You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI




BÀI LUẬN NHÓM THUYẾT TRÌNH SỐ 2

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Lớp : 221_71MANA40163_01

Nhóm thực hiện : Nhóm 04

Giảng viên hướng dẫn :

Nguyễn Thoại Hồng

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2022


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

1. Nguyễn Tự Điển 2173401200095 100%

2. Nguyễn Gia Hân 2173401200102 100%

3. Huỳnh Tấn Minh 2173401200099 100%

4. Đặng Hoàng Mỹ 2173401200033 100%

5. Phan Phương Nam 2173401200030 100%

6. Nguyễn Thị Thanh Ngân 2173401200010 100%

7. Lê Quốc Thành 2173401200126 100%

8. Lê Thị Thanh Trúc 2173401200148 100%

9. Hồ Nguyễn Gia Văn 2173401200153 100%

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Table 1 KẾT QUẢ KINH DOANH...........................................................................................5
Table 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NESTLE VIỆT NAM..........................................13
Table 3: QUY MÔ CỦA NESTLE VIỆT NAM......................................................................14
Table 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH............................................................................................14

1
MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN.....................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................3
1.2. MỤC ĐÍCH............................................................................................................................3
1.3. MỤC TIÊU CỤ THỂ.............................................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................4
2. NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................................4
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NESTLE...............................................................................4
2.1.1. Quá trình hình thành.....................................................................................................4
2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh........................................................................................4
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI (EFE)...........................................................5
2.2.1. Ma Trận EFE.................................................................................................................5
2.2.2. Môi Trường Vĩ Mô........................................................................................................7
2.2.3. Môi Trường Vi Mô........................................................................................................9
2.3. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ................................................................................11
2.3.1. Nguồn Nhân Lực:.........................................................................................................11
2.3.2. Tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh:...............................................................12
2.3.3. Tình hình tài chính:.....................................................................................................14
2.3.4. Hoạt động Marketing:.................................................................................................15
2.4. PHÂN TÍCH SWOT............................................................................................................15
2.4.1. Điểm Mạnh Của Nestlé (Strengths)...........................................................................15
2.4.2. Điểm Yếu Của Nestlé (Weakness)..............................................................................18
2.4.3. Cơ Hội Của Nestlé (Opportunity)..............................................................................19
2.4.4. Nguy Cơ Của Công Ty Nestlé (Threats)....................................................................21
2.5. MA TRẬN............................................................................................................................22
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................24
4. LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................24

2
1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế , cuộc chiến chất lượng tốt và
giá ổn định không còn là cuộc chiến chính của lòng tin khách, mà là cuộc chiến của sự
uy tín . Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, để tồn tại và phát triển trên thương
trường, thì luôn cập nhật những thay đổi của điều kiện vi mô và vĩ mô, để tìm ra
hướng đi phù hợp với doanh nghiệp mình. Thời kì trước đây, khi Việt Nam chưa hội
nhập với thế giới thì chiến lược cạnh tranh là thứ xa xỉ với các doanh nghiệp bởi vì
không có sự cạnh tranh. Có thể vì thế mà các doanh nghiệp không phát huy được hết
nguồn lực của công ty, luôn dậm chân tại chỗ với công nghệ và phương thức sản xuất
kinh doanh lỗi thời. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh, không
một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế mà không có sự hội nhập. Cũng chính vì thế
mà tập đoàn Nestle ra đời. Nestle đã sử dụng lợi thế của công ty trong thời kì hội nhập
vô cùng hiểu quả, sự phát triển từ chất lượng đến sự cải tiến chất lượng và sản phẩm
mà tập đoàn cung cấp ra nhằm khẳng đinhgj vị thế của mình trên toàn thế giới. Việt
Nam hiện nay, với nhận thức về dinh dưỡng và sức khỏe ngày càng cao, điều này đã
biến thị trường Việt Nam trở nên màu mỡ. Không chỉ Nestle mà còn có nhiều hãng
khác. Chính vì điều này, Nestle phải đề ra những chiến lược bền vững để có vị trí
vững ở thị trường Việt Nam và trong lòng tin của khách hàng.
1.2. MỤC ĐÍCH
Với sự cạnh tranh thị trường hiện nay, việc đề ra chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp và đề ra đường lối phù hợp với doanh nghiệp phát triển là điều cần thiết.
Mục Tiêu Cụ Thể
Xuất phát từ mục đích trên, nghiên cứu này nhằm mục tiêu.
 Xác định IFE và EFE ảnh hưởng tới chiến lược SWOT của công ty.
 Xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty Nestle.
 Xác định cơ hội, thách thức, điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp.
 Đề xuất các giải pháp chiến lược cho Nestle để nâng cao năng lực cạnh tranh
cho sản phẩm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3
 Đối tượng nghiên cứu
Chiến lược SWOT của công ty Nestle đối với sản phẩm tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu
Môi trường IFE và EFE ảnh hưởng tới chiến lược của công ty. Từ đấy đề ra chiến
lược SWOT phù hợp cho công ty để thúc đẩy sự phát triển doanh thu của công ty.

2. NỘI DUNG CHÍNH


2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NESTLE
2.1.1. Quá trình hình thành

Có trụ sở chính được đặt tại Vevery, Thụy Sĩ, Nestle chính là công ty thực phẩm và
giải khát lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm của công ty bao gồm: nước khoáng,
thực phẩm cho trẻ em hay cà phê và những sản phẩm được làm từ sữa.
Năm 1866, Công ty sữa đặc Anglo-Swiss khánh thành nhà máy sữa đặc Châu Âu đầu
tiên tại Thụy Sĩ. Henri Nestle đã phát triển một loại thực phẩm đột phá cho trẻ sơ sinh
vào năm 1867 và sáp nhập với Công ty Anglo-Swiss vào năm 1905, là tiền thân của
Nestle bây giờ. Nhiều nhà máy ở các nước Anh, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ đã được
điều hành bởi công ty từ đầu những năm 1900. Lượng sản phẩm mà Nestle sản xuất
đã được tăng gấp đôi kể từ sau khi cuối thế chiến thứ I, khi đã tạo nên nguồn nhu cầu
mới cho các sản phẩm sữa dưới hình thức những hợp đồng của chính phủ. Cuối thập
niên 1990, Nestle đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới, sỡ hữu 500 nhà máy tại
76 quốc gia.

