị trường sữa như:
2.2.1 Phân loại người tiêu dùng:
Trong đó, để phân loại người tiêu dùng chúng ta sẽ dựa theo
mức độ dân số như sự khác nhau về dân số giữa thành thị và nông
thôn. Tỷ lệ dân nông thôn 65.6% dân số cả nước với mức sống thấp
hơn so với dân thành thị chiếm 34.4% (theo số liệu năm 2019). Bởi vì
lý do đó nên nhu về tiêu thụ sữa giữa hai vùng sẽ có khác biệt. Các nhà
cung cấp sẽ khó tiêu thụ hàng hơn nên ở những vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa. Bên cạnh đó còn có thể dựa theo độ tuổi, đối với trẻ em
thì mức tiêu dùng sữa sẽ cao hơn so với người lớn. Trẻ em được ước
tính chiếm đến 25% dân số cả nước và cũng là đối tượng mà các nhà
sản xuất sữa hướng đến nhiều nhất. Dù người lớn chiếm đến 66% dân
số cả nước, đay là đối tượng chi trả cho những sản phẩm sữa, nắm giữ
thu nhập và quyết định chi trả cho sản phẩm. Đối tượng sẽ đánh giá
chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm sữa. Người già chiếm
9% dân số cả nước nhưng cũng là những đối tượng sử dụng sữa như
sữa bột và sữa nước.
Tiếp theo là dựa vào tình trạng sức khỏe, đối với các đối tượng
có sức khỏe bình thường chiếm tỷ lệ lớn và nhu cầu tiêu dùng khác
phong phú có thể sử dụng hầu hết các loại sữa cũng như chế phẩm từ
sữa. Còn đối với người có bệnh về đường huyết, béo phì thì sẽ phải lưu
ý về lựa chọn sản phẩm. Ngày nay tỷ lệ người mắc các bệnh về đường
huyết, béo phì ngày càng tăng cao, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em dưới 15
tuổi có triệu chứng mắc các bệnh trên lên đến 21% và ngày càng tăng
cao. Còn đối với người lớn và người già chiếm đến 18%. Đối với
những người mắc các bệnh về xương khớp, suy dinh dưỡng cũng sẽ có
những sản phẩm sữa dành riêng cho họ. Những đối tượng thường bị
suy dinh dưỡng thường là những em ở vùng sâu vùng xa, nông thôn và
con số lên dến 13%.
2.2.2 Xu hướng tiêu dùng:
Dựa theo độ cung cấp dinh dưỡng
Hình 2: Tiêu chí lựa chọn sữa của người dùng

Nguồn: IPSARD

Dựa theo công bố của của IPSARD, hơn 80% người sử dụng sẽ
lựa chọn sản phẩm sữa dựa trên độ dinh dưỡng mà sản phẩm đó mang
lại.
Dựa theo độ uy tín của thương hiệu đó
Trong thời kì hiện đại, người tiêu dùng có nhu cầu cao về các
sản phẩm của họ và luôn khắt khe đối với sản phẩm mà họ chọn để sử
dụng nhất là về thông tin cũng như độ tin cậy của thương hiệu đó. Theo
như báo cáo của Nielsen có gần 90% người dùng nước ta đã đọc thông
tin được công bố trên bao bì của sản phẩm sữa một cách nghiêm túc
trước khi họ quyết định mua sản phẩm đó, hơn 70% người tiêu dùng
mong muốn được biết hết về sản phẩm đó từ thành phần, hạn sử dụng,
công nghệ mà nhà máy đó sử dụng…
Dựa theo sự lành mạnh của sản phẩm
Những năm gần đây người tiêu dùng hầu hết đang bị ảnh hưởng
mạnh bởi các xu hướng của sự “organic”, người tiêu dùng nước ta có
sự quan tâm sâu sắc đến những tác động về sau của thành phần nhân
tạo như chất bảo quản..bên cạnh đó, những xu hướng như giảm béo,
giảm đường, bổ xung canxi cũng đang được quan tâm nhằm mang đến
cái lợi cho sức khỏe người dùng
2.2.3 Mức tiêu thụ sản phẩm sữa:

Hình 3: Thị trường sữa bột liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ
tăng trưởng trung bình những năm gần đây khoảng 7%/năm.

