You are on page 1of 13

Gian lận xuất xứ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

1. Những vấn đề cơ bản về gian lận xuất xứ

1.1 Khái niệm về gian lận xuất xứ hàng hóa (a Thành)

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ
hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa
trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá
trình sản xuất ra hàng hóa đó.

(https://vcci-hcm.org.vn/hoat-dong/xuat-xu-hang-hoaco/dinh-nghia-chung/)

Gian lận xuất xứ hàng hóa là hành vi thay đổi nơi sản xuất hàng hóa hoặc nơi thực
hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng để tránh biện pháp phòng vệ thương mại
đang áp dụng, từ đó làm giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ này và hưởng được
những ưu đãi.

Hiện nay, có 2 hình thức gian lận là gian lận xuất xứ ưu đãi (C/O do Bộ Công Thương
cấp) để hưởng ưu đãi thuế quan và gian lận xuất xứ không ưu đãi (C/O do VCCI cấp)
để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lừa dối người tiêu dùng.

(https://moit.gov.vn/tin-tuc/70-nam-nganh-cong-thuong/chum-bai-viet-ve-chu-de-bao-
ho-thuong-mai-thoi-ky-hoi-nhap-b.html) .

1.2 Những nguyên nhân dẫn đến gian lận xuất xứ hàng hóa (a Thành)

- Bối cảnh ( khách quan)

Xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã ký kết nhiều
Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trên thế giới và tạo ra lợi thế
cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI, tăng trưởng quy
mô kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh mặt tích cực đó cũng xảy ra nhiều
hành vi gian lận lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước Việt Nam.

Gian lận xuất xứ thường chỉ xảy ra khi lợi ích bất chính mà nó đem lại đủ lớn.
Chẳng hạn như gian lận xuất xứ chênh lệch thuế nhập khẩu giữa hàng có xuất
xứ Việt Nam và hàng có xuất xứ nước khác là rất lớn hoặc mức chênh lệch thuế
tuy nhỏ, nhưng dung lượng thị trường nhập khẩu rất lớn nên lợi ích bất chính
đủ lớn để xuất hiện động cơ gian lận.

- Lợi ích

+ Hưởng ưu đãi thuế quan

+ lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lừa dối người tiêu dùng
1.3 Các hành vi, thủ đoạn, phương thức thực hiện gian lận xuất xứ (Mai Chi)

Trong quá trình theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm soát, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra đối với lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn gian lận,
giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cụ thể, trong lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có tình
trạng hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu (NK) về Việt Nam đã ghi
sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”…
hoặc trên sản phẩm và bao bì sản phẩm; phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các
thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại
Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu (XK).

Bên cạnh đó, hàng hóa NK từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng
hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng
hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì thay nhãn mới ghi “Made in
Vietnam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”….

Làm giả giấy xác nhận của địa phương hoặc giả nhà sản xuất cung cấp nguyên vật
liệu, cắt dán con dấu, hoặc xin xác nhận của địa phương nhưng nội dung chung chung.

Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
hoặc lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa
NK vào Việt Nam để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định
thương mại tự do như sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ khi làm thủ tục hải quan;
khai sai các thông tin trên C/O để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi làm thủ
tục hải quan.

Đối với hàng hóa Việt Nam XK, doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp
FDI) NK nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản
xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất
hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu
chí xuất xứ theo quy định nhưng khi XK thì ghi xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải
quan và trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận
xuất xứ của Việt Nam.

Ngoài ra, còn các thủ đoạn khác như: Thành lập nhiều công ty, mỗi công ty NK một
số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác
thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo
quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa
để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc XK; NK
hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ
hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó XK sang nước thứ ba ( lợi dụng kẽ hở
trong việc tự xác định, tự ghi xuất xứ hàng hóa trên nguyên tắc trung thực, tự nguyện,
tuân thủ pháp luật (thể hiện trong nghị định số 43/2017/NĐ-CP) ; Lợi dụng sự lỏng
lẻo trong việc cấp C/O để hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp C/O.

(https://thaibinh.gov.vn/chuyen-trang-chuyen-muc/dau-tranh-buon-lau/mot-so-phuong
-thuc-thu-doan-gian-lan-gia-mao-xuat-xu-va-ghi-.html)

https://moit.gov.vn/tu-hao-hang-viet-nam/hang-hoa-tam-nhap-de-tai-xuat-khong-duoc
-ghi-xuat-xu-la-hang.html

http://www.dankinhte.vn/nhung-van-de-ton-tai-trong-viec-cap-giay-chung-nhan-co/

2. Phân tích chi tiết về quá trình thực hiện gian lận xuất xứ

2.1 Thực trạng quá trình gian lận xuất xứ hàng hóa (Sơn)

Thời gian gần đây, số lượng các vụ việc, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ
thương mại, gian lận xuất xứ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu
hiệu tăng lên.

