You are on page 1of 85

UBND TỈNH KHÁNH HÒA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP CUỐI KHÓA


ĐỐI TƯỢNG: CAO ĐẲNG DƯỢC

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Hồng Nhung MSSV: B20103087


Lớp: Dược 10C Nhóm:
Khóa: 10

KHÁNH HÒA – Tháng 6.2023


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập ở Trường Cao Đẳng Y Tế Khánh Hòa, được sự giúp đỡ của nhà
trường, em đã trải qua đợt thực tế ở Nhà Thuốc Long Châu là nơi giúp em có điều kiện
tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân và là nơi tạo
điều kiện thuận lợi , là nền tảng quan trọng để sau này em tốt nghiệp ra trường làm
việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình. Trong thời gian thực tập tại nhà thuốc, nhờ
có sự giúp đỡ của nhà trường và các chị dược sĩ mà em đã học thêm được nhiều kiến
thức chuyên môn, cũng như củng cố các kiến thức đã được học, đồng thời đã tiếp thu
những kinh nghiệm thực tế quý báu từ các chị dược sĩ đi trước để bồi dưỡng thêm cho
bản thân các kỹ năng cần thiết của một người dược sĩ. Thời gian 4 tháng thực tập ở
nhà thuốc là khoảng thời gian giúp em hiểu được vai trò của người Dược sĩ trong nhà
thuốc. Một phần hiểu được cách bố trí sắp xếp thuốc ở nhà thuốc, biết được cách bảo
quản thuốc và phát triển được kĩ năng giao tiếp để tư vấn cho người sử dụng biết được
cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả, nắm rõ được các quy định, nguyên tắc
tiêu chuẩn trong ngành. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô
của trường Cao Đẳng Y Tế Khánh Hòa đã giúp đỡ em trong thời gian qua và đã tạo
điều kiện để em có một môi trường học tập tốt. Báo cáo thực tập ở nhà thuốc là kinh
nghiệm em tóm tắt được trong quá trình học tập tại nhà trường và nhà thuốc. Do kiến
thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !

5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG I: Tổ chức hoạt động của nhà thuốc, các chức năng , nhiệm vụ của
nhà thuốc (quầy thuốc ) đạt chuẩn GPP
I. Nhân sự
II. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
1. Xây dựng và thiết kế
2. Diện tích
3. Thiết bị bảo quản tại nhà thuốc
III. Các hoạt động của nhà thuốc
1. Mua thuốc
2. Bán thuốc
3. Bảo quản thuốc
4. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp.
IV. Chức năng và nhiệm vụ của nhà thuốc đạt chuẩn GPP
1. Chức năng
2. Nhiệm vụ
CHƯƠNG II: Sắp xếp phân loại và bảo quản tại nhà thuốc (quầy thuốc )
1. Phân chia khu vực sắp xếp
2. Địa điểm và vệ sinh bảo quản kho, tủ thuốc
3. Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO; đảm bảo chất lượng hàng hóa
4. Quy trình bảo quản thuốc
5. Sắp xếp bảo quản thuốc
6. Một số quy định về bảo quản thuốc
7. Một số thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
CHƯƠNG III: Các loại biểu mẫu, sổ sách cần có tại nhà thuốc, quầy thuốc GPP
1. Các loại biểu mẫu, sổ sách cần có
2. Danh mục quy trình thao tác chuẩn
3. Các loại sổ sách khác
CHƯƠNG IV: 100 thuốc trong danh mục của nhà thuốc

5
CHƯƠNG V: 15 đơn thuốc trong trường hợp bán lẻ thuốc tại nhà thuốc với các
bệnh lý khác nhau
1. Đơn thuốc
2. Đơn thuốc
3. Đơn thuốc
4. Đơn thuốc
5. Đơn thuốc
6. Đơn thuốc
7. Đơn thuốc
8. Đơn thuốc
9. Đơn thuốc
10. Đơn thuốc
11. Đơn thuốc
12. Đơn thuốc
13. Đơn thuốc
14. Đơn thuốc
15. Đơn thuốc
KẾT THÚC

5
5
NỘI DUNG THỰC TẬP
Chương I: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ THUỐC ( QUẦY THUỐC )
I. Nhân sự
1. Người phụ trách chuyên môn có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược, phải có
Chứng chỉ hành nghề dược theo qui định hiện hành.
2. Nhà thuốc có nguồn nhân lực thích hợp ( số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề
nghiệp ) để đáp ứng quy mô hoạt động.
3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất
lượng thuốc, pha chế thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực
hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:
a) Từ 1/1/2020, người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ
trung cấp dược trở lên.
b) Người trực tiếp pha chế thuốc, người làm công tác dược lâm sàng phải có bằng
tốt nghiệp đại học ngành dược.
4. Tất cả các nhân viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này phải
không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan
đến chuyên môn y, dược.
5. Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và cập nhập về tiêu chuẩn thực hành tốt
bán lẻ thuốc.
II. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
1. Xây dựng và thiết kế
a) Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô
nhiễm.
b) Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt với các hoạt động khác.
2. Diện tích
a) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10 m2, phải có khu
vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và
trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.
b) Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như;
- Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trức tiếp với thuốc để bán lẻ
trực tiếp cho người bệnh.

5
- Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn.
- Kho bảo quản thuốc riêng ( nếu cần ).
- Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/ bệnh nhân.
c) Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế
phải có khu vực riêng không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng
đến thuốc, phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “ Sản phẩm này không phải là
thuốc”.
d) Trường hợp nhà thuốc có bố trí phòng pha chế theo đơn hoặc phòng ra lẻ thuốc
không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:
- Phòng phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau
rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng.
- Có chỗ rửa tay, rửa và bảo quản dụng cụ pha chế, bao bì đựng.
- Không được bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc trong khu vực pha chế.
- Phải có hóa chất, các dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng
dụng cụ ( tủ sấy, nồi hấp ), bản pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.
3. Thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc
a) Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiệm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo mĩ phẩm.
- Có đủ ánh sángđể đảm bảo các thao tác, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin
trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
- Nhiệt kế, ấm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc.
- Cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái
đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải
trang bị ít nhất 1 thiết bị theo dõi nhiệt đội tự ghi với tần suất ghi phù hợp.
- Các cơ sở được chấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu
lực hoặc có giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhát đến 1/1/2019 phỉa trang bị thiết
bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.

5
b) Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30oC, độ ẩm
không vượt quá 75%.
- Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu
bảo quản mát ( 8 – 15oC ), lạnh (2 – 8oC ).
c) Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao
gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải
dùng đồ bao gói kín khí, đủ cứng để bảo vệ thuốc, có hút khí.
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác
để làm túi đựng thuốc.
- Thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt cần được đóng gói trong bao bì phù
hợp, dễ phân biệt.
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh
hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải là
thuốc – như đồ uống/ thức ăn/ sản phẩm da dụng.
d) Ghi nhãn thuốc
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì
phải ghi rõ: tên thuốc, dạng thuốc bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, trường
hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách
dùng.
- Thuốc pha chế theo đơn, ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi
thêm ngày pha chế, ngày hết hạn, tên bệnh nhân, tên và địa chỉ cơ sở pha chế
thuốc, các cảnh báo an toàn cho trẻ em.
III. Các hoạt động của nhà thuốc
1. Mua thuốc
a) Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh , công ty dược phẩm hợp
pháp.
b) Có danh sách, hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo
chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.

5
c) Chỉ mua các thuốc được BYT cấp phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc
thuốc chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc
mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy
định theo quy chế hiện hành. Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
d) Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là
với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình
bảo quản.
2. Bán thuốc
a) Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
- Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm
yết.
- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng
dẫn cách sử dụng thuốc.
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình
độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của
Bộ Y tế về bán thuốc kê đơn.
- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác
có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người
mua.
- Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
b) Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần tư vấn của người có chuyên
môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về
thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.

5
- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới thầy thuốc chuyên khoa thích
hợp hoặc bác sĩ điều trị.
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh.
- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua
coi thuốc là hàng hóa thông thường và khuyên khích người mua mua thuốc
nhiều hơn cần thiết.
c) Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc:
- Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trức tiếp người bán lẻ có trình độ
chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ
Y Tế về bán thuốc kê đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn thuốc biết.
- Người bán lẻ phải giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc
theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
- Người có bằng dược sĩ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người
mua thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất của người bán
lẻ phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.
3. Bảo quản thuốc
a) Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.

5
b) Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
c) Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “
Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
d) Thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có
các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo đúng quy định cảu pháp luật tại
các văn bản quy phạm pháp luật.
e) Thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm
sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản tách biệt, không được
để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dẽ quan sát.
4. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp.
a) Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc.
- Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tue vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Giữ bí mật các thông tin cảu bệnh nhân trong quá trình hành nghề như bệnh tật,
các thông tin người bệnh yêu cầu.
- Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghĩ rõ tên, chức danh.
- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.
- Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
b) Đối với người quản lý chuyên môn
- Giám sát hoặc trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người
mua.
- Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huồng xảy ra.
- Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thường xuyên cập nhập kiến thức chuyên môn, văn bản pháp luật về hành nghề
dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.

5
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như đào
tạo đức hạnh nghề dược.
- Cộng tác với y tế cở sở và nhân viên y tế cở sở trên địa bàn dân cư, tham gia
cấp phát thuốc bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu, phối
hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục cho cộng đồng về
các nội dung như: tăng cường chăm sóc sức khỏe bằng biện pháp không dùng
thuốc, cách phòng tránh, xử lý các bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu, các
nội dung liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế các tác dụng không mong muốn của
thuốc.
- Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở. Trường hợp người
quản lý chuyên môn vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người có chứng
chỉ hành nghề dược phù hợp để chịu trách nhiệm chuyên môn theo qui định.
- Nếu thời gian vắng mặt trên 30 ngày thì người quản lý chuyên môn sau khi ủy
quyền phải có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
tại nơi cơ sở đang hoạt động.
- Nếu thời gian vắng mặt trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ
tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác
thay thế và đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho
cơ sở bán lẻ thuốc. Cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinnh doanh mới.
c) Các hoạt động khác
- Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
- Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.
- Đối với thuốc cần hủy phải chuyển cho cơ sở có chức năng xử lý chất thải để
hủy theo qui định.
- Có báo cáo cấp theo qui định.
IV. Chức năng và nhiệm vụ của nhà thuốc đạt chuẩn GPP
1. Chức năng

5
- Dược sĩ ca trưởng hoặc dược sĩ quản lý phải thường xuyên có mặt trong thời
gian hoạt động về:
+ Chất lượng thuốc.
+ Phương pháp kinh doanh.
+ Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán
theo đơn, các thuốc kiểm soát đặc biệt.
+ Lập kế hoạch sử dụng thuốc.
+ Bảo đảm các loại thuốc thiết yếu.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên cập nhập các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp
luât về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng
thuốc.
- 5 nhân viên có nhiệm vụ bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc ( trừ thuốc KSĐB ) và
các hàng hóa trong quầy.
- Làm các công việc của nhà thuốc.
+ Niêm yết giá, sắp xếp hàng hóa.
+ Kiểm tra, kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc.
+ Ghi chép sổ sách, báo cáo theo hướng dẫn của người phụ trách chuyên môn.
+ Vệ sinh nhà thuốc.
+ Cuối tháng đều kiểm kê số lượng tồn kho…
2. Nhiệm vụ
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc.
- Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị bệnh.
- Quản lý, thep dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và nhu cầu khác.
Chương II: SẮP XẾP PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC TẠI NHÀ THUỐC
( QUẦY THUỐC )
1. Phân chia khu vực sắp xếp
 Theo từng ngành hàng riêng biệt:

5
+ Dược phẩm
+ Thực phẩm chức năng
+ Mỹ phẩm
+ Hàng hóa
+ Thiết bị y tế
 Theo nhóm thuốc: Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý: Nhóm tim
mạch và huyết áp, nhóm đường huyết, nhóm thần kinh…
 Thuốc kê đơn/ không kê đơn:
+ Thuốc được đặt trong tủ kính, riêng biệt, dễ quan sát.
+ Có ghi chú rõ ràng: Thuốc kê đơn, Thuốc không kê đơn.
+ Đồng thời sự sắp xếp kết hợp theo nhóm tác dụn dược lý.
 Dược phẩm chức năng, mỹ phẩm:
+ Có tủ kính riêng để trưng bày.
+ Được sắp xếp riêng, có sự ngăn cách với các sản phẩm thuốc chữa bệnh.
+ Ghi rõ “ Sản phẩm này không phải là thuốc”.
+ Bố trí các loại theo chức năng, theo công dụng và sự thông dụng của khách
hàng.
2.

2. Địa điểm - vệ sinh bảo quản kho, tủ thuốc


 Kho, tủ thuốc:
- Địa điểm: Kho, tủ thuốc phải ở nơi cao ráo, an toàn, chống mối mọt ẩm mốc.
Có hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. Trần, tường, mái nhà kho phải
thông thoáng, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa,

5
bão lụt. Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng , chống ẩm, chống
thấm.
- ĐKBQ: về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn
thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường
là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc
vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300oC. Phải tránh ánh sáng trực
tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
 Vệ sinh:
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn
trùng sâu bọ. Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù
hợp (cách ly nơi bảo quản thuốc, tủ thuốc).
3. Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO; đảm bảo chất lượng hàng hóa

- - Thuốc cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn
dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO-
First In /First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First
Out) cần phải được thực hiện.
- Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa
việc cấp phát.
- Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo
quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.
4. Quy trình bảo quản thuốc

5
- Các điều kiện bảo quản phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Thuốc nhạy
cảm với nhiệt độ bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh. Các thuốc nhạy cảm
ánh sáng bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua.
- Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải
được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp
để làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thủy tinh, nhựa, giấy … Các dược
liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong bao bì kín.
- Bao bì thuốc phải giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.
- Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản riêng
- Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và
lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp,
việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.
- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do
lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.
- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước –
xuất trước hoặc hết hạn trước - xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng
gần hết hoặc hết hạn dùng.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các biến chất, hư
hỏng trong quá trình bảo quản.
- Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản riêng, phải dán nhãn chờ xử lý. Phải có
các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn
dùng, thuốc.
5. Sắp xếp bảo quản thuốc:
- 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
- 5 chống:
+ Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng.
+ Chống nhầm lẫn.
+ Chống cháy nổ.
+ Chống quá hạn dùng.
+ Chống đổ vỡ, hư hao.
6. Một số quy định về bảo quản thuốc:

