You are on page 1of 13

CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI

I. Khái quát về chứng từ trong giao dịch xuất nhập khẩu:

Có nhiều chứng từ được sử dụng trong giao dịch xuất nhập khẩu. Việc hoàn thành và nộp
các chứng từ là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công của một giao dịch. Các
chứng từ cần sử dụng phụ thuộc vào hai chính sách pháp luật của hai quốc gia nhập khẩu
và xuất khẩu.

Các chứng từ và thủ tục hoàn thành hiện nay đã dễ dàng thực hiện hơn nhờ có sự hỗ trợ
từ phía các chính phủ, sự ra đời của các hiệp định thương mại và áp dụng công nghệ
thông tin. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp
đặc biệt là vừa và nhỏ thường tìm đến các công ty giao nhận để thực hiện giao nhận cũng
như hoàn thành các thủ tục chứng từ liên quan. Các công ty này am hiểu và có nghiệp vụ
trong việc xử lý các vấn đề giấy tờ và giao nhận. Hiện này số lượng các công ty giao
nhận đang gia tăng ở Việt Nam.

II. Các loại chứng từ phổ biến trong giao dịch xuất nhập khẩu:
1) Hợp đồng thương mại:

Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu là trọng tâm của các giao dịch thương mại quốc tế
và chúng xoay quanh một loạt các mối quan hệ được kết nối như riêng biệt, bao gồm cả
bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển và sắp xếp thanh toán.

Chức năng: ký kết hợp đồng thương mại được xem là điểm khởi đầu quan trong cho
chuỗi các hoạt động liên quan đến các hoạt động thương mại cũng như các chứng từ quan
trọng. Ngoài ra, hợp đồng mua bán xuất khẩu còn là một chứng từ quan trọng cần thiết
cho việc thực hiện các hoạt động giao nhận.

2) Hối phiếu (Bill of Exchange/ Draft):


a) Khái niệm

Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu
cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên
hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của
người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người xuất khẩu là người làm ra hối phiếu
để đòi tiền thanh toán từ người nhập khẩu trong cả hai trường hợp áp dụng phương thức
trả ngay hoặc trả chậm
b) Các bên tham gia trong nghiệp vụ phát hành hối phiếu:

Người ký phát hối phiếu (drawer): chủ nợ hay người xuất khẩu

Người bị ký phát (drawee): con nợ, nhà nhập khẩu hay là người có trách nhiệm trả tiền

Người hưởng lợi (beneficiary): là người nhận số tiền thanh toán, có thể là chủ nợ hoặc
người được chủ nợ chuyển nhượng nhận tiền hưởng thụ.

Người chấp nhận nợ (acceptor): là con nợ nhưng tên gọi này áp dụng cho hình thức trả
chậm.

Người chuyển nhượng (endorser): là người chuyển quyền hưởng lợi hối phiếu cho người
khác bằng cách trao tay hoặc bằng thủ tục ký hậu.

Người cầm phiếu (holder or bearer): là người có quyền nhận hối phiếu được trả tiền.

c) Công dụng của hối phiếu:

Công cụ đòi nợ: là chứng từ để người xuất khẩu đòi tiền hàng từ nhà nhập khẩu.

Công cụ tín dụng: ngân hàng có thể mua lại hối phiều từ nhà xuất khẩu với giá thấp hơn
trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn nhận tiền sớm hơn và việc nhận tiền chuyển giao
cho bên ngân hàng.

Phương tiện thanh toán – phương tiện lưu thông: hối phiếu như một giấy tờ có giá, người
sở hữu hối phiếu có thể chuyển nhượng nó.

3) Vận đơn vận tải đường biển (Bill of Lading)


a) Khái niệm và vai trò:

Vận đơn đường biển là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng, sau khi đặt
booking. Vận đơn thể hiện các thông tin về hàng hóa. Phải có chữ ký của đại diện được
ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận.

Vai trò của vận đơn: là biên nhận hàng hóa để đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được thanh
toán từ phía nhà nhập khẩu. Cũng có thể là bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ
theo hợp đồng ngoại thương.

b) Các loại vận đơn (B/L):

Theo tính sở hữu hữu:


 Vận đơn đích danh (Straight B/L): hãng tàu chỉ giao hàng cho người có tên trên
vận đơn.
 Vận đơn theo lệnh: được ký hậu mặt sau tờ đơn ( giao hàng theo lệnh của người
hoặc công ty, theo lệnh của ngân hành phát hành đối với thanh toán L/C, theo lệnh
của người gửi hàng).
 Vận đơn vô danh (To bearer B/L): không ghi tên người nhận hàng, ai cầm vận đơn
này đều trở thành chủ sở hữu.

