You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

KHOA NGÂN HÀNG


----

BỘ MÔN
THANH TOÁN QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
1. Trình bày ngắn gọn vai trò, nội dung của các loại chứng từ trong một bộ chứng từ hàng
hóa: L/C, Vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy chứng nhận
xuất xứ.
2. Tìm ra một bộ chứng từ hoàn chỉnh và trình bày nội dung.

CÁC LOẠI CHỨNG TỪ TRONG BỘ CHỨNG TỪ HÀNG HÓA


 Tín dụng thư (L/C)
1. Khái niệm
Tín dụng thư (L/C) là thư do ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu,
trong đó cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định, nếu người
xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
2. Nội dung chính của L/C
1. Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
2. Loại L/C
3. Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân
hàng…
4. Số tiền, loại tiền
5. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
6. Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
7. Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
8. Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận
đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
9. Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
10. Những nội dung khác
3. Vai trò
 Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .
 Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát
hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
 Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.
 Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
 Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ
yếu trong thương mại quốc tế:
 Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác
nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ
rào cản đó.
 Vận đơn đường biển (Bill of lading)
1. Khái niệm
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển, do người vận
tải cấp cho người gởi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải với người
chủ hàng.
2. Nội dung:
Vận đơn đường biển bao gồm các nội dung:
- Tên người vận tải
- Người gửi hàng
- Tên người nhận hàng (nếu là vận đơn đích danh) hoặc ghi theo lênh…(nếu là vận đơn
theo lệnh) hoặc không ghi rõ người nhận hàng (nếu là vận đơn xuất trình)
- Tên tàu
- Cảng xếp hàng
- Cảng dỡ hàng
- Tên hàng
- Ký mã hiệu hàng hóa
- Số lượng kiện
- Trọng lượng cả bì hoặc thể tích của hàng
- Cước phí, phụ phí phải trả cho người vận tải,
- Điều kiện thanh toán, đã trả tại cảng dỡ hàng,
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,
- Số bản gốc vận đơn
- Chữ ký của người vận tải hoặc thuyền trưởng hoặc của người đại diện cho thuyền
trưởng
- Cơ sở pháp lý của vận đơn (nguồn luật để điều chỉnh các điều chỉnh của vận đơn và
giải quyết những tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải)
-Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải.
3. Vai trò:
- B/L là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở, thực hiện hợp
đồng vận chuyển.
- B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trong vận đơn,
cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng hóa khi tàu cập bến.
- Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất, hoặc nhập khẩu.
- Là một chứng từ trong Bộ chứng từ mà người bán gửi cho Người mua hoặc Ngân hàng
thanh toán để thanh toán tiền hàng.
- Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thông của vận đơn).
 Bảo hiểm đơn (Insurance policy)
1. Khái niệm
Bảo hiểm đơn (Insurance policy) là chứng từ do Công ty bảo hiểm cấp cho người
được bảo hiểm nhằm cam kết sẽ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm trong
phạm vi giá trị bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra.
2. Tác dụng
- Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng đó.
- Xác nhận việc trả phí bảo hiểm, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm nói trên
đã có hiệu lực.
- Bảo hiểm đơn là chứng từ cần thiết để khiếu nại công ty bảo hiểm và để nhận tiền bồi
thường bảo hiểm.
3. Nội dung
- Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, đó là các điều khoản quy định trách
nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm (Các
điều này thường được in sẵn).
- Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết bao gồm các nội
dung về:
+ Đối tượng được bảo hiểm như: Tên hàng, số lượng, ký mã hiệu phương tiện
chuyên chở.
+ Giá trị bảo hiểm: Mức bảo hiểm tối thiểu thông thường là 110% trị giá hàng và
phải thể hiện bằng tiền ghi trong hợp đồng hoặc L/C.
+ Điều kiện bảo hiểm đã được thỏa thuận (AR, WA, EPA,, SRCC…)
+ Tổng số phí bảo hiểm.
 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
1. Khái niệm
Hóa đơn thương mại là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp.
Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại bao gồm phải có những nội dung