2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong 9 tháng đầu năm 2021, theo báo cáo của Nestle thì tổng doanh số bán hàng đạt
69 tỷ USD, năm 2,2% so với cùng kì năm ngoái, tăng trưởng tự nhiên (Organic
growth) đạt 7,6%, gồm 6% tăng trưởng nội tại thức tế (RIG) và tăng 1,6% về giá.

4
Table 1 KẾT QUẢ KINH DOANH

Nestcafe, Nespresso và Starbucks là ba thương hiệu đã đóng góp lớn trong tăng
trưởng tự nhiên. Trong đó Starbucks tăng 15,5% với doanh thu đạt 2,2 tỷ Franc Thụy
Sĩ (tương đương 2,4 tỷ USD) trên 79 thị trường. ngoài ra, tăng trưởng tự nhiên trong
doanh số bán lẻ của Nestlé là 6,6%. Doanh số thương mại điện tử tăng 17,2%, chiếm
14,1% tổng doanh thu của tập đoàn. Tăng trưởng tự nhiên ở các kênh OOH là 22,8%
nhờ sự nới lỏng các hạn chế di chuyển sau đại dịch ở một số khu vực.
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI (EFE)
2.2.1. Ma Trận EFE
Ma trận EFE được viết đầy đủ theo tiếng anh là External Factor Evaluation Matrix có
nghĩa là ma trận đánh giá bên ngoài. Ma trận EFE là mô hình đánh giá cá yếu tố bên
ngoài, sau đó tổng hợp và đưa ra những yếu tố ngoại vi ảnh hưởng tới doanh nghiệp
hay những yếu tố có lợi với doanh nghiệp. Ma trận EFE cung cấp thông tin cho các
nhà lãnh đạo hay các nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp biết được cơ hội

5
hay nghuy có tiềm ẩn xảy đến với doanh nghiệp. từ đó đưa ra những nhận định chiến
lược và đánh giá về hoạt động của tổ chức hay cá nhân là tốt hay xấu. Quy mô, hình
thức, lĩnh vực và thị trường khác nhau mà mỗi doanh nghiệp hướng tới thì các yếu tố
cũng sẽ khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc phân tích môi
trường thế giới là không cần thiết vì cũng không có ảnh hưởng gì quá lớn đối với
doanh nghiệp. đôi khi việc đó còn làm doanh nghiệp tiêu tốn thời gian và đưa ra các
quyết định không chính xác. Doanh nghiệp lớn, thì chúng ta cần phân tích kỹ càng
những yếu tố ảnh hưởng trên cả ba cấp độ ngành, vĩ mô, thế giới để có được cái nhìn
tổng quát nhất, đánh giá chính xác nhất được các tác động, nhìn nhận những cơ hội và
thách thức lớn với doanh nghiệp để từ đó có chiến lược phát triển và hướng đi hợp lý.
 Ý tưởng@
EFE là gì ?
Viết tắt của cụm từ Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong tiếng Anh, nó có
nghĩa là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hoặc là ma trận các yếu tố ngoại vi.
Ma trận EFE?
Là ma trận giúp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài với các yếu tố ở các cấp
độ môi trường thế giới, môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Từ đó giúp các nhà
quản lý doanh nghiệp đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp trước các cơ hội
và đe dọa và đưa ra các nhận định về các yếu tố bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn
cho công ty.
 Xây dựng ma trận
Theo Fred R. David, để xây dựng ma trận EFE phải thực hiên qua năm bước:
Bước 1: Lập danh sách các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công như đã xác định
trong quá trình kiểm tra các yếu tố bên ngoài (tổng số từ 10 đến 20 yếu tố) bao gồm
cơ hội và mối quan hệ. có nguy cơ ảnh hưởng đến công ty và ngành.
Bước 2: Xếp hạng mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố
đó đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ hội thường là
yếu tố phân loại cao hơn các mối đe dọa. Tuy nhiên, một mối đe dọa cũng có thể nhận
được phân loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng hoặc đe dọa.

6
Mức độ phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những đối thủ
cạnh tranh thành công với những đối thủ không thành công, hoặc bằng cách thảo luận
về yếu tố này và đạt được sự đồng thuận của nhóm. Tổng các xếp hạng được chỉ định
cho các yếu tố này phải là 1,0.
Bước 3: Từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định thành công để cho biết các chiến lược
hiện tại của công ty phản ứng như thế nào với yếu tố này, trong đó 4 là phản hồi tốt, 3
là phản hồi tốt. vừa phải, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng thấp. Các cấp độ này
dựa trên hiệu quả của chiến lược công ty.
Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi biến với loại của nó để xác định số điểm ý
nghĩa.
Bước 5: Cộng điểm mức độ quan trọng cho từng biến để xác định tổng điểm mức độ
quan trọng cho tổ chức.
Bất kể số lượng các cơ hội và mối đe dọa chính được đưa vào ma trận EFE, tổng điểm
cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0.
Dựa vào tổng điểm này để đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với môi
trường như sau:
 Tổng điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với các
cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.
 Tổng điểm là 1 chỉ ra rằng các chiến lược mà tổ chức đã đưa ra không tận dụng
được các cơ hội hoặc tránh các mối đe dọa từ bên ngoài.
 Tổng điểm tới hạn là 2,5 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng ở mức trung
bình đối với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.
2.2.2. Môi Trường Vĩ Mô
 Kinh tế
Từ năm 2002 đến nay, thu nhập của tầng lớp trung lưu và các tầng lớp khác đã có
những thay đổi lớn, thu nhập của tầng lớp trung lưu tăng nhanh từ 14% lên khoảng
47%, thu nhập của tầng lớp trung lưu tăng từ 2% lên khoảng 6%. Ước tính số người
có thu nhập 4-7 triệu đồng/tháng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. GDP tăng hàng
năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng. Thu nhập bình quân đầu
người tăng từ 722 USD năm 2006 lên 1.300 USD năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo năm
2011 là 12%, giảm 2,4 điểm phần trăm so với năm 2010 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ

7
2,88% năm 2010 xuống 2,27% vào cuối năm 2011. Chính vì vậy mức sống của người
dân Việt Nam ngày càng cao. Họ có đủ khả năng chi trả cho những thứ vật chất trong
cuộc sống và họ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Họ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Trên cơ sở đó, Nestlé
đã cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và những nhu cầu,
mối quan tâm và mong muốn đa dạng của con người về một cuộc sống khỏe mạnh.
 Tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố cần thiết để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh,
đồng thời nó cũng có tác động nhất định đến hoạt động marketing của công ty. Với
mỗi vùng miền có khí hậu và vùng miền khác nhau, công ty sẽ nghiên cứu sản phẩm
phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sự khan hiếm nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất của công ty như làm tăng chi phí sản xuất, tăng ô nhiễm môi
trường.
 Công nghệ
Những tiến bộ của khoa học và công nghệ ảnh hưởng đến thị trường của công ty bằng
cách làm cho sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến thông qua tiếp thị.
Nhưng chính nhờ chất lượng sản phẩm và mẫu mã dần được cải thiện mà người tiêu
dùng ngày càng tin tưởng và yên tâm hơn vào sản phẩm của Nestlé.
Việc Nestlé ứng dụng công nghệ mới trong kỷ nguyên 4.0 sẽ giúp đẩy nhanh quá trình
vận chuyển, bảo quản hàng hóa, đảm bảo sản phẩm khi đưa ra thị trường luôn đạt tiêu
chuẩn cao nhất. Theo đó, Nestlé Việt Nam trở thành công ty đầu tiên đưa Robot
Obiter công nghệ tự động hóa tiên tiến vào hệ thống trung tâm phân phối tại Việt
Nam. Cùng với hệ thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các công nghệ này
giúp tối ưu hóa diện tích và tăng gấp đôi năng lực vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó,
hệ thống kệ RadioShuttle sẽ mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí
hơn so với hệ thống kệ truyền thống... Nhờ có trung tâm phân phối ngay cạnh nhà
máy Nestle Bonson, các sản phẩm cao cấp của Nestlé sẽ đến được với Người tiêu
dùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ nhanh hơn.
 Chính trị-Pháp luật
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa. Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và

8
nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển đầu tư, kinh doanh. Tất cả những
điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy
mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam mà Nestlé là một ví dụ điển hình. Hiện nay, nhà
nước đưa ra chính sách tăng lương cho người lao động, thu nhập của người dân tiếp
tục tăng tạo điều kiện nâng cao sức mua của thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết
yếu như thức uống dinh dưỡng sẽ ngày càng được quan tâm hơn.
 Xã hội
Nestlé tạo ra ảnh hưởng
Mục đích của công ty bắt nguồn từ các lĩnh vực trọng tâm sau: Cá nhân và Gia đình,
Cộng đồng và Hành tinh.
Cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp cho một tương lai khỏe mạnh hơn

2.2.3. Môi Trường Vi Mô


 Khách hàng:
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, thứ mà mọi công ty và mọi
doanh nghiệp đều phải hướng tới đó chính là khách hàng. Các công ty và doanh
nghiệp phải xác định cụ thể đâu là nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng sản
phẩm của mình đến đâu. Vì thế, các doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu hướng đến khách
hàng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mang
lại một sự tín nhiệm lớn của khách hàng lên họ. So với các đối thủ cạnh tranh trên
thương trường, sự tín nhiệm của khách hàng là yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng
đến lưu lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu và
đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu hay những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng là yếu tố hàng cầu cần được nghiên cứu, khảo sát để từ đó đưa ra
được các cách thức thay đổi, phát triển và quảng bá sản phẩm sao cho phù hợp và linh
hoạt.
 Nhà cung ứng:
Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và dinh
dưỡng. Vì là một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất, Nestle cũng có những yêu cầu
cực kì khắt khe đối với các công ty đối tác và cả nhà cung cấp. Nhà cung cấp dịch vụ
cho Nestle cần bảo đảm tuân thủ các Nguyên tắc kinh doanh doanh nghiệp. Và đây

9
cũng chính là yếu tố tạo nên cho Nestle một hệ thống các nhà cung cấp có độ tin cậy
cao và thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì được chất lượng cao
của sản phẩm. Sau đây là 5 nguyên tắc đã nêu trên:

 Tính liêm chính trong kinh doanh


 Tính bền vững
 Tiêu chuẩn lao động
 An toàn và sức khỏe
 Môi trường

Qua đó, công ty cũng hỗ trợ trong việc ứng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, những
công nghệ mới để áp dụng vào trong nông nghiệp mang lại những hiệu quả tích cực về
môi trường, an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả, đạt được hiệu quả sản xuất lâu dài
tạo ra thu nhập thỏa đáng cho người nông dân.
 Các đối thủ cạnh tranh của Nestle
 Kellogg’s
Kellogg’s là tên được dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Kellogg’s
Company, đây là công ty đa quốc gia của Mỹ và đặt trụ sở tại Mỹ với thế mạnh là sản
xuất thực phẩm. Kellogg’s sản xuất các thực phẩm tiện lợi như ngũ cốc, bánh quy
giòn hay bánh nướng, đồng thời Marketing sản phẩm của họ bằng một số thương hiệu
nổi tiếng như Corn Flakes, Rice Krispies, Frosted Flakes, Pringles, Eggo và Cheez-It
 Hershey
Là một công ty đa quốc gia của Mỹ sản xuất Sô-cô-la lớn nhất thế giới. Nó cũng sản
xuất các sản phẩm nướng, chẳng hạn như bánh quy và bánh ngọt, và bán đồ uống như
sữa lắc, và nhiều sản phẩm khác được sản xuất trên toàn cầu.

