You are on page 1of 12

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


TÊN ĐỀ TÀI: Hiệp định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải
quan, Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI),
Hiệp định về quy tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ tục cấp phép
nhập khẩu

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


TÊN ĐỀ TÀI: Hiệp định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan,
Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI), Hiệp định về
quy tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

GVHD: Nguyễn Nam Hà


Lớp: 12DHQTMK04
Nhóm: 3
SVTH:
1. Nguyễn Thị Anh Đào-2040213523
2. Nguyễn Thị Trúc Quyên-2040213593
3. Võ Thị Sương-2040213600
4. Bùi Thị Bính Quyên-2040210439
5. Nguyễn Đinh Nhật Tiến-2040213619

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nói chung và các thầy, cô trong khoa
Chính trị Luật nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo
phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu
luận này. 
Đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Nam Hà,
giảng viên khoa Chính trị Luật, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí
Minh đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập, tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này.
Bộ môn Luật thương mại quốc tế là một môn học vô cùng cần thiết. Chúng em đã
cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian qua để hoàn thành bài
tiểu luận. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của chúng em vẫn
còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện. Kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy dành
cho chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 
.

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


Mục lục

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CAO SU
(RUBBER) TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU....................................................................................1
1.1 Giới thiệu chung về Cao su..............................................................................................1
1.1.1 Cây cao su và nhựa cao su.........................................................................................1
1.1.2 Cấu trúc của cao su thiên nhiên.................................................................................1
1.1.3 Tính chất....................................................................................................................2
1.1.4 Sự lưu hóa cao su.......................................................................................................3
1.2 Thị trường Việt Nam........................................................................................................4
1.2.1 Tình hình sản xuất cao su..........................................................................................4
1.2.2 Thói quen tiêu dùng cao su tại Việt Nam..................................................................9
1.2.3 Các nhà sản xuất ,các thương hiệu sản phẩm trong nước và nước ngoài tại thị
trường Việt Nam...............................................................................................................10
1.2.4 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam..................................11
1.2.5 Các quốc gia xuất khẩu cao su đến Việt Nam.........................................................11
1.2.6 Các quốc gia nhập khẩu cao su từ Việt Nam...........................................................13
1.3 Thị trường thế giới..........................................................................................................14
1.3.1 Các quốc gia xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới....................................................14
1.3.2 Các quốc gia nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới...................................................17
1.4 Triển vọng thị trường trên thế giới.................................................................................21
Chương 2 THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
..................................................................................................................................................25
2.1. Giới thiệu thị trường: Trung Quốc................................................................................25
2.2. Tổng giá trị, sản lượng nhập khẩu cao su......................................................................25
2.3. Các đối tác xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc.............................................26
Chương 3..................................................................................................................................28
3.1 Quy trình nhập khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc................................................28
3.2 Các tiêu chuẩn nhập khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc........................................30
3.3 Các kinh nghiệm và bài học khi xuất khẩu cao su đến thị trường Trung Quốc.............31
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................34

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 2 năm căng thẳng vì dịch COVID-19, hiện nay, Việt Nam đang dần nỗ
lực phục hồi xuất, nhập khẩu vô cùng mạnh mẽ. Bằng chứng là theo Tổng cục Thống
kê, so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ
USD, tức tăng 10,6%.
Vì lí do đó, hơn bao giờ hết, chúng em hiểu rằng việc tìm hiểu về Hiệp định của
WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan, Hiệp định về giám định hàng hóa trước
khi gửi hàng (PSI) cũng như Hiệp định về quy tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ tục cấp
phép nhập khẩu là một điều hết sức cần thiết để hiểu hơn về quy trình xuất – nhập
khẩu nước ta.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chi tiết Hiệp định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan,
Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI) cũng như Hiệp định về quy
tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu để hiểu hơn về quy trình xuất
– nhập khẩu nước ta, tìm ra các điểm còn hạn chế của những Hiệp định trên để khắc
phục một cách tốt nhất.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