(Nguồn: Gafin)
Theo số liệu thống kê được thì mức doanh thu của ngành sữa
vào năm 2017 đạt 100.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng được đánh giá là
tăng 10.5% so với năm 2016. Bao gồm sản phẩm sữa tươi là 1.333,4
triệu lít, mức tăng trưởng là 6.6% đối với năm 2016. Mặt hàng sữa bột
đạt 127.4 nghìn tấn với mức tăng trưởng 10.4% so với năm trước đó.
Về mặt hàng sữa nhập khẩu và sản phẩm làm từ sữa đạt 868 triệu USD
mức tăng trưởng 1.9% so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu mà sữa
và sản phẩm làm từ sữa mang lại đạt hơn 300 triệu USD.
Với mức tiêu thụ sữa bình quân đạt lên đến 26 lít/người. Vì nhu
cầu sống ngày tăng cao, con người có xu thế cải thiện sức khỏe và tầm
vóc khiến cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng
trưởng cao. Dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ tăng lên trên 28
lít sữa/năm/người. Tiềm năng của ngành sữa nói chung và nhu cầu dinh
dưỡng thông thường, dinh dưỡng dùng y học... nói riêng còn rất lớn.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường sữa tươi Việt Nam
Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp cũng được xem là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến thị trường sữa. Nếu bên phía cung cấp tạo áp lực cao sẽ dẫn
đến sự thay đổi trong giá cả, kéo theo sự thay đổi quyết định mua hàng
của người tiêu dùng và ngược lại.
Hiện nay quy mô nhà cung cấp sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng
được phần nhỏ nguyên liệu cho ngành sữa. Hầu hết bò được nuôi ở các
hộ gia đình, chiếm hơn 90% tổng đàn bò sữa cả nước. Bên cạnh đó,
nhiều hộ gia đình nông dân thiếu kiến thức về chọn giống, chăn nuôi,
khai thác sữa.. dẫn đến chất lượng đàn bò kém hơn so với các nhà máy
chế biến sữa, chi phí vận chuyển đến các nhà máy sữa khá cao do
khoảng cách xa với nhà máy. Vậy nên, các nhà cung cấp nhỏ lẻ nguồn
sữa hầu như bất ổn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Lượng
sữa của các cơ sở thu gom hầu như đều bán cho các nhà máy sữa chiếm
hơn 90%
Trong những năm gần đây, mức tiêu thụ sữa ở nước ta tăng gần
20% mỗi năm nhưng nguồn nguyên liệu hầu hết phải nhập từ nước
ngoài. Việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài sẽ khiến sản xuất và giá
của sản phẩm sẽ tăng nếu như nguồn nguyên liệu liên tục tăng trong
thời gian tới
Sức ép về chất lượng:
Đây là một trong những yếu tố mang tính cạnh tranh và quyết
định sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp sữa vì đây là một sản
phẩm không thể thiếu trong các hộ gia đình hiện nay. Việc có thể đạt
đủ yêu cầu về chất lượng dinh dưỡng cũng như vệ sinh là yếu tố quan
trọng nhằm quyết định lựa chọn của khách hàng. Các nhà phân phối
đều lựa chọn sản phẩm dựa trên các yếu tố này.
Cạnh tranh về chất lượng cũng là yếu tố cạnh tranh vô cùng gay
gắt. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt trình độ cao trong công nghệ và
quản lý. Những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ nắm được lợi thế cạnh
tranh
Khách hàng:
Bộ phận khách hàng nhỏ lẻ tuy không lớn nhưng cũng là một thị
trường có tầm ảnh hưởng cao tới hệ thống buôn bán và tạo nên sức ép
mang tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sữa. Nhà sản
xuất có thể xây dựng riêng một hệ thống đại lý độc quyền và các hệ
thống chuyên bán lẻ cũng là mô hình cạnh tranh cao nhằm dành được
lượng khách hàng không hề nhỏ này.
Bên cạnh đó, mức giá bán lẻ phải bình ổn, hợp lý với mức giá
của các nhà phân phối để tránh tình trạng chênh lệch về giá, sẽ khiến
cho khách hàng có cái nhìn không đúng từ.
Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế cho sữa và các sản phẩm từ sữa là những
sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng ngày
nay, các sản phẩm có thể thay thế được sữa ngày càng được ưa chuộng
và phong phú hơn với chất lượng cao nhưng giá thành rẻ hơn so với các
sản phẩm từ sữa. Ví dụ như sữa đậu nành, ngũ cốc, hay các sản phẩm
khác nhưng có thể cung cấp được dinh dưỡng cần thiết
Hiện nay, sau hàng loạt những rắc rồi, sai lầm của nhà sản xuất
sữa về chất lượng thì áp lực của sản phẩm thay thế không hề nhỏ. Vì
khi nói về mặt chất lượng thì sản phẩm thay thế mang lại chất lượng
hầu như giống các sản phẩm từ sữa như có thể giúp chữa bệnh hoặc
giúp những người khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
Vậy nên, các sản phẩm thay thế đang tạo nên một áp lực cạnh
tranh không hề nhỏ. Áp lực đặt ra là ngành sữa nước ta đang đứng
trước nguy cơ sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm tương tự nếu không có
các biện pháp mạnh
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Trong thời đại phát triển, nhu cầu tiêu dùng sữa của khách hàng
ngày một tăng cao và vẫn đang tiếp tục tăng mạnh. Nhưng, hiện nay
hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sữa nước ta còn phải chịu sự cạnh
tranh ngày một tăng mạnh do việc giảm thuế cho các doanh nghiệp sản
xuất sữa ngoài nước, sau khi nước ta ký các cam kết về tổ chức thương
mại thế giới.
Theo các đánh giá, thị trường ngành sữa đang là thị trường có
khả năng tăng trưởng hơn trong tương lai, và cũng là thị trường có lợi
nhuận cao.
Ngành sữa nước ta là ngành đang có mức phân tán khá cao nho
có nhiều doanh nghiệp sản xuất như Vinamilk, Dutch Lady, TH True
Milk,… nhưng hiện nay Vinamilk đang là công ty có thị phần lớn
nhưng cũng không đủ khả năng chi phối ngành
Đối thủ tiềm ẩn:
Hiện nay, đối thủ tiền ẩn trong ngành sữa đang là các doanh
nghiệp chưa xuất hiện nhưng trong tương lai có thể sẽ tham gia vào
ngành sữa. Khi các công ty này xuất hiện, sẽ dẫn đến tình trạng giật thị
phần khách của các doanh nghiệp khác cùng ngành. Với dân số hơn 90
triệu dân thì nước ta đang là một thị trường vô cũng màu mỡ cho các
nhà đầu tư. Cùng với những chính sách khuyến khích của chính phủ
nước ta sau khi ký kết các cam kết về thương mại sẽ khiến cho các nhà
đầu tư nước ngoài chuyển hướng đàu tư vào nước ta, vì vậy đây là một
trong những áp lực khá lớn cho các nhà sản xuất nội địa như Vinamilk,
TH True Milk… trong quá trình định hình cũng như phát triển.
Những năm gần đây, ngành sữa nước ta được đánh giá là thị
trường có giá sữa cao trên thế giới, biên lợi nhuận mang về cho các
công ty sản xuất lên đến 80%.

