You are on page 1of 22

NHÓM 4

LỚP: CLC_20DTM02 (Chiều Thứ 4)


Câu 1. Giá trị tính thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam
Số thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu được tính như sau: 

Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất
khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị
hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa.

- Trong đó:
+ Trị giá tính thuế: 
o Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm
quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).
o Nếu là hàng hóa Nhập khẩu: 
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
o Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc
tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
o Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I),
phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá CIF

+ Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.

Câu 2. Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam (nêu nhóm hàng hoặc mặt hàng cụ
thể
BIỂU THUẾ
- Biểu thuế là Bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho
các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản…). Thuế suất được quy
định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.

Biểu thuế xuất nhập khẩu

- Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020: Là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước
quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài
sản…). Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và
thuế suất cố định

Các loại thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu


1. Thuế nhập khẩu ưu đãi

Là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có
quan hệ thương mại với Việt Nam nằm trong chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN);
hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều
kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Đa phần hiện nay hàng nhập vào Việt Nam
được ưu đãi thuế này, vì hiện tại Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 180
quốc gia trên toàn thế giới.

Dưới đây là một số một số nhóm mặt hàng chủ yếu và thuế suất nhập khẩu ưu đãi
tương ứng được nêu trong Biểu thuế đính kèm Nghị định:

+ Động vật sống bao gồm: ngựa, lừa la sống; động vật sống họ trâu bò; lợn sống;
cừu, dê sống; gia cầm sống; động vật sống khác (0 %);

+ Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (0 - 5%);

+ Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương
sống khác (0 %);

+ Sản phẩm bơ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn
được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (0 - 50%);

+ Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (0%);

+ Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá
trang trí (0 %);

+ Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được (0 %);

+ Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt, hoặc các loại dưa (0%);

+ Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị (0 - 5 - 20%);

2. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Đây là loại thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho những hàng hóa nhập khẩu từ các
nước có quan hệ thương mại trong hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt
Nam như các hiệp định:

- ACFTA (Aisa – Trung Quốc; CO Form E)


- ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; CO Form D)

- AJCEP (ASEAN – Nhật Bản; CO Form AJ ),

- VJEPA ( Việt Nam – Nhật Bản; Co Form JV )

- AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc; CO form AK)

- AANZFTA (ASEAN – Australia/New Zealand; CO form AANZ)

- AIFTA (ASEAN-Ấn Độ; CO form AI)

- VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc; CO form KV)

- VCFT (Việt Nam – Chile; CO form VC)

- VN-EAEU (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu)

- Thuế nhập khẩu ưu đãi ASEAN – Trung Quốc, CO Form E.

Đôi khi thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có thể lớn hơn thuế xuất ưu đãi

Thuế Nhập Khẩu (TNK) = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK

3. Thuế nhập khẩu thông thường

Đây là loại thuế suất chung cho các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc
gia mà Việt Nam không có tham gia vào chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN –
Most Favoured Nation). Loại thuế này đa phần nhập từ những quốc gia bạn rất ít
nghe và không nằm trong bất cứ hiệp định ưu đãi và ưu đãi đặc biệt nào.

Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ
căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất
thông thường.

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh lên hàng hóa hạn chế tiêu thụ như: bia, rượu,
thuốc lá, xe dưới 24 chỗ.

Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:


Thuế Nhập Khẩu TTĐB = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB

= (Trị giá tính thuế hàng NK + TNK) * Thuế suất thuế TTĐB

Như vậy, thuế TTĐB là thuế chồng thuế

5. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế này đánh lên những mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: xăng,
dầu, mỡ nhờn, túi nilon,…

Thuế BVMT = Số lượng đơn vị hàng hóa * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng
hóa

6. Thuế VAT

Loại thuế này đánh vào người tiêu dùng. Và loại thuế này có mức độ thuế chồng thuế
rất cao.

Thuế GTGT (VAT) = (Giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) * thuế suất thuế
GTGT

Câu 3. Danh mục cấm nhập khẩu

Căn cứ NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, danh sách
các loại hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam:

Danh sách cấm nhập khẩu:

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật
quân sự.
2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông
vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao
thông.
3. Hóa chất được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử
dụng và phá hủy vũ khí hóa học
4. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử.
c) Hàng điện lạnh.
d) Hàng điện gia dụng.
đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo
và các chất liệu khác.
5. Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
6. Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết
định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền
theo quy định của Luật Bưu chính.
- Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với
các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy
định của Luật Tần số vô tuyến điện.

7. Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
8. Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển
đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên
dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao
thông
- Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục
sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
- Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung.
- Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số
khung, số động cơ.
9. Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng
10.Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam
11. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Công ước quốc tế
về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) có nguồn gốc từ
tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại
- Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê
giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi
12. Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
13. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
Câu 4. Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép quản lý của bộ chuyên
ngành
I. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Hàng nhập khẩu Hình thức quản lý
Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu.
theo quy định của Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên do Bộ
Công Thương công bố cho từng thời
kỳ.
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy Giấy phép nhập khẩu.
phép nhập khẩu tự động: Bộ Công
Thương công bố danh mục hàng hóa
áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập
khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ
chức cấp phép theo quy định hiện
hành về cấp phép.
Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa Thực hiện theo quy định của Luật
chất. Hóa chất và các Nghị định quy định
chi Tiết thi hành.
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 Thực hiện theo quy định của Nghị
theo Phụ lục ban hành kèm theo định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng
Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 5 năm 2014 của Chính phủ.
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về
quản lý hóa chất thuộc diện kiểm
soát của Công ước cấm phát triển,
sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá
hủy vũ khí hóa học.
Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm Thực hiện theo quy định của Chính
thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc
móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất lá.
thuốc lá và phụ tùng thay thế.
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công Quy định điều kiện và giấy phép
nghiệp. nhập khẩu.

