You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------o0o---------

CÔNG TRÌNH THAM DỰ CUỘC THI


Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014-2015

Tên công trình:


CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
SAU KHI KÍ KẾT KIỆP ĐỊNH TPP THÀNH CÔNG

Nhóm ngành: Kinh doanh và Quản lý 3

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ


CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................. 4

1.1. Tổng quan về TPP ............................................................................... 4


1.1.1. Quá trình đàm phán TPP ................................................................ 4
1.1.2. Phạm vi điều chỉnh của TPP........................................................... 6
1.1.3. Các đặc trưng nổi bật của TPP .................................................... 13
1.1.4. Thương mại hàng hóa của Việt Nam với các đối tác TPP ........... 17
1.2. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây ........... 19
1.2.1. Vai trò của ngành hàng dệt may trong nền kinh tế thế giới ......... 19
1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của ngành dệt may Việt
Nam. ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM SAU KHI KÍ KẾT KIỆP ĐỊNH TPP .......................... 26

2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào một số nước
tham gia hiệp định TPP ............................................................................ 26
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ26
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản .............. 27
2.2. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết hiệp định
TPP thành công ......................................................................................... 29
2.2.1. Cơ hội tiếp cận thị trường các nước thành viên TPP với thuế suất
ưu đãi....................................................................................................... 29
2.2.2. Tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
cho ngành dệt may .................................................................................. 30
ii

2.2.3. Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư vào ngành dệt may ..... 31
2.3. Những thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết hiệp
định TPP thành công ................................................................................ 33
2.3.1. Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường nội địa............................... 33
2.3.2. Phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao, điều kiện ngặt nghèo của Hiệp
định ....................................................................................................... 34
2.3.3. Yêu cầu về tỉ lệ nguyên phụ liệu nội địa hóa cao ......................... 34
2.3.4. Sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam .......... 36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH TPP THÀNH
CÔNG ............................................................................................................. 38

3.1. Một số chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam trong
tương lai ..................................................................................................... 38
3.2. Giải pháp từ phía chính phủ ............................................................ 40
3.2.1. Hỗ trợ ngành dệt may thông qua chính sách ................................ 40
3.2.2.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, cải thiện môi trường kinh
doanh ....................................................................................................... 45
3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ...................................................... 47
3.3.1. Hiện đại hóa công nghệ ................................................................ 48
3.3.2. Có chiến lược dài hạn ................................................................... 50
3.3.3. Hình thành các liên kết trong ngành ............................................ 52
3.3.4. Quan tâm thích đáng thị trường nội địa ....................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ................... 26

Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản ......... 27

Bảng 3. Một số DN xuất khẩu điển hình sang Nhật Bản 11 tháng 2014 ........ 28

Bảng 4. Một số dự án FDI lớn đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam ............. 32

Bảng 5. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến 2015, định hướng 2020 ....... 39
iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất ...................................... 21

Hình 2. Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam .................................................. 22

Hình 3. Giá trị xuất khẩu doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước .... 23

Hình 4. Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ..... 24
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp
định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương
mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm
New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia,
Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Hiệp định TPP hiện đang là một
trong những hiệp đinh thương mại quan trọng nhất đang trong quá trình đàm
phán của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng
hóa, sở hữu trí tuệ, đầu tư và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương như
cạnh tranh, mua sắm công, lao động, môi trường, công đoàn… Dự kiến các
vòng đàm phán sẽ kết thúc vào năm 2015. Nếu như hiệp định được kí kết
thành công, đây sẽ là một bước chuyển biến lớn của nền kinh tế Việt Nam,
đặc biệt là đối với ngành dệt may – một trong những ngành mũi nhọn và nền
tảng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vì chỉ riêng thị trường Hoa Kỳ và
Nhật Bản đã chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành này. Nó mở
ra nhiều cơ hội lớn như làm chuyển hướng thương mại mạnh, tăng kim ngạch
xuất khẩu ngành dệt may, đặc biệt là vào thị trường Mỹ, giảm giá thành nhập
khẩu nguyên liệu đầu vào cũng như dây chuyền khoa học công nghệ. Bên
cạnh đó, việc tham gia TPP cũng đặt ra nhiều thách thức như gặp khó khăn
với quy tắc xuất xứ, vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, hay
sức ép phải nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân ngành dệt may trên thị
trường thế giới.

Với việc đàm phán TPP đang đi đến những vòng đàm phán cuối cùng để
kí kết hiện nay, việc nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức của ngành dệt
may Việt Nam sau khi kí kết hiệp định TPP thành công” sẽ là cơ sở khoa học
cho ngành dệt may tận cụng triệt để những cơ hội và chuẩn bị kỹ càng để giải
2

quyết các thách thức trong thực hiện hiệp định TPP, có ý nghĩa cấp bách cả về
lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ cuối năm 2010, khi Việt Nam chính thức tuyên bố tham gia đàm
phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP,
những vấn đề xoay quanh Hiệp định mang tính chiến lược này đối với Việt
Nam đã trở thành chủ đề bàn luận của rất nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định
chính sách. Thực tế có không ít các chuyên đề, đề tài nghiên cứu về TPP như
đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương và vấn đề tham gia của Việt Nam” do GS, TS Hoàng Văn Châu chủ
nhiệm. Các nhà nghiên cứu cũng đưa các bài đánh giá chuyên môn mang tính
tham khảo cao về vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình trước đó mới chỉ
dừng lại nghiên cứu chung cho cả nền kinh tế mà chưa đi sâu và có những
đánh giá riêng cho ngành dệt may Việt Nam khi chúng ta tham gia TPP.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP), đặc điểm phát triển của ngành dệt may Việt Nam
những năm gần đây và đánh giá, phân tích những cơ hội, thách thức đối với
ngành dệt may Việt Nam khi Hiệp định TPP được kí kết thành công, đề tài
xác định những kiến nghị, giải pháp nhằm tận dụng tốt các cơ hội và khắc
phục khó khăn để ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơ hội và thách thức của ngành
dệt may khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. Do phạm vi
đàm phán của TPP rất rộng và vẫn chưa được quyết định chính thức, về mặt
nội dung, đề tài sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các lĩnh vực đặc điểm
phát triển của ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây và đánh giá, phân
tích những cơ hội, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi Hiệp định
3

TPP được kí kết thành công, nhằm tận dụng tốt các cơ hội và khắc phục khó
khăn để ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn nữa.

Về mặt thời gian, đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu ngành dệt may những
năm gần đây từ năm 2008- 2014. Các kiến nghị và giải pháp được xây dựng
cho giai đoạn Việt Nam thực hiện hiệp định TPP với tầm nhìn đến năm 2020.

Về mặt không gian, đề tài sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các nước
đã và đang tham gia đàm phán TPP bao gồm Mỹ, Chi Lê, Pêru, Australia,
New Zealand, Malaysia, Singapore, Brunei, Mexico, Canada, Nhật Bản, Việt
Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và
đánh giá các nguồn thông tin nhằm đạt được mục tiêu của đề tài là rút ra
những kiến nghị, giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn của ngành
dệt may Việt Nam khi kí kết Hiệp định TPP. Các nhận định dựa trên các quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước và các lý thuyết hiện đại về kinh tế
quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của đề tài

Công trình nghiên cứu gồm 55 trang, bảng, hình. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, danh mục các bảng và hình, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành ba chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP) và ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây

- Chương 2: Những cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam
sau khi kí kết hiệp định TPP thành công

- Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị đối với ngành dệt may Việt
Nam.
4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ


CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) VÀ NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.1. Tổng quan về TPP


1.1.1. Quá trình đàm phán TPP

Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn
gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4 và trước
đó là P3-CEP) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005,
có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei.

Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm
phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi
với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4.
Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với
các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này. Tháng 9/2008, văn phòng Đại
diện Thương mại Hoa Kỳ(USTR) thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia
đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở
cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Sau đó, các nước Australia,
Peru và Việt Nam chính thức bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP
tại Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 16 tại Lima, Peru vào tháng 11 năm
2008 nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (riêng Việt Nam đến
13/11/2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ,
các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời
điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải
chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của
5

Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP.
Tháng 12/2009 USTR mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama về
việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được
chính thức khởi động.

Vòng đàm phán TPP đầu tiên được tổ chức giữa Chile, Brunei, New
Zealand, Singapore cùng với Hoa Kỳ, Peru, Australia và Việt Nam, từ 15-19
tháng 3 năm 2010, tại Melbourne, Australia. Các bên trao đổi quan điểm, nhất
trí thu thập thông tin và dự thảo các tài liệu chuẩn bị cho vòng tiếp theo. Vòng
thứ 2được tổ chức tại San Francisco, Hoa Kỳ tháng 6/2010, các bên thảo luận
về khung cấu trúc cho Hiệp định và mối liên hệ giữa TPP với các Hiệp định
thương mại tự do khác (FTA) đang được thực hiện. Vòng thứ 3 diễn ra tại
Brunei tháng 10/2010. Các bên tập trung vào chuẩn bị các đề xuất và dự thảo
tổng hợp cho việc hợp tác. Trong thời gian này, Malaysia cũng chính thức đưa
ra mong muốn được tham gia vào tiến trình đàm phán đang diễn ra và đến
ngày 5/10 đã được 8 nước thành viên TPP đồng ý gia nhập các vòng đàm
phán, trở thành thành viên thứ 9 tham gia đàm phán TPP.

Vòng đàm phán thứ 4 diễn ra từ ngày 6-10 tháng 12 năm 2010 tại
Auckland, New Zealand. Các nhóm làm việc của các quốc gia đàm phán họp
bàn soạn thảo các chương riêng biệt cho TPP. Vòng thứ 5 được tổ chức tại
Santiago, Chile từ 14-18 tháng 2 năm 2011. Vòng thứ 6 diễn ra tại Singapore
từ 28/3 đến 1/4 năm 2011. Vòng đàm phán thứ 7 được tổ chức tại TP Hồ Chí
Minh, Việt Nam từ 20-24 tháng 6 năm 2011. Vòng thứ 8 của tiến trình đàm
phán được diễn ra ở Chicago, Hoa Kỳ, từ 9 đến 15 tháng 9 năm 2011. Vòng
thứ 9 diễn ra tại Lima, Peru tháng 10/2011.

