You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOA: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Bài tiểu luận

Phân tích và lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí các cơ sở vật chất (kho bãi,
trung tâm phân phối, trạm thu mua…) cho ngành hàng cà phê để tối ưu hóa
việc chu chuyển nguyên vật liệu đầu vào (Inbound logistics) và phân phối
hàng hóa đến tay khách hàng (Outbound logistics).

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Nhật

Lớp: CĐKDXK24G,H

Môn: Phân tích và thiết hế hệ thống Logistics

1
THÀNH VIÊN NHÓM

STT TÊN MSSV ĐÁNH


GIÁ
1 Nguyễn Phương Huyền 200420 100%
1
2 Nguyễn Thị Thu Hà 200083 100%
8
3 Trần Thị Kiều-2003795 200379 100%
5
4 Nguyễn Anh Thư 200209 100%
1
5 Đặng Hoàng Kim Nguyên 200458 100%
5
6 Nguyễn Quang Vương 200421 100%
4
7 Dương Đình Nam 200418 100%
8
8 Nguyễn Tấn Sang 200400 100%
9
9 Huỳnh Văn Nam 200376 100%
2
10 Nguyễn Trần Ngọc Trinh 200020 100%
2

2
Mục lục
Phụ lục hình ảnh............................................................................................................................4
Phụ lục bảng biểu...........................................................................................................................4
1. Tổng quan về doanh nghiệp (ngành hàng, sản phẩm)...........................................................5
1.1: Sơ lược về ngành cà phê của Việt Nam................................................................................6
1.2 Các doanh nghiệp hiện đang cung ứng nguyên vật liệu cho ngành.......................................8
1.3 Các vị trí có nhu cầu về cà phê tại Việt Nam.........................................................................8
2. Phân tích và thiết kế hệ thống logistics cho ngành hàng......................................................10
2.1. Nhu cầu thị trường..............................................................................................................10
2.2. Thâm nhập thị trường..........................................................................................................10
2.2.1: Từ phía doanh nghiệp-lực đẩy......................................................................................10
2.2.2: Từ phía nước ngoài-Lực kéo........................................................................................10
2.3 Phân tích SWOT của cà phê Trung Nguyên........................................................................11
2.3.1: Điểm mạnh...................................................................................................................11
2.3.2: Điểm yếu......................................................................................................................11
2.3.3: Cơ hội...........................................................................................................................12
2.3.4: Thách thức....................................................................................................................12
2.4. Hệ thống logistics của công ty Cổ Phần tập đoàn Trung Nguyên......................................12
2.4.1: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cà phê của công ty:..........................................12

3
2.4.2: Sản xuất........................................................................................................................14
2.4.3: Phân phối:.....................................................................................................................15
2.5. Phân tích tuyến vận tải........................................................................................................17
3. Kết luận.....................................................................................................................................23
3.1. Tóm tắt nội dung bài:..........................................................................................................23
3.2. Vai trò chung của logistics..................................................................................................23
3.3. Vai trò của hệ thống Logistics đối với nền kinh tế:............................................................24
3.4. Vai trò của hệ thống Logistics đối với doanh nghiệp.........................................................25

Phụ lục hình ảnh


Hình 1. Đồi cà phê ………………………………………………………..……………………....6

Hình 2. Tần suất uống cà phê……………………………………………………..……………....7

Hình 3………………………………………………………………………………..……………9

Hình 4…………………………………………………………………………………...…………9

Hình 5……………………………………………………………………………………...………9

Hình 6. Tuyến vận tải…………………………………………………………………….……...17

Hình 7. Tuyến đường kênh đào Suez………………………………………………….…………18

Hình 8. Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope)…………………………………...……19


