You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÁO CÁO DỰ ÁN
DỰ ÁN: DOANH NGHIỆP “PURE BOTANICAL”
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
KHOA: VIỆN ĐÀO TẠO CHUẨN QUỐC TẾ
MÔN HỌC: LUẬT VÀ KHỞI NGHIỆP – HỌC PHẦN: KHỞI NGHIỆP
GIẢNG VIÊN: VÕ NGỌC TÙNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. VŨ NGUYỄN ANH TOÀN 2087600147 20DKQQA2
2. ĐẶNG MINH LONG 2011760203 20DKQQA2
3. TRƯƠNG MINH DUẨN 2087600072 20DKQQA2
4. TÔN THỤY ANH ĐÀO 2087600048 20DKQQA2
5. NGUYỄN LÂM HÀ 2087600088 20DKQQA2

TP. Hồ Chí Minh, 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA/VIỆN: VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN


NHÓM 1
MÃ LỚP: Q10 HỌC PHẦN: KHỞI NGHIỆP
STT Họ và tên lót Tên MSSV Nhóm Tỷ lệ % Sinh
đóng góp viên kí
tên
1 Đặng Minh Long 2011760203 1 100%
208760004
2 Tôn Thụy Anh Đào 1 100%
8
3 Vũ Nguyễn Anh Toàn 2087600147 1 100%

4 Nguyễn Lâm Hà 2087600088 1 100%

5 Trương Minh Duẩn 2087600072 1 100%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................I

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................II

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................III

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU................................................................III

BẢNG DANH MỤC TIẾNG NƯỚC NGOÀI...................................................................IV

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP.........................1

1.1. Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh.......................................................................1

1.1.1. Tóm tắt ý tưởng kinh doanh...................................................................................1

1.2. Giới thiệu về doanh nghiệp khởi nghiệp...................................................................2

1.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh.............................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu của doanh nghiệp....................................................................................3

1.2.3. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.................................................................3

1.2.4. Địa điểm và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.........................................................4

CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING..........................................................................5

2.1. Phân tích thị trường....................................................................................................5

2.1.1. Thị trường mục tiêu................................................................................................5

2.1.2. Phân khúc thị trường..............................................................................................5

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................6

2.2. Chiến lược sản phẩm/dịch vụ.....................................................................................8

2.3. Chiến lược giá..............................................................................................................8

2.4. Chiến lược kênh phân phối........................................................................................8

2.5. Chiến lược chiêu thị....................................................................................................9

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ...............................................................................10

3.1. Sơ đồ tổ chức:............................................................................................................10

3.2. Bảng mô tả công việc:...............................................................................................10


3.3. Bảng lương và chế độ phúc lợi:................................................................................12

3.4. Thời gian làm việc:....................................................................................................12

CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP..................................14

4.1. Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn.......................................................................14

4.2. Ước tính chi phí.........................................................................................................14

4.2.1. Tổng chi phí.........................................................................................................14

4.2.2. Chi phí Marketing................................................................................................15

4.3. Thu nhập dự kiến......................................................................................................15

4.3.1. Doanh số và giá bán dự kiến................................................................................16

4.3.2. Báo cáo doanh thu................................................................................................17

4.4. Thẩm định tính khả thi về tài chính của dự án......................................................17

4.4.1. Hiện giá thu hồi thuận (NPV)..............................................................................17

4.4.2. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)...............................................................................17

4.4.3. Thời gian hoàn vốn (PP)......................................................................................18

CHƯƠNG 5. RỦI RO..........................................................................................................19

5.1. Tài chính:...................................................................................................................19

5.2. Nhân sự:.....................................................................................................................20

5.3. Marketing:.................................................................................................................21

5.4. Thương hiệu:..............................................................................................................22

5.5. Cháy nổ, hư hỏng và trộm cắp:................................................................................23

KẾT LUẬN...........................................................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU
Với bối cảnh của nền kinh tế hiện nay tại Việt Nam, khởi nghiệp được xem như là một cách
thức phát triển kinh tế và đưa đất nước bước trên con đường phát triển bền vững. Với mục
tiêu trở thành một doanh nhân thành công, môn khởi nghiệp được xem là một trong những
môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học đặc biệt là trường
Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ( Hutech). Chúng tôi là sinh viên với chuyên
ngành kinh doanh quốc tế thuộc Viện đào tạo Quốc Tế, chúng tôi sẽ đưa ra ý tưởng kinh
doanh khởi nghiệp từ việc làm xà phòng thủ công truyền thống. Báo cáo này sẽ tập trung về
chi tiết dự án khởi nghiệp của nhóm chúng tôi.

I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xà bông là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy
nhiên, ít ai biết rằng làm xà bông cũng là một ngành nghề khởi nghiệp tiềm năng, có thể
mang lại nhiều lợi ích cho những người dám đầu tư và sáng tạo. Ngày nay, những chất
dưỡng da tự nhiên của xà phòng gần như là hoàn toàn bị biến mất đi hoặc bị tước bỏ do kỹ
thuật sản xuất xà phòng trong công nghiệp ngày càng tiên tiến, và phát triển. Xà phòng
handmade “ NatLife” đến từ thiên nhiên là sản phẩm tương tự với một chất tẩy rửa lâu đời
có thể làm sạch toàn diện và giảm được kích ứng da rất tốt với những đặc tính sẵn có của xà
phòng đến từ tự nhiên “NatLife” được sản xuất với hoàn toàn bằng phương pháp làm thủ
công cổ truyền nên có tính dưỡng ẩm tối ưu, hiệu quả cao. Lý do sản xuất xà phòng
handmade “NatLife” là vì muốn có thể bảo vệ, nâng niu làn da của khách hàng từ những sản
phẩm thiên nhiên, hơn thế nữa với mong muốn nghệ thuật sản xuất xà phòng đồng loạt từ
ngành nghề thủ công cổ truyền quay trở lại, để làm sống lại ngành nghề mang bản sắc dân
tộc một thời hào hùng, mà vẫn giữ nguyên được tính tự nhiên thuần có trong sản phẩm tẩy
rửa lâu đời nhất và đặt ra giá thành để tiếp cận đến người tiêu dùng thấp hơn khá nhiều so
với xịt vệ sinh, hoặc dung dịch tẩy rửa công nghiệp khác. Xà phòng là chất tẩy rửa có từ xa
xưa nhất, lưu truyền qua các thế hệ khác nhau và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống
đương đại hiện nay, Xà phòng được sản xuất theo phương pháp phản ứng hóa học của dầu,
nước và dung dịch kiềm (làm chất xúc tác cho quy trình tẩy trắng). Các sản phẩm dầu Cọ và
dầu Dừa thường sử dụng để chế làm xà phòng có đặc tính làm mềm nhờ gia tăng hàm lượng
glycerin có trong tự nhiên.

