You are on page 1of 23

Bài giảng 6

Nhập khẩu hàng hóa


Tóm tắt các bước

Nghiên cứu thị trường ; Chọn sản phẩm nhập khẩu

Lựa chọn kênh nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp

Chọn nhà cung cấp

Đàm phán ký kết hợp đồng

Tổ chức nhập khẩu hàng hóa


Lưu ý : Tham khảo một số tiêu chí lựa chọn sản phẩm
nhập khẩu
• Tính độc đáo của sản phẩm nhập khẩu so với sản phẩm nội
địa (unique products)
• Sản phẩm nhập khẩu tương tự sản phẩm nội địa nhưng có
giá thấp hơn (less expensive products)
• Sản phẩm nhập khẩu không sẵn có tại thị trường nội địa
(availability)
• Sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn (products of
better quality)
Lưu ý : Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
• Chất lượng hàng hóa cung cấp (Quality)

• Thời gian giao hàng (Delivery time)

• Uy tín của nhà cung cấp (Supplier reliability)

• Giá cả cạnh tranh (Competitive price)

• Điều kiện thương mại (Favorable trade terms)

• Chi phí vận tải (Transportation cost)

• Các rào cản thuế quan (Import duty implications)

• Tuân thủ các khía cạnh về bảo hộ sở hữu trí tuệ (Protection of intellectual property rights)

• Đáp ứng các tiêu chuẩn (Ability to meet standard requirements)

• Kinh nghiệm của nhà cung cấp (Experience of supplier)


Lưu ý : Nhập khẩu trong các loại hình gia công quốc tế,
sản xuất xuất khẩu

• Bên nhận gia công nhập khẩu nguyên vật liệu/ Bên đặt gia
công nhập khẩu thành phẩm

• Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu/Nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bởi chi nhánh hoặc
công ty con đặt tại nước ngoài
Quy trình nhập khẩu

Làm thủ tục xin phép nhập khẩu (nếu có)

Mở L/C (nếu có)

Thuê phương tiện vận tải (nếu có)

Mua bảo hiểm (nếu có)

Thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu

Giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Kiểm tra và giám định hàng hóa nhập khẩu (nếu có)

Giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có)


Làm thủ tục xin phép nhập khẩu (nếu có)
(tham khảo Luật quản lý ngoại thương 2017 và Nghị đinh
69/2018/NĐ-CP)

• Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu (tham khảo danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu)

• Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu (tham khảo các loại hạn
ngạch đang được áp dụng)

• Quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu nhập khẩu (tham
khảo danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện)
Yêu cầu mở L/C (nếu có)
• Giấy yêu cầu mở L/C cần đảm bảo phù hợp với hợp đồng mua bán quốc tế để
tránh các khoản phí tu chỉnh L/C

• Chi tiết hóa các yêu cầu của hợp đồng trong giấy yêu cầu mở để đảm bảo nhận
được hàng hóa đúng số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng

• Sau khi L/C đã được mở, việc kiểm tra L/C của nhà nhập khẩu rất cần thiết để
đảm bảo L/C được mở theo đúng yêu cầu và phù hợp với hợp đồng

• Mức ký quỹ mở L/C phụ thuộc vào mức độ tài trợ của ngân hàng phát hành. Nhà
nhập khẩu có thể phải mua bảo hiểm bổ sung (CIF, CIP) hoặc mua bảo hiểm với
CFR, CPT, điều kiện nhóm F để đáp ứng yêu cầu tài trợ của ngân hàng
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

- Khai báo hải quan

- Xuất trình để kiểm tra (Kiểm tra hồ sơ hải quan/ chứng từ, Kiểm hóa –

kiểm tra thực tế hàng hóa) (nếu có)

- Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan ( nộp thuế/

thông quan hàng hóa)


Lưu ý : nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu theo Incoterms

Nhà nhập khẩu có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu ở tất cả các
điều kiện Incoterms trừ DDP

Với DDP, ai làm thủ tục hải quan nhập khẩu?