Ngày 12/11/2011, trong quá trình diễn ra Hội nghị thường niên của
APEC tại Honolulu, Hoa Kỳ, các thành viên TPP đã công bố những nét khái
quát của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
6

Tháng 12/2011, vòng thứ 10 của cuộc đàm phán được tổ chức tại
Kuala Lumpur, Malaysia. Các bên chỉ đàm phán về các vấn đề sở hữu trí tuệ,
các quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư,… Các bên cũng đã thảo luận về một lộ
trình đi đến kết thúc các cuộc đàm phán. Vòng thứ 11 của tiến trình đàm phán
diễn ra vào tháng 3/2012 tại Melbourne, Australia. Vòng thứ 12 diễn ra vào
tháng 5/2012 tại Dallas, Hoa Kỳ. Các bên kết thúc thảo luận về doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Tháng 6/2012, Tổng thống Hoa Kỳ Obama thông báo mời
Mexico và Canada tham gia vào đàm phán TPP sau khi những nước này cam
kết sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định, và Mexico và Canada đã
chính thức trở thành thành viên tham gia đàm phán từ tháng 10/2012. Tháng
7/2012, Vòng thứ 13được tổ chức tại San Diego, Hoa Kỳ. Vòng thứ 14 diễn
ra tại Leesburg, Hoa Kỳ vào tháng 9/2012. Vòng thứ 15 diễn ra tại Auckland,
New Zealand. Tháng 3/2013, vòng thứ 16 được tổ chức tại Singapore. Vòng
thứ 17 được tổ chức tại Lima, Peru tháng 5/2013. Vòng thứ 18 tại Kota
Kinabalu, Malaysia vào tháng 7/2013. Vào thời gian này, Nhật Bản chính
thức tham gia vào các vòng đàm phán TPP. Vòng thứ 19 diễn ra tháng 8/2013
tại Bandar Seri Begawan, Brunei. Sau vòng này, một loạt các cuộc họp cấp bộ
trưởng, trưởng đoàn đàm phán và các nhóm đàm phán được các nước tổ chức
theo hình thức cả song phương lẫn đa phương nhằm tìm tiếng nói chung trong
các lĩnh vực cụ thể. Một vòng đàm phán không chính thức đã được tổ chức tại
Ottawa, Canada vào tháng 7/2014.

1.1.2. Phạm vi điều chỉnh của TPP

Ngày 12/11/2011, các nhà lãnh đạo 9 nước tham gia đàm phán Hiệp
định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) công bố Bản mô tả các lĩnh vực
đàm phán chính của Hiệp định TPP tại cuộc họp các nhà lãnh đạo TPP bên lề
Hội nghị cấp cao APEC 19. Theo đó, phạm vi đàm phán của TPP là toàn bộ
các lĩnh vực then chốt về thương mại và có liên quan đến thương mại.
7

Nội dung của Hiệp định TPP bao trùm toàn bộ các khía cạnh của quan
hệ thương mại giữa các thành viên TPP. Sau đây là các vấn đề được đàm phán
và tóm tắt những tiến bộ đã đạt được tại thời điểm đó:

Thứ nhất, về vấn đề cạnh tranh. Hiệp định TPP sẽ giúp thúc đẩy môi
trường kinh doanh cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo một sân
chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp của các thành viên TPP. Các nước tham
gia đàm phán đã có những tiến quan trọng trong việc cam kết về việc thiết lập
và duy trì các luật và các cơ quan quản lý cạnh tranh, thủ tục công bằng trong
việc thực thi luật cạnh tranh, minh bạch hóa, bảo vệ người tiêu dùng, quyền
riêng tư về hành động và hợp tác kỹ thuật.

Thứ hai, về hợp tác và nâng cao năng lực. Các thành viên TPP nhất trí
rằng việc nâng cao năng lực và các hình thức hợp tác khác là hết sức quan
trọng, cả trong giai đoạn đàm phán và giai đoạn sau khi kết thúc đàm phán,
trong việc hỗ trợ các nước thành viên nâng cao khả năng thực thi và tận dụng
lợi ích của Hiệp định. Các thành viên thừa nhận các hoạt động nâng cao năng
lực có thể là công cụ hiệu quả giúp giải quyết những nhu cầu cụ thể của các
nước đang phát triển nhằm đáp ứng những các tiêu chuẩn cao của Hiệp định
mà các thành viên TPP đã nhất trí hướng tới. Với tinh thần đó, các thành viên
đã triển khai một số hoạt động hợp tác và nâng cao năng lực nhằm đáp ứng
các yêu cầu cụ thể và đang lên kế hoạch về những hoạt động bổ sung nhằm hỗ
trợ các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu của Hiệp định. Các thành
viên TPP cũng đang trong quá trình thảo luận các nội dung về xây dựng một
cơ chế dựa trên nhu cầu và linh hoạt về thể chế nhằm điều phối hiệu quả và
hợp tác, hỗ trợ nâng cao năng lực sau khi TPP đi vào thực thi.

Thứ ba, cung cấp dịch vụ qua biên giới. Các thành viên TPP đã nhất
trí về phần lớn các vấn đề cốt lõi của hiệp định liên quan đến cung cấp dịch
vụ qua biên giới. Sự đồng thuận này tạo cơ sở cho việc đảm bảo các thị
8

trường công bằng, mở và minh bạch cho thương mại dịch vụ, bao gồm dịch
vụ qua giao dịch điện tử và do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp, đồng
thời vẫn đảm bảo quyền của chính phủ trong việc điều tiết lợi ích công cộng.

Vấn đề thứ tư, hải quan. Các nước đàm phán TPP đã đạt được thỏa
thuận về các vấn đề chính trong nội dung hiệp định về hải quan cũng như về
tầm quan trọng của việc xây dựng các thủ tục hải quan dễ dự báo, minh bạch,
góp phần đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho thương mại, qua đó giúp gắn kết các
doanh nghiệp TPP vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực. Cam kết về
hải quan sẽ giúp đảm bảo rằng hàng hóa được thông quan nhanh chóng, đồng
thời vẫn duy trì khả năng của các cơ quan hải quan trong việc thực thi nghiêm
túc các quy định và luật hải quan. Các thành viên TPP cũng nhất trí về tầm
quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan của các thành
viên nhằm đảm bảo việc triển khai và áp dụng hiệu quả thỏa thuận này cũng
như các vấn đề hải quan khác.

Thứ năm, về thương mại điện tử. Những cam kết liên quan đến thương
mại điện tử sẽ giúp nâng cao khả năng phát triển nền kinh tế số thông qua
việc đảm bảo giải quyết những vướng mắc đối với người tiêu dùng và doanh
nghiệp tham gia vào hình thức thương mại này. Các nước tham gia đàm phán
đạt được những tiến bộ quan trọng, trong đó có các điều khoản giải quyết vấn
đề thuế hải quan trong môi trường số, việc chứng nhận các giao dịch điện tử
và bảo vệ người tiêu dùng. Các đề xuất bổ sung về các luồng thông tin và việc
xử lý các sản phẩm số đang được tiếp tục thảo luận.

Thứ sáu, vấn đề môi trường. Những cam kết có ý nghĩa về môi trường
sẽ giúp đảm bảo rằng Hiệp định giải quyết thỏa đáng những thách thức
thương mại và môi trường quan trọng cũng như nâng cao tính hỗ trợ lẫn nhau
giữa thương mại và môi trường. Các thành viên TPP đã nhất trí các nội dung
của “Chương Môi trường” nên bao gồm những điều khoản chặt chẽ về các
9

cấp độ bảo vệ môi trường và việc thực thi luật, đồng thời tiếp tục thảo luận
việc xây dựng một cơ chế hiệu quả để giám sát việc triển khai và hình thành
một khuôn khổ hợp tác đặc thù nhằm đáp ứng những nhu cầu về xây dựng
năng lực. Các thành viên cũng đang thảo luận những đề xuất về những vấn đề
mới như đánh bắt thủy sản và các vấn đề bảo tồn khác, đa dạng sinh học, sự
xâm lấn của các sinh vật lạ, biến đổi khí hậu, hàng hóa và dịch vụ môi trường.

Thứ bảy, về dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính đề cập đến đầu tư vào
các thể chế tài chính và thương mại qua biên giới, sẽ giúp đảm bảo tính minh
bạch, không phân biệt đối xử, đối xử công bằng với các dịch vụ tài chính mới,
các biện pháp bảo vệ đầu tư và một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả để
thực hiện những biện pháp bảo vệ này. Những cam kết này sẽ tạo ra những cơ
hội mở cửa thị trường, làm lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về các
sản phẩm tài chính, đồng thời đảm bảo quyền của các cơ quan quản lý tài
chính trong việc đảm bảo tính liêm chính và duy trì sự ổn định của các thị
trường tài chính, bao gồm cả trong tình huống khủng hoảng tài chính.

Thứ tám, về mua sắm Chính phủ. Mua sắm Chính phủ đảm bảo rằng
các hoạt động mua sắm sẽ được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và
không phân biệt đối xử. Các nhà đàm phán TPP về cơ bản đã nhất trí về các
nguyên tắc và các thủ tục tiến hành các hoạt động mua sắm chính phủ được
điều chỉnh bởi chương này, và đang xây dựng các nghĩa vụ cụ thể. Các thành
viên TPP đang tham chiếu các phạm vi về mua sắm hiện hành của tất cả các
nước, đồng thời công nhận nhu cầu tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường
mua sắm chính phủ của các nước đang phát triển thông qua việc sử dụng các
biện pháp mang tính quá độ.

Thứ chín, về vấn đề sở hữu trí tuệ. Các thành viên TPP đã nhất trí tăng
cường và xây dựng các quyền và nghĩa vụ dựa trên Hiệp định của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) về những khía cạnh liên quan đến thương mại
10

của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm đảm bảo một cách tiếp cận hiệu quả
và cân bằng đối với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên
TPP. Các thành viên đang thảo luận các đề xuất về các đối tượng sở hữu trí
tuệ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và các quyền
liên quan, bằng sáng chế, bí mật thương mại và các dữ liệu cần thiết để xin
phê duyệt đối với một số sản phẩm thuộc diện quản lý, cũng như các quy định
về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gen và tri thức truyền thống. Các
thành viên TPP đã nhất trí đưa những cam kết chung về Tuyên bố Đô-ha liên
quan tới TRIPS và Y tế công cộng vào chương này.

Thứ mười, về đầu tư. Đầu tư quy định sự bảo vệ cơ bản về pháp lý đối
với các nhà đầu tư và các hoạt động đầu tư của mỗi quốc gia thành viên TPP
trong lãnh thổ các nước thành viên TPP khác, trong đó có các quy định đang
tiếp tục được thảo luận nhằm đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử,
tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử, các quy định về xung công và nghiêm cấm một
số hoạt động đặc thù bóp méo thương mại và đầu tư. Đầu tư cũng sẽ bao gồm
các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước
một cách nhanh chóng, công bằng và minh bạch trên cơ sở cơ chế phù hợp
bảo vệ Nhà nước, với các nội dung về phạm vi và diện đàm phán còn đang
được tiếp tục thảo luận.

Mười một, về lao động. Các cam kết về lao động nhằm bảo vệ quyền
lao động và các cơ chế đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề
lao động mà các thành viên cùng quan tâm. Các thành viên TPP đã nhất trí về
tầm quan trọng của sự phối hợp nhằm giải quyết những thách thức về lực
lượng lao động trong thế kỷ 21 thông qua hợp tác song phương và khu vực về
thực tiễn tại nơi làm việc nhằm cải thiện quyền lợi và và khả năng làm việc
của người lao động, cũng như thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và môi
trường làm việc hiệu suất cao.
11

Mười hai, các vấn đề pháp lý. Các thành viên TPP đã đạt được tiến bộ
thực chất về các điều khoản liên quan đến thực thi hiệp định, bao gồm các quy
tắc rõ ràng và hiệu quả nhằm giải quyết các tranh chấp và đang thảo luận một
số vấn đề cụ thể liên quan đến tiến trình này. Các thành viên TPP cũng đã đạt
được những tiến bộ về các trường hợp ngoại lệ đối với các nghĩa vụ của hiệp
định cũng như về các quy tắc xử lý vấn đề minh bạch trong việc xây dựng các
điều luật, quy định hay các quy tắc khác. Ngoài ra, các thành viên cũng đang
thảo luận về các đề xuất liên quan đến quản trị tốt và tính công bằng trong thủ
tục ở một số lĩnh vực cụ thể.

