You are on page 1of 27

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2

Lớp : N01-TL2

Nhóm : 04

Hà Nội, 2024
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2

Nhóm số: 4 Lớp: 4718 Thảo luận N01-TL2 Khoa: Pháp luật kinh tế

Tổng số sinh viên của nhóm: + Có mặt: ……………………………………

+ Vắng mặt:………….…. Có lý do:………..…. Không có lý do:…..…………..

Sinh Nhận xét của gv


Đánh
STT MSSV Họ và tên viên
giá Đánh Nhận
kí tên
giá xét

1 471833 Cao Thị Ngọc Ánh

2 471834 Trần Thị Mai Hương

3 471835 Quách Thị Thu Hoài

4 471836 Nguyễn Đăng Đức Anh

5 471837 Nguyễn Thị Thu Hường

6 471838 Nguyễn Vũ Dũng

7 471839 Bùi Ngọc Anh

8 471840 Vũ Thị Hương Trà

9 471841 Nguyễn Trung Hiếu

10 471842 Hoàng Thị Như Thoa


Hà Nội, ngày....tháng....năm 2024.
Kết quả điểm bài tập:
NHÓM TRƯỞNG
Giảng viên chấm thứ nhất:..........
Giảng viên chấm thứ hai:............
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

ĐỀ BÀI...................................................................................................................2

BÀI LÀM...............................................................................................................4

Câu 1: Xác định các hoạt thương mại mà công ty X tiến hành?......................4

Câu 2: Công ty X có được tự thực hiện quảng cáo sản phẩm mình không ?..6

Câu 3: Nêu thủ tục Công ty X cần thực hiện theo quy định pháp luật để tiến
hành hoạt động quảng cáo và khuyến mại sản phẩm của công ty?.................6

Câu 4: Giả sử xảy ra sự kiện bất khả kháng làm hàng hóa của công ty X đặt tại
cửa hàng của Doanh nghiệp tư nhân Y bị hư hỏng. Ai là người phải gánh chịu
tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng?......................................................................14

Câu 5: Giả sử, em là luật sư đã được hai bên tìm đến để tư vấn về các vấn đề
pháp lý kể trên. Sau khi hoàn thành vụ việc, em rút ra được những kinh
nghiệm chuyên môn nào (những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thực hiện pháp
luật) cho bản thân khi giải quyết đối với các vụ việc tương tự về sau...........16

KẾT LUẬN..........................................................................................................21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................22


MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện đang phát triển mạnh mẽ và sôi nổi nước ta
hiện nay, hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy nền
kinh tế. Để đưa các hàng hoá, sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong thời đại
này ta có thể thấy hai hoạt động tiêu biểu nhất đó là hoạt động khuyến mại và hoạt
động quảng cáo. Mặc dù các hoạt động tiếp cận khách hàng diễn ra sôi nổi rộng rãi
là vậy nhưng pháp luật Việt Nam cần quy định chi tiết, đầy đủ và chặt chẽ hơn là
điều rất cần thiết để các thương nhân tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.
Do đó nhóm chúng em đã chọn vấn đề này để nghiên cứu.

1
ĐỀ BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024-2025

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X (công ty 100% vốn nước
ngoài) chuyên kinh doanh các sản phẩm mứt làm từ rau, củ, quả. Công ty X có trụ
sở chính tại Đà Lạt. Để chuẩn bị cho mùa tết âm lịch năm 2020, Công ty X sáng tạo
và phát triển dòng sản phẩm mứt mới. Với chiến lược chuẩn bị cho việc phát triển
thị trường, từ tháng 9/2019, Công ty X đã thực hiện một số hoạt động sau đây:

- Công ty X quảng cáo trên các phương tiện như truyền hình, phát thanh,
mạng internet.

- Công ty X thông báo về chương trình khuyến mại nhân dịp Tết Nguyên
Đán: mua các bộ sản phẩm mứt của công ty sẽ được tặng kèm một gói trà hoa quả.
Đồng thời, các khách hàng mua sản phẩm có hóa đơn từ 300.000 đồng trở lên của
công ty đều có cơ hội được tham gia “Vòng quay may mắn”. Khách hàng sẽ dùng
điện thoại quét QR code có trên từng phiếu dự thi, nhập mã số của phiếu dự thi và
tham gia quay trúng thưởng trên ứng dụng tải về máy điện thoại.

