You are on page 1of 28

Nhóm 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTTKT VÀ TMĐT

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 7


HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ 1

Đề tài:
Phân tích hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu.
Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và
của công ty CP xuất nhập khẩu PETROLIMEX nói riêng

Lớp học phần: 2277MIEC0111


Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kim Anh

1
Nhóm 7

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................3
1. Giới thiệu về đề tài và lý do chọn đề tài.............................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................4
I. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................4
1. Sơ lược về nhập khẩu....................................................................................5
1.1. Khái niệm.........................................................................................................5
1.2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa...............................................................5
1.3. Đặc điểm của nhập khẩu.................................................................................6
1.4. Vai trò của nhập khẩu.....................................................................................7
2. Sơ lược về sản xuất, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.....................................8
2.1. Sản xuất...........................................................................................................8
2.2. Chi phí..............................................................................................................8
2.3. Doanh thu........................................................................................................8
2.4. Lợi nhuận.........................................................................................................8
II. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty....................................9
1. Tổng quan về nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.......................................9
2. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex.........10
2.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................10
2.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính.....................................................11
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý, nhân sự công ty.....................................................12
3. Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty.............................................14
4. Phân tích doanh thu công ty, chi phí và lợi nhuận công ty......................15
III. Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến vấn đề nhập
khẩu xăng dầu tại Việt Nam nói chung và đến hoạt động kinh doanh
của công ty CP Xuất nhập khẩu PETROLIMEX nói riêng...............19
1. Tổng quan về đại dịch covid 19..............................................................19
2. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong đại dịch...................19
3. Tác động của đại dịch đến vấn đề nhập khẩu xăng dầu nói chung.....23
4. Tác động của đại dịch đến hoạt động của công ty CP Xuất nhập khẩu
PETROLIMEX..........................................................................................27
KẾT LUẬN...............................................................................28

2
Nhóm 7

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đề tài và lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, thương mại quốc tế
trở thành một lĩnh vực hết sức quan trọng để mỗi quốc gia phát huy tiềm năng lợi thế
của mình, cũng như góp phần thúc đẩy các hoạt động công nghiệp hóa hiện đại hóa và
duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chính sách đối ngoại cởi mở, thân
thiện của Nhà nước đã tạo ra bầu không khí mới trong hoạt động ngoại thương nói
chung và xuất nhập khẩu nói riêng của nước ta.
Đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp phải tổ chức tốt hoạt động
kinh doanh của mình, nắm bắt các quy luật của nền kinh tế thị trường để từ đó đưa ra
những quyết định đảm bảo kinh doanh có lãi, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa lớn đối với bất kì một doanh nghiệp nào tham gia
vào hoạt động thương mại quốc tế. Nó nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
mà nền kinh tế của nó không thể đáp ứng đồng thời nó cũng giúp các quốc gia rút
ngắn khoảng cách về trình độ sản xuất trong nước. Xuất phát từ thực tế, nhóm 7
chúng em đã tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhập khẩu,
đồng thời phân tích những tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
2. Đối tượng nghiên cứu1
Công ty CP xuất nhập khẩu Petrolimex tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu
Petrolimex được thành lập từ năm 1999. Năm 2000, Công ty xuất nhập khẩu
Petrolimex được đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Petrolimex. Năm
2004, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty CP. Công ty chính thức
niêm yết cổ phiếu mã PIT trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm
2008. Công ty CP xuất nhập khẩu Petrolimex (Pitco) được đánh giá là 1 trong 10
doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn nhất trong khối các doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Thương Mại và là doanh nghiệp xuất khẩu thiếc, antimony hàng đầu tại Việt Nam.
Công ty vinh dự là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được gia nhập vào ASTA (hiệp
hội thương mại gia vị Mỹ) vã đã có những dự án lớn để mở rộng mạng lưới bán hàng
cũng như phát triển các ngành hàng mới. Năm 2013 là năm tiếp tục có nhiều khó khăn
và thử thách đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Trong bối cảnh đó, công ty đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên kết quả đạt được thấp. Cụ
thể, tổng doanh thu đạt 2.318 tỷ (tăng 18% so với năm 2012 nhưng lợi nhuận sau thuế
lỗ 20 tỷ.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành
nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy
định của pháp luật.
1
petrolimex/qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien.html https://public.petrolimex.com.vn/gioi-
thieu/gioithieu-

3
Nhóm 7

Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội
địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu(số liệu có đến ngày
12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công
ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên
Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc
tất cả các thành phần kinh tế(số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.471 (số
liệu có đến ngày 10.01.2017)cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận
lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp.
Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh
doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với
thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản
lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần
thực tế của Petrolimex khoảng 50%.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Sơ lược về nhập khẩu2
1.1. Khái niệm
 Xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc
tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định.
 Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà nó là hệ thống các quan
hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
 Luật Thương mại 2005 Điều 28 khoản 1 định nghĩa như sau:
“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.”

1.2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa


-Nhập khẩu trực tiếp:
Đây là hình thức mà bên mua và bên bán trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch
mua bán với nhau mà không cần thông qua trung gian. Theo đó, hai bên sẽ tiến hành

2
https://thongtien.com/tin-tuc/nhap-khau/#Nhap_khau_truc_tiep

4
Nhóm 7

thỏa thuận, thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng mua bán mà không hề có
ràng buộc với bên trung gian.
-Nhập khẩu ủy thác:
Khác với hình thức trực tiếp, nhập hàng từ nước ngoài theo hình thức ủy thác là
hoạt động thương mại được thực hiện thông qua một đơn vị trung gian. Theo đó, chủ
hàng sẽ thuê đơn vị trung gian thay mặt họ và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp
đồng ủy thác được ký kết.
Đối với bên nhận ủy thác, họ phải có trách nhiệm:

 Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng
 Cung cấp những điều kiện liên quan đến đơn hàng ủy thác
 Tiến hành ký kết hợp đồng ký và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhập
khẩu hàng hóa.

Đối với doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn,
không cần xin hạn ngạch,… Thay vào đó, bên ủy thác sẽ chi trả phí dịch vụ cho bên
nhận ủy thác theo hợp đồng.
-Buôn bán đối lưu:
Đây là hình thức buôn bán được coi như một phương thức thanh toán quốc tế trong
thương mại quốc tế. Thông thường, hình thức này được sử dụng chủ yếu trong các
giao dịch mua bán với chính phủ của những nước đang phát triển. Theo đó, hàng hóa
và dịch vụ của nước này được đổi lấy hàng hóa, dịch vụ có giá trị tương đương của
nước kia.
-Tạm nhập tái xuất:
Tạm nhập tái xuất là hình thức hàng hóa được thương nhân Việt Nam nhập tạm thời
về, sau đó họ lại xuất chính lô hàng đó sang một nước khác. Việc tạm nhập tái xuất
sang nước thứ 3 được thực hiện với mục đích nhằm thu lợi nhuận. Lượng ngoại tệ họ
thu được có thể lớn hơn khá nhiều so với số vốn đã bỏ ra.
-Nhập khẩu gia công:
Đây là hình thức mà bên nhận gia công nhập nguyên liệu, vật tư từ người thuê gia
công ở nước ngoài về và tiến hành gia công theo hợp đồng đã ký kết.