Mười ba, tiếp cận thị trường hàng hóa. Các thành viên TPP đã thống
nhất xây dựng các nguyên tắc và các nghĩa vụ liên quan đến thương mại hàng
hóa cho tất cả các nước TPP nhằm đảm bảo tiếp cận thị trường mà các nước
dành cho nhau là tham vọng, cân bằng và minh bạch. Các nội dung về thương
mại hàng hóa quy định việc xóa bỏ thuế quan giữa các thành viên, trong đó có
những cam kết quan trọng cao hơn các nghĩa vụ WTO hiện nay, cũng như xóa
bỏ các biện pháp phi thuế quan đang tạo ra các rào cản thương mại. Các thành
viên TPP cũng đang cân nhắc các đề xuất liên quan đến cấp phép nhập khẩu
và xuất khẩu và hàng tân trang. Các điều khoản bổ sung liên quan đến cạnh
tranh xuất khẩu hàng nông nghiệp và an ninh lương thực cũng đang được thảo
luận.

Các nước thành viên TPP cũng thống nhất tầm quan trọng của việc
đưa ra cam kết ở mức cao đối với hàng dệt may - một trong những nội dung
được thảo luận ở chương Tiếp cận thị trường hàng hóa. Một số đề xuất đã
được đưa ra về hàng loạt các vấn đề nguyên tắc trong lĩnh vực này như hợp
tác hải quan và quy trình thực thi pháp luật, quy tắc xuất xứ và tự vệ đặc biệt.

Mười bốn, quy tắc xuất xứ. Các thành viên TPP đã nhất trí xây dựng
một bộ quy tắc xuất xứ chung nhằm xác định liệu một sản phẩm có xuất xứ từ
12

khu vực TPP hay không. Các nước cũng nhất trí rằng các quy tắc xuất xứ của
TPP cần khách quan, minh bạch và dễ dự đoán, và hiện đang thảo luận cách
tiếp cận liên quan tới khả năng cộng gộp hoặc sử dụng nguyên vật liệu trong
phạm vi khu vực mậu dịch tự do này để khẳng định một sản phẩm có xuất xứ.
Ngoài ra, các thành viên TPP cũng đang thảo luận các đề xuất xây dựng một
hệ thống chứng nhận xuất xứ ưu đãi đơn giản, hiệu năng và hiệu quả.

Mười lăm, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật
(SPS). Các tiêu chuẩn này đưa ra nhằm nâng cao sức khỏe cây trồng và vật
nuôi, cũng như chất lượng an toàn thực phẩm và tạo thuận lợi cho thương mại
giữa các nước TPP, chín quốc gia thành viên đã nhất trí tăng cường và phát
triển nội dung này dựa trên các quyền và nghĩa vụ hiện tại của các bên theo
Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Nội dung “Chương SPS” sẽ bao gồm một loạt các cam kết mới
về cơ sở khoa học, minh bạch hóa, khu vực hóa, hợp tác và công nhận lẫn
nhau. Ngoài ra, các nhà đàm phán đã nhất trí xem xét một loạt các đề xuất
hợp tác song phương và đa phương mới, trong đó có các biện pháp kiểm tra
và chứng nhận nhập khẩu.

Mười sáu, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT). Nội dung
về TBT sẽ củng cố và phát triển các quyền và nghĩa vụ hiện tại quy định ở
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các nước TPP và giúp các nhà quản
lý trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trường và đạt được các
mục tiêu chính sách chính đáng khác. Nội dung này bao gồm các cam kết về
lộ trình thực hiện, các thủ tục đánh giá sự phù hợp, các tiêu chuẩn quốc tế, cơ
chế thể chế, và minh bạch hóa. Các thành viên TPP cũng đang thảo luận các
quy định đánh giá thực hiện, hợp tác quản lý, thuận lợi hóa thương mại, minh
13

bạch hóa và các vấn đề khác, cũng như các đề xuất do nước đưa ra liên quan
đến các lĩnh vực cụ thể.

Mười bảy, viễn thông. Những quy định về viễn thông sẽ thúc đẩy sự
tiếp cận cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong thị trường
TPP, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp trên thị
trường TPP trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài một hiệp định rộng thể hiện sự cần
thiết về tiếp cận mạng lưới một cách hợp lý dành cho các nhà cung cấp thông
qua kết nối và tiếp cận với cơ sở vật chất, các thành viên TPP đang tiến gần
tới sự đồng thuận về các điều khoản nhằm tăng cường tính minh bạch của quá
trình ban hành chính sách và bảo đảm quyền khiếu nại các quyết định. Các
bên cũng thảo luận các đề xuất mới được đưa ra về lựa chọn công nghệ và
giải quyết vấn đề cước phí cao của điện thoại di động chuyển vùng quốc tế.

Mười tám, di chuyển thể nhân. Các thành viên TPP đã kết thúc về cơ
bản các điều khoản chung của chương liên quan đến tăng cường tính minh
bạch và hiệu quả trong quá trình giải quyết nhập cảnh tạm thời, đồng thời thúc
đẩy hợp tác kỹ thuật hiện tại giữa các nước TPP. Các nghĩa vụ cụ thể liên
quan đến các loại hình doanh nhân cũng đang được thảo luận.

Mười chín, các biện pháp phòng vệ thương mại. Các thành viên TPP
đã nhất trí khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mình trong WTO và đang
xem xét các đề xuất mới, bao gồm các nghĩa vụ sẽ được xây dựng trên cơ sở
những quyền lợi và nghĩa vụ hiện hành trong lĩnh vực minh bạch hóa và quy
trình tố tụng. Các thành viên cũng đưa ra một số đề xuất về cơ chế tự vệ khu
vực quá độ.

1.1.3. Các đặc trưng nổi bật của TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là hiệp định
tiêu biểu của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, là hiệp định
14

của thế kỷ 21. Đến nay với sự tham gia của 12 nước, mặc dù nội dung của
TPP còn đang trong quá trình đàm phán nhưng vẫn có thể khẳng định những
đặc điểm quan trọng về TPP.

Về phạm vi, TPP mở rộng hơn, không chỉ bao gồm các vấn đề thương
mại (hàng hóa dịch vụ, sở hữu trí tuệ) mà còn cả các vấn đề phi thương mại
(môi trường, lao động,…), không chỉ các vấn đề tại biên giới (thuế quan, hàng
rào kỹ thuật,…) mà cả các vấn đề bên trong biên giới (doanh nghiệp nhà
nước, công đoàn,…). Đối với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn yêu
cầu mức độ cam kết mở cửa sâu rộng hơn các cam kết mở cửa trong Hiệp
định thương mại thông thường. Theo FTA, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình
việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan, nhằm
tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), trên thế giới có hơn 200 FTAs có hiệu lực.

Thực tiễn hội nhập và toàn cầu hóa hoạt động thương mại trên thế giới
đã chứng kiến 03 thế hệ FTA, bao gồm:

i) FTA thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mại
hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế quan);

ii) FTA thế hệ thứ hai mở rộng phạm vi tự do hóa sang các lĩnh vực
dịch vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực
dịch vụ liên quan);

iii) FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng phạm vi tự do về dịch vụ, đầu
tư.

Các FTA trong thời gian gần đây chứng kiến một xu hướng mới là
không chỉ những lĩnh vực thương mại mở cửa được đề cập mà cả những vấn
đề phi thương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phán và
ký kết. Hiệp định TPP đang đàm phán theo xu hướng này. Phạm vi điều chỉnh
15

của Hiệp định này dự kiến sẽ rất rộng và phức tạp, với các vấn đề thương mại
và phi thương mại đan xen. Bản thân Hiệp định gồm 4 nước là: Singapore,
Chile, Newzealand, Brunei (P4) đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều
vấn đề phi thuế quan (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại,
các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí
tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương
mại như lao động, môi trường).

TPP đang tiếp tục phát triển từ nền gốc của P4 với 12 nước hiện đang
tham gia đàm phán và trong tương lai số đối tác sẽ tăng thêm, nên chắc chắn
phạm vi sẽ còn lớn hơn nữa. Hiệp định TPP được kỳ vọng là một “FTA của
thế kỷ XXI” với phạm vi điều chỉnh rộng cùng với xu hướng đàm phán tự do
mạnh mẽ được cụ thể hóa trên những lĩnh vực sau:

- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện
ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.

- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các loại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ
tài chính.

- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài
và bảo vệ nhà đầu tư.

- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
cao hơn so với các mức trong WTO (WTO+).

- Các biện pháp về Xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp
đặt các hạn chế đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định (SPS), Hàng rào
kỹ thuật thương mại (TBT): siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản
kỹ thuật.

- Cạnh tranh và mua sắm công: tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong
lĩnh vực mua sắm công và nhiều lĩnh vực khác.
16

Về mức độ cam kết, TPP sẽ có mức độ tự do hóa thương mại mạnh


mẽ, đảm bảo cơ chế thị trường toàn diện thông qua việc cắt giảm ngay và
phần lớn số dòng thuế nhập khẩu trong thương mại hàng hóa, tự do hóa
thương mại dịch vụ trừ những biện pháp được bảo lưu (nguyên tắc chọn – bỏ
với danh sách các biện pháp không tương thích) và nguyên tắc chỉ tạo thuận
lợi hơn, tự do hơn (nguyên tắc ratchet). Cho đến thời điểm hiện tại, với sự
tham gia của 12 nước (bao gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia,
New Zealand, Malaysia, Singapore, Brunei, Việt Nam và Nhật Bản), TPP
đang tạo ra một khu vực thương mại lớn nhất thế giới với tổng dân số hơn 804
triệu người (11,2% thế giới) và sản lượng kinh tế đạt 27.807 tỷ USD, tương
đương 40% GDP toàn cầu và 30% tổng doanh thu xuất nhập khẩu thế giới. Vì
vậy, TPP được kỳ vọng sẽ đem đến những cơ hội lớn cho Việt Nam, kết nối
nền kinh tế của Việt Nam với Mỹ và các nước thành viên khác.

Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, bên cạnh những cơ hội và thuận
lợi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng đem lại nhiều thách thức
đối với nền kinh tế. Đối với Việt Nam, các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, sở
hữu trí tuệ, yêu cầu về minh bạch hóa và các nguyên tắc nhằm đảm bảo doanh
nghiệp nhà nước sẽ cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân… trong
TPP là những thách thức không nhỏ. Ngoài ra, trong số 12 quốc gia tham gia
TPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất nhưng phải thực hiện các cam kết
bình đẳng, không phân biệt đối xử trên nguyên tắc “có đi, có lại”.

Về tính chất TPP là hiệp định mở, hướng tới hình thành khu vực
thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương nhưng có tính thực thi cao thậm
chí cho phép các nhà đầu tư kiện Nhà nước ra các cơ chế tòa án và trọng tài
quốc tế. Với những đặc điểm đó, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương
mại tự do cạnh tranh, hiện đang chiếm đến 40% dấn số thế giới và 50% GDP
17

toàn cầu. Tham gia vào một hiệp định như vậy, sẽ là cơ hội và thách thức đối
với bất kỳ quốc gia nào.