 Nghiên cứu tổng quát về các chính sách của Hiệp định của WTO về xác định
trị giá tính thuế hải quan, Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng
(PSI) cũng như Hiệp định về quy tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ tục cấp phép
nhập khẩu
 Nghiên cứu về thực trạng của các Hiệp định trên
 Đưa ra giải pháp và kiến nghị

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Bài nghiên cứu đã đưa ra một cái nhìn toàn diện xung quanh 3 Hiệp định: Hiệp
định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan, Hiệp định về giám định hàng hóa
trước khi gửi hàng (PSI) cũng như Hiệp định về quy tắc xuất xứ và Hiệp định về thủ
tục cấp phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra những bất cập cũng
như giải pháp và kiến nghị cho các hiệp định trên.

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


2

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1. Hiệp định của WTO về xác định trị giá tính thuế hải quan
1.1. Phương thức tính toán thuế nhập khẩu

 Tính thuế theo phần trăm trị giá hàng hoá


 Tính thuế theo định lượng (trọng lượng, thể tích hoặc số lượng hàng hoá)
 Tính thuế theo phương thức phức hợp 
1.2. Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thống nhất một phương pháp xác
định giá tính thuế
Hiệp định được xây dựng trên tư tưởng tự do hoá thương mại (có lợi cho doanh
nghiệp) nhưng vẫn tôn trọng chủ quyền tương đối của các quốc gia thành viên. Một
mặt, Hiệp định quy định những nguyên tắc chung về cách thức và phương pháp tính
trị giá tính thuế một cách công bằng mà hải quan tất cả các nước thành viên phải tuân
thủ; do đó là một sự bảo đảm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu;
Mặt khác, Hiệp định cũng là một sự thoả hiệp, chấp nhận quyền từ chối áp dụng
phương pháp tính trị giá hải quan chuẩn của cơ quan hải quan trong một số trường
hợp.
1.3. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan

 Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá được sử dụng để tính thuế nhập
khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hóa được bán từ nước xuất
khẩu sang nước nhập khẩu (gọi là giá giao dịch). 
 Trị giá giao dịch của các hàng hóa giống hệt;
 Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự;
 -Trị giá khấu trừ;
 -Trị giá tính toán;
 -Một phương pháp hợp lý (khi không sử dụng được các phương pháp trên)
1.4. Những chi phí có thể bị cộng vào giá giao dịch khi xác định trị giá tính
thuế theo cách tính chuẩn
Các loại chi phí có thể bị cộng vào giá mua bán hàng hoá:
-Phí hoa hồng và môi giới (trừ hoa hồng mua hàng); Chi phí, phí đóng gói,
container;
-Giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ phụ trợ (vật tư, phụ kiện, công cụ, khuôn mẫu, bản
vẽ, thiết kế...) được người mua cung cấp miễn phí hoặc với giá thấp để sử dụng trong
quá trình sản xuất ra hàng hoá đó;