CHƯƠNG 3: THÔNG TIN KINH DOANH THỰC TẾ CỦA CÁC


CÔNG TY SỮA TẠI VIỆT NAM
3.1 Công ty Vinamilk
3.1.1. Thông tin về nhân sự
Trong suốt 40 năm qua, để Vinamilk trở nên lớn mạnh và đạt
được những thành công như ngày hôm nay, là thành quả đóng góp
không nhỏ từ bao công sức và tâm huyết của tất cả các thành viên trong
công ty, dưới sự chỉ đạo, định hướng sáng suốt và đúng đắn của những
người giữ vị trí cấp cao cũng là những nhân sự chủ chốt của công ty.
Đó là những con người không chỉ có tài mà còn sự bản lĩnh và quan
trọng nhất là luôn hết mình vì sự nghiệp phát triển và đi lên của
Vinamilk. Hãy cùng xem ban lãnh đạo của Vinamilk bao gồm những
nhân vật tầm cỡ nào nhé.
 Bà Lê Thị Băng Tâm - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ,Thành
viên của Tiểu ban Lương thưởng và là Thành viên HĐQT độc
lập.
 Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám Đốc Công Ty (CEO), Thành
viên của Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Chiến lược.
 Bà Nguyễn Thị Thắm - Thành viên HĐQT không điều hành
 Ông Alain Xavier Cany - Thành viên HĐQT không điều hành
 Bà Đặng Thị Thu Hà - Thành viên HĐQT không điều hành,
Thành viên Tiểu ban Kiểm toán và Tiểu ban Lương thưởng.
 Ông Đỗ Lê Hùng - Thành viên HĐQT độc lập, Trưởng Tiểu
ban Kiểm toán.
 Ông Lê Thành Liêm - Thành viên Hội đồng Quản trị, Giám
đốc Điều hành Tài chính Kiêm Kế toán trưởng, Thành viên Tiểu
ban Kiểm toán.
 Ông Lee Meng Tat - Thành viên HĐQT không điều hành,
Thành viên Tiểu ban Chiến lược và Tiểu ban Nhân sự.
 Ông Michael Chye Hin Fah - Thành viên HĐQT không điều
hành, Thành viên Tiểu ban Kiểm toán và Tiểu ban Lương
thưởng.
Bên cạnh ban Hội Đồng Quản Trị, không thể không nhắc tới ban Điều
Hành. Họ là những người trực tiếp điều hành việc kinh doanh, nguồn
nguyên liệu, nguồn nhân lực, ngoại giao, chuỗi cung ứng,… của công
ty
 Ông Mai Hoài Anh - Giám đốc Điều hành Kinh doanh Quốc tế
kiêm Điều hành Khối Kinh doanh Nội địa
 Ông Trịnh Quốc Dũng - Giám đốc Điều hành Phát triển
vùng nguyên liệu
 Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Giám đốc Điều hành Chuỗi Cung
ứng
 Bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Điều hành Nhân sự -
Hành chính & Đối ngoại
 Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc Điều hành Nghiên cứu
và Phát triển
 Ông Lê Thành Liêm - Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế
toán trưởng
 Ông Phan Minh Tiên - Giám đốc Điều hành Marketing
 Ông Trần Minh Văn - Giám đốc Điều hành Sản xuất
Ngoài ra tập đoàn còn có 4 Tiểu ban nhỏ như: Tiểu ban chiến
lược, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban lương thưởng, Tiểu ban kiểm toán
cùng với hơn 6000 công nhân viên (2016). Số lượng công nhân viên
tính tới nay có lẽ đã tăng lên đáng kể so với số liệu cập nhật năm 2016
cho thấy đà tăng trưởng và phát triển ngày càng lớn mạnh không ngừng
của Vinamilk. Tập đoàn còn 2 năm liền giữ vững vị trí số 1 trong top
100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do Vietnam HR Awards bình chọn.

3.1.2. Thông tin về sản xuất


Ban đầu Vinamilk chỉ có 2 nhà máy sữa Trường Thọ và nhà
máy Thống Nhất đều được đặt tại Thủ Đức. Sau 25 năm phát triển,
Vinamilk đã dẫn đầu thị trường sữa tại Việt Nam thì họ đã mở thêm 12
nhà máy trong đó có 11 nhà máy được đặt tại Việt Nam từ Nam ra Bắc
và 1 nhà máy khác ở New Zealand, Úc. Mỗi năm Vinamilk sản xuất
hơn 800 triệu lít sữa, chính vì lẽ đó mà nhà máy của họ luôn được cập
nhật những công nghệ hiện đại nhất và sản xuất trong quy trình khép
kín nhất.

Quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn 5 bước Châu Âu

Bước 1 : Nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra kỹ càng

Quy trình chăn nuôi bò của Vinamilk rất chuyên nghiệp khi cho
bò ăn cỏ hữu cơ, loại đồ ăn dinh dưỡng và cho bò nghe nhạc để cho ra
sữa bò với chất lượng tốt nhất. Sau khi đã lấy được sữa bò thì sữa được
niêm phong chặt chẽ, gửi liền đến nhà máy để lấy mẫu phân tích và
phân loại sữa. Vì được vận chuyển tốc hành đến nhà máy nên sữa vẫn
giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng bên trong.
Hình 4: Hệ thống các bồn chứa sữa 150.000 lít hiện đại tầm cỡ thế giới
được đầu tư tại nhà máy của Vinamilk.

(Nguồn: https://vietnampfa.com)

Bước 2 : Quy trình chế biến với các thiết bị hiện đại từ châu Âu

Sữa tươi sau khi đưa vào bồn chứa sẽ qua công đoạn chế biến
như ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng và làm lạnh đến 4 độ C.
Máy ly tâm tách khuẩn là công đoạn rất quan trọng vì nó sẽ giúp loại
bỏ tạp chất, vi khuẩn có hại nhưng vẫn giữ lại được các dinh dưỡng cần
thiết trong sữa.