1.3. Đặc điểm của nhập khẩu


So với hoạt động kinh doanh, buôn bán trong nước thì nhập khẩu được biết đến là
lĩnh vực khá phức tạp và có nhiều đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, phải kể đến một số đặc
điểm như:

 Nhập hàng hóa từ nước ngoài về chịu sự điều chỉnh của quy tắc, điều luật như
điều ước quốc tế và ngoại hương, tập quán Thương mại quốc tế, luật quốc gia tại
các nước có liên quan.

5
Nhóm 7

 Phương thức giao dịch trên thị trường đa dạng, phong phú với nhiều hình thức
như giao dịch trực tiếp, giao dịch gián tiếp (qua trung gian), giao dịch tại hội chợ
triển lãm.
 Cho phép sử dụng đa dạng phương thức thanh toán khi giao dịch như Thư tín
dụng (Letter of Credit – L/C), hàng đổi hàng, nhờ thu,…
 Tiền tệ được sử dụng để thanh toán khi giao dịch là những ngoại tệ có sức chuyển
đổi cao như đồng Đô la, đồng bảng Anh,…
 Sử dụng nhiều điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau, nhưng phổ biến thường là
FOB, CIF,…
 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có thủ tục
phức tạp và thời gian thực hiện lâu.
 Những yếu tố cần khi kinh doanh nhập khẩu gồm trình độ quản lý, nghiệp vụ
Ngoại thương, kiến thức kinh doanh, sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin.
 Hoạt động nhập hàng từ nước ngoài về luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để để
phòng rủi ro cần mua bảo hiểm phù hợp cho hàng hóa.

Nhập khẩu của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong
nước và tỷ giá hối đoái tại đây:

+ Nếu thu nhập bình quân của người dân nước đó càng cao thì nhu cầu sử dụng hàng
nhập khẩu cũng theo đó mà tăng hơn.

+ Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên
cao hơn, điều này có thể tác động đến nhập khẩu và khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.

1.4. Vai trò của nhập khẩu

Bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu là “nửa còn lại” giúp cấu thành lên hoạt động
Ngoại thương. Do đó, hoạt động này có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế
một nước nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Một số vai trò có thể kể đến
như:

 Giúp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước của người dân: Nhập hàng từ
nước ngoài về góp phần giải quyết vấn đề về khan hiếm nguồn hàng trong nước.
Trong trường hợp, quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất được nhưng
không đủ nguồn cung cho người dân thì nhập hàng từ bên ngoài vào là cách tối
ưu nhất. Bởi, nó vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước,
vừa đảm bảo cân đối nền kinh tế và phát triển bền vững.
 Giúp thị trường hàng hóa đa dạng, nhộn nhịp hơn: Việc nhập khẩu hàng từ
bên ngoài vào thị trường trong nước giúp đa dạng nguồn cung cho người dân lựa
chọn. Dựa vào nhu cầu thực tế, họ có thể so sánh từng sản phẩm để chọn được
cho mình mặt hàng phù hợp nhất với mức sống của mình.

6
Nhóm 7

 Xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa: Cùng một sản phẩm, nhưng lại có
nhiều thương hiệu đến từ nhiều quốc gia cùng “có mặt” trên thị trường giúp xóa
bỏ tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp như trước đây. Thay vào đó là một thị
trường năng động, nhiều cơ hội để hợp tác và phát huy lợi thế so sánh của mỗi
quốc gia.
 Tạo “cú hích” giúp doanh nghiệp trong nước “chuyển mình”: Hàng hóa được
nhập về nhiều giúp người dân có nhiều sự lựa chọn, nhưng lại “vô hình” tạo ra sự
cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp
buộc phải cập nhật cái mới, tìm tòi, cải tiến chất lượng sản phẩm để giữ chân
khách hàng.
 Cải thiện trình độ sản xuất giữa các quốc gia: Quá trình chuyển giao công
nghệ giúp nhiều quốc gia có cơ hội tiếp xúc với cái mới. Nhờ đó, trình độ sản
xuất giữa các quốc gia dần đưa về mức cân bằng và không tốn quá nhiều thời
gian để thay đổi.
 Giúp thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị cũng như chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, tăng độ uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.

 Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự
phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai
thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao
trong lao động và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

2. Sơ lược về sản xuất, doanh thu, chi phí, lợi nhuận3


2.1. Sản xuất
Là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào hay còn gọi là nguồn lực, thành hàng
hóa hay dịch vụ đầu ra phục vụ co nhu cầu của con người.
2.2. Chi phí
Khái niệm: Chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Phân loại: Chi phí kinh doanh bao gồm hai bộ phận:
- Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động tài chính: Lãi tiền vay vốn kinh doanh phải trả trong kỳ, khoản
chiết khấu thanh toán người mua hàng, dịch vụ được hưởng,…
*Ngoài chi phí kinh doanh còn có các chi phí khác
2.3. Doanh thu
Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các loại hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định.
3
Giáo trình kinh tế vi mô 1

7
Nhóm 7

 Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền thực thu bán hàng: tiền thu bán hàng là số
tiền thực tế mà bạn thu được từ bán hàng và chưa hẳn nó sẽ bằng doanh thu bán
hàng
 Việc tăng doanh thu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
 Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn (nếu có);
+ Số tiền chiết khấu thanh toán;
+ Số cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ
phần, liên doanh với doanh nghiệp khác (nếu có);
+ Khoản lãi khi bán chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn;
+ Số tiền thu được về bán bất động sản đối với doanh nghiệp có kinh doanh
bất động sản…
2.4. Lợi nhuận
Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu hay thu
nhập và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được số doanh thu hay thu nhập đó.
Công thức lợi nhuận:
LỢI NHUẬN= DOANH THU - CHI PHÍ TẠO RA DOANH THU
II. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

1. Tổng quan về nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam 4

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2022, cả nước nhập khẩu 627.652
tấn xăng dầu các loại, trị giá hơn 616 triệu USD, tăng 34,8% về lượng và tăng 27,8%
về trị giá so với tháng 8.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại,
trị giá 6,8 tỷ USD, tăng 22,7% về lượng và tăng 131,8% về trị giá so với cùng kỳ.

Về thị trường nhập khẩu, Hàn Quốc dẫn đầu với hơn 2,5 triệu tấn, trị giá 2,745 tỷ
USD, tăng tới 91,62% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Hàn Quốc
chiếm 39,16% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng đầu năm.

Các thị trường lớn khác như: Malaysia nhập khẩu 956.148 tấn, trị giá 885,67
triệu USD, giảm mạnh so với con số gần 1,7 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái; nhập từ
Singapore 960.508 tấn, trị giá 978,7 triệu USD, Thái Lan 877.870 tấn, trị giá 960 triệu
USD, tăng gần 100.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, những tháng đầu năm Trung Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu
lớn hàng đầu của Việt Nam với 627.123 tấn, trị giá 676 triệu USD, gấp 2,3 lần về
lượng so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tăng 130%); trong khi trị giá tăng gấp
tới 4,42 lần.
4
https://baodautu.vn/viet-nam-da-chi-68-ty-usd-nhap-xang-dau-d175307.html

8
Nhóm 7

Trong quý III/2022, đã xảy ra tình trạng các thương nhân đầu mối giảm mạnh
lượng xăng dầu nhập khẩu. Số liệu thống kê cho thấy, quý III/2022 (đến 20/9/2022),
sản lượng nhập khẩu giảm khoảng 40% đối với xăng, giảm khoảng 35% đối với dầu
DO, so với quý II/2022.