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


3

-Phí bản quyền và phí xin phép sử dụng bằng sáng chế;
-Các khoản thu về sau mà người bán được hưởng phát sinh do việc bán lại hàng
hoặc sử dụng hàng nhập;
-Chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí liên quan khác tính đến địa điểm nhập
khẩu (trường hợp này chỉ áp dụng nếu nước nhập khẩu quy định giá tính thuế là giá
CIF)
Các loại chi phí “có điều kiện” có thể bị cộng vào giá mua bán hàng hóa: -Cước
vận tải sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan nước nhập khẩu;
-Chi phí xây dựng, lắp đặt, bảo trì hoặc hỗ trợ kỹ thuật phát sinh sau khi nhập
khẩu;
-Thuế quan và các loại thuế của nước nhập khẩu
-Điều kiện để tính gộp các chi phí này vào giá tính thuế là các chi phí này phải
tách biệt được với giá mua bán
-Hạn chế do quy định của pháp luật 
1.5. Các trường hợp hải quan được phép không công nhận giá trị giao dịch
mà người nhập khẩu kê khai
(I) Không có hành vi mua bán 
(II) Khi có những hạn chế đối với người mua về việc bán hoặc sử dụng hàng
hoá đó, trừ (Hạn chế về khu vực địa lý được phép lưu thông hàng hoá đó;
Hạn chế không làm ảnh hưởng đến trị giá hàng hoá) 
(III) Khi việc bán hàng hoặc giá cả phải tuân theo một điều kiện nào đó có thể
ảnh hưởng đến trị giá giao dịch 
(IV) Khi người bán được hưởng một phần từ các khoản thu được từ việc người
mua bán lại hàng hoá cho người khác;
(V) Khi người mua và người bán có quan hệ với nhau và giá cả bị ảnh hưởng
bởi mối quan hệ đó
1.6. Trường hợp hải quan nghi ngờ giá giao dịch không chính xác, ai có
nghĩa vụ chứng minh?
Trách nhiệm chứng minh rằng “nghi ngờ đó là không có cơ sở” thuộc về doanh
nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến trách nhiệm chứng minh này để
hành động kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Chỉ khi chứng minh và
thuyết phục được cơ quan hải quan rằng nghi ngờ của họ đối với giá giao dịch là
không có cơ sở thì doanh nghiệp mới có hy vọng được tính giá tính thuế là giá giao
dịch.
1.7. Quyền của doanh nghiệp trong trường hợp hải quan nghi ngờ giá giao
dịch không chính xác
Khi hải quan nghi ngờ sự chân thực hoặc chính xác của trị giá kê khai, người nhập
khẩu phải được quyền giải thích (bao gồm cả việc xuất trình các bằng chứng, giấy tờ
chứng tỏ trị giá mình kê khai là chân thực);

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


4

Khi hải quan không thoả mãn với giải thích mà người nhập khẩu đưa ra, người
nhập khẩu có quyền yêu cầu hải quan gửi văn bản nêu rõ lý do nghi ngờ tính chân
thực của trị giá khai báo.
1.8. Nội dung các phương pháp xác định giá tính thuế không dựa trên giá
giao dịch
Hiệp định CVA quy định 05 phương pháp tính thuế hải quan thay thế trong trường
hợp hải quan có nghi ngờ về trị giá giao dịch và quyết định không thừa nhận giá này
là giá tính thuế.
(I) Trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt
Giao dịch của hàng hoá giống hệt hoặc tương tự được lựa chọn để xác định giá
tính thuế phải là giao dịch của hàng giống hệt hoặc tương tự được nhập khẩu vào nước
đó từ cùng một nước xuất khẩu, vào cùng một thời điểm và của cùng nhà sản xuất với
loại hàng hoá đang cần tính thuế.
(II) Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự
(III) Trị giá khấu trừ: Giá tính thuế = Giá bán tại thị trường nước NK (của hàng
tương tự hoặc giống hệt) - Thuế nhập khẩu (và thuế khác) - Phí vận tải và bảo hiểm -
Lợi nhuận - Các chi phí khác từ lúc nhập khẩu.
(IV) Trị giá tính toán: Giá tính thuế = Giá thành sản xuất ra hàng hoá đó + Lợi
nhuận + Chi phí chung
(V) Phương pháp khác: Xác định giá tính thuế theo một phương pháp linh hoạt dựa
trên một trong bốn phương pháp đó.
Tuy nhiên, hải quan không được xác định trị giá tính thuế theo: Giá hàng hoá được
dùng để xuất khẩu sang một nước khác; Giá tính thuế hải quan tối thiểu; Các trị giá
tuỳ tiện hoặc không thực tế.
1.9. Quyền của doanh nghiệp trong quá trình hải quan xác định giá tính
thuế cho hàng hoá của mình
Bản thân nguyên tắc xác định giá tính thuế theo giá giao dịch ghi nhận trong Hiệp
định CVA đã là một biểu hiện bảo vệ lợi ích của các thương nhân, doanh nghiệp trung
thực.
Ngoài ra, Hiệp định còn ghi nhận nhiều quyền của doanh nghiệp (mà đặc biệt là
quyền của nhà nhập khẩu):
Quyền được đưa ra ý kiến trong suốt quá trình xác định trị giá tính thuế;
Quyền rút hàng khỏi cơ quan hải quan nếu thấy quá trình xác định trị giá tính thuế
chậm trễ (nhưng phải đặt cọc một khoản bằng thuế mà có thể sẽ phải trả);
Quyền yêu cầu hải quan giữ bí mật các thông tin mà mình cung cấp dưới dạng
thông tin mật;
Quyền khiếu nại cơ quan hải quan hoặc kiện ra toà án.