Hình 9. Tuyến đường đi qua kênh Panama………………………………………………………20

Hình 10. Tuyến đường mà doanh nghiệp chọn……………………………………………..……22

Phụ lục bảng biểu

Bảng 1. Nguồn tài liệu thâm nhập thị trường……………………………………………………22

4
Bảng 2. Nguồn tài liệu tham khảo tuyến đường hàng hải…………………………………….….22

Bảng 3. Nguồn tài liệu tham khảo vai trò của của logistcs đối vơi doanh nghiệp……………….26

Lời mở đầu

Cafe là thức uống phổ biến trên thế giới, mỗi năm có hơn 400 tỉ tách cà phê được tiêu
dùng. Thậm chí nhiều nước trước đây có thói quen uống trà thì xu hướng uống cà phê
cũng tăng đều lên theo từng năm. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, nhiều
người thích sử dụng cà phê nhưng lại không có thời gian, nên nhu cầu lựa chọn cà phê
làm sẵn ngày càng tăng lên. Việt Nam cũng là nơi có sức tiêu thụ cà phê tiềm năng và
nhu cầu đang có hướng tăng lên trong những năm gần đây. Bởi vậy các doanh nghiệp
kinh doanh cà phê tại Việt Nam đang cạnh tranh mạnh mẽ để tăng thị phần, doanh thu,
lợi nhuận. Cũng như bao doanh nghiệp lớn, Trung Nguyên cũng có một chiến lược,
hướng đi để đạt mục tiêu cho riêng mình. Trung Nguyên là doanh nghiệp gia nhập thị
trường sau nhất so với 2 đối thủ lớn là Vinacafé Biên Hoà và Nestlé, nhưng lại có những
thành công rất đáng nể. Một trong những yếu tố để Trung Nguyên có chỗ đứng trên thị
trường như hôm nay một phần cũng nhờ hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp, họ biết cách đặt bao nhiêu cơ sở, nhà máy sản xuất, nhà kho, trung tâm phân
phối, đặt ở nơi nào là có vị trí phù hợp... Nhờ sự tính toán thông minh về mọi mặt nên
Trung Nguyên đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường .

5
1. Tổng quan về doanh nghiệp (ngành hàng, sản phẩm)

1.1. Sơ lược về ngành cà phê của Việt Nam

Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một
trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp
Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung.

Lịch sử cà phê Việt Nam bắt đầu bởi người Pháp từ năm 1857, tính đến nay
đã tồn tại được hơn một thế kỷ. Được tăng cường bởi sự hỗ trợ từ chính phủ,
sản xuất cà phê Việt Nam đã tăng từ mức rất thấp vào đầu những năm 1990 (lúc
này cả nước chỉ có vỏn vẹn 5900 ha cà phê), đến nay diện tích cà phê của cả
nước đã lên tới nửa triệu hecta.

Việt Nam trở thành nước sản xuất lớn thứ hai trên thế giới.

Hình 1. Đồi cà phê

Nhu cầu thị trường cà phê Việt Nam đầy tiềm năng

Từ khi có mặt, thị trường cafe Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước

6
tăng lên hàng trăm lần và trở thành nước xuất khẩu cà phê ra thị trường đứng thứ 2
thế giới. Những năm gần đây, sự phát triển của các hàng quán cà phê (Vietnam
coffee market), hệ thống cung ứng cà phê, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng
tăng, khiến cho lượng cà phê tiêu thụ trong nước tăng nhanh đây cũng là cơ hội để
cà phê Việt Nam khẳng định vị thế cũng như đóng góp trong kinh tế thị trường
nhiều cạnh tranh. Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp nông thôn chỉ ra rằng bình quân một người Việt Nam tiêu thụ chỉ khoảng
0,5kg cà phê/năm. Lượng cà phê tiêu thụ của người Việt chỉ bằng ¼ các nước
trong khu vực.

Hình 2. Tần suất uống cà phê

Do đó thị trường Việt Nam coffee vẫn còn rất nhiều tiềm năng và nhu cầu cà
phê dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về dân số trẻ, những
người có nhịp sống bận rộn, ưa thích sự tiện lợi.