- Đồng thời, Công ty X ký kết hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Y
(chuyên sản xuất bánh mứt kẹo cổ truyền, có cửa hàng nổi tiếng nằm trên phố
Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) để các sản phẩm mứt của Công ty X được bày bán tại
cửa hàng của Doanh nghiệp tư nhân Y trong dịp giáp Tết Nguyên đán.

1. Xác định các hoạt động thương mại mà Công ty X tiến hành?

2. Công ty X có được tự thực hiện quảng cáo sản phẩm của mình không?

3. Nêu thủ tục Công ty X cần thực hiện theo quy định pháp luật để tiến hành
hoạt động quảng cáo và khuyến mại sản phẩm của công ty?

4. Giả sử xảy ra sự kiện bất khả kháng làm hàng hóa của Công ty X đặt tại
cửa hàng của Doanh nghiệp tư nhân Y bị hư hỏng. Ai là người phải gánh chịu tổn
thất do hàng hóa bị hư hỏng?

2
5. Giả sử, em là luật sư đã được hai bên tìm đến để tư vấn các vấn đề pháp lý
kể trên. Sau khi hoàn thành vụ việc, em rút ra được những kinh nghiệm chuyên
môn nào (những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thực hiện pháp luật) cho bản thân khi
giải quyết đối với các vụ việc tương tự về sau.

BÀI LÀM

Câu 1: Xác định các hoạt thương mại mà công ty X tiến hành?

3
Theo như đề bài ta có thể thấy rõ các hoạt động thương mại mà công ty X
tiến hành đó là: Hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động trung gian thương
mại.

1.1. Hoạt động xúc tiến thương mại. Trong tình huống, hoạt động của công ty X
bao gồm cả: Hoạt động khuyến mại và quảng cáo thương mại.

1.1.1. Đối với hoạt động quảng cáo thương mại:

Căn cứ theo Điều 102 Luật thương mại:“Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt
động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”.

Theo đó, công ty X đã sử dụng các phương tiện như truyền hình, phát thanh,
mạng internet để thông báo, giới thiệu chương trình khuyến mại và đưa sản phẩm
của mình tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn hay nói cách khác chính là giới thiệu
với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa mứt hoa quả của mình để thu
hút thêm nhiều khách hàng.

1.1.2 Đối với hoạt động khuyến mại:

Công ty X đã áp dụng hai hình thức khuyến mại dựa trên giá trị mua hàng
của khách hàng. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với tất cả khách hàng mua sản phẩm mứt tết của Công ty X sẽ
được tặng kèm một gói trà hoa quả. Công ty X đã áp dụng hình thức tặng hàng hóa
cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo khoản 2 Điều 92 Luật
thương mại. Qua đó thương nhân được phép tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách
hàng không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà thường
được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng
dịch vụ của thương nhân thì trong trường hợp này hoàn toàn có tồn tại hành vi mua
hàng trong thông báo khuyến mại của Công ty X.

4
Thứ hai, đối với khách hàng mua sản phẩm có hóa đơn từ 300.000 đồng trở
lên của Công ty đều có cơ hội được tham gia “Vòng quay may mắn”. Khách hàng
sẽ dùng điện thoại quét QR code có trên từng phiếu dự thi, nhập mã số của phiếu
dự thi và tham gia quay trúng thưởng trên ứng dụng tải về máy điện thoại. Công ty
X áp dụng đồng thời 2 hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách hàng như
đã giải thích ở trên và hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự
các chương trình mang tính may rủi. Tại đây, khách hàng phải có hành vi mua bán
hàng hóa, dịch vụ với hóa đơn từ 300.000 đồng trở lên thì mới có cơ hội tham gia
chương trình và việc trúng thưởng hoàn toàn dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố theo đúng quy định về hình thức này tại
khoản 6 Điều 92 Luật thương mại. “Chương trình may rủi” thể hiện ở chỗ khách
hàng sau khi nhập mã dự thi sẽ quay trúng thưởng trên ứng dụng đã tải. Việc trúng
thưởng của khách hàng sẽ dựa trên sự may mắn của người tham gia quay chứ
không phụ thuộc vào Công ty X. Đây là lợi ích phi vật chất mà Công ty X mang
đến cho khách hàng nhằm hướng họ tới mục tiêu quảng bá sản phẩm của công ty
mình.