 Abbott

Là một công ty đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Mỹ, Abbott cung cấp chủ yếu
các dịch vụ và các thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe. Được thành lập năm 1888 để bào
chế các loại thuốc đã biết; ngày nay, Abbott bán các thiết bị y tế, chẩn đoán, thuốc gốc

10
có thương hiệu và các sản phẩm dinh dưỡng. Vào năm 2013, dựa trên nghiên cứu, nó
tách mảng kinh doanh dược phẩm thành AbbVie.

Trong số các sản phẩm nổi tiếng của mình trên các bộ phận thiết bị y tế, chẩn đoán và
sản phẩm dinh dưỡng là Pedialyte, Similac, Ensure, Glucerna, ZonePerfect, FreeStyle
Libre, i-STAT và MitraClip

 Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên hiện nay là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán
lẻ hiện đại và du lịch (theo Wikipedia). Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng
bậc nhất về mảng cà phê tại Việt Nam và hiện nay Trung Nguyên đã có mặt trên 60
quốc gia trên thế giới.
 Nutifood
Nutifood đã nhận danh hiệu Nhãn hiệu Sữa trẻ em số 1 Việt Nam vào năm 2020. Năm
2021 là năm thứ 3 Nutifood đứng đầu về thị phần sữa bột và sữa pha sẵn dành cho trẻ
em. Với thành tích này, Nutifood khẳng định được năng lực cạnh tranh của thương
hiệu sữa đến từ Việt Nam với các công ty sữa đa quốc gia xuất hiện trên thị trường
Việt.

 Các sản phẩm thay thế


 Ovaltine thay thế cho milo
 Aquafina thay thê lavie
 Cà phê hòa tan G7 sẽ thay thế Nescafe
 Chinsu, Nam Dương , … sẽ thay thế nước tương maggi

2.3. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ


2.3.1. Nguồn Nhân Lực:
 Đội ngũ nhân viên: Nestle là tập đoàn đa quốc gia với số lượng nhân viên hơn
280.000 có trình độ và hiện đang làm việc trên 100 quốc gia. Trong khoảng thời
gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nestle vẫn tập trung và phát triển theo hướng

11
ổn định và toàn diện. Cùng lúc đó, nestle vẫn đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu
hiện tại và tương lai.

Nestle Việt Nam có hơn 1000 nhân viên trong đó 73% là nam, có độ tuổi trung
bình khá trẻ khoảng 29 tuổi và thâm niên làm việc nằm trong khoảng 6 năm. Trình
độ học vấn như là: đại học 37%, tốt nghiệp trung học phổ thông và cao đẳng là
3%.

 Sự kiên định của nhân viên: con người là khó báu quý giá nhất của công ty và là
mục tiêu chính mà Nestle nhắm tới. Do đó, Nestle đã tự mình xây dựng sợi dây
liên kết giữa các nhân viên với nhau bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau .
Có 3 đặc tính để nói về mô hình nhân sự của Nestle:
 High performance
 High involvement
 High commitment
 Văn hóa tổ chức:
Sự đa dạng về văn hóa: với việc là công ty toàn cầu thì Nestle có sự đa dạng về
văn hóa ở nguồn nhân lực. Ở Nestle, nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên tài năng
và sự đóng góp vào công ty chứ không phân biệt chủng tộc, giới tính, màu da hay
bất kì yếu tố nào khác. Chính vì sự bình đẳng đó, đã tạo ra một môi trương làm
việc thân thiện qua đó giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
 Tuyển dụng:
Công ty Nestle tuyển dụng một cách khách quan và không thiên vị hoàn toàn là
năng lực của mỗi cá nhân.

 Chính sách đào tạo:


Công ty Nestle luôn giữ vững lộ trình đào tạo của mình giữa những cấp độ nhân
viên khác nhau.
2.3.2. Tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh:

12
Trong năm 2021, theo báo cáo Financial Times thì hơn 60% các sản phẩm, thực phẩm
và các đồ uống đóng gói của Nestle không đáp ứng yêu cầu sức khỏe theo quốc tế
công nhận.

Vào đầu năm 2021, chỉ có 37% thực phẩm và đồ uống của Nestle được tính theo
doanh thu và được xếp hạng 3,5 sao dựa trên hệ thống xếp hạng sức khỏe của Úc (5
sao là cao nhất).

Theo báo cáo, lợi nhuận ròng của Nestle đạt được trong năm 2020 là 13,5 tỷ USD và
dự kiến có thể tăng 4% trong năm 2021

Vào năm 2020, Nestle được bầu trong TOP 3 các doanh nghiệp bền vững trong sản
xuất.

Đáng chú ý là dự án Nescafe Plan được hoạt động vào năm 2011 đã giúp cho nông
dân có thêm nhiều cơ hội để có thể tiếp tục và phát triển công việc của mình.

Năm 2021, doanh số bán hàng của tập đoàn Nestle đạt được 94 tỷ đô la, cao hơn 3,3%
so vơi năm 2020 là 91 tỷ đô la. Lợi nhuận giao dịch tăng lên từ 1,4% tới 16,4%.

