You are on page 1of 11

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Khoa Dược - BM Quản lý dược

BÁN LẺ THUỐC
ThS.Nguyễn Thị Xuân Liễu

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC
- Nhà thuốc: bao gồm nhà thuốc của doanh nghiệp, nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc
bệnh viện.
- Quầy thuốc với địa bàn mở quầy thuốc:
a) Xã, thị trấn;
b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ
một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và
được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;
c) Các quầy thuốc không thuộc địa bàn xã, thị trấn nhưng đã có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước năm 2017, cơ sở được phép hoạt động
đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn
hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 01/07/2020.

2
1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC
- Tủ thuốc của trạm y tế xã với địa bàn mở
a) Trạm y tế xã;
b) Trạm y tế của thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

3
1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC
- Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc;
b) Cơ sở bán buôn thuốc;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn.

4
1. CÁC HÌNH THỨC BÁN LẺ THUỐC
Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở và tối thiểu phải có chứng
chỉ sơ cấp dược. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và
được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với
mưa, nắng. Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ
sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động. Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ
thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm công bố thông tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc
lưu động trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và thông báo cho Phòng Y tế huyện
để giám sát, kiểm tra.
Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các thuốc đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc danh mục thuốc không kê đơn;
b) Thuốc chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện bình thường;
c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của người dân địa phương.
5
1. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN BẰNG VÀ THỜI GIAN THỰC HÀNH ĐỐI
VỚI CHỦ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt
nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược
phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng
thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong
các bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp ngành dược và có 18 tháng
thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một
trong các bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược hoặc văn bằng,
chứng chỉ sơ cấp dược và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù
hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6
1. ĐIỀU KIỆN VỀ VĂN BẰNG VÀ THỜI GIAN THỰC HÀNH ĐỐI
VỚI CHỦ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC
Trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong
các văn bằng chuyên môn trên thì phải có bằng tốt nghiệp ngành y đa khoa hoặc
bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y và có 01 năm thực hành chuyên môn
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, cao
đẳng, trung cấp ngành dược; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược; bằng tốt nghiệp đại
học, trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền; giấy chứng nhận về
lương y, lương dược và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

7
3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ

- Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở.
Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực
tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở.
- Mua thuốc để bán lẻ (trừ vắc xin); trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc
biệt và thuốc thuộc danh mục thuốc hạn chế bán lẻ.
- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu
cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
- Người có bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt
hoạt động.
8
3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ

- Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc
trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn
dùng.
- Từ chối bán thuốc khi đơn thuốc kê không đúng qui định hoặc người mua thuốc
không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết.
- Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở. Trường hợp người
quản lý chuyên môn vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người có Chứng
chỉ hành nghề dược phù hợp để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.

9
3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ

- + Nếu thời gian vắng mặt trên 30 ngày thì người quản lý chuyên môn sau khi ủy
quyền phải có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại
nơi cơ sở đang hoạt động.
- + Nếu thời gian vắng mặt trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ
tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác
thay thế và đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho
cơ sở bán lẻ thuốc. Cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh mới.
- - Khuyến khích cơ sở hành nghề có 2 người có chứng chỉ hành nghề để thay thế
khi cần thiết (người đứng đầu và người quản lý chuyên môn). Khi có sự thay đổi
phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế địa phương.

10

You might also like