You are on page 1of 10

I.

CĂN CỨ PHÁP LÝ, NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:


1. Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2021 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu
hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn
2. Quy định chung:
a) Phạm vi áp dụng:
Quy định này quy định việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm
không bảo đảm an toàn được sản xuất tại Công ty TNHH TM&DV Xuất Nhập Khẩu
Thủy Hải Sản Hoàng Trang
b) Giải thích từ ngữ:
- Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua
từng công đoạn của quá trình sản xuất và phân phối.
- Thu hồi sản phẩm: là việc áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không bảo
đảm an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau: là cơ sở phải lưu giữ thông tin
để bảo đảm khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh, công đoạn sản xuất
trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh, công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình
sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm được truy xuất.
c) Quy định chung:
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc và thủ tục thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng
phải được thẩm tra/soát xét ít nhất 01 lần/năm, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình
hình thực tế hoạt động của Công ty.
II. QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
1. Trình tự truy xuất nguồn gốc:
a) Xác định lô hàng sản xuất, lô hàng giao cần truy xuất thông qua hồ sơ lưu trữ;
b) Tổng hợp, thống kê thông tin về loại thực phần, số lượng thực phẩm của lô
thực phẩm đã sản xuất, đã nhập, đã bán và còn tồn kho; danh sách tên, địa chỉ
của khách hàng, các đại lý phân phối thực phẩm (nếu có);
c) Nhận diện các công đoạn sản xuất liên quan đến lô hàng sản xuất, lô hàng giao
phải thực hiện truy xuất nguồn gốc;
d) Lập báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc sau khi kết thúc quá trình truy xuất lô
hàng sản xuất, lô hàng giao.
2. Quy định về thông tin truy xuất và mã hóa
a) Đối với các lô nguyên liệu nhập vào để sản xuất, trên biểu mẫu giám sát
phải có đủ các thông tin sau: ngày tháng tiếp nhận, tên nguyên liệu, khối
lượng, mã số nhận diện (mã lô hàng):
- “Mã số nhận diện” được quy định như sau: AA BB/CC trong đó:
+ AA: là tên viết tắt của sản phẩm (Chi tiết theo phụ lục 1)
+ BB: Số thứ tự tăng dần trong năm của sản phẩm đó.
+ CC: 2 số cuối cùng của năm sản xuất
Ví dụ:
+ CMH 02/20: được hiểu là lô hàng cá mè hoa số 02 trong năm 2020
+ TH 03/21: được hiểu là lô hàng tôm hùm số 03 trong năm 2021
+ CB 04/22: được hiểu là lô hàng cua sống số 04 trong năm 2022
b) Đối với quá trình sản xuất:
- Thực hiện ghi “Mã số nhận diện” ở tất cả các công đoạn sản xuất trong các
biểu mẫu giám sát GMP đảm bảo thống nhất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành
phẩm. “Mã số nhận diện” được ghi trên bao bì đảm bảo có thể truy xuất được lô sản
phẩm từ thành phẩm về đến nguyên liệu.
c) Đối với lô sản phẩm xuất bán: phải có hồ sơ ghi lại các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ cơ sở/đại lý mua hàng;
- Thời gian bán;
- Thông tin về lô hàng xuất (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện);
III. QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI SẢN PHẨM
1. Trình tự, thủ tục thu hồi và xử lý thực phẩm:
a) Tiếp nhận yêu cầu thu hồi và xử lý;
b) Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý;
c) Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) và
trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt;
d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt;
đ) Áp dụng biện pháp xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo các hình thức
thu hồi tự nguyện và thu hồi bắt buộc;
e) Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu hồi
và lưu trữ hồ sơ. Trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong
chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thẩm
quyền;
g) Trường hợp lô hàng bị thu hồi đã phân phối, tiêu thụ trên phạm vi lớn, cần thu
hồi nhanh chóng để hạn chế tối đa rủi ro đến sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng hoặc cơ sở không có khả năng thu hồi, xử lý toàn bộ thực phẩm không bảo
đàn an toàn, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ tổ chức thu
hồi, xử lý thực phẩm.
2. Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn:
- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức
giới hạn quy định;
- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác
hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người.
3. Trình tự thu hồi:
3.1. Thu hồi tự nguyện:
a) Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của
tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp thu
hồi bắt buộc.
b) Trình tự thu hồi:
Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản
ánh về thực phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định thuộc hường hợp phải thu hồi,
Công ty thực hiện:
- Thông báo bằng điện thoại, thư điện tử (email) hoặc các hình thức phù hợp khác,
sau đó thông báo chính thức bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh
(cơ sở sản xuất, các cơ sở phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh
doanh thực phẩm thuộc diện phải thu hồi và thực hiện thu hồi thực phẩm;
- Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và
cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh,
thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại
chúng cấp trung ương để thông tin đến người tiêu dùng về thực phẩm phải thu hồi;
- Thông báo bằng văn bản việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an
toàn thực phẩm;
- Thông báo bằng văn bản về việc thu hồi thực phẩm của chủ cơ sở phải ghi rõ: tên,
địa chỉ của cơ sở sản xuất; tên thực phẩm; quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày
sản xuất và hạn dùng; số lượng, lý do thu hồi thực phẩm; danh sách địa điểm tập
kết, tiếp nhận thực phẩm bị thu hồi; thời gian thu hồi thực phẩm.
- Trong thời gian 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, Công ty báo cáo kết quả
việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm và hình
thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi.
3.2. Thu hồi bắt buộc:
a) Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định
thu hồi của cơ quan có thẩm quyền qua kiểm tra phát hiện hoặc nhận được thông tin
cảnh báo của nước nhập khẩu và từ các nguồn thông tin khác về thực phẩm không bảo
đảm an toàn hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về
an toàn thực phẩm.
b) Trình tự thu hồi:
- Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ cơ sở thực hiện:
+ Thông báo bằng điện thoại, thư điện tử (email) hoặc các hình thức phù hợp khác,
sau đó thông báo chính thức bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh
doanh (cơ sở sản xuất, các cơ sở phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải thu hồi và thực hiện thu hồi thực
phẩm;
+ Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố
và cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh,
thành phố trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại
chúng cấp trung ương để thông tin đến người tiêu dùng về thực phẩm phải thu
hồi;
+ Thông báo bằng văn bản việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về
an toàn thực phẩm;
+ Thông báo bằng văn bản về việc thu hồi thực phẩm của chủ cơ sở phải ghi rõ:
tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; tên thực phẩm; quy cách bao gói, số lô sản xuất,
ngày sản xuất và hạn dùng; số lượng, lý do thu hồi thực phẩm; danh sách địa
điểm tập kết, tiếp nhận thực phẩm bị thu hồi; thời gian thu hồi thực phẩm.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc thu hồi bắt buộc, chủ cơ
sở báo cáo kết quả việc thu hồi thực phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu
hồi và đề xuất hình thức xử lý đối với thực phẩm sau thu hồi.
4. Xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý
bằng các biện pháp kỹ thuật đế bảo đảm thực phẩm an toàn;
- Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng
theo quy định.
b) Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm
an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực
phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.
c) Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an
toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.
d) Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không
phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phần gây ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.
e) Trường hợp thu hồi tự nguyện, chủ cơ sở tự lựa chọn áp dụng một trong các hình
thức xử lý sản phẩm sau thu hồi: khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; chuyển
mục đích sử dụng; tái xuất; tiêu hủy.
f) Trường hợp thu hồi bắt buộc, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý
với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ cơ sở đề xuất. Trường hợp không đồng ý
với hình thức đề xuất của chủ cơ sở, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ
lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ cơ sở áp dụng.
IV. GHI CHÉP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ
1. Thực hiện ghi chép theo các biểu mẫu trong phụ lục kèm theo
2. Hồ sơ sản xuất được lưu trữ tối thiểu 06 tháng kể từ ngày sản xuất
3. Hồ sơ quá trình triển khai thu hồi và xử lý sản phẩm được lưu trữ tối thiểu 02 năm
kể từ ngày hoàn thành xử lý thực phẩm sau thu hồi.