Table 2: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NESTLE VIỆT NAM

13
Trong năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Nestle đạt được lần lượt là 11.493 và
13.154 tỷ đồng. Năm 2019, đạt được là 15.967 và 1.844 với mức tăng trưởng lần lượt
là 12% và 22% so với 2 chỉ tiêu trên trong năm 2018.
Tính đến cuối năm 2019, quy mô tài sản ở Nestle Việt Nam đạt 8.281 tỷ đồng cùng
với mức vốn chủ sở hữu 3.106.

Table 3: QUY MÔ CỦA NESTLE VIỆT NAM

Tình hình tài chính

14
Table 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thương hiệu Nestlé đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với lịch sử
lâu đời tại thị trường Việt sau khi thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại TP.HCM
năm 1912. Cập nhật đến ngày 14/10/2020, Nestlé Việt Nam có vốn điều lệ hơn 1.260
tỉ đồng.
2.3.3. Hoạt động Marketing:
Nestlé có chiến lược là làm cho khách hàng nhớ tới sản phẩm của mình và nó phù hợp
với hầu hết các mong muốn của khách hàng. Nestlé luôn điều chỉnh giá bán nếu hãng
tự thấy được các sản phẩm có giá chưa phù hợp đó cũng là chiến lược thâm nhập thị
trường của Nestlé. Và hầu như Nestle khá là thành công trong hoạt động Marketing
của mình khi có thể tạo mọi điều kiện để các sản phẩm của mình có thể gây ấn tượng
với khách hàng và truyền đạt được thông tin mà công ty mong muốn.
Điểm tuyệt vời của Nestle là tạo ra một mạng lưới sản phẩm với sự phù hợp của khách
hàng về yêu cầu cũng như là lựa chọn. Đây cũng là phương pháp cũng như là bước đi
sáng suốt của Nestle có thể khiến cho khách hàng có cái nhìn khách quan và nhận biết
từng loại sản phẩm của công ty.
Đa số doanh thu của Nestle xuất phát từ các nước châu Âu, và châu Mỹ. Và điều này

15
đã đến phần lớn doanh thu cho công ty trong những năm vừa qua. Thông thường, họ
theo một kênh phân phối FMCG. Hầu như các phẩm có số lượng lớn sẽ được C&F
đảm nhận và phụ trách. Nó có thể xem là nơi kho bãi của những sản phẩm này.

2.4. PHÂN TÍCH SWOT


2.4.1. Điểm Mạnh Của Nestlé (Strengths)
 Thương hiệu nổi tiếng

Nestle là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Nó chiếm vị thế cao, một danh tiếng nể
trong lĩnh vực đồ uống và thực phẩm, các sản phẩm chất lượng cao được cung cấp để
sử dụng hàng ngày.

 Thương hiệu được công nhận toàn câu


Nhờ các chiến lược quảng cáo và thương hiệu hiệu quả, Nestle đã thành cỗng khi tạo
ra nhận thức đáng kể và phát triển hình ảnh thương hiệu thành công trên toàn thế giới.
Theo Fortune Global 500, vào năm 2018 Nestle nằm trong số các tập đoàn lớn nhất
thế giới và được xếp ở vị trí 69 trong danh sách.
 Công ty đa dạng hóa cao
Họ đã kinh doanh sản phẩm của mình tại 189 quốc gia. Để kiếm được doanh thu lớn,
họ không tập trung vào vài thị trường, thay vào đó họ nỗ lực chiếm thị trường ở các
nước phát triển và đang phát triển. Các thị trường hàng đầu của nó bao gồm Mỹ,
Trung Quốc, Pháp và Brazil. Năm 2017, nó đã tạo ra 26,7 tỷ CHF từ riêng thị trường
Mỹ
 Thương hiệu có giá trị nhất thế giới
Theo Forbes Global 2018 , Nestle là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới
về doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường cao nhất.
 Danh mục sản phẩm mở rộng

Theo đánh giá thường niên 2017, với hơn 2000 thương hiệu trên toàn cầu và đổi mới
hơn 8000 sản phẩm để cân nhắc về dinh dưỡng và sức khỏe. Nestle xứng đáng là một
trong những công ty lớn nhất thế giới với danh mục sản phẩm rộng nhất.

16
 Mối quan hệ vững chắc và các thương hiệu nổi tiếng

Với những sản phẩm đa dạng, Nestle cũng có cho mình một số thương hiệu nổi tiếng
được công nhận nhất trên thế giới dưới tên của nó như Nescafe , Kit Kat , Gerber ,
Milo và Maggi . Ngoài ra không thể không kể đến các mối quan hệ vững chắc với các
thương hiệu đáng tin cậy và mạnh mẽ khác như Colgate Palmolive, Coca Cola ,
General Mills và L’Oréal.

 Hệ thống R & D hiệu quả

Nổi bật với lợi thế khi cạnh tranh là khả năng nghiên cứu và phát triển. Với 21 trung
tâm R&D Nestle chính là công ty có tổ chức nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm lớn
nhất thế giới. Có hơn 5000 nhân viên tham gia vào các hoạt động R & D. Nó đã chi
gần 1,72 tỷ Franc Thụy Sĩ cho R&D trong năm 2017.

 Thực hành bền vững môi trường

Trong năm 2017, để góp phần bảo vệ môi trường, Nestle đã tối ưu hóa các giải pháp
tiên tiến để giảm chất thải, sử dụng nước, sử dụng năng lượng không tái tạo và sử
dụng vật liệu đóng gói. Ngoài ra, để truyền đạt lợi ích bền vững với khách hàng và
giữ sạch môi trường, Nestle đã ra mắt một ứng dụng di động miễn phí giúp mọi người
tái chế chất thải bao bì một cách chính xác. Đây là nỗ lực đáng kể trong thực hành bền
vững môi trường và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong việc cải thiện chất lượng
sản phẩm.

