You are on page 1of 16

IV.

ASEAN – HÀN QUỐC :


1. GIỚI THIỆU :
Ngày 13/12/2005, ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác
kinh tế toàn diện, tạo tiền đề cho hai bên đàm phán và ký kết các Hiệp đinh về tự
do hóa hàng hóa, thương mại và đầu tư, nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự
do ASEAN-Hàn Quốc.
Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN-Hàn Quốc được kỹ vào
tháng 12/2005 tai Kuala Lumpur, Malaysia
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được kỹ vào tháng
8/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc được ký vào tháng
11/2007 tai Singapore.
Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 6/2009 tại đảo
Jeju, Hàn Quốc

2. MẪU C/O FORM K :


3. QUY TẮC XUẤT XỨ :
AKFTA áp dụng quy tắc xuất cụ thể trong quy tắc xuất xứ không thuần tuý

Điều 1 : Tiêu chí xác định xuất xứ

Để xác định một hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một Bên được hưởng ưu đãi
thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa đó phải đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo
một trong những trường hợp sau:

(a) Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu: Hàng hóa
được coi là có xuất xứ từ một Bên nếu chúng được hoàn toàn thu được hoặc sản
xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu theo quy định và định nghĩa tại
Điều 3.

(b) Hàng hóa không được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu:
Hàng hóa không được hoàn toàn thu được hoặc sản xuất trong lãnh thổ của Bên
xuất khẩu nhưng vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 4
hoặc Điều 5 hoặc Điều 6 hoặc Điều 7.

Trừ trường hợp được quy định tại Điều 7, các điều kiện để đạt được trạng thái xuất
xứ theo Phụ lục này phải được thực hiện liên tục trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu.

Điều 2 : Hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý

 Để áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 2, hàng hóa nếu không thuộc Điều 5 quy định
tại Phụ lục này, được coi là có xuất xứ nếu đạt hàm lượng giá trị khu vực (sau đây
gọi tắt là RVC) ít nhất 40% tính theo trị giá FOB, hoặc trải qua một quá trình
chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn (04) số (sau đây gọi tắt là CTH) của Hệ
thống hài hòa.
 Công thức tính Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)

a) Phương pháp tính giá trị gia tăng (Build-Up Method) như sau:
VOM (Value of Originating Materials): Giá trị của vật liệu xuất xứ, bao gồm giá trị
của vật liệu xuất xứ, chi phí lao động trực tiếp, chi phí đầu tư trực tiếp, chi phí vận
chuyển và lợi nhuận.

b) Phương pháp tính theo giá trị giảm dần (Build-Down Method)

Trong đó VNM là trị giá nguyên vật liệu đầu vào không có xuất xứ, có thể là:
 giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc
hàng hóa; hoặc
 giá mua đầu tiên của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa không
xác định được xuất xứ tại lãnh thổ nước thành viên nơi thực hiện các
công đoạn gia công, chế biến.

Điều 3. Quy tắc cụ thể mặt hàng


Để áp dụng Điều 2, hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ
lục II được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của một nước thành viên nơi thực hiện các
công đoạn gia công, chế biến.

Điều 4. Cộng gộp


Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, hàng hóa có xuất xứ của một nước thành
viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để
sản xuất ra một thành phẩm đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi
là có xuất xứ của nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến thành phẩm đó
diễn ra.

Điều 5. Vận chuyển trực tiếp

Nguyên tắc: Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng các điều kiện sau:

Đáp ứng đầy đủ quy định của Phụ lục.

Vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Trường hợp ngoại lệ: Hàng hóa quá cảnh qua nước thứ ba trung gian vẫn được coi
là vận chuyển trực tiếp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Quá cảnh do lý do địa lý hoặc yêu cầu về vận tải.

Không tham gia giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh.

Không trải qua bất kỳ công đoạn nào ngoài dỡ/xếp hàng và bảo quản.

Điều 6 : De Minimis

Một hàng hóa không trải qua sự thay đổi về phân loại thuế quan được coi là có
xuất xứ nếu đáp ứng đủ cả hai điều kiện sau:

(a) Đối với hàng hóa không thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài
hòa: Tổng giá trị của tất cả vật liệu không xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng
hóa đó, và không trải qua sự thay đổi về phân loại thuế quan theo yêu cầu, không
vượt quá mười phần trăm (10%) giá trị FOB của hàng hóa.