Với công nghệ hiện đại và tiên tiến tiệ trung UH có thể gia nhiệt
sữa lên đến 140 độ C và có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống 25 độ C.
Nhờ công thức và kỹ thuật hiện đại mà sữa tươi của Vinamilk vẫn đáp
ứng đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất mà hương vị vẫn tự
nhiên.Sữa sau khi được tách khuẩn ly tâm thì được trữ trong bồn tiệt
trùng chờ được vô trùng và rót vào hộp tiệt trùng.

Bước 3: Rót và đóng gói trong môi trường tiệt trùng


Bước 4: Dự trữ bằng kho lạnh, trong môi trường lạnh vi khuẩn
sẽ khó xâm nhập vào sữa làm giảm khả năng sữa bị hư trong quá trình
bảo quản

Bước 5: Vận chuyển và bảo quản

Sữa sẽ được vận chuyển vằng xe chuyên dụng, thành phẩm được đóng
gói, sắp xếp tại kho dựa trên nguyên lý hệ thống vận hành Tetra Plant
Master

3.1.3. Thông tin về tài chính


Năm 2020 có lẽ là năm gặp nhiều khó khăn nhất của các doanh
nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới do tình
hình phức tạp của dịch Covid – 19. Vinamilk đã nỗ lực vượt qua nhiều
thách thức và trở ngại, theo công bố báo cáo tài chính của công ty, kết
thúc năm 2020 tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.723 tỷ đồng, thu về
11.236 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 6,5% và 5,9% so với
cùng kì năm ngoái, đưa mức đóng góp ngân sách Nhà nước của
Vinamilk và các công ty thành viên đạt hơn 5.200 tỉ đồng, tăng 10% so
với năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch năm và tăng 5,9% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỉ
đồng, tăng 6,9%, hoàn thành mục tiêu giữ vững thị phần nhờ chiến
lược tiếp thị phù hợp. Vinamilk cũng tích cực xuất khẩu các sản phẩn
thế mạnh và nổi bật của mình sang những thị trường khó tính và mang
tính cạnh tranh cao như Trung, Hàn, Singapore và nhiều nước trong khu
vực Đông Nam Á cũng như khai thác và phát triển thị trường mới tại khu
vực Châu Phi nhằm gia tăng sự xuất hiện của mình trên bản đồ ở 56 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu cùng
năm cũng không hề kém cạnh khi doanh thu thuần nước ngoài vẫn tăng
trong dịch COVID-19 đạt đến 8.794 tỉ đồng, tăng 7,4% so với năm
2019 với tổng kim ngạch đạt hơn 2,4 tỉ USD, riêng xuất khẩu trực tiếp
đóng góp lên đến 5.561 tỉ đồng. Vinamilk đã tạo nên những con số ấn
tượng trong bối cảnh khó khăn chung, đóng góp tích cực cho ngành
công nghiệp sữa cả nước. Trong quý I/2021, doanh thu và lợi nhuận
sau thuế của Vinamilk trong ước đạt 13.241 tỷ VNĐ và 2.597 tỷ VNĐ,
tương ứng đạt 21,3% và 23,2% kế hoạch năm.. Vinamilk đặt mục tiêu
doanh thu cho năm 2021 là 62.160 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là
11.240 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng doanh thu 4,1% và lợi
nhuận giữ ổn định so với cùng kỳ.

Hình 5: Kết quả doanh thu năm 2020

Nguồn: thanhnien.vn
3.1.4. Thông tin về Marketing

Để đứng được ở vị trí số 1 ngành sữa Việt Nam, Vinamilk đã


mất rất nhiều năm tháng để bộ nhận dạng thương hiệu của mình trở nên
quen thuộc đối với khán giá.Về giá của các sản phẩm, Vinamilk tiếp
cận người tiêu dùng thông qua các hệ thống bán lẻ như tạp hóa, chợ và
thông qua các chợ hiện đại như siêu thị, mua hàng online. Vinamilk
vẫn luôn cố gắng để đưa mặt hàng sữa của mình vươn ra ngoài thế giới,
hiện nay Vinamilk đã xuất khẩu qua Trung Quốc với hai mặt hàng sữa
hạt và sữa đặc của mình. Các loại sữa và sữa chua của Vinamilk luôn
được điều chỉnh giá sao cho phù hợp với mức thu nhập của người lao
động, họ luôn đánh vào tâm lý khách hàng dù là trẻ nhỏ hay người lớn.
Gần như các hãng sữa khác khó cạnh tranh lại khi giá cả của sản phẩm
Vinamilk luôn có mức rẻ hơn đến 1/3 sản phẩm khác cùng ngành. Đối
với trẻ nhỏ thì Vinamilk hay kèm rất nhiều đồ chơi khuyến mãi, ở
những gian hàng nhỏ lẽ ngoài chợ đồ chơi có giá trị cao hơn còn được
đổi bằng các tem thu nhập trong từng lốc sữa. Đối với mua là các bậc
phụ huynh Vinamilk đánh vào tâm lý giảm giá, hay có các chương trình
giảm giá, mua một thùng tặng thêm một lốc sữa. Truyền thông của
Vinamilk còn hiểu quả hơn khi mở ra rất nhiều chiến dịch từ thiện,
chiến dịch gây quỹ như “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em
nghèo trị giá 10 tỉ đồng”, “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ.”.
Vinamilk luôn nắm được tâm lý của trẻ nhỏ khi thường xuyên tạo ra
loạt clip quảng cáo kèm âm nhạc và hình ảnh vui tươi dễ nhớ dễ thuộc,
quảng cáo nổi tiếng nhất của Vinamilk một thời đó chính là quảng cáo
“100% sữa tươi nguyên chất 100%”.
Hình 6: Quảng cáo bắt mắt, giai điệu dễ nghe của Vinamilk.
Nguồn: Vinamilk