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


5

1.10. Thông tin về trình tự, thủ tục, phương pháp xác định giá tính thuế đối
với hàng nhập khẩu vào Việt Nam
Các văn bản quy định về vấn đề này bao gồm:
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2005 (Điều 72);
Luật Quản lý Thuế 2006;
Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu;
Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Thông tư 59/2007/TT-BTC, ngày 14/6/2007, hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HẢI
QUAN, VỀ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI GỬI HÀNG (PSI),
VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU
1. Thực trạng về xác định trị giá tính thuế hải quan
Mặc dù từ tháng 6-2002, Chính phủ đã ban hành quy định về việc xác định trị giá
tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Tuy nhiên, việc triển
khai thực hiện theo các phương pháp xác định giá tính thuế theo Hiệp định này hiện
nay vẫn còn gặp một số khó khăn, hiệu quả chưa cao, tình trạng gian lận, trốn thuế
qua giá vẫn còn nhiều do sự thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan.
Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cho biết, hoạt động thương mại quốc tế ngày
càng đa dạng về phương thức giao dịch, thanh toán, vận chuyển… đã kéo theo tình
trạng gian lận thuế thông qua việc khai báo sai trị giá hải quan đối với hàng nhập
khẩu. Việc này đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt đối với các mặt hàng
có thuế suất cao, có nhiều biến động về giá và các mặt hàng chịu nhiều tác động về
việc giao hàng, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán…
Phổ biến nhất về gian lận qua trị giá hải quan là gian lận về điều kiện áp dụng trị
giá giao dịch, ví dụ như doanh nghiệp không khai báo các mối quan hệ đặc biệt mà
các mối quan hệ đặc biệt này có ảnh hưởng đến trị giá hải quan ví dụ như công ty mẹ -
công ty con; hoặc khai báo mối quan hệ nhưng khai báo sai về quyền được định đoạt
hàng hóa… 
Gian lận về giá tính thuế cũng thường gặp đối với những trường hợp doanh nghiệp
không khai báo đầy đủ các khoản phải cộng (doanh nghiệp khai báo thiếu các khoản

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


6

phải cộng như phí hoa hồng, phí môi giới; phí FO; phí bảo hiểm đường biển; phí vận
chuyển từ kho hàng nước xuất khẩu đến cảng xuất khẩu; phí bản quyền…);  
Một phương thức khác cũng khá phổ biến là doanh nghiệp làm giả mạo các giấy tờ
giao dịch để khai báo sai trị giá hải quan nhằm gian lận về thuế như doanh nghiệp khai
báo thấp trị giá đối với những mặt hàng có thuế suất cao, khai giảm số lượng hàng hóa
để làm giảm trị giá nhập khẩu… 
Trong trường hợp nhằm gian lận thuế thu nhập, chuyển giá quốc tế, doanh nghiệp
khai tăng trị giá tính thuế so với trị giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu để tăng vốn
đầu tư, tăng chi phí nhằm giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập phải nộp; hoặc làm tăng
giá trị đầu tư để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng Một (từ ngày
16/12/2022 đến 15/1), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 546 vụ việc
vi phạm pháp luật Hải quan. Theo đó, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 196 tỷ đồng
và số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 14,5 tỷ đồng. Có thể thấy, chỉ trong một thời
gian ngắn mà gian lận ước tính đã là một con số không hề nhỏ, nếu không thắt chặt và
tăng cường kiểm tra sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3


7

Tài liệu tham khảo

[1].

Luật thương mại quốc tế Nhóm 3

You might also like