Móng Cái, ngày 10 tháng 03 năm 2022


Người phê duyệt
PHỤ LỤC I
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT CỦA SẢN PHẨM

STT Tên sản phẩm Tên viết tắt của sản phẩm
1 Cá Mè hoa sống CMH

2 Cá mú CM

3 Tôm hùm TH

4 Ốc hương OH

5 Cua biển CB

6 Rươi sống RS

7 Sá sùng SS

8 Ngao trắng, Ngao trắng Bến Tre NT

9 Ngao 2 cồi N2C

10 Ngao hoa NH

11 Ngao giấy NG

12 Hàu sống HS

13 Sứa muối SM

14 Cá sinh và không sinh Histamine ướp đá CUD

15 Hải quỳ HQ

16 Tôm tít TT

17 Ghẹ sống GS
PHỤ LỤC II
PHIẾU TIẾP NHẬN Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ KHÁCH HÀNG
PHIẾU TIẾP NHẬN
Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ KHÁCH HÀNG

1. Ghi nhận thông tin và nơi phản hồi :

 Phát hiện của công ty


 Khiếu nại của khách hàng
 Cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền
Ngày ghi nhận thông tin:………………………………………………………………………………..
Tên khách hàng:………………………………………………………………………………………...
Đơn vị:…………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………..Điện thoại………………………................
2. Nội dung phản ánh:

…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Tổng số trang đính kèm, nội dung đính kèm (hình ảnh,…): ………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Yêu cầu của khách hàng (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..