Bộ Tài chính lý giải, trong bối cảnh khi giá xăng dầu thế giới có xu hướng biến
động giảm liên tục với biên độ rộng, khó dự báo (giá xăng dầu trong nước giảm trong
9 kỳ điều hành liên tiếp từ kỳ điều hành ngày 1/7/2022), có thể dẫn đến tâm lý e ngại
nhập khẩu xăng dầu.

Đáng nói, chỉ có 19/33 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu. Có
thương nhân đầu mối thường nhập khẩu với số lượng lớn, nhưng không thực hiện
nhập khẩu vào quý III/2022 như: Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch
Xuyên Việt Oil, Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu, Công
ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa.

"Nguyên nhân thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và chiết
khấu giảm có thể do sản lượng nhập khẩu giảm và lượng tồn kho giảm tại các thương
nhân đầu mối, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu diễn biến khó lường”, Bộ Tài
chính đánh giá.

Dù các thương nhân đầu mối giảm mạnh lượng nhập khẩu trong quý III, nhưng
Bộ Công thương vẫn khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước không thiếu.

"Mặc dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng xăng dầu thuộc hệ
thống phân phối của một số thương nhân đầu mối bị gián đoạn hoạt động kinh doanh
thời gian vừa qua nhưng tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng
đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước, đồng thời nguồn cung xăng dầu của
các doanh nghiệp vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước",
Bộ này khẳng định.

Hiện, lượng tồn kho của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn
như sau: Petrolimex tồn kho đến ngày 8/10 là khoảng 489.000 m3 (gồm 208.000 m3
xăng và 280.000 m3 dầu); Pvoil còn khoảng 230.000 m3; Công ty xăng dầu Quân đội
còn khoảng 19.000 m3; Saigon Petro còn khoảng 11.000 m3; Petimex Đồng Tháp còn
khoảng 45.000 m3; Thanh Lễ còn khoảng 60.000 m3...

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
của Việt Nam hơn 22 triệu m3/năm.Trong đó, nguồn nhập khẩu chỉ chiếm 20%, còn
lại là từ nguồn cung từ hai nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn.

9
Nhóm 7

Trong quý III, hai nhà máy lọc dầu trong nước là Nghi Sơn và Dung Quất dự
kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4
triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu).

2. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex


2.1. Quá trình hình thành và phát triển5

PETROLIMEX - một trong những Tập đoàn Xăng dầu lớn nhất cả nước hiện nay
được cấu thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
vào ngày 31.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.

Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn
quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ
lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và
bảo đảm an ninh quốc phòng...
Chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước:
Giai đoạn 1956 - 1975: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam có nhiệm vụ đảm bảo
nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế để xây dựng CNXH và
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc; Cung cấp đầy đủ, kịp thời
xăng dầu cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Với thành
tích xuất sắc trong giai đoạn này, đến nay Nhà nước đã phong tặng 8 đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, một cá nhân Anh hùng lao động và công nhận 31 CBCNV là liệt sỹ trong
khi làm nhiệm vụ.
Giai đoạn 1976 - 1986: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam bắt tay khôi phục các
cơ sở xăng dầu bị tàn phá ở miền Bắc, tiếp quản các cơ sở xăng dầu và tổ chức mạng
lưới cung ứng xăng dầu ở các tỉnh phía Nam, thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu
cầu xăng dầu cho sản xuất, quốc phòng và đời sống nhân dân đáp ứng yêu cầu hàn
gắn vết thương chiến tranh và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn
này Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhì cho Tổng công ty,
phong tặng một cá nhân danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chương lao động
cho các tập thể, cá nhân.

Giai đoạn 1986- đến nay: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện chiến
lược đổi mới và phát triển theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, chuyển
hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường có định hướng XHCN, từng
5
https://www.petrolimex.com.vn/nd/don-vi-truc-thuoc/cac-tong-cong-ty-con-petrolimex.html

10
Nhóm 7

bước xây dựng công ty trở thành hãng xăng dầu quốc gia mạnh và năng động để tham
gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn này Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì cho
Tổng công ty, phong tặng 02 đơn vị thành viên danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ
đổi mới, 05 chiến sỹ thi đua toàn quốc và 114 Huân chương Lao động các hạng cho
các tập thể, cá nhân

2.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính

Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành
nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy
định của pháp luật.
Ngoài xăng dầu, mỡ nhờn và hóa dầu, khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu,
Petrolimex còn đầu tư vào các ngành: thiết kế, xây dựng, cơ khí và thiết bị xăng dầu;
bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác; trong đó có PLC,
PGC, PG Tanker, Pjico, …
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000cửa hàng xăng dầu thuộc
tất cả các thành phần kinh tế(số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.471 (số
liệu có đến ngày 10.01.2017)cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận
lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp.
Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh
doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với
thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản
lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần
thực tế của Petrolimex khoảng 50%.

Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức bán xăng dầu thanh
toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh
tại Việt Nam.

2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý, nhân sự công ty6

Hình thức tổ chức quản lý ở Công ty là hình thức tổ chức quản lý trực tuyến tham
mưu được khái quát qua sơ đồ sau:

6
https://www.petrolimex.com.vn/gioi-thieu/gioithieu-petrolimex/bo_may_to_chuc.html

11
Nhóm 7

Đại hội đồng cổ đông : có vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời cũng có quyền
quyết định lớn nhất. Có quyền quyết định định hướng phát triển của công ty.
Ban kiểm soát : Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc trong việc quản lý và điều hành Tổng công ty. Kiểm tra, rà soát trong quá trình
quản lý, lập bảng thống kê, báo cáo tài chính thường niên, báo cáo đánh giá công tác
quản lý.
- Hội đồng quản trị và các ban thuộc hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ
quan quản lý công ty, có quyền đại diện cho công ty đưa ra các quyết định, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công ty.
- Tổng giám đốc điều hành : Tổng giám đốc là người trực tiếp làm việc, điều hành
và hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiệm vụ cố vấn chiến lược
cho chủ tịch, giúp chủ tịch có cái nhìn xác đáng về thị trường và tương lai của doanh
nghiệp.

12
Nhóm 7

- Văn phòng đại diện tại TP. HCM, Campuchia : có nhiệm vụ đại diện quyền lợi
của Petrolimex, là đầu mối giao dịch, thúc đẩy quảng bá hình ảnh, nghiên cứu thị
trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh thương mại hàng hoá, thương mại dịch
vụ mặt hàng xăng dầu và các hàng hoá, dịch vụ khác xoay quanh xăng dầu với các tổ
chức, công ty tại Campuchia và TP. HCM
- Công ty mẹ :Với vai trò & vị thế Công ty Mẹ - cơ quan đầu não của toàn ngành,
tập trung chỉ đạo & điều hành sát sao, quyết liệt các nhiệm vụ, bằng các giải pháp đã
được nêu ra tại Hội nghị.7

Các phòng ban chức năng:


- Phòng tổ chức hành chính là phòng nhiệm vụ có chức năng giúp việc, giám đốc
thực hiện các công việc sau.
+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp quản lý và
sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Bảo vệ nội bộ, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn lao động
- Phỏng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc quản
lý kinh tế từ công ty tới các xí nghiệp, chi nhánh theo dõi tình hình, biển động vốn, tài
sản của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê mà Nhà nước ban hành.
- Phỏng kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc
bán hàng đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra xét duyệt các luận chứng
kinh tế kỹ thuật
- Phòng kinh doanh gồm có
+ Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn
+ Phòng kinh doanh hoá chất
+ Phòng kinh doanh nhựa đường
+ Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty và của các chi nhánh xí nghiệp.

3. Phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty

Vì giá thuế cho ngành nhập khẩu xăng dầu rất lớn – mức thuế theo Thông tư số
03/2015/TT-BTC từ 20% - 35% cho tất cả mặt hàng xăng dầu8 - mà các công ty đầu
mối như Petrolimex đã rất khó khăn trong việc vừa đáp ứng chỉ tiêu do Nhà nước ban
hành, vừa đảm bảo nguồn thu của doanh nghiệp. Những năm trước, xăng dầu nhập
khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN. Theo số liệu
năm 2016, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore đạt 1,58 tỷ USD, Malaysia là
thị trường nhập khẩu xăng lớn thứ hai của Việt Nam, ngoài ra còn có các thị trường
khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nga,… Sau khi hiệp định FTA giữa Việt Nam và

7
https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/8-nhiem-vu-cho-giai-doan-phat-trien-
moi.html
8
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=BTC356236

13
Nhóm 7

Hàn Quốc mang đến lợi thế lớn về giá mua bởi thuế nhập khẩu xăng dầu từ thị trường
này chỉ có 10%, bằng 1/2 so với các khu vực nhập khẩu hiện tại, xu hướng nhanh
chóng chuyển dịch sang nhập khẩu xăng dầu sang thị trường Hàn Quốc. Nhờ thay đổi
đáng mừng đó, riêng trong năm 2016, Petrolimex mang về hơn 6.300 tỷ lợi nhuận
trước thuế, đây cũng chính là mức lợi nhuận cao nhất kể từ những ngày đầu thành
lập9. Tuy nhiên, kể từ khi Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất và Nhà máy lọc hóa dầu
Nghi Sơn đi vào hoạt động, tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu chỉ còn chiếm 28,65% trong
tổng cơ cấu tiêu thụ trong nước. 10
Dù khó khăn nhưng không thể phủ nhận được sự thành công mà Petrolimex đã
đạt được. Với đặc trưng là mô hình bán lẻ có dòng tiền hoạt động kinh doanh tương
đối mạnh luôn duy trì quanh mức 4.000 tỷ trong những năm qua, Petrolimex đã duy
trì mức cổ tức bằng tiền mặt khá cao trên 30%. Theo đó, Forbes Việt Nam vinh danh
thương hiệu Petrolimex nằm trong Top 40 công ty giá trị nhất năm 201811. Đến năm
2020, Petrolimex tiếp tục là một trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất.12
Hiện nay giá cả xăng dầu liên tục tăng cao, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng
dầu cả nước nói chung và Petrolimex nói riêng đang phải đối mặt với khó khăn lớn.
Từ đầu năm đến giờ đã có rất nhiều điều lệnh ban hành nhằm cải thiện tình hình thiếu
hụt xăng tại nước ta. Đầu tiên là Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 của Bộ
Công Thương về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý
2/2022, tổng lượng nhập khẩu tăng thêm để bổ sung lượng xăng dầu thiếu hụt từ
nguồn sản xuất trong nước là 2,4 triệu m3, gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3
dầu được giao cho 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, riêng Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam Petrolimex được giao nhập khẩu hơn 1,065 triệu m3 xăng dầu13.
Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) liên tục thua lỗ dẫn đến giảm
công suất, thiếu hụt xăng dầu mà tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của
tập đoàn ngày 8/6, Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải cho biết, tỷ trọng nhập
khẩu xăng dầu thành phẩm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong 6
tháng đầu năm ước sẽ chiếm tới 46% sản lượng. Petrolimex phải tăng dự phòng để
đảm bảo an ninh năng lượng.14
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga –
Ukraine, chắc chắn thị trường nhập khẩu xăng dầu sẽ còn nhiều biến động.
9
https://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/petrolimex-nhin-lai-
mot-chang-duong.html
10
https://www.vietnamplus.vn/nhap-khau-xang-dau-doi-hoi-su-dieu-hanh-linh-hoat-va-sat-thuc-te/
775977.vnp
11
https://www.petrolimex.com.vn/nd/tin-chuyen-nganh/forbes-vinh-danh-thuong-hieu-
petrolimex.html
12
https://public.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/forbes-viet-nam-vinh-
danh-50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-nam-2020.html
13
https://vnfinance.vn/bo-cong-thuong-yeu-cau-tang-san-luong-nhap-khau-xang-dau-trong-quy-ii-
32633.html

14
http://antt.vn/petrolimex-tang-nhap-khau-xang-dau-de-dam-bao-nguon-cung-thi-truong-
341895.htm

14
Nhóm 7

4. Phân tích doanh thu công ty, chi phí và lợi nhuận công ty

Doanh thu:
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) cho thấy, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh
của "ông lớn" ngành xăng dầu đều tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ.
Báo Dân trí đưa tin: “Cụ thể, doanh thu thuần quý III của Petrolimex đạt
73.695 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cùng với doanh
thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh gấp gần 2,2 lần, lên tới 70.892 tỷ
đồng. Theo đó, doanh nghiệp chỉ còn 2.803 tỷ đồng lãi gộp, tăng 37,7% so với
cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 5,6% đạt 279 tỷ đồng, đồng thời
chi phí tài chính cũng tăng 48,6% lên mức 319 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 25% và 31,5% so với cùng kỳ,
lên 2.407 tỷ đồng và 196 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ghi
nhận đạt 302 tỷ đồng, tăng rất mạnh, gấp 3,6 lần quý III/2021. Cộng thêm
khoản lợi nhuận khác, Petrolimex báo lãi trước thuế 313 tỷ đồng trong quý III
vừa qua, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2021. Lãi sau thuế đạt 190 tỷ đồng, tăng gấp
2,4 lần quý III/2021, trong đó, lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 99 tỷ
đồng, cao hơn cùng kỳ gần 30%. Lũy kế 9 tháng, etrolimex đạt 225.697 tỷ
đồng doanh thu thuần tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, lãi trước
thuế 9 tháng chỉ đạt 614 tỷ đồng; lãi sau thuế là 498 tỷ đồng, chỉ bằng 20,7%
kết quả cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng mạnh (lãi gộp
suy giảm) và chi phí tài chính cao gấp đôi cùng kỳ, chi phí bán hàng cũng tăng
mạnh.”
Năm 2022, Petrolimex đặt ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế
hợp nhất lần lượt là 186.000 tỷ đồng và 3.060 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả
đạt được trong 9 tháng vừa qua, “Petrolimex đã vượt 21% kế hoạch doanh thu
nhưng mới chỉ hoàn thành 20% kế hoạch lợi nhuận”15.