Khi bắt đầu đàm phán, các nước TPP cam kết hướng tới xóa bỏ 100%
các dòng thuế NK nhằm đạt được một hiệp định thương mại tự do chất lượng
cao. Tuy nhiên, trải qua cả chục vòng đàm phán, thực tế cho thấy mục tiêu
này rất khó đạt khi mà mỗi nước dường như vẫn muốn giữ lại một số dòng
thuế cho riêng mình. Và nguy cơ này càng thể hiện rõ hơn sau khi TPP có sự
tham gia của Nhật Bản - nước kiên quyết không xóa bỏ thuế quan đối với 5
mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất. Thách thức lớn nhất là xác định lộ trình
kết thúc các gói cam kết tham vọng về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư, dịch vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời và mua sắm Chính phủ. Các nhà
lãnh đạo đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp đối với các vấn đề còn tồn tại
trong lời văn của Hiệp định đối với các lĩnh vực mua sắm Chính phủ, doanh
nghiệp Nhà nước, môi trường và đầu tư và đã đạt được tiến bộ trong việc thu
hẹp khoảng cách giữa các nước đối với các vấn đề này ở Bắc Kinh (Trung
Quốc).

1.1.4. Thương mại hàng hóa của Việt Nam với các đối tác TPP

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết FTA với Brunei, Singapore,
Malaysia (AFTA); với Australia, New Zealand (trong Khu vực thương mại tự
do ASEAN - Australia và New Zealand được thiết lập bởi FTA và quan hệ
kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN - Australia và New Zealand- AANZFTA)
và với Nhật Bản (trong Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản được
thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản AJCEP).
Ngoài việc ký kết và tham gia các FTA với tư cách là thành viên khối
ASEAN thì FTA đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập
là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA năm 2008), tiếp đó
là FTA Việt Nam - Chile (năm 2011); hiện đang đàm phán FTA với Peru.
18

Trong các FTA khu vực, Việt Nam cam kết mức độ tự do hóa thương mại
cũng như cắt giảm thuế theo lộ trình nên khi TPP được ký kết thì hiện trạng
thương mại giữa Việt Nam với các nước này cũng sẽ không thay đổi đáng kể.
Riêng với Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh
vực xuất khẩu) thì Việt Nam lại chưa ký kết FTA với Mỹ, do vậy cần lưu ý
hơn đến các nội dung cam kết về cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối
với đầu tư dịch vụ để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn khi
tiếp cận thị trường Mỹ, cũng như thị trường các nước đối tác khác.

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới các nước TPP chủ yếu là sản
phẩm dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô, cà
phê, gạo, hạt điều, cao su, điện thoại các loại và linh kiện, sản phẩm điện tử
và linh kiện… Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng, máy tính và thiết bị điện tử, sữa và các sản phẩm từ sữa, dược
phẩm, hóa chất, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may da giày…

Trên thực tế, một số hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam là
các sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… xuất khẩu sang thị trường khác
Australia, New Zealand và Peru, hiện nay đã áp dụng mức thuế 0%; hàng
thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ)
đang được hưởng mức thuế suất gần bằng 0% nên lợi ích từ các nhóm ngành
hàng này sẽ không thể hiện rõ rệt khi Việt Nam ký kết TPP. Tuy nhiên, TPP
được ký kết sẽ mang lại ưu đãi về thuế suất cho các nhóm hàng chủ lực xuất
khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép đặc biệt là đối với thị trường Mỹ.
Trong nhiều năm qua, Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường truyền thống,
chủ lực trong xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam (Mỹ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất). Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang
Mỹ đạt 7,46 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của
cả nước (15,1 tỷ USD) và chiếm khoảng 7,6% thị trường dệt may tại Mỹ. Đến
19

nay, hầu hết các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều chịu
thuế suất bình quân 17,3%, cao nhất là 32% nên kỳ vọng vào TPP sẽ càng lớn
hơn, vì khi đó dệt may của Việt Nam sẽ có cơ hội hưởng mức thuế suất 0%,
kim ngạch xuất khẩu có thể tăng 12 - 13%/năm, thay vì 7%/ năm như hiện
nay.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu giày
dép vào thị trường Mỹ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt
Nam sang thị trường Mỹ đạt 2,24 tỷ USD, tuy nhiên, tại Mỹ, giày dép Việt
Nam mới chỉ chiếm được 6% về số lượng và 8% về giá trị. Khi TPP được ký
kết, mức thuế suất nhập khẩu bình quân 14,3% hiện nay (thị trường Mỹ) sẽ
giảm xuống còn 0%. Đó cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận được các
thương hiệu giày dép, túi xách lớn của thế giới. Tuy nhiên, để có được cơ hội
này, ngành giày dép, túi xách Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức,
cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc nghiệt về chất
lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ
lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu
đãi…

1.2. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây
1.2.1. Vai trò của ngành hàng dệt may trong nền kinh tế thế giới

Công nghệ dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu
của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở
nhiều nước. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho
người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các
ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình
chính trị xã hội.

Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các
ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền
20

kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh
vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này.
Ngược lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và
các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.

Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều
quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản
xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong
lịch sử phát triển kinh tế của các nước như Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc,
Nam á và Đông Nam á.

Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp
phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất
bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế
nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. ở các nước công nghiệp phát triển,
công nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản
phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng
của người tiêu dùng.

1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của ngành dệt may
Việt Nam.
1.2.2.1. Những nhận định chung

Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam
xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu
đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và
10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013
đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.
21

Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5
triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp
Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may
có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn
lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các
doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng.
Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành
với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).

Hình 1. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất

So với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của
Việt Nam rất thấp. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam
chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn khác như Trung
Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của
dệt may nói riêng và các ngành công ngành sản xuất thâm dụng lao động nói
chung của nước ta.
22

1.2.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam
a. Xuất khẩu
 Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam

Hình 2. Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam

35% 32% 25

21
30%
25% 20
17,9
25% 23% 23%
15,1
14 19% 15
20% 17%
17%
11,2
15% 9,1 9,1 10
7,8
10% 5,9 8%
4,8
5
5%
0%
0% 0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị xuất khẩu % tăng trưởng

Nguồn số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện
trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta. Năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng
kỳ; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nếu tính cả giá trị
xuất khẩu xơ, sợi với 2,15 tỷ đồng; tổng giá trị xuất khẩu dệt may và xơ, sợi
năm 2013 đạt 20,1 tỷ đồng; thấp hơn 1,15 tỷ đồng so với nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện. Năm 2014, giá trị
xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 21 tỷ USD; tăng 17% so với năm trước. Đặc
biệt, trong tất cả các tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam đều đạt giá trị trên 1 tỷ USD.
23

Hình 3. Giá trị xuất khẩu doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước

Xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) đạt kim ngạch cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Năm
2005, xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Xuất
khẩu nhóm hàng này của doanh nghiệp FDI liên tục tăng và chính thức vượt
doanh nghiệp trong nước kể từ năm 2007. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
của doanh nghiệp FDI đạt 10,7 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng k ỳ và chiếm
tỷ trọng 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Giá trị xuất khẩu của
doanh nghiệp trong nước đạt 7,3 tỷ USD, thấp hơn 3,4 tỷ USD so với doanh
nghiệp FDI.

Trong năm 2014, có khoảng 20 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may.
Các dự án này bao gồm các công đoạn trong chuỗi cung ứng dệt may bao
gồm xe sợi (dự án Huafa Hong Kong ở tỉnh Long An, Bros Eastern ở tỉnh Tây
Ninh, v.v.), dệt và đan (dự án liên doanh giữa Thiên Nam và Sunrise ở tỉnh
Nam Định, Yulun Taiwan ở tỉnh Hà Nam, v.v.), nhuộm (dự án Global Dyeing
24

Korea ở tỉnh Tây Ninh, v.v.) và may (dự án Hannes-Brands ở tỉnh Hưng Yên,
v.v.)

 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Hình 4. Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

2013
2014
Hoa Kỳ
15%
16%
Nhật Bản
15% 48% Hàn Quốc 47%
14%
EU
9%
Khác 10%
13%
13%

Số liệu: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn đối tác nhập khẩu hàng
dệt may lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch hàng dệt may
xuất sang 4 thị trường này đạt 15,3 tỷ USD, chiếm tới 85,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Năm 2014, tổng kim ngạch hàng dệt
may xuất sang 4 thị trường này đạt 17,5 tỷ USD, chiếm 83,5%.Đặc biệt, kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh qua các năm và
đạt 9,8 tỷ USD năm 2014; chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt
Nam. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường
Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 34,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu.

Trong quý I/2015, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn
nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so
với cùng kỳ năm 2014 tương ứng là 2,37 tỷ USD và 10,3%; 649 triệu USD
25

và 6,5%; 636 triệu USD và 8,06%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3
khu vực thị trường này đạt gần 3,66 tỷ USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

b. Nhập khẩu

Giá trị nhập khẩu ngành dệt may liên tục tăng qua các năm với CAGR
trong giai đoạn 2009-2013 là 20,5%/năm (CAGR giá trị xuất khẩu dệt may
trong cùng giai đoạn là 18,4%/năm). Năm 2013, giá trị nhập khẩu dệt may đạt
13.547 triệu USD; tăng 19,2% so với cùng kỳ; chiếm 10,25% tổng kim ngạch
nhập khẩu Việt Nam năm 2013. Giá trị nhập khẩu sử dụng cho xuất khẩu
năm 2013 đạt 10.432 triệu USD; theo đó tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48,1%.
Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2013, giá trị nhập
khẩu vải đạt 8,397 triệu USD; chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may
Việt Nam.

Nhập khẩu bông của nước ta năm 2014 đạt 755 ngàn tấn, trị giá 1,443
triệu USD, tăng 29.7% về lượng và giảm 23.2% về trị giá so với cùng kỳ năm
2013. Nhập khẩu bông của nước ta tháng 1/2015 ước đạt 70 ngàn tấn, trị giá
110 triệu USD, tăng 40.3% về lượng và 13.3% về trị giá so với cùng kỳ 2014.
26

CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT


MAY VIỆT NAM SAU KHI KÍ KẾT KIỆP ĐỊNH TPP

2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào một số nước
tham gia hiệp định TPP
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
Mỹ.

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ

Năm 2011 2012 2013 2014

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt


6.88 7.44 8.61 9.82
Nam sang Mỹ (tỷ USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may


14 15,1 17,9 21
Việt Nam (tỷ USD)

Số liệu: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Trong nhiều năm qua, hàng dệt may vẫn là ngành hàng dẫn đầu về
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu trong
năm 2012 là 7,44 tỷ USD, tăng 8,14% so với năm 2011, chiếm 49,2% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra nước ngoài.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ là 8,61 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng so với năm 2012 là 15,72%, chiếm đến 36% tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm hơn 48%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Tốc độ tăng trưởng đạt
mức khá cao và đều qua các năm.

Năm 2014, dệt may là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào
Mỹ với giá trị kim ngạch cả năm đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2013,
đóng góp 1/3 giá trị xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Mỹ, chiếm 46,8%
27

tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may việt nam. Mặt khác, thị phần của dệt
may Việt Nam tại thị trường Mỹ chiếm 9,31%, tăng khá so với mức 8,28%
năm 2013. Áo jacket, quần nam nữ, áo suit nam, nữ… là những mặt hàng
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường này.

