You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

BỘ MÔN: CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH


DOANH
Đề Tài: Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Công Ty
TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới (LQC)

GVHD: Đỗ Hoàng Minh

Mục lục nội dung


I. Giới thiệu công ty...................................................................................................3
II. Sứ mạng, tầm nhìn của công ty và kế hoạch người kế nhiệm.................................4
1. Sứ mạng Công ty TNHH chế biến dưa Lương Quới cam kết..............................4
2. Tầm nhìn của Công ty TNHH chế biến dưa Lương Quới cam kết......................5
3. Kế hoạch người kế nhiệm...................................................................................5
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược kinh doanh.................5
1. Yếu tố bên ngoài.................................................................................................5
1.1. Yếu tố vĩ mô.................................................................................................5
1.2. Các yếu tố tác động tăng sứ cạnh tranh........................................................7
1.3. Yếu tố vi mô.................................................................................................9
2. Môi trường bên trong........................................................................................12
2.1. Giá trị cốt lỗi của doanh nghiệp..................................................................12
IV. Phân tích đầu vào..............................................................................................13
V. Phân tích yếu tố đầu ra.........................................................................................14
VI. Phân tích ma trận SWOT..................................................................................15
VII. Phân tích chuỗi giá trị.......................................................................................16
1. Quy luật chuỗi giá trị........................................................................................17
VIII. Chiến lược kinh doanh của công ty...................................................................17
1. Chiến lược Marketing truyền thông..................................................................18
1.1. Đối tượng mục tiêu.....................................................................................18
1.2. Chiến lược Marketing truyền thông............................................................18
2. Chiến lược hợp tác đối ngoại............................................................................18
2.1. Trong khuôn khổ ASEAN..........................................................................19
2.2. Trong khuôn khổ APEC.............................................................................19
2.3. Trong khuôn khổ ASEM............................................................................19
3. Chiến lược ban quản trị nhân sự:.......................................................................20
3.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân sự của công ty cần:........................................21
3.2. Thực trạng nguồn nhân sự hiện tại của công ty..........................................21
3.3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực.....................................21
3.4. Lập kế hoạch thực hiện...............................................................................21
3.5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch...............................................................21
4. Chiến lược phát triển sản phẩm mới..................................................................22
4.1. Bước 1: Hình thành ý tưởng.......................................................................22
4.2. Bước 2: Sàng lọc ý tưởng...........................................................................22
4.3. Bước 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm.................................22
4.4. Bước 4: Phát triển chiến lược Marketing....................................................23
4.5. Bước 5: Ước tính lợi nhuận........................................................................23
4.6. Bước 6: Phát triển sản phẩm.......................................................................23
4.7. Bước 7: Thử nghiệm trên thị trường...........................................................23
4.8. Bước 8: Thương mại hóa............................................................................23

1
5. Đánh giá chiến lược kinh doanh........................................................................23
6. Trách nhiệm xã hội...........................................................................................24
7. Bảo vệ môi trường............................................................................................24

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Công Ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới

2
I. Giới thiệu công ty
Năm 1997, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới được thành lập. Trụ sở chính
cũng chính là nhà máy đầu tiên của công ty nằm tại khu công nghiệp An Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre với tổng diện tích 40.000m2.

Vừa mới thành lập, công ty đã bắt đầu quá trình làm tăng giá trị cho trái dừa bằng
những sản phẩm khác biệt như: cơm dừa nạo sấy, dầu dừa tinh khiết, dầu dừa nguyên
chất, dầu dừa tinh luyện, nước dừa, nước cốt dừa đóng lon và hộp giất Tetra pak,….

Trải qua nhiều thách thức, Công ty TNHH chế biến dừa Lương Qưới đã từng bước
khẳng định vị trí tiên phong trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản
phẩm, thực phẩm từ trái dừa. Từ sản phẩm đầu tiên khi mới thành lập là dầu dừa thô
chỉ với một phân xưởng sản xuất nhỏ công suất 2.000 tấn/năm. Hiện tại, công ty đã có
02 nhà máy sản xuất trên diện tích 40.000m 2 và hơn 20.000m2 nhà xưởng tại Lô A36,
A37 khu công nghiệp An Hiệp với năng lực sản xuất:

Cơm dừa nạo sấy: 12.000 tấn/năm.

- Nước cốt dừa đóng lon: 15.000 tấn/năm.


- Nước cốt dừa đóng hộp giấy tetra pak: 24.000 tấn/năm.
- Nước dừa đóng lon: 7.500 tấn/năm.
- Nước dừa đóng hộp giấy tetra pak: 24.000 tấn/năm.
- Dầu dừa nguyên chất công nghệ ép lạnh: 5.000 tấn/năm.
- Dầu dừa nguyên chất công nghệ ly tâm: 4.800 tấn/năm.
- Dầu dừa tinh luyện: 3.000 tấn/năm.
- Dầu dừa thô: 4.000 tấn/năm.

Từ đó, thương hiệu Vietcoco - nhãn hiệu của công ty đã trở thành niềm tin lựa chọn
của khách hàng cả nước và vươn lên chinh phục thị trường quốc tế được thể hiện ở
mật độ phủ rộng tại 30 quốc gia trên thế giới như: Hoa Kì, Canada, Nhật Bản, Úc,
Hàn Quốc,…và đang dần mở rộng sang thị trường mới. Bên cạnh đó, công ty còn phát
triển thêm nhiều nhãn hàng riêng cho khách hàng nổi tiếng thế giới. Với phương châm

3
“An toàn, Chất lượng, Trách nhiệm để phat triển biền vững”, Công ty không ngừng
phát triển, đổi mới công nghệ để nâng cao thương hiệu sản phẩm dừa của Việt Nam.