Chi phí:
Nhìn vào những con số, có thể thấy chi phí công ty bỏ ra để thu về số lợi
nhuận của quý III là không hề nhỏ. Theo báo cáo tài chính quý II/2022 của
PLX, mặc dù doanh thu thuần từ bán hàng, dịch vụ đạt hơn 84.367 tỷ đồng
(tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái), song lợi nhuận thuần vẫn âm hơn 295 tỷ
đồng do chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu là giá vốn hàng bán (gần 82.000 tỷ

15
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ong-lon-petrolimex-bao-lai-lon-nhung-lo-vi-hoat-dong-kinh-
doanh-xang-dau-20221104132323476.htm

15
Nhóm 7

đồng), chi phí bán hàng (2.570 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (208 tỷ
đồng), chi phí tài chính (512 tỷ đồng) …
Bên cạnh đó, thuế cũng là một yếu tố đánh vào chi phí nhập khẩu. Theo
ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, tỷ trọng thuế trong xăng
RON 92 ở Việt Nam chỉ là 41,5%, thấp hơn so với nhiều nước khác. Đối với
xăng thì xăng nhập vào Việt Nam sẽ phải chịu các khoản thuế như: thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, phần trích quỹ bình
ổn giá. Ở nước ta, với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn
theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỉ trọng
thuế trong giá cơ sở xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92,
21,95% đối với xăng RON95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.
Sau khi cân đối với các khoản mục khác, lãi trước thuế và sau thuế trong
kỳ của doanh nghiệp lần lượt âm 278 tỷ đồng và âm gần 141 tỷ đồng, trong
khi quý II/2021 vẫn lãi 1.827 tỷ đồng và 1.594 tỷ đồng, dù thời điểm năm ngoái
giá xăng dầu thế giới và trong nước thấp hơn rất nhiều.
Đại diện Petrolimex cho biết, giá dầu thô biến động bất thường do chịu ảnh
hưởng trực tiếp xung đột Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt, cấm vận
nhằm vào Nga của các nước phương Tây và Mỹ. Theo đó, một thùng dầu thế
giới WTI tăng 99,4 USD vào đầu quý II lên mức 122 USD (tương đương tăng
23%) rồi lại giảm về 105,8 USD vào cuối tháng 6. Bởi thế, doanh thu công ty
tuy “phá đỉnh” nhưng thực tế lại thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.
Theo tin tức mới nhất được cập nhật vào ngày 9/11/2022, từ ngày 11/11 tới
đây, giá xăng dầu nhập khẩu sẽ tăng thêm từ 60-660 đồng/lít tùy theo từng mặt
hàng, tương đương tỷ lệ tăng 5-83%. Tại công văn số 11575/BTC-QLG, Bộ
Tài chính thông báo chi phí đưa xăng về cảng Việt Nam đối với nguồn xăng
dầu nhập khẩu để tính giá cơ sở xăng dầu, mức tăng được thể hiện trong bảng
sau16:
Định mức Định mức từ
Tên mặt hàng Mức tăng Tỷ lệ tăng
hiện hành ngày 11/11
Xăng nền để phối trộn
350 640 290 83
xăng E5RON92
Xăng RON95 720 1280 560 78
Dầu diezen 0,05S 570 730 160 28
Dầu hỏa 1080 1740 660 61
Dầu mazut 180cst 3,5S 1290 1350 60 5

16
https://vneconomy.vn/tu-11-11-chi-phi-dua-xang-dau-tu-nuoc-ngoai-ve-viet-nam-tang-tu-5-83.htm

16
Nhóm 7

Như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều biến động trong chi phí các doanh nghiệp
phải bỏ ra để nhập khẩu xăng dầu. Mặt khác, các khoản chi phí này sẽ tiếp tục
được Bộ Tài chính rà soát theo định kỳ căn cứ trên báo cáo của các thương
nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Lợi nhuận:
Tính chung nửa đầu năm nay, “ông lớn” nắm gần một nửa thị phần bán lẻ
xăng dầu cả nước này chỉ lãi sau thuế gần 302 tỷ đồng, giảm tới 87% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Sau khoảng thời gian thua lỗ của quý II có lẽ đến quý III là một bước đột
phá mạnh về cả doanh thu lẫn chi phí bỏ ra. Kết quả ngoài mong đợi khi lợi
nhuận trừ đi cả chi phí cho việc đóng thuế, tạo được nhiều điểm nhấn mạnh.
Thứ nhất, doanh thu thuần quý III đạt 73.695 tỷ đồng, tăng 113% so với
doanh thu 34.625 tỷ đồng đạt được quý III năm ngoái. Trong khi đó tỷ lệ tăng
chi phí vốn cao hơn, đến 117,5% nên dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ còn tăng 37,6% lên trên 2.800 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính đạt 278 tỷ đồng, tăng được 15 tỷ đồng so với cùng kỳ
chủ yếu từ lãi chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gửi, tiền cho vay. Chi phí tài chính
gần 319 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với quý III năm ngoái – chủ yếu do
chênh lệch tỷ giá.
Trong quý, các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi hơn 142 tỷ
đồng, gần gấp đôi so với số lãi gần 73 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3/2021.
Chi phí bán hàng cả quý hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.
Nếu xét trên tỷ lệ tăng doanh thu, thì tỷ lệ tăng chi phí bán hàng còn thấp hơn
nhiều. Doanh thu bán hàng lớn kéo theo chi phí lớn cũng không gây bất ngờ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp 196 tỷ đồng, tăng 31,5% so với chi phí
ghi nhận trong quý 3 năm ngoái.
Những nhân tố trên tác động khiến lợi nhuận sau thuế đạt 190 tỷ đồng,
tăng 140% so với số lãi gần 80 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái, trong đó lợi
nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 99 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu Petrolimex đạt 225.697 tỷ đồng,
tăng 88,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy tỷ lệ tăng chi phí vốn lại thấp
hơn, đạt 98% bên dẫn tới trừ chi phí vốn công ty còn lãi gộp 8.033 tỷ đồng –
giảm 17% so với cùng kỳ.
Trong kỳ Petrolimex ghi nhận khoản doanh thu tài chính hơn 1.011 tỷ đồng
– tăng hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khoản doanh thu tài
chính có 354 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá – gấp đôi cùng kỳ.

17
Nhóm 7

Ngoài ra còn có 637 tỷ đồng thu lãi tiền gửi, tiền cho vay. Báo cáo ghi
nhận tính đến 30/9/2022 Petrolimex ngoài khoản tiền gửi không kỳ hạn hơn
3.800 tỷ đồng tại ngân hàng (tăng 1.100 tỷ đồng so với đầu năm) thì
Petrolimex còn khoản đầu tư vào trái phiếu và tiền gửi có kỳ hạn kỳ hạn tại
ngân hàng. Tổng tiền gửi tại ngân hàng đến cuối kỳ hơn 10.460 tỷ đồng –
giảm 1.365 tỷ đồng so với đầu năm). Còn giá trị đầu tư vào trái phiếu 4.200 tỷ
đồng – tăng 2.200 tỷ đồng so với số dư 2.000 tỷ đồng đầu năm.
Chi phí tài chính trong kỳ 1.130 tỷ đồng – tăng 555 tỷ đồng so với cùng
kỳ, trong đó chi phí lãi vay gần như đi ngang với 479 tỷ đồng, còn lại là lỗ
chênh lệch tỷ giá 644 tỷ đồng (tăng 536 tỷ đồng so với cùng kỳ).
Báo cáo ghi nhận đến 30/9/2022 Petrolimex còn dư vay nợ thuê tài chính
ngắn hạn 12.330 tỷ đồng (giảm 895 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê
tài chính dài hạn cũng giảm được khoảng 130 tỷ đồng xuống còn 1.011 tỷ
đồng.
Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi 555 tỷ đồng (tăng 140 tỷ
đồng so với cùng kỳ). Bên cạnh đó chi phí bán hàng tăng từ 6.771 tỷ đồng cùng
kỳ năm ngoái lên 7.321 tỷ đồng, tương ứng tăng 550 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Kết quả, Petrolimex báo lãi trước thuế 614 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế
đạt 498 tỷ đồng, chỉ bằng 20,7% so với số lãi 2.410 tỷ đồng đạt được 9
tháng đầu năm ngoái.

III. Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến vấn đề nhập
khẩu xăng dầu tại Việt Nam nói chung và đến hoạt động kinh doanh
của công ty CP Xuất nhập khẩu PETROLIMEX nói riêng

1. Tổng quan về đại dịch covid 1917


Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19)
xuất hiện vào tháng 12/2019 và đến ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện nay,
diễn biến tình hình dịch bệnh diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, khó lường và
chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động.

+ Nhìn chung, dịch bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián
đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản

17
https://btgtu.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/Chuyen%20de%20Covid-19.pdf

18
Nhóm 7

xuất - kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu.

+ Việt Nam có độ mở cửa của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp
với Trung Quốc nên dịch bệnh sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội của Việt Nam, tới tâm lý người dân và hoạt động sản xuất - kinh
doanh, thương mại, du lịch, qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam và gián tiếp tác động đến tình hình ngân sách nhà nước.

2. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong đại dịch

2.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới trong đại dịch COVID-1918

Có 4 phương diện phương diện kinh tế và thương mại quốc tế bị ảnh hưởng
tiêu cực trực tiếp:

 Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao
động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại
và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế
không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng. Bên cạnh
đó, nguy cơ rơi vào trì trệ hoặc thậm chí suy thoái kinh tế có thể gia tăng.
 Làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh
vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm
trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất
bởi đại dịch này.
 Đại dịch hoành hành và diễn biến phức tạp, mặc dù một số quốc gia đã khẩn
trương phát triển tiến tới đưa vacxin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng
đồng nhưng vẫn làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư, các doanh nhân cũng
ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh. Điều này tác động mạnh tới
tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư.
 Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác
trên thế giới bị ngưng trệ khi Chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng
hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyển dịch cơ sở sản xuất
ra nơi khác.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia
trên thế giới và đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi
vào suy thoái nghiêm trọng19.

18
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM227568
19
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM227568

19
Nhóm 7

 IMF (World Economic Outlook, tháng 10/2020) dự báo tăng trưởng kinh tế thế
giới chỉ ở mức -4,4% năm 2020; trong đó, tăng trưởng kinh tế tại các nước phát
triển là -5,8%; Trung Quốc tăng trưởng 1,9% (nền kinh tế lớn duy nhất dự kiến có
thể đạt tăng trưởng dương); còn tại các nước mới nổi và đang phát triển là -3,3%.
 Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, tháng 9/2020) dự báo tăng trưởng
kinh tế thế giới ở mức -4,5% (năm 2020) do suy thoái kinh tế toàn cầu không sâu
như dự kiến và sẽ quay lại tăng trưởng khoảng 5% vào năm 202120.

Những chỉ số chính của 11 nền kinh tế lớn trong khối OECD thay đổi sau suy thoái vì covid-19

 Ngân hàng Thế giới (World Bank Global Economic Prospects, tháng 6/2020) dự
báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức -5,2% vào năm 2020. Trong đó, nhiều
nền kinh tế lớn sẽ tăng trưởng âm trong năm 2020: Mỹ sẽ ở mức -6,1%, Liên
minh châu Âu là -9,1%, Nhật Bản là 6,1%...

Đại dịch COVID đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư
của các nước trên thế giới. Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá trị
xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm
và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ. Cấu trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập
trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai trò quan
trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ… chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Kết quả là:

20
https://laodong.vn/kinh-doanh/kinh-te-the-gioi-bien-chuyen-nhu-the-nao-sau-suy-thoai-vi-covid-
19-989568.ldo

20
Nhóm 7

+ Cung, cầu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu cũng ngưng trệ và khối lượng thương
mại hàng hóa thế giới sụt giảm đáng kể ngay từ những tháng đầu của năm 2020 và
tiếp tục giảm sâu ở những tháng tiếp theo.

UNCTAD dự báo, tác động từ đại dịch COVID-19 sẽ khiến tổng vốn FDI toàn
cầu giảm mạnh. Tổng giá trị vốn FDI toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm
khoảng 40% so với năm 2019 (giảm từ 1,54 nghìn tỷ USD xuống còn khoảng 924
triệu USD). Đây là lần đầu tiên dòng vốn FDI giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ USD kể từ
năm 2005. FDI toàn cầu được dự báo sẽ giảm thêm 5 đến 10% vào năm 2021 và chỉ
bắt đầu phục hồi trong năm 2022.

+ Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm
việc toàn cầu giảm 14%, tương đương khoảng 400 triệu lao động toàn thời gian.

2.2. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch COVID-19

- Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng đã kéo theo nền kinh tế Việt
Nam với độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung
ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch
vụ21.

- Tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ
lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải
thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức
thấp nhất trong 10 năm gần đây. Điều này đã tác động không nhỏ đến thu ngân sách
nhà nước.

- Một số tác động tiêu biểu gồm22:

 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020, dự kiến có 08/12 chỉ tiêu đạt
và vượt Nghị quyết của Quốc hội. Chỉ có 04/12 chỉ tiêu không đạt kế hoạch và đều là
chỉ tiêu quan trọng, phản ánh đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế trong năm
2020, trong đó có chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Cụ thể: GDP 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2,12% và cả năm 2020 ước thực hiện đạt
2 - 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8% và so với mức tăng của năm
2019 là 7,02%. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc vào đầu
tháng 2, nhóm hàng nông, thủy sản của nước ta chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là
21
https://btgtu.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/Chuyen%20de%20Covid-19.pdf
22
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM227568

21
Nhóm 7

thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Cụ thể: Tháng 2/2020, giá
trị xuất khẩu hàng thủy sản sang Trung Quốc giảm 57,21% so với cùng kỳ; hàng rau
quả giảm 24,79%; hạt điều giảm 69,26%; cà phê giảm 14,34%; chè giảm 78,39%…23

 Tác động đến lạm phát: Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến giá cả của
nhiều mặt hàng có xu hướng biến động khác với thường kỳ trong thời gian gần
đây.

Trong tháng 1/2020, thời điểm dịch COVID-19 đã có dấu hiệu tăng nhanh ở
Trung Quốc, giá cả hàng hóa Việt Nam vẫn tăng khá mạnh ở hầu hết các nhóm hàng,
lạm phát Việt Nam tăng 1,23% so với tháng 12/2019.