Thực tế, sức tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch tại các thị trường
xuất khẩu trọng điểm của ngành dệt may đã có nền tảng từ năm 2013 và được
tiếp tục duy trì trong năm 2014.Nếu so sánh với các quốc gia khác cạnh tranh
hàng dệt may trên thị trường Mỹ trong năm 2014 vừa qua, Việt Nam tiếp tục
đạt tăng trưởng dẫn đầu với hai con số (14%) trong khi các quốc gia khác tăng
nhẹ hoặc thậm chí tăng trưởng âm như Trung Quốc tăng chưa tới 1%, Ấn Độ
tăng 6%, còn lại Indonesia, Bangladesh, Pakistan, Campuchia tăng trưởng âm.

Năm 2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đưa ra dự báo, tình hình
xuất khẩu của ngành tại thị trường này vẫn tương đối thuận lợi. Theo đó, năm
2015, ngành dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 11,014 tỷ USD.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản

Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản

Năm 2011 2012 2013 2014

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
1.7 2 2.4 2.62
Nhật bản (tỷ USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
13.2 14 17.9 21
(tỷ USD)

Số liệu: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Năm 2012, kim ngạch XK dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt hơn
2 tỉ USD tăng 17,6% so với năm 2011, chiếm 13,9% tổng kim ngạch xuất
28

khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Cao thứ 3 sau thị
trường Mỹ (7,44 tỷ USD) và EU (2,5 tỷ USD).

Tính đến hết năm 2013, hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản vẫn là hàng dệt may đạt 2,4 tỷ USD (tăng 20% so với năm
2012), chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị
trường nước ngoài.

Năm 2014, trong đó, dệt may tiếp tục là mặt hàng đạt kim ngạch cao
nhất với 2,62 tỷ USD, chiếm 12,53%tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Mặt khác chiếm khoảng 17,8% thị phần
tại Nhật Bản, tăng 9,1% so với năm 2013.Các mặt hàng có thế mạnh xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản như áo sơ mi, áo jacket, quần áo trẻ em, áo
thun, quần jean… vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan do các doanh
nghiệp đã nâng cao chất lượng, sự tinh xảo trong các sản phẩm may mặc đồng
thời đảm bảo được các quy định khắt khe về nhãn mác cũng như thành phần
sợi vải, cách thức giặt và các tiện ích khi sử dụng…

Năm 2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đưa ra dự báo, tình hình
xuất khẩu của ngành tại thị trường này vẫn tương đối thuận lợi. Theo đó, năm
2015, ngành dệt may Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản 2,916 tỷ USD

Bảng 3. Một số DN xuất khẩu điển hình sang Nhật Bản 11 tháng 2014

Kim Kim
Doanh nghiệp Doanh nghiệp
ngạch ngạch

Cty TNHH SAKURAI VN 165,358 Cty TNHH GUNZE (Việt Nam) 22,360

Cty TNHH may Tinh Lợi 117,201 Cty TNHH Thương mại Sao Mai 21,437

Tcty CP May Việt Tiến 86,223 Tcty May 10 – CTCP 20,303

Cty TNHH PANKO VINA 66,998 Cty CP May Bình Thuận - Nhà Bè 19,693
29

Cty TNHH Việt Nam Wacoal 34,987 Cty TNHH may mặc Việt Thiên 19,410

Cty CP May Sài Gòn 3 34,537 Cty CP May Meko 18,983

Cty TNHH PROCEEDING 32,388 Cty May Veston Phú Thọ - SHONAI 18,835

Cty TNHH Han Soll Việt Nam 29,553 Cty CP Tcty May Đồng Nai 18,656

Cty CP May Hữu Nghị 27,266 Cty TNHH NOMURA FOTRANCO 18,096

Tcty CP Dệt May Hòa Thọ 26,817 Cty CP DM-ĐT-TM Thành Công 18,073

Cty TNHH Triumph International Cty TNHH MTV Thời trang SB Ngọc
Việt Nam 26,539 Trai 17,786

CN Cty TNHH Vật tư May XNK


Tân Bình 23,618 Cty TNHH May Phú Long 17,394

Cty TNHH Hugo Knit (VN) 23,164

Nguồn: Bộ Công Thương – Trung tâm TTTM

2.2. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết hiệp định
TPP thành công
2.2.1. Cơ hội tiếp cận thị trường các nước thành viên TPP với thuế suất
ưu đãi

TPP là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và tăng
tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài không phải là thành viên của
TPP. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội chiếm ưu thế trên thị
trường khi thuế suất giảm và hạn ngạch dần được xóa bỏ, nhất là ở thị trường
Hoa Kỳ.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trường
trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể,
trong thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ chiếm 50%, châu
Âu chiếm 17%, Nhật Bản chiếm 12%, Hàn Quốc 6%, còn lại 2% là các thị
30

trường khác. Trong đó tại thị trường Hoa Kỳ và EU, dệt may Việt Nam đang
phải chịu thuê suất lần lượt là 17,5% và 9,6%.

Hoa Kỳ và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt
may Việt Nam. Ðây cũng chính là hai nước thành viên trong TPP. Năm 2012,
mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường này đều giảm
nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng 9,2%,
vào Nhật Bản tăng 19,3%. Sáu tháng đầu năm 2014, dù tiếp tục đối mặt với
những khó khăn, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng về kim
ngạch xuất khẩu 14,5% so cùng kỳ, đạt 8,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch toàn
ngành, tăng 12% so cùng kỳ; vào thị trường Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD, tăng
24,5%. Những tín hiệu tăng trưởng khả quan nêu trên đã khẳng định vị thế
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại
Hoa Kỳ, Nhật Bản... Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ tiếp
tục gia tăng vào hai nước thành viên TPP này sau khi TPP được ký kết và có
hiệu lực.

Khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì về cơ bản, các loại hàng hóa xuất,
nhập khẩu của các nước thành viên TPP sẽ được ưu đãi thuế quan, trong dài
hạn thuế quan có khả năng về mức 0%. Ðây chính là lợi thế để hàng dệt may
Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với một số nước như Trung
Quốc, Băng-la-đét..., những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng
không phải là thành viên của TPP.

2.2.2. Tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ
trợ cho ngành dệt may

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất từ
TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa
các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên, phụ liệu – may
31

– phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia kí
kết Hiệp định TPP. Hiện tại nguyên liệu sản xuất của Việt Nam phần lớn
được nhập khẩu là chủ yếu, để được hưởng ưu đãi thuế quan từ các nước
thành viên TPP thì giải pháp quan trọng là phải tập trung đầu tư phát triển
công nghệ hỗ trợ cho ngành dệt may.

Giải pháp đó chính là việc các doanh nghiệp phải chủ động trong
nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu trong nước, từ các nước thành viên TPP
cũng như tìm nguồn liên kết chuỗi cung ứng. Theo Hiệp định TPP, để được
hưởng các ưu đãi về thuế quan, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm phải đạt từ
55% tổng giá trị trở lên. Các doanh nghiệp cần đầu tư một cách có chiều sâu
về máy móc, khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cung ứng nguyên vật
liệu. Chính điều này sẽ là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam giảm lệ thuộc
vào nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cơ hội cho
ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

2.2.3. Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư vào ngành dệt may

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vista), hiện nay đang có làn sóng
đầu tư vào Việt Nam để sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành dệt may nhằm
hưởng ưu đãi thuế. Đây cũng chính là cơ hội để ngành dệt may nước ta tranh
thủ phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước.
32

Bảng 4. Một số dự án FDI lớn đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam

Tên công ty Nước Nơi đầu tư Quy mô vốn Loại hình

đầu tư (triệu USD)

Tập đoàn TAL Hong Kong KCN Đại An Hải Dương 200 Nhà máy dệt và may

Công ty TNHH Huputex Hong Kong KCN Việt Hương II Bình 120 Nhà máy dệt
Development Dương

Công ty TNHH Khoa học kỹ Hong Kong KCN Hải Yên Quảng Ninh 300 Nhà máy sợi
thuật Texhong Ngân Long

Tập đoàn Itochu Nhật Bản KCN Bảo Minh Nam Định 120 Nhà máy sợi

South Korea’s Dong – IL Hàn Quốc Long Thành Đồng Nai 52 Nhà máy sợi
Corporation

China’s Gain Lucky Limited Trung Quốc Hồ Chí Minh 140 Nhà máy may

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào các ngành, các lĩnh vực còn kém phát triển, đầu tư lớn, công
nghệ cao trong khi thị trường trong nước còn chưa đáp ứng được. Những ưu
đãi về thuế quan, về xuất xứ hàng hóa là điều kiện để thu hút các nguồn vốn
đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như sợi, bông, dệt, thiết kế tạo điều
kiện cho ngành dệt may Việt Nam phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu của
ngành.

Một mặt, các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể kỳ vọng sự gia
tăng về số lượng đơn hàng, cũng như doanh thu . Mặt khác, điều này cũng sẽ
thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đầu tư thêm đặc biệt ở khâu may và
nhuộm hoàn thiện nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa,
nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Mặt khác, một số dự án
FDI lớn sẽ bắt đầu hoạt động từ năm nay như dự án của Công ty TNHH
Worldon Việt Nam hay dự án của Công ty TNHH Sheico Việt Nam. Các dự
33

án FDI với quy mô lớn hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất
khẩu của ngành nhưng đồng thời cũng sẽ gây sức ép cạnh tranh không nhỏ
cho các doanh nghiệp nội địa.

2.3. Những thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết hiệp
định TPP thành công
2.3.1. Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường nội địa

Sau khi kí kết TPP, 90% trở lên các rào cản thương mại đối với hàng
dệt may của các đối tác trong hiệp định sẽ được loại bỏ, đưa ra lộ trình giảm
thuế suất các mặt hàng về 0%. Điều này vừa hỗ trợ, kích thích xuất khẩu cho
các doanh nghiệp trong nước, vừa tạo áp lực cạnh tranh giữa hàng trong nước
với hàng ngoại nhập từ các nước trong TPP. Với bất lợi về trình độ kĩ thuật
công nghệ cũng như trình độ quản lý dẫn tới năng suất thấp hơn sẽ giá cả
hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao, hàng trong nước khó mà cạnh tranh trực tiếp khi
không được bảo hộ thuế quan với hàng nước ngoài. Đặc biệt với mặt hàng
trung và cao cấp, áp lực cạnh tranh là cực kì lớn.

Tham gia TPP đem đến khả năng mở rộng sản xuất, thúc đẩy sản xuất
phát triển, hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao so với hàng hóa từ các nước
ngoài TPP khi thâm nhập thị trường nội khối TPP nhờ lợi thế về thuế quan.
Hàng hóa rẻ hơn, chất lượng hơn cho người tiêu dùng nhưng lại đem đến khó
khăn cho các nước có ngành công nghiệp dệt may kém phát triển, chất lượng
hàng hóa chưa cao. Thuế xuất giảm đến 0% là một trong những yếu tố quan
trọng thúc đẩy xuất khẩu phát triển, xuất khẩu từ các nước nội khối TPP dễ
dàng hơn, điều này tạo thuận lợi cho các hàng hóa đến từ Hoa Kỳ, Nhật
Bản…hai nước có tiềm năng, khoa học công nghệ cao sản xuất các hàng dệt
may trung và cao cấp sẽ chiếm lấy thị trường này. Hàng dệt may của Việt
Nam phụ thuộc vào lao động, công nghệ thấp hơn các nước phát triển nên
34

không thể cạnh tranh bằng giá với Hoa Kỳ, Nhật Bản dẫn đến mất trị trường
với hàng dệt may trung và cao cấp.

