You are on page 1of 9

Họ tên: Bùi Thị Thúy Như

Mã SV: 19051180
CÂU HỎI:
Anh/chị hãy nêu, giải thích các bước nghiệp vụ của quá trình thực hiện hợp đồng
xuất khẩu, các bước đố liên quan đến những loại chứng từ nào? Theo anh/chị để
trở thành 1 nhân viên xuất nhập khẩu giỏi nghiệp vụ thì cần những yếu tố gì?
TRẢ LỜI
các bước nghiệp vụ của quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 10 bước
Bước 1: Giục mở L/C và kiểm tra L/C
 Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của
người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền
nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình
được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC
Lưu ý 
 ND phải chính xác theo hợp đồng. Sai 1 chữ cái, sai 1 số thì gần như k thể
thanh toán vì chứng từ là yêu cầu rất cao đối với hợp đồng xuất khẩu 
 Do trung tâm thanh toán thực hiện 

Mục đích: nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ
thể cho nhà xuất khẩu trong trường hợp NXK xuất trình được bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với các điều kiện trong thư tín dụng.

Tùy thuộc quy định cụ thể của L/C, bộ chứng từ thanh toán có thể đơn giản hay
phức tạp. Các loại chứng từ thông dụng nhất gồm: Hối phiếu, Hóa đơn thương
mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, Chứng thư giám
định số lượng, chất lượng.

Bước 2: Giấy phép xuất khẩu 


Giấy phép xuất khẩu là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt
hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó.
xuất khẩu có điều kiện: 
mục đích: Đảm bảo tình hình trong nước 
Sản phẩm thô, chưa qua tinh chế, sơ chế, khoáng sản 
Vì sao hạn chế ? 
Nếu xk thô (sp chưa qua tinh chế → thuế xk cao hơn) , k gia tăng giá trị trong đấy,
bán rẻ cho Trung Quốc → nhập tinh chế sắt thép,
Nhà nc k thu đc thuế, trong nc k tăng việc làm. 
Nếu tăng gía trị → tạo vc làm→ bán đắt hơn → tạo tiền cho nc 
khi cấm, khi hạn chế → có mức thuế tương ứng với những mặt hàng đó
( có mặt hàng thuế nk 0%, và có những loại 50%. Trong nc sx đc thì hạn chế nhập,
nhập có điều kiện )
Khuyến khích xuất khẩu vì trong nước dồi dào ( dệt may, da giày, điện tử ) thì thuế
thấp 
Giấy phép
Áp dụng với một số mặt hàng riêng biệt nằm trong danh sách hàng hóa phải 
có giấy phép xuất khẩu; Đơn xin phép XK, Hồ sơ xin phép;
 Hàng hóa xuất nhập khẩu phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên
quan. Ví dụ như xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thực phẩm thì cần có giấy
phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; Xuất nhập khẩu thuốc thì cần có
giấy phép của Bộ Y tế;…
 Kiểm dịch an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của
các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng
hóa là điều kiện bắt buộc. 
 Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách
cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.
Bước 3: Chuẩn bị hàng
Sau khi có lịch trình dự kiến về ngày tàu chạy, việc của người xuất khẩu là phải
khẩn trương chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Đồng thời cũng phải sắp xếp chuẩn bị
những chứng từ cần thiết liên quan đến lô hàng xuất khẩu.
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung
làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.

Bước 4: Kiểm tra hàng XK

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm
chất, số lượng trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu
là động vật, thực vật phải kiểm tra lây lan bệnh dịch (tức kiểm dịch động vật, kiểm
dịch thực vật).
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu.
trong đó việc kiểm tra ở cơ sở) tức ở đơn vị sản xuất, thu mua chế biến, như các
nước xí nghiệp …) có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc
kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và
thực hiện thủ tục quốc tế.

Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức kiểm tra “chất lượng sản phẩm” (KCS)
tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm về phẩm chất
hàng hoá. Vì vậy trên giấy chứng nhận phẩm chất, bên cạnh những chữ ký của bộ
phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị.

Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của huyện, quận,
hoặc ở nông trường tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở là phòng (hoặc
trạm) thú y (của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến hành.

Giấy chứng nhận ghi: “hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu”
 Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (veterinary certificate) 
 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) 
 Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (sanitary certificate)
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
1) Khai báo hải quan điện tử VNACCS/VCIS 
2) Xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra
3) Nộp thuế và lệ phí hải quan
4) Thực hiện kiểm tra sau thông quan
Thủ tục hải quan (tiếng Anh – CUSTOMS PROCEDURES) là các thủ tục cần
thiết đảm bảo hàng hóa cũng như phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập
khẩu qua biên giới quốc gia.