3.2 Công ty TH True Milk


3.2.1. Thông tin về nhân sự
Tập đoàn TH là nơi tập hợp đội ngũ các nhà lãnh đạo trong nước
và ngoài nước mang tầm cỡ đẳng cấp quốc tế, không chỉ có vốn kiến
thức sâu rộng am hiểu về khoa học công nghệ và khoa học quản trị mà
còn có một trái tim và khối óc cùng chung một niềm tin, một khát khao
và nhiệt huyết nhằm tạo nên sự khác biệt và mang lại hạnh phúc đích
thực cho cộng đồng và sự phồn vinh cho tập đoàn. Ban lãnh đao tập
đoàn TH gồm có:
 Bà Thái Hương - Nhà Sáng lập, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội
đồng Chiến lược
 Ông Nguyễn Việt Quang - Giám đốc Cấp cao Chiến lược Tập
đoàn
 Ông Ngô Minh Hải - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn
 Ông Hoàng Công Trang - Tổng Giám đốc Tập đoàn
 Bà Tô Minh Nguyệt - Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn
 Ông Trương Quốc Bảo - Giám đốc Tiếp thị Tập đoàn
 Bà Lều Nguyệt Ánh - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Tập
đoàn
 Bà Trần Thị Quyên - Giám đốc Nhân sự
TH Group luôn xác định rằng yếu tố then chốt quyết định sự thành
công và phát triển bền vững của một doanh nghiệp chính là nhân tố trụ
cột con người. Với sự xác định rõ ràng đó, tập đoàn luôn cố gắng mang
đến cho công nhân viên một môi trường làm việc hỗ trợ, bình đẳng,
minh bạch và đảm bảo phúc lợi của toàn bộ cán bộ nhân viên cũng như
tạo cơ hội lên tiếng và đưa ra chính kiến cho mỗi người. Từ đó thành
công xây dựng thương hiệu “TH - Hạnh phúc đích thực” với “Nơi làm
việc hạnh phúc” của “Những con người hạnh phúc”. Hiện TH Group
có hơn trên 10.000 cán bộ, công nhân viên làm việc tại các hệ thống
trang trại, nhà máy công nghệ cao trải rộng khắp cả nước cũng như các
dự án, lĩnh vực khác ngoài sữa như thực phẩm sạch, dược liệu, y tế,
giáo dục, du lịch,… Khảo sát năm 2019 của Vietnam HR Awards về
top “Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, TH Group đứng ở vị trí
thứ 17. Đến năm 2020, tập đoàn nhanh chóng thăng hạng vượt bậc lọt
vào top 6.
3.2.2. Thông tin về sản xuất
TH True Milk cũng có quy trình sản xuất tương tự Vinamilk nên
ở đây ta sẽ nói về quy trình chăn nuôi hiện bò sữa hiện đại của TH
TrueMilk.

Bước 1: Giống bò

Đàn bò được tuyển lựa chặt chẽ, phả hệ rõ ràng, nhập khẩu từ
nước ngoài như New Zealand, Mỹ, Úc, Canada để đảm bảo chất lượng
sản phẩm được tốt nhất.

Bước 2: Nguồn nguyên liệu


Hình 7: Nguồn nguyên liệu

Nguồn: thmilk.vn

Thức ăn cho bò luôn là ưu tiên hàng đầu và có đủ khả năng sản


xuất số lượng lớn đủ cung cấp cho bò quanh năm. TH True Milk cho
bò ăn ngô, cao lương, cỏ Mombasa, cỏ Mulato. Bên cạnh đó còn ứng
dụng công nghệ máy móc tiên tiến để phục vụ cho trang trại.

Bước 3: Dinh dưỡng

Hình 8: Công thức thức ăn cho từng nhóm bò


Nguồn: thmilk.vn
Bước 4: Nguồn nước nước sạch được xử lý bằng công nghệ lọc
nước Amiad nhằm cho ra nước tinh khiết nhất, đảm bảo dinh dưỡng
cho đàn bò
Hình 9: Thẻ gắn chip điện tử cho bò
Nguồn: thmilk.vn

Bước 5: Chuồng trại và quản lý chuồng.

TH áp dụng công nghệ quản lý đàn Afifarm của Afimilk


(Isarel)-Một hệ thống quản lý trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu thế
giới. Bò được đeo thẻ và gắn chip điện tử Afitag ở chân để theo dõi
tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và sản lượng sữa. Tất cả các
thông tin của từng cá thể bò được phân tích và được các quản lý trang
trại sử dụng để đưa ra các quyết định quản lý toàn bộ chu trình chăn
nuôi tại trang trại.