sau:
- Ngày tháng lập hóa đơn thương mại.
- Thông tin người mua, người bán hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế…
- Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký hiệu
mã…
- Ngày gửi hàng.
- Tên tàu, thuyền, số chuyến.
- Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến.
- Địa chỉ cảng đi, cảng đến.
- Điều kiện giao hàng.
- Điều kiện và điều khoản thanh toán.
2. Vai trò
Mục đích chính của hóa đơn thương mại chủ yếu là để làm chứng từ thanh toán.
Có nghĩa là người bán đòi tiền người mua hàng hóa một cách hợp pháp. Trong trường
hợp bán cho bạn hàng hóa thì bạn phải trả đúng số tiền ghi trên hóa đơn cho người bán.
Vì nó liên quan đến hoạt động thanh toán nên đòi hỏi các thông tin trên hóa đơn thương
mại cần phải thể hiện một cách rõ ràng, đặc biệt : số tiền cần thanh toán, kèm theo
những nội dung khác về hàng hóa, số lượng, điều kiện thanh toán…
 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
1. Nội dung
• Thông tin người mua, người bán.
• Cảng xếp hàng, dỡ hàng.
• Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu.
• Thông tin hàng hóa : trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
• Số hiệu hợp đồng.
• Điều kiện giao hàng.
2. Vai trò
Phiếu đóng gói hàng hóa cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng
bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy
cách đóng gói. Từ đó chúng ta tính toán được một số phần sau:
• Sắp xếp kho chứa hàng.
• Bố trí được phương tiện vận tải.
• Bốc dở hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân.
• Mặt hàng có bị kiếm hóa hay không….
Ngay sau khi đóng hàng xong, Người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list để
người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.
Một packing list chuẩn
 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
1. Khái niệm
- Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O): Là
một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng
hóa.
- Nếu là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ được hưởng ưu
đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền
thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi làm thủ
tục hải quan với những lô hàng có C/O.
- Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…)
mà ta sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:
1. C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
2. CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
3. C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
4. C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc). Chi tiết về CO mẫu E tại đây.
5. C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu)
6. C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc)
7. C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)
8. C/O mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản)
9. C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)
10. C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)
11. C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile)
12.C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia)
- Nơi cấp C/O: Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một
số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O
nhất định:
+ VCCI: cấp C/O form A, B…
+ Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
+ Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E,
AK…
2. Nội dung
1. Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị xuất khẩu hay người gửi hàng bao gồm tên giao
dịch, số nhà, đường phố, tên nước;
2. Địa chỉ giao dịch và nước của đơn vị nhập khẩu hay người nhận hàng cũng bao gồm
nội dung trên;
3. Tên phương tiện vận tải sử dụng để vận chuyển hàng hoá, thời gian giao hàng và tên
cảng bốc, dỡ hàng;
4. Tên hàng, mô tả hàng hoá theo tên thương mại thường dùng;
5. Số lượng, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng cả bì;
6. Ký mã hiệu phải ghi đầy đủ;
7. Lời khai của chủ hàng về tính xuất xứ của hàng hóa (nguồn gốc hoặc nơi khai thác
hàng);
8. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong một số trường hợp C/O do chính nhà sản
xuất cung cấp thì bên cạnh C/O phải có bằng chứng kèm theo chứng minh tính chân
thực của C/O này);
- Mẫu đơn
3. Vai trò
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa đặc biệt quan trọng trong việc phân loại hàng hóa theo
quy định hải quan của nước nhập khẩu, vì vậy sẽ quyết định đến thuế suất thuế nhập
khẩu hàng hóa.
– Với chủ hàng nhập khẩu: C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập
khẩu. Cũng vì vậy mà quy định kiểm tra của hải quan rất kỹ đối với những lô hàng có
C/O.
– Về mặt quản lý Nhà nước: C/O có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá
giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch…

You might also like