5
- Thuốc kháng sinh, thuốc viên: 15 – 25oC
- Thuốc bột: độ ẩm < 8%
- Thuốc viên bao: tránh ánh sáng và tia cực tím.
- Thuốc đặt: 8 – 15oC
- Thuốc tiêm, sirô: tránh ánh sáng, nhiệt độ cao
- Độ ẩm không quá 70 %.
7. Một số thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:
- Insulin
- Suxamethonium
- Methyl-ergometin
CHƯƠNG III: CÁC LOẠI BIỂU MẪU, SỔ SÁCH CẦN CÓ TẠI NHÀ THUỐC,
QUẦY THUỐC GPP
1. Các loại biểu mẫu , sổ sách cần có:
 Sổ theo dõi đặt hàng
 Sổ bàn giao tiền
 Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ
 Sổ hàng hóa thiếu, hết hàng
 Sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc
 Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
 Sổ theo dõi thuốc đình chỉ lưu hành
 Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng
 Sổ theo dõi xử lý khiếu kiện khách hàng
 Sổ giao nhận hàng luân chuyển nội bộ

5
 Sổ theo dõi các nhà cung ứng
 Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ
 Sổ theo dõi thực hiện vệ sinh nhà thuốc
 Sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm
 Sổ nhập thuốc có điều kiện bảo quản từ 2 – 8 oC
 Sổ theo dõi nhiệt độ tủ lạnh từ 2 - 8oC
 Sổ theo dõi bán thuốc kê đơn
 Sổ theo dõi bán thuốc không kê đơn
2. Danh mục quy trình thao tác chuẩn
Ban hành
Stt Mã số Tên SOP
Lần Ngày
1 GPP. SOP.01 Quy trình soạn thảo và lưu trữ quy 1 26/9/2022
trình thao tác chuẩn
2 GPP. SOP.02 Quy trình mua thuốc và kiểm soát 1 26/9/2022
chất lượng
3 GPP. SOP.03 Quy trình bán thuốc, hướng dẫn 1 26/9/2022
sử dụng thuốc kê đơn
4 GPP. SOP.04 Quy trình bán thuốc, hướng dẫn 1 26/9/2022
sử dụng thuốc không kê đơn
5 GPP. SOP.05 Quy trình bảo quản và theo dõi 1 26/9/2022
chất lượng
6 GPP. SOP.06 Quy trình giải quyết với thuốc bị 1 26/9/2022
khiếu nại hoặc thu hồi
7 GPP. SOP.07 Quy trình theo dõi điều kiện bảo 1 26/9/2022
quản
8 GPP. SOP.08 Quy trình hủy thuốc 1 26/9/2022
9 GPP. SOP.08 Quy trình kinh doanh thuốc phải 1 26/9/2022
kiểm soát đặc biệt
10 GPP. SOP.10 Quy trình bán thuốc có điều kiện 1 26/9/2022
bảo quản đặc biệt ( 2 – 8oC )

5
3. Các loại sổ sách khác
- Thông tư số 7/2018 – BYT: Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược
của luật dược và nghị định 54/2017/NĐ – CP ngày 8 tháng 5 năm 2017 của
chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
- Nghị định số 54/2017/NĐ – CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật dược.
- Thông tư số 20/2017/TT – BYT.
- Thông tư số 2/2018/TT – BYT: Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Thông tư số 6/2017/TT – BYT: Ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu
độc làm thuốc.
- Nghị định số 117/2020/NĐ – CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế.
- Luật dược.
- Thông tư số 52/2017/TT – BYT: Quy định về đơn thuốc về việc kê đơn thuốc
hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
- Thông tư số 12/2020/TT – BYT.
- Thông tư số 19/2018/TT – BYT: Ban hành danh mục thuốc thiết yếu.
- Thông tư số 42/2017/TT – BYT: Ban hành danh mục dược liệu độc làm thuốc.
- Thông tư số 7/2017/TT – BYT: Ban hành danh mục thuốc không kê đơn.

CHƯƠNG IV: 100 THUỐC TRONG DANH MỤC CỦA NHÀ THUỐC

HÀM DẠNG
STT BIỆT DƯỢC HOẠT CHẤT NHÀ SX
LƯỢNG BÀO CHẾ
1 Hagizin Flunarizine 5 mg Dược Hậu Viên nang
Giang
2 Ubiheal Alpha Lipoic Acid 200 mg Dược phẩm Viên nang
Nam Hà mền

5
3 Kacetam Piracetam 800 mg Công ty cổ phần Viên nén dài
dược phẩm bao phim
Khánh Hòa
4 Sibetinic Flunarizin 5 mg Công ty TNHH Viên nén
dược phẩm USA bao phim
– NIC
PHARMA
5 Vigamox Moxifloxacin 0,5 % Alcon Dung dịch
Laboratories nhỏ mắt
6 Peritol Cyproheptadin 4 mg Egis Viên nén
hydroclorid Pharmaceuticals
PLC
7 Oflovid 0,3 % Ofloxacin 5ml Santen Dung dịch
Pharmaceutical nhỏ mắt
8 Ventolin Salbutamol 100 mcg GSK Dạng xịt
9 Dagocti Dutasteride 0,5 mg Dược phẩm Viên nang
Phong Phú
10 Xatral XL Alfuzosine/ 10 mg Sanofi Viên nén
Alfuzosin
11 Levothyrox Levothyroxine 50 mcg Synthon Viên nén
Hispania SL
12 Vesicare Solifenacin succinate 5 mg Astellas Viên nén
bao phim
13 Adagrin Sildenafil 50 mg Công ty CP Viên nén
Công nghệ sinh bao phim
học – Dược
phẩm ICA
14 Tadalafit Stella Tadalafit 10 mg Stellapharm Viên nén
bao phim
15 Flucinar Flucinolon acetonid 15 g Pharmaceutical Thuốc mỡ

5
Works Jelfa S.A.
16 Stilux Rotundin 60 mg Traphaco Viên nén
17 Diaprid Glimepirid 4 mg Pymepharco Viên nén
18 Jardiance Empagliflocin 10 mg Boehringer Viên nén
bao phim
19 Galvus Vildagliptin 50 mg Novartis Viên nén
20 Tenadinir Cefdinir 300 mg Maxim Viên nang
cứng
21 Celecoxib Celecoxib 200 mg USP Viên nang
cứng
22 Statinrosu Rosuvastatin 20 mg Meyer - BPC Viên nén
bao phim
23 Cefpobiotic Cefpodoxim 200 mg Tenamyd Viên nang
bao phim
24 Nasrix Simvastatin/ 20 mg/ DAVI Viên nén
Ezetimibe 10 mg
25 Hemfibrat Fenofibrate 300 mg Hà Tây Viên nang
26 Atenolol Stada Atenololum 50 mg STADA Viên nén
27 Glucofast Metformin HCL 500 mg Mebiphar Viên nén
bao phim
28 Semozine Capsule Thymomodulin 80 mg Yoo Young Viên nang
Pharmaceutical cứng
Co., Ltd.
29 Febuxotid Febuxostat 80 mg Công ty CP Viên nén
dược phẩm An
Thiên
30 Jardiance Empagliflozin 25 mg Boehringer Viên nén
bao phim
31 Acyclovir Acyclovir 50.0 mg Sinil Dạng kem
32 SP Ambroxol Ambroxol 30 mg Shinpoong Viên nang
Daewoo Pharma cứng
5
33 Effelgan Paracetamol 500 mg UPSA SAS Viên sủi
34 Stadxican Meloxicam 7,5 mg Stella Viên nén
35 Brufen Abbott Ipuprofen 60 ml PT. Abbott Siro
Indonesia
36 Alpha choay Chymotrypsin Sanofi Viên nén
37 Klamentin Amoxicillin 625 mg DHG Viên nén dài
Acid clavulanic bao phim
38 Biodroxil Cefadroxil 500 mg Sandoz Viên nang
cứng
39 Feburic Febuxostat 80 mg Nhãn khác Viên nén
40 Colchicin Colchcin 1 mg Traphaco Viên nén
41 Zuryk Allopurinol 300 mg Việt Nam Viên nén
42 Stadovas Amlodipine 5 mg Stella Viên nang
cứng
43 Captopril Captopril 25 mg Demesco Viên nén
44 Stacytine CAP Acetylcysteine 200 mg Stella Viên nang
cứng
45 Eldosin Erdostein 300 mg Arlico Viên nang
cứng
46 Bisolvon Bromhexine 60 ml Boehringer Siro
hydrochloride
47 Lipistad Atorvastain 10 mg Stella Viên nén
bao phim
48 Zafular Bezafibrate 200 mg Medochemie Viên nén
bao phim
49 Uphatin Natri picosulfat 5 mg Uphace Viên ngậm
50 Sorbitol Delalande Sorbitol 5g Sanofi Bột pha
dung dịch
uống
51 Duphalac Abbott Lactulose 667 g/l Abbott Dung dịch

5
52 Staclazide Gliclazide 60 mg Stella Viên nén
53 Hasan best Metformin 500 mg/ 5 mg Hasan Viên nén
hydroclodid / bao phim
Glibenclamid
54 fugacar Mebendazole 500 mg Olic LTD Viên nén
55 Pizar Ivermecctin 6 mg Davi Viên nén
56 Zentel Albendazole 200 mg GSK Viên nén
57 Medrol Menthylprednisolone 4 mg Pfizer Viên nén
58 Cedetamin Betamethasone 2 mg Khaphacor Viên nén
59 Alpha - Chymotrypsin 4200 IU Euvipharm Viên nén
Chymotrypsin
60 Pantopro Pantoprazol 40 mg Stada Viên nang
61 Rabestad Rabeprazol 20 mg Stella Viên nén
62 Lansoprazaol Stada Lansoprazol 30 mg Stella Viên nang
cứng
63 Lipanthyl NT Fenofibrate 145 mg Fournier Viên nén
Laboratories bao phim
Ireland Ltd
64 Acyclovir Stella Acyclovir 5g Stellapharm Kem bôi
Cream
65 Verospiron Spironolacton 25 mg Gedeon Viên nén

66 Diurefar Furosemid 40 mg Pharmedic Viên nén


67 Philmyrtol Myrtol 300 mg Phil Viên nang
mềm
68 Yumangel Almagate 1g Yuhan Hỗn dịch
69 Sucrate gel Sucralfate 1g Laboratorio Hỗn dịch
Italiano
Biochimico
Farmaceutico
70 Stugeron Cinarizin 25 mg OLIC (Thailand) Viên nén

5
Limited
71 Tanakan Ginko biloba 40 mg Beaufour Ipsen Viên nén
72 Terpinzoat Terpin hydrat / 100 mg/ Công ty CP Viên nang
Natri benzoat 50 mg dược phẩm TV. cứng
Pharm
73 Loratadin Loratadine 10 mg STADA Viên nén
74 Jardiance Empagliflozin 25 mg Boehringer Viên bao
Ingelheim phim
Pharma GmbH
và Co.KG
75 A.T Desloratadine Desloratadine 2.5 mg Dược phẩm An Dung dịch
Thiên uống
76 ClorpheBoston Chlorpheniramin 4 mg Công ty Cổ phần Viên nén
Dược phẩm bao phim
Boston Việt
Nam
77 Xarelto Rivaroxaban 20 mg BAYER Viên nén
bao phim
78 Cardicor Bisoprolol 5 mg MEKOPHAR Viên nén
79 Savi Irbesartan Irbesartan 150 mg Savi Viên nén
bao phim
80 Vaspycar MR Trimetazidine 35 mg PYMEPHARCO Viên nén
81 Januvia Sitagliptin 100 mg MSD Viên nén
International bao phim
Gmbh
82 Clindamycin Clindamycin 150 mg Domesco Viên nang
cứng
83 Alpha - Alpha- 4200 IU EUVIPHARM Viên nén
chymotrypsine chymotrypsine
84 Prendison Prednisone 5 mg DOMESCO Viên nén
85 Itranstad Itraconazole 100 mg Stella Viêng nang
cứng
86 Espumisan Simethicon 40 mg Menarini Viên nang

5
mền
87 Terbinafine Stella Terbinafine 1% Công ty TNHH Tuýt bôi
LD Stellapharm
88 Aspirin Acetylsalicylic acid 81 mg Domesco Viên nén
89 Misoprostol Stella Misoprostol 200 mcg Stella Viên nén
90 Thyrozol Methimazole 5 mg MERCK Viên nén
91 Trimafort Gel nhôm Hydroxyd, 10 ml Daewoong Hỗn dịch
Magie hydroxyd
92 Konimag Simethicone 7 ml PT KONIMEX Nhũ tương
(Gel)
93 Pepsane Dimethicone 10 g Phyto Hỗn dịch
94 Tanganil Acetylleucin 500 mg Nhãn khác Viên nén
95 Cefuroxim Cefuroxime 500 mg VIDIPHA Viên nén
bap phim
96 Cephalexin Cephalexin 500 mg VIDIPHA Viên nang
cứng
97 Dexamethasone Dexamethasone 0.5 mg MEKOPHAR Viên nén
98 Phosphalugel Aluminum 20 g PHARMATIS Hỗn dịch
hydroxide
99 Bisolvon Bromhexin 60 ml BOEHRINGER Siro
Hydrochlorid
100 Motilium-M Domperidon 10 mg OLIC (Thailand) Viên nén
Limited

CHƯƠNG V: 15 đơn thuốc trong trường hợp bán lẻ thuốc tại nhà thuốc với các
bệnh lý khác nhau
1. Đơn thuốc