Bước 6: Chăm sóc sức khỏe và vắt sữa

Trang trại của TH TrueMilk cung cấp cho đàn bò một nơi thoải
mái nhất đầy đủ mái che, quạt trần và bò được nghe nhạc, giảm thiểu
tối đa sự căng thẳng của đàn bò. TH TrueMilk còn có trung tâm thú y
và phòng thí nghiệm để có thể chuẩn đoán bệnh nhanh và điều trị bệnh
cho bò. Bên cạnh đó hệ thống vắt sữa hiện đại, vắt sữa hoàn toàn tự
động và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.3. Thông tin về tài chính
Nhờ vào định hướng thương hiệu rõ ràng, Tập đoàn TH đã có sự
bứt phá ngoạn mục trong tăng trưởng, tiếp tục thể hiện thế mạnh trong
phân khúc sữa tươi với nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ trang trại chăn
nuôi đàn bò thuộc chủ sở hữu với doanh thu. Theo số liệu bán lẻ toàn
thị trường thành thị của Nielsen, trong 11 tháng đầu năm 2018, sữa TH
true MILK tăng trưởng gần 22% về sản lượng và 30% về doanh thu,
trong bối cảnh cả ngành hàng sữa nước hầu như không tăng. Tới nay
thị phần của TH true MILK trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán
lẻ thành thị đạt gần 40%, đứng đầu về phân khúc sữa tươi. Trong cùng
khoảng thời gian đó; khi sức mua của người tiêu dùng đối với toàn
ngành sữa nước ở thị trường thành thị chững lại thì sữa tươi TH true
MILK tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán sữa tăng, lợi
nhuận của Tập đoàn TH cũng tăng dần qua các năm. Nếu lãi ròng năm
2014 của tập đoàn là 27 tỷ đồng, thì con số này đã tăng gấp đôi năm
2015 và lên con số 130 tỷ đồng năm 2016. Kể từ năm 2017, Tập đoàn
có bước nhảy vọt trong kinh doanh. Lãi ròng năm 2017 là 319 tỷ đồng
và năm 2018 là 450 tỷ đồng. Trong vòng 5 năm, từ 2014 đến 2018, lãi
ròng của TH đã tăng 15 lần. Năm 2018, Tập đoàn TH đã cán mốc
doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, vượt nhanh hơn lộ trình mà bà Thái
Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH đã kiến tạo. Thành tích này có được
nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của sản phẩm sữa tươi. Cùng với cuộc
cách mạng sữa tươi sạch, Tập đoàn TH cũng đã thành công với cuộc
cách mạng sản xuất hữu cơ, sữa học đường và dinh dưỡng người Việt.
3.2.4. Thông tin về Marketing
Dù được ra đời sau các hãng sữa khác nhưng TH TrueMilk đã
có những bước tiến vượt bậc để đưa tên tuổi hãng lên hàng top đầu các
thương hiệu sữa tại Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm
của Vinamilk. Khác với Vinamilk, TH TrueMilk hiểu được tâm lý của
người tiêu dùng xã hội hiện đại quan tâm tới sức khỏe là trên hết. Vì
vậy, các sản phẩm của TH đánh vào đối tượng những khách hàng có
thu nhập từ trung bình khá đến cao. Họ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
thông qua ba tiêu chí: sạch – đầy đủ chất dinh dưỡng – ngon. Bao bì
sản phẩm của TH TrueMilk sử dụng của Tetra Pak (Thụy Điển) và
Combibloc (Đức), với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần trang
nhã, tạo cảm giác dịu mắt cho người mua.

Hình 10: Bao bì sản phẩm của TH True Milk


Nguồn: TH True Milk

Truyền thông của TH True Milk nhắm đến phụ nữ đã có gia


đình là chính, khi TH TrueMilk tạo ra dòng sản phẩm TOPKID và
chiến dịch sữa học đường đã gây chú ý đến những người phụ nữ đang
có con trong độ tuổi phát triển, họ quan ttâm đến chất lượng bên trong
của sản phẩm hơn là thiết kế bắt mắt bên ngoài. Chính vì vậy chiến
dịch sữa học đường của TH True Milk đã trở nên thành công hơn bao
giờ hết.

Hình 11: Chiến dich học đường

Nguồn: baovemoitruong.org.com

Trái ngược với Vinamilk, TH True Milk đánh vào tâm lý sức
khỏe của người tiêu dùng khi không nhắm vào đối tượng trẻ nhỏ với
quảng cáo bắt mắt mà họ tập trung vào các hội thảo sức khỏe mời các
chuyên gia nổi tiếng về cùng đàm thoại. Nhờ những buổi hội thảo họ
nâng cao hình ảnh của sản phẩm, cũng như thể hiện được sự uy tín của
nhãn hàng khi thực sự quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. . Đây
cũng là sản phẩm sữa học đường duy nhất được Bộ Y tế xác nhận có
hiệu quả trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng
của trẻ em. Bên cạnh hội thảo về sức khỏe thì TH True Milk còn tổ
chức sự kiện “Chung tay vì tầm vóc việt”, sự kiện được tổ chức rầm rộ
hoành tráng mang đến thông điệp cải thiện sức khỏe cũng như chiều
cao của người Việt. Nhấn mạnh sự quan trọng của sữa tươi TH True
Milk đối với thế hệ Việt Nam sau này.

3.3. Công ty Nestle Việt Nam


3.3.1. Thông tin về nhân sự

Đứng đầu công ty Nestlé tại Việt Nam là Ông Binu Jacob - Tổng
giám đốc mới kể từ ngày 1/4/2020. Tại Nestlé, con người được xem là
tài sản lớn và quan trọng nhất. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn, sức khỏe
và gắn kết là ưu tiên hàng đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Nestlé Việt
Nam đã xây dựng 6 nhà máy và đem lại việc làm cho gần 2300 nhân
viên trên toàn quốc. Đặc biệt, nhóm nhân viên từ 22 đến 37 tuổi hiện
chiếm hơn 3/4 tổng số nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, Nestlé còn
4 năm liên tiếp là 1 trong 3 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam - giải
thưởng củacủa Vietnam HR Awards và cũng là công ty có vốn đầu tư
nước ngoài duy nhất vinh dự được bình chọn.
3.3.2. Thông tin về sản xuất
Tại Nestle với phương châm phát triển bền vững, họ giảm thiểu
tối đa sự lãng phí trong quá trình sản xuất:

Giảm lãng phí về không gian, thời gian: Vị trí đặt máy móc rất
quan trọng trong quá trình sản xuất, nhằm giảm lãng phí về thời gian,
Nestle sắp xếp hệ thống sản xuất một cách chặt chẽ để thuận tiện trong
việc đi lại vận chuyển công nhân. Sắp xếp khu làm việc cũng nhỏ gọn
để tiết kiệm được không gian.

Giảm lãng phí nguyên nhiên liệu: Nestle sử dụng tối đa ánh
sáng tự nhiên, giảm tỉ lệ sử dụng điện năng. Bên cạnh đó họ còn áp
dụng quy định sản phẩm đóng góp chỉ chứa 25% nhựa PET và lắp đặt
ống thoát nước đô thị hiện đại tránh tác động của sản xuất đối với môi
trường sống.