 Mục đích của việc này:

Đối với DN: Thông quan tờ khai để được nhập hàng vào VN hoặc được xuất hàng
ra ngoài biên giới VN.
Thủ tục hải quan doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với cơ quan hải quan:
Một là để quản lý thuế: khai hải quan để cơ quan hải quan có cơ sở tính thuế và thu
thuế nộp vào ngân sách nhà nước.

Hai là để quản lý hàng hóa: ngăn chặng kịp thời các lô hàng cấm xuất hoặc cấm
nhập khẩu được di chuyển qua khỏi biên giới.

 hồ sơ hải quan bao gồm: “Tờ khai hải quan, chứng từ thay thế tờ khai. Các


chứng từ có liên quan (tùy từng trường hợp): hợp đồng, hóa đơn, vận
đơn, chứng từ vận tải, chứng từ xuất xứ, giấy phép, thông báo kết quả kiểm
tra hoặc thông báo miễn kiểm tra”

Bước 6: Thuê tàu

Thuê phương tiện vận tải là một trong những bước quan trọng trong thủ tục để xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Do đó, khi tiến hành thuê phương tiện vận tải, bạn
cần căn cứ vào những yếu tố sau:

 Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa như điều kiện cơ
sở giao hàng, số lượng ra sao,...
 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: Hàng hóa thuộc loại hàng gì, khối
lượng bao nhiêu, kích thước, điều kiện bảo quản như thế nào,...
 Căn cứ vào điều kiện vận tải: bạn cần xác định hàng hóa xuất khẩu ra nước
ngoài thuộc hàng hóa thông dụng hay đặc biệt, là hàng rời hay hàng đóng
trong container. Vận tải một chiều hay hai chiều, vận chuyển trên tuyến
đường bình thường hay đặc biệt, chuyên chở liên tục hay chuyên chở theo
chuyến,...

Từ đó mới có thể lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp, là đường bộ, đường biển,
đường sắt hay đường hàng không.
Bước 7: Giao hàng

Làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bằng đường biển, bạn cần lưu ý
công việc sau:
 Dựa vào thông tin chi tiết của hàng hóa, tiến hành lập bản đăng ký hàng
chuyên chở, sau đó giao cho nhà vận tải để đổi lấy số xếp hàng.
 Trao đổi với bộ phận điều độ của cảng để có thể nắm chính xác thời gian bốc
hàng lên tàu.
 Sau khi giao hàng lên tàu, bạn nhận biên lai từ thuyền phó để đổi lấy vận
đơn đường biển và làm hợp đồng vận chuyển.

Trong trường hợp làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài được giao bằng
container, bạn cần thuê container và phải lập bảng kê chi tiết hàng hóa trong
container nếu số lượng hàng hoá không đóng hết một container (LCL).
Bạn cần lập bản “Đăng ký chuyên chở” với công ty vận tải. Sau khi đăng ký được
chấp nhận, bạn tiến hành giao hàng cho bên vận tải.
 Ký hợp đồng
 Ký hợp đồng vận tải (Nếu bán theo điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP,
DAT, DAP, DDP)
 Ký hợp đồng với cảng
 Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến giao hàng
 Bản kê hàng hóa
Các chứng từ hàng hóa: 
 Hóa đơn thương mại
 Phiếu đóng gói kiện hàng (packing list)
 Hợp đồng ngoại thương
 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
 Giấy xác nhận số lượng (Certificate of quantity)
 Giấy xác nhận trọng lượng (Certificate of quantity)
 Các chứng từ giao nhận hàng hóa khác
Liên hệ với các cơ quan có liên quan để:
 Lấy sơ đồ xếp hàng (stowage plan /cargo plan)
 Nắm tình hình tàu
 Nắm tình hình giao hàng 

Bước 8: Mua bảo hiểm


Là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được hưởng bảo hiểm
phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng
bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định. Ngược lại, người bảo
hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi
ro được bảo hiểm gây nên
Ví dụ : Vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất
cắp, cướp biển, bão, lốc, sóng thần…vượt quá sự kiểm soát của con ngừoi. Hàng
hoá xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở
những nước quần đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hongkong…do đó phải tham gia
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia,
người xuẫt khẩu và nhập khẩu lại ở xa và thường không trực tiếp áp tải được hàng
hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây,
vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.
Chứng từ :
+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm
những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng
này. Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên,
trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo
hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã
hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm. học xuất nhập
khẩu lê ánh
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm
theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm
điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính
toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.
Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note)
Bước 9: Thanh Toán