Mức tăng cao nhất trong các tháng 1 kể từ năm 2014, chủ yếu là do nhu cầu tiêu
dùng tăng cao vào dịp lễ Tết, điển hình là sự tăng giá cao của ba nhóm hàng ăn -
dịch vụ ăn uống, nhà ở - vật liệu xây dựng và giao thông. Tuy nhiên, tháng 2/2020,
lạm phát giảm 0,17% so với tháng 1/2020, do dịch bùng phát và lan rộng ở nhiều
quốc gia đã tác động làm cầu tiêu dùng trong nước và triển vọng tăng trưởng kinh tế
thế giới giảm.

 Tác động đến xuất, nhập khẩu: Tăng trưởng xuất, nhập khẩu năm 2020 dưới tác
động của dịch thấp hơn nhiều so với những năm trước đó

Ở thời điểm 10 tháng năm 2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm xuống còn
4,7%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2019 là 8,1% và tốc độ tăng trung
bình của cả giai đoạn 2015 - 2019 là 12%; nhập khẩu tăng trưởng 0,4%, thấp hơn so
với tốc độ tăng nhập khẩu 7% của năm 2019 và tốc độ tăng trưởng trung bình của 5
năm trước là 11,5%.

23
https://hptoancau.com/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-thang-6-va-2-quy-dau-nam-2020/

22
Nhóm 7

Trị giá và tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của cả nước 2 quý/2020 giai đoạn
2015-202024

 Tác động đến thu ngân sách nhà nước

Do ảnh hưởng của dịch nên tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 10 tháng năm
2020 đạt 1.137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm
2019. Sau 10 năm có tốc độ tăng thu cân đối ngân sách nhà nước 10 tháng đạt
dương, thì năm 2020 tốc độ tăng thu âm, tức quy mô thu ngân sách nhà nước 10
tháng năm 2020 thấp hơn 10,3% so với năm 2019.

3. Tác động của đại dịch đến vấn đề nhập khẩu xăng dầu nói chung

3.1. Lượng cầu xăng dầu giảm mạnh trong đại dịch

Nguyên nhân: Tuân theo các nghị quyết được ban hành, hạn chế đi lại nhằm
phòng tránh lây lan của dịch bệnh Covid-19 và ý thức tự phòng tránh. Từ đó đã
hạn chế đi lại làm nhu cầu về xăng dầu giảm mạnh.

- Tính từ đầu tháng 2/2020, tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 nên nhu
cầu đi lại, vận tải giảm mạnh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm
30 - 40% so với cùng kỳ các năm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các nhà máy lọc dầu cũng như các đơn vị kinh doanh
xăng dầu trên toàn quốc.

- Trong năm 2021, lượng di chuyển trên đường tại Việt Nam từ tháng 5-9 giảm
tới 60% so với mức bình thường. Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thị
trường chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, trong giai đoạn
giãn cách nhu cầu xăng dầu giảm khoảng 80%25.

3.2. Khó khăn trong lưu thông, nhập khẩu xăng dầu

Các hoạt động lưu thông, nhập khẩu xăng dầu cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch
bệnh Covid-19 và giá dầu xuống thấp khi nhu cầu vận tải, lưu thông sụt giảm. Cụ
thể:

- Vào đầu năm 2020, sản lượng kinh doanh xăng dầu trong cả nước sụt giảm
mạnh làm cho lượng tồn kho các sản phẩm xăng dầu trong nước luôn ở mức cao,
đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%,
vượt xa mức cho phép. Trong khi đó, giá nhập khẩu xăng vẫn ở mức cao. Do vậy
năm 2020 đã có nhiều hạn chế nhập khẩu xăng dầu từ các nước: Thống kê sơ bộ của
Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2020 đạt 8,27 triệu tấn,
24
https://hptoancau.com/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-thang-6-va-2-quy-dau-nam-2020/
25
https://bnews.vn/nhu-cau-tieu-thu-xa-ng-da-u-trong-nu-o-c-quy-iv-se-phuc-hoi/220102.html

23
Nhóm 7

tương đương 3,33 tỉ USD, giá trung bình 402,4 USD/tấn. Như vậy, so với năm
2019, nhập khẩu xăng dầu năm qua giảm lần lượt gần 18% về lượng, giảm 45,7%
về kim ngạch và giảm gần 34% về giá trung bình26.

- Năm 2021 tuy vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch nhưng qua những kinh
nghiệm có được từ 2020, nền kinh tế nhóm ngành xăng dầu đã có những chuyển
biến tích cực: Năm 2021, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 6,96 triệu tấn, trị giá 4,14
tỷ USD, giảm 15,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung
bình 593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng kỳ năm trước27.

- Để lý giải cho điều này thì lượng xăng dầu năm 2020 giảm so với 2019 do sản
xuất trong nước đã đáp ứng một phần đáng kể, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do
nhu cầu xăng dầu năm 2020 nội địa giảm mạnh dưới tác động của dịch Covid-19.
Còn sang 2021, khi đã có các giải pháp hiệu quả hơn trong phòng chống dịch bệnh
và lượng xăng dầu dự trữ còn dư của 2020 không đáp ứng được nên nhu cầu nhập
khẩu cao hơn, dẫn đến tăng lượng xăng dầu nhập khẩu từ các nước Malaysia, Hàn
Quốc, Singapore, Thái Lan,…

3.3. Tác động kép của đại dịch và giá dầu thế giới giảm sâu

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra, thị trường xăng dầu Việt Nam cũng
như toàn thế giới đã chịu tác động kép làm ảnh hưởng đến mọi quá trình sản xuất,
kinh doanh. Dù lượng cung xăng dầu giảm nhiều so với các năm trước nhưng đi cùng
đó là giảm lượng cầu dẫn đến giá cả xăng dầu trên toàn thế giới luôn trong tình trạng
lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung thì vẫn theo xu hướng giảm và có lúc giảm sâu

- Năm 2020, thị trường dầu thô đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ trong
lịch sử. Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh trong quý I của năm 2020. Cụ thể:

+ Dầu thô Brent đã giảm từ gần 70 USD/thùng vào đầu tháng 01/2020 xuống
dưới 20 USD/thùng vào tháng 4/2020 do tác động kép của dịch Covid-19 và cuộc
chiến về giá nhằm giành giật thị phần giữa các “đại gia” dầu mỏ Saudi Arabia và
Nga. Đây là mức thấp nhất trong hơn 18 năm qua, trước khi phục hồi lên khoảng 50
USD/thùng trong tháng 12/2020. Thậm chí, dầu thô WTI còn xuống tới mức giá âm
lần đầu tiên tại phiên giao dịch ngày 20/4/2020.

+ Năm 2020 cũng là năm chứng kiến “cú sốc” về giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đối tác (OPEC+) phải cắt giảm sản
lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương gần 10% nguồn cung toàn
cầu, nhằm cân bằng thị trường trong trung hạn cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đã
giảm nhiều so với trước đó.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 dần được kiểm soát cũng như các các
quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai vắc-xin phòng dịch, các hoạt động kinh
doanh ở nhiều nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, nhu cầu về dầu thô dần hồi phục
và giá dầu đã tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm 2020 khi thị trường dầu thô toàn cầu
hợp lý hóa nguồn cung. Giá dầu thô thế giới tăng ảnh hưởng đến CPI trong nước. Cụ
thể:
26
https://thanhnien.vn/nhap-khau-xang-dau-giam-gan-48-ve-kim-ngach-post1030245.html
27
https://baodautu.vn/gia-tang-manh-nhap-khau-xang-dau-ca-nam-2021-vot-len-41-ty-usd-
d159861.html

24
Nhóm 7

+ CPI tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông tăng
cao nhất 2,45% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm
26/11/2020, thời điểm 11/12/2020 và thời điểm 26/12/2020 làm giá xăng, dầu tăng
6,52%, tác động làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm.