1.2. Hoạt động trung gian thương mại.

Công ty X ký kết hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Y (chuyên sản xuất
bánh mứt kẹo cổ truyền, có cửa hàng nổi tiếng nằm trên phố Hoàng Hoa Thám, Hà
Nội) để các sản phẩm mứt của Công ty X được bày bán tại cửa hàng của Doanh
nghiệp tư nhân Y trong dịp giáp Tết Nguyên đán. Trong trường hợp này, công ty X
đã thực hiện ủy thác mua bán hàng hóa trong hoạt động trung gian thương mại.
Theo đó công ty X là bên ủy thác theo Điều 157 Luật thương mại và công ty Y là
bên nhận ủy thác theo Điều 156 Luật thương mại. Quan hệ ủy thác mua bán hàng
hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác như trên là phù hợp với quy
định của pháp luật (trong thực tế đôi khi còn gọi ủy thác là ký gửi ). Nội dung của
hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy
5
thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác; vì vậy ở đây, công ty Y thực hiện mua
bán hàng hóa mứt tết của công ty X dưới danh nghĩa của mình theo những điều
kiện thỏa thuận với công ty X và nhận thù lao của công ty X.

Câu 2: Công ty X có được tự thực hiện quảng cáo sản phẩm mình không ?

Công ty X hoàn toàn có thể tự mình thực hiện quảng cáo sản phẩm tại VN:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 của Luật thương mại 2005 “ Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại 1
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh “. Như vậy, pháp nhân được
nhắc đến là Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên X đã được thành lập hợp
pháp, hoạt động 1 cách độc lập, có đăng ký kinh doanh và có trụ sở chính tại Đà
Lạt.

Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp
Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam” kết hợp cùng khoản 4
Điều 16 Luật Thương mại có thể khẳng định Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên X đã có đầy đủ các yếu tố để trở thành thương nhân Việt Nam.

Kết hợp với Điều 103 Luật thương mại 2005 về quyền quảng cáo thương mại
thì công ty X là thương nhân Việt nam “Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của
thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt
động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiên việc
quảng cáo thương mại cho mình”.

Câu 3: Nêu thủ tục Công ty X cần thực hiện theo quy định pháp luật để tiến
hành hoạt động quảng cáo và khuyến mại sản phẩm của công ty?

3.1. Thủ tục để tiến hành hoạt động quảng cáo

6
3.1.1. Điều kiện để tiến hành hoạt động quảng cáo: (theo Điều 20 Luật quảng
cáo 2012)

Các danh mục hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm quy định tại
điều 7 Luật quảng cáo 2012: Xét tình huống của Công ty X, với chiến lược quảng
cáo sản phẩm mứt làm từ rau, củ, quả chuẩn bị cho mùa tết âm lịch 2020 cũng như
phát triển thị trường, thì hoạt động của công ty hoàn toàn đáp ứng quy định của
pháp luật. Sản phẩm mứt không nằm trong 8 sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cấm
quảng cáo.

Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, Công ty X cần có :

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”. (Thực hiện giấy phép đăng
ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định
01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Quản lý
thuế 2019; và các văn bản liên quan khác.)

- Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư và có ngành


nghề kinh doanh hàng hóa/dịch vụ tương ứng.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bản tự công bố sản
phẩm mứt (Thực hiện giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm dựa vào căn cứ: Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ- CP –
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm).

3.1.2. Thủ tục tiến hành hoạt động quảng cáo

Bước 1: Chuẩn bị những hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định tại
khoản 4 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: công ty X phải nộp hồ sơ cho
7
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo (giấy xác nhận nội dung
quảng cáo), vì sản phẩm mứt tết thuộc các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc
biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP (được
sửa đổi bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP).