7
Tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê khá nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Trong tổng loại thức uống được lựa chọn dùng trong 1 tuần ở Thành phố Hồ Chí
Minh thì loại thức uống này chiếm tới 26%. Con số này có thể nói là khá cao so
với hàng loạt loại thức uống mà thị trường hiện có.

1.2 Các doanh nghiệp hiện đang cung ứng nguyên vật liệu cho ngành

Với Trung Nguyên, cà phê hạt là quyết định chính nguyên.

Chọn từ các khu vực có các loại nguyên liệu hạt ngon nhất:

- Hạt cà phê Robusta: của Buôn Ma Thuộc.


- Hạt Arabica: của Jamaica.
- Hạt cà phê từ quê hương gốc của cà phê Ethiopia, Brazil

Công ty Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công ty TNHH
sản xuất Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in Việt
Nam Vinapackink.

Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty Neuhaus
Neotec – công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới
tại Hoykenkamp – CHLB Đức.

1.3. Các vị trí có nhu cầu về cà phê tại Việt Nam

Thói quen uống cà phê tại nhà vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Đa số người
dùng sẽ thưởng thức cà phê pha tại quán. Trong khi đó, số lượng quán cà phê được
mở tập trung ở thành thị. Khu vực nông thôn hiện vẫn còn khá ít. Cũng vì thế đa số
người tiêu dùng cà phê sẽ tập trung nhiều ở thành phố, khu vực phát triển như: TP.
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế….

8
Hình 3. Hình 4.

Giải thích cho lý do trên là vì đây là những nơi có điều kiện kinh tế phát triển,
trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế của người dân cũng vượt trội hơn những tỉnh
thành khác trong cả nước. Ngoài ra, xu hướng sử dụng cà phê của người dân ở các
thành phố lớn cũng cao hơn do điều kiện làm việc không giống khu vực nông thôn.
Văn hóa sống ở đây cũng thoải mái hơn.

Hình 5.

9
2. Phân tích và thiết kế hệ thống logistics cho ngành hàng

2.1. Nhu cầu thị trường

- Bên cạnh nhu cầu trong nước đầy tiềm năng thì Trung Nguyên còn có một thị
trường thế giới rộng lớn với những thị phần tiềm năng như: Mỹ, Trung Quốc, các
nước châu Âu,…

2.2. Thâm nhập thị trường

2.2.1 Từ phía doanh nghiệp-lực đẩy


Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng sự đầu tư về quy mô sản xuất khiến cho
công suất dư thừa

Tỷ suất lợi nhuận khi kinh doanh trong nước chưa cao

Cà phê Trung Nguyên đang dần mất thị phần trong nước, áp lực cạnh tranh
nội địa lớn từ phía các đối thủ như Highlands. Neate, Vincife… và từ đại gia cà
phê thế giới là Starbucks.

Trong tương lai không xa, các tập đoàn quốc qua sẽ thâm nhập vào thị
trường Việt Nam nhiều hơn.

2.2.2: Từ phía nước ngoài-Lực kéo


So với thị trường nội địa, thị trường quốc tế tiêu thụ lượng cà phê lớn hơn rất
nhiều, đặc biệt là các quốc gia Bắc Âu, Tây Âu.

Nguồn lực tiềm năng và chất lượng hơn.

Cơ hội phát triển thương hiệu và đem về nguồn lợi nhuận lớn

10
Cụ thể hơn, tại 3 thị trường hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc và Singapore.

- Với thị trường Mỹ, qua vị thế và sự ảnh hưởng của Mỹ, thì một khi cà phê Trung
Nguyên vào được thị trường Mỹ và thành công tại Mỹ sẽ là minh chứng mạnh mẽ
nhất giúp dễ dàng mở toang tất cả các cánh cửa thị trường còn lại của thế giới.

- Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương
đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thể dịch chuyển từ trả sang
cà phê đang tăng mạnh.