Theo phê chú hàng hóa:

 Clean Bill (Vận đơn sạch): mô tả hàng hóa bên người phù hợp để đi biển hoặc
đảm bảo chất lượng.
 Unclean Bill (Vận đơn không sạch): mô tả hàng hóa bên ngoài không phù hợp để
đi biển. Hoặc không đảm bảo chất lượng.

Theo tính pháp lý:

 Original B/L (Vận đơn gốc): được ký bằng tay, có thể có hoặc không có dấu
“Original”. Có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
 Copy B/L (Bản sao vận đơn): bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay.
Thường có dấu “Copy – Non negotiable” và không giao dịch chuyển nhưỡng
được.

Theo hành trình và phương thức vận chuyển:

 Direct B/L (Vận đơn thẳng): hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc đến
cảng dỡ hàng. Lô hàng không phải chuyển tải.
 Through B/L (Vận đơn chuyển suốt): hàng hóa phải chuyển tải qua tàu trung gian

Theo nhà phát hành:

 Master B/L (Vận đơn chủ): do hãng tàu phát hành cho Shipper hoặc Forwarder.
 House B/L (Vận đơn nhà): do Forwarder cấp cho Shipper.

4) Vận đơn đường hàng không (Air Waybill):


a) Khái niệm và vai trò:

Vận đơn đường hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc
nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.
Vận đơn đường hàng không đóng vai trò là biên lai giao hàng cho người chuyên chở và
bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

Lưu ý: khác với B/L, AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không chuyển nhượng
được như vận đơn đường biển.

b) Phân biệt MAWB và HAWB:

Thực tế thì cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi hai
chủ thể khác nhau.

 HAWB là viết tắt của House Air Waybill (vận đơn nhà), do Forwarder cấp.
 MAWB là viết tắt của Master Air Waybill (vận đơn chủ), do hãng hàng không
cấp.
c) Vận đơn hàng không bản gốc và bảng copy:

AWB thường có ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (original), vaf6 bản copy trở lên.

d) So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không:

Vận đơn của 2 phương thức vận tải này đều có những đặc điểm chung của vận đơn. Tuy
nhiên, giữa chúng cũng có một số điểm khác biệt quan trọng:

Có thể chuyển nhượng được, nếu là


Không chuyển nhượng được
loại giao hàng theo lệnh

Phát hành sau khi giao hàng cho hãng Phát hành sau khi hàng đã được xếp
vận chuyển lên tàu

Phát hành bộ đầy đủ: 3 bản gốc, 3 bản


Phát hành ít nhất 9 bản
copy

Dùng trong vận chuyển hàng không Dùng trong vận tải biển

Không dùng với điều kiện FAS, FOB, Có thể sử dụng với tất cả các điều
CFR và CIF trong Incoterms. kiện quy định trong Incoterms 2010

Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw, Điều chỉnh bởi Công ước Hague,
Công ước Hague sửa đổi, Công ước Hauge-Visby, và Bộ luật US COGSA
Montreal 1936
5) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin/CO):
a) Khái niệm về CO:

CO là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu)
cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất và phân phối trên thị trường
xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một
quốc gia khác nhau về mặt thuế quan.

b) Tác dụng của CO:

Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa để có thể phân biệt được đâu là
hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để dáp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận
thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá: trong các trường hợp khi hàng hóa của một
nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành
động chống bán phá giá.

Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: giúp dễ dàng trong việc thống kê,
duy trì hạn ngạch, xúc tiến thương mại.

c) Cơ quan có thể cấp phát CO:

Ở Việt Nam, có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp phát CO:

 Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O
FORM A, D, các C/O nào do sự thả thuận của các chính phủ mà thành.
 Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER
OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công
thương ủy quyền cấp phát C/O.

d) Các loại CO:

CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập GSP.

CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan
theo hiệp định CEPT.

CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định
Việt Nam – Lào.

CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).

CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).

CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn
cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu
đãi.

CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu
sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).

CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp
định dệt may Việt Nam-EU.

CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu
sang Mexico theo quy định của Mexico.

CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của
Venezuela.

CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

e) Thủ tục xin CO:

Đối tượng sử
Bước Tên bước Mô tả
dụng

1. Khai báo hồ sơ Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống Doanh nghiệp
đề nghị cấp gồm:
giấy chứng
+ Khai báo đơn xin cấp trên hệ thống
nhận xuất xứ
+ Scan các file đính kèm.

- Dung lượng tối đa: không quá 10mb


2. Tự động cấp số Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi Hệ thống
C/O doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ VCCI
thống.

2.1 Tiếp nhận số Hệ thống DN tiếp nhận số C/O. Doanh nghiệp


C/O
2.2 Sửa hồ sơ DN có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận Doanh nghiệp
của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.
3 Gửi hồ sơ DN gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện Doanh nghiệp
4 Tiếp nhận hồ sơ Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ Hệ thống
hệ thống DN. VCCI
5. Xét duyệt hồ sơ Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ. Hệ thống
VCCI
Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển bước 6.

Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.


6. Từ chối hồ sơ Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ. Yêu cầu Hệ thống
nhập: VCCI

- Lý do từ chối.
6.1 Nhận TB từ Doanh nghiệp nhận TB từ chối từ hệ thống Doanh nghiệp
chối hồ sơ VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông
tin theo bước 6.2
6.2 Bổ sung, chỉnh Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin Doanh nghiệp
sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình
quay trở lại bước 3.
7. Duyệt cấp C/O Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi Hệ thống
duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp. VCCI
7.1 Nhận thông báo DN nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp Doanh nghiệp
hồ sơ được C/O
duyệt cấp C/O
8 Ký và đóng dấu VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho VCCI
trên form C/O DN
6) Hóa đơn (Invoice):
a) Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice):

Là hóa đơn chứng thực bởi lãnh sự hay viên chức chính phủ bảo đảm việc vận chuyển
hàng hóa. Hóa đơn lãnh sự được cấp bởi lãnh sự quán nước nhập khẩu tại điểm vận
chuyển, bảo đảm các giấy tờ mậu dịch của nhà xuất khẩu có trong danh mục, và hàng hóa
được vận chuyển không phạm luật hay các ràng buộc thương mại.

b) Hóa đơn thương mại (Commercial invoice):

 Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi
người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng
hoá, đơn giá và tổng trị giá của hàng hoá ; điều kiện cơ sở giao hàng; phương thức thanh
toán; phương thức chuyên chở hàng.

Theo chức năng, hóa đơn thương mại có thể chia thành nhiều loại:

 Hóa đơn tạm tính: là hóa đơn dùng cho việc thanh toán sơ bộ tiền hàng, thường
được sử dụng trong các trườn hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, hàng hóa giao
nhiều lần và mỗi lần chỉ thanh toán một phần.
 Hóa đơn chính thức: là hóa đơn dùng để thanh toán cuối cùng tiền hàng.
 Hóa đơn chi tiết: phân tích chi tiết cấu thành của giá hàng.
 Hóa đơn chiếu lệ: có hình thức giống như hóa đơn những không có tác dụng thanh
toán.
 Hóa đơn trung lập: trong đó không ghi rõ tên người bán.
 Hóa đơn xác nhận: là hóa đơn có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp,
xác nhận về xuất xứ hàng hóa.

7) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa:

Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hóa. Đối với một số hàng hóa đặc thù như
thiết bị đo hoặc máy xét nghiệm. Khi tiến hành xuất khẩu phải có giấy tờ chứng minh khả
năng hoạt động của thiết bị gọi là Inpsection certificate. Giấy tờ này thường được cấp bởi
cơ quan được chính phủ chỉ định hoặc thừa nhận về khả năng kiểm định chất lượng gọi
các tổ chức kiểm định.

8) Packing list:
a) Khái niệm:
Đây là một phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng là một trong
những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất khẩu. Trên Packing list thể hiện rõ
người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối
chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không.

b) Tác dụng của Packing list:

Nhìn vào phiếu đóng gói, chúng ta sẽ có các thông tin sau:

- Số lượng hàng là bao nhiêu, trọng lượng là bao nhiêu.


- Số kiện, số pallet, có bao nhiêu kiện hàng được đóng gói trên thùng lớn.
- Có thể dỡ hàng bằng tay hay phải dỡ hàng bằng xe nâng.

c) Các nội dung chính thể hiện trong Packing list:

Một Packing List đầy đủ thường có các nội dung chính như sau:

Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, tel, fax công ty

Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty bán hàng.