II. Sứ mạng, tầm nhìn của công ty và kế hoạch người kế nhiệm.

1. Sứ mạng Công ty TNHH chế biến dưa Lương Quới cam kết

- Mang đến cho cộng đồng sản phẩm sạch được chế biến từ trái dừa với nguồn
dưỡng chất tốt nhất, chất lượng cao nhất từ chính sự tâm huyết và trách nhiệm cao của
công ty với cuộc sống con người và xã hội.
- Mang đến môi trường làm việc khoa học, chuyên nghiệp và năng động. Tạo
điều kiện tốt nhất giúp người lao động phát triển tốt nghề nghiệp bằng chính trình độ,
năng lực và tư duy sáng tạo của mình.
- Mang đến sự gia tăng cao về giá trị của quả dừa. Đồng hành cùng lợi ích người
trồng dừa và sự phát triển của ngành chế biến dừa.

2. Tầm nhìn của Công ty TNHH chế biến dưa Lương Quới cam kết

Theo Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương, sản phẩm dừa xuất khẩu của Việt
Nam có khối lượng lớn nhất là trái dừa (69.548 tấn), tiếp đó là trái dừa khô (40.302
tấn), than gáo dừa (28.856 tấn), cơm dừa khô (12.787 tấn), than hoạt tính (14.513 tấn)
… Dầu dừa xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khối lượng rất khiêm tốn là gần 1.000 tấn.
Trong khi đó, sản phẩm từ dừa có khối lượng xuất khẩu lớn nhất của Philippines là
nước dừa tươi (24,9 triệu lít), rồi tới dầu dừa (907.606 tấn), bột cùi dừa (551.198 tấn)
… Trái dừa tươi xuất khẩu của Philippines chỉ ở mức rất khiêm tốn là 2.474 tấn, cơm
dừa khô 554 tấn.

Từ đó có thể thấy, Dừa Việt Nam có năng suất trái cao hơn, nhưng hiệu quả kinh tế
mang lại từ trái dừa lại thua xa nhiều nước. Một trong những nguyên nhân quan trong
là sự hạn chế và yếu kém về công nghệ chế biến.

Vì thế, Công ty TNHH chế biến dưa Lương Quới cam kết “Trở thành nhà sản xuất
kinh doanh số 1 Việt Nam về sản phẩm sạch, chất lượng cao được chế biến từ quả
dừa nhằm phục vụ sức khoẻ và cuộc sống con người.”

4
3. Kế hoạch người kế nhiệm

Công ty luôn có chương trình đào đạo công nhân tay nghề phù hợp với thời đại công
nghệ mới, phổ cập, giáo dục nhân viên nền tảng kiến thức đi đúng mục đích kinh
doanh của công ty. Giáo dục tư tưởng hướng đi cho CEO của doanh nghiệp, phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu chiến lược của doanh nghiệp.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược
kinh doanh

1. Yếu tố bên ngoài

1.1. Yếu tố vĩ mô

a, Tình hình phát triển kinh tế hiện nay

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, chính trị trong khu vực
không ổn định, kinh tế việt nam cho thấy có dấu hiệu dể bị tổn thương. Theo báo cáo
của thủ tướng chính phủ về tình hình phát triển kinh tế 9 tháng đầu năm 2017; chỉ tiêu
giá tiêu dùng tăng 3,79% ước tính cả năm tăng 4%, lạm phát cơ bản khoảng 1,6%.
Thực hiện chí sách giá thị trường trong lĩnh vực y tế ở tất cả các tỉnh thành trong cả
nước, tín dụng được chất lượng hóa thanh khoản, ước tính tăng khoảng 12%, tỷ lệ giữ
trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay khoảng 45 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI (đăng ký) đạt 25,5 tỷ USD tăng 34,3%, FDI thực hiện được kỷ lục 12,5 tỷ
USD, tăng 13,4%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm ước tính khoảng 33,4% GDP tăng
12,6% . xuất khẩu tăng 20%, trong đó rau quả tăng 43,4% hạt điều tăng 25,6%, thủy
sản tăng 19,8%, điện tự máy tính linh kiện, dụng cụ phụ tùng đều tăng mạnh. Nhập
khẩu tăng 22,7%; xuất siêu 328 triệu USD. Công tác phòng chống buôn lẩu, quản lý
thị trường được tăng cường, siếc chặt. GDP ước tính cả năm tăng đạt 6,7%, đó là kết
quả của tăng trưởng trong cả 3 khu vực: Nông nghiệp tăng 2,78% (gấp 4 lần so với
năm ngoái) Công nghiệp và xây dựng tăng 7,17% trong đó ngành chế biến, chế tạo là
trọng lực tang mạnh, Và khu vực Dịch vụ tăng 7,25% cao nhất kể từ năm 2008.

5
b, Pháp luật

Trong bối cảnh quan hệ ấm dần hơn với Mỹ-Nga-EU đã tạo ra lợi thế lớn cho nền
kinh tế nước nhà hội nhập, khởi sắc hơn. Thế nên Việt Nam cần vượt qua những trở
ngại, thách thức lớn hơn, chính sách pháp luật mở là một biển pháp tối ưu lúc bấy giờ,
chính phủ luôn tập trung xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải thiện, khắc phục tình
trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng rà
soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, kết nối cơ chế một cửa ASEAN với
4 nước; tổ chức tiếp nhận thông tin, lắng nghe và giải quyết kiến nghị, phản ánh của
người dân, doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của các bộ ban
ngành, địa phương. Tập trung chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh
nghiệp, về nguyên tắc không quá 01 lần/năm. Công khai chỉ số cải cách hành chính
của các Bộ ngành, địa phương. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường
kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; khắc
phục một bước tình trạng thiếu kỷ luật kỷ cương, nói không đi đôi với làm. Đặc biệt
chính phụ luôn mở cửa tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

c, Văn hóa xã hội


Là điều kiện đóng góp rất lớn đến chiến lược marketing có thành công hay không, yếu
tố văn hóa xã hội luôn được tìm hiểu rất tỉ mỉ, xâu sắc: qua nghiên cứu tìm hiểu phong
tục tập quán và lối sống, dân số lao động.