 Esomeprazol MV 40 mg
 Tác dụng:
- Làm giảm sự tiết acid dạ dày theo cơ chế liên kết chọn lọc cao và không hồi
phục vào bơm proton. Thuốc có ái lực đặc hiệu với men H+/K+-ATPase ở tế
bào viền niêm mạc dạ dày.
 Chỉ định:
- Phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không
steroid.
- Hội chứng Zollinger – Ellison.
- Chữa lành loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori.
 Tác dụng phụ:
- Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.
5
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người bị bệnh gan, suy thận nặng.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng trước ăn 30 phút, nuốt nguyên viên, không nhai/ nghiền.
- Sáng 1 viên, chiều 1 viên.
 Tương tác thuốc:
- Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh
khả dụng của các thuốc hấp thu phụ thuộc pH: ketoconazol, muối sắt, digoxin.
- Dùng đồng thời esomeprazol, clarithromycin và amoxicilin làm tăng nồng độ
esomeprazol và 14-hydroxyclarithromycin trong máu.
 Espumisan Cap 40 mg
 Tác dụng: Hoạt chất simeticone làm giảm sức xăng bề mặt của bọt khí bao bọc
quanh thức ăn và trong màng nhầy của đường tiêu hóa, do đó phá vỡ bọt khí.
Hơi giải phóng ra có thể được hấp thụ bởi thành ruột và thải trừ nhờ nhu động
ruột.
 Chỉ định:
- Điều trị các triệu chứng về đường tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng.
- Hỗ trợ trong X- quang, siêu âm.
 Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Yellow orange S (E110) đây là chất tạo màu có thể gây phản ứng dị ứng.
- Methyl parahydroxybenzoate (E218) có thể gây phản ứng quá mẫn muộn hoặc
quá mẫn thông thường.
 Chống chỉ định: Mẫn cảm thành phần của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống, có thể dùng Espumisan 40 mg cùng hoặc sau bữa ăn, có thể
dùng trước khi đi ngủ nếu cần thiết.
- Sáng 1 viên, chiều 1 viên.
 Tương tác thuốc: Không có tương tác với các thuốc khác.
5
 Elthon 50 mg
 Tác dụng: ELTHON làm tăng sự giải phóng acetylcholin (ACh) do tác dụng đối
kháng với thụ thể D2 dopamin, và ức chế sự phân hủy acetylcholin được giải
phóng qua việc ức chế acetylcholin esterase, dẫn đến làm tăng nhu động dạ dày-
ruột.
 Chỉ định: Chữa trị triệu chứng về đau dạ dày- ruột gây ra bởi viêm dạ dày mạn (
cảm giác đầy chướng bụng, đau bụng trên, chán ăn, ợ nóng, buồn nôn, nôn ).
 Tác dụng phụ:
- Sốc và phản ứng quá mẫn: tụt huyết áp, nổi mề đay, khó thở… nên ngừng ngày
và có biện pháp điều trị thích hợp.
- Rối loạn chức năng gan và vàng da.
- Tiêu chảy, táo bón, đau bụng…
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống trước ăn 30 phút, 2 viên/ ngày, chia đều sáng - chiều.
- Có thể giảm bớt liều tùy thuộc vào đối tượng hoặc tình trạng bệnh nhân.
 Tương tác thuốc: kết hợp Elthon với các thuốc kháng cholinergic: tiquizium
bromid, scopolamin butyl bromid, timepidium bromid… có thể làm giảm tác
dụng tăng nhu động dạ dày – ruột của itoprid. Do tác dụng ức chế của những
thuốc kháng cholinergic có thể có tác dụng dược lý học đối kháng tác dụng của
itoprid.
2. Đơn thuốc

5
 Fenofibrate ( lipanthyl NT ) 145 mg
 Tác dụng: Làm giảm chất béo trung tính ở những người có nồng độ chất béo
trung tính trong máu rất cao, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy.
 Chỉ định:
- Cholesterol cao.
- Cholesterol trong máu cao do di truyền dị hợp tử.
- Quá nhiều chất béo trong máu.
- Cholesterol HDL thấp.
 Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,…
- Da: nổi ban, mày đay
- Gan: Tăng transaminase huyết thanh.
- Cơ: đau nhức cơ.
 Chống chỉ định:
- Suy gan, suy thận.
- Trẻ em dưới 10 tuổi.

5
- Mẫn cảm thành phần thuốc.
- Bệnh ở túi mật.
- Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng: Dùng đường uống, uống 1 viên/ lần mỗi ngày vào buổi
sáng sau ăn.
 Tương tác thuốc:
- Thuốc chống đông:Thuốc này sẽ làm tăng tác dụng chống đông và tăng nguy cơ
xuất huyết.
- Cyclosporin: Xảy ra tình trạng suy giảm chức năng thận thuận nghịch.
- Các thuốc có chứa các fibrat khác hoặc các statin khác: Tăng nguy cơ ngộ độc
cơ.
- Colchicin: Dùng hai thuốc này đồng thời sẽ dẫn đến bệnh tiêu cơ vân.
 Empagliflozin ( Jardiance ) 25 mg
 Tác dụng: Kiểm soát lượng đường huyết tăng cao ở nhũng bệnh nhân mắc bệnh
đái tháo đường type II hoặc kèm theo bệnh lý tim mạch để giảm nguy cơ tử
vong do đau tim hay đột quỵ.
 Chỉ định:
- Điều trị đái tháo đường tysp II ở người trường thành nhằm cải thiện khả năng
mất kiểm soát đường huyết trong trường hợp:
- Đơn trị liệu: Khi chế độ ăn kiêng và vận động không đủ để kiểm soát đường
huyết một cách thích hợp ở những bệnh nhân không phù hợp dùng metformin
do không dung nạp.
- Điều trị phối hợp: Phối hợp với các thuốc hạ glucose khác bao gồm insulin khi
mà các thuốc này cũng với chế độ ăn kiêng và vận động không đủ để kiểm soát
đường huyết một cách thích hợp.
 Tác dụng phụ:
- Hạ đường huyết.
- Nấm âm đạo, viêm âm hộ và âm đạo, viêm quy đầu và các loại nhiễm khuẩn
đường sinh dục khác.
- Tăng bài niệu, nhiễm khuẩn đường niệu.
5
- Tăng creatinin máu/ Giảm mức lọc cầu thận.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm thành phần của thuốc.
- Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường tysp I.
 Cách dùng – Liều dùng: Dùng đường uống, uống 1 viên/ lần mỗi ngày vào buổi
sáng sau ăn.
 Tương tác thuốc:
- Empagliflozin có thể bổ sung tác dụng lợi tiểu của thiazide và các thuốc lợi tiểu
quai và có thể làm tăng nguy cơ mất nước và hạ huyết áp.
- Insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin như sulphonylurea có thể làm
tăng nguy cơ hạ đường huyết. Do đó, khi dùng phối hợp với empagliflozin có
thể phải dùng insulin và các thuốc kích thích bài tiết insulin với liều thấp hơn để
giảm nguy cơ hạ đường huyết.
 Sitagliptin phosphate ( Januvia ) 100 mg
 Tác dụng: Ức chế mạnh, chọn lọc cao trên enzym dipeptidyl peptidase 4 ( DPP
– 4 ).
 Chỉ định:
- Đơn điều trị: Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và vận động thể lực để cải thiện kiểm
soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type II.
- Điều trị phối hợp: Thuốc Sitagliptin được chỉ định kết hợp với thuốc
metformin, insulin, sulfonylurea... trong trường hợp điều trị bằng một thuốc kết
hợp với chế độ ăn kiêng và tập luyện nhưng vẫn không kiểm soát được đường
huyết.
 Tác dụng phụ: Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: Tiêu chảy (3%), đau bụng (2%), buồn nôn (1%).
- Hô hấp: Viêm hầu - mũi - họng (5%).
 Chống chỉ định: không có
- Mẫn cảm thành phần của thuốc.
- Thận trọng dùng cho người cao tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người có tiền sử viêm tụy.
5
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thời gian dùng không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Sáng 1 viên/l, chiều 1 viên/l dùng buổi tối sau ăn.
 Tương tác thuốc: Sitagliptin không làm thay đổi dược động học của metformin,
glyburide, simvastatin, rosiglitazone, warfarin hay các thuốc tránh thai đường
uống.
 Insulin glargine ( Lantus Solostar ) 100 IU/ ml x 3 ml
 Tác dụng: Không có
 Chỉ định: Insulin Glargine được dùng để làm giảm lượng đường cao trong máu
ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị bệnh đái tháo đường khi
cần điều trị bằng insulin. Đái tháo đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ
insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu.
 Tác dụng phụ:
- Hạ đường huyết.
- Phản ứng da và dị ứng.
- Loạn dường mỡ.
 Chống chỉ định:
- Dị ứng thuốc.
- Hạ đường huyết.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Tiêm dưới da trong một vùng nhất định, mỗi lần tiêm nên chọn một vị trí tiêm
khác.
- Lantus được tiêm dưới da. KHÔNG ĐƯỢC tiêm Lantus vào tĩnh mạch vì tác
dụng của thuốc sẽ bị thay đổi và có thể gây hạ đường huyết.
- Dựa trên lối sống, kết quả xét nghiệm đường huyết và việc sử dụng insulin
trước đó của bạn, bác sĩ sẽ:
- Xác định mỗi ngày bạn cần bao nhiêu Lantus và dùng vào lúc nào,
- Cho bạn biết khi nào cần kiểm tra nồng độ đường huyết và có cần xét nghiệm
nước tiểu hay không,
- Cho bạn biết khi nào cần tiêm Lantus liều cao hơn hoặc thấp hơn,

5
- Lantus là một insulin tác dụng dài. Bác sĩ có thể sẽ bảo bạn dùng nó phối hợp
với một insulin tác dụng ngắn hoặc thuốc viên chống đái tháo đường.
- Tiêm 20 đơn vị mỗi lần, 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng.
 Tương tác thuốc: Không có
3. Đơn thuốc
 Prednisolon 5 mg
 Tác dụng:
- Prednisolone là một Glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và
ức chế miễn dịch.
- Prednisolon chỉ có tác dụng mineralocorticoid yếu, vì vậy nếu dùng thuốc trong
thời gian ngắn có rất ít nguy cơ giữ Na+ và phù.
 Chỉ định: Viêm mạch, Lupus ban đỏ, bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm khớp
dạng thấp, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
 Tác dụng phụ:
- Rối loạn điện giải.
- Rối loạn cơ xương
- Rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn teo dạ.
- Rối loạn mắt.
 Chống chỉ định:

5
- Nhiễm trùng mắt chảy mủ cấp tính chưa điều trị, nhiễm Herpes simplex bề mặt
cấp (viêm gai giác mạc), bệnh thủy đậu, bệnh đậu bò, các bệnh giác mạc và kết
mạc khác do virus, lao mắt, nấm mắt.
- Nhiễm khuẩn nặng trừ shock nhiễm khuẩn và lao màng não.
- Đã quá mẫn với prednisolon.
- Nhiễm trùng do do virus, nấm hoặc lao.
- Đang dùng vaccin virus sống.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống.
- Tùy tình trạng bệnh và đáp ứng của bệnh nhân.
- Bệnh lý mạn tính ( rối loạn nội tiết, bệnh viêm nhiệm ): Liều khởi đầu 5 – 10
mg/ ngày và dần tăng lên đến liều lượng thấp nhất có tác dụng.
- Sáng ½ viên , chiều ½ viên.
 Tương tác thuốc:
- Prednisolon là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450, và là cơ chất của
enzym P450 CYP 3A, do đó thuốc này tác động đến chuyển hóa của
ciclosporin, erythromycin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin,
ketoconazol, rifampicin.
- Phenytoin, phenobarbital, rifampicin và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có
thể làm giảm hiệu lực của prednisolon.
- Prednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần dùng liều insulin cao hơn.
- Tránh dùng đồng thời prednisolon với thuốc chống viêm không steroid vì có thể
gây loét dạ dày.
 Aerius Syr ( Desloratadine ) 60 ml 0,5 mg/ml
 Tác dụng: Ức chế chọn lọc thụ thể histamin H1 ngoại biên do thuốc hoàn toàn
không thấm vào hệ thần kinh trung ương.
 Chỉ định:
- Aerius được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị
ứng, như hắt hơi, sổ mũi và ngứa mũi, sung huyết/nghẹt mũi, cũng như ngứa,
chảy nước mắt và đỏ mắt, ngứa họng và ho.

5
- Aerius cũng được chỉ định để giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như
giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban.
 Tác dụng phụ:
- Mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu.
 Chống chỉ định: Mẫn cảm thành phần của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc dùng đường uống.
- Trẻ em (1.5 ml ): uống 1 lần/ ngày, thuốc có thể dùng cùng hoặc không cùng
bữa ăn. Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc cân nhắc và quyết định của bác sĩ
điều trị căn cứ trên tình trạng của người bệnh.
 Tương tác thuốc:
- Không quan sát thấy tương tác có ý nghĩa lâm sàng với Aerius viên nén trong
các thử nghiệm lâm sàng.
- Thức ăn hoặc nước bưởi không ảnh hưởng đến dược động học của
desloratadine.
- Uống Aerius cùng với rượu không làm tăng nguy cơ suy giảm hành vi của
rượu.
4. Đơn thuốc

 Comiaryl 2 mg/500 mg
 Tác dụng:

5
- Hoạt chất Glimepirid: là một sulfamid có tác dụng hạ đường huyết thế hệ mới
thuộc nhóm sulfonylurea. Cơ chế tác dụng chính của glimepiride trong việc hạ
đường huyết: phụ thuộc vào việc kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta
tuyến tụy đang hoạt động . Ngoài ra, tác dụng ngoại tụy cũng có thể đóng một
vai trò trong hoạt động của sulfonylurea như Glimepiride.
- Hoạt chất Metformin: thuộc nhóm biguanid, có tác dụng làm tăng sử dụng
glucose ở tế bào, cải thiện liên kết insulin-thụ thể và tác dụng sau thụ thể, ức
chế tổng hợp glucose ở gan và làm chậm hấp thu glucose ở ruột từ đó làm giảm
nồng độ đường huyết khi đói và sau bữa ăn.
 Chỉ định:
- Điều trị đái tháo đường type 2 kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục.
- Trong trường hợp điều trị đơn độc với Glimepirid hoặc Metformin không kiểm
soát được đường huyết.
- Thay thế cho việc sử dụng phối hợp rời từng thành phần Glimepirid và
Metformin.
 Tác dụng phụ:
- Trên hệ tiêu hóa: nôn nao, nôn mửa. đau bụng, ỉa chảy.
- Trên hệ nội tiết: Hạ đường huyết.
- Trên thị giác: rối loạn thị giác thoáng qua.
- Trên hệ da niêm mạc: ngứa, hồng ban đa dạng.
- Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban
đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý
kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với Glimepirid, Metformin hay với bất kỳ thành phần nào của
thuốc.
- Đái tháo đường type 1, nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hay mãn tính (thể ceton
mất bù), hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây suy thận: mất nước (tiêu chảy, nôn
ói), sốt, nhiễm trùng nặng (như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu,
nhiễm trùng huyết...).
5
- Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính.
- Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Bệnh hô hấp nặng giảm oxy máu. Bệnh phổi thiếu oxy mãn tính.
- Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất có tác dụng và sau đó điều chỉnh liều
theo từng bệnh nhân. Phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường huyết của
bệnh nhân để điều chỉnh liều cho phù hợp.
- Liều tối đa hằng ngày không nên vượt quá 2 viên CoMiaryl 2mg/500mg, ngày
hai lần.
- Nên uống CoMiaryl 2mg/ 500mg một hoặc hai lần mỗi ngày, ngay trước hoặc
trong bữa ăn. Nên uống nguyên viên thuốc với một cốc nước đầy.
- Nếu quên uống thuốc, tiếp tục uống CoMiaryl 2mg/ 500mg trong bữa ăn kế
tiếp, không nên uống liều gấp đôi để bù vào liều đã quên.
 Tương tác thuốc: Khi vào cơ thể, thuốc có thể xảy ra tương tác với một số thuốc
hoặc chế phẩm dùng đường uống khác như: insulin, IMAO, NSAIDs,
probenecid, thuốc kháng nấm, rượu, tetracyclin do làm tăng tác dụng của
Glimepiride; thuốc lợi tiểu, corticosteroid, catecholamin, thuốc tránh thai có
estrogen, Phenytoin do làm giảm tác dụng của Glimepiride; Furosemid và
Thuốc cationic Cimetidin do gây tăng độc tính của Metformin.
 Fenofibrat 145 mg
 Tác dụng: làm giảm chất béo trung tính ở những người có nồng độ chất béo
trung tính trong máu rất cáo, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy
(viêm tụy).
 Chỉ định:
- Thuốc Fenofbrat điều trị chứng tăng cholesterol máu (type IIa) và tăng
triglycerid máu nội sinh đơn lẻ (type IV) hoặc phối hợp (type IIb và III) ở người
lớn, sau khi đã áp dụng chế độ ăn kiêng thích hợp và kiên trì nhưng cholesterol
máu vẫn cao hay có những yếu tố nguy cơ phối hợp.