Số và ngày Packing List: Số này khá quan trọng

Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax công ty mua hàng.

Ref no: Số tham chiếu. Đây có thể là số đơn hàng, hay ghi chú thêm về Notify Party (Bên
thông báo khi hàng đến. Thông thường thanh toán L/C thì mới yêu cầu ghi thêm thông tin
Notify Party này).

Port of Loading: Cảng bốc hàng (Ví dụ: Hai Phong port, Viet Nam; Incheon port,
Korea…).

Port of Destination: Cảng đến (Ví dụ: Manila port, Philippines; Port Klang port,
Malaysia…).

Vessel Name: Tên tàu, số chuyến.

ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu chạy.

Product: Mô tả hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS…

Quantity: Số lượng hàng theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: 100000 pcs là 100000 cái…
Packing: Số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới (Ví dụ: đơn vị là bales –
kiện, chẳng hạn có 100000 cái, đóng gói 500 cái/kiện -> Packing là 200 bales).

NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh (Chỉ tính trọng lượng của hàng hóa)

GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng (Tính cả trọng lượng của dây buộc, nylon bọc,
thùng, hộp đựng ở ngoài). Trên thực tế, chúng ta không cần quá tỉ mỉ và quá chính xác
GWT này, chỉ cần GWT tính tương ứng và không vượt quá trọng lượng mà hãng tàu cho
phép xếp trong 1 container là ok.

Remark: Những ghi chú thêm (ví dụ như tất cả có 200 kiện thì kiện từ số 1 – 100 là đóng
cho hàng nhãn mác A, kiện từ số 100-200 là đóng cho hàng nhãn mác B…)

Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.

9) Dock receipt:

Biên nhận cấp cho hàng được nhận hoặc giao tại cầu cảng hoặc bến tàu. Khi tiến hành
giao một lô hàng nước ngoài, biên nhận bến cảng được phát hành khi vận đơn đã nộp lại
cho hãng vận chuyển.

10) Giấy chứng nhận bảo hiệm:

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) là giấy chứng nhận do công ty bảo
hiểm phát hành trên cơ sở tờ khai về các chi tiết liên quan đến lô hàng.

Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, người ta thương ký một hợp đông
bảo hiểm bao để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kỳ thời điểm nào trong
một thời hạn nhất định theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa thuận trước.

11) Manifest:
a) Khái niệm:

Manifest là bản kê khai hàng hóa, xác định hàng hóa xuất nhập khẩu có đúng với các
thông tin gửi hàng hay không về các thông số: số vận đơn, người gửi, người nhận, lượng
hàng, loại hàng.

Khi hàng hóa đến cảng nhận hàng, hàng tàu hoặc là Forwarder sẽ nhận được thông báo
hàng đến từ đại lý ở cảng xuất hàng và có trách nhiệm khai bảo hải quan về lô hàng vận
chuyển.

Khi consignee đến nhận hàng, hải quan sẽ đối chiếu các thông tin trên D/O với thông tin
khai trên manifest, nếu thông tin trùng khớp thì hải quan mới giao hàng.
b) Tiến hành khai manifest:

Khai manifest thường được thực hiện trước khi tàu về từ 1 đến 2 ngày, hoặc tùy thuộc
vào quy định của từng quốc gia, quá thời gian quy định mà muốn chỉnh sửa thì phải mất
thêm lệ phí.

Người khai hải quan được lựa chọn một trong hai hình thức:

 Khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, địa chỉ
e- manifest.customs.gov.vn.
 Có thể tải các mẫu khai manifest trên trang website sau đó upload lên phần mềm
khau manifest của Tổng cục Hải quan.

III. Vận tải:


1) Khái quát vận tải:

Hiện nay có bai hình thức vận chuyển chủ yếu được xử dụng trong các giao dịch xuất
nhập khẩu toàn cầu: air, water (Ocean và inland), and land (rail and truck). Trong đó thủy
nội địa, đường sắt và vận tải bằng xe tải thường được sử dụng cho vận chuyển nội địa
hoặc các quốc gia lân cận nhau. Đối với các giao dịch cần phải di chuyển xa thì hình thức
đường biển và đường hàng không thường được lại chọn.

Ngoài ra, các công ty xuất nhập khẩu thường sử dụng các phương thức vận chuyển kết
hợp để vận chuyển hàng hóa theo thời gian và chi phí thích hợp.