II
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


Hình 1: Xà phòng khổ qua (Hình minh họa)...........................................................................6
Hình 2: Xà phòng mật ong (Hình minh họa)...........................................................................7
Hình 3: Sơ đồ tổ chức công ty...............................................................................................15
Hình 4: Kế hoạch và sử dụng vốn..........................................................................................19
Hình 5: Tổng chi phí..............................................................................................................19
Hình 6: Chi phí Marketing.....................................................................................................20
Hình 7: Doanh số dự kiến......................................................................................................21
Hình 8: Dự báo tăng trưởng...................................................................................................21
Hình 9: Báo cáo doanh thu.....................................................................................................22

III
BẢNG DANH MỤC TIẾNG NƯỚC NGOÀI

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


Biomedic Body Soap Xà phòng cơ thể sinh học
Carbolic Carbonhydrat
Homelab Phòng thí nghiệm
Influencer Người có tầm ảnh hưởng
Handmade Thủ công
Pure Botanicals Thảo dược tinh khiết
Organic Hữu cơ
Shop Cửa hàng
Flashsale Giảm giá thần tốc
Banner Biểu ngữ
Valentine Lễ tình nhân
Mentor Người hướng dẫn
Web Trang mạng xã hội
Logo Huy hiệu
Slogan Khẩu hiệu
Logic Hợp lý

IV
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KHỞI
NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh
1.1.1. Tóm tắt ý tưởng kinh doanh

Trong thời đại 4.0, sức khoẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn và cực kỳ quan trọng đối với cuộc
sống hằng ngày của mỗi cá nhân. Mà việc có thể bảo vệ sức khỏe hiệu quả thì không phải ai
cũng thực hiện được. Vì vậy, sản phẩm xà phòng sinh dược của chúng tôi sẽ mang tới sự
yên tâm đảm bảo sức khỏe đến quý khách hàng vì sản phẩm không chứa hương liệu và phụ
gia độc hại được làm tuân theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 22716-GMP trong ngành thẩm
mỹ. Xà phòng sinh dược luôn cho khách hàng làn da mịn màng mềm mại và có thể điều trị
những bệnh nhẹ nhàng trên da. Xà phòng sinh dược được chiết xuất từ nguyên liệu thiên
nhiên như khổ qua, và sáp mật ong.
- Xà phòng Khổ qua: Hay còn gọi là mướp đắng có tính hàn lạnh làm thanh mát, giải độc
cho cơ thể và đây cũng là một trong các loại trái cây thực phẩm an toàn, thân thiện nhất và
tốt với da. Kết hợp hạt khổ qua với xà phòng giúp dưỡng ẩm da làm dịu da đồng thời làm
mờ mụn lưng. Hàm lượng protein và vitamin cao giúp dưỡng da hiệu quả mang tới cảm giác
mịn màng trên bề mặt da thô ráp.

Hình 1: Xà phòng khổ qua (Hình minh họa)

Xà phòng mật ong: Giúp dưỡng da khoẻ mạnh làm đẹp và giúp da ẩm mịn tự nhiên với chiết
xuất từ mật ong. Tốt đối với những bệnh dị ứng như mẩn ngứa, nấm. Xà phòng giúp làm dịu

1
da rất tốt đối với những người tiêu dùng gặp phải vấn đề dị ứng và chứng viêm da do những
ảnh hưởng thất thường của thời tiết.

Hình 2: Xà phòng mật ong (Hình minh họa)

1.2. Giới thiệu về doanh nghiệp khởi nghiệp


1.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh

- Tầm nhìn:

Xà phòng dược phẩm sinh học của chúng tôi nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng cao nhất, an toàn nhất và tốt cho sức khỏe nhất.
Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xà phòng sinh dược.
Xây dựng thương hiệu uy tín toàn cầu với các giải pháp làm sạch và chăm sóc da từ thiên
nhiên và hữu cơ.

- Sứ mệnh:

Không ngừng đầu tư phát triển và cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tối đa nhu cầu
của khách hàng. Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo nhất cho người lao động góp
phần phát triển kinh tế - xã hội.
Sản xuất và cung cấp các sản phẩm xà phòng sinh dược an toàn, tự nhiên, hiệu quả giúp
khách hàng tận hưởng lối sống lành mạnh và thúc đẩy phát triển bền vững.