 Hệ thống phân phối lớn


Hệ thống phân phối của nestle trải rộng trên nhiều tỉnh thành, có mặt ở nhiều khu
trung tâm đô thị và cả các vùng nông thôn. Chính điều đó đã thay đổi cách thức phân
phối của nhiều địa phương cũng như tham gia phân phối phi tập trung để
Phát triển doanh nghiệp hiệu quả tùy thuộc vào quốc gia.

 Nỗ lực cho nền công nghiệp xanh

17
Nestle đã tiết kiệm 500 triệu kg vật liệu đóng gói vào năm 1991. Luôn cố gắn sử dụng
các nguyên liệu có thể tái chế hoặc có khả năng tái tạo lại được.
Đến năm 2016, 105 nhà máy của Nestlé không còn lãng phí trong sản xuất, thật sự là
một tiến bộ vượt bậc. Và hiện nay, rất ít đối thủ của Nestlé có thể có được những tiến
bộ như vậy. Chi phí sản xuất thấp hơn, môi trường sạch hơn và người tiêu dùng hài
lòng hơn, chính là những tiêu chí về công nghiệp xanh mà Nestlé hướng tới.

 Lực lượng lao động lớn

Có tới 340000 lao động trên toàn cầu là của nestle đang làm việc để cung cấp sản
phẩm của mình cho cả hành tinh

 Năng lực nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ


Năm 2015, công ty đã chi 1,697 tỷ USD cho R&D,chiếm 1.89% tổng doanh thu.
Trong khi đó, Coca-cola không chi cho R&D. Pepsi, đối thủ chính của Nestlé chỉ chi
1,2% hay 754 triệu cho R&D.
Khả năng nghiên cứu và phát triển của Nestlé bắt nguồn từ mạng lưới R&D của chính
công ty khi hãng này có mạng lưới trung tâm R&D lớn hơn so với bất kỳ công ty thực
phẩm và đồ uống nào trên thế giới.
Nestlé hiện có 21 trung tâm nghiên cứu trên toàn cầu cùng với hơn 5000 nhân viên.
Có hơn 34 cơ sở nghiên cứu và các quỹ liên doanh và các đối tác khác cùng các
trường đại học.
Điều đó khiến nestle có lợi thế phát triển lâu dài và cùng với sự bền vững của thương
hiệu nestle
2.4.2. Điểm Yếu Của Nestlé (Weakness)
 Tăng giá

Nestle đã tăng 6,5% đối với các sản phẩm tiêu dùng của họ. việc tăng giá này là do
nguyên liệu, chi phí vận chuyển tăng và nestle chủ yếu sử dụng quảng cáo để đưa sản
phẩm của mình tới công chúng nên sẽ sinh ra chi phí tiếp thị và có thể dẫn tới doanh
thu nên việc tăng giá là điều tất yếu.

 Khoảng kiểm soát và cơ cấu tổ chức


18
Vì nestle là công ty đa quốc gia nên việc kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy, khi
đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó sẽ hạn chế sẽ nhanh nhẹn trong hoạt động và
sẽ khó quản lý những thương hiệu riêng lẻ dẫn tới xung đột bất hòa.

 Chỉ trích từ xã hội

Trong nhiều năm qua, nestle bị chỉ trích về việc: tiếp thị phi đạo đức với bột sữa trẻ
em, thanh toán nợ từ quốc gia nghèo đói, sử dụng nguồn lao động từ trẻ em,…chính
những chỉ trích trên đã ảnh hưởng tới uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.

 Từng có sản phẩm bị nhiễm độc

Nestlé đã từng có những trường hợp bán sản phẩm – thực phẩm bị nhiễm độc mặc dù
đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để duy trì chất lượng thực phẩm
cao nhất. Và điều này góp phần làm xấu đi hình ảnh của công chúng cũng như công
ty, và công ty đã phải đối mặt sự phẫn nộ của công chúng. Việc bán các thực phẩm
không an toàn thực phẩm cho người mua và người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến
bộ mặt của công ty và ảnh hưởng đến danh tiếng cả sau này.

2.4.3. Cơ Hội Của Nestlé (Opportunity)


 Thành phần sản phẩm được ghi rõ ràng và chính xác trên nhãn

Xu hướng mua hàng của người tiêu dùng ngày càng thay đổi, khách hàng sẽ đathw
lòng tin nhiều vào những sản phẩm có thông tin rõ ràng. Đã có gần 62% khách hàng
chọn mua bất kì sản phẩm nào bởi vì nó không có chất độc hại. 51% quyết định mua
hàng khách hàng sẽ ảnh hưởng bởi những thông tin trên sản phẩm. Và 47% muốn
thông tin được ghi rõ ràng trên sản phẩm.

 Tính minh bạch trong nguồn sản suất nguyên liệu

Hiện nay, kinh tế được ổn định hơn, nhiều khách hàng bắt đầu quan tâm hơn về sức
khỏe. Họ đi tập gym nhiều hơn, bên cạnh đó cũng chú trọng về ăn uống. Những sản
phẩm được lòng tin của khách hàng bắt nguồn từ nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm có

19
nguồn gốc từ đầu, được trồng và sản xuất thế nào. Là những câu hỏi và sự quan tâm
của khách hàng khi chọn mua bất kì sản phẩm nào. Điều này, đã khiến Nestle chú
trọng hơn và tìm các nguồn cung ứng từ đồn điền và trang trại phát triển lâu dài, nhằm
tạo có một vị trí vừng trong lòng tin của khách hàng.