- Với thị trường Singapore, là cửa ngõ của châu Á mở ra thế giới, có nền tảng vững
chắc về tài chính, kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt sẽ
tạo cơ hội cho Trung Nguyên phát triển.

2.3. Phân tích SWOT của cà phê Trung Nguyên

2.3.1: Điểm mạnh


Là doanh nghiệp tiên phong đầu tiên đi theo hệ thống nhượng quyền

Hệ thống kênh phân phối rộng

Chiến lược nhượng quyền thương hiệu đã chứng tỏ uy lực khi hàng loạt các
quán cà phê với biển hiệu Trung Nguyên

Chất lượng cao và thương hiệu tốt

Kênh thông tin tốt, công tác quan hệ công chúng (PR- Public Relation)
đóng vai trò quan trọng → có thể nói chính PR đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên

Nguồn nhân lực dồi dào, lao động giá rẻ

11
2.3.2: Điểm yếu
Thực hiện chiến lược nhượng quyền khá ồ ạt, chất lượng nằm ngoài tầm
kiểm soát

Công tác quản lý, giám sát yếu kém

2.3.3: Cơ hội
Đứng đầu thị phần cà phê Việt Nam, vẫn chưa có đối thủ tương xứng

Có nhiều cơ hội và lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cà phê Trung Nguyên hiện xuất sang hơn 40 nước trên thế giới, chiếm 20%
sản lượng( Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Campuchia)

2.3.4: Thách thức


Đối thủ cạnh tranh:

- Trong nước: cà phê Trung Nguyên đang mất thị phần vào tay Highland.
Ngoài ra còn có Nescafe và Vinacafe

- Quốc tế: trong tương lai là hai hãng cà phê nổi tiếng thế giới Stacksbuck và
Gloria Jeans Coffee, đây là hai đại gia về nhượng quyền thương mại cà phê nổi
tiếng thế giới

Trong tương lai không xa các tập đoàn đa quốc gia sẽ vào Việt Nam

Mất thị phần, mất định hướng, rối loạn về chính sách và chiến lược cũng
như quản lý

2.4. Hệ thống logistics của công ty Cổ Phần tập đoàn Trung Nguyên

2.4.1: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm cà phê của công ty:
Nguồn cung ứng:

12
* Nguyên vật liệu đầu vào:

- Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi
doanh nghiệp, họ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có
ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả sản phẩm đầu ra. Với Trung Nguyên, cà phê hạt
là nguyên liệu chính. Trung Nguyên chọn lọc từ 5 vùng nguyên liệu ngon nhất: hạt
cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ quê hương
nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil — thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất
khẩu hàng đầu thế giới, hạt cà phê của Colombia mang nhiều hương vị khác biệt.
Với lợi thế là có nhà máy sản xuất nằm ngay trên thủ phủ cà phê của Việt Nam là
Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê
nguyên liệu. Công ty có 2 hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư
nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà
hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất
nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số
lượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay
vào đó công ty đã tìm một hưởng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự
mình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các
nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ
động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mỗi quan hệ giữa
doanh nghiệp với nông dân trồng cả phê. Trung Nguyên cho biết hạt cà phê họ sử
dụng được mua từ các hộ nông dân trong cả phê nhỏ có chứng chỉ thục hình canh
tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.

- Công ty Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công ty TNHH sản
xuất

13
Thương mại bao bì Phương Nam, công ty bao bì và mực in Việt Nam
Vinapackink. - Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty
Neuhaus Neotee công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới
tại Hoyken CHLB Đức

2.4.2: Sản xuất


* NHÀ MÁY BẮC GIANG

Địa chỉ: Lô B KCN Quang Châu - Việt Yên- tỉnh Bắc Giang

Nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Châu  Với tổng số vốn đầu tư 22000 tỉ đồng.

Nhà máy được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói
thành phẩm cà phê hòa tan G7. Giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế
biến để đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu.