(b) Đối với hàng hóa thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa: Tổng
trọng lượng của tất cả vật liệu không xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa
đó, và không trải qua sự thay đổi về phân loại thuế quan theo yêu cầu, không vượt
quá mười phần trăm (10%) tổng trọng lượng của hàng hóa.

Ngoài ra, hàng hóa được đề cập trong khoản phụ (a) và (b) phải đáp ứng tất cả các
tiêu chí khác có thể áp dụng được quy định trong Phụ lục này để đủ điều kiện là
hàng hóa xuất xứ.

Giá trị của vật liệu không xuất xứ được đề cập tại khoản 1 vẫn được tính vào giá trị
của vật liệu không xuất xứ để đáp ứng bất kỳ yêu cầu RVC (hàm lượng giá trị khu
vực) nào có thể áp dụng cho hàng hóa đó.
V. ASEAN - TRUNG QUỐC :
1. GIỚI THIỆU :

ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng
11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các
Hiệp định về Thương mai Hằng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về
Thương mại Dịch vụ (có hiêu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu
lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc.

Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghi định thừ sửa đổi Hiệp định
khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về
Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016

2. MẪU C/O FORM E :


3) QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA :

ACFTA áp dụng quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng ( PSR) trong quy tắc xuất xứ
không thuần tuý như sau:

Điều 1: Tiêu chí xuất xứ

Vì mục đích của Hiệp định này, hàng hóa nhập khẩu bởi một Bên được coi là có
xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu chúng đáp ứng các yêu cầu về
xuất xứ theo bất kỳ điều khoản nào sau đây:

(a) Hàng hóa được hoàn toàn thu được hoặc sản xuất theo quy định và định nghĩa
tại Điều 3; hoặc

(b) Hàng hóa không được hoàn toàn sản xuất hoặc thu được, với điều kiện là các
hàng hóa nói trên đủ điều kiện theo Điều 4, Điều 5 hoặc Điều 6.

Điều 2: Sản phẩm không hoàn toàn được sản xuất hoặc thu được

 Có ít nhất 40% nội dung có nguồn gốc từ bất kỳ Bên nào trong ACFTA.
 Tổng giá trị nguyên vật liệu, bộ phận hoặc sản phẩm từ ngoài ACFTA không
vượt quá 60% giá trị FOB của sản phẩm.
 Công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện trong lãnh thổ của một Bên

Công thức tính 40% nội dung ACFTA được tính như sau:

Giá trị của vật liệu không có nguồn gốc sẽ là:

 Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu vật liệu.


 Giá đã được xác định sớm nhất cho vật liệu không xác định nguồn gốc trên
lãnh thổ gia công hoặc chế biến.
Vì mục đích của Điều này, "vật liệu có xuất xứ" được coi là vật liệu mà nước xuất
xứ của nó, được xác định theo các quy tắc này, là cùng một quốc gia với quốc gia
nơi vật liệu được sử dụng trong sản xuất.

Điều 3: Quy tắc xuất xứ tích lũy

Trừ khi có quy định khác, các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ được quy
định tại Điều 2 và được sử dụng trên lãnh thổ của một Bên làm nguyên liệu cho
sản phẩm hoàn thành đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo Hiệp định thì được coi là sản
phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của Bên nơi gia công hoặc chế biến sản phẩm hoàn
thành đã diễn ra với điều kiện tổng hàm lượng ACFTA (tức là tích lũy đầy đủ, áp
dụng giữa tất cả các Bên) trên sản phẩm cuối cùng không ít hơn 40%.

4 )Thủ tục Chứng nhận Hoạt động cho Quy tắc Xuất xứ của Khu vực Thương
mại Tự do ASEAN-Trung Quốc

Để thực hiện các quy tắc xuất xứ cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung
Quốc, các thủ tục hoạt động sau đây về việc cấp và xác minh Giấy chứng nhận
xuất xứ (Mẫu E) và các vấn đề hành chính liên quan khác sẽ được thực hiện:

 Quyền hạn của Cơ quan thẩm quyền


 Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
 Kiểm tra trước xuất khẩu
 Cấp giấy chứng nhận xuất xứ
 Trình giấy chứng nhận xuất xứ
 Hành động xử lí gian lận
VI. ASEAN – NHẬT BẢN :
1. GIỚI THIỆU :

Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản kỹ kết Hiệp định Đổi tác Kinh tế Toàn diện
(AJCEP). AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn
diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mai hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp
tác kinh tế. Trước đó hai bên đã ký Hiệp đinh khung về đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Nhật Bản năm 2003.