5
- Ngoài ra, thuốc còn dùng điều trị tăng lipoprotein máu thứ phát dai dẳng dù đã
điều trị nguyên nhân. Không những vậy, việc duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn
là cần thiết trong suốt quá trình điều trị bệnh.
 Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột, khó tiêu, chướng vùng thượng vị,
buồn nôn, tiêu chảy nhẹ.
- Dị ứng, nổi ban, mày đay, ban không đặc hiệu.
- Tăng transaminase.
- Tình trạng đau nhức cơ, đôi khi gây tổn thương cơ trầm trọng dẫn đến tiêu cơ.
Thường tự phục hồi sau khi ngưng thuốc.
 Chống chỉ định:
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Bệnh lý túi mật.
- Viêm tụy cấp và mạn.
- Có phản ứng dị ứng với ánh sáng khi sử dụng fibrat hoặc các ketoprofen.
- Trẻ em và bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 60ml/ phút.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc Fenofibrat được bào chế ở dạng viên nang và dùng theo đường uống.
- Nên uống thuốc trong các bữa ăn chính.
- Tối 1 viên/ngày.
 Tương tác thuốc:
- Các tương tác cần phải tránh:
- Perhexiline: gây viêm gan cấp tính. Có thể gây tử vong.
- Thuốc chống đông: làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.
- Các thuốc ức chế HMG CoA reductase (pravastatin, simvastatin, fluvastatin) và
các fibrat khác: làm tăng nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp.
- Ngoài ra, cần thận trọng khi phối hợp với thuốc Ciclosporin vì có thể tăng nguy
cơ tổn thương cơ.
5. Đơn thuốc

5
 Rabeprazol ( Barole ) 20 mg
 Tác dụng: Giúp ức chế tiết dịch acid trong dạ dày từ đó làm giảm nồng độ acid
xuống mức thấp nhất có thể.
 Chỉ định:
- Ðiều trị viêm loét do hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):
Rabeprazol được chỉ định điều trị ngắn hạn (từ 4 - 8 tuần) để làm lành và giảm
triệu chứng loét do trào ngược dạ dày, thực quản.
- Điều trị duy trì chứng viêm loét do trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):
Rabeprazol được chỉ định điều trị duy trì giúp làm lành và làm giảm tỷ lệ tái
phát những triệu chứng bỏng rát ở bệnh nhân viêm loét do trào ngược dạ dày,
thực quản.
- Điều trị loét dạ dày, tá tràng: Rabeprazol được chi định điều trị ngắn hạn (trong
4 tuần) nhằm làm lành và giảm triệu chứng loét dạ dày tá tràng. Hầu hết bệnh
nhân đều đạt kết quả điều trị trong vòng 4 tuần.
- Điều trị dài hạn chứng tăng tiết bệnh lý bao gồm hội chứng Zollinger - Ellison.
- Phối hợp với các thuốc hợp lý khác để điều trị loét dạ dày tá tràng do H.Pylori.
 Tác dụng phụ:
- Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Nhiễm trùng.
- Tâm thần: Mất ngủ.
5
- Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
- Hệ hô hấp, ngực và trung thất: Ho, viêm họng, viêm mũi.
- Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi.
- Hệ cơ xương khớp và mô liên kết: Đau không xác định, đau lưng.
- Rối loạn chung: Suy nhược, triệu chứng như cúm.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với rabeprazol, các dẫn chất benzimidazol hay với bất cứ thành phần
nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Phối hợp với các thuốc hợp lý khác để điều trị loét dạ dày tá tràng do H.Pylori
- Khuyến cáo kết hợp các thuốc sau trong vòng 7 ngày: Rabeprazol 20 mg/lần x 2
lần/ngày. Thuốc được uống vào buổi sáng và buổi tối.
 Tương tác thuốc: Rabeprazole được chuyển hóa qua hệ thống enzyme chuyển
hóa thuốc cytochrome P450 (CYP450) nhưng không có tương tác lâm sàng nào
đáng kể với các thuốc khác chuyển hóa qua hệ thống CYP450 như Waitarin,
Theophylline, Diazepam và Phenytoin. Rabeprazole cho tác động ức chế bài tiết
acid dạ dày kéo dài. Vì thế có thể xảy ra tương tác với những thuốc mà mức độ
hấp thu lệ thuộc vào pH dạ dày như Ketoconazole (giảm 33%). Vì thế bệnh
nhân cần được theo dõi kỹ khi sử dụng chung Rabeprazole với các thuốc này.
- Sử dụng chung Rabeprazole và các thuốc kháng acid không làm thay đổi nồng
độ Rabeprazoie trong huyết tương.
 Trimebutin maleate ( Debridat) 100 mg
 Tác dụng: điều hòa sự vận động đường tiêu hóa như kích thích hoặc ức chế sự
vận động dạ dày – ruột.
 Chỉ định:
- Điều trị đau có liên quan đến rối loạn chức năng của đường tiêu hóa và ống
mật.
- Điều trị đau, rối loạn nhu động ruột, khó chịu đường ruột có liên quan đến rối
loạn chức năng đường ruột.
 Tác dụng phụ: Táo bón, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt…
5
 Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với Trimebutin maleat hoặc bất cứ thành
phần nào khác của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc được dùng theo đường uống.
- Thuốc chỉ dùng cho người lớn: liều thông thường là 1 viên x 3 lần mỗi ngày.
- Trong các trường hợp ngoại lệ, liều có thể tăng lên tới 6 viên/ngày.
 Tương tác thuốc: Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về tương tác thuốc của
Trimebutin khi dùng chung với thuốc khác.
 Domperidon ( Motilium –M ) 10 mg
 Tác dụng: Ở người sử dụng Domperidon, đặc biệt là người lớn, tác dụng phụ
ngoại tháp rất hiếm gặp, nhưng Domperidon thúc đẩy sự tiết prolactin tại tuyến
yên. Tác động chống nôn có thể do sự phối hợp của tác động ngoại biên và việc
kháng thụ thể dopamin tại vùng cảm ứng hóa thụ thể CTZ (chemoreceptor
trigger zone) nằm ở ngoài hàng rào máu não ở vùng kiểm soát nôn của hành
tuỷ. Nghiên cứu trên động vật cho thấy nồng độ thấp trong não, chỉ rõ tác dụng
của Domperidon chủ yếu trên các thụ thể dopamin ngoại biên.
 Chỉ định:
- Chống buồn nôn và nôn, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống
ruột, trào ngược dạ dày, thực quản
 Tác dụng phụ:
- Tiêu chảy
- Phát ban, ngứa, mề đay
- Căng vú, đau vú, rối loạn tiết sữa
- Suy nhược
- Cơn vận nhãn
- Loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim
- Phù mạch
- Bí tiểu
- Vú to ở nam giới, mất kinh
- Chức năng gan bất thường, tăng prolactin máu.
5
 Chống chỉ định:
- Bệnh nhân suy gan vừa và nặng.
- Người bị các bệnh làm kéo dài khoảng QT, rối loạn điện giải nặng hoặc đang
mắc bệnh tim như suy tim sung huyết.
- Sử dụng chung với các thuốc làm kéo dài khoảng QT. VD: apomorphine…
- Bệnh nhân tăng tiết Prolactin do ung thư tuyến yên.
- Người bệnh suy thận.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Nên uống MOTILIUM-M trước bữa ăn 30 phút. Nếu uống sau bữa ăn, thuốc có
thể bị chậm hấp thu. Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định.
- Uống sáng 1 viên , chiều 1 viên, tối 1 viên.
 Tương tác thuốc:
- Khi các thuốc kháng acid hoặc kháng tiết được sử dụng đồng thời, không nên
dùng cùng lúc với các chế phẩm đường uống của MOTILIUM (Domperidon
base), nghĩa là các thuốc này nên dùng sau bữa ăn và không nên dùng trước bữa
ăn.
- Con đường chuyển hóa chính của Domperidon là qua CYP3A4. Các dữ kiện
nghiên cứu in vitro cho thấy các thuốc sử dụng đồng thời mà gây ức chế mạnh
men này có thể dẫn đến làm tăng nồng độ Domperidon trong huyết tương.
- Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT do tương tác dược động học và/hoặc dược lực
học.
 Amylase + Papain + Simethicon ( Neopeptin )
 Tác dụng:
- lpha amylase là một men tiêu chất ngọt được điều chế từ biến chủng của B.
subtilis không gây bệnh. Alpha amylase cắt nhỏ tinh bột và polysaccharid bằng
cách tấn công bừa vào mối nối alpha – 1,4 – glucosidic cho ra các dextrin
oligosaccharid và monosaccharid.
- Papain là một men tiêu đạm được chế từ quả đu đủ xanh. Ở nhiệt độ cơ thể,
papain tác động trong phạm vi pH rộng (pH từ 5 – 9). Papain gồm papain và

5
chymopapain thủy phân được các protein, polypeptid, đặc biệt là các mối nối
các acid amin cơ bản hay leucin hay glycin cho ra các peptid.
- Simethicon là một chất khử khí không có hệ thống, nó làm thay đổi sức căng bề
mặt của các bóng hơi trong hệ tiêu hóa. Các bong bóng khí được chia nhỏ hoặc
kết hợp lại và khí này được loại bỏ dễ dàng qua sự ợ hơi hoặc trung tiện.
 Chỉ định: Đầy hơi, khó tiêu do rối loạn men, biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu hóa
kém, bụng trướng hơi, tiêu phân sống.
 Tác dụng phụ:
- Các tác dụng phụ thường được báo cáo nhất là về tiêu hóa. Các loại phản ứng dị
ứng ít gặp hơn và do papain. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong
muốn gặp phải khi dùng thuốc.
 Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, viêm
tụy cấp, tình trạng nặng của các bệnh tụy tạng kinh niên.
 Cách dùng – Liều dùng: Một viên nang mỗi lần, ngày ba lần uống sau mỗi bữa
ăn.
 Tương tác thuốc: Các thụốc kháng acid: Carbonat calci hay hydroxid magie có
thể làm mất tác dụng có ích của các loại men.
 Peritol 4 mg
 Tác dụng: kháng cholinergic và an thần, Cyproheptadin gắn kết với serotonin
và các thụ thể histamin H1 do đó nó ức chế cạnh tranh gắn kết với serotonin và
histamin.
 Chỉ định:
- Các tình trạng dị ứng, nhất là những trường hợp có ngứa, như là mày đay cấp và
mạn tính, phù thần kinh-mạch, ngoại ban do thuốc, ngứa, eczema, viêm da dạng
eczema, viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi
vận mạch, bệnh huyết thanh, côn trùng cắn.
- Đau đầu do mạch máu (đau nửa đầu, đau đầu do histamin).
 Tác dụng phụ:
- Khô miệng, mũi, họng.
- Buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn.
- Khó thở, đau đầu.
5
- Tình trạng kích động (đặc biệt là ở trẻ em).
- Yếu cơ.
- Tiểu khó.
- Giảm thị lực.
- Tăng cảm giác căng thẳng.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc,
- Có cơn hen cấp tính,
- Bị tăng nhãn áp,
- Loét dạ dày có hẹp, nghẹt môn vị,
- Các trạng thái đi kèm với bí tiểu (phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng, tắc
nghẽn cổ bàng quang),
- Đang dùng các thuốc thuộc nhóm ức chế MAO,
- Phụ nữ đang cho con bú (xem mục Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú),
- Người già suy kiệt (trên 65 tuổi), bệnh nhân không thể tự vận động,
- Trẻ sơ sinh và trẻ sinh non.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Tổng liều hàng ngày cho người lớn không nên vượt quá 0,5mg/ kg/ ngày.
- Phạm vi điều trị là 4 – 20mg/ ngày, đa số bệnh nhân cần 12 – 16mg/ ngày.
- Uống 1 viên/ ngày.
 Tương tác thuốc:
- Các chất ức chế MAO kéo dài và làm tăng tác dụng kháng cholinergic của
thuốc kháng histamine.
- Rượu, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống lo âu có thể làm tăng tác dụng phụ
ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc kháng histamin.

5
6. Đơn thuốc
 Tenoxicam ( Bart ) 20 mg
 Tác dụng:
- Giảm đau, chống viêm nhờ cơ chế ức chế sản xuất các gốc oxy tự do, ngăn chặn
quá trình tạo ra các gốc tự do, hóa hướng động bạch cầu và hiện tượng thực
bào.
- Tenoxicam có khả năng kháng viêm mạnh tương tự Diclofenac, Indomethacin,
mạnh hơn acetylsalicylic acid, naproxen.
 Chỉ định: điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm dính đốt sống,
gout và các rối loạn dạng thấp ngoài khớp (viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm
dây thần kinh, đau lưng) và sưng sau chấn thương.
 Tác dụng phụ:
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt.
- Tiêu hóa: Đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu.

- Da: Ngoại ban, mày đay, ngứa.


 Chống chỉ định:
- Có tiền sử mẫn cảm với tenoxicam, với bất cứ thành phần nào của thuốc.