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ gồm các giấy tờ
sau:

1.1. Đơn đề nghị xin phép quảng cáo;

1.2. Bản sao giấy đăng ký và bản công bố sản phẩm;

1.3. Mẫu nhãn sản phẩm; mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã
được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy
định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

1.4. Kịch bản và nội dung dự kiến quảng cáo ghi sẵn trong đĩa hình, đĩa âm
thanh (trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình) hoặc phải có ma két
(mẫu nội dung) đối với việc quảng cáo trên các phương tiện khác;

1.5. Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm có
trong bản công bố sản phẩm phải có tài liệu khoa học chứng minh.

2. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm
bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.

3. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm
bản chính; để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ
sở sản xuất kinh doanh.

4. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm
bản chính; để đối chiếu thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc công
bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

8
5. Tài liệu khoa học chứng minh tính chất; công dụng của sản phẩm đúng như
nội dung đăng ký quảng cáo. Nếu thực hiện quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý
theo quy định pháp luật.

6. Hợp đồng thuê dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp đăng ký xác nhận
quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

7. Bản cam kết sử dụng hình ảnh (trong trường hợp sử dụng hình ảnh).

Bước 2: Chờ cơ quan thẩm định hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan
cấp phép.

1. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường
hợp hồ sơ đã đủ; hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ
sơ thiếu; không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng
văn bản để bổ sung thủ tục đúng theo quy định.
2. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ
sở; Sở công thương phải thẩm tra sơ bộ hồ sơ; hướng dẫn cơ sở bổ sung hồ
sơ theo đúng quy định.
3. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
đăng ký đầy đủ và hợp pháp. Sở Công Thương tiến hành thẩm định; thu phí;
lệ phí theo quy định và thông báo kết quả thẩm định nội dung quảng cáo cho
cơ sở dưới hình thức. Trường hợp thẩm định đạt yêu cầu: Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu. Trường hợp thẩm định không đạt yêu
cầu: thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chưa được xác nhận nội
dung quảng cáo và những yêu cầu cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Phí và
lệ phí: 1.100.000 đồng/lần/sản phẩm.

9
Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công
Thương.

Căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; đến nhận
kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở công
thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.

Bước 4: Công ty X tiến hành quảng cáo theo nội dung đã được xác nhận.

Sau khi được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; Công ty sẽ tiến hành
quảng cáo theo nội dung đã được cấp phép. Cụ thể khi quảng cáo trên các phương
tiện như truyền hình; phát thanh; mạng internet thì Công ty sẽ gửi nội dung quảng
cáo của mình tới cơ quan; đơn vị có chức năng phát thanh; truyền hình; mạng
internet để họ đăng tải (Cục văn hóa – thông tin đối với internet và Đài Truyền hình
đối với truyền hình, phát thanh).

3.2. Thủ tục tiến hành hoạt động khuyến mại

3.2.1. Điều kiện tiến hành chương trình khuyến mại:

Công ty X thỏa mãn điều kiện đầu tiên trong ba điều kiện chung để tiến hành
chương trình khuyến mại như sau:

- Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các Chương trình mang tính
may rủi mà việc tham gia Chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và
việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải
thưởng đã công bố (Chương trình khuyến mại mang tính may rủi).

- Chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán
hoặc cung ứng qua internet và các phương tiện điện tử khác.

- Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại chấp thuận
10
3.2.2. Thủ tục hoạt động khuyến mại

Với Công ty X, thủ tục khuyến mại phải được thực hiện là: thủ tục thông báo
thực hiện hoạt động khuyến mại và thủ tục đăng ký thực hiện hoạt động khuyến
mại.

Công ty X phát động 02 chương trình khuyến mại:

i. Mua các bộ sản phẩm mứt sẽ được tặng kèm một gói trà hoa quả. Hình
thức khuyến mại này được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, hình thức khuyến mại
tặng sản phẩm mứt phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến
mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện
khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại nếu quà tặng của
chương trình khuyến mại có giá trị trên 100 triệu đồng. Hồ sơ thông báo phải được
gửi đến Sở Công Thương ít nhất 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
Hồ sơ bao gồm 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo mẫu số 01 Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này, với nội dung được quy định tại khoản 5 Điều 17
Nghị định này.

Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo chương trình khuyến mại

Hồ sơ thông báo bao gồm 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số
01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo chương trình khuyến mại

Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày
làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, căn cứ theo:

11
- Căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá
trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện;

- Căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực
tiếp;

- Căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo
ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công
trực tuyến.

Cách thức nộp hồ sơ thông báo chương trình khuyến mại (theo khoản 3 Điều
17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).

Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức thông báo sau:

- Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi
tổ chức khuyến mại;

- Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ
chức khuyến mại;

- Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản
scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương
nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố;

- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.

Tuy vậy, theo khoản 2 Điều 17 của nghị định trên, trường hợp tổng giá trị
giải thưởng; quà tặng của chương trình khuyến mãi có giá trị dưới 100 triệu đồng
thì thương nhân không phải thực hiện thủ tục thông báo. Như vậy, tổng giá trị quà
tặng dưới 100 triệu đồng thì Công ty X không phải làm thủ tục thông báo chương
trình khuyến mại.

ii. Tổ chức “Vòng quay may mắn”, gắn liền với việc mua sản phẩm của
khách hàng với điều kiện là đơn hàng có giá trị từ 300.000 đồng trở lên. Hình
12
thức khuyến mại này được quy định tại điều 13 Nghị định 81/2018/NĐ/CP. Theo
khoản 1 điều 19, công ty X phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động
khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước
khi thực hiện chương trình khuyến mại.

Thủ tục đăng ký thực hiện hoạt động khuyến mại

Bước 1: Công ty X chuẩn bị hồ sơ đăng ký chương trình khuyến mại

Công ty X cần phải nộp 01 bộ hồ sơ Thông báo và Đăng ký chương trình


khuyến mại bao gồm:

- Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại

- Thể lệ chương trình khuyến mại

- Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mãi có phát hành vé số
dự thưởng

- Hình ảnh hàng hoá khuyến mại và hàng hoá dùng để khuyến mại

- Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng

- Bản sao chứng nhận chất lượng hàng hoá, dịch vụ khuyến mại và hàng hoá,
dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có) Đăng ký
thực hiện chương trình khuyến mại;

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, thương nhận sẽ tiến hành nộp hồ sơ thực hiện
chương trình khuyến mại tới một trong hai cơ quan phụ thuộc vào từng nội dung
chương trình khuyến mại, cụ thể:

- Sở Công Thương: đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện
trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

13
- Bộ Công Thương: đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện
trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình
khuyến mại theo các hình thức khác.

Công ty X được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sau:

- Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền;

- Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền;

- Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cung cấp.

Câu 4: Giả sử xảy ra sự kiện bất khả kháng làm hàng hóa của công ty X đặt
tại cửa hàng của Doanh nghiệp tư nhân Y bị hư hỏng. Ai là người phải gánh
chịu tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng?

Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015: “…Sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép”. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng làm hàng hóa của Công ty X đặt tại cửa
hàng của Doanh nghiệp tư nhân Y bị hư hỏng sẽ dẫn đến hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, hai bên có thỏa thuận trước về vấn đề chịu tổn thất
đối với hàng hóa.

Điều 11 LTM năm 2005 quy định: “Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận
trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật,
thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

14
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được
thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”

Có thể thấy tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại là một
trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại. Do đó, nếu có thỏa
thuận về vấn đề rủi ro do sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng ủy thác giữa công
ty X và doanh nghiệp Y thì pháp luật sẽ ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên trong
hợp đồng. Vì vậy, khi Công ty X và Doanh nghiệp Y có thỏa thuận trong hợp đồng,
xác định rõ bên nào phải chịu thiệt hại khi hàng hóa, sản phẩm mứt do Công ty X
sản xuất được bày bán tại cửa hàng của Doanh nghiệp Y bị hư hỏng thì bên đó sẽ
phải gánh chịu tổn thất.

Trường hợp thứ hai, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, nếu không có thỏa
thuận khác.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, Doanh
nghiệp Y sẽ được miễn trách nhiệm nếu hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả
kháng. Trong trường hợp này, Công ty X là chủ sở hữu tài sản sẽ chịu tổn thất, theo
quy định tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Chủ sở hữu phải chịu
rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác".