Điều này đã khiến không ít các chuyên gia thương mại lo ngại rằng nguy cơ này
tiếp tục gia tăng khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bởi, trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không
được kiểm soát.

---Gian lận gia tăng---

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công
Thương) cho biết lẩn tránh phòng vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc
loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, từ đó làm giảm
hiệu quả của biện pháp này.

Tại Việt Nam, các vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế hàng hóa
xuất khẩu thuộc trường hợp hàng hóa của nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại chuyển tải sang Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế.

Ngoài ra, không ít trường hợp hàng hóa của nước ngoài lấy xuất xứ Việt Nam để
hưởng thuế suất ưu đãi theo các FTA hoặc các quy định ưu đãi thuế quan.
Thống kê từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), đến hết quý 1/2021, đã
có 203 vụ việc phòng vệ thương mại do 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khởi xướng điều
tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ
Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ
Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

---Phân tích bên lề về thực trạng---

Tổng cục Hải quan đánh giá: Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,
chính quyền Mỹ chính thức áp đặt bổ sung các mức thuế (gồm thuế tự vệ, thuế chống
bán phá giá và thuế chống trợ cấp xuất khẩu) lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung
Quốc từ 7,5-285% dẫn đến sự chênh lệch về thuế giữa hàng hóa từ Việt Nam và hàng
hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Trong số các ngành hàng của Trung Quốc bị áp đặt bổ sung thuế có nhiều ngành
hàng thuộc nhóm ngành hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch tăng đột
biến như: đồ điện tử, hàng may mặc, da giày, xe đạp, đồ gỗ nội thất, mặt hàng sắt thép,
tấm pin năng lượng mặt trời.

Ông Trần Mạnh Cường, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, cho biết:
Toàn ngành Hải quan đã thực hiện kiểm tra, điều tra xác minh 76 vụ việc, phát hiện 24
vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ
việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ.

Qua đó, đã thực hiện tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe
đạp và hơn 12 nghìn bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm; thu hơn 33 tỷ
đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử
phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).

Bằng việc kiểm tra sau thông quan, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện nhiều
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa gian lận xuất xứ.

Đối với nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện, hải quan đã thực hiện kiểm tra sau
thông quan 4 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu đi Mỹ. Kết quả phát
hiện 4/4 doanh nghiệp vi phạm xuất xứ.

Các doanh nghiệp này nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện của xe đạp, xe đạp
điện ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm xe đạp,
xe đạp điện hoàn chỉnh. Các bộ phận, linh kiện nhập khẩu không trải qua bất kỳ công
đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua các công đoạn gia công đơn giản
không làm thay đổi bản chất hàng hóa (như gia công sơn khung, càng, ghi đông, tay
lái, in Label cho một số sản phẩm) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh và toàn bộ linh
kiện trực tiếp chuyển hóa thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện hoàn chỉnh.

Những sản phẩm này không đủ điều kiện đạt xuất xứ “Việt Nam” theo tiêu chí
chuyển đổi mã số (CTC, CTSH) và tiêu chí phần trăm của trị giá (LVC) theo quy định.

Đối với nhóm mặt hàng pin năng lượng mặt trời, ngành hải quan đã thực hiện kiểm
tra sau thông quan 5 doanh nghiệp. Kết quả phát hiện cả 5 doanh nghiệp vi phạm xuất
xứ.

Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu tấm module năng lượng mặt trời được sản xuất từ
nguồn nguyên liệu chính là các tấm tế bào quang điện được doanh nghiệp mua từ các
nhà cung cấp sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, các tấm
Module năng lượng mặt trời xuất khẩu của doanh nghiệp được sản xuất từ các tấm tế
bào quang điện nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài không đáp ứng tiêu chí xuất xứ
CTSH để được công nhận là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo quy định.

Đối với nhóm mặt hàng gỗ, đồ gỗ nội thất từ gỗ, hải quan đã thực hiện kiểm tra sau
thông quan 12 doanh nghiệp. Kết quả phát hiện vi phạm xuất xứ tại cả 12 doanh
nghiệp.