2
Sử dụng các thành phần tự nhiên và hữu cơ, tôn trọng môi trường và đảm bảo khả năng
tương thích với da, đồng thời giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe
con người.
Để nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng xà phòng dược phẩm sinh học, khám phá
các công thức và phương pháp sản xuất sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng
khác nhau.
1.2.2. Mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp “Pure Botanicals”

Sản xuất và trở thành nhà cung cấp với chuỗi cung ứng xà phòng sinh dược chất lượng cao.
Một trong các mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng xà phòng sinh
dược chất lượng cao. Điều này bảo đảm rằng sản phẩm đạt đủ những yêu cầu một cách an
toàn, hữu hiệu nhất và đồng thời đem lại ích lợi cho khách hàng.
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên và organic: Doanh nghiệp xà phòng nên nhắm mục tiêu sử
dụng những nguyên liệu thuộc nguồn thiên nhiên và organic. Điều này bảo đảm cho xà
phòng có thể sản xuất với các thành phần không có nguy hại đến môi trường và thân thiện
với con người, nhằm thoả mãn yêu cầu ngày một cao đối với sản phẩm organic và thiên
nhiên trên thị trường.
Tạo các sản phẩm thân thiện với môi trường: Doanh nghiệp nên hướng mục tiêu sản xuất
các xà phòng sinh dược phẩm không làm hại môi trường thông qua quy trình sản xuất và sử
dụng. Điều này có thể là sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả, tái chế rác thải và
sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
Đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng: Mục đích lớn hơn là đáp ứng nhu cầu và
mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp phải phân tích và hiểu biết kỹ nhu cầu khách hàng
để qua đó xây dựng thương hiệu xà phòng sinh dược đáp ứng những tiêu chuẩn như chất
lượng, màu sắc, mùi thơm, tính thẩm mỹ cùng những tiêu chí khác được khách hàng coi
trọng.
Xây dựng uy tín và thương hiệu: Doanh nghiệp phải hướng đến tạo dựng uy tín và thương
hiệu đối với ngành sản xuất xà phòng sinh dược. Điều này thể hiện những cam kết đảm bảo
chất lượng và đáp ứng đúng hạn với khách hàng, nhằm tạo một hình ảnh tốt đẹp đối với nhà
sản xuất.

3
1.2.3. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Biomedic Body Soap: Sản phẩm này là sự lựa chọn tự nhiên và an toàn để làm sạch và
chăm sóc da. Xà phòng dược phẩm sinh học có thể được làm bằng các thành phần tự nhiên
như thảo mộc, tinh dầu và các chất làm mềm tự nhiên khác.Chúng có thể chứa các thành
phần chăm sóc đặc biệt như vitamin và thảo dược giúp nuôi dưỡng, bảo vệ làn da làm mịn,
và sáng da.
Dịch vụ tư vấn chăm sóc da: Ngoài sản phẩm xà phòng, thương nhân còn có thể cung cấp
dịch vụ tư vấn chăm sóc da. Điều này bao gồm cung cấp thông tin về chăm sóc da tự nhiên,
lựa chọn sản phẩm phù hợp và thực hành chăm sóc da hàng ngày.
1.2.4. Địa điểm và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

- Tòa nhà Gems Building


Địa chỉ: 596 Đ. Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giá thuê: 16.000.000 VND/tháng
Diện tích thuê: 175m2
Thời hạn thuê: 5 năm
Hệ Thống cơ sở và hạ tầng: gồm 1 thang máy, 2 thang bộ thoát hiểm, 1 tầng hầm, hệ thống
vệ sinh hiện đại, hệ thống phòng chống chữa cháy, hệ thống đường truyền cáp quang, wifi,
hệ thống máy lạnh cục bộ,..
Các chi phí khác: 4.000.000VND
Tổng chi phí : 20.000.000 VND/tháng
- Nhà Xưởng Sản Xuất KCN BÀU XÉO.
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Thị trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Giá thuê: 100.000.000 VND/tháng
Diện tích thuê: 2000m2
Thời hạn thuê: 10 năm
Các chi phí khác: 60.000.000VND
Tổng chi phí: 160.000.000 VND/tháng

4
CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH MARKETING:
2.1. Phân tích thị trường
Thị trường Việt Nam hiện nay có gần 100 triệu dân, nhu cầu vệ sinh cá nhân của mỗi người
cũng rất quan trọng, từ người già cho đến trẻ nhỏ, vì thế “ Xà bông tắm” là một sản phẩm có
tiềm năng rất tại thị trường này.
2.1.1. Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu nhắm đến toàn bộ người dân tại Việt Nam, từ người già cho đến người
trẻ, từ giới tính nam đến giới tính nữ.
Nhưng trong đó thị trường mục tiêu tiềm năng là những người phụ nữ có độ tuổi từ 18 đến
40 tuổi. Đối tượng này thường quan tâm đến sắc đẹp, nhan sắc và đặc biệt là da, do đó sản
phẩm sẽ được họ nhắm đến đầu tiên và sử dụng nhiều.
Mục tiêu đưa sản phẩm ra thị trường không chỉ có bán lẻ cho khách hàng sử dụng, mà còn
có những kênh tiếp thị như: Bachhoaxanh, Co.opmart, Winmart,... phân phối cho các nhà
bán lẻ, tạp hóa khác có trên thị trường.
Hiện nay, kênh truyền thông cũng là một kênh bán hàng tích hợp nhiều tính năng cho người
dùng, vì thế không thể bỏ qua kênh tiếp thị này như: Shoppe, Lazada, Tiki,... cũng là một
trong những thị trường tiềm năng cho sản phẩm.
2.1.2. Phân khúc thị trường
- Theo nhân khẩu học:
Giới tính: Ở đây sản phẩm có thể sử dụng cho cả nam lẫn nữ, nhưng nhu cầu về sắc đẹp cao
hơn, do đó chúng ta nhắm tới giải pháp về giới tính nữ nhiều hơn.
Tuổi: Độ tuổi được xác định chủ yếu từ 18 đến 40 tuổi. Vì ở phân khúc này, nhu cầu chăm
sóc da, sức khỏe luôn đứng đầu.
Công việc/ mức thu nhập: Công việc và mức thu nhập của khách hàng cũng ảnh hưởng đến
việc lựa chọn sản phẩm, nếu mức thu nhập càng cao thì sẽ chọn những sản phẩm cao cấp
hơn. Do đó, sản phẩm chỉ muốn nhắm đến những hộ gia đình bình thường, có mức lương ổn
định từ 3 triệu trở lên.
- Theo địa lý:

5
Thành phố/tỉnh: Trước tiên, chúng ta cần nhắm đến các người dân khu vực thành phố, các
tỉnh thành lớn. Ví dụ: Thị trường Tp. Hồ Chí Minh là thị trường có cơ hội tiếp cận nguồn
khách hàng gần nhất và nhanh nhất, vì mật độ dân số ở thành phố này tập trung đông đúc.
Khu vực lân cận: Những địa điểm ở gần các thành phố lớn cũng là thị trường tiềm năng để
có mặt sản phẩm thu hút người dân ở địa phương này.
- Theo yếu tố tâm lý:
Dựa trên tầng lớp, địa vị xã hội: nhắm đến khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, tầng lớp
trung lưu thấp, tầng lớp lao động lành nghề và cả tầng lớp lao động.
Tính cách: Sản phẩm phù hợp cho tất cả các tính cách của khách hàng, dịu dàng hoặc cá tính
đều có thể sử dụng.
- Theo hành vi mua hàng:
Lý do mua hàng: Những đối tượng khách hàng muốn biết tại sao họ nên mua sản phẩm này
mà không phải sản phẩm khác. Ví dụ: Sản phẩm tắm gội sinh dược giúp bảo vệ sức khỏe
người dùng
Lợi ích: Nhóm khách hàng mua vì lợi ích sản phẩm. Ví dụ: Mùi thơm tự nhiên không gây
độc hại, sử dụng thời gian lâu, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi sử dụng.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
- Lifebuoy:
Thương hiệu Lifebuoy là một thương hiệu xà phòng được bán trên toàn thế giới bởi
Unilever. Lifebuoy được giới thiệu bởi Lever Brothers vào năm 1895 tại Vương quốc Anh.
Ban đầu là một loại xà phòng carbolic có chứa phenol. Lifebuoy là một trong những loại xà
phòng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ từ khoảng năm 1923 đến giữa những năm 50.
Lifebuoy là một trong những thương hiệu được người Việt Nam đón nhận, hầu như mọi
người dân khi nhắc đến Lifebuoy thì ai nấy cũng đều biết và đã từng trải qua sử dụng.
Điểm mạnh:
Có nguồn lực lớn từ tập đoàn Mẹ Unilever
Giá trị thương hiệu mạnh
Hệ thống phân phối rộng
Điểm yếu:
Không có dòng sản phẩm tăng trưởng để làm nguồn tăng trưởng

6
Mở rộng sản phẩm quá nhanh dẫn đến khó kiểm soát nguồn lực
- Cỏ mềm Homelab:
Nguyên liệu của Cỏ mềm Homelab rất quen thuộc như than tre, gạo lứt, trà xanh, tinh dầu
tràm, quế, hương như, hạt mùi… được phối hợp xây dựng nên nhiều loại xà bông với hương
thơm thư giãn, giàu dưỡng chất cho da và thân thiện với môi trường.
Bao bì đẹp tinh tế với những nét vẽ cỏ cây dược liệu và hương thơm thư thái khiến Xà bông
Cỏ Mềm trở thành món quà tinh tế đậm chất Việt Nam.
Điểm mạnh:
Sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên nên có độ lành tính cao, an toàn với người sử dụng
và thân thiện với môi trường
Là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực nước hoa ở Việt Nam
Điểm yếu:
Được làm hoàn toàn từ thiên nhiên nên thời gian bảo quản ngắn
Truyền thông chưa được tiếp cận đến khách hàng nhiều
Quy mô sản xuất, công nghệ hạn chế vì cần vốn lớn
- Medimix:
Medimix vốn là một nhãn hiệu chuyên sản xuất xà phòng dựa trên công thức Ayurveda với
sự kết hợp của những loại thảo mộc thiên nhiên lành tính.
Xà phòng 18 loại thảo dược – sản phẩm gắn liền với thương hiệu Medimix được sản xuất từ
phòng bếp của Tiến sĩ VP Sidhan vào năm 1969 nhờ vào công thức truyền thống lâu đời của
gia đình, nguyên lý y học Ayurveda Ấn Độ. Từ một công ty gia đình, đến nay, Medimix đã
trở thành cái tên quen thuộc với những ai yêu thích mỹ phẩm Ấn Độ trên toàn thế giới.
Điểm mạnh:
Sản phẩm có mùi thảo mộc dễ chịu
Xà phòng có nhiều loại kích cỡ khác nhau giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn
Bảng thành phần an toàn, lành tính cho da
Bao bì thân thiện với môi trường.
Điểm yếu:
Gây khô da sau khi sử dụng
Truyền thông chưa mạnh mẽ
7
Cần nguồn vốn lớn để tăng quy mô sản xuất
2.2. Chiến lược sản phẩm/dịch vụ
Chiến lược Marketing sản phẩm tập trung chủ yếu vào 4 tính năng:
Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm được làm từ 100% thiên nhiên, không có chất độc gây
hại sức khỏe, độ lành tính cao, bảo vệ sức khỏe người dùng.
Thiết kế: Thiết kế xà bông dạng cục, nét truyền thống từ xưa đến nay của người dân Việt
Nam, giúp khách hàng cảm nhận được sự hòa hợp với thiên nhiên.
Nhãn hiệu: Ghi đầy đủ thành phần có trong sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm như
xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản và hướng dẫn sử dụng.
Bao bì - đóng gói: Bao bì được thiết kế với một màu xanh hòa hợp với thiên nhiên, giúp
khách hàng cảm nhận được sự thư giãn, thoải mái ngay từ ánh nhìn đầu tiên khi thấy sản
phẩm, bao bì được làm bằng giấy cứng, nhỏ gọn, dễ bóc, bảo vệ ẩm mốc khi thay đổi thời
tiết. Ngoài ra, bao bì còn được thay đổi khi đến dịp lễ quan trọng trong năm như Tết, lễ
Giáng sinh, Trung thu,...
2.3. Chiến lược giá
Khi cho ra mắt một sản phẩm trên thị trường, điều đầu tiên để thu hút khách hàng đó chính
là giá cả phải chăng. Sản phẩm tốt, chất lượng cao đi kèm với giá cao hơn với các đối cạnh
tranh khác thì vẫn chiếm được niềm tin của khách hàng.
Với khối lượng 125g/sản phẩm có giá 39.999đ/sản phẩm. Trong thời gian đầu khi ra mắt, sẽ
giảm giá 30% cho khách hàng, áp dụng mức giá thấp để thu hút khách hàng tiếp cận đến
thương hiệu nhiều hơn. Ngoài ra, khi mua trên ví momo sẽ được giảm giá 1.999đ/sản phẩm
cho tất cả khách hàng.
2.4. Chiến lược kênh phân phối
Thời gian đầu, để tiết kiệm chi phí cho công ty và có lợi nhuận nhanh và đặc biệt thu hút
nhiều khách hàng hơn. Do đó, lựa chọn kênh phân phối online qua các nền tảng xã hội là
giải pháp tối ưu nhất.
+ TikTok shop: Nền tảng tiktok hiện nay đang rầm rộ trên mạng xã hội, hầu như các bạn trẻ
hằng ngày đều giành 2-3 tiếng để tham gia kênh truyền thông này. Do đó, lựa chọn tiktok
không chỉ giúp quảng cáo nhanh sản phẩm đến khách hàng mà còn tiết kiệm nguồn chi phí
khác.