Tuy nhiên, để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng nêu trên,
Doanh nghiệp Y phải thực hiện các hành động sau:

- Thông báo ngay cho Công ty X bằng văn bản về việc miễn trách nhiệm và
những hậu quả có thể xảy ra.

- Chứng minh có sự kiện bất khả kháng.

Để chứng minh có sự kiện bất khả kháng, Doanh nghiệp Y cần:

15
- Có nỗ lực khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng hoặc ít nhất là hạn
chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do sự kiện bất khả kháng gây ra.

- Chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết nhưng vẫn không ngăn chặn hoặc giảm thiểu được thiệt hại.

Nếu Doanh nghiệp Y không thực hiện các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại,
doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hàng hóa theo quy định tại
Khoản 4 Điều 165 Luật Thương mại 2005, do đã vi phạm nghĩa vụ "bảo quản hàng
hóa".

Câu 5: Giả sử, em là luật sư đã được hai bên tìm đến để tư vấn về các vấn đề
pháp lý kể trên. Sau khi hoàn thành vụ việc, em rút ra được những kinh
nghiệm chuyên môn nào (những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thực hiện pháp
luật) cho bản thân khi giải quyết đối với các vụ việc tương tự về sau.

Sau khi hoàn thành vụ việc, em rút ra được những kinh nghiệm chuyên môn
(những vấn đề pháp lý cần thực hiện) cho bản thân khi giải quyết đối với các vụ
việc tương tự như sau:

Một là, khi xác định tư cách thương nhân xem họ là doanh nghiệp Việt Nam
hay doanh nghiệp nước ngoài thì cần quan tâm tới tư cách pháp lý của thương
nhân. Về cơ bản, một loại doanh nghiệp giữ 100% vốn nước ngoài chưa hẳn đã là
doanh nghiệp nước ngoài. Theo quy định tại Theo quy định tại Điều 91 Luật
Thương mại 2005 về Quyền khuyến mại của thương nhân:

1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê
thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương
nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

16
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có quyền
tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực
hiện việc khuyến mãi cho mình. Và nếu như doanh nghiệp nước ngoài đặt văn
phòng đại diện ở Việt Nam thì văn phòng đại diện đó không được trực tiếp thực
hiện các hình thức khuyến mại. Trong trường hợp muốn thực hiện, thương nhân đó
cũng không thể thuê thương nhân khác thực hiện. Còn với quảng cáo thì quy định
này được nới lỏng hơn, văn phòng đại diện có thể thuê thương nhân kinh doanh
dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện khi được thương nhân đó ủy
quyền cho văn phòng đại diện ký kết hợp đồng đó theo khoản 2 Điều 103 Luật
Thương mại 2005 về Quyền quảng cáo thương mại

“ 2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt
động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn
phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện. ”

Dù là văn phòng đại diện hay chi nhánh cũng đều được pháp luật bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.

Hai là, cần xem xét danh mục hàng hóa, dịch vụ có thể dùng để thực hiện
chương trình khuyến mại.

Nó phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp, không rơi vào các
trường hợp tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ- CP của Chính phủ ngày 22
tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương
mại. Kể cả trong trường hợp đó thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch
vụ mà mình kinh doanh hay khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
khác thì đều phải đáp ứng yêu cầu trên.

Trong trường hợp thương nhân biết sai mà vẫn cố tình thực hiện thì luật sư
cần nêu những hậu quả pháp lý và ngăn cản hành vi đó nếu nó ảnh hưởng trực tiếp
17
tới vấn đề quốc gia (đối với hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động trung gian
thương mại nói chung).

Thêm vào đó, đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm
theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương
trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may
mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố thương nhân phải
trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp
không có người trúng thưởng. Nội dung này được quy định tại Điều 13 Nghị định
81/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, là quy định hạn chế tình trạng
khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân về cơ cấu, số lượng giải
thưởng và sự phân phối giải thưởng đến khách hàng.