--- Nhập 100% linh kiện Trung Quốc nhưng “muốn” ghi xuất xứ Việt Nam ---

Từ ngày 8/10/2019, Cục KTSTQ chủ động nghiên cứu và thành lập tổ công tác đặc
biệt do trực tiếp Cục trưởng làm Tổ trưởng tập trung nghiên cứu, kiểm tra làm rõ
những nghi vấn, gian lận này.

Qua nghiên cứu các quy định về xuất xứ và các điều kiện tiêu chuẩn xác định hàng
hóa xuất xứ Việt Nam, nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh
nghiệp, trước mắt Cục KTSTQ tập trung vào hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ và dự đoán rủi ro thời điểm giữa năm 2018 khi cuộc chiến thương mại Mỹ
- Trung xảy ra, chính phủ Mỹ áp đặt các mức thuế lên hàng hóa có xuất xứ từ Trung
Quốc.

Qua công tác thu thập, phân tích thông tin, cơ quan Hải quan phát hiện một số
doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng đột biến và thống kê sơ
bộ được 19 nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận về xuất xứ. Từ đó lập danh sách các
doanh nghiệp có rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ trong phạm vi toàn quốc để tiến
hành kiểm tra.

Trên cơ sở đó, Cục KTSTQ đã kiểm tra 9 doanh nghiệp và chỉ đạo 9 cục hải quan
địa phương kiểm tra 24 doanh nghiệp.
Theo Phó Cục trưởng Cục KTSTQ Trần Mạnh Cường, Đại diện Cục KTSTQ cho
biết, trên cơ sở tổng hợp 19 nhóm mặt hàng có rủi ro cao, có kim ngach tăng đột biến
vào thị trường Mỹ và EU, Cục KTSTQ đã thực hiện kiểm tra 9 doanh nghiệp. Trong
đó phát hiện hành vi gian lận để hưởng xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu
đi Mỹ của 4 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện và 1 doanh
nghiệp lắp ráp mặt hàng sản phẩm gỗ (giá, kệ bếp). Qua các biên bản làm việc, doanh
nghiệp đã thừa nhận hành vi vi phạm về xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất
khẩu.

Điển hình là trường hợp Công ty TNHH xe đạp Excel (trụ sở tại Bình Dương, đã
được được Báo Hải quan thông tin).

Đây là Công ty có 100% vốn đầu tư từ Trung Quốc, thành lập năm 2018, hoạt động
lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu.

Đáng chú ý, quá trình kiểm tra, cơ quan Hải quan phát hiện, Công ty nhập khẩu
100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp
ráp đơn giản ở giai đoạn cuối cùng thành sản phẩm xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện
thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Trong khi, các linh kiện nhập khẩu về Việt Nam không trải qua bất kỳ công đoạn
gia công sản xuất nào khác và xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ lấy nguồn gốc xuất xứ
Việt Nam để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam.

Làm việc với cơ quan Hải quan, Công ty TNHH xe đạp Excel đã thừa nhận hành vi
vi phạm.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với
hình thức phạt tiền và xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ tang vật là sản phẩm hoàn
chỉnh, các bán thành phẩm và các linh kiện chưa xuất khẩu đang lưu trong kho của
Công ty.

2.2 Hậu quả để lại do gian lận xuất xứ gây ra (Thảo)

* Trong ngắn hạn

- Khi bị các cơ quan chức năng phát hiện


+ Tổn thất một khoản không nhỏ: bị phạt vì vi phạm quy định Nhà nước, bị tịch thu
hàng hóa và có thể phải đền bù hợp đồng với khách hàng

Trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày
19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị
định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Theo đó, lần đầu tiên chế tài xử phạt đối với hành vi xuất nhập khẩu, kinh doanh tạm
nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam đã được
quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên tới 100 triệu
đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị tịch thu tang vật vi phạm hoặc buộc tiêu hủy tang
vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Trong trường hợp tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định, doanh nghiệp
còn phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy
định. Ngoài ra, Nghị định 128/2020/NĐ-CP còn quy định về các trường hợp khai sai
xuất xứ. Một số hành vi khai sai về xuất xứ mới được bổ sung so với Nghị định
127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) như: khai sai
so với thực tế về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không
làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. Trường hợp khai sai về xuất xứ hàng hóa nhập
khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế quy định tại
Nghị định này.