2.3.2. Phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao, điều kiện ngặt nghèo của Hiệp
định

 Nguyên tắc “từ sợi trở đi” (yarn forward)

Nguyên tắc này hiện là bài toán khó khăn nhất cho cách doanh nghiệp
dệt may Việt Nam. “Từ sợi trở đi” nghĩa là các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, may
phải được làm tại Việt Nam và các nước thành viên TPP. Trong khi đó, hiện
phần lớn hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện theo phương
thức CMT (cắt – ráp – hoàn thiện), với 86% nguyên phụ liệu (chủ yếu là vải)
phải nhập khẩu từ nước ngoài, mà phần lớn các nước này nằm ngoài TPP. Vải
là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với ngành dệt may nhưng ở nước ta khâu
dệt – nhuộm để tại vải còn yếu. Nhưng để đầu tư vào khâu này, hiện tại hầu
hết các doanh nghiệp trong nước chưa đủ lực vì đầu tư vào dệt nhuộm đòi hỏi
bí quyết công nghệ và vốn lớn. Hiện một nhà máy dệt nhuộm cần mức đầu tư
từ 20-30 triệu đô la Mỹ, trong khi đó, đầu tư một xưởng may chỉ cần 1-2 tỉ
đồng. Sở dĩ như vậy là khâu nhuộm vải lại là khâu ảnh hưởng quan trọng nhất
đến môi trường, nếu xử không tốt, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Hiện
trạng thực tế là địa phương nào cũng lo sợ các dự án nhuộm gây ô nhiễm.. Dự
án dệt - nhuộm của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn từng
bị từ chối vì doanh nghiệp chỉ có khả năng đầu tư xả thải ở mức B (nước có
thể trồng rau, nuôi cá) trong khi địa phương yêu cầu tiêu chuẩn nước thải loại
A (nước có thể uống được). Nguyên tắc từ sợi trở đi lại kéo theo các vấn đề
về bảo vệ môi trường khiến các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đầu tư vào
dệt nhuộm nếu Nhà nước hỗ trợ khâu xử lý nước thải.

2.3.3. Yêu cầu về tỉ lệ nguyên phụ liệu nội địa hóa cao
35

Theo tình hình hiện tại, để được hưởng thuế suất ưu đãi 0% từ TPP,
thì yêu cầu đặt ra là nguyên phụ liệu phải được nhập khẩu từ các nước TPP
hoặc nguyên phụ liệu nội địa hóa phải đạt tối thiều khoảng 55% (như mức mà
Hoa Kỳ đang yêu cầu với các đối tác FTA). Trong khi đó, khiếm khuyết lớn
của ngành dệt may Việt Nam là nguồn nguyên liệu bị lệ thuộc vào nước
ngoài. Chẳng hạn bông phải nhập đến 99%, nguyên liệu xơ nhập 50% từ các
nước, chưa kể các loại phụ liệu mà đa số đến từ Trung Quốc, không phải là
thành viên của TPP. Bài toán đặt ra với việc phát triển ngành công nghiệp
cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may vẫn là vấn đề tài chính và công
nghệ đối với doanh nghiệp trong nước.

Khả năng TPP tương lai có các điều khoản về TBT, SPS, phòng vệ
thương mại…là rất lớn. Đây lại là những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam lâu nay phải đối mặt ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ. Do
đó lo lắng rằng những cam kết về các vấn đề này có thể khiến cho những lợi
thế về thuế quan mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được hưởng từ TPP bị vô
hiệu hóa không phải không có cơ sở.

Tuy nhiên, cần phải thực tế hơn khi xem xét vấn đề này. Đúng là
những lợi ích từ việc giảm thuế sẽ không là gì nếu các rào cản kiểu TBT, SPS
hay phòng vệ thương mại ngày càng dựng cao hơn đối với hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, tham khảo các điều khoản liên quan trong các FTA mà Hoa Kỳ
hay các đối tác TPP ký gần đây thì chúng hầu như chỉ bao gồm những nội
dung liên quan đến thủ tục (theo hướng tăng cường các thủ tục ràng buộc các
chính phủ khi ban hành hay thực thi những quy định TBT, SPS, phòng vệ
thương mại) chứ không quy định cụ thể về các tiêu chuẩn/yêu cầu xác định
cho từng loại hàng hóa (trừ một số rất hãn hữu các trường hợp, ví dụ quy định
liên quan đến ô tô trong FTA Hoa Kỳ - Hàn Quốc). Do đó TPP được suy đoán
là cũng không thể xử lý các vấn đề về mức độ rào cản cụ thể trên thực tế. Và
36

vì vậy, cũng tương tự như vấn đề môi trường hay lao động, hàng hóa Việt
Nam dù có hay không có TPP vẫn phải đáp ứng các yêu cầu thực tế về những
nội dung này của đối tác TPP.

2.3.4. Sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi,
dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước
chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước
ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên
liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.

Tại TPHCM - địa phương không “mặn mà” với các dự án dệt may hay
da giày vốn thâm dụng nhiều lao động phổ thông, mới đây cũng đã có hai nhà
đầu tư lớn. Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam
kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến
sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước.
Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International (Trung
Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự án Trung tâm Thiết kế
thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp.

Ở khu vực phía Bắc, tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc)
vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình
khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu đô la
Mỹ. Một nhà đầu tư của Hồng Kông cũng đã đề xuất dự án khu công nghiệp
dệt may quy mô 1.000 héc ta tại địa bàn tỉnh này.

Hàng loạt doanh nghiệp dệt may nước ngoài có nhà máy ở Việt Nam
cũng đã nhanh chóng mở rộng sản xuất.
37

Giữa năm ngoái, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân
Long thuộc tập đoàn Dệt may Texhong (Hồng Kông) đã khánh thành giai
đoạn 1 của dự án nhà máy sản xuất sợi 300 triệu đô la Mỹ tại tỉnh Quảng
Ninh, nâng số nhà máy của Texhong tại Việt Nam lên bốn nhà máy.

Nếu như trước đây, các dự án đầu tư vào Việt Nam của Texhong là
nhằm tận dụng giá lao động và giá bông rẻ thì đích nhắm quan trọng của việc
mở nhiều nhà máy thời gian gần đây là đón đầu TPP.

Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay
Hồng Kông, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm
chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam để tận dụng
cơ hội từ TPP. Các doanh nghiệp này còn tận dụng nguồn lao động giá rẻ để
sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam sau đó xuất ngược về nước họ.

Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, khi mà tài chính lẫn công nghệ không thể so bì được với các doanh
nghiệp ngoại thì việc cạnh tranh là hết sức khó khăn. Nếu thách thức này
không được giải quyết tốt thì lợi ích đến từ TPP sẽ không dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam mà sẽ lọt vào tay của các doanh nghiệp nước ngoài.
38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÀNH


DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI KÍ KẾT HIỆP ĐỊNH TPP THÀNH
CÔNG

3.1. Một số chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam trong
tương lai
 Phân tích SWOT cho ngành dệt may

Điểm mạnh Điểm yếu

 May xuất khẩu phần lớn theo


 Ổn định chính trị
phương thức gia công, khâu thiết kế
 Chính phủ có biện pháp ưu tiên và
chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo
khuyến khích đầu tư
phương thức FOB thấp
 Số người trong độ tuổi lao động
 Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ
cao
phát triển chưa tương xứng
 Chi phí lao động thấp
 Quy mô doanh nghiệp hạn chế
 Sản phẩm đã được một số thị
 Kỹ thuật quản lí và sản xuất còn yếu
trường khó tính chấp nhận

Cơ hội Thách thức

 Xuất phát điểm thấp


 Sản xuất dệt may thế giới đang
dịch chuyển sang các nước đang  Môi trường chính sách chưa thuận

phát triển lợi

 Đầu tư FDI vào Việt Nam liên tục  Rào cản thương mại tại các thị

tăng trường lớn đang được vận dụng ngày


càng tinh vi
 Hội nhập sâu rộng vào thị trường
quốc tế  Cạnh tranh với doanh nghiệp FDI

 Thị trường nội địa với dân số  Địa phương không thu hút vốn đầu

đông , mức sống ngày càng cao tư ngành dệt nhuộm vì vấn đề môi
trường
39

Bảng 5. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến 2015, định hướng 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020

1. Doanh thu Tỷ USD 18 - 21 27 – 30

2. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 18.000 25.000

3. Lao động 1.000 người 3.500 4.500

4. Sản phẩm chủ yếu

- Bông, xơ 1.000 tấn 40 60

- Xơ, sợi tổng hợp 1.000 tấn 210 300

- Sợi các loại 1.000 tấn 500 650

- Vải các loại Triệu m2 1.500 2.000

- Sản phẩm may Triệu SP 2.850 4.000

5. Tỷ lệ nội địa hóa % 60 70

Nguồn: Quyết định 36/2008/QĐ-TTg

Theo đó, các chuyên gia dự báo ngành dệt may Việt Nam phát triển
theo những xu hướng sau:

 Tăng trưởng với CAGR 9,8%/năm và đạt giá trị xuất khẩu 55 tỷ USD
vào năm 2025 nếu TPP được thông qua.

 Dịch chuyển nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường chính hiện tại là
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc về các nước nội khối TPP

 Bắt đầu phát triển hướng sản xuất xuất khẩu theo phương thức cao
hơn CMT là FOB, ODM, OBM
40

 Thu hút đầu tư lớn vào các ngành phụ trợ và dòng vốn FDI từ các
quốc gia lân cận nhằm tận dụng những lợi ích từ TPP và FTA EU –
Việt Nam.

3.2. Giải pháp từ phía chính phủ

3.2.1. Hỗ trợ ngành dệt may thông qua chính sách

3.2.1.1. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đầu tư vào
ngành dệt

Ngành dệt may ở Việt Nam còn tồn tại các rào cản gia nhập ngành:

- Tính kinh tế theo quy mô: Phần lớn những doanh nghiệp trong
ngành dệt may tại Việt Nam là doanh nghiệp may, khi công ty tăng quy mô
thì không chỉ chi phí cố định giảm, chi phí lưu động cũng giảm nhờ việc họ
có thể mua nguyên vật liệu đầu vào ở mức giá ưu đãi thấp hơn (mua số lượng
lớn). Bên cạnh đó, chi phí nhân công cũng giảm. Từ đó làm cho rào cản này
trở nên khá mạnh.

- Chính sách hạn chế của Chính phủ: Mặc dù Chính phủ Việt Nam
đang khuyến khích đầu tư nguồn vốn vào ngành dệt may nhưng do mối lo
ngại của Chính phủ về ô nhiễm môi trường nên rào cản từ chính sách ban
hành đối với các doanh nghiệp nhuộm lại rất lớn.