* NHÀ MÁY BUÔN MA THUỘT

Địa chỉ: Km8 - Tỉnh lộ 8 - KCN Tân An - Buôn Ma Thuột - Đăklăk

Công suất 10.000 tấn/năm.

Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80 % sản lượng dành cho XK

* NHÀ MÁY BÌNH DƯƠNG

Địa chỉ: Khu A, KCN Tân Đông Hiệp, Thị Xã Dĩ An, Bình Dương

Nhà máy có diện tích 3 ha. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy
được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA SEI - công ty chuyển chế tạo thiết bị
chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý

* NHÀ MÁY CÀ PHÊ SÀI GÒN

14
Địa chỉ: Lô A. Đường NA7, KCN Mỹ Phước 2, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát,
Bình Dương

Đây là nhà máy được Trung Nguyên mua lại tử hợp đồng chuyển nhượng với
Vinamilk vào năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.

2.4.3: Phân phối:


Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại
để đạt được kết quả lớn nhất

* Hệ thống phân phối truyền thống.

- Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân
phối đến nhà phân phổi, các siêu thị là (BigC, Coop Mart...), nhà bán lẻ, rồi đến tay
người tiêu dùng cuối cùng.

- Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản
phẩm của công ty luôn đến gần với khách hàng.

Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà phân phối độc quyền, 7000 điểm
bán hàng và 59000 cửa hàng bản lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế giới.

- Một số nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP Blue Way, công ty CP
Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà...

* Hệ thống phân phổi hiện đại. Hệ thống phân phối G7 Mart:

- Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam.

- Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.

- Điểm nổi bật nhất của G7 Mart chính là việc đáp ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ
của người Việt Nam và thưởng mua gần nhà. Chính vì vậy, những G7 Mar thường

15
được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len loi giữa các con
hẻm.

- G7 Mart khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối truyền thống là các
cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và
ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý. Việt ra đời hệ thống G7
mart thể hiện tầm nhìn chiến lược và tham vọng muốn giành thể vững trên hệ
thống phân phối của Việt Nam.

- Hệ thống siêu thị: Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống siêu
thị của mình

- Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối:

+ Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lỗi cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản
xuất lại có các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là
đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7 mart bao gồm các
của hãng G7 mart chuẩn và các cửa hàng thành viên.

+ Cách này sẽ giảm bớt chi phí tổn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là
người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài, theo cách
thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ
thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.

- Hình thức nhượng quyền thương hiệu trong phân phối của Trung Nguyên

+ Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng mô hình này vào VN từ năm 1998,
chỉ hai năm sau khi xuất hiện trên thị trường. Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống
nhượng quyền thương hiệu bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất nước
Việt Nam và 8 quản ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore. Thái Lan, Trung

16
Quốc, Campuchia. Ba Lan, Ukrama. Không thể phủ nhận lợi ích mà nhượng quyền
thương hiệu mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu.

+ Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy. Trung Nguyên đã có mặt tại 63
tỉnh thành, trên 60 quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa.

2.5. Phân tích tuyến vận tải

- Cà phê xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển giữ các tuyến giữa các tỉnh thành
qua đường biển tới các thị trường nước ngoài.

- Đầu xuất: Việt Nam.

- Đầu nhập: Los Angeles (Mỹ).

Hình 6. Tuyến vận tải

Các tuyến đường đặc trưng:


17
Tuyến đường đi qua kênh đào Suez: Xuất phát từ Việt Nam, các tàu sẽ chạy
qua eo Singapore, Malaca, chuyển hướng đến phía Nam Srilanca thuộc Ấn Độ
Dương, vào Hồng Hải, qua eo Gibralta, vượt Đại Tây Dương và ngược lại. Độ dài
tuyến này khoảng 11.600 hải lý.