5
- Các bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, khó
tiêu.
- Các bệnh nhân có bệnh về tim mạch: suy tim, tăng huyết áp nặng.
- Các trường hợp khác: rối loạn máu nặng, chảy máu tạng, viêm gan nặng, bệnh
thận, bệnh nhân phải phẫu thuật/gây mê.
- Không dùng tenoxicam trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng aspirin hoặc
các thuốc NSAIDs khác, phụ nữ có thai.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Liều thường dùng là 20 mg (1 viên nang), ngày một lần.
- Trong đợt cấp của viêm khớp do bệnh gout, liều khuyến cáo là 40 mg một
lần/ngày trong 2 ngày sau đó 20 mg một lần/ngày trong 5 ngày.
- Dùng đường uống, có thể uống lúc đói hoặc no.
- Tránh sử dụng thuốc với rượu, bia, trà, cafe, nước ngọt,...gây giảm hiệu quả của
thuốc.
 Tương tác thuốc:
- Không sử dụng đồng thời Bart 20mg với các thuốc sau:
- Thuốc chống đông: Tenoxicam làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng
nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc Corticosteroid làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Thuốc lợi tiểu, kháng angiotensin II, ức chế men chuyển làm giảm tác dụng của
thuốc khi sử dụng đồng thời.
- Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây giữ nước, natri, Kali và có thể
ảnh hưởng tới tác dụng bài xuất natri của các thuốc lợi tiểu nên cần điều chỉnh
liều.
 Rabeprazol ( Rabicad ) 20 mg
 Tác dụng:
- Ức chế tiết acid dạ dày :
- Rabeprazole sodium ức chế tiết acid dạ dày được kích thích bởi dibutyl cyclic
AMP trong các tuyến dạ dày của thỏ được phân lập (trong thực nghiệm).
- Rabeprazole sodium ức chế mạnh sự tiết acid dạ dày được kích thích bởi
histamine hoặc pentagastrin ở chó mắc bệnh rò dạ dày mãn tính cũng như sự
5
tiết acid dạ dày trong điều kiện bình thường hoặc được kích thích bởi histamine
ở chuột.
- Sự đảo ngược hoạt động chống bài tiết của Rabeprazole sodium nhanh hơn và
sự tăng mức gastrin trong máu của Rabeprazole sodium thấp hơn các chất ức
chế bơm proton khác.
- Hoạt động chống loét : Ở chuột, Rabeprazole sodium đã chứng tỏ có tác dụng
chống loét mạnh đối với nhiều loại vết loét và cải thiện các sang thương niêm
mạc dạ dày thực nghiệm (stress do nhiễm lạnh, stress do bị nhúng trong nước,
thắt môn vị, dùng cysteamine hoặc ethanol-HCl).
 Chỉ định:
- Loét tá tràng hoạt động.
- Loét dạ dày lành tính hoạt động.
- Loét có triệu chứng hay bệnh lý loét trào ngược dạ dày-tá tràng (GORD)
- Kiểm soát lâu dài bệnh lý trào ngược dạ dày-tá tràng (duy trì GORD)
- Điều trị triệu chứng bệnh lý trào ngược dạ dày-tá tràng có triệu chứng mức độ
từ trung bình đến rất nặng (GORD có triệu chứng)
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Phối hợp với các chế độ điều trị kháng khuẩn thích hợp trong việc điều trị tận
gốc Helicobacter pylori ở các bệnh nhân bệnh lý loét tiêu hóa.
 Tác dụng phụ: Nổi mẩn, mề đay, thay đổi huyết học, ảnh hưởng đến chức năng
gan, táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, nặng bụng, nhức đầu.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Trào ngược dạ dày – thực quản: 20mg/lần/ngày trong 4 – 8 tuần. Liều duy trì:
10mg hoặc 20mg/ngày.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, trước ăn 30 phút.
 Tương tác thuốc: Làm tăng nồng độ digoxin trong máu. Có thể kéo dài chuyển
hóa & bài tiết phenytoin.
 Aesacin ( Venosan Retard ) 50 mg
5
 Tác dụng: Aescin của thuốc Venosan 50mg được chiết xuất từ hạt cây dẻ ngựa
(Aesculus hippocastanum) có tác dụng: giảm tính thẩm thấu của nước và
protein qua mao mạch. Do đó làm giảm viêm nhiễm, phù nề do chấn thương,
viêm tĩnh mạch cấp. Aescin làm giảm mức độ hoạt tính của các enzyme ở
lysosome nhờ việc làm ổn định màng lysosome. Chính điều này có thể giới hạn
được sự phóng thích của enzyme. Bên cạnh đó, Aescin còn giúp tăng cường
hiệu quả co thắt Noradrenaline.
 Chỉ định:
- Ngăn ngừa và điều trị chứng rối loạn tuần hoàn (viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh
mạch huyết khối), bệnh trĩ, xung huyết, tê cóng tay chân, bong gân, viêm và
đau, co cứng cơ.
- Điều trị các triệu chứng chuột rút, đau và nặng chân, viêm tĩnh mạch nông, giãn
tĩnh mạch.
 Tác dụng phụ:
- Ngứa, viêm da.
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy, đau bụng.
 Chống chỉ định:
- Không dùng Venosan retard cho bệnh nhân được biết là mẫn cảm với các thành
phần của thuốc.
- Không dùng thuốc này cho những bệnh nhân suy thận cấp.
- Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không dùng đồng thời với thuốc chống đông máu.
 Cách dùng – Liều dùng: Trừ khi được bác sĩ chỉ định khác, thông thường dùng
1 - 2 viên x 2 lần/ngày. Không nhai viên thuốc, uống nguyên viên với nước vào
buổi sáng và chiều trước bữa ăn.
 Tương tác thuốc: Không dùng đồng thời với thuốc chống đông máu.
 Diacerein ( Paincerin ) 50 mg
 Tác dụng:
- Diacerein là chất ức chế anthraquinone IL-1 khởi phát chậm được sử dụng
trong điều trị các bệnh thoái hóa khớp như viêm xương khớp.
5
- Tác dụng chống viêm của diacerein làm giảm mức độ hoạt động của
interleukin-1-beta, đóng một vai trò lớn trong việc giảm sản xuất chất nền ngoại
bào, hoạt động metalloproteinase và tiếp tục viêm. Diacerein làm giảm hoạt
động tổng hợp nguyên bào xương bất thường thông qua một cơ chế chưa rõ.
- Sinh khả dụng của diacerein 50-60%. Được chuyển đổi hoàn toàn thành chất
chuyển hóa có hoạt tính trước khi đến hệ tuần hoàn. 99% thuốc liên kết với
protein huyết tương. Được chuyển đổi hoàn toàn thành diacerein có hoạt tính
thông qua quá trình khử oxi hóa kép trước khi đến hệ tuần hoàn.
 Chỉ định: Điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân thoái hóa khớp hông hoặc gối,
với tác dụng chậm.
 Tác dụng phụ:
- Rất hay gặp phản ứng tiêu chảy và đau nhức bụng.
- Thường gặp biểu hiện đầy hơi và tăng nhu động ruột, ban da, chàm, ngứa và
eczema.
- Ít khi gặp phản ứng tăng enzym gan huyết thanh, nước tiểu thẫm màu.
- Ngoài ra còn bị nhiễm melamine kết tràng, tổn thương gan cấp như viêm dan.
 Chống chỉ định:
- Người bị bệnh gan hoặc từng bị bệnh về gan.
- Bệnh nhân bị bán tắc ruột hoặc tắc ruột.
- Bệnh nhân viêm đại tràng.
- Người bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
- Người mẫn cảm với thuốc và tá dược của Paincerin 50mg.
- Trẻ dưới 15 tuổi.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống nguyên cả viên cùng với khoảng 200ml nước lọc.
- Do bệnh nhân có thể bị tiêu chảy nên phải dùng liều bắt đầu là 1 viên thuốc mỗi
ngày trong bữa tối. Dùng liều này trong 2-4 tuần đầu. Sau đó tăng lên liều 1
viên thuốc mỗi lần, ngày dùng 2 lần. Uống thuốc vào bữa ăn chiều.
 Tương tác thuốc:
- Tăng nguy cơ loạn nhịp tim khi dùng Diacerein với các thuốc lợi tiểu hoặc
glycosid tim.
5
- Giảm hấp thu của Diacerein nếu dùng với các thuốc có chứa muối, hydroxit
hoặc oxit nhôm, magnesi hoặc Canxi. Nếu cần thiết phải dùng chung, hãy dùng
các thuốc cách nhau 2 giờ.
- Diacerein có thể ảnh hưởng tới thời gian thức ăn di chuyển qua ruột.
- Thuốc có thể gây ra tiêu chảy và gây hạ Kali máu, do đó, không nên dùng với
các glycosid tim như Digoxin, digitoxin hoặc các thuốc lợi tiểu.
7. Đơn thuốc
 Ciprofloxacin 500 mg
 Tác dụng: Ciprofloxacin ức chế enzym DNA gyrase, ngăn sự sao chép của
chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng.
 Chỉ định:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn Gram âm:
+ Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính trầm trọng.
+ Viêm phế quản ở người xơ nang hoặc giãn phế quản.
+ Viêm phổi.
- Điều trị viêm tai giữa mủ mạn tính.
- Điều trị đợt cấp của viêm xoang mạn, đặc biệt là nguyên nhân do vi khuẩn
Gram âm.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục:
+ Viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae).
+ Viêm mào tinh hoàn bao gồm những trường hợp do Neisseria gonorrhoeae.
+ Viêm vùng chậu bao gồm những trường hợp do Neisseria gonorrhoeae.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy du lịch).

5
- Nhiễm khuẩn ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm do vi khuẩn Gram âm gây ra.
- Viêm tai ngoài ác tính.
- Nhiễm khuẩn xương khớp.
- Dự phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do Neisseria gonorrhoeae.
- Điều trị và dự phòng sau phơi nhiễm bệnh than.
- Ciprofloxacin được chỉ định cho bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính bị sốt nghi
ngờ nhiễm khuẩn do vi khuẩn.
 Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Chuyển hóa: Tăng tạm thời nồng độ các transaminase.
 Chống chỉ định:
- Bệnh nhân nhạy cảm với ciprofloxacin hay các quinolon khác hoặc với bắt cứ
thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định chung ciprofloxacin với tizanidin.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống sáng 1 viên , chiều 1 viên.
- Nên uống thuốc sau bữa ăn 2 giờ. Bệnh nhân cần uống nhiều nước và không
được uống thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng thuốc.
 Tương tác thuốc: Dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid
(ibuprofen, indomethacin...) sẽ làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
 Debridat ( Trimebutin ) 100 mg
 Tác dụng: Hỗ trợ làm điều hòa nhu động ruột nhờ tác dụng kích thích làm cho
nhu động ruột hoạt động mạnh hơn khi sự co thắt của ruột kém đi.
 Chỉ định:
- Điều trị đau có liên quan đến rối loạn chức năng của đường tiêu hóa và ống
mật.
- Điều trị đau, rối loạn nhu động ruột, khó chịu đường ruột có liên quan đến rối
loạn chức năng đường ruột.
 Tác dụng phụ:
- Táo bón.
5
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Khô miệng, hôi miệng.
- Bệnh tiêu chảy.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Buồn ngủ.
- Mệt mỏi.
- Nhức đầu có thể xảy ra.
 Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng Debridat cho những bệnh nhân mẫn cảm
với Trimebutin maleat hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc được dùng theo đường uống.
- Thuốc chỉ dùng cho người lớn: liều thông thường là 1 viên x 2 lần mỗi ngày.
 Tương tác thuốc: Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về tương tác thuốc của
Trimebutin khi dùng chung với thuốc khác.
 Biosubtyl ( Bacillus Subtilis )
 Tác dụng:
- Sản sinh nhiều enzym, nhưng quan trọng nhất là amylase và protease là 2
enzym thuộc hệ thống tiêu hóa.
- Sinh tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu
diệt một số vi sinh vật khác.
 Chỉ định:
- Điều trị tiêu chảy, viêm ruột cấp và mạn tính.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống.
 Tác dụng phụ: Cho đến nay chưa ghi nhận có tác dụng phụ.
 Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Người lớn: 2 - 4 gói/ngày.
- Uống với nước đun sôi để nguội (Không hòa tan thuốc với nước nóng).
 Tương tác thuốc: Không có
 Smecta ( Diosmectite )
5
 Tác dụng: Diosmectite trong thuốc Smecta là silicat nhôm và ma-giê tự nhiên
có tác dụng giúp bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, cùng với protein của niêm
dịch bao phủ hết hết ruột do đó thuốc Smecta giúp bảo vệ tiêu hóa.
 Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng đau do viêm thực quản - dạ dày - tá tràng và đại tràng.
- Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa
chảy kéo dài.
 Tác dụng phụ: Táo bón, mày đay.
 Chống chỉ định: Dị ứng với Diosmectite hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống 2 lần/ ngày, dùng đường uống.
- Khối lượng thuốc trong gói phải được pha thành hỗn dịch ngay trước khi sử
dụng.
- Ở người lớn, khối lượng thuốc trong gói có thể pha với nửa ly nước.
 Tương tác thuốc: Đặc tính hấp phụ của SMECTA có thể tác động vào thời gian
và/hoặc tỉ lệ hấp thu các chất khác, vì vậy khuyến cáo không nên dùng cùng lúc
với các thuốc khác (nên dùng cách xa 2 giờ).
8. Đơn thuốc

5
 Itraconazol ( Spulit ) 100 mg
 Tác dụng: Thuốc Spulit chứa thành phần chính là Itraconazole. Đây là một chất
chống nấm dẫn xuất triazole, có tác dụng ức chế hoạt động enzyme phụ thuộc
cytochrome P450 của nấm, dẫn đến giảm sinh tổng hợp ergosterol (là sterol
chính trong màng tế bào nấm) do đó gây phá vỡ sự tổng hợp màng của nấm,
giúp ngăn chặn sự phát triển và sinh trưởng của tế bào nấm.
 Chỉ định:
- Điều trị nấm Candida ở miệng – họng, nấm Candida âm hộ – âm đạo, lang ben.
- Điều trị bệnh nấm da nhạy cảm với itraconazole (như bệnh do trichophyton
spp., microsporum spp., epidermophyton floccosum): Bệnh nấm da chân, da
bẹn, da chân, da kẽ tay.
- Ðiều trị bệnh nấm móng chân, tay (tinea unguium).
- Điều trị bệnh nấm blastomyces phổi và ngoài phổi.
- Điều trị bệnh nấm histoplasma bao gồm bệnh mạn tính ở khoang phổi và bệnh
nấm histoplasma rải rác, không ở màng não.
- Điều trị bệnh nấm aspergillus phổi và ngoài phổi ở người bệnh không dung nạp
hoặc kháng với amphotericin B.
- Điều trị duy trì ở những người bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái
phát.
 Tác dụng phụ:
- Toàn thân: Chóng mặt, đau đầu.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với itraconazole và các azole khác.
- Người bệnh đang điều trị với terfenadine, astemizole, triazolam dạng uống,
midazolam dạng uống và cisapride.
- Điều trị bệnh nấm móng cho phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống 2 lần/ ngày chia đều sáng 1 viên, tối 1 viên.
- Thuốc sử dụng theo đường uống.
5
- Dùng thuốc sau bữa ăn.
 Tương tác thuốc: Thuốc có thể xảy ra tương tác với cisapride, triazolam,
Midazolam, astermizol, terfenadin, chính vì vậy không sử dụng cũng với các
sản phẩm có hoạt chất kể trên. Bên cạnh đó luôn thông báo cho bác sĩ về các
thuốc có đang sử dụng để được sử tư vấn tốt nhất.
 Clotrimazole ( Cristan ) 100 mg
 Tác dụng: liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đối
tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào
nấm.
 Chỉ định: Nhiễm Candida âm đạo, nhiễm Trichomonas âm đạo, nhiễm khuẩn
hỗn hợp tại âm đạo, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, huyết trắng do nhiễm khuẩn
& nấm.
 Tác dụng phụ: bỏng nhẹ, kích ứng, đau rát vùng đặt thuốc.
 Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Ðặt thuốc sâu vào âm đạo 1 viên/ngày trước khi ngủ, liên tục trong 6 ngày. Nên
dùng thêm kem Candid thoa vùng âm hộ.
- Trước khi đặt, để viên thuốc vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5-10 phút, rửa sạch âm
đạo, đặt sâu vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Để có được kết quả điều trị tốt nhất, dùng ngón tay đẩy viên thuốc vào càng sâu
trong âm đạo càng tốt.
 Tương tác thuốc:
- Chưa có thông báo về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa clotrimazol và
nystatin, amphotericin B hay fl ucytosin với các loài C. albicans.
- Nồng độ tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh ghép gan tăng lên khi
dùng đồng thời với clotrimazol. Do vậy nên giảm liều tacrolimus theo nhu cầu.
9. Đơn thuốc

5
 Bostacet ( Paracetamol 325 mg/ Tramadol 37.5 mg )
 Tác dụng:
- Hạ sốt và giảm đau tương tự acid salicylic và dẫn chất của nó thực hiện tác
dụng hạ sốt giảm đau tổng hợp, tuy nhiên paracetamol không có tác dụng trong
việc chống kết tập tiểu cầu và chống viêm.
- Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi từ đó gây hạ nhiệt ở người bị sốt. Tuy nhiên
không có tác dụng lên người bình thường, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và làm
tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Phối hợp paracetamol và tramadol mang lại sự hiệp đồng tác dụng.
 Chỉ định: Ðiều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.
 Tác dụng phụ: Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ.
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn với tramadol, paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc

với các opioid.