- Khả năng tiếp cận kênh phân phối, khách hàng: Khả năng tiếp
cận kênh phân phối, khách hàng cao do số lượng các nhà buôn lớn.

- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào: Rào cản này khá cao do có
hệ thống nhà cung cấp lớn.

- Yêu cầu về vốn đầu tư: Yêu cầu vốn đầu tư cho tài sản cố định là
khá lớn do các công ty dệt may Việt Nam sản xuất gia công là chủ yếu.
41

- Yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật: Rào cản này thấp do yêu cầu
công nghệ với ngành may không cao, trong đó có tới 70% số doanh nghiệp là
doanh nghiệp may, ngoài các doanh nghiệp có thực hiện dệt và nhuộm.

Tuy nhiên còn tồn tại mâu thuẫn trong chính sách của Chính phủ trong
việc khuyến khích đầu tư vào ngành dệt nhuộm với chính sách hạn chế các
ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Các rào cản gia nhập ngành không cao do chính sách khuyến khích
phát triển ngành dệt may của nhà nước cũng như yêu cầu về vốn, công
nghệ… chưa cao. Hơn nữa, việc tiếp cận các yếu tố đầu vào và kênh phân
phối cũng khá dễ dàng. Bởi vậy hiện có đến khoảng 6.000 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành dệt may trên cả nước.

3.2.1.2. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Cùng với các ngành công nghiệp linh kiện phụ tùng và hỗ trợ công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là 3 ngành công
nghiệp phụ trợ đã được chính phủ chỉ đạo tập trung phát triển

Ngày 8 tháng 10 năm 2014, Bộ Công thương đã có Quyết định số


9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu chung của Quy hoạch nhằm đảm bảo đến năm 2020, Việt
Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp
ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất (đến năm 2030, tỷ lệ này là
70%) tiêu dùng nội địa, xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp.

Thực hiện mục tiêu chung, từ nay đến năm 2020, Việt Nam tập trung
phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu và theo các định hướng
sau:
42

 Lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa - cao su, điện - điện
tử, đến năm 2020 đáp ứng 60% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các
ngành công nghiệp của ta. Năm 2030, đáp ứng 80% nhu cầu này.

Các ngành công nghiệp cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử… được
ưu tiên phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng
tham gia thị trường khu vực và quốc tế.

 Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày: đạt tỷ lệ
cung cấp trong nước 65% ngành dệt may, 75%-80% ngành da giày.

Ưu tiên thu hút vào lĩnh vực nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ
ngành dệt may, da giày, hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất
công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày tại các vùng kinh tế trọng điểm.

 Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao,
đồng thời phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên
dùng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này; hình thành các doanh
nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế làm tiền đề phát triển
doanh nghiệp sản xuất thiết vị, phần mềm phục vụ các ngành công nghiệp
công nghệ cao.

Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như thép chế tạo,
nhựa, cao su, composit, gốm phục vụ công nghiệp công nghệ cao, hóa chất cơ
bản, hóa chất chuyên dụng trong công nghiệp công nghệ sinh học, vật liệu
điện tử…

Như vậy, Chính phủ đã thực hiện vai trò hỗ trợ ngành công nghiệp
phụ trợ ngành dệt may qua các chính sách và giải pháp được đưa ra trong bản
Quy hoạch:

 Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển công nghiệp hỗ trợ

 Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ
43

 Phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ
trợ nội địa.

 Phát triển khoa học công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ.

 Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ.

Các giải pháp được đưa ra:

 Kết nối doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp nội địa

 Củng cố, nâng cao vai trò Hiệp hội ngành nghề

 Nâng cao tính chuyên nghiệp của hội chợ công nghiệp hỗ trợ…

 Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiến đối tác

 Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế

 Xây dựng quy hoạch, khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên, vật liệu
phục vụ sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ được hưởng chính sách khuyến
khích, ưu đãi theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm
2011. Cụ thể các doanh nghiệp được hưởng khuyến khích về:

 Phát triển thị trường:

 Hạ tầng cơ sở:

 Khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực:

 Cung cấp thông tin:

 Tài chính: ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, được xem xét vay vốn tín dụng
Nhà nước…
44

3.2.1.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Khi Việt Nam gia nhập TPP, để được hưởng các ưu đãi thuế từ TPP,
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ xuất xứ “từ sợi trở đi”,
tức là từ sợi, vải, cắt - may tại các nước TPP.

Với nguyên tắc này, dù thuế nhập khẩu vào các nước TPP giảm xuống
còn 0% thì Việt Nam cũng không được hưởng lợi gì, do ngành dệt may Việt
Nam phải nhập khẩu 90% nguyên liệu, chủ yếu từ Trung Quốc (không thuộc
khối TPP). Bởi vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào ngành dệt
may Việt Nam là rất quan trọng.

Các doanh nghiệp ngành dệt và may mặc trong nước phần lớn là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, môi trường đầu tư còn hạn chế, các địa
phương không chấp nhận cho xây dựng nhà máy nhuộm do lo ngại ô nhiễm
môi trường, nên năng lực sản xuất kém. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn
ngành may mặc Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI
như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện tại tỷ lệ nội địa hóa nguyên
phụ liệu của Vinatex đạt hơn 50%, và nhiều dự án sợi, dệt nhuộm của Vinatex
đã đi vào hoạt động; Tổng Công ty 28 (Agtex) cũng đang hợp tác với một tập
đoàn sản xuất vải len hàng đầu của Nhật Bản đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt
Nam, và Agtex cũng đang mở rộng thêm nhiều nhà máy sản xuất tại Đà Nẵng,
Quảng Ngãi; Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex), hiện đã đầu tư, mở
công ty tại Mỹ để bán hàng trực tiếp ở thị trường này…

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa vẫn phải chờ
đợi chính sách phát triển và trải qua thời gian cần thiết để có đủ khả năng sản
xuất sản phẩm dệt may từ nguyên liệu cho tới thành phẩm, tuân thủ nguyên
tắc “từ sợi trở đi” để được hưởng ưu đãi từ TPP, thì các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài FDI với nguồn vốn dồi dào có thể đầu tư quy mô lớn, xây dựng
nhà máy, trực tiếp sản xuất xơ, sợi, dệt may, giúp đảm bảo nguồn nguyên vật
45

liệu từ các nước TPP (chính từ Việt Nam). Chính phủ cần có những chính
sách, biện pháp giúp cho quá trình đầu tư FDI vào ngành dệt may Việt Nam
được thuận lợi, tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng và uy
tín.

3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, cải thiện môi
trường kinh doanh
3.2.2.1. Hoàn thiện, giải quyết mẫu thuẫn trong hệ thống pháp luật về thuế
quan, hải quan

Hiện tại hệ thống pháp luật về thuế và hải quan của nước ta chưa thực
sự vận hành trơn tru và hiệu quả. Trong quá trình áp dụng vào thực tế gây nên
nhiều mâu thuẫn, mẫu thuẫn trong chính các văn bản pháp luật được đưa ra và
các văn bản sửa đổi bổ sung. Ví dụ theo Báo Hải quan online, sau khi tìm
hiểu phản ánh từ các cơ quan hải quan các địa phương, có thể kể ra một số bất
cập trong Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu nảy sinh từ quá trình áp dụng luật
như các văn bản mâu thuẫn nhau, khó khăn trong hoàn thuế và xác định ưu
đãi đầu tư, luật bị lợi dụng để trốn thuế… Vấn đề về hệ thống pháp luật không
phải là vấn đề mới, mà đã được nhận thấy bởi cơ quan chức năng nhưng chưa
được giải quyết triệt để. Để giải quyết được vấn đề đã hình thành từ lâu này
cần sự đồng bộ thống nhất trong quá trình biên soạn, sửa đổi luật pháp, theo
một chủ trương đường lối chung của Chính phủ về Xuất nhập khẩu. Các quy
định cần phải dựa trên thực tiễn, không gò bó cứng nhắc nhưng cũng không
quá lỏng lẻo dễ bị lợi dụng.

3.2.2.2. Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đủ điều kiện tự đóng dấu chứng
nhận xuất xứ

Các doanh nghiệp thực hiện xin cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
điện tử(C/O) cho hàng hóa xuất khẩu của mình qua hệ thống mạng máy tính
46

đã được hưởng lợi không nhỏ nhờ sự tiện lợi của cách thức này. Thời gian
quy định hiện hành của Bộ Công Thương cho việc cấp Chứng nhận xuất xứ
hàng hóa trung bình từ 8-24h kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ
sơ đầy đủ và hợp lệ, nhưng thời gian này đã được rút ngắn xuống dưới 1 giờ
khi cấp C/O điện tử.

Đây là một ví dụ cho hiệu quả của việc thay đổi cơ chế quản lý xuất
nhập khẩu theo hướng nhanh chóng, tối giản. Bởi vậy, việc cho phép doanh
nghiệp thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình cần được
xem xét triển khai và áp dụng với các ngành hàng xuất khẩu, không ngoại trừ
ngành dệt may.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho phép, trong điều kiện cụ thể, những
nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất có thể tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa
đơn thương mại hoặc chứng từ khác. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu kiểm
tra nội dung khai báo của doanh nghiệp và hồ sơ lô hàng (không có C/O) để
xem xét cho hàng hóa hưởng ưu đãi.

Những thuận lợi có thể thấy được từ cơ chế này nếu được áp dụng là
rất đáng mong đợi. Doanh nghiệp xuất khẩu cắt giảm được chi phí trong việc
làm thủ tục xin cấp C/O cho từng đơn hàng từ Cơ quan Nhà nước. Trước đó,
doanh nghiệp thường phải bố trí nhân lực chuyên trách việc làm thủ tục này.
Ngoài ra, việc chờ đợi được cấp C/O cho các lô hàng có thể làm trễ hẹn giao
hàng cho bên đối tác dù có khi hàng hóa đã về tới cảng. Nhiều trường hợp
doanh nghiệp bị phạt giao hàng trễ là do vướng mắc loại giấy tờ này. Đó cũng
là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O để
hưởng ưu đãi khi giao thương hàng hóa giữa các nước có hiệp định thương
mại tự do mà Việt Nam tham gia. Họ chỉ xin cấp C/O khi bên phía đối tác
nhập khẩu yêu cầu. Khi được tự chứng nhận xuất xứ, bản thân doanh nghiệp
47

có thể hoàn toàn chủ động chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình về thời
gian và chi phí.

Việc tự chứng nhận xuất xứ tuy vậy không tránh khỏi nảy sinh rủi ro
về khả năng xảy ra gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất
hợp pháp qua Việt Nam, mượn xuất xứ từ Việt Nam để hưởng ưu đãi cũng
như gian lận thương mại hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam.
Nhưng khi Chính phủ nghiên cứu đưa ra cơ chế quản lý việc tự chứng nhận
xuất xứ của các doanh nghiệp một cách chặt chẽ, cơ chế này có thể phát huy
được những ưu điểm của nó. Ví dụ như đưa ra mức hình phạt cao mang tính
răn đe mạnh để giảm tối đa gian lận. Trên thế giới, tại các nước đã áp dụng
phương thức tự chứng nhận xuất xứ này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt gấp 2
đến 3 lần giá trị lô hàng xuất khẩu khi vi phạm, cũng như bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.