i, Phong tục tập quán, lối sống


Kinh tế ngày một phát triển bên cạnh việc mức sống nâng cao, thì nhu cầu về các sản
phẩm thức uống đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm phải được đám
ứng, người dân quan tâm hơn đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm,
thành phần sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần hàm lượng các chất dinh dưỡng,
cholestorol thấp, đám ứng được các nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng, có thế
sản phẩm mới có thể trụ vững tại thị trường.

ii, Dân số lao động

Việt nam là nước đông dân đứng thứ 13 thế giới với hơn 90 triệu dân, là cơ cấu dân số
trẻ, cơ cấu lao động nhiều tầng lớp, thế như chất lượng lao động còn thâp, chủ yếu lao

6
động phổ thông, năng suất lao động chưa cao, cần có chính sách đào tạo lao động,
nâng cao năng suất trên một lao động, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp hoạt động
trong những ngày cần nhiều lao động.

Là quốc gia đông dân, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, mức độ hài lòng sản
phẩm không quá cao, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng nhiều. Mật độ di cư dân
số ngày càng diễn ra, người từ nông thôn di cư vào thành thị ngày càng nhiều, thay đổi
thói quen tiêu dùng của họ.

1.2. Các yếu tố tác động tăng sứ cạnh tranh

a, Toàn cầu hóa: lao động/ vốn, vốn xã hội và chính sách

Trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, đã tạo ra những thách thức lớn hơn,
nhiều hơn một loại mặt hàng sản phẩm trên thị trường, mức độ rào cản ngành cũng
hình thành doanh nghiệp cần có biện pháp kinh doanh hợp lý để đối mặt với những
đối thủ cạnh tranh mạnh, giàu nguồn lực.

Phân tích mô hình tăng trưởng trong dài hạn

Y K H N
=A F ( , , ) giả định lợi suất không đổi theo quy mô
L L L L

Năng suất lao động quết định đến mức sống của một quốc gia, bao gồm các yếu tố về
vốn vật chất, vốn con người và tài nguyên tự nhiên, điều kiện nguồn lực là có hạn cần
quyết định phân bổ nguồn lực hợp lý.

Tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn lực cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người
dân, mức sống nâng cao, yếu tố công nghệ AF là nhân tố chính quyết định đến tăng
trưởng trong dài hạn, bởi mức độ cạnh tranh trong công nghệ là rất cao, sản phẩm có
chất lượng được quyết định bởi yếu tố AF này.

b, Chính sách

Yếu tố quyết định đến tăng mức độ cạnh tranh, chính sách kinh tế phù hợp tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hoạt động, chính sách khuyết khích thuế từ chính
phủ ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp.

7
c, Công nghệ và kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới có nhiều biết động thất thường, nhìn chung có nhiều khởi sắc, chuyển
biết tích cực, nhìn chung vẫn cùng một gam màu khởi xắc: công nghiệp phục hồi như
còn khiêm tốn, khu vực phát triển mạnh tập trung ở Đông Á, Tuy nhiên, sự bất ổn gia
tăng liên quan tới chính sách của các nước có nguy cơ gây cản trở cho sự phục hồi
mạnh trong lĩnh vực đầu tư tư nhân toàn cầu, vì vậy LHQ hối thúc các quốc gia nỗ lực
hơn nữa để thúc đẩy việc phối hợp thực hiện chính sách quốc tế trong các lĩnh vực
then chốt, trong đó có việc kiến lập hệ thống thương mại đa phương đi đôi với
Chương trình nghị sự Phát triển bền vững vào năm 2030.

Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thời gian qua kinh tế thế
giới đã có nhiều dấu hiệu cải thiện: Đầu tư, thương mại cũng như công nghiệp đều có
bước nhảy vọt, niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng được khôi phục, hầu
hết các nước sản xuất nguyên liệu đều có triển vọng sáng nhờ giá dầu và nhiên liệu
tăng.

Trước tình hình thế giới có nhiều khởi sắc doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội, hợp tác
đầu tư với các doanh nghiệp trong ngành, mở lối đẩy mãnh phát triển thương hiệu của
doanh nghiệp cũng như uy tín quốc gia.

Công nghiệp 4.0 yêu cầu nhiều về đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp LQC đã chính thức kí hợp đồng hợp tác
chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm sạch với Đan Mạch, Nước dừa đóng lon
Vietcoco của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới được sản xuất bằng dây
chuyền khép kín với công nghệ tiên tiến giúp giữ được giá trị dinh dưỡng và khoáng
chất tự nhiên của nước dừa, ví dụ như Cabohydrate (hay còn gọi tắt là Carbs - cung
cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần để hoạt động. Chúng được tìm thấy trong hầu
hết các nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt),
Calcium (Calcium giúp bảo đảm hoạt động của nhiều tạng trong cơ thể),… Các công
đoạn của quá trình chế biến được kiểm soát nghiêm ngặt theo hhệ thống quản lý chất
lượng ISO 22000:2005 và HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)
giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Yếu tố

8
làm nên sản phẩm có khác biệt và lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của đối thụ trên thị
trường.

1.3. Yếu tố vi mô

a, Các yếu tố cạnh tranh

i, Đối thủ canh tranh tiềm năng

Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cẩu của mỗi con người sẽ cao hơn, đòi hỏi
các sản phẩm cho cuộc sống hàng ngày càng đa dạng hơn. Từ một trái dừa chúng ta có
thể làm ra được nhiều sản phẩm để phục vụ nhu cầu ăn uống, làm đẹp của chúng ta.
Đó cũng sẽ là lý do các doanh nghiệp hiện tajoi chưa có mặt trên thị trường nhưng
tương lai sẽ xuất hiện và cạnh trạnh kinh doanh sản phẩm giống công ty TNHH MTV
dừa Lương Qưới.

Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành
được thị phần và nguồn lực cần thiết.

ii, Đối thủ cạnh tranh:

Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh tiềm năng thì Lương Qưới phải đối mặt cạnh tranh
với các doanh nghiệp có nhiều năm sản xuất và kinh doanh về các sản phẩm dừa trên
thị trường như:

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) - một thành viên của Tập đoàn
TTC - đã nhanh chóng khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực chế biến, xuất
khẩu các sản phẩm từ Dừa.

Công ty cổ phần dầu dừa Việt Nam với thương hiệu Coco Secret đã khẳng định mình
trên thị trường cả trong nước và nước ngoài.

iii, Khách hàng

Khách hàng là áp lực cạnh tranh đối với Lương Qưới mà nó còn là áp lực cho tất cả
các doanh nghiệp kinh doanh. Khách hàng được chia làm 2 nhóm: người tiêu dùng và
các nhà phân phối( bán lẻ và bán sỉ)

9
- Các nhà phân phối

Hiện các sản phẩm của chế biến Dừa Lương Quới được phân phối tại các hệ thống cửa
hàng thực phẩm sạch toàn quốc, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước và các hệ
thống siêu thị trong nước như: SaiGon Coop, Satra, Citimax, Aeon.

Ngoài ra còn có các đại lý cửa hàng bán lẻ trong tỉnh Bến Tre các thành phố lớn.được
phân bố rộng rãi trong nước. mạng lưới phân phối rộng rãi tạo điêì kiện cho khách
hàng có thể tiêp cận được sản phẩm dễ dàng và tiện lợi nhất.

Không nhữn phân phối trong nước Lương Qưới còn có hệ thống phân phối nước ngoài
như: thị trường Bắc mỹ, thị trường Trung Mỹ, thị trường Nam Mỹ, thị trường Châu
Âu, thị trường Châu Á…

- Người tiêu dùng

Trên thị trường có nhiều sản phẩm cách dùng, công dụng như nhau nhưng giá cả của
nó lại khác nhau. đó cũng là lý do khách hàng sẽ chuyển qua thương hiệu khác nên
khách hàng là sức ép cho công ty để công ty tạo ra được sản phẩm hài lòng với khách
hàng.

iv, Nhà cung ứng

Nguồn cung cấp dừa:

Bến tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong nước, chiếm 40% diện tích dừa của Việt
Nam, khoảng 71.129 ha sản lượng khoảng 576,9 triệu trái năm 2015. Ngoài ra năng
xuất bình quân của cá giống dừa cao bản địa được tuyển chọn đạt hơn 60
quả/cây/năm, hàm lượng dầu đạt hơn 65%.

Bến tre nằm ở hạ nguồn sông Mekong, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là cù lao An
Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh, là những cụm cù lao cuối cùng nhận đãm phù sa của
dòng Mekong trước khi chảy ra biển cả, hình thành vùng đát phù sa màu mỡ, giàu
mùn, là nguồn dinh dưỡng huwx cơ tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho những vườn
dừa được khoác lên mình vẻ xanh tươi và năng suất ra trái cũng cao hơn những vùng
khác.

Ngoài nguồn cung cấp Bến Tre còn có các tỉnh lân cận khác:
10
Bình Định: dừa tam quan bình định có diện tích dừa lớn thứ 2 cả nước sau Bến Tre,
khoảng 13.000 ha với trên 2 triệu cây. Diện tích dừa tập trung nhiều nhất ở các huyện
Hoài Nhơn, Phú Cát, Phú Mỹ.

Khánh Hòa với khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, vây dừa ở phường Ninh Đa đã trở
thành đặc sản nổi tiếng. diện tích trồng dừa với khoản 3.000 cây đang cho thu hoạch,
mỗi năm cung cấp cho thị trường trên dưới 60.000 quả.

Cà Mau vừa phê duyệt quy hoạch phát triển cây dừa đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. Theo đó, phán đấu đến năm 2020 phát triển mới 2.000 ha dừa, nâng tổng
diện tích lên 7.000 ha.

Tây Ninh: diện tích trồng dừa khoảng 100 ha, cung cấp hàng năm cho thị trường trên
dưới 200.000 quả dừa/ năm

v, Sản phẩm thay thế

Dừa có rât nhiều công dụng như dầu dừa tinh khiết để làm đẹp, dầu dừa tinh luyện để
nấu ăn, nước dừa để giải khát và còn nhiều công dụng khác nữa. Nhưng hiện nay xã
hội ngày càng phát triển trong lĩnh vực mỹ phẩm thì giới trẻ hiện nay chủ yếu dùng
nhữn mỹ phẩm nhập các thương hiệu nổi tiếng. không chỉ riêng trong ngành mỹ phẩm
mà trong ăn uống cũng vậy ngiều giới trẻ nghiện nước uống như trà sữa, trà đào,
matcha…

Dầu dừa VIETNAM COCOUNT OIL CORPORATION , với nỗ lực không ngừng
sáng tạo và phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất, mang lại những sản phẩm tinh
túy từ thiên nhiên cho cuộc sống, Công ty Cổ phần Dầu Dừa Việt Nam với thương
hiệu Coco Secret đã khẳng định mình trên thị trường cả trong và ngoài nước. Dầu dừa
nguyên chất Coco Secret được sản xuất nhờ sự phát triển kỹ thuật sấy lạnh - ép nguội
từ các chuyên gia cùng nhà đầu tư Canada và Việt Nam.

- Dầu dừa Bến Tre: Bến Tre là nơi trồng dừa và cho ra loại cơm dừa ngon, nổi tiếng ở
Việt Nam và trên thế giới, vì thế dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa Bến Tre có mùi
rất thơm, khi bôi dầu lên da bạn sẽ không có cảm giác bị rít khó chịu.