5
- Trường hợp ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, các chất ma túy, các thuốc
giảm đau trung ương, thuốc opioid và các thuốc hướng tâm thần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng (ngừng thuốc chưa đến 15
ngày).
- Suy hô hấp nặng.
- Suy gan nặng.
- Phụ nữ cho con bú
- Động kinh chưa kiểm soát được bằng điều trị.
- Nghiện opioid.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong ngày.
- Thuốc dùng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
 Tương tác thuốc:
- Carbamazepin: làm tăng chuyển hoá tramadol, nếu phối hợp 2 thuốc thì phải
tăng liều tramadol lên gấp 2 lần.
- Quinidin: Ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hoá và tăng tác dụng của
tramadol.
- Fluoxetin, paroxetin, aminotriptylin làm giảm chuyển hoá tramadol, ngược lại
tramadol ức chế sự tái nhập noradrenalin và serotonin. Do vậy, không được
phối hợp trong điều trị.
- Warfarin: Tramadol làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với
warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.
 Myonal ( Eperisone ) 50 mg
 Tác dụng: Có tác dụng lên tủy sống, làm tủy sống giảm tạo ra các phản xạ tới
cơ- xương, do đó giảm được trương lực cơ cho bệnh nhân. Đồng thời Eperisone
cũng có tác dụng làm giãn mạch, do đó giúp máu đươc lưu thông dễ dàng.
 Chỉ định:
- Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong các bệnh lý sau: Hội chứng
đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau thắt lưng.

5
- Điều trị liệt cứng trong các bệnh lý sau: Bệnh lý mạch máu não, liệt cứng do
tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di
chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, chấn thương sọ não), xơ cứng cột bên
teo cơ, bại não, thoái hóa não tủy, bệnh lý mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy
khác.
 Tác dụng phụ: đau dạ dày, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa sau khi
dừng thuốc.
 Chống chỉ định: mẫn với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Liều dùng điều trị cho người lớn: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 1 viên.
- Liều điều trị với từng trường hợp đăc biệt hoặc đối tượng cụ thể cần theo chỉ
định của bác sĩ. Uống thuốc với khoảng 30 – 50 ml nước, sử dụng thuốc sau các
bữa ăn.
 Tương tác thuốc: Không có
 Calci - D
 Tác dụng: Chức năng của màn sinh học chủ yếu của vitamin D là duy trì nồng
độ canxi và phospho bình thường bằng cách hấp thu từ thức ăn ở ruột non.
Colecalciferol được hoạt hóa, huy động canxi từ xương vào hệ tuần hoàn máu,
tăng quá trình tái hấp thu phosphat ở ống thận và tác động trực tiếp lên tế bào
xương, kích thích sự phát triển của xương.
 Chỉ định: Thuốc Calci - D được chỉ định dùng bổ sung calci trong các trường
hợp: cơ thể bị thiếu hụt calci, trẻ em đang lớn, phụ nữ có thai hoặc cho con bú,
người già bị chứng xốp xương, người đang điều trị bằng corticoid.
 Tác dụng phụ: chóng mặt, mệt, đau đầu, giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi,
buồn nôn, nôn, chán ăn, đỏ da, nổi ban.
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Những bệnh và điều kiện dẫn tới tăng calci huyết (như u tủy, u xương, di căn,
hoặc những bệnh u xương ác tính, u hạt, tăng năng tuyến cận giáp nguyên phát
và quá liều vitamin D).
- Suy thận nghiêm trọng.
5
- Loãng xương do bất động kéo dài, sỏi thận, tăng canxi niệu nghiêm trọng.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc dùng bằng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
- Người lớn: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
 Tương tác thuốc: Không nên dùng các chế phẩm calci chung với digoxin,
tetracyclin, các thuốc có Phospho, Calci khác, tanin.
10. Đơn thuốc
 Lanso ( Lansoprazole ) 30 mg
 Tác dụng: Lansoprazol là dẫn chất benzimidazol có tác dụng chống tiết acid dạ
dày, ức chế bơm proton. Lansoprazol liên kết không thuận nghịch với men
H+/K+ ATPase có trên bề mặt tế bào thành dạ dày, do đó lansoprazol ức chế sự
chuyển vận cuối cùng các ion hydrogen vào trong dạ dày.
 Chỉ định:
- Ðiều trị loét dạ dày tiến triển;
- Điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản;
- Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison.
 Tác dụng phụ:
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt.
- Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu.
- Da: Phát ban.
 Chống chỉ định:
- Đau đầu, chóng mặt;
- Tiêu chảy, đau bụng;

5
- Buồn nôn, nôn;
- Táo bón, khó tiêu;
- Phát ban;
- Mệt mỏi;
- Tăng nồng độ gastrin huyết thanh, enzym gan, hemoglobin, acid uric, protein
niệu và hematocrit.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc Lansoprazol Stada 30mg dùng bằng đường uống;
- Uống nguyên viên Lansoprazol Stada 30mg trước khi ăn, không cắn vỡ hay
nhai nát thuốc.
- Dùng 2 lần/ngày chia đều sáng , tối.
 Tương tác dụng: Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450,
nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do
vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyển
hóa bởi cytochrom P450.
 Trymo 120 mg
 Tác dụng:
- Khi pH môi trường dưới 5, Trymo Tablets tạo thành chất kết tủa oxyclorua
bismuth và citrate bismuth. Do tác dụng tạo nối chelat, các sản phẩm thoái hóa
protein cùng với chất kết tủa từ Trymo Tablets tạo thành một lớp không hòa tan
ngay tại vị trí loét.
- Trymo Tablets cũng kết hợp với chất nhầy thành phức hợp glycoprotein-
bismuth qua đó tạo hàng rào ngăn cản HCl mà không ảnh hưởng đến khả năng
trao đổi ion của chất nhầy.
- Trymo Tablets làm tăng số lượng đại thực bào giúp niêm mạc bị tổn thương
mau lành hơn.
- Trymo Tablets có tác dụng trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Trymo ít có ảnh hưởng đến mức độ acid của dịch vị.
 Chỉ định: Loét tá tràng. Đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính. Loét dạ dày lành
tính. Chứng khó tiêu không loét có thể dùng Bismuth subcitrate dạng keo

5
(TRYMO) trong tam liệu pháp (với metronidazole và tetracyclin hay
amoxicillin) để loại trừ Helicobacter pylori.
 Tác dụng phụ: Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy thỉnh thoảng được báo cáo khi
dùng TRYMO. Nhức đầu và chóng mặt được một số nhà nghiên cứu ghi nhận.
 Chống chỉ định: Suy thận nặng. Không khuyên sử dụng TRYMO cho phụ nữ
đang mang thai và cho con bú. Không chỉ định dùng TRYMO cho trẻ em.
 Cách dùng – Liều dùng: Mỗi lần 2 viên, mỗi ngày 2 lần, uống lúc bụng trống,
nửa giờ truớc bữa ăn, nuốt nguyên viên không nhai viên thuốc. Lần đầu dùng
TRYMO nên trong 4 tuần và cần thì đến tối đa 8 tuần. Không nên dùng
TRYMO như là một liệu pháp duy trì sau khi đã qua thời gian 8 tuần điều trị.
 Tương tác thuốc:
- Sự hấp thụ sắt, calcium hay tetracycline có thể bị giảm nếu dùng cùng lúc với
TRYMO.
- Các thuốc kháng acid hay sữa dùng chung với TRYMO có thể tạo nối chelate
với thuốc và làm ảnh hưởng đến tác dụng của bismuth subcitrate dạng keo. Vì
vậy, tránh dùng thức ăn hay các thuốc kháng acid trong vòng 30 phút trước hay
sau khi dùngTRYMO.
 Espumisan 40 mg
 Tác dụng: làm giảm các triệu chứng do có quá nhiều khí ở đường tiêu hóa gây
ra ở cả người lớn và trẻ em, như khi nuốt phải nhiều khí vào dạ dày hoặc có một
số chất khí được tạo ra ở ruột do sự giáng hóa của những thức ăn không được
tiêu hóa bởi các vi khuẩn ruột. Simeticone đã được chứng minh có tác dụng
chống Helicobacter pylori. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của simeticone đối
với H. pylori từ 64 – 128 mg/lít, nồng độ này có thể đạt được ở dạ dày với liều
điều trị.
 Chỉ định:
- Điều trị các triệu chứng liên quan đến sự tích tụ khí trong đường tiêu hoá như:
Đầy hơi, chướng bụng.
- Như là một thuốc hỗ trợ trong chẩn đoán hình ảnh vùng bụng như X - quang,
siêu âm (triệu chứng liên quan đến sự tích tụ khí trong đường tiêu hoá là sự rối

5
loạn chức năng của đường tiêu hoá với sự xuất hiện của cảm giác đầy hơi, cảm
giác như đã ăn no, ợ, sôi bụng và chướng bụng).
 Tác dụng phụ:
- Khi sử dụng thuốc Espumisan 40 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong
muốn.
- Cho đến nay, chưa ghi nhận bất cứ tác dụng không mong muốn nào liên quan
đến việc sử dụng Espumisan Capsules.
- Chất tạo màu Yellow orange S (E110) có thể gây phản ứng dị ứng.
- Methyl parahydroxybenzoate (E218) có thể gây phản ứng quá mẫn, cũng có thể
là phản ứng quá mẫn muộn.
 Chống chỉ định: Không được dùng Espumisan Capsules trong trường hợp mẫn
cảm với simeticone, chất tạo màu - yellow orange S (E 110), methyl
parahydroxybenzoate (E218) hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống. Có thể dùng Espumisan 40 mg cùng hoặc sau bữa ăn, cũng
có thể dùng trước khi đi ngủ nếu cần thiết.
- Người lớn 2 viên nang, 3 - 4 lần/ngày.
 Tương tác thuốc: Không có tương tác với các thuốc khác
 Grafort
 Tác dụng:
- Bao gồm Silicat nhôm và Magie tự nhiên có khả năng bao phủ niêm mạc đường
tiêu hóa.
- Cùng với Glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chống đỡ khi bị vi khuẩn tấn
công.
- Tác dụng giảm độc do hoạt chất có thể gắn với các độc tố do vi khuẩn tiết ra.
Ngoài ra, cũng có thể gắn với các thuốc khác, làm chậm hấp thu hoặc mất tác
dụng của thuốc.
 Chỉ định:
- Điều trị các triệu chứng đau có liên quan đến các bệnh viêm thực quản, dạ dày
và ruột.
- Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù đủ nước và điện giải.
5
 Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng rất hiếm, điều
trị vẫn có thể tiếp tục với liều lượng giảm.
 Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân bị tắc ruột.
- Trẻ em bị tiêu chảy cấp có mất nước và điện giải.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Người lớn: 1 gói (20mL)/lần x 3 - 4/ngày.
- Uống thuốc sau bữa ăn trong viêm thực quản và giữa các bữa ăn trong các chỉ
định khác.
 Tương tác thuốc: Do đặc tính thấm hút của Grafort, thuốc có thể cản trở mức
hấp thu của các thuốc khác. Do đó, uống thuốc khác phải cách khoảng với
Grafort.