+ Mất uy tín với đối tác, giảm khả năng cạnh tranh với đối thủ

Trong giao dịch và đàm phán, trước khi muốn làm việc với đối tác nào đó, các công ty
sẽ có bước chuẩn bị bằng cách tìm hiểu, thu thập thông tin về đối tác mà mình muốn
hợp tác như sản phẩm, giá thành, phong cách làm việc,… Vậy nên doanh nghiệp
thường sẽ kị những công ty liên quan đến gian lận và bị xử phạt theo pháp luật do độ
uy tín không cao cũng như không đảm bảo được hợp đồng.

Tương tự như vậy, vô hình chung đã tạo một bước lùi trong khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp đối thủ cũng là điểm trừ trong mắt khách hàng. Các cơ quan hải
quan cũng sẽ thắt chặt, kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với các lô hàng sau của doanh
nghiệp đã từng vi phạm về xuất xứ hàng hóa khiến cho quá trình vận chuyển bị kéo
dài, tăng chi phí và nhiều khó khăn hơn.

* Trong dài hạn

- Hàng hóa trong nước đứng trước nhiều rủi ro


Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ các
nhãn hàng đã được bảo hộ đang diễn ra phức tạp. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Cục
này đã phát hiện và đề xuất cơ quan chức năng xử lý hơn 400 đơn vị vi phạm với
nhiều hình thức khác nhau.

Các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng
cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định
tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử
phạt rất nặng với các trường hợp cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa.

Ví dụ, tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu
sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu đôla Canada,
truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.

Việt Nam lại chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt
Nam việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không chỉ làm ảnh hưởng đến người
tiêu dùng mà còn có tác động đến sản xuất trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh
tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, chỉ tính riêng trong 11 tháng năm 2018, lượng xe đạp điện
của Việt Nam xuất khẩu sang EU là trên 138.000 chiếc, tăng 47% so với cùng kỳ năm
2017.

Không chỉ xe đạp điện, trong năm 2018, hàng chục loại hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam như sắt, thép, tấm năng lượng mặt trời, tôn, gỗ ván ép, nguyên liệu thủy sản… có
sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách đột biến từ 20 - 47%. Sự gia tăng đột biến
này khiến nhiều mặt hàng Việt Nam rơi vào các vụ kiện điều tra chống lẩn tránh thuế
với 19 vụ điều tra chống lẩn tránh đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được triển
khai.

- Xuất khẩu sẽ gặp nhiều thách thức

Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do, mới nhất là
CPTPP. Theo đó, các loại hàng hóa sẽ dần dần được hưởng thuế nhập khẩu thấp hoặc
giảm về 0%. Điều này khiến tình trạng làm giả xuất xứ hàng hóa có nguy cơ ngày
càng cao.

Theo số liệu thống kê của WTO, trong vòng 6 tháng gần đây, các nước thành viên
G20 đã khởi xướng tổng cộng 85 vụ việc phòng vệ thương mại , bao gồm 63 vụ việc
chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ. Một khi phát hiện
hành vi gian lận, nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng áp dụng
luôn biện pháp này cho hàng hóa tương tự của quốc gia mà tại đó hành vi gian lận xảy
ra, gây ảnh hưởng liên đới tới các DN xuất khẩu chân chính.

LS Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, phân tích: Cơ
hội xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam gia tăng khi các FTA đi vào thực hiện. Tuy
nhiên nguy cơ hàng hóa nước ngoài lợi dụng khai thác xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi
cũng khá lớn. Theo LS Huỳnh, để giảm thiểu các hiện tượng trên, cần hoàn thiện
chính sách cùng với kiểm tra giám sát tốt. Nếu những sản phẩm đã công bố mã truy
xuất nguồn gốc hàng hóa, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh quét
mã sản phẩm để kiểm tra.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển, trường Đại học Fullbright Việt
Nam, trước hết cần phải rà soát và sửa đổi các quy định chưa phù hợp liên quan đến
xuất xứ hàng hóa … Thường xuyên tra cứu các mặt hàng bị các thị trường lớn như
EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... áp thuế chống bán phá giá và áp với các nước nào.

* Nguồn tham khảo

https://kinhtedothi.vn/tac-hai-khon-luong-tu-gian-lan-xuat-xu-337987.html

2.3 Các giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng này (Hoàng)

2.3.1. Về phía nhà nước cùng các cơ quan ban ngành có thẩm quyền (chủ yếu)

- Biện pháp của phía Tổng Cục Hải Quan và Bộ Tài Chính

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công thương cung cấp thông tin các DN, mặt hàng có
nghi ngờ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp để tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp hàng hóa xuất
khẩu đi nước ngoài đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại các hiệp định
thương mại tự do hoặc theo quy định tại Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất
xứ hàng hóa của Bộ Công thương thì mới được khai báo xuất xứ Việt Nam trên tờ
khai xuất khẩu - quy định này tạo sự minh bạch thông tin để doanh nghiệp tuân thủ và
tránh gây nhầm lẫn về cách hiểu xuất xứ Việt Nam với các bạn hàng quốc tế.