8
+ Shopee: Hầu hết, nền tảng này không thể không bỏ qua trong thời buổi hiện nay. Đối với
giới trẻ, Shopee là nền tảng mua hàng online hàng đầu tại Việt Nam. Lựa chọn Shopee sẽ có
những ưu đãi giúp khách hàng chiết khấu phần trăm trên đơn hàng, ngoài ra hằng tháng,
công ty sẽ mở ra 1.000 voucher cho những khách hàng nhanh tay nhất nhân dịp ngày
Flashsale thông qua kênh tiếp thị Shopee.
2.5. Chiến lược chiêu thị
Chiến lược chiêu thị là chiến lược quan trọng, do đó chi phí đầu tư về chiến lược này tuy
nhiều nhưng sẽ thu khách hàng biết đến sản phẩm có trên thị trường.
+ Quảng cáo qua nền tảng xã hội: Các kênh truyền thông như Facebook, Instagram,
Tiktok,.. đang là nền tảng quảng cáo số 1 tại Việt Nam. Chúng ta cần có kịch bản mời
Influencer để quảng bá sản phẩm, hoặc các bài truyền thông có lượng tương tác lớn,... Do
đó chi phí đầu tư sẽ cao.
+ Quảng cáo ngoài trời: lựa chọn các địa điểm có nhiều người qua lại để quảng bá, như các
trạm xe buýt, trường học, siêu thị,... chúng ta có thể làm băng rôn, banner tại các địa điểm
này để thu hút khách hàng. Hoặc có thể mở gian hàng vào các dịp liên kết với các trường
Đại học để quảng bá sản phẩm đến các bạn sinh viên dễ dàng hơn.
+ Các chiến dịch khuyến mãi: chiến dịch khuyến mãi luôn đặt ra vào các dịp lễ như Tết,
Valentine, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày 8/3,... tạo điều kiện cho khách hàng mua sản
phẩm qua đó quảng bá sản phẩm đến khách hàng ngày càng đông. Hoặc các chiến dịch đi
kèm như mua 2 tặng 1,...

9
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

3.1. Sơ đồ tổ chức:

Hình 3: Sơ đồ tổ chức công ty


3.2. Bảng mô tả công việc:
- Giám đốc Vũ Nguyễn Anh Toàn
Xây dựng, định hướng chiến lược cho công ty;
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp cao cho công ty;
Quản lý theo dõi các hoạt động của công ty;
Đánh giá quá trình tài chính nhằm đưa ra những chiến lược hiệu quả cho công ty.
- Trưởng phòng sản xuất Đặng Minh Long
Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, máy móc thiết bị, và nhân viên sản xuất;
Quản lý kỹ thuật, giám sát quá trình sản xuất;

10
Quản lý kho nguyên liệu cho quá trình sản xuất;
Đảm nhiệm tìm nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty;
Quản lý chất lượng sản phẩm;
Tham gia và báo cáo công việc cho giám đốc.
- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Tôn Thụy Anh Đào
Quản lý ngân sách tài chính của công ty;
Xây dựng báo cáo tài chính, tiến hành dự báo tài chính định kỳ cho cấp trên;
Cân bằng quản lý thu và chi ngân sách của công ty;
Tham gia vào quá trình đánh giá tài chính của công ty.
- Trưởng phòng tiếp thị và bán hàng Trương Minh Duẩn
Thực hiện xác định mục tiêu kinh doanh: mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng
trưởng doanh thu;
Quản lý kênh bán hàng của công ty;
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty;
Chịu trách nhiệm phân tích khách hàng, tổng kết kết quả kinh doanh qua đó đưa ra những
dự toán về doanh thu cho giai đoạn tiếp theo;
Lên ngân sách cho quá trình hoạt động tiếp thị và bán hàng;
Tham gia và báo cáo công việc định kỳ cho giám đốc.
- Trưởng phòng nhân sự Nguyễn Lâm Hà
Quản lý hành chính của các nhân viên;
Đảm nhiệm quá trình tuyển dụng và phỏng vấn nhân sự;
Quản lý lương, phúc lợi, chế độ nghỉ việc và thực thi các chính sách của công ty;
Tham gia và báo cáo công việc định kỳ cho giám đốc;
Nhân viên sản xuất;
Tham gia và thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình sản xuất của công ty.
- Nhân viên bán hàng
Hỗ trợ cho trưởng phòng tiếp thị và bán hàng;
Quản lý và báo cáo cho trưởng phòng về các đơn hàng và sản phẩm;
Tiếp nhận và hỗ trợ phản hồi từ khách hàng.