11
Dầu dừa handmade: Tự chiết xuất tinh dầu dừa để bán giúp nhiều người có thu nhập
cả chục triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh việc bán ở trong nước, nhiều lô dầu dừa đã
được xuất ngoại theo du khách nước ngoài.

2. Môi trường bên trong

2.1. Giá trị cốt lỗi của doanh nghiệp

Là công ty có nhiều năm hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt
từ mặc hàng dừa tại Đồng Bằng Sông Cữu Long, và có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra
thị trường thế giới để đạt được thành công thế ngoài chiến lược kinh doanh hợp lý thì
công ty đã nắm bắt được những thứ mà mình có và cái mà thị trường cần, đó chính là
giá trị cốt lỗi của công ty.

Trở thành nhà sản xuất số 1 Việt Nam về sản phẩm sạch, giàu dưỡng chất chế biến từ
quả dừa nhằm phục vụ sức khoẻ và cuộc sống con người, thông qua việc xây dựng
mối quan hệ hài hoà về lợi ích giữa các bên, ở đây các bên nói đến chính là Nhà cung
cấp – Doanh nghiệp – Khách hàng/ Người tiêu dùng – Người lao động – Cộng đồng,
công ty hoạt động với phương châm: “ An Toàn Chất Lượng, Trách Nhiệm để phát
triển Bền Vững”.

Với mục tiêu hướng tới sản phẩm sạch, đạm bảo dinh dưỡng chất lượng vệ sinh an
toàn sản phẩm, và hơn hết đó là sức khỏe cộng đồng, doanh nghiệp chế biến dừa Công
Ty TNHH Lương Quới luôn thực hiện thành công yêu cầu sau:

Thứ nhất: Chất lượng

Tạo ra sản phẩm tốt nhất với chất lượng cao nhất để phục vụ cộng đồng, sự dụng công
nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất sản phẩm, hợp tác với Đan Mạch để đảm bảo quy
trình sản xuất công nghệ, chất lượng sản phẩm sạch. Được công nhận nhiều chứng
nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt chứng nhận thực phẩm và dược phẩm từ Hoa
Kỳ cấp.

Thứ hai: Khác biệt

Không ngừng nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm mới khác biệt và đột phá từ quả dừa
bằng lòng đam mê và sự quyết tâm, cùng đội ngủ nhân viên nhiệt huyết, đam mê, có ý

12
chí sáng tạo, luôn không ngại đương đầu với khó khăn chính vì các lẻ đó công ty luôn
tạo sản phẩm chất lượng, mang tính cạnh tranh cao, dẫn chứng là các sản phẩm chính
của công ty đã có mặt ở hầu hết tất cả thị trường trên thế giới.

Thứ ba: Trách nhiệm

Công ty luôn hoạt động gắn liền sự phát triển và lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích
của người lao động, người nông dân trồng dừa, khách hàng và cộng đồng xã hội, là
yếu tố tác động lớn đến chiến lược và kế hoạch phát triển của công ty, trách nhiệm xã
hội được xem là mấu chốt của vấn đề thực hiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo có lợi
nhuận cũng như phải gắn lợi nhuận với trách nhiệm xã hội.

Thứ tư: Công bằng

Phương châm công bằng với người lao động, khách hàng, đối tác và các bên có liên
quan luôn được đề cao thực hiện thành công yêu cầu trên.

Thứ nam: Đạo đức

Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tôn trọng luật pháp và các thủ tục các giá trị, tiêu
dùng chuẩn về đạo đức trong kinh doanh và trong xã hội.

Nhận diện đúng giá trị cốt lỗi của doanh nghiệp và thực hiện đúng mục tiêu hoạt động
của công ty, cùng với lãnh đạo có trách nhiệm, có chiến lược kinh doanh hợp lý có thế
doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững.

IV. Phân tích đầu vào


Nguyên liệu: Lãnh đạo tỉnh Bến Tre yêu cầu phải có hạn ngạch xuất khẩu dừa thô, để
đảm bảo lượng tiêu thụ trong nước, có kế hoạch kiểm soát các thương nhân mua bán
nguyên liệu dừa thô từ nước ngoài, xây dựng cánh đồng mẫu lớn vườn dừa, HTX
trồng dừa kiểu mới nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cũng như giá thu mua dừa thô
cho sản xuất sản phẩm từ dừa của doanh nghiệp.

Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, chiếm 40% diện tích
dừa của Việt Nam, khoảng 71129 ha, sản lượng khoảng 576,9 triệu trái, năng suất
bình quân cao 60 quả/cây/năm.

13
Chính sách đầu tư: Chính phủ có một vài thay đổi trong việc ưu đãi thuế đối với
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp sử dụng vốn FDI, các doanh nghiệp FDI
được miễn giảm thuế TNDN trong khi các doanh nghiệp trong nước phải chịu đủ
khoảng thuế này, từ đó làm cho doanh nghiệp trong nước kém cạnh tranh, do chi phí
chi thêm, cần có kế hoạch đổi mới công nghệ như chính LQC (Công ty TNHH Lương
Quới) đã làm.

Vốn con người: đội ngủ công nhân viên giàu kinh nghiểm, am hiểu ngành dừa, tận
tụy với công việc, Lãnh đạo: Cù Văn Thành (GĐ) có tầm nhìn chiến lược phương
hướng phát triển cho công ty.