Do đó, luật sư cũng cần phân tích cụ thể cho thương nhân dự liệu được
những vấn đề trong kinh doanh và nắm bắt quy định này.

Ba là, đối với quy trình xin quảng cáo

Cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ quảng cáo là gì và có thuộc đối tượng
phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo hay không, xác định rõ phương tiện
quảng cáo là gì và có thuộc trường hợp phải thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hay không.

Cần soạn thảo, kiểm tra các hồ sơ, tài liệu đầy đủ và đúng theo quy định của
pháp luật, nộp lệ phí xin quảng cáo.

Thêm vào đó, quy trình xin quảng cáo ở các địa phương khác nhau nên khi
tư vấn về thủ tục, luật sư cần rất chú ý. Nếu lấy mẫu đơn quảng cáo ở địa phương
này và mang sang địa phương khác mà bị từ chối với lý do không phù hợp hay vì
bất cứ lý do nào thì cũng đều mang lại sự bất lợi về chi phí cho doanh nghiệp bị từ

18
chối. Vì vậy, khách hàng ở tỉnh thành, huyện thị nào thì luật sư sẽ tư vấn và sử
dụng quy trình cũng như mẫu giấy tờ tại nơi đó.

Thêm nữa, trong lúc tư vấn cần phân tích kỹ cho khách hàng Điều 8 Luật
Quảng cáo năm 2012 quy định quảng cáo không được trái với truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam, nội dung quảng cáo phù hợp với
khoản 2 Điều 109 Luật Thương Mại về Các quảng cáo thương mại bị cấm:

“ 2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với
quy định của pháp luật. ”

Ngày nay, không gian số phát triển, hoạt động quảng cáo truyền thống tỏ ra
không còn hiệu quả vậy nên các doanh nghiệp thường lựa chọn quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Vậy nên thêm một lưu ý nữa là việc quảng cáo
này cũng cần phải tuân thủ Luật An ninh mạng, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định
pháp luật có liên quan, tránh gặp phải những sự cố pháp lý không đáng có.

Bốn là, khi tiến hành ký kết hợp đồng.

Khi tiến hành ký kết hợp đồng đại lý thương mại giữa hai bên chủ thể cần
chú ý tới việc hợp đồng cũng cần được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương, quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của bên giao đại
lý và đại lý, thời hạn đại lý, đặc biệt trong điều khoản quy định về trường hợp rủi
ro, cụ thể là quy định về sự kiện bất khả kháng.

Đây là điều khoản quan trọng mà dường như cho đến hiện nay, trong quá
trình làm hợp đồng, nhiều bên chủ thể cũng như luật sư vô tình không để ý đến
hoặc dành cho nhau sự tin tưởng nên không thỏa thuận trong hợp đồng.

Các bên nên quy định rõ như thế nào được xem là sự kiện bất khả kháng, quy
định về nghĩa vụ thông báo khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, thỏa thuận về phương
án xử lý kèm theo trách nhiệm của hai bên.
19
Do đó, với bất kỳ lý do nào thì việc không quy định về rủi ro do sự kiện bất
khả kháng phần nào sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Song song với đó, việc thẩm tra
kỹ năng lực, kinh nghiệm kinh doanh, tư cách pháp lý, uy tín kinh doanh của bên
tham gia ký kết hợp đồng là cực kỳ quan trọng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro sau
này.

Bên cạnh đó nếu em là luật sư tư vấn cho từng công ty một em sẽ có


những bài học rút ra sau quá trình tư vấn cho từng công ty:

Bài học rút ra trong trường hợp tư vấn cho công ty X:

Thứ nhất, công ty X phải cài điều khoản làm rõ có phải là sự kiện khách
quan mà Doanh nghiệp tư nhân Y không thể lường trước được hay không ?

Công ty X nếu chứng minh được Doanh nghiệp tư nhân Y hoàn toàn có thể lường
trước được sự kiện bất khả kháng này xảy ra thì có thể đỡ một phần rủi ro hay thậm
chí chuyển toàn bộ trách nhiệm vi phạm sang bên kia.

Thứ hai, sự kiện này có thể được khắc phục hay không ?