Thực hiện tổ chức sắp xếp, đào tạo cán bộ công chức ở khâu thủ tục để tăng cường
công tác kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp
pháp để xử lý theo đúng quy định.

Thực hiện thu thập, phân tích thông tin trong nước và ngoài nước để xác định mặt
hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng
hóa, xâm phạm hành vi vi phạm; rà soát xác định những giao dịch, công ty xuất nhập
khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để
tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành phân tích quyết định kiểm tra, xác
minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.

Đặc biệt, hoạt động đấu tranh được thực hiện thông qua kế hoạch thanh tra, điều tra,
xác minh cụ thể. Chẳng hạn như lập kế hoạch, thực hiện các chuyên đề, chuyên án để
thực hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối tượng cụ thể như thực hiện
điều tra, xác minh làm rõ đối với mặt hàng gỗ dán, gỗ ván sàn; mặt hàng xe đạp, xe
đạp điện nhập khẩu...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với
lĩnh vực xuất xứ hàng hóa để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

Triển khai các biện pháp đấu tranh, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ,
ngành, kiến nghị trao đổi, kết nối thông tin cấp C/O giữa Bộ Công Thương, VCCI với
cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận,
giả mạo xuất xứ theo từng lô hàng; phối hợp với các Hiệp hội để thực hiện đánh giá
năng lực sản xuất, xuất khẩu của từng ngành hàng, xác định các mặt hàng xuất nhập
khẩu có hiện tượng tăng đột biến, xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao gian lận,
giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thích
hợp.

Hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh, ngăn chặn gian lận, giả mạo xuất
xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được tăng cường triển khai thông qua việc chủ động
sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan, cơ quan điều tra các nước để
đấu tranh, ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp,
bảo vệ quyền lợi chính đáng của DN làm ăn chân chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Ví dụ Tổ chức hợp tác với cơ quan phòng chống gian lận châu Âu (OLAF) để phối
hợp điều tra, xác minh các hành vi gian lận liên quan đến xuất xứ đối với một số mặt
hàng như tấm pin năng lượng mặt trời, thép phủ sơn, tôm sú và tôm thẻ chân trắng, xe
đạp, xe đạp điện, tế bào quang điện…

Trong công tác đấu tranh phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hàng
hóa, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về xuất xứ hàng hóa, chống gian
lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp cũng được đặc biệt chú trọng nhằm
nâng cao năng lực kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận cho cán bộ, công chức hải
quan; thông tin cảnh báo về các hành vi gian lận và các biện pháp chống gian lận, giả
mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa của cơ quan chức năng
nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng DN XNK để ngăn
chặn từ xa các hành vi vi phạm

- Biện pháp của Bộ Công thương

Trước tình trạng bùng nổ gian lận xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương được đề nghị
khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về một số biện
pháp cấp bách để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng chống gian lận
xuất xứ. Trong tháng 12/2019, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng
và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định về cách xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam theo
đúng quy trình, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thường xuyên cung cấp cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) danh sách các mặt
hàng bị điều tra, áp thuế chống phá giá, thuế chồng trợ cấp mà các nước sử dụng đối
với thị trường có nguy cơ chuyền tải qua Việt Nam; cung cấp các doanh nghiệp, các
mặt hàng có nghi ngờ gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển tải bắt hợp pháp đề
các cơ quan cấp C/O và Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Về phía Bộ Công Thương, ngoài những nhiệm vụ được giao, mới đây Bộ Công
Thương đã xây dựng và ban hành dự thảo Thông tư quy định cách xác định sản phẩm,
hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ ngành. Dự thảo chỉ
rõ, hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh Việt Nam không
được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trên nhãn hàng hóa và/hoặc trên bất kỳ
tài liệu, vật phẩm nào chứa đựng thông tin liên quan đến hàng hóa đó. Đây là quy định
để phòng tránh gian lận thương mại, trong đó có gian lận xuất xứ, gây ảnh hưởng xấu
tới hàng hóa Việt Nam. Có quy định này, cơ quan chức năng sẽ có thêm cơ sở đề đầu
tranh phòng chống gian lận thương mại.