V. Phân tích yếu tố đầu ra


Hệ thống phân phối rộng khắp có mặc ở tất cả các hể thống bán lẻ, siêu thị trên cả
nước, với ba mặt hàng chính: Dầu dừa, nước cốt dừa và nước dừa đóng họp
(Vietcoco)

Figure 1 phân phối thị trường trong nước


Phân phối ra thị trường thế giới: chính nhờ sự chú trọng chất lượng sản phẩm, đã được
cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với chứng nhận thực phẩm và
dược phẩm từ Hoa Kỳ nên các sản phẩm của công ty LQC đã xuất khẩu sang tất cả
các quốc gia, thị trường trên toàn thế giới.
14
Figure 2 phân phối thị trường nước ngoài
Phân tích mô hình và những tác động của mô hình đến quyết định lựa chọn chiến lược
kinh doanh

VI. Phân tích ma trận SWOT


Cơ hội Thách thức
 Hội nhập kinh tế giai đoạn mới,  Chính phủ thực hiện chính sách
tạo điều kiện hợp tác phát triển. ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp
 Đánh sản phẩm vào thị trường FDI, không có chính sách khuyến
chính, củ thể có cơ hội và lợi thế khích thuế cho doanh nghiệp
tốt hơn, trước tình thế hiệp ước trong nước, tạo thách thức lớn
mậu dịch tự do ASEAN, hiệp cho doanh nghiệp.
định thương mại xuyên Thái  Thiếu liên kết giữa các tỉnh trong
Bình Dương. vùng, không đảm bảo hợp tác
 Có kinh nghiệm trong ngành dừa giữa các doanh nghiệp để đảm
lâu đời bảo lợi thế cạnh tranh với các

 Đảm bảo 4 yếu tố của hệ sinh doanh nghiệp khác trong khu vực

thái kinh doanh, khởi nghiệp và Thế Giới.


 Trình độ nguồn lao động còn
thấp, cần có chương trình đạo tạo,

15
nâng cao tay nghề người lao
động, chuyển giao công nghệ tiên
tiến phục vụ hoạt động sản xuất.
Điểm mạnh Điểm yếu
 Sự dụng công nghệ tiên tiến, hợp  Công nghệ luôn bị thay đổi, phải
tác với Đan Mạch đảm bảo sản bắt kịp thời kỳ công nghệ và gia
phẩm sạch, chất lượng an toàn vệ đoạn công nghiệp 4.0 hiện nay.
sinh thực phẩm.  Sự cạnh tranh gay gắt về giá, chất
 Thị trường phân khúc khách hàng lượng sản phẩm, kênh phân phối,
còn dư địa mẫu mã
 Tạo cơ hội việc làm cho lao động  Tái cơ cấu tổ chức lại ngành nghề
địa phương  Áp lực của kinh tế vĩ mô, thị
 Có hệ thống lãnh đạo tài tình, trường không là hoàn hảo luôn
nhiệt huyết, cùng với kế hoạch biết động
người kế vị.

VII. Phân tích chuỗi giá trị


Chuỗi giá trị là sự phối hợp thành một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu
ra, cùng với sự điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân
phối để từ đó tạo ra một mô hình kinh tế có áp dụng quy trình công nghệ thích hợp với
cách thức vận hành đem lại giá trị nâng cao sản phẩm trong thị trường.

Cụ thể, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đó là: người trồng vườn, người sản xuất,
doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ tiêu thụ. Chính nhờ các tác nhân này mà sản phẩm dừa nói
riêng và nguồn dừa nói chung sẽ thể hiện lên được giá trị của nó như thế nào qua hoạt
động kiểm soát theo dõi tác nhân tham gia chuỗi giá trị.

1. Quy luật chuỗi giá trị

Sản phẩm dừa của công ty được sản xuất để đưa đến một mục tiêu cuối cùng là thông
tin vào thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước để nâng dần sản phẩm mang
thương hiệu mở rộng ra thị trường. Muốn vậy thì chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm phải
đảm bảo và hoàn thiện các khâu sản xuất từ đầu vào đến tiêu thụ.

16
Chế biến,
Đầu vào Sản xuất Thu gom phân phối Tiêu thụ

Người cung cấp Hộ gia đình Thị trường


đầu vào (lao Thương nhân nước ngoài
động, thuốc bảo
vệ thực vật, Doanh
giống dừa, đất nghiệp
trồng) Trồng theo Thị trường nội
6 quy hoạch địa
6 Hợp tác xã

Phòng nông nghiệp, trung tâm


khuyến nông, ngân hàng, chính
Cơ sở bán lẻ
quyền địa phương

VIII. Chiến lược kinh doanh của công ty


Định hướng đến năm 2020 trở thành 1 trong top 50 công ty chế biến sản phẩm từ quả
dừa lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương.

Hoàn thành chiến lược mục tiêu này, công ty xác định thực hiện thành công 3 kế
hoạch:

 Đầu tư phát triển và quản trị nguồn lực


 Đầu tư nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào việc
phát triển sản phẩm mới mang tính đột phá và khác biệt
 Đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến trên Thế Giới

Để hoàn thành chiến lược chính của công ty, việc thực hiện các chiến lược chức năng
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn để thành công mục tiêu chiến lược đó.

17
1. Chiến lược Marketing truyền thông

1.1. Đối tượng mục tiêu

Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới nhắm đến khách hàng có mức thu nhập
trung bình là chủ yếu. Các sản phẩm của công ty được đưa ra thị trường đến tay người
tiêu dùng trong và ngoài nước qua các trung gian như siêu thị, chi nhánh,… Ngoài ra,
công ty còn phát triển thêm những nhãn hiệu riêng cho khách hàng nổi tiếng quốc tế.

1.2. Chiến lược Marketing truyền thông

Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới với mục tiêu “Trở thành 1 trong top 50
công ty chế biến sản phẩm từ quả dừa lớn nhất Châu Á – Thái Bình Dương”. Vì thế,
công ty đã quảng bá với nhiều góc độ khác nhau từ truyền thông đến sản phẩm chiến
lược.

- Tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2017.

- Tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2017.

- Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

- …

- Quảng bá trên Youtube, Google, ….