Đúng là công ty Y không thể thực hiện được nghĩa vụ bảo đảm được những Doanh
nghiệp tư nhân Y cần lý giải sao không thể khắc phục được tình hình bằng cách
khác, ví dụ như thuê bên thứ 3 thực hiện để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ của
Doanh nghiệp tư nhân Y theo hợp đồng

Thứ ba, cũng liên quan đến điều kiện Doanh nghiệp tư nhân Y đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép hay chưa?

Nếu bên công ty X chứng minh được rằng bên Y hoàn toàn có điều kiện và khả
năng để áp dụng mọi biện pháp trong khả năng thì có thể đỡ một phần rủi ro hay
thậm chí chuyển toàn bộ trách nhiệm vi phạm sang bên kia.

Bài học rút ra trong trường hợp tư vấn cho Doanh nghiệp tư nhân Y:

20
Thứ nhất, khi hợp đồng đã được giao kết và trường hợp của Doanh nghiệp
tư nhân Y thỏa mãn các điều kiện luật quy định về bất khả kháng, Doanh nghiệp tư
nhân Y cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Nghĩa vụ phải thông báo, gia hạn Hợp đồng,...

Có cơ hội nào để hợp đồng tiếp tục được thực hiện (bằng việc gia hạn hợp đồng
hay nhờ bên thứ 3?) nhằm tránh được rủi ro nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, nếu trường hợp của Doanh nghiệp tư nhân Y không thỏa mãn điều
kiện bất khả kháng, cần cân nhắc xem mình có đủ điều kiện áp dụng Điều 420
BLDS để yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
các hoạt động trung gian thương mại và xúc tiến thương mại ngày càng được chú
trọng và phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, ngày nay các hoạt động này ngày càng
đa dạng và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là hoạt động
quảng cáo thương mại. Mặc dù pháp luật về thương mại đã phần nào quy định khá
đầy đủ và chặt chẽ về vấn đề này, tuy nhiên trong quá trình thực thi các chính sách
cùng với các hoạt động của các doanh nghiệp, chủ thể tham gia vào hoạt động này
hết sức phức tạp. Chính vì vậy trong quá trình thực thi các chính sách và pháp luật
21
về hoạt động trung gian thương mại và xúc tiến thương mại cũng gặp một số hạn
chế. Như vậy việc tránh xảy ra những tranh chấp căng thẳng và đều mang lại lợi ích
cho cả hai bên thì vẫn còn là một bài toán nan giải cần sự tham gia của các cấp
chính quyền và cả người dân.

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Văn bản pháp luật

1. Luật Thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2017, năm 2019

2. Bộ Luật Dân sự 2015

3. Luật Quảng cáo 2012

4. Luật Doanh nghiệp 2020

5. Luật Đầu tư 2020

6. Luật quản lí thuế 2019

7. Nghị định 01/2021/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ quy định về đăng kí đăng nghiệp.

8. Nghị định 15/2018/NĐ- CP của chính phủ ngày 02 tháng 02 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

9.Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật quảng cáo

10. Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 05 năm 2018 quy định
chi tiết về Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

II. Giáo trình, luận văn, trang web.

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình “Luật Thương mại Việt Nam”, tập 2,
NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2021, tr.73-168.

2. Phạm Kim Dung, “Hỏi đáp về Luật Thương mại năm 2005”, NXB Lao động,
năm 2005.

3. Lý Văn Toán, “Một số ý kiến về quy định lý do chính đáng, sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan”, tạp chí Kiểm sát số 15/2021, tr.51-57.

23
4. Nguyễn Thế Quyền, Tạ Thị Thùy Trang, “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động khuyến mại giảm giá ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí
Nghề Luật số 01/2015, tr.26-30.

5. https://luanvan.co/luan-van/luan-van-xuc-tien-thuong-mai-phuong-huong-va-
bien-phap-thuc-day-xuc-tien-thuong-mai-43185/

6. https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-cac-hoat-dong-xuc-tien-thuong-mai-
khuyen-mai-va-quang-cao-cac-vi-pham-phap-luat-pho-bien-trong-linh-vuc-
khuyen-62637/

24

You might also like