Tham khảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hải quan

• Công ước Kyoto về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ hải quan ( có hiệu
lực từ 25/9/1974) (WCO)

• Công ước HS (Harmonized coding system) ( được thông qua từ


14/6/1983) (WCO)

• Hiệp định về trị giá hải quan của GATT (1994)

• Luật Hải quan (2014) của Việt Nam


Khai báo hải quan điện tử
Một số lưu ý

• Người khai hải quan >>>> owner / customs broker

• Xác định trị giá hải quan / trị giá giao dịch/ tham vấn trị giá hải quan
>>>customs valuation / transaction value

• Áp mã HS ( tariff classification )

• Xuất xứ của hàng hóa (MFN vs preferential)

• Lưu giữ hồ sơ sau khi thông quan


Giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Lưu ý : vai trò của bộ chứng từ trong nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu/ sử

Nhận bộ chứng từ từ ngân hàng/ nhà xuất khẩu tương ứng với các
phương thức thanh toán

- T/T

- D/P

- D/A

- L/C
Nhận hàng vận chuyển bằng đường biển không sử dụng
container (bulk/ break bulk cargo)
Lưu ý các biên bản do cảng/ nhà nhập khẩu/ công ty giao nhận được ủy thác
lâp khi nhận hàng từ tàu
• Các biên bản kiểm tra khi dỡ hàng ra khỏi tàu
Report on receipt of cargo ( Biên bản kết toán nhận hàng), Survey records
(Biên bản giám định dưới tàu), Cargo Outturn report ( biên bản hàng đỗ vỡ
hư hỏng)
• Nhà nhập khẩu/ công ty giao nhận được ủy thác kiểm tra hàng hóa khi
nhận, lập biên bản khi có tổn thất
Letter of reservation ( thư dự kháng) , Survey report (Biên bản giám định của
công ty bảo hiểm)
• Đổi B/L lấy D/O (Delivery order) để nhận hàng/ lưu ý EDO
Nhận hàng FCL

• Sau khi hàng đến, Đổi B/L lấy D/O (lưu ý EDO)/(lưu ý trường hợp B/L surrendered
hoặc sea waybill)

• Nhận container có chứa hàng tại CY ( lưu ý thủ tục mượn container rỗng ; trả vỏ sau
khi rút hàng hỏi container)

• Lưu ý khoảng thời gian “ free time” (thời gian được lưu cont, lưu bãi, không chịu phí,
“dem - demurage” ( phạt lưu bãi) , “det - detention” (phạt lưu vỏ cont) để đảm bảo
làm thủ tục hải quan nhận hàng kịp thời.
Nhận hàng LCL

• Sau khi hàng đến, Đổi B/L lấy D/O (lưu ý EDO)/(lưu ý trường hợp B/L
surrendered hoặc sea waybill)

• Nhận hàng tại kho CFS

• Lưu ý thời gian được lưu kho miễn phí tại kho CFS để phối hợp làm thủ tục
hải quan kịp lúc ( phí lưu kho sẽ kho cảng tính sau thời gian lưu kho miễn phí
này
Nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không

• Lưu ý Air waybill (tương tự sea waybill/ bill surrendered ) không có chức
năng chứng từ sở hữu/

• Nhận hàng với hãng hàng không tại kho được chỉ định chuyên trách cho hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không (Vd. TCS tại TP HCM, VN)

• Các lưu ý tương tự như nhận hang LCL


Sử dụng dịch vụ của công ty giao nhận
• Lưu ý nghĩa vụ của nhà nhập khẩu trong điều kiện thương mại nhóm E, F

• Các công việc nhà nhập khẩu có thể ủy thác cho công ty giao nhận:

- Nhận hàng từ nhà xuất khẩu tại nơi giao hàng

- Thay mặt người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải / đồng thời có thể đóng vai trò là người
chuyên chở (phát hành house bill of lading)

- Nhận hàng từ người chuyên chở tại nơi đến

- Làm thủ tục hải quan khi được ủy quyền

- Giúp nhà nhập khẩu lưu kho, phân phối hàng

You might also like