2. Chiến lược hợp tác đối ngoại

Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới là
trở thành 1 trong top 50 công ty chế biến sản phẩm từ quả dừa lớn nhất Châu Á – Thái
Bình Dương. Vì vậy ngoài các chiến lượt ở trên công ty cần phải có chiến lượt hợp tác
đối ngoại phù hợp nhất có thể thông qua sự hộ trợ của các cơ quan quản lí có thẩm
quyền kinh tế tại Việt Nam.

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định
trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc,
ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN- Úc-Niu-di-lân, ASEAN - Ấn
Độ, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu,

18
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong hầu hết các FTA đã ký kết, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình
khoảng 90% số dòng thuế, trừ ATIGA với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Cam
kết về thuế nhập khẩu trong 2 khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam - EU
(dự kiến có hiệu lực từ 2018) có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng
tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế.

2.1. Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011),
mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn
diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối
với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009,
ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

2.2. Trong khuôn khổ APEC

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực
dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60%
giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt
Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại
hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.

2.3. Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa
hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho
hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Vào năm 2012, việc ký kết Hiệp định khung giữa EU và Việt Nam về Đối tác và Hợp
tác Toàn diện (PCA) đã đánh dấu cam kết của EU nhằm tăng cường và mở rộng
phạm vi của quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA đã đi

19
vào hiệu lực trong năm 2016 này giúp mở rộng phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực về
thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu quả,
nhân quyền, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội
phạm có tổ chức.

Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại
và mở cửa thị trường

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch
khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất
khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37%
năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng
nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.

- Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu
đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu
thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị
trường Châu Á.

3. Chiến lược ban quản trị nhân sự:


Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển
về cơ sở hạ tầng, kho bãi, thiết bị sản xuất,… cũng như nguồn nhân lực tại Công ty thì
hoạt động quản trị cũng được Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới phát huy một
cách tối đa nhằm mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho toàn bộ Công ty. Sơ đồ tổ
chức của Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới được thế hiện một cách chuyên
nghiệp và khoa học. Các bộ phận vừa làm việc một cách độc lập, vừa liên kết chặt chẽ
với nhau cùng tạo nên một Lương Quới bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Các hoạt động chủ yếu của ban quản trị nhân sự: Xác định nhu cầu nguồn nhân sự
của công ty, tuyển nhân viên và sắp xếp công việc cho nhân viên, thực hiện các chính
sách đái ngộ và đánh giá kết quả các hoạt động của công ty.

Ngày nay, muốn cạnh tranh thành công trên thị trường trong và ngoài nước, các đơn vị
kinh doanh cần nỗ lực thực hiện chiến lược quản trị nguồn nhân lực một cách hữu

20
hiệu. Đây là khâu then chốt, có khả năng giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh
tranh (chi phí thấp và tạo sự khác biệt đối với các yếu tốt đầu ra) trong quá trình phát
triển. Nhu cầu thực hiện các chiến lược quản trị nguồn nhân lực rất quan trọng khi các
doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức của tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực trong thời gian sắp tới và hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Các bước thực hiện quy trình quản trị nhân sự:

3.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân sự của công ty cần:


Đây là công tác đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai.
Có thể thông qua mục tiêu của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô
phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.Từ đó đưa ra được số lượng, chất
lượng nguồn nhân sự và thời gian doanh nghiệp cần đến nguồn nhân sự mới.

3.2. Thực trạng nguồn nhân sự hiện tại của công ty


Mối quan tâm và sự giúp đỡ tận tình của cấp trên dưới cho cấp dưới. Doanh nghiệp
sẵn sàng hỗ trợ vật chất và tinh thần cho nhân viên khi cần thiết. Có sự hợp tác chặt
chẽ giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức để công việc tiến triển nhanh chóng tạo
cơ hội để mọi người có thể phát huy sáng kiến và những khả năng tiềm tàng của mình.

3.3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
So sánh nhu cầu nguồn nhân lực của công ty với thực trạng nguồn nhân lực để đưa ra
quyết định tăng thêm hay giảm bớt nhân sự.

3.4. Lập kế hoạch thực hiện.


Kế hoạch phân bổ lại nhân sự: đề bạt ai, thuyên chuyển ai, cắt giảm .. sau đó đưa ra
kế hoạch tuyển dụng

3.5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.


Bước cuối cùng luôn luôn là đánh giá lại những gì mình đã làm được. Còn sai sót gì,
thiếu gì và đưa ra cách khắc phục để hoàn thiện những kế hoạch sau. Đồng thời đánh
giá chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn, đưa ra biện pháp hoàn thiện.

Chiến lược của ban nhân sư giúp cho công ty nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của
mình, cái gì sẽ là khó khăn, là thuân lợi. Đồng thời định hướng cho một chiến lược
hiệu quả.
21
4. Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Công ty Lương Quới luôn luôn không ngừng đầu tư nghiên cứu và phát triển, áp dụng
các công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới vào sản phẩm của họ. Và vào cuối 2017,
công ty đã sản xuất ra sản phẩm mới: sản phẩm nước dừa nước cốt dừa sản xuất theo
công nghệ tiệt trùng UHT trong bao bì giấy tetra pak và dầu dừa nguyên chất bằng
công nghệ ly tâm, công ty định hướng sẽ phát triển những sản phẩm mới hơn, mang
tính đột phá và khác biệt hơn trong những năm tiếp theo. Với những sản phẩm đột phá
như vậy, công ty luôn đi đầu trong thị trường sản xuất dừa tại Việt Nam và cũng như
có thể cạnh tranh với thị trường ngoài nước.