5
11. Đơn thuốc

 Myonal 50 mg
 Tác dụng: Có tác dụng lên tủy sống, làm tủy sống giảm tạo ra các phản xạ tới
cơ- xương, do đó giảm được trương lực cơ cho bệnh nhân. Đồng thời Eperisone
cũng có tác dụng làm giãn mạch, do đó giúp máu đươc lưu thông dễ dàng.
 Chỉ định:
- Cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong các bệnh lý sau: Hội chứng
đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau thắt lưng.
- Điều trị liệt cứng trong các bệnh lý sau: Bệnh lý mạch máu não, liệt cứng do
tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di
chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, chấn thương sọ não), xơ cứng cột bên
teo cơ, bại não, thoái hóa não tủy, bệnh lý mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy
khác.
 Tác dụng phụ: đau dạ dày, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa sau khi
dừng thuốc.
 Chống chỉ định: mẫn với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Liều thông thường đối với người lớn là 3 viên/ngày, chia làm 3 lần uống sau
mỗi bữa ăn. Liều nên được điều chỉnh tùy theo tuổi bệnh nhân và mức độ trầm
trọng của các triệu chứng.
5
- Liều điều trị với từng trường hợp đăc biệt hoặc đối tượng cụ thể cần theo chỉ
định của bác sĩ. Uống thuốc với khoảng 30 – 50 ml nước, sử dụng thuốc sau các
bữa ăn.
 Tương tác thuốc: Không có
 Efferalgan codein
 Tác dụng:
- Giảm đau của codein và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó qua trung gian
bằng cách gắn vào các thụ thể mu (µ) opioid trung ương và ngoại biên. Codein
có ái lực yếu với thụ thể µ-opioid và bằng khoảng một phần mười so với hiệu
lực giảm đau của morphin.
- Trong khi thường cho rằng tác dụng giảm đau của codein là do morphin chất
chuyển hóa có hoạt tính của nó, có bằng chứng cho thấy tác dụng giảm đau qua
trung gian codein-6-glucuronid và có thể bởi chất chuyển hóa khác của codein.
 Tác dụng trị ho của codein được cho là tác dụng trên trung tâm.
 Chỉ định: Thuốc này có chứa paracetamol và codein: là thuốc giảm đau.
 Tác dụng phụ: Phản ứng quá mẫn với paracetamol có thể được biểu hiện bằng
nổi mày đay, ban đỏ và ban (không xác định). Các trường hợp ,phản ứng quá
mẫn như sốc phản vệ và phù mạch đã được báo cáo với paracetamol.
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn với paracetamol hoặc proparacetamol hydroclorid (tiền chất của
paracetamol), codein hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
- Suy gan nặng hoặc bệnh gan hoạt động mất bù.
- Suy hô hấp, bất kể mức độ.
- Trẻ em dưới 12 tuổi do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi không thể dự
đoán trước trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin.
- Phụ nữ cho con bú.
- Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống.
- Hòa viên thuốc vào nước trước khi dùng.
- Uống 3 lần/ ngày cách 4 – 8h.
5
 Tương tác thuốc:
- Efferalgan Codeine có thể làm tăng khả năng bị các tác dụng không mong
muốn khi dùng với các thuốc khác.
- Thuốc chống đông: Sử dụng đồng thời paracetamol với coumarin bao gồm
warfarin có thể dẫn đến sự thay đổi nhẹ về trị số INR (tỷ số chuẩn hóa quốc tế).
Trong trường hợp này, nên tiến hành theo dõi các trị số INR trong thời gian sử
dụng đồng thời cũng như một tuần sau khi ngừng điều trị bằng paracetamol.
 Alpha choay (Alpha Chymotrypsin )
 Tác dụng: Vì mang bản chất là một loại thuốc kháng viêm, có thành phần chính
chủ yếu là Alphachymotrypsin nên có tác dụng cực lớn trong việc hình thành
các sợi tơ huyết cũng như ngăn chặn sự tổn thương khi viêm nhiễm. Bên cạnh
đó thì người ta còn sử dụng thuốc Alpha Choay để chữa trị một số trường hợp
bị chấn thương hoặc phù nề hậu phẫu.
 Chỉ định: Điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.
 Tác dụng phụ: thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân. Một vài trường hợp có thể
bị rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
 Chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống một lần 2 viên, 3 hoặc 4 lần trong ngày, nên uống với nhiều nước nhằm
giúp gia tăng hoạt tính men.
- Ngậm dưới lưỡi: 4 đến 6 viên chia đều ra trong ngày. Để thuốc tan từ từ dưới
lưỡi.
 Tương tác thuốc:
- Chymotrypsin thường được dùng phối hợp với các thuốc dạng men khác để gia
tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, chế độ ăn cân đối hoặc sử dụng vitamin và
bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính chymotrypsin.
12. Đơn thuốc

5
 Terlev – 500 ( Levofloxacin ) 500 mg
 Tác dụng:
- Ức chế tổng hợp AND của vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc có tác dung trên cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm như tụ cầu, liên cầu,
phế cầu.
 Chỉ định:
- Viêm phế quản cấp và mãn tính
- Viêm xoang cấp tính.
- Viêm da và cấu trúc da không biến chứng (mức độ nhẹ và vừa)
- Viêm bể thận cấp (mức độ nhẹ và vừa)
- Viêm đường tiết niệu biến chứng hoặc không biến chứng (mức độ nhẹ và vừa)
- Hội chứng viêm phổi cộng đồng
- Phòng ngừa sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
 Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng các enzyme gan.
 Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Người bị động kinh
- Người có tiền sử đau gân cơ do sử dụng fluoroquinolon.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
 Cách dùng – Liều dùng:
5
- Thuốc được dùng bằng đường uống, nên dùng sau bữa ăn, uống với nhiều nước.
- Viêm phế quản cấp và mãn tính: mỗi ngày uống 1 lần 250-500mg, trong 7 đến
10 ngày.
 Tương tác thuốc: Không nên dùng Levofloxacin cùng các thuốc có chứa các
cation hóa trị 2 hoặc hóa trị 3 như các muối sắt hoặc thuốc kháng acid chứa
magne hydroxid hay nhôm hydroxid trong khoảng 2 giờ trước hoặc sau khi
uống levofloxacin.
- Không nên kết hợp levofloxacin cùng với sucralfate. Chỉ nên uống sucrafate 2
giờ sau khi uống levofloxacin.
- Khi sử dụng thuốc tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại
thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn tránh xảy ra các tương tác không
mong muốn.
 Nootropyl ( Piracetam ) 800 mg
 Tác dụng: thần kinh và mạch máu của người.
 Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng của hội chứng tâm thần - thực thể với những đặc điểm được
cải thiện nhờ điều trị như mất trí nhớ, rối loạn chú ý và thiếu động lực.
- Đơn trị liệu hoặc phối hợp trong chứng rung giật cơ do nguyên nhân vỏ não.
- Điều trị chóng mặt và các rối loạn thăng bằng đi kèm, ngoại trừ choáng váng có
nguồn gốc do vận mạch hoặc tâm thần.
- Phòng ngừa và làm giảm các đợt cấp nghẽn mạch ở bệnh hồng cầu hình liềm.
 Tác dụng phụ:
- Tăng cân.
- Bồn chồn.
- Chứng tăng động.
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn với Piracetam, các dẫn xuất khác của pyrrolidone hoặc bất kỳ tá dược
nào của thuốc.
- Bệnh thận giai đoạn cuối (độ thanh thải creatinine thận dưới 20ml/phút).
- Xuất huyết não.
- Không nên dùng Piracetam cho bệnh nhân bị chứng múa giật Huntington.
5
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống sáng 1 viên, chiều 1 viên.
- Piracetam có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Nên uống viên bao
phim với chất lỏng.
- Dùng đường uống.
 Tương tác thuốc:
- Các hormon tuyết giáp (T3, T4): tương tác dẫn đến xảy ra dễ kích thích, rối
loạn giấc ngủ và lú lẫn cho bệnh nhân.
- Acenocoumaorol: Tương tác giảm kết tập tiểu cầu một cách đáng kể, giảm độ
nhớt của cả máu toàn phần và huyết tương.
- Các thuốc dùng để chống động kinh (Phenytoin, Phenobarbitone, Valproate,
Carbamazepine).
- Với bệnh nhân động kinh đang điều trị ổn định, nếu dùng thêm Piracetam với
liều hàng ngày 20g, trong thời gian trên 4 tuần sẽ không làm thay đổi nồng độ
đỉnh và đáy của các thuốc động kinh bệnh nhân đang dùng.
 Rotinvast ( Rosuvastain ) 20 mg
 Tác dụng: làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần và
triglycerid và làm tăng HDL-cholesterol.
 Chỉ định:
- Tăng cholesterol máu nguyên phát (loại IIa kể cả tăng cholesterol máu di truyền
gia đình kiểu dị hợp tử) hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp (loại IIb): Là một liệu
pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với chế
độ ăn kiêng và các liệu pháp không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm
cân).
- Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử: Dùng đơn độc hoặc hỗ trợ cho
các phương pháp điều trị giảm lipid (như ly trích LDL máu) hoặc khi các liệu
pháp này không làm giảm LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần, và apoB.
- Dự phòng biến cố tim mạch.
- Làm chậm sự phát triển chứng xơ vữa động mạch: liệu pháp hỗ trợ cho chế độ
ăn để giảm cholesterol toàn phần và LDL – Cholesterol đến giới hạn mong
muốn.
5
 Tác dụng phụ:
- Tiêu hoá: ỉa chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn.
- Thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược.
- Thần kinh - cơ và xương: đau cơ, đau khớp.
- Gan: kết quả thử nghiệm chức năng gan tăng hơn 3 lần giới hạn trên bình
thường
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn với rosuvastatin hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc
- Mắc bệnh gan hoạt động hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà
không giải thích được.
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30m ml/phút).
- Có bệnh lý về cơ.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ có thể có thai mà không dùng các
biện pháp tránh thai thích hợp.
- Chống chỉ định liều ≥ 40 mg ở các đối tượng sau: bệnh nhân châu Á, bệnh nhân
suy thận mức độ vừa phải (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút), bệnh nhân
đang dùng cyclosporin hoặc các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat và bệnh
nhân có các yếu tố có khả năng gây bệnh cơ.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc được dùng đường uống và ngày dùng 1 lần, nên uống thuốc vào cùng
một thời điểm mỗi ngày, có thể uống thuốc trước, trong hay sau bữa ăn do sự
hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, vì tổng hợp
cholesterol ở gan xảy ra chủ yếu ban đêm, dùng thuốc vào buổi tối sẽ làm tăng
hiệu lực của thuốc.
- Liều 20 mg x 1 lần/ngày.
 Tương tác thuốc: Dùng đồng thời Cyclosporin với Rosuvastatin làm tăng tác
dụng phụ của Rosuvastatin.
- Rosuvastatin làm tăng tác động của thuốc làm loãng máu warfarin, làm tăng
nguy cơ chảy máu.
- Thuốc kháng a-xít làm giảm hấp thu Rosuvastatin, nên dùng sau 2 giờ dùng
Rosuvastatin.
5
- Sử dụng đồng thời Rosuvastatin với axit Nicotinic, Gemfibrozil (Lopid) hoặc
các loại thuốc khác có thể gây tổn thương gan hoặc cơ, làm tăng tỷ lệ mắc các
chấn thương cơ bắp.
 Concor ( Bisoprolol ) 2,5 mg
 Tác dụng: bisoprolol – một hoạt chất nhóm chẹn thụ thể beta cụ thể là thụ thể
β1 giao cảm chọn lọc, không có tính ổn định màng và hoạt tính giống giao cảm
nội tại. Nhìn chung, bisoprolol không ảnh hưởng lên trở kháng đường thở và
các tác dụng lên chuyển hóa qua trung gian thụ thể β2. Đặc tính chọn lọc trên
beta-1của thuốc vẫn tồn tại với liều vượt khỏi khoảng liều điều trị.
 Chỉ định: Điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm
thu thất trái, kết hợp với thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và các
glycoside tim.
 Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim (đối với người bệnh suy tim mãn tính), tăng mức
độ suy tim (đối với người bệnh suy tim mãn tính), nhức đầu, chóng mặt, nôn,
buồn nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp, cảm giác lạnh hay tê cóng tay chân, hen
suyễn, mệt mỏi.
 Chống chỉ định:
- Suy tim cấp hoặc các giai đoạn suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các
thuốc gây co cơ tim.
- Sốc do rối loạn chức năng tim (sốc do tim).
- Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nghiêm trọng (blốc nhĩ thất độ II hay độ III) không
có máy tạo nhịp.
- Hội chứng suy nút xoang.
- Blốc xoang nhĩ.
- Nhịp tim chậm, gây ra triệu chứng thực thể (chậm nhịp tim triệu chứng).
- Huyết áp thấp, gây ra triệu chứng thực thể (hạ huyết áp triệu chứng).
- Hen phế quản nặng.
- Thể nặng của bệnh tắc động mạch ngoại biên hay hội chứng Raynaud.
- U tuyến thượng thận chưa điều trị (u tế bào ưa crôm).
- Toan chuyển hóa.
- Mẫn cảm với bisoprolol hay bất cứ thành phần nào của thuốc
5
 Cách dùng – Liều dùng:
- Liều 2.5mg bisoprolol uống 1 lẫn mỗi ngày, nếu bệnh nhân dung nạp tốt liều

thuốc sẽ được tăng lên.


- Concor Cor nên sử dụng vào buổi sáng, kèm hay không kèm thức ăn. Nuốt
nguyên viên thuốc với nước, không được nhai.
 Tương tác thuốc:
- Chất đối kháng canxi kiểu dihydropyridine như delodipine và amlodipine
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (amiodarone)
- Thuốc chẹn beta (β) tại chỗ (thuốc nhỏ mắt điều trị glaucoma)
- Thuốc cường phó giao cảm
- Insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống
- Thuốc gây mê
- Các glycoside tim (digitalis)
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Chất cường giao cảm beta (isoprenaline, dobutamine)
- Mefloquine
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (ngoại trừ IMAO-B)
- Rifampicin
- Dẫn chất ergotamine
13. Đơn thuốc

5
 Rotunda ( Rotundin ) 30 mg
 Tác dụng: Rotundin có công dụng gây ngủ, an thần, hạ huyết áp, giãn cơ trơn,
điều hòa nhịp tim... Ngoài ra, Rotundin còn có công dụng giảm đau chống co
thắt cơ trơn như co thắt tử cung, co thắt đường ruột... Thuốc cho tác dụng ngay
cả ở liều thấp, khả năng dung nạp cao, ít gây ra tai biến và tác dụng phụ.
 Chỉ định:
- Mất ngủ do các nguyên nhân khác nhau.
- Có thể dùng hỗ trợ giấc ngủ trong các trường hợp ngủ không sâu hoặc ngủ
không đủ giấc.
- Dùng thay thế diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc.
- Hỗ trợ giấm đau trong một số trường hợp đau co thắt cơ trơn, cơ vân, đau dây
thần kinh, đau do co thắt đường tiêu hoá, tử cung, đau cơ xương khớp, đau tim,
hen, sốt cao do co giật.
 Tác dụng phụ: Đau đầu, kích thích vật vã, hiếm khi gây mất ngủ.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Tetrahydropalrnatin.
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống.
- Liều thông thường dùng an thần, gây ngủ
- Liều trung bình đối với người lớn: Dùng liều 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
 Tườn tác thuốc: Không có
 Mirzaten 30 mg

5
 Tác dụng:
- Đối kháng mạnh với các thụ thể histamine H1 và các thụ thể serotonin 5-HT2A,
5-HT2C và 5-HT3. Điều này khiến cho nồng độ serotonin còn lại sẽ tương tác
với thụ thể 5-HT1 tự do tạo nên tác dụng chống trầm cảm.
- Ngoài ra, Mirtazapine có tác dụng đối kháng từ trung bình đến yếu trên các thụ
thể alpha1-adrenergic và muscarinic ngoại vi. Khác với các thuốc chống trầm
cảm khác, mirtazapine không ức chế sự tái hấp thu serotonin, dopamine hoặc
norepinephrine.
 Chỉ định: điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
 Tác dụng phụ:
- Tăng cảm giác thèm ăn.
- Buồn ngủ, lơ mơ.
- Khô miệng.
- Đau đầu.
- Run, rùng mình.
- Chóng mặt.
- Thờ ơ.
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Phát ban
- Đau cơ, đau khớp, đau lưng.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Lú lẫn.
- Mệt mỏi, lo lắng.
 Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Điều trị trầm cảm ở người lớn là: Liều khởi đầu 15-30mg/ngày. Có thể điều
chỉnh sau 2-4 tuần để có thể đạt được hiệu quả điều trị.
- Thuốc được sử dụng đường uống, nuốt nguyên cả viên với một cốc nước lọc
hoặc nước hoa quả.