11
- Nhân viên phân phối giao hàng
Thực hiện quá trình giao hàng đến khách hàng;
Hỗ trợ cho trưởng phòng tiếp thị và bán hàng.
3.3. Bảng lương và chế độ phúc lợi:

12
- Lương
Đối với các nhân viên sẽ được hưởng lương cơ bản;
Đối với nhân viên sản xuất sẽ được hưởng lương tăng ca khi đăng ký tăng ca;
Lương làm ngoài giờ (lương tăng ca) thì sẽ được tính 20.000 VND/giờ.
- Phúc lợi
Môi trường làm việc ổn định, hiện đại và lâu dài cho nhân viên;
Nhân viên sẽ được hưởng quyền lợi đóng BHXH, BHYT, BHLĐ, BHTN theo quy định của
nhà nước;
Công ty sẽ đóng chịu trách nhiệm đóng quý công đoàn cho nhân viên;
Được hưởng các chính sách quyền lợi của công ty;
Được tham gia các hoạt động mà công ty tổ chức.
3.4. Thời gian làm việc:

Nhân viên làm việc đầy đủ ngày 8 tiếng từ thứ 2 đến thứ 6 được nghỉ ngày thứ 7 và chủ
nhật;
Đối với nhân viên khối văn phòng: thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 18 giờ. Thời gian
nghỉ trưa là từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều;
Đối với nhân công sản xuất: thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ 30 phút.
Thời gian nghỉ trưa là từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
- Nhân viên được nghỉ làm việc, mà vẫn hưởng lương trong những ngày sau:
Tết Dương lịch (01/01 Dương lịch): 01 ngày;
Tết Âm lịch: 05 ngày, doanh nghiệp có thể chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm Âm
lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch. Đồng thời, trước khi thực hiện
doanh nghiệp phải thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động ít nhất 30
ngày;
Ngày Giải Phóng hoàn toàn Miền Nam (ngày 30/4 Dương lịch): 01 ngày;
Ngày Quốc tế lao động (ngày 01/5 Dương lịch): 01 ngày;
Ngày Quốc khánh (ngày 02/9 Dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau): 02 ngày;
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 Âm lịch): 01 ngày;
Nhân viên được nghỉ phép theo Luật lao động là 12 ngày vẫn được hưởng lương ;
13
Khi hết phép nghỉ mà nhân viên nghỉ thì sẽ trừ vào tiền lương cơ bản của nhân viên dựa
theo tiền lương cơ bản chia cho số giờ làm đầy đủ trong một tháng nhân với số giờ đã nghỉ
trong tháng đó trừ cho lương cơ bản ban đầu ra tiền lương của nhân viên trong tháng nghỉ
đó.

14
CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
4.1. Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn

Hình 4: Kế hoạch và sử dụng vốn


4.2. Ước tính chi phí
4.2.1. Tổng chi phí

Hình 5: Tổng chi phí

15
4.2.2. Chi phí Marketing

4.3. THU NHẬP DỰ KIẾN

Hình 6: Chi phí Marketing

16
4.3.1. Doanh số và giá bán dự kiến

Hình 7: Doanh số dự kiến

Hình 8: Dự báo tăng trưởng

17
4.3.2. Báo cáo doanh thu

Hình 9: Báo cáo doanh thu


4.4. Thẩm định tính khả thi về tài chính của dự án
4.4.1. Hiện giá thu hồi thuận (NPV)
NPV của dự án (tỷ đồng)

NPV = 1,244 > 0


 Dự án có tính khả thi
4.4.2. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Giả sử ta chọn: IRR1 = 11% => NPV1 = 0,79 > 0


IRR2 = 15% => NPV2 = - 0.87 < 0
Thay số vào công thức ta có IRR = 13% > r = 10%
 Chấp nhận dự án

18
4.4.3. Thời gian hoàn vốn (PP)
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Năm 0 1 2 3 4
CF -14 0,23 2,6 5,9 12,3
CF lũy kế -13,77 -11,17 -5,27 7,03

Thời gian thu hồi vốn (PP) = 3 năm + 5,27/12,3


= 3,42 năm

19
CHƯƠNG 5. RỦI RO

5.1. Tài chính:


Về thiếu vốn đầu tư:
Rủi ro không đủ vốn để triển khai và duy trì hoạt động của dự án;
Rủi ro không có nguồn tài chính dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ hoặc khó
khăn.
Cách giải quyết:
Phân tích và dự đoán cần thiết vốn đầu tư để hoạt động hiệu quả;
Tìm kiếm nguồn vốn từ các nguồn đầu tư, vay vốn hoặc hợp tác với đối tác;
Xây dựng một kế hoạch tài chính và quản lý tài chính cẩn thận để tối ưu hóa việc sử dụng
vốn và tăng khả năng thu hồi vốn.
Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và luật pháp tài chính:
Rủi ro gặp phải thay đổi trong chính sách tài chính, thuế và luật pháp tài chính, ảnh hưởng
đến hoạt động và lợi nhuận của dự án;
Rủi ro không tuân thủ được các quy định tài chính và chứng từ, dẫn đến mất điểm và áp lực
phạt tiền.
Cách giải quyết:
Theo dõi và nắm rõ các quy định và chính sách tài chính, thuế và luật pháp liên quan đến dự
án của bạn;
Thực hiện công việc kế toán và tài chính một cách cẩn thận và chính xác để tuân thủ quy
định;
Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc luật sư để đảm bảo tuân thủ đúng các quy
định tài chính.
Về sự không ổn định và biến động thị trường:
Rủi ro gặp phải sự biến động trong thị trường tài chính, giá cả và nhu cầu của khách hàng;
Rủi ro không thích ứng được với sự thay đổi và tìm kiếm cơ hội mới để tăng doanh số và lợi
nhuận.
Cách giải quyết:

20
Nghiên cứu và đánh giá thị trường một cách thường xuyên để dự báo và phản ứng đúng kịp
thời với sự biến động;
Tìm kiếm cách phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc mở rộng thị trường để giảm thiểu
tác động của biến động thị trường;
Xây dựng một chiến lược tiếp thị linh hoạt và hiệu quả để tăng cường quảng bá và tìm kiếm
khách hàng mới.
5.2. Nhân sự:
Tuyển dụng và giữ chân nhân sự:
Khó khăn trong việc tìm kiếm và thu hút nhân tài chất lượng với kinh nghiệm và kỹ năng
phù hợp với yêu cầu của dự án;
Cạnh tranh với các công ty khác trong việc thu hút và giữ chân nhân sự tài năng;
Rủi ro mất mát nhân sự quan trọng do cạnh tranh, định hướng sự nghiệp, hoặc những yếu tố
khác.
Cách giải quyết:
Xác định rõ yêu cầu công việc và mục tiêu dự án để tìm kiếm nhân tài phù hợp;
Sử dụng nhiều kênh tuyển dụng, bao gồm trang web tuyển dụng, mạng xã hội, và hợp tác
với các trường đại học và tổ chức đào tạo;
Xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, bao gồm việc đánh giá kỹ năng, phỏng vấn và
tham khảo;
Tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn và phát triển, bao gồm cơ hội thăng tiến và đào tạo
chuyên môn;
Thực hiện các chính sách và phúc lợi hợp lý để giữ chân nhân sự tài năng, bao gồm trả
lương cạnh tranh, lịch làm việc linh hoạt, và sự công nhận và đánh giá công việc.
Khả năng quản lý và lãnh đạo:
Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nhân sự và xây dựng một đội ngũ hiệu quả;
Rủi ro không thể tạo được môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên;
Khó khăn trong việc định hình mục tiêu và phân công công việc hiệu quả.
Cách giải quyết:
Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo thông qua các khóa đào tạo, từ
mentor và việc nắm bắt các nguồn tài liệu phù hợp;
21
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo thông qua việc
thiết lập mối quan hệ hợp tác hoặc hợp tác với các chuyên gia địa phương;
Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng, phân công công việc dựa trên kỹ năng và năng lực của
từng thành viên trong nhóm;
Tạo ra một môi trường làm việc động lực, khuyến khích ý tưởng sáng tạo và phản hồi xây
dựng từ nhân viên.
Mất mát nhân tài quan trọng:
Rủi ro mất mát nhân tài quan trọng do yếu tố như cạnh tranh, sự thay đổi thị trường, hay
chính sách công ty;
Mất mát nhân tài có thể ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.
Cách giải quyết:
Xây dựng một môi trường làm việc thu hút và phát triển nhân viên, bao gồm cơ hội thăng
tiến và đào tạo chuyên môn;
Đề xuất chính sách và phúc lợi hợp lý để giữ chân nhân sự tài năng, bao gồm trả lương cạnh
tranh, lịch làm việc linh hoạt, và sự công nhận và đánh giá công việc;
Xây dựng một kế hoạch dự phòng để đối phó với mất mát nhân tài bằng cách đào tạo nhân
viên dự phòng hoặc tìm kiếm nhân tài mới.
5.3. Marketing:
Nghiên cứu thị trường không chính xác:
Rủi ro không hiểu rõ và đánh giá sai về nhu cầu, mong muốn và thị trường tiềm năng của
khách hàng;
Thiếu thông tin đầy đủ và chính xác về đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành công nghiệp và
môi trường kinh doanh.
Cách giải quyết:
Đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm việc tìm hiểu về đối tượng khách
hàng, phân tích thị trường, và đánh giá cạnh tranh;
Sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu để thu thập thông tin chính xác và
đáng tin cậy;
Xây dựng một mạng lưới liên kết và tương tác với các chuyên gia trong lĩnh vực marketing
và ngành công nghiệp tương ứng để có được thông tin mới nhất và đáng tin cậy.

22
Chiến lược marketing không hiệu quả:
Thiếu một chiến lược marketing rõ ràng và phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của dự án;
Rủi ro không thực hiện được chiến dịch marketing theo kế hoạch và đạt được hiệu quả
mong đợi.
Cách giải quyết:
Xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, và giá trị cốt lõi mà dự án muốn gửi gắm qua
chiến lược marketing;
Tạo ra một kế hoạch marketing chi tiết và cụ thể, bao gồm các hoạt động quảng cáo, truyền
thông, và tiếp thị trực tuyến;
Theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch marketing, và điều chỉnh chiến lược khi cần
thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Không tương thích với kênh tiếp thị:
Thiếu sự tương thích và hiệu quả trong việc chọn kênh tiếp thị phù hợp với đối tượng khách
hàng và mục tiêu của dự án;
Không đưa ra thông điệp marketing thích hợp cho từng kênh tiếp thị.
Cách giải quyết:
Nghiên cứu và hiểu rõ về đặc điểm và thói quen tiêu dùng của đối tượng khách hàng để
chọn kênh tiếp thị phù hợp, bao gồm quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, truyền thông
truyền thống, và quan hệ công chúng;
Tùy chỉnh thông điệp và hình ảnh marketing cho từng kênh tiếp thị để tạo sự tương thích và
thu hút đối tượng khách hàng.
5.4. Thương hiệu:
Về sự nhầm lẫn với thương hiệu cạnh tranh:
Rủi ro không tạo được sự phân biệt đặc trưng và sự độc đáo cho thương hiệu của bạn;
Rủi ro bị nhầm lẫn với các thương hiệu cạnh tranh và mất đi sự nhận diện của khách hàng.
Cách giải quyết:
Nghiên cứu và xác định rõ về giá trị cốt lõi và sự độc đáo của thương hiệu của bạn.
Đầu tư vào việc xây dựng và bảo vệ nhận diện thương hiệu, bao gồm logo, slogan, màu sắc
và hình ảnh;