Ví dụ
Trước nguy cơ mặt hàng gỗ dán có thể qua Việt Nam lần tránh thuế vào thị trường
Mỹ, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12 tháng 11
năm 2019 quy định về việc tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập
gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ. Mục tiêu nhằm tăng cường quản lý xuất
khẩu gỗ dán sang Mỹ đề phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa,
chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt
quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong
nước.

Riêng vấn đề phân luồng trong cấp C/O, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư
15/2018/TT-BCT quy định rõ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí nào thì vào luồng xanh;
doanh nghiệp có nguy cơ như thế nào vào luồng đỏ, từ đó tăng cường quản lý nhưng
vẫn không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cục Cục Phòng vệ thương mại đã liên tục lưu ý các hiệp hội, doanh nghiệp và thông
báo với các cơ quan chức năng để tăng cường kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau
thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu
hàng hóa của quốc gia khác.

Ngoài ra, cần lưu ý với các mặt hàng thuộc danh sách theo dõi các mặt hàng có nguy
cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế được Bộ Công Thương (Cục
Phòng vệ thương mại) thông báo và cập nhật hàng quý và các mặt hàng doanh nghiệp
từ trước tới nay chưa (hoặc ít khi) đề nghị cấp C/O.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, Cục Xuất nhập khẩu cũng chỉ đạo
các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O ưu đãi tăng cường công tác xác minh
năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp và xuất xứ hàng hóa theo quy định tại
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa và Thông tư số 39/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về kiểm
tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O cũng được yêu cầu chú trọng
tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các
doanh nghiệp đến làm thủ tục đề nghị cấp C/O. Nhanh chóng giải đáp các thắc mắc,
kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cấp C/O. Có giải thích và nêu rõ
yêu cầu cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp trong trường hợp chứng từ, hồ sơ chưa đủ cơ
sở để cấp C/O.

Đặc biệt, theo Cục xuất nhập khẩu, trong thời gian tới Bộ tiếp tục theo dõi và đưa ra
những cảnh báo sớm tới cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O và cộng đồng doanh
nghiệp thông qua công tác xây dựng danh sách cảnh báo gian lận xuất xứ.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật; trao đổi thông tin, kiểm tra
việc cấp C/O đối với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến. Xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cục xuất nhập khẩu đề nghị, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần
chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi
của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
chân chính.

Bộ cũng thường xuyên trao đổi, cảnh báo các tổ chức cấp C/O về việc tăng cường
kiểm tra, giám sát việc cấp C/O, đặt biệt lưu ý tới một số mặt hàng có nguy cơ cao về
gian lận xuất xứ hàng hóa (pin mặt trời, lốp ô tô, hạt dẻ cười, tôm, nhôm, thép, gỗ ván
ép, gạch men, xe đạp điện...). Đồng thời, chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, xác
minh cơ sở sản xuất của doanh nghiệp khi có nghi vấn về gian lận xuất xứ. Tập huấn,
hướng dẫn kịp thời về xuất xứ hàng hóa cho doanh nghiệp và khuyến nghị doanh
nghiệp phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý khi thầy có dầu hiệu bất
thường, tránh gây ảnh hưởng đến cả ngành sản xuất.

2.3.2. Về phía doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải
bất hợp pháp. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu
sẽ áp dụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ
"mất" toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.

Bên cạnh đó doanh nghiệp trong nước cần cam kết thực hiện đúng về việc khai báo,
tuân thủ các quy định về sử dụng xuất xứ do các đơn vị cấp C/O cung cấp.

Cùng với đó doanh nghiệp trong nước cùng với các cơ quan chức năng tố cáo những
hành vi giả xuất xứ trục lợi của những tổ chức, doanh nghiệp khác làm tăng nguy cơ
bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu đối với các mặt
hàng xuất xứ từ Việt Nam.

Thêm vào đó các Hiệp hội, tổ chức cần có những buổi tập huấn, thông tin giữa các
doanh nghiệp về những thực trạng hiện nay về vấn nạn này từ đó cùng doanh nghiệp
đưa ra những giải pháp từ chính doanh nghiệp và chung tay xây dựng cam kết về xuất
xứ hàng hóa để phát triển hoạt động xuất khẩu lớn mạnh hơn.

Link: như trong nhóm FB và https://bitly.com.vn/1vpuvb , https://bitly.com.vn/6pfmpz

You might also like