Hình 7.
Tuyến đường kênh đào Suez

- Ưu điểm:
Tuyến đường này đi khá gần bờ trong suốt chặng đường nên việc ứng phó với
các sự cố bất lợi có thể khá thuận lợi. Hơn nữa, nếu thời gian ra khơi là trong
khoảng tháng 11 đến tháng 3, tàu có thể tận dụng dòng chảy từ đông sang tây để
tăng tốc độ giữa Việt Nam đến Singapore và qua eo biển Malacca đến kênh đào
Suez. Cũng cần lưu ý rằng dòng nước đảo ngược hướng từ Tây sang Đông trong
các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Dòng chảy Đại Tây Dương ở Bắc bán cầu luôn
có xu hướng chảy theo chiều kim đồng hồ, bao gồm một tuyến theo hướng Tây
Nam từ eo biển Gibraltar đến Trung Mỹ. Nó có thể được tận dụng quanh năm để
tăng tốc các tàu đi về phía Tây.
- Nhược điểm:

18
Tuyến đường này chạy qua các khu vực có mật độ tàu lớn như eo biển Singapore,
Malacca, kênh đào Suez. Chi phí của kênh đào Suez khá cao. Khoảng cách tổng
thể dài hơn tuyến đường biển Thái Bình Dương. Ngoài ra, các tàu trên tuyến vùng
Vịnh Ả Rập gặp phải gió mạnh lên tới cấp 7 gây ra sóng cao 3-4 mét với chỏm bọt
và bụi nước trong hơn 10 ngày mỗi tháng trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Hơn nữa, từ tháng 6 đến tháng 9, trời thường nhiều mây và mưa ở Bắc Ấn Độ
Dương do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Cuối cùng, khi vượt Đại Tây Dương,
tàu bè phải chạy ở vĩ độ cao và vùng biển này thường xuyên bị đe dọa bởi bão lớn.
Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi đi lại trong mùa mưa bão.

Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope): Từ Việt Nam các tàu biển sẽ
chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ
Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi), sau đó tiếp tục qua Đại Tây Dương
đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-be) và ngược lại. Độ dài quãng
đường khoảng 12.850 hải lý.

Hình 8.
Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope)
- Ưu điểm:

19
Mật độ tàu thuyền dọc tuyến này khá thưa thớt. Tàu không phải đi qua kênh đào
Suez nên chi phí giảm. Các dòng chảy Nam bán cầu được tận dụng để cải thiện tốc
độ tàu. Hướng dòng chảy luôn có xu hướng chảy từ Đông sang Tây.

- Nhược điểm:
Đây là quãng đường tàu chạy dài nhất trong 3 tuyến. Tàu thường chạy rất xa bờ
nên khi có sự cố xảy ra, việc hỗ trợ là tương đối khó. Tàu chạy xuống Mũi Hảo
Vọng, một khu vực có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp. Khu vực
Mũi Hảo Vọng thường xuyên hứng chịu sóng và gió mạnh hầu hết các thời điểm
trong năm, và thường xuất hiện các cơn bão và lốc xoáy bất thường. Vì tuyến
đường này thường xa bờ nên việc ghé cảng lấy nhiên liệu đòi hỏi quãng di chuyển
đáng kể và có rất ít lựa chọn cảng tiếp nhiên liệu, đặc biệt là trên các chặng đi qua
Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Tuyến đường đi qua kênh Panama: Từ Việt Nam chạy về phía Đông, qua
Phiplipine, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama (nơi mà tàu sẽ
leo qua một quả đồi ở độ cao 26m trên mực nước biển) để đi đến cảng dỡ hàng ở
Cuba hay các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ. Nếu đi đến Cuba độ dài quãng đường
khoảng 10.850 hải lý.

20
Hình 9. Tuyến đường đi qua kênh Panama

- Ưu điểm:

Tuyến đường này là ngắn nhất trong 3 tuyến. Điều kiện hành hải có phần đơn
giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết. Phí qua kênh Panama rẻ hơn
nhiều so với phí qua kênh Suez. Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ độ 5 độ
Bắc là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất ổn định và rất tốt trong hầu hết những
ngày trong năm.