+ Tính chung cả năm 2020, CPI bình quân năm tăng 3,23% so với bình quân năm
2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%, trong đó giá các mặt hàng thiết yếu
như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước làm CPI chung giảm 0,83 điểm phần
trăm.28

- Tại Việt Nam, đầu năm 2020, giá xăng E5RON92 giảm 4.100 đồng/lít, xăng
RON95 – III giảm 4.252 đồng/lít. Dầu Diesel và dầu hỏa giảm lần lượt là 1.776
đồng/lít và 2.705 đồng/lít, dầu mazut 180 cst 3,5S giảm 1.048 đồng/kg. Tuy nhiên đến
năm 2021 giá xăng tại Việt Nam đã có tới 16 lần tăng giá, cao hơn gấp 3 lần so với số
lần giảm. Vì vậy kết năm 2021 đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020 tuy không
đáng kể so với giá chung nhưng đó vẫn là một dấu mốc cho sự bình ổn trở lại của thị
trường xăng dầu.

Xăng/dầu 2020 2021

E5RON92 15,51 22,550


8

RON95 16,47 23,295


9

Dầu diesel 12,37 17,579


6

Dầu hỏa 11,18 16,518


8

Dầu madut 12,27 15,745


2

Bảng số liệu về giá xăng dầu qua năm 2020,2021(đơn vị: VNĐ)29

28
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/tac-dong-cua-gia-dau-the-gioi-den-
chi-so-gia-tieu-dung/
29
https://vietstock.vn/2022/01/hanh-trinh-gia-xang-dau-trong-nam-2021-34-919837.htm

25
Nhóm 7

4. Tác động của đại dịch đến hoạt động của công ty CP Xuất nhập
khẩu PETROLIMEX
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều tổn thất nặng nề. Ngành nhập khẩu xăng
dầu cũng không thoát khỏi những hệ lụy từ sự gián đoạn cung cầu hàng hóa nguyên,
nhiên vật liệu. Thị trường tiêu thụ nội địa khó khăn, PVN đề nghị xem xét ban hành
việc ngừng nhập khẩu xăng dầu để giảm tình trạng tồn kho tại nhà máy lọc dầu Dung
Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo PVN, hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu đang gặp rất nhiều
khó khăn. Lãnh đạo Petrolimex báo cáo với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh
nghiệp, là do Petrolimex là doanh nghiệp có hệ thống phân phối phủ rộng toàn quốc
và xăng dầu là mặt hàng cần phải có đủ dự trữ tồn kho. Trong khi, quý I/2020, giá
xăng dầu thế giới giảm quá nhanh với biên độ lớn (giảm 60%) đã tác động đến giá
vốn tồn kho của Petrolimex. Thêm vào đó, bùng phát của dịch COVID-19 đã ảnh
hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, các hãng hàng không trong nước và quốc tế sẽ tiếp
tục tạm dừng các chuyến bay trong nước và quốc tế, nhu cầu vận tải đường thủy,
đường bộ sụt giảm mạnh khiến sản lượng xuất bán xăng dầu thấp, dự trữ tồn kho tăng
cao sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn nữa đến tình hình sản xuất kinh doanh của
Petrolimex30.
Với những khó khăn đó, PVN cho biết, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả

30
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/du-tru-ton-kho-lon-petrolimex-plx-uoc-lo-quy-i-2020-hon-
500-ty-dong-post236406.html

26
Nhóm 7

nước quý I.2020 ước giảm khoảng 30% và dự kiến còn tiếp tục giảm trong thời gian
tới. Hiện các thương nhân đầu mối là khách hàng của hai nhà máy này đã có những
động thái dừng, giãn, hủy nhận hàng khiến cho việc tồn kho các sản phẩm xăng dầu
tại hai nơi này luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn
kho xăng ở mức trên 90%, vượt xa mức cho phép31.
PVN dẫn số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, hiện nay tổng lượng nhập khẩu
xăng dầu các loại trong ba tháng đầu năm 2020 là khoảng 1,85 triệu tấn. Nếu so sánh
với tổng khối lượng xăng dầu sản xuất trong nước là vào khoảng 3 triệu tấn của hai
nhà máy, đáp ứng gần 100% nhu cầu xăng dầu nội địa thì lượng nhập khẩu đã chiếm
61,67% tổng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Lượng nhập khẩu quá lớn thực sự đã gây
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước32.
Trong bối cảnh chịu tác động kép từ dịch Covid-19 và giá dầu xuống thấp, các chỉ
tiêu tài chính của PVN đã không đạt được như kế hoạch. Theo PVN, giá dầu thô trung
bình tháng 3/2020 giảm 20 USD so với tháng 2/2020 (≈ giảm 33%); giá dầu trung
bình quý I/2020 giảm 3,8USD/thùng (≈ giảm 6%) so với mức giá kế hoạch năm
(60USD/thùng), giảm 9,1USD/thùng (≈ giảm 14%) so với mức giá trung bình quý I
năm 2019 (65,3USD/thùng)33.
Có thể thấy đây dường như là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của bất kỳ
doanh nghiệp nào chứ không riêng gì PVN. Nếu như giá dầu không được cải thiện,
nhiều đơn vị, công ty con trong Tập đoàn sẽ bị mất cân đối, thậm chí là thua lỗ. Chuỗi
giá trị của PVN cũng theo đó mà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, đây cũng
là cơ hội để Tập đoàn đẩy mạnh việc hoàn thành các dự án đầu tư chưa hoàn tất, như
mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh…, cũng như tìm ra giải pháp để tạo nền tảng
phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất đặt ra trong thời điểm hiện nay. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã
có các nhà máy lọc dầu lớn như Dung Quất, Nghi Sơn nhưng vẫn còn đang phụ
thuộc khá nhiều vào thị trường xăng dầu thế giới.

Là một quốc gia còn non trẻ theo sau nhiều cường quốc thế giới, chúng ta có rất
nhiều bài học để phát triển không chỉ là trong tư duy mà còn là sự thích ứng và thay
đổi.

31

32
https://laodong.vn/kinh-te/tai-sao-pvn-de-nghi-dung-nhap-khau-xang-dau-giua-dai-dich-covid-19-
797237.ldo
33
https://pvpower.vn/cang-minh-chong-dich-covid-19-va-gia-dau-xuong-thap-nop-ngan-sach-nha-
nuoc-toan-pvn-trong-quy-i2020-dat-253-ke-hoach-nam/

27
Nhóm 7

Qua nghiên cứu đề tài, đã thấy được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến thị
trường nhập khẩu xăng dầu Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Petrolimex nói riêng là vô cùng to lớn. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với
đời sống sản xuất và xã hội, là yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm hàng
hóa. Hi vọng rằng Chính phủ sẽ có những hướng đi phù hợp cho thị trường xăng
dầu Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung để phát triển thị trường,
hướng đến phát triển đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”.

Do thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài thảo luận của nhóm em còn
nhiều sai sót, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn để những bài thảo luận tiếp theo được hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn!

28

You might also like