Tận dụng nguồn tài nguyên thời gian: Nestle sử dụng chiến lược
“Đúng thời điểm” vào trong quy trình sản xuất, chỉ dữ trử đủ cần thiết
các sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó Nestle còn tinh giản
khâu sản xuất nhờ vào đó mà trong quá trình sản xuất ít bị lỗi, tiết kiệm
được năng đồng thời mang lại hiểu quả kinh tế cao.

Kiểm soát nguyên liệu tồn kho: Nestle chuẩn bị các nguyên liệu
cho đầu kì sau vào mỗi cuối tuần nhằm đảm bảo sản xuất được nhịp
nhàng, đỡ tốn năng suất lao động mà cho ra sản phẩm đúng thời hạn,
cũng như kiểm soát kho được tốt hơn.

3.3.3. Thông tin về tài chính


4 năm trở lại đây, doanh thu của Nestlé Việt Nam luôn đạt
trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh
thu thuần của Nestlé Việt Nam lần lượt đạt 11.493 tỉ đồng và 13.154
tỉ đồng, lãi thuần tương ứng ở mức 1.107 tỉ đồng và 1.197 tỉ đồng.
Năm 2019, 2 chỉ tiêu trên lần lượt là 15.967 tỉ đồng và 1.844 tỉ đồng,
tương ứng mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018. Tính đến
cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281
tỉ đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng
12% lên mức 3.106 tỉ đồng. Cập nhật đến ngày 14/10/2020, Nestlé
Việt Nam có vốn điều lệ hơn 1.260 tỉ đồng.
Hình 12: Chỉ tiêu tài chính của Nestle
Nguồn: viettimes.vn

3.3.4. Thông tin về Marketing


Nestle đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, họ đánh vào từng đối tượng
trong gia đình. Chiến lược Marketing của Nestle là “mang từng sản
phẩm đến với từng gia đình”, mỗi sản phẩm mà hãng tạo ra ứng với
nhu cầu của từng người trong một gia đình, điển hình như: KitKat,
Milo thực phẩm bánh kẹo, thức uống dành cho trẻ em. Đối với các bà
mẹ ở Việt Nam thì nổi tiếng với nước tương Maggi hay đối với đàn
ông là Nescafe. Chiến lược truyền thông của Nestle ở Việt Nam rất
thành công và thu hút thị giác của người tiêu dùng. Ta không thể nào
quên được hình ảnh tách cà phê hòa quyện với sữa nóng hổi, dù cho
chỉ quảng cáo về mặt hình ảnh nhưng chúng ta có thể ngửi được mùi
hương quanh đây.Đối với sữa tươi thì gần đây Nestle đã đẩy mạnh
dòng sữa NutriStrong với hình ảnh gắn liền là chú gấu bắc cục tượng
trưng cho sự khỏe mạnh, kèm theo đó là câu slogan dễ thuộc và làm
người tiêu dùng suy ngẫm “Sữa cho mạnh mẽ như gấu”