Giai đoạn phát triển sản phẩm mới được phát triển qua 8 bước

4.1. Bước 1: Hình thành ý tưởng


Khi lên ý tưởng sản phẩm doanh nghiệp thường tìm kiếm qua các nguồn :

Từ nội bộ doanh nghiệp ( Phòng nghiên cứu và phát triển, phòng Marketing, CEO,
ban quản lý, nhân viên…) Phía ngoài doanh nghiệp ( Nhà cung cấp, nhà cung ứng,
khách hàng..)

4.2. Bước 2: Sàng lọc ý tưởng


Sau khi hình thành ý tưởng, doanh nghiệp sẽ sàng lọc bỏ những ý tưởng nào không
phù hợp giữ lại các ý tưởng hay, phù hợp

4.3. Bước 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm


Các ý tưởng hay, phù hợp sẽ được phát triển thành mô hình sản phẩm và đem đi thử
nghiệm. Cách thử nghiệm mà các doanh nghiệp vẫn hay thường làm nhất là khảo sát
khách hàng để xem phản ứng của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể nhờ đến các
agency hoặc các chuyên gia về marketing, công nghệ, kỹ thuật để được cố vấn

4.4. Bước 4: Phát triển chiến lược Marketing


Sau khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển
chiến lược marketing cho mô hình sản phẩm ấy. Công việc bao gồm : Xác định thị
trường mục tiêu, Xây dựng kế hoạch cho 3 Ps còn lại trong chiến lược marketing mix
(giá cả, hệ thống phân phối, promotion ), xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi
nhuận trong dài hạn.

22
4.5. Bước 5: Ước tính lợi nhuận
Các nhà quản trị phải xem xét lại các dự toán về doanh số, chi phí và mức lợi nhuận
để xác định xem nó có thỏa mãn các mục tiêu của doanh nghiệp không. Nếu thỏa mãn
được mục tiêu lợi nhuận hay chí ít là có thể tiêu thụ được một số lượng sản phẩm đủ
hòa vốn, doanh nghiệp có thể quyết định bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm.

4.6. Bước 6: Phát triển sản phẩm


Doanh nghiệp bắt tay vào việc biến mô hình sản phẩm thành sản phẩm thật sự. Khi
mô hình sản phẩm đã được thiết kế và chế tạo, chúng phải được thử nghiệm, Thử
nghiệm sản phẩm mới đối với khách hàng là yêu cầu khách hàng sử dụng thử rồi đánh
giá từng đặc tính cũng như toàn bộ sản phẩm. Nếu giai đoạn này kết thúc thành công,
sản phẩm mới được chuyển sang giai đoạn thử nghiêm trên thị trường.

4.7. Bước 7: Thử nghiệm trên thị trường


Là công đoạn quan trọng trước khi chính thức đưa sản phẩm ra thị trường, các kết quả
thử nghiệm giúp ta dự đoán được doanh số, khả năng sinh lời của sản phẩm, lượng sản
phẩm cần sản xuất.

4.8. Bước 8: Thương mại hóa


Cần xác định rõ các yếu tố khi đưa sản phẩm ra thị trường: khi nào nên tung sản phẩm
mới ra thị trường, sản phảm mới sẽ được bán ở đâu (địa điểm) nhằm hạn chế các rủi ro
( khủng hoảng kinh tế, đối thủ cạnh tranh chơi xấu…)

5. Đánh giá chiến lược kinh doanh


Với những hoạt động mang tính hành động thiết thực Công ty LQC hiện nay đã là
doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa hàng đầu Việt Nam, cùng với đội
ngủ cán bộ, nhân viên tận tâm, sáng tạo linh hoạt, các sản phẩm của LQC có tính cạnh
tranh cao, không thua kém nhũng mặt hàng của đối thủ, LQC hoạt động với phương
châm đạo đức luôn coi trọng sức khỏe của người tiêu dùng, đảm bảo tạo ra sản phẩm
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hàm lượng chất dinh dưỡng có xuất sứ rỏ ràng,
chứng chỉ an toàn luôn trong vòng kiểm soát pháp luật, có gắn hoạt động sản xuất với
chất lượng cuộc sống cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

23
6. Trách nhiệm xã hội
Từng bước trở thành đối tác đáng tin cậy với các bên có liên quan: Nhà cung cấp –
Người lao động – Khách hàng – Cộng đồng xã hội. Luôn mong muốn đóng góp để
tăng chất lượng cuộc sống của tất cả người lao động tại đơn vị và gia đình thông qua
chương trình “ Nhà Tình Thương Đồng Nghiệp”, cùng với gây quỹ từ thiện cho cộng
đồng.

Đặc biệt trong năm 2017, công ty đã hộ trở xây dựng 7 căn nhà tình thương với tổng
số tiền hơn 300 triệu đồng cho các anh chị em công nhân đang làm việc tại công ty có
hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó hàng năm công ty đều tích cực vận động
công nhân viên toàn công ty hiến máu tình nguyện “Một giọt máu cho đi, một cuộc
đời ở lại”.

Công ty cam kết tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để
người lao động tham gia cống hiến sức lao động của mình, phát huy sự sáng tạo của
người lao động và tuân thủ quy định pháp luật địa phương.

7. Bảo vệ môi trường


Sản xuất sạch: sản xuất kinh doanh luôn phải gắn liền với bảo vệ môi trường “sản
phẩm sạc, thế giới xanh”, sản xuất ra đều dựa trên phương châm “tạo ra sản phẩm chất
lượng trên cơ sở tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng hợp lý nhất” theo chương trình
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện
thông qua chương trình kiểm soát, phân loại chất thải ngay từ nguồn và có cơ sở hạ
tầng hiện đại để xử lý chất thải cuối nguồn. Công ty đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào
chiến lược kinh doanh của mình để truyền đạt ý thức đến từng người lao động đang
gắn bó với doanh nghiệp rằng các hoạt động sản xuất luôn gắn với bảo vệ môi trường,
hướng đến phát triển bền vững.

24

You might also like