Ngày .............tháng ............năm……


NGƯỜI TIẾP NHẬN
PHỤ LỤC III
QUYẾT ĐỊNH THU HỒI SẢN PHẨM

CÔNG TY TNHH TM&DV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XNK THS HOÀNG TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QĐ-TH Móng Cái, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH
V/v thu hồi sản phẩm không phù hợp

CÔNG TY TNHH TM&DV XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN


HOÀNG TRANG
Căn cứ Giấy phép kinh doanh số 5702104062 cấp ngày 06/12/2021 của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Quảng Ninh
Căn cứ điều lệ hoạt động của CÔNG TY TNHH TM&DV XUẤT NHẬP KHẨU THỦY
HẢI SẢN HOÀNG TRANG
Căn cứ quy định nội bộ về truy xuất và thu hồi sản phẩm
Theo đề nghị của Trưởng phòng sản xuất kinh doanh
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi tất cả các lô sản phẩm có mã số lô là …………sản xuất ngày ……….
Điều 2. Trưởng phòng sản xuất kinh doanh có trách nhiệm tổ chức việc thu hồi đối với
những sản phẩm không phù hợp; Bộ phận kho có trách nhiệm tiếp nhận khi sản phẩm được
chuyển về công ty, sắp xếp bảo quản riêng, đánh dấu nhận biết “Sản phẩm thu hồi”; Phòng
quản lý chất lượng lấy mẫu để kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc gửi mẫu đến các phòng
kiểm nghiệm để phân tích các chỉ tiêu Chất lượng, ATTP.
Điều 3. Thời gian thu hồi: từ ngày …/…/….
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Ông (bà) Trưởng phòng Sản xuất kinh doanh, Quản lý kho, Trưởng phòng
Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như điều 5; (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Lưu: Đội HACCP.
PHỤ LỤC IV
BIÊN BẢN THU HỒI SẢN PHẨM

BIÊN BẢN THU HỒI SẢN PHẨM


Hôm nay, ngày …… tháng ……năm……..
Căn cứ quyết định thu hồi sản phẩm số …………….. ngày…….tháng……..năm…… của
Giám đốc công ty về việc thu hồi sản phẩm không phù hợp.
Chúng tôi gồm:
I. Đại diện CÔNG TY TNHH TM&DV XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN HOÀNG
TRANG
Ông/bà………………. – phòng ……..
Ông/bà………………. – phòng ……..
II. Đại diện cơ sở có sản phẩm thu hồi:
Ông/bà………………. – phòng ……..
Ông/bà………………. – phòng ……..
Cùng hoàn thiện thu hồi lô sản phẩm: …………..
1. Lý do thu hồi :
 Phát hiện của công ty
 Khiếu nại của khách hàng
 Cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền
2. Nguyên nhân:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
3. Địa điểm thu hồi:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
4. Thông tin lô sản phẩm thu hồi:
4.1. Tên sản sẩm:……………………………………………………………………………….
4.2. Số lượng: …………….……………………………………………………………………
4.3. Khối lượng: …………………………….…………………………………………………
4.4. Ngày sản xuất:. …………………………….……………………………………………
4.5. Mã lô sản phẩm: …………………………….……………………………………………
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐẠI DIỆN CÔNG TY
PHỤ LỤC V
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THU HỒI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ
ĐỀ XUẤT HÌNH THỨC XỬ LÝ SAU THU HỒI
(Kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CÔNG TY TNHH TM&DV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XNK THS HOÀNG TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …… Móng Cái, ngày … tháng … năm …


V/v báo cáo thu hồi sản phẩm không
bảo đảm an toàn thực phẩm

Kính gửi: …….(Tên cơ quan/đơn vị nhận báo cáo)....


Công Ty Tnhh Tm&Dv Xuất nhập khẩu Thủy Hải Sản Hoàng Trang………………. báo cáo
về việc thu hồi sản phẩm như sau:
1. Thông tin về sản phẩm thu hồi:
- Tên sản phẩm:
- Quy cách bao gói: (khối lượng hoặc thể tích thực)
- Số lô:
- Ngày sản xuất và/hoặc hạn dùng:
- Lý do thu hồi:
2. Thông tin về số lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm:
- Số lượng sản phẩm đã sản xuất (hoặc nhập khẩu):
- Số lượng đã tiêu thụ:
- Số lượng sản phẩm đã thu hồi:
- Số lượng sản phẩm chưa thu hồi được:
3. Danh sách tên, địa chỉ các địa điểm tập kết sản phẩm bị thu hồi:
4. Hình thức xử lý sau thu hồi:

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận: (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như trên;
- Lưu: Đội HACCP, văn phòng

You might also like