5
- Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày, tốt nhất nên uống trước khi
đi ngủ. Nếu liều cao, có thể chia thành 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Liều
cao hơn nên được uống vào buổi tối.
 Tương tác thuốc:
- Thuốc ức chế monoamin oxidase.
- Nefazodon: làm tăng nồng độ của Mirzaten trong máu.
- Morphin: làm tăng cơn buồn ngủ.
- Thuốc chống đông máu như warfarin: Mirzaten có thể làm tăng tác dụng của
thuốc này.
- Cẩn trọng khi dùng đồng thời với thuốc benzodiazepin, olanzapin, cetirizin.
 Neurontin 300mg Pfizer
 Tác dụng: là một hợp chất hóa học có cấu trúc tương tự với cấu trúc hóa học
của chất dẫn truyền thần kinh GABA, làm giảm sản xuất chất dẫn truyền xung
thần kinh. Vì thế Neurontin 300mg có tác dụng chống các cơn co giật do động
kinh gây ra, cũng như điều trị các chứng đau dây thần kinh ở người lớn.
 Chỉ định:
- Động kinh
- Gabapentin được chỉ định như là đơn trị liệu trong điều trị các cơn động kinh
cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn bộ thứ phát ở người lớn và trẻ em
trên 12 tuổi.
- Độ an toàn và hiệu quả của phác đồ đơn trị liệu Gabapentin ở trẻ em dưới 12
tuổi còn chưa được thiết lập.
- Gabapentin được chỉ định như một điều trị hỗ trợ trong điều trị các cơn động
kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn bộ thứ phát ở người lớn và trẻ
em từ 3 tuổi trở lên. Độ an toàn và hiệu quả của phác đồ điều trị hỗ trợ, sử dụng
gabapentin ở bệnh nhân nhi khoa dưới 3 tuổi vẫn chưa được thiết lập.
- Đau thần kinh: Gabapentin được chỉ định điều trị đau thần kinh ở người lớn từ
18 tuổi trở lên. Độ an toàn và hiệu quả của gabapentin ở bệnh nhân dưới 18 tuổi
chưa được thiết lập.
 Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa.
5
- Mất ngủ, chóng mặt.
- Rối loạn khả năng ngôn ngữ.
 Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn cảm với Gabapentin hay bất kỳ các thành
phần nào của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng đường uống, uống cùng hay không cùng thức ăn.
- Đối với người bị đau thần kinh có nguồn gốc thần kinh ở người trưởng thành: 1
viên thuốc x 3 lần/ngày, tăng liều khi có sự chỉ định của bác sĩ, tối đa 12
viên/ngày.
 Tương tác thuốc: Thuốc này được nghiên cứu trên lâm sàng là có tương tác với
thuốc kháng acid (muối của nhôm, Magie) nên nếu bệnh nhân muốn sử dụng
chung thì phải sử dụng cách nhau 2 giờ.
14. Đơn thuốc

 Cefixim 200 mg

 Tác dụng: là thuốc kháng sinh cephalosporin và được đưa vào thế hệ thứ 3.
Thường được dùng theo đường uống. Thuốc có thể diệt khuẩn theo cơ chế
tương tự các thuốc khác cùng nhóm. Cụ thể nó gắn vào những protein đích và

5
ức chế sự hình thành mucopeptid trên thành vi khuẩn. Cơ chế kháng lại thuốc là
do ái lực của thuốc với protein đã giảm hoặc tính thấm của màng tế bào với
thuốc biến đổi.
 Chỉ định: điều trị các nhiễm trùng gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm trùng
đường hô hấp trên: Viêm họng do vi khuẩn, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm
xoang. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và cơn cấp của
viêm phế quản mẫn. Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng: Viêm bàng
quang cấp. Lậu không biến chứng.
 Tác dụng phụ: Rối loạn đường tiêu hóa, đau bụng, ăn không ngon, đầy hơi, khô
miệng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, phân nát. Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất
ngủ, mệt mỏi. Ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.
 Chống chỉ định: Không dùng cefixim cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với
cefixim hoặc với kháng sinh nhóm cefalosporin khác, người có tiền sử sốc phản
vệ do penicillin.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống nguyên viên thuốc cùng với nước.
- Không được nhai nát viên ra khi uống.
- Liều khuyến cáo là 200 - 400mg/ngày, uống liều duy nhất hoặc chia làm 2 lần.
 Tương tác thuốc:
- Probenecid làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của cefixim, giảm độ thanh thải của
thận và thể tích phân bố của thuốc.
- Các thuốc chống đông như warfarin khi dùng cùng cefixim làm tăng thời gian
prothrombin, có hoặc không kèm theo chảy máu.
- Carbamazepin uống cùng cefixim làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết
tương.
- Nifedipin khi uống cùng cefixim làm tăng sinh khả dụng của cefixim, biểu hiện
bằng tăng nồng độ đỉnh và AUC.
- Hoạt lực của cefixim có thể tăng khi dùng cùng với các tác nhân gây acid uric
niệu.
- Cefixim có thể gây giảm hoạt lực của vaccin thương hàn.
 Ciprofloxacin 500 mg
5
 Tác dụng: Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn
rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức
chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho
vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với
các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid,
cephalosporin, tetracyclin, penicilin...) và được coi là một trong những thuốc có
tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
 Chỉ định:
- Người lớn:
- Viêm tai giữa mạn tính mưng mủ.
- Đợt cấp của viêm xoang mạn tính.
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục như:
+ Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung.
+ Viêm mào tinh hoàn - tinh hoàn.
+ Viêm vùng chậu.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (ví dụ: tiêu chảy khi đi du lịch).
- Nhiễm khuẩn ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Viêm tai ngoài ác tính.
- Nhiễm khuẩn xương và khớp.
- Dự phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do Neisseria meningitidis.
- Bệnh than thể hô hấp (dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị).
- Sốt giảm bạch cầu nghi ngờ do nhiễm khuẩn gây ra.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (có hoặc không có biến chứng).
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như:
+ Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
+ Nhiễm khuẩn phế quản phổi trong bệnh xơ nang hoặc trong giãn phế quản.
+ Viêm phổi.
- Trẻ em và thanh thiếu niên:
+ Nhiễm khuẩn phế quản phổi trong bệnh xơ nang.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm bể thận.
5
+ Bệnh than thể hô hấp (dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị).
 Tác dụng phụ: Chóng mặt, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, tình trạng mơ màng,
thao thức.
 Chống chỉ định: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống 2 lần/ngày, thời gian điều trị.
 Tương tác thuốc:
- Các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin,…): làm tăng tác
dụng phụ của Ciprofloxacin.
- Didanosin: làm giảm nồng độ Ciprofloxacin.
- Các chế phẩm có sắt (fumarat, gluconat, sulfat): giảm hấp thu Ciprofloxacin ở
ruột.
- Sucralfat: làm giảm hấp thu Ciprofloxacin.
- Theophylin: làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh.
- Ciprofloxacin và ciclosporin: gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh.
- Warfarin: gây hạ prothrombin.
 Metronidazol 250 mg
 Tác dụng: Chưa rõ
 Chỉ định:
- Điều trị các trường hợp nhiễm Trichomonas vaginalis, Entamoeba histolytica
(thể cấp tính ở ruột và thể áp xe gan), Dientamoeba fragilis ở trẻ em, nhiễm
Giardia lamblia và Dracunculus medinensis.
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm như nhiễm khuẩn ổ
bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn da và các cấu trúc da, nhiễm khuẩn
hệ thần kinh trung ương, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng trong tim.
- Viêm lợi hoại tử loét cấp, viêm lợi quanh thân răng, bệnh Crohn thể hoạt động
ở kết tràng, trực tràng, viêm loét dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori (phối
hợp với một số thuốc khác).
 Tác dụng phụ: Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, miệng có
vị kim loại, tiêu chảy.
 Chống chỉ định:
5
- Mẫn cảm với dẫn chất nitro– imidazole hay một trong các thành phần của
thuốc.
- Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Uống cùng hoặc sau bữa ăn.
- Uống 2 lần / ngày.
 Tương tác thuốc: Metronidazol tăng tác dụng thuốc chống đông (warfarin) và
thuốc giãn cơ không khử cực (vecuronium). Dùng chung với rượu gây phản
ứng kiểu disulfiram. Phenobarbital làm tăng chuyển hóa metronidazol.
Metronidazol làm tăng nồng độ lithium trong huyết thanh.
15. Đơn thuốc

 Venrutine ( Rutine 500 mg + Vitamin C 100 mg )


 Tác dụng:
- Rutin có tác dụng tăng cường sức chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch,
chống viêm, chống phù nề bảo vệ mạch máu. Cơ chế tác dụng chủ yếu là ức chế
tương tranh với men Catecholamin-0-Methyltransferase nhằm ngăn sự oxy hoá

phá hủy adrenalin trong tuần hoàn (adrenalin có tác dụng giúp tăng sức chịu
đựng của mao mạch). Còn tác dụng chống viêm có thể do kích thích tuyến
thượng thận tăng tiết adrenalin và ức chế men hyaluronidase.
5
- Vitamin C: Cần thiết cho sự tạo collagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia
trong các phản ứng oxy hóa - khử, tăng cường hệ miễn dịch, trong đề kháng với
nhiễm khuẩn. Ngoài ra Vitamin C còn là một chất chóng oxy hóa mạnh và có
vai trò đặc biệt trong giữgìn sự toàn vẹn của mạch máu nhất là các mao mạch
và tác dụng này được tăng cường bởi Rutin.
 Chỉ định: Bệnh trĩ, các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch,
giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng
hàm mặt, khoa mắt.
 Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ của Rutin: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ít khi bị đau đầu, ngứa tứ
chi.
- Tác dụng phụ của Vitamin C: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, nhức đầu, mất
ngủ, tăng oxalat niệu, thiếu máu huyết tán (ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD).
 Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với Rutin hay một trong các thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định của Vitamin C: Không dùng liều cao Vitamin C cho người bị
thiếu hụt men G6PD. (Glucose-6-Phosphat Dehydrogenase), người có tiền sử
sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat, người bệnh
thalassemia.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Người lớn: uống 1 viên, 1 - 2 lần mỗi ngày.
- Khi dùng thuốc không nên bẻ, cắn hoặc nghiền nát thuốc để uống. Nên dùng
uống nguyên viên và uống nhiều nước
 Tương tác thuốc:
- Tránh dùng chung với kháng sinh Quinolon vì theo lý thuyết Quercetin hình
thành từ rutin ức chế cạnh tranh gắn kết trên các thụ thể DNA-gyrase làm giảm
tác dụng của Quinolon.
- Do thuốc có chứa Vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt qua đường tiêu hóa.
- Dùng cùng lúc Vitamin C với Aspirin làm giảm bài tiết Aspirin và tăng bài tiết
Vitamin C.

5
- Dùng cùng lúc Vitamin C với Fluphenazin làm giảm nồng độ Fluphenazin
trong huyết tương.
- Trong thời gian dùng thuốc chứa Rutin nên tránh dùng nhiều các thực phẩm chế
biến có chứa nitrat và nitrit vì có ý kiến cho là rutin có thể bị nitơ hóa tạo ra các
chất có tiềm năng gây đột biến.
 Omecaplus 20 mg
 Tác dụng: Ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton ở tế bào thành niêm
mạc dạ dày nên ức chế bài tiết H+ do mọi nguyên nhân.
 Chỉ định:
- Loét dạ dày - tá tràng.
- Trào ngược dạ dày - thực quản.
- Hội chứng Zollinger - Ellison.
 Tác dụng phụ:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
- Buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón.
 Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Omeprazol, nhóm Benzimidazol hay bất cứ thành phần nào khác
của thuốc.
- Viêm gan tiến triển nặng.
- Phụ nữ cho con bú và có thai giai đoạn 3 tháng đầu.
 Cách dùng – Liều dùng:
- Thuốc dùng đường uống.
- Nuốt nguyên viên, không được nghiền, tháo nang, nhai.
- Uống 1 viên trước bữa ăn (tốt nhất là trước bữa sáng 30 phút).
 Tương tác thuốc:
- Omeprazol không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng
thức ăn, rượu, amoxycilin, bacampicilin, cafein, lidocain, quinidin hay
theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay
metoclopramid.
- Omeprazol có thể làm tăng nồng độ ciclosporin trong máu.
- Omeprazol làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.
5
- Omeprazol ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzym trong
cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và
warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của
thuốc kéo dài hơn. Với liều 40 mg/ngày omeprazol ức chế chuyển hóa
phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol
20mg/ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa
warfarin, nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
- Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
- Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác
dụng của nifedipin.
- Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol
tăng cao gấp đôi.
- Omeprazol là chất ức chế enzym CYP2C19. Clopidogrel được chuyển hóa
thành chất chuyển hóa có hoạt tính một phần do CYP2C19. Việc sử dụng đồng
thời omeprazol 80 mg làm giảm nồng độ huyết tương của chất chuyển hóa có
hoạt tính của clopidogrel và giảm tác dụng ức chế tiểu cầu.

5
KẾT THÚC
Dựa vào những kiến thức đã học, thực tế và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn
thực tập. Trong suốt quá trình thực tập ở nhà thuốc Long Châu, em đã trau dồi thêm
những kiến thức chuyên môn, còn biết thêm những kiến thức như cách giao tiếp với
bệnh nhân, cách tư vấn sao cho bệnh nhân để dễ hiểu, dễ ghi nhớ cách sử dụng cũng
như cách lựa chọn sản phẩm tốt,… tạo nền tảng kiến thức cần thiết cho công việc của
em sau này.
Khoảng thời gian thực tập 4 tuần dù không quá dài không quá ngắn nhưng em thấy rất
ý nghĩa vì đã phụ được vài công việc cho nhà thuốc, được các chị giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình trong khoảng thời gian em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị rất nhiều.

5
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM ĐIỂM
CHUẨN ĐẠT
Nội dung báo cáo
Báo cáo kết quả thực hiện đúng theo những nội dung tại
1 9
cơ sở thực tập.
1.1 Tổ chức hoạt động của nhà thuốc, các chức năng,
nhiệm vụ của nhà thuốc (quầy thuốc) đạt chuẩn GPP.
1.2. Cách sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại nhà
thuốc (quầy thuốc).
1.3. Các loại biểu mẫu, sổ sách cần có tại nhà thuốc, quầy
thuốc GPP.
1.4. Các thuốc trong danh mục thuốc của nhà thuốc (quầy
thuốc) thực tập (100 thuốc gốc không trùng hoạt chất)
1.5. Đơn thuốc: thu thập 15 trường hợp bán lẻ thuốc tại
nhà thuốc (các đơn thuốc với bệnh lý khác nhau).
Phân tích: Tác dụng, chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ
định, cách dùng- liều dùng, các tương tác thuốc của các
thuốc chỉ định trong đơn.

Hình thức trình bày báo cáo: Đúng mẫu qui định, trình bày
2 1
đẹp, rõ ràng.
Tổng cộng 10

Ngày tháng năm 2023


PHÓ TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN
(kí&ghi rõ họ tên)

Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hiếu

5
5

You might also like