2) Vận chuyển đường hàng không:

Vận chuyển bằng đường hàng không đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến bởi vì
các ưu điểm về tính an toàn và nhanh chóng thuận tiện của mình. Tuy nhiện phương thức
vận chuyển này vận còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn bởi vì chi phí vận chuyển rất cao.

Thuận lợi và bất lợi của vận chuyển bằng đường hàng không:

Thuận lợi Bất lợi


 Vận chuyển nhanh các hàng hóa,  Chi phí vận chuyển cao.
thích hợp cho hàng hóa có giá trị  Không phù hợp để vận chuyển các
cao. tuyến đường ngắn.
 Phù hợp cho hàng hóa khi nhu cầu  Không phù hợp đối với các hàng hóa
tăng đột biến hoặc theo mùa. nhạy cảm, cần điều kiện bảo quản
 Không cần phải packing quá kỹ phức tạp.
lưỡng.
 Giảm chi phí kho bãi
 Giảm chi phí bảo hiểm và chứng từ
 An toàn

3) Vận chuyển đường biển:

Phương thức vận chuyển này là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong thương
mại giao dịch toàn cầu. Bởi vì các đặc tính về chi phí vận chuyển thấp, khối lượng vận
chuyển nhiều, có thể đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm nên vận tải đường biển thường
là ưu tiên đầu tiên khi các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn hình thức vận chuyển.

Thuận lợi và bất lợi của vận chuyển bằng đường biển:

Thuận lợi Bất lợi


 Có thể chuyên chở được nhiều loại  Vận tốc di chyển của tàu chậm nên
hàng hóa. thời gian vận chuyển tới nơi là rất
 Khối lượng vận chuyển lớn. lâu.
 Chi phí vận chuyển thấp hơn so với  Ô nhiễm nước biến.
các hình thức khác.  Thủ tục, chứng từ phức tạp nhiều
 Nhiều hiệp định thương mại tạo điều quy trình.
kiện cho vận tải biển.
 Nhiều cảng biển, tạo ra nhiều tuyến
vận chuyển khác nhau.

4) Các hãng vận chuyển lớn:

Công ty Đặc điểm


MAERSK Là hãng tàu lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại Đan Mạch. Maersk
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là cung cấp các dịch vụ về
vận tải hàng hải, hoạt động trên 130 quốc gia.
MSC 490 tàu container cùng với 3,743,161 TEU. Hiện nay hãng tàu này
hoạt động trên 200 chuyển vận tải tại 500 cảng biến trên toàn thế
giới, chiếm 15,9% thị phần.
COSCO Là hãng tàu container lớn nhất Trung Quốc, chiếm 12,5% thị phần
trong vận tải đường biển. COSCO là đơn vị vận tải có sản lượng
hàng rời và hàng khô lớn nhất thế giới.
CMA – CGM Là một công ty kinh doanh gia đình có trụ sở tại Pháp. Hãng hiện
nay có 455 con tàu hoạt động trên 200 tuyến vận tải giữa 420 cảng
biển trên 150 quốc gia.
Hapag - Lloyd Đây là hãng tàu có trụ sở tại Đức, hiện tại với 235 tàu hiện đại, 11.9
triệu TEU được vận chuyển mỗi năm, khoảng 12,800 nhân viên, có
trụ sở được đặt tại 398 văn phòng trên 128 quốc gia.
ONE Sự sáp nhập của ONE tạo ra hãng tàu lớn thứ 6 trên toàn thế giới,
chiếm khoảng 6.7% thị phần toàn cầu. ONE có khả năng cung cấp
khoảng 1,586,174 TEU với đội tàu gồm 230 tàu container. Cung
cấp 85 dịch vụ qua 200 cảng chính của hơn 100 quốc gia trên toàn
thế giới.

EVERGREEN Hiện tại EVERGREEN là hãng vận tải hàng hóa bằng đường biển
đứng thứ 7 trên toàn thế giới. Các tuyến mà hãng
tàu EVERGREEN đang khai thác bao gồm tuyến Đông Tây – Đông
Nam Á, Hongkong, Taiwan, Mainland China, Hàn Quốc và Nhật
Bản, với bờ biển của phía đông và phía tây của Hoa Kỳ.
YANGMING Tính đến hiện tại đội tàu của Yang Ming đạt công suất 648,343
TEU, trong đó đội tàu phục vụ cho vận chuyển container chiếm
trọng số.

You might also like