23
Tạo ra một chiến lược quảng cáo và tiếp thị thích hợp để tăng cường nhận diện thương hiệu
và tạo sự phân biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Về tiêu cực phản hồi từ khách hàng:
Rủi ro gặp phản hồi tiêu cực từ khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn;
Rủi ro không đáp ứng được mong đợi và kỳ vọng của khách hàng, dẫn đến mất uy tín và
thiệt hại về thương hiệu.
Cách giải quyết:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng;
Lắng nghe phản hồi từ khách hàng và hành động nhanh chóng để giải quyết các vấn đề phát
sinh;
Xây dựng một chiến lược chăm sóc khách hàng tốt, bao gồm dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ sau
bán hàng;
Thiếu quản lý và bảo vệ thương hiệu;
Rủi ro không có quy trình quản lý và bảo vệ thương hiệu đủ mạnh mẽ, dẫn đến rủi ro bị xâm
phạm, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép thương hiệu.
Cách giải quyết:
Đặt ra các chính sách và quy trình bảo vệ thương hiệu, bao gồm việc đăng ký và bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ;
Theo dõi sự sử dụng và xâm phạm thương hiệu, và hành động tương ứng để ngăn chặn và
giải quyết các vi phạm;
Xây dựng một văn hóa và ý thức về bảo vệ thương hiệu trong tổ chức của bạn.
5.5. Cháy nổ, hư hỏng và trộm cắp:
Về cháy nổ:
Rủi ro xảy ra cháy nổ hoặc tai nạn liên quan đến vật liệu hoặc thiết bị trong quá trình sản
xuất, vận chuyển hoặc sử dụng;
Rủi ro thiệt hại về tài sản, nguy hiểm cho nhân viên và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh
và hoạt động của dự án.
Cách giải quyết:
Đảm bảo rằng các quy định an toàn và biện pháp phòng cháy chữa cháy được tuân thủ đầy
đủ trong mọi khía cạnh của hoạt động dự án;
24
Đào tạo nhân viên về quy trình an toàn và phòng cháy chữa cháy;
Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp và kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn.
Về hư hỏng:
Rủi ro hư hỏng thiết bị, công cụ, hạ tầng hoặc tài sản khác do sự cố kỹ thuật, sử dụng không
đúng cách hoặc thiên tai;
Rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh, làm mất thời gian và tài nguyên để sửa chữa hoặc
thay thế.
Cách giải quyết:
Đảm bảo bảo trì định kỳ và kiểm tra các thiết bị, công cụ và hạ tầng để phát hiện sớm các
dấu hiệu hư hỏng và sửa chữa kịp thời;
Xác định và áp dụng các quy trình và quy định sử dụng thiết bị và công cụ để đảm bảo an
toàn và tối ưu hóa tuổi thọ.
Về trộm cắp:
Rủi ro mất cắp, mất trộm thông tin, dữ liệu hoặc tài sản vật chất của dự án;
Rủi ro lộ thông tin quan trọng hoặc bị cạnh tranh sao chép ý tưởng, bí quyết hoặc công
nghệ.
Cách giải quyết:
Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo mật vật lý và logic để bảo vệ tài sản, thông tin và
dữ liệu của dự án;
Giới hạn quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm và thiết lập hệ thống kiểm soát quyền truy
cập;
Đào tạo nhân viên về quyền riêng tư, an ninh thông tin và cách phòng ngừa trộm cắp.

25
KẾT LUẬN

Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu một ý tưởng kinh doanh ban đầu trong lĩnh vực sản
xuất xà phòng dược phẩm sinh học, cũng như phân tích số liệu chi tiết về dự án khởi nghiệp
của nhóm. Chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm xà phòng
thiên nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường. Đồng thời, nhấn mạnh lợi ích của việc sử
dụng xà phòng dược phẩm sinh học như an toàn sức khỏe, tác động tích cực đến môi trường
và cung cấp các thành phần tự nhiên và sản phẩm chăm sóc da hiệu quả. Chúng tôi đã nhấn
mạnh việc sử dụng các thành phần tự nhiên và hữu cơ, đảm bảo tính bền vững về sức khỏe
và việc tôn trọng tuyệt đối dành cho môi trường thiên nhiên. Chúng tôi những người đang
trên con đường khởi nghiệp, đang từng bước xây dựng thương hiệu riêng uy tín, nổi tiếng
trên toàn cầu để tạo niềm tin cho khách hàng. Dựa trên những kiến thức, sự nghiên cứu và
phân tích thị trường, chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng và tiềm năng của ngành xà phòng
dược phẩm sinh học. Hiện nay hầu hết những người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm
tự nhiên và tốt cho sức khỏe và nhu cầu ngày càng tăng. Điều này tạo cơ hội lớn cho công ty
chúng tôi phát triển và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng trong lĩnh
vực cạnh tranh này, chất lượng và sự khác biệt của sản phẩm là yếu tố quyết định thành
công. Đó là lý do tại sao chúng tôi cam kết không ngừng nghiên cứu, và phát triển sản
phẩm, liên tục cải tiến công nghệ sản xuất và tìm kiếm các công thức mới phù hợp với tiêu
chuẩn của khách hàng.

HẾT

✍ Giáo trình tham khảo: Giáo trình Khởi nghiệp Hutech


✍ Bài tham khảo: Phụ lục trong giáo trình Hutech
- Link Exel tài chính:
<https://docs.google.com/spreadsheets/d/17rhSZWyBX4hFlJboPFN-
owrxbV1XK63n/edit?
fbclid=IwAR3dziWTSXk3O9QSsBmyuyWuY3B3xKCX3oZnuzjuIeE5CXDYabGU
K17uKgY#gid=1975105946>

26

You might also like