- Nhược điểm:

Phải trả phí qua kênh Panama. Không có các cảng để ghé khi sự cố hay cấp dầu
dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu
dự trữ.

Tuyến đường chính cụ thể mà doanh nghiệp chọn.


- Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng container từ kho Mekong Logistics vận
chuyển bằng đường bộ đến cảng Cát Lái. Và bắt đầu khởi hành từ cảng Cát Lái
(Việt Nam), các tàu đi xuống băng qua Ấn Độ Dương cắt ngang eo Jakarta thuộc
Indonesia, tiếp tục hướng thẳng đến mũi Hảo Vọng (Nam Phi), băng qua Đại Tây
Dương hướng thẳng đến cảng Los Angeles, sau đó hàng hóa sẽ được bốc tại cảng
Los Angeles và tiếp tục được vận chuyển đường bộ về trung tâm phân phối ở Mỹ

*Lý do chọn tuyến đường trên:


Không phải đi qua kênh đào Panama hay kênh đào Suez nên tiết kiệm được
rất nhiều chi phí, mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa nên có thể gia tăng tốc độ
vận chuyển.

21
Hình 10. Tuyến đường mà doanh nghiệp chọn

- https://123docz.net//document/4865791-tham-nhap-thi-truong-the-gioi-cua-ca-
phe-trung-nguyen.htm
- https://123docz.net//document/3991928-tieu-luan-quan-tri-chuoi-cung-ung-cua-
cong-ty-trung-nguyen.htm

Bảng 1. Nguồn tài liệu thâm nhập thị trường

- https://logistics4vn.com/3-tuyen-duong-hang-hai-tu-viet-nam-di-chau-thong-
dung-nhat?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&gidzl=
pddiCrSOQKZ1PkWtMmHfHy9dx3j30Zr7YM6xFaDJEqRKPkuuJ0Tg5TOplsj0
Lsv0tsNlFcElKB19KnvkJW

Bảng 2. Nguồn tài liệu tham khảo tuyến đường hàng hải

22
3. Kết luận

3.1. Tóm tắt nội dung bài:

Cafe Trung Nguyên hiện đang là trong những thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường Việt Nam

Dựa trên nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng mà cafe Trung Nguyên
đã có những lựa chọn về viêc đặt các nhà máy sản xuất, nhà máy phân phối phân
bổ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, không chỉ đáp ứng tốt mà còn giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho được tối
ưu nhất đồng thời đẩy mạnh cơ hội phát triển, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp.

Từ đó cho ta thấy dược doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn nữa ở những
vị trí trung tâm đồng thời mở rộng thêm ở các tỉnh lân cận có tiềm năng phát triển
như và những nơi có nhu cầu cao cần được ưu tiên nhiều hơn để sản phẩm dễ dàng
đến tay người tiêu dùng

3.2. Vai trò chung của logistics

Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global
Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho
các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ,
đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics
được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực
khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics có vai trò quan trọng trong việc
tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên
vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

23
3.3. Vai trò của hệ thống Logistics đối với nền kinh tế:

Giảm chi phí: Mỗi giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải sử dụng
đến nhiều loại giấy tờ, chứng từ rườm rà, làm tiêu tốn rất nhiều chi phí, ảnh hưởng
lớn tới tốc độ và hiệu quả của các hoạt động buôn bán quốc tế. Logistics đã cung
cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, không những khắc phục được những yếu điểm đó
mà còn nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn
phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Với
tuyến đường phù hợp, các nhà máy, nhà phân phối được đặt một cách tối ưu, thì
hàng hóa đến gần khách hàng và đồng thời tiết kiệm được một lượng chi phí. Chất
lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt
không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.