II.DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Hàng hóa nhập khẩu Hình thức quản lý
Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng Giấy phép nhập khẩu
hải.

III. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Hàng hoá nhập khẩu Hình thức quản lý
Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất Giấy phép khảo nghiệm.
thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần
đầu vào Việt Nam.
Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa Giấy phép khảo nghiệm.
chất dùng trong thú y đăng ký nhập
khẩu lần đầu vào Việt Nam.
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có Giấy phép nhập khẩu.
trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam
để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu
để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục
đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký
với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi
khử trùng chứa hoạt chất methyl
bromide và các hoạt chất có độ độc
cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài
hòa toàn cầu về phân loại và ghi
nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có
trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam
nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm
mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực
vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có
trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam
nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên
cứu; sử dụng trong các dự án của
nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo
vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục
vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng
trong một số trường hợp đặc biệt
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo
vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt
Nam nhưng nhập khẩu để làm chất
chuẩn.
Giống vật nuôi ngoài danh mục được Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy
phép sản xuất, kinh doanh tại Việt phép khảo nghiệm, quy định rõ điều
Nam; côn trùng các loại chưa có ở kiện và thủ tục cấp giấy phép.
Việt Nam; tinh, phôi của giống vật
nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt
Nam.
Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc Giấy phép nhập khẩu, quy định
lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy
thể khác trong danh mục vật thể phép.
thuộc diện kiểm dịch thực vật phải
phân tích nguy cơ dịch hại trước khi
nhập khẩu vào Việt Nam.
Giống cây trồng chưa có trong danh Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy
mục giống cây trồng được phép sản phép khảo nghiệm, quy định rõ điều
xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập kiện và thủ tục cấp giấy phép theo
khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, quy định của Pháp lệnh Giống cây
sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.
đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu
tham gia triển lãm, làm quà tặng
hoặc để thực hiện các chương trình,
dự án đầu tư.
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy
sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn phép khảo nghiệm, quy định rõ điều
thủy sản và nguyên liệu sản xuất kiện và thủ tục cấp giấy phép
thức ăn thủy sản ngoài danh mục
được phép lưu hành tại Việt Nam.
Phân bón chưa được công nhận lưu Giấy phép nhập khẩu.
hành tại Việt Nam trong các trường
hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm;


b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể
thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài để phục vụ cho sản xuất trong
phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng
trong các dự án của nước ngoài tại
Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng
mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển
lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất
phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu
khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản
xuất phân bón.
Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, Giấy phép nhập khẩu, quy định
vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy
khoa học, kỹ thuật. phép.
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang Căn cứ quy định của Công ước
dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên CITES để công bố điều kiện và
thuộc Phụ lục I CITES không vì mục hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.
đích thương mại.

b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang


dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ
lục II, III CITES; và mẫu vật động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp
thuộc các Phụ lục CITES có nguồn
gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng,
trồng cây nhân tạo.
a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm Quy định về quản lý chất lượng
sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất nguyên liệu nhập khẩu.
xử lý cải tạo môi trường trong
nuôi trồng thủy sản.
b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Ban hành Danh mục sản phẩm được
Danh mục được phép lưu hành tại phép lưu hành tại Việt Nam (Danh
Việt Nam hoặc có trong Danh mục mục sản phẩm nhập khẩu thông
sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. thường) và Danh mục sản phẩm
nhập khẩu có điều kiện.
c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ
trong Danh mục được phép lưu hành điều kiện, số lượng và thủ tục cấp
tại Việt Nam hoặc có trong Danh giấy phép.
mục sản phẩm nhập khẩu có điều
kiện.
a) Giống thủy sản được nhập khẩu Ban hành danh mục giống thủy sản
thông thường. nhập khẩu thông thường.
b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều Ban hành danh mục giống thủy sản
kiện. nhập khẩu có điều kiện.
c) Giống thủy sản chưa có trong Giấy phép nhập khẩu, quy định
danh mục được phép nhập khẩu rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp
thông thường lần đầu tiên nhập khẩu giấy phép.
vào Việt Nam.
a) Thủy sản sống làm thực phẩm Ban hành danh mục thủy sản sống
có trong danh mục được nhập khẩu làm thực phẩm được nhập khẩu
thông thường. thông thường.
b) Thủy sản sống làm thực phẩm
ngoài danh mục các loài thủy sản
sống được nhập khẩu làm thực phẩm
tại Việt Nam
IV. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hàng hóa nhập khẩu Hình thức quản lý
Phế liệu. Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn
nhập khẩu.

V. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Hàng hoá nhập khẩu Hình thức quản lý
Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, Thực hiện theo quy định của pháp
tranh, ảnh, lịch). luật về xuất bản, báo chí.
Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu Giấy phép nhập khẩu.
chính và các mặt hàng tem bưu
chính.
Hệ thống chế