Hiệp định AJCEP có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.

2. MẪU C/O FORM AHK :


3) QUY TẮC XUẤT XỨ :
AJCAP áp dụng quy tắc xuất cụ thể trong quy tắc xuất xứ không thuần tuý

Điều 1: Hàng hóa có xuất xứ

Để được hưởng ưu đãi trong Hiệp định, hàng hóa phải đáp ứng một trong ba điều
kiện sau:

 Xuất xứ thuần túy: được sản xuất toàn bộ tại một Bên (Điều 25).
 Sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ: đáp ứng quy định tại Điều 26.
 Sản xuất từ nguyên vật liệu có xuất xứ: được sản xuất toàn bộ tại một nước
thành viên từ nguyên vật liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều Bên, và đáp
ứng tất cả các quy định khác của Chương này.

Điều 2: Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Hàm lượng giá trị khu vực (RVC):

 Hàng hóa (trừ trường hợp ngoại lệ) được coi là có xuất xứ nếu RVC đạt tối
thiểu 40% (tính theo công thức tại Điều 27) và được thực hiện công đoạn sản
xuất cuối cùng tại Bên đó.

2. Thay đổi phân loại hàng hóa (CTC):

 Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất hàng hóa
phải trải qua CTC ở cấp 4 số (chuyển đổi nhóm) thuộc Hệ thống Hài hòa.

Điều 3. Tính hàm lượng giá trị khu vực

Vì mục đích tính RVC của một hàng hóa, công thức sau sẽ được sử dụng:

 FOB: Là giá trị hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận tải hàng
hóa từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tàu.
 RVC:Là hàm lượng giá trị khu vực của một sản phẩm, được thể hiện bằng tỷ
lệ phần trăm.
 VNM:Là giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá
trình sản xuất hàng hóa.

Điều 4: Quy tắc tối thiểu

 Hàng hóa thuộc các chương 16, 19, 20, 22, 23, 28-49, 64-97:

Tổng giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ không được vượt quá 10% giá
trị FOB của hàng hóa.

 Hàng hóa thuộc chương 18 và 21:

Tổng giá trị nguyên vật liệu không có xuất xứ không được vượt quá 10%
hoặc 7% giá trị FOB của hàng hóa (tùy theo quy định tại Phụ lục 2).

 Hàng hóa thuộc chương 50-63:

Trọng lượng của tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ không được vượt
quá 10% trọng lượng hàng hóa.

Điều 5 . Cộng gộp

 Nguyên vật liệu có xuất xứ của một Bên được sử dụng để sản xuất ra hàng
hoá ở một Bên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của Bên nơi diễn ra
công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hoá đó.

Điều 6 : Vận chuyển trực tiếp:

 Vận chuyển thẳng từ Bên xuất khẩu tới Bên nhập khẩu.
 Vận chuyển qua một hay nhiều Bên, hoặc qua nước thứ ba, với điều kiện:
o Chỉ quá cảnh hoặc lưu kho tạm thời.
o Dỡ hàng, bốc lại hàng, và những công việc khác nhằm bảo quản hàng
hóa.
 Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan:
o Hàng hóa có xuất xứ.
o Vận chuyển trực tiếp từ Bên xuất khẩu tới Bên nhập khẩu.

Điều 7 : Vật liệu đóng gói và bao gói

 Vật liệu đóng gói và vận chuyển: Không được tính đến khi xác định xuất xứ
của hàng hóa.
 Vật liệu đóng gói bán lẻ: Khi được phân loại cùng với hàng hóa, không được
tính đến khi xác định tiêu chí CTC.
 Tính toán RVC: Giá trị của vật liệu đóng gói bán lẻ được tính đến như
nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ, tùy theo từng trường hợp

You might also like