Hiện tại, Việt Nam cũng đang tham gia dự án thí điểm cho phép doanh
nghiệp tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu sang các nước Indonesia,
Philippines và Lào song song với hệ thống cấp C/O thông thường. Dự án này
nhằm chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế này cho toàn bộ các nước trong khối
ASEAN trong năm 2015. Đối tượng doanh nghiệp và thị trường áp dụng
trong dự án này còn bó hẹp, cần được mở rộng rộng rãi khi đi vào áp dụng
chính thức. Điều này rất cần sự thống nhất cao từ các nước, các thị trường đối
tác về phương thức áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp là hạt nhân quan trọng, là yếu tố quyết định tạo ra giá
trị cho ngành dệt may Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi thông tin
của quá trình đàm phán để hiểu được những lợi ích và khó khăn, bám sát lộ
trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP nhằm xây
48

dựng kế hoạch đầu tư sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực.

Phải liên kết chuỗi để chủ động nguồn lực, thiết bị công nghệ và thị
trường, đầu tư vào các khâu dệt – nhuộm – hoàn tất, gia tăng giá trị bằng cách
giảm dần gia công, tiếp tục mở rộng thị trường và phát triển ngành công nghệ
may thời trang.

Các doanh nghiệp dệt may cần nhanh chóng chuyển đổi phương pháp
gia công truyền thống CMT (cắt – may – hoàn thiện) sang phương thức FOB
(doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứu thị
trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng), từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ nội
địa hóa, giảm nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào bên
ngoài.

3.3.1. Hiện đại hóa công nghệ

Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định
với sự phát triển của ngành dệt may. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh
dạn đổi mới quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ công nghệ
hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị dệt may đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao,
loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không còn thích hợp. Đầu tư công
nghệ hiện đại, các công nghệ thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới cho các dự
án đầu tư mới với quy mô đủ lớn. Tập trung các dự án đầu tư mới, với quy mô
đủ lớn, đủ tiềm lực về vốn để tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, công
nghệ thế hệ mới nhất.

Hàng dệt may có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trường, chu
kỳ sản phẩm ngắn, tính mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó công nghệ
phải được đổi mới nhanh và theo hướng hiện đại. Đổi mới máy móc thiết bị
giúp năng suất cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn, đảm bảo số
49

lượng các đơn đặt hàng mà khách hàng yêu cầu. Khi thiết bị hiện đại, chúng
ta có đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm thời trang, các sản phẩm đa
dạng hơn, đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính. Khi các mặt
hàng có chất lượng tốt, kiểu dáng hấp dẫn dần dần Việt Nam sẽ xây dựng
được thương hiệu về sản phẩm dệt may của mình. Đối với các khâu kéo sợi,
dệt, nhuộm, hoàn tất thì trình độ công nghệ hiện đại sẽ trở thành yếu tố quyết
định sự tồn tại và phát triển của ngành.

Phát triển công nghệ dệt phải gắn liền với công nghiệp may nhằm
nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may, giảm bớt nhu cầu
nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định,
chủ động cho may hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng
ngân sách quốc gia và tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới
nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển
đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy cần chú ý để tiếp nhận tốt sự
chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập
đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng
bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong
chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ
thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hướng phát triển của ngành cần được
chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ
mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng.

Đối với các dự án nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng
trong việc lựa chọn công nghệ. Tập đoàn dệt may Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ
về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các
nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ
50

thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc,
Trung Quốc…

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản hợp đồng
gia công, triển khai quản lí rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường công tác chống
buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp…giúp các doanh
nghiệp may có thể tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có
thể quản lý thông tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản
xuất, quản lý các đơn vị gia công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân
phối lẻ, quản lý thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hình thành các khu công nghiệp chuyên
ngành sợi, dệt, nhuộm, may. Bao gồm cơ sở hạ tầng đường sá, thoát nước,
xây dựng khu nhà ở cho công nhân viên, đặc biệt chú ý đến vấn đề nước thải,
đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cơ sở in nhuộm, hoàn tất.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để giúp dệt may Việt Nam tiếp cận
công nghệ hiện đại thế giới.

3.3.2. Có chiến lược dài hạn

Doanh nghiệp cần có các chiến lược đầu tư phục vụ cho trước mắt và
trong dài hạn. Cần lập quỹ vốn đầu tư từ nhiều nguồn để đảm bảo cho nguồn
vốn đầu tư. Tăng cường hợp tác đối ngoại với các doanh nghiệp nước ngoài
cũng như thu hút vốn từ nước ngoài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần
có những chính sách đãi ngộ cho việc tự nghiên cứu, chế tạo các máy móc
thiết bị cho ngành dệt may có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt
may phát triển vững chắc về lâu dài.

Các doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với các địa phương nhằm
tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương tiến hành trồng bông và cung cấp
51

nguyên liệu một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cung cấp
vốn cho các địa phương cũng như hướng dẫn kĩ thuật cho người nông dân tiến
hành trồng bông, dâu, nuôi tằm. Có như vậy người dân mới thực sự mặn mà
trong việc trồng các cây công nghiệp này. Đảm bảo thu mua nguyên liệu
thường xuyên, có kế hoạch tổng thể, có kí kết hợp đồng rõ ràng với người dân
để đảm bảo thu nhập và củng cố niềm tin.

Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn
hóa, bỏ thói quen tự sản tự tiêu nhằm nâng cao chất lượng, có nghĩa là ngành
dệt may cần có những nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu kể cả việc
đưa các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu vào các khu dân
cư để tập trung nhân lực nhàn rỗi. Đổi mới phương thức quản lý, ban hành các
chính sách đãi ngộ với người lao động nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành dệt
may. Tăng cường việc tuyển dụng và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn
lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng nhanh cả về chất và lượng.
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực có tay nghề thông
qua các hình thức như liên kết đào tạo với các trường, trung tâm dạy nghề hay
tuyển dụng nguồn lao động từ các tỉnh về đào tạo.

Các doanh nghiệp cũng cần ký kết hợp đồng với các trung tâm để đào
tạo và cung ứng công nhân đứng máy, kỹ thuật viên theo đúng chất lượng mà
doanh nghiệp yêu cầu. Doanh nghiệp có nhu cầu cũng phải trả tiền cho việc
đào tạo mới có được các công nhân lành nghề chứ không phải sử dụng lao
động miễn phí như hiện nay. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải có
các chính sách đào tạo lại một cách thường xuyên để đảm bảo tay nghề cũng
như nâng cao tay nghề của các công nhân đã qua đào tạo.

Trong bối cảnh gia nhập TPP, doanh nghiệp cần có chính sách quan
tâm hơn nữa đến khâu thiết kế. Chúng ta phải tự nghiên cứu thiết kế mẫu mã
52

cho riêng sản phẩm của mình chứ không rập khuôn theo các mẫu mã có sẵn
hay phụ thuộc vào mẫu mã của các đối tác nước ngoài.

3.3.3. Hình thành các liên kết trong ngành

Gia nhập TPP đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội,
tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên cơ hội bao giờ cũng đi
liền thách thức. Các doanh nghiệp ngoài việc phải thông thạo mọi quy định
mới của TPP để tránh những thiệt hại không đáng có khi tham gia thương mại
quốc tế, muốn tận dụng hiệu quả cao nhất của TPP, cần hình thành chuỗi cung
ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn
chỉnh từ thiết kế đến phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các
thành viên tham gia ký kết TPP. Các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng tốt
cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển
bền vững. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (đặc biệt từ Trung quốc,
nước không tham gia TPP) vì thế các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy
cơ "mở cửa" thị trường trong nước cho các nước thành viên TPP tràn vào.

Thực tế cho thấy ngành dệt may nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
thật sự bền vững, chưa có chuỗi cung ứng và tỷ trọng tích lũy của ngành thấp.
Để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, cần tập trung sản xuất nguyên
liệu đầu vào, kêu gọi các nhà đầu tư có thế mạnh về sản phẩm thiếu hụt, như
nguyên liệu xơ visco, polyester, bỏ vốn vào các vùng trồng nguyên liệu.

3.3.4. Quan tâm thích đáng thị trường nội địa

Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong
nước. Với số dân khoảng 92 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến
diện nếu như chỉ chú trọng thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong
nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào. Hiện nay, hàng Trung
53

Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấp dẫn được người tiêu dùng nước
ta. Đến năm 2015, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người, sức mua hàng
sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý thì
đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam cần có quan tâm thích đáng thị trường nội địa
khi tiềm năng của thị trường rất lớn và nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhu
cầu tiêu dùng trong nước thấp, chất lượng sản phẩm và giá cả thấp hơn so với
thị trường bên ngoài phù hợp với trình độ tay nghề và khả năng cung ứng
hàng hóa của doanh nghiệp trong nước. Việc không mất nhiều chi phí cho
nguyên phụ liệu và nghiên cứu, phân phối hàng hóa…giúp cho doanh nghiệp
Việt Nam có khả năng canh tranh giá cả với các mặt hàng ngoại nhập.

Sản xuất các loại hàng hóa trung và cao cấp phục vụ cho nhu cầu thị
trường trong nước phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
54

KẾT LUẬN

TPP không phải là hiệp định thương mại quốc tế đầu tiên mà Việt Nam
gia nhập. Cũng giống như các quá trình hội nhập khu vực khác, tham gia TPP
sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức đối với mỗi ngành ở các mức độ khác
nhau. Đối với ngành dệt may, là đối tượng của bài nghiên cứu khoa học này,
chúng tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết cho người
đọc. Trên đây đã cơ bản xác định được những cơ hội, thách thức mà ngành
dệt may sẽ gặp phải khi Việt Nam kí kết TPP, bên cạnh đó đã nêu ra một số
giải pháp đối với Nhà nước cũng như các doanh nghiệp dệt may. Hy vọng đây
sẽ là một tài liệu có ích trong việc giúp các cơ quan Nhà nước cũng như các
doanh nghiệp trong việc nhận thức và tận dụng được các cơ hội, mặt khác là
tìm kiếm các giải pháp giải quyết các thách thức, biến thách thức thành cơ
hội. Từ đó, cùng với kinh nghiệm tham gia các hiệp định thương mại trước
của Việt Nam, sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các nước
TPP, tăng chỉ số phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.
55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Xuân Quỳ (2014), Việt Nam và Hiệp định thương mại xuyên
Thái Bình Dương, Phát triển & hội nhập, 14(24)
2. Bùi Văn Tốt (2014), Báo cáo ngành dệt may
3. Hà Thị Thu Hằng (2014), Báo cáo cập nhật ngành dệt may
4. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW(2013), Tổng quan về Hiệp định
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
5. Bùi Xuân Lưu (2001), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Thống

6. Thu Trang (2015), Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu: Những bất
cập từ thực tiễn, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Luat-Thue-xuat-
khau-Thue-nhap-khau-Nhung-bat-cap-tu-thuc-tien.aspx
7. Đặng Thị Thanh Mai (2005), Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
8. Quyết định 1483/QĐ-TTg về danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên
phát triển
9. Trang web của Tổng cục thống kê:
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
10. Trang web của Hiệp hội dệt may Việt Nam:
http://www.vietnamtextile.org.vn/
11. Ian F. Fergusson et al (2015), The Trans-Pacific Partnership (TPP)
Negotiations and Issues for Congress, Congressional Research Service

You might also like