Hình 13: Quảng cáo sữa tươi của Nestle


Nguồn: afamily.vn
Nestle đã rất thành công trong chiến dịch nhận diện thương
hiệu, khi nghĩ đến Nestle khách hàng thông thường sẽ nghĩ đến chiến
dịch phát triển bền vững và sống vui khỏe của công ty với hàng loạt bài
tuyên truyền về môi trường như “Không dùng nước trong sản xuất”,
“Sáng kiến tiết kiệm nước”, “Cẩm nang về sữa mẹ”, “5 Lời khuyên
giúp gia đình ăn uống dinh dưỡng hơn”. Chính vì sự thành công về mặt
truyền thông và sản phẩm đa dạng cho từng đối tượng tiêu dùng mà
Nestle đã phát triển ra toàn cầu, đặc biệt hơn thương hiệu Nestle đã trở
nên quen thuộc và không thể thiếu trong căn bếp Việt.
CHƯƠNG 4: NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN
4.1. Tiềm năng
Theo những nhận định của Công ty chứng khoán Phú Hưng,
nước ta đang có lượng tiêu thụ sữa và các sản phẩm liên quan tăng
không ngừng và có thể tăng mạnh hơn so với năm 2020. Lượng tiêu
thụ sản phẩm sữa ở các khu vực nước ta tăng trưởng hơn 10% tại thành
thị và hơn 15% tại các khu vực nông thôn.
Theo Euromonitor, nước ta đã có sự tăng trưởng trong tiêu thụ
sữa tăng hơn 8% đạt 1.70 triệu tấn trong năm 2020, đạt hơn 60 nghìn tỷ
đồng và dự định sẽ tăng mạnh hơn khoảng 9% trong năm tới đây.
Việt Nam là một trong số các quốc gia đông dân và mức tăng
dân số cao khoảng 1.3%/năm, cùng với mức tiêu dùng của người dân
với mặt hàng này tăng lên trông những năm gần đây, các nhà chuyên
môn đánh giá ngành sữa tại Việt Nam có tiềm năng to lớn
4.2. Khó khăn
Dù thực tế để chăn nuôi bò sữa cho ra chất lượng sữa tốt đòi hỏi
kỹ thuật và có nhiều vốn, Nhưng ở nước ta thức tế hầu hết bò sữa
thường được chăn nuôi trong các hộ với quy mô nhỏ, không chuyên
nghiệp. Vì các khó khăn về kinh tế và xã hội đã khiến người dân thụ
động trong hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và tránh bệnh tật. Bên
cạnh đó, nguồn thức ăn cho bò cũng phải nhập khẩu, điều này phần nào
gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đầu nào khiến cho sản phẩm bán
ra bị tăng giá.
Với việc chỉ có 5% là bò sữa đến từ các trang trại có uy tín vì
thế trong năm 2009, chỉ có khoảng từ 20-30% tổng sữa nguyên liệu từ
đàn bò đáp ứng được lượng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Các doanh nghiệp, công ty Việt Nam phụ thuộc vào bột nhập
khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước. Vì các đàn bò trong nước chỉ
có thể cung cấp khoảng 20-30% sữa tươi có thể gây ra mất cân bằng.
Điều này có thể bị chèn ép vì sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào tạo
ra nguy cơ chèn ép thuận lợi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN &
PTNT), Việt Nam nhập khẩu 72 phần trăm của tổng sản phẩm sữa năm
2009, gồm 50% sữa nguyên liệu và 22% sữa thành phẩm. Tâm lý thích
hàng ngoại của người Việt cũng là các tác động tiêu cực đến thị trường
sữa nội địa, điều này cũng xuất phát từ việc thiếu tiêu chí đánh giá và
quy trình kiếm tra chất lượng sữa lỏng lẻo nên sữa nội địa từng làm
người dân nhiều lần phẫn nộ như sữa Melamine với chất lượng thấp
hơn được công bố, sữa không nhãn mác vẫn được bày bán…
Sau khi Việt Nam gia nhập các cam kết về thương, các doanh
nghiệp nước ta còn có nguy cơ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ
các doanh nghiệp nước ngoài khi chính phủ cam kết giảm thuế cho các
doanh nghiệp nước ngoài.
4.3. Các đề xuất
Để tạo lòng tin từ người tiêu dùng thì chất lượng và đảm bảo vệ
sinh là yếu tố nên được chú trọng nhất, nên có các tiêu chí cao hơn để
đánh giá chất lượng.
Cần có các chính sách hỗ trợ vốn cho người dân ở đây là nông
dân những người chăn nuôi về bò sữa, đào tạo thêm về kỹ thuật để chất
lượng sữa đạo mức cao và cũng tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp,
công ty
Chính phủ cần gia tăng các biện pháp bảo hộ thương hiệu, kiểu
dáng, chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng cũng như doanh
nghiệp. Kiểm soát nghiêm các dự án dầu tư và đưa ra những khuyến
khích cho doanh nghiệp nhỏ hỗ trợ đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp
với công nghệ hiện đại…
Các doanh nghiệp sữa cần đẩy mạnh ngành chăn nuôi bò, tái cơ
cấu chăn nuôi, chuyển đổi việc thu mua từ các hộ gia đình sang quy mô
trang trại có đầu tư nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, hình thành
cũng như phát triển ngành công nghiệp chế biến để có thể đáp ứng
được nhu cầu khắt khe của ngành công nghiệp thực phẩm.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang được xem là một trong những thị trường tiềm năng của
ngành sữa nói chung và sữa nước nói riêng. Tuy nhiên, người tiêu dùng
hiện nay ngoài những mối quan tâm về giá cả của sản phẩm, họ còn
quan tâm đến sự đảm bảo về chất lượng trong nguồn nguyên liệu và vệ
sinh trong khâu sản xuất vì thị trường sữa ngày nay ngoài các công ty
trong nước còn có các tập đoàn nước ngoài đang mở rộng tại thị trường
Việt Nam làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn giữa
các thương hiệu. Vì vậy để có thể thu hút được một lượng lớn khách
hàng lựa chọn sản phẩm của mình trong tương lai, các công ty sản xuất
sữa cần chú trọng hơn vào các chỉ tiêu, chuẩn mực về an toàn thực
phẩm, giá cả cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm. Hy
vọng thị trường sữa của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
không chỉ tại thị trường trong nước mà còn lớn mạnh tại các nước khác
trên thế giới để đưa nền kinh tế của đất nước ngày càng đi lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Socongthuong (22/02/2021), Ngành sữa kỳ vọng tiếp tục tăng
trưởng năm 2021
(http://socongthuong.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/nganh-sua-ky-
vong-tiep-tuc-tang-truong-trong-nam-2021/pop_up?
inheritRedirect=false&redirect=http%3A%2F
%2Fsocongthuong.binhduong.gov.vn%2Fxem-chi-tiet%2F-
%2Fasset_publisher%2FyfgPQxFlE9wZ%2Fcontent%2Fgiai-ngan-
von-au-tu-cong-at-muc-cao-ky-luc%2Fpop_up#:~:text=N%C4%83m
%202020%2C%20doanh%20thu%20c%C3%A1c,t%E1%BB
%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng%20v%C3%A0o%20n%C4%83m
%202025)

2. Babuki (2019), Thị trường sữa nước Việt Nam

https://babuki.vn/thi-truong-sua-nuoc-viet-nam

M. Chung (2021),Ngành sữa năm 2021 sẽ tăng trưởng theo kịch bản
nào

https://vneconomy.vn/nganh-sua-nam-2021-se-tang-truong-theo-kich-
ban-nao.htm

3. Minh Anh(2021), Nhịp cầu đầu tư, Ai đang đứng đầu thị phần
ngành sữa?

https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/ai-dang-dung-dau-thi-phan-nganh-
sua-3339241/

4. Nestle,câu chuyện Nestle


https://www.nestle.com.vn/vi/stories
5. Biết tuốt (2016), Khám phá quy trình sản xuất sữa tươi và các sản
phẩm khác của Vinamilk
https://healthplus.vn/kham-pha-quy-trinh-san-xuat-sua-tuoi-va-cac-san-
pham-khac-cua-vinamilk-d48040

6. Vinamilk, khám phá quy trình sản xuất của Vinamilk

https://www.vinamilk.com.vn/sua-chua-vinamilk/vi/bi-quyet-ngon-
khoe/kham-pha-quy-trinh-san-xuat-sua-chua-vinamilk-cuc-hien-dai/

7. TH Truemilk, Quy trình sản xuất sữa tươi sạch

https://www.thmilk.vn/quy-trinh/

8. Thanh hằng Milk, Quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng hiện đại

https://thanhhangmilk.com/quy-trinh-san-xuat-sua-tuoi-tiet-trung.htm

You might also like