Làm thủ tục thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch trong kinh
doanh xuất khẩu.
Lưu ý: Chứng từ thanh toán cần phải được lập chính xác và phù hợp với hợp đồng
mà hai bên đã lập. Sau khi có chứng từ thanh toán, bạn cần ra ngân hàng nộp để
làm thủ tục thanh toán.
Bước 10 : Giải quyết khiếu nại ( nếu có )

 Người bị khiếu nại là người xuất khẩu nếu : hàng có chất lượng không đúng
trong hợp đồng, giao hàng thiếu, bao bì không đúng quy định, giao hàng không
đúng thời hạn,…
 Người bị khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên
chở hoặc tổn thất hoặc do lỗi của người vận tải  Khiếu nại công ty bảo hiểm
nếu hàng hóa bị tổn thất do nhũng rủi ro nằm trong phạm vi được bảo hiểm
Bên cạnh việc đi khiếu nại, người nhập khẩu còn có thể bị người xuất khẩu khiếu
nại trong trường hợp  như thanh toán chậm, không thanh toán, …
 1.Chuẩn bị hồ sơ kiện
   2. Lựa chọn trọng tài
Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế. Nếu
hợp đồng không quy định, hai bên phải thỏa thuận với nhau về tổ chức trong
        3. Cung cấp tài liệu, chứng từ cho trọng tài
Trong quá trình xét xử, hai bên phải cung cấp các tài liệu, chứng từ cho trọng tài để
làm cơ sở chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, và cung cấp các chứng từ khác
theo yêu cầu của trọng tài
        4. Tham gia tranh luận 
Trong quá trình xét xử, các bên tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi của mình
        5. Thực hiện phán quyết
Theo anh/chị để trở thành 1 nhân viên xuất nhập khẩu giỏi nghiệp vụ thì cần
những yếu tố gì?
1. Khả năng xây dựng chiến lược
Yếu tố hàng đầu của một nhân viên xuất nhập khẩu nằm ở khả năng xây dựng
chiến lược, làm sao để có thể giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí sản xuất và
chi phí vận chuyển hàng hóa thấp nhất mà không ảnh hưởng đến số lượng cũng
như chất lượng hàng hóa và quan trọng hơn cả là giao hàng đúng hẹn.
Nhiệm vụ của nhân viên xuất nhập khẩu là quản lý tài liệu và ghi lại tất cả các
chuỗi cung ứng và xem xét một cách cẩn thận khả năng thành công và thất bại của
mỗi chiến lược là bao nhiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
2. Khả năng tổ chức
Một nhân viên xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc
để theo dõi thời gian, địa điểm, cách thức sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó người làm xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo chuỗi cung ứng,
vì vậy đòi hòi hỏi họ phải thành thạo các phần mềm máy tính và hệ thống kiểm kê
để cập nhật hàng hóa vận chuyển hàng ngày và hàng tuần, số hàng trong kho, hàng
tồn, hàng đã hết hạn sử dụng... Đây có thể được coi là một trong số 5 kỹ năng quan
trọng của nhân viên xuất khẩu nhập khẩu, để hoàn thành tốt công việc của mình bắt
buộc bạn phải có được khả năng tổ chức, lãnh đạo, thông qua quá trình này, quá
trình thực hiện công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
3. Giỏi giao tiếp
Đặc thù của nghề xuất nhập khẩu là phải làm việc với nhiều bên như hải quan, kho
hàng, khách hàng, vận chuyển,... Chưa hết nhân viên xuất nhập khẩu còn là người
chịu trách nhiệm liên lạc với các bên cung cấp, nhà vận chuyển, chịu trách
nhiệm nhân viên hiện trường bến bãi trước khi vận chuyển các lô hàng, thương
lượng hợp đồng với các nhà cung cấp và khách hàng, gọi điện, mở rộng quan hệ
với các đối tác khác.... Vì vậy kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng với một nhân
viên xuất nhập khẩu.

4. Kỹ năng văn phòng


Ngoài khả năng xây dựng chiến lược giỏi, giao tiếp giỏi và khả năng tổ chức, một
nhân viên xuất nhập khẩu còn phải giỏi cả kỹ năng văn phòng, Excel. Bản thân
người làm xuất nhập khẩu phải người chịu trách nhiệm báo cáo tài liệu cho cấp
trên, tổng hợp hàng hóa vận chuyển, lên kế hoạch, tính toán chi phí vận chuyển,
nhu cầu phát sinh và duy trì dịch vụ khách hàng... Vì thế kỹ năng văn phòng
như kỹ năng lập báo cáo cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu với một
nhân viên xuất nhập khẩu.

You might also like