Nâng cao năng suất lao động, GDP cho đất nước: Logistics là công cụ
hữu hiệu dùng để liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế, đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng hệ thống logistics toàn cầu đã tối
ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật
liệu cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, khắc
phục được những ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời gian và chi phí sản
xuất cho các hoạt động kinh tế quốc tế, nhờ đó các hoạt động này luôn được “kết
dính” với nhau và được thực hiện một cách có hệ thống, đạt hiệu quả cao. Để đáp
ứng nhu cầu của thị trường được mở rộng thì hàng ngàn sản phẩm đã được xuất
hiện và được bán và phân phối cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, điều này
thúc đẩy xuất khẩu trong nước tăng mạnh. Việc phân phối sản phẩm từ điểm xuất
xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng trong tổng
sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia.

24
Mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế: Hệ thống logistics có tác dụng
như một chiếc cầu nối đưa hàng hóa đến các thị trường mới theo đúng yêu cầu về
thời gian và địa điểm đặt ra. Do đó, với sự hỗ trợ của hệ thống logistics, quyền lực
của nhiều công ty đã vượt ra khỏi biên giới địa lý của nhiều quốc gia. Một mặt
khác, các nhà sản xuất kinh doanh có thể chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm của
mình, mặt khác, thị trường kinh doanh quốc tế cũng được mở rộng và phát triển.

Góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất: Ở mỗi quốc gia, mỗi một
vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng
sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có
sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế
sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các
nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Hệ thống logistics đã góp phần vào việc phân
bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

3.4. Vai trò của hệ thống Logistics đối với doanh nghiệp

Giải quyết vấn đề đầu ra, đầu vào cho doanh nghiệp: Các kênh logistics
vừa cung cấp nguyên liệu thô cho sản xuất, tạo điều kiện phát triển vận tải, vừa
cung cấp thành phẩm cho hệ thống phân phối vật chất. Ngoài ra còn cung cấp sự
hỗ trợ trên các điểm chuyển giao quyền sở hữu, nhờ đó quá trình sản xuất đến phân
phối hàng hóa , dịch vụ luôn được tối ưu hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất,
tăng cường cạnh tranh: Việc giảm chi phí logistics luôn được các nhà quản trị đặt
lên hàng đầu trong chương trình giảm tổng chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt là
trong thời gian gần đây khi mà tình hình kinh doanh đã thay đổi với chi phí
logistics ngày càng tăng cao do sự bất ổn trong giá xăng dầu và sự tăng lên trong
25
chi phí an ninh. Vì vậy với việc phát triển hệ thống logistics sẽ giúp các doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn, góp phần tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tăng giá trị kinh doanh: do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi
tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản
phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác
nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận
phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung
cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành người
cung cấp dịch vụ logistics. Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá
trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận

Hỗ trợ hoạt động maketing: Đây là một vai trò quan trọng không thể thiếu,
đặc biệt là hỗ trợ maketing mix. Nhờ dịch vụ này mà các doanh nghiệp có thể dự
đoán chính xác nhu cầu của thị trường, đánh giá khả năng tiếp cận, độ tin tưởng và
chấp nhận sản phẩm của khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến
lược về sản phẩm, giá cả, hay xác định đúng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

- https://nhatlongtrans.vn/logistics-la-gi-tam-quan-trong-cua-logistics-doi-voi-
doanh-nghiep/#:~:text=D%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5%20logistics
%20c%C3%B3%20t%C3%A1c,doanh%20cho%20c%C3%A1c%20doanh
%20nghi%E1%BB%87p
- https://industrial.savills.com.vn/2021/12/vai-tro-cua-logistics-doi-voi-nen-kinh-
te/?lang=vi#:~:text=Ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng
%20logistics%20hi%E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3,b%C3%A1n%20h

26
%C3%A0ng%20v%C3%A0%20ph%C3%A2n%20ph%E1%BB%91i
- https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-logistics-doi-voi-hoat-dong-kinh-te-quoc-
te-nen-kinh-te-quoc-dan-va-doanh-nghiep.aspx
….

Bảng 3. Nguồn tài liệu tham khảo vai trò của của logistcs đối vơi doanh nghiệp

27

You might also like