 Gia tăng số lượng của nhiều công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ

Nestle là một cơ hội tuyệt vời để phát triển khởi nghiệp những thực phẩm nhỏ dưới
thương hiệu của chính nó. Trong năm 2015, các công ty nhỏ khởi nghiệp đã huy động
được 5,5 tỷ USD. Các công ty này đẩu mạnh phát triển các đồ uống thế hệ mới, cung
cấp giải phải về phân phối sản phẩm. Do các thương hiệu còn khá trẻ, Nestle có thể
đầu tư vào các công ty này và giúp công ty đối mặt với những thách thức.

 Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn

Cà phê pha sẵn là ngành phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong 3 năm qua. Cà phê tăng đến
37% trong khi những ngành đồ uống khác chỉ tăng nhẹ. Nestle là một công ty lớn nhất
trên thế giới về bán cà phê, tuy nhiên vẫn chưa có một thương hiệu đáng kể nào trên
về cà phê pha hoặc trà pha sẵn. Những thay đổi rong lối sống, thời gian làm việc nhiều
hơn, có nhiều phụ nữ tham gia lao động hơn, nhiều bạn trẻ chọn sống độc thân nhiều
hơn, điều này làm tăng nhu cầu về thực phẩm pha sẵn và đóng hộp tăng cao.

 Sự thâm nhập thị trường cho ngũ cốc ăn sáng


Nhu cầu về sức khỏe, và một buổi sáng gọn nhẹ ngày càng tăng. Dẫn đến xu hướng
tìm đến những sản phẩm ăn liền mà có nhiều chất càng tăng lên. Người tiêu dùng bắt
đầu tìm đến ngũ cốc và yến mạng. Nestle đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đem lại
lợi nhuận cao cho công ty.
 Tham gia phân khúc sản phẩm mới và mở rộng những mặt hàng hiện có
Các chuyên gia marketing trong công ty luôn đời chờ thời cơ để mở rộng sản phẩm
của công ty mình. Khi đã có chỗ đứng vững họ càng muốn sản phẩm được cải tiến và
đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng.
Có những sản phẩm dành riêng cho những người có nhu cầu đặt biệt, ví dụ như giảm
cân hay đẹp da. Tất cả các nhu cầu của khách hàng ngày càng được đáp ứng.

20
2.4.4. Nguy Cơ Của Công Ty Nestlé (Threats)
 Sự khan hiếm của nước sạch:

Nước giải khát chiếm hơn 25% tổng doanh thu của Nestlé, riêng nước đóng chai
chiếm 8% tổng doanh thu của công ty.
Nước đã khan hiếm và ngày càng khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu, gia tăng dân số,
khai thác quá mức tài nguyên, quản lý nước thải yếu kém, v.v. Khi nhu cầu về nước
tăng lên, Nestlé sẽ phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp nước uống sạch và rẻ, dẫn
đến chi phí sản xuất cao hơn và lợi nhuận thấp hơn. Đây là một thách thức đáng chú ý
khi phân tích phân tích SWOT của một công ty.
Nestlé cũng đã nhận nhiều chỉ trích từ công chúng vì sử dụng nước uống gần các khu
vực bị hạn hán. Trong tương lai gần, tình trạng thiếu nước sẽ trở thành vấn đề nghiêm
trọng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một thách thức
đáng chú ý khi phân tích phân tích SWOT của một công ty.

 Giá cà phê có thể bị đẩy lên trong tương lai gần:

Cà phê chiếm hơn 10% tổng doanh thu của công ty và hạt cà phê là nguyên liệu chính
được sử dụng trong sản xuất của Nestlé. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của Nestlé phụ thuộc
rất nhiều vào giá hạt cà phê, vốn luôn biến động trong những năm qua. Đây là một
thách thức đáng chú ý khi phân tích phân tích SWOT của một công ty.
Biến động giá do hạn hán, nhiệt độ cao và thấp bất thường, biến đổi khí hậu gây ra
nhiều nguy cơ thời tiết ở Brazil và các nước khác. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ hạt cà
phê tăng cũng khiến giá cà phê tăng mạnh. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân
tích phân tích SWOT của một công ty.
Ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng thực phẩm đóng gói sẵn là không tự nhiên và
không lành mạnh cho người tiêu dùng ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này đã làm tăng
nhu cầu đối với thực phẩm tươi và tự nhiên cũng như nhu cầu đối với các sản phẩm
hữu cơ và các sản phẩm thay thế khác. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích
phân tích SWOT của một công ty.
Chính phủ đã tăng cường giám sát một số thị trường của Nestlé do vụ bê bối sản xuất
thực phẩm. Ví dụ, ở Ấn Độ, chính phủ đã ra lệnh thu hồi mì ăn liền Maggi trị giá hàng

21
tỷ đô la khỏi các kệ hàng do hàm lượng chì trong sản phẩm quá cao. Đây là một thách
thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Nestlé S.A.
 Cạnh tranh gia tăng
Theo Nestlé, cạnh tranh thực sự là mối đe dọa chính ảnh hưởng đến công ty. Ngành
thực phẩm và đồ uống luôn là một ngành có tính cạnh tranh cao, bao gồm nhiều công
ty nhỏ, lớn và đa quốc gia. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích phân tích
SWOT của một công ty.
Các sản phẩm đồ uống, thực phẩm và thức ăn nhanh cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở
nhận diện thương hiệu, hương vị, giá cả, chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, phân
phối, sự tiện lợi, hoạt động tiếp thị và quảng bá, khả năng dự đoán và đáp ứng người
tiêu dùng. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích phân tích SWOT của một
công ty.
Tương tự như thị trường nước giải khát đang phát triển rất chậm, nhiều công ty mới
thành lập đã bão hòa về nhu cầu khiến Nestlé khó cạnh tranh trong tương lai.

2.5. MA TRẬN

MA TRẬN SWOT CỦA Cơ hội (opportunity) Nguy cơ ( threats)


NESTLE 1. Ghi rõ ràng và chính xác 1. Sự khan hiếm nước
về thành phần sản phẩm 2. Cạnh tranh gia tăng
2. Tính minh bạch trong 3. Sự nghi ngờ gia tăng
nguồn nguyên liệu
3. Gia tăng số lượng của
nhiều công ty khởi nghiệp
thực phẩm nhỏ
4. Sự phát triển của thị
trường về cà phê và trà pha
sẵn
5. Sự thâm nhập thị trường
cho ngũ cốc ăn sáng

22
6. Quan hệ đối tác với một số
công ty nổi tiếng với hình
thức liên doanh General
Mills, Coca-cola,..
7. Tham gia phân khúc sản
phẩm mới và mở rộng
những mặt hàng hiện có
Điểm mạnh ( strengths) CHIẾN LƯỢC SO CHIẾN LƯỢC ST
1. Thương hiệu nổi tiếng  S(1,2,4,6,9) và O(3,4,6)  S(1,2,3) và T(1,2)
2. Thương hiệu được công Chiến lược phát triển Chiến lược định vị thương
nhận toàn cầu thương hiệu: mở rộng mối hiệu: đánh mạnh vào
3. Công ty đa dạng hóa cao quan hệ hợp tác và phát marketing nhằm xây dựng
4. Thương hiệu có giá trị lớn triển bền vững với các thương hiệu, tăng khả năng
nhất thế giới doanh nghiệp nâng cao thị cạnh tranh
5. Danh mục sản phẩm đa trường.  S(4,5) và T(2,3,4)
dạng  S(3,5,11) và O(1,2,7) Chiến lược khác biệt bắt kịp
6. Mối quan hệ vững chắc và Chiến lược phát triển sản xu hướng, có tính đặc sắc
các thương hiệu nổi tiếng phẩm: nâng cao chất lượng riêng, đảm bảo nguồn cung
7. Hệ thống R&D hiệu quả sản phẩm chất lượng với mức chi phí
8. Thực hành bền vững môi  S(7,8,10,12) và O(5) thấp
trường Tận dụng các tài nguyên
9. Hệ thống phân phối lớn có sẵn để có sự đột phá
10. Nỗ lực cho nền công mới trong các sản phẩm
nghiệp xanh
11. Lực lượng lao động lớn
12. Năng lực nghiên cứu và
phát triển mạnh mẽ
Điểm yếu ( Weaknesses) CHIẾN LƯỢC WO CHIẾN LƯỚC WT
1. Tăng giá  W(2,3,4) và T(1,2,3)  W(1,2) và T(3)
2. Khoảng kiểm soát và cơ Chiến lước thâm nhâoj thị Thay đổi giá thành sản phẩm
cấu tổ chức trường: triển khai bán hàng phù hợp với thị trường

23
3. Chỉ trích từ xã hội online trên các trang thương  W(3,4) và T(1,2)
4. Sản phẩm dễ bị nhiễm độc mại điện tử để nâng tầm Sử dụng các biện pháp pháp lý
thương hiệu và kèm nhiều ưu giải quyết vấn đề
đãi nhằm thu hút khách hàng

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-nestle-chien-luoc-toan-cau-1635836.html
https://www.123job.vn/bai-viet/tim-hieu-ve-cong-ty-nestle-noi-ly-tuong-de-cac-ban-tre-bat-dau-su-
nghiep-2764.html
https://advertisingvietnam.com/tap-doan-nestle-tang-truong-tu-nhien-76-trong-9-thang-dau-nam-
2021-p18142
https://luanvan24.com/ma-tran-efe/
https://webtaichinh.vn/new-ma-tran-efe-external-factor-evaluation-matrix-la-gi/
https://fr.scribd.com/doc/50190364/Nhom-15-Phan-tich-moi-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-ben-trong-
cty-Nestle
https://toc.123docz.net/document/164977-4-phan-tich-hoan-canh-noi-bo.htm
https://helena-jsc.com/doanh-so-va-ky-thuat-cua-nestle-trong-nam-2021/#:~:text=B%C3%A1o%20c
%C3%A1o%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20c%E1%BA%A3,16%2C4%20t%E1%BB
%B7%20%C4%91%C3%B4%20la.
https://nganhangvietnam.vn/nghiep-vu/bao-cao-tai-chinh/nestle-kinh-doanh-ra-sao-tai-viet-nam-
a4513.html
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-hoa-sen/kinh-te-quan-tri-quan-tri-kinh-doanh/
xay-dung-chien-luoc-canh-tranh-cua-nestle-doi-voi-sp-nescafe-tai-viet-nam/20223397?origin=home-
recent-2
https://vietnambusinessinsider.vn/financial-times-bao-cao-noi-bo-cua-nestle-thua-nhan-60-thuc-
pham-va-do-uong-cua-ho-khong-lanh-manh-a22889.html

9. LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu, nhóm 04 chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô trong khoa Quản Trị
Tổng Hợp. Đặc biệt là thầy Nguyễn Hồng Thoại đã truyền đạt lại những kiến thức bổ ích của
bộ môn “ Quản trị chiến lược toàn cầu”. Những kiến thức bổ ích trong quá trình học đã giúp
nhóm chúng em làm được bài tiểu luận trên, nhưng do bản thân chúng em còn thiếu sót và
hạn chế về mặt kiến thức và khả năng lý luận. Nên kính mong thầy/cô góp ý và chỉ dẫn chúng
em hoàn thành bài hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn các thầy/cô trong bộ môn quản trị chiến lược
toàn cầu đã đọc bài tiểu luận của chúng em những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót
của chúng em trong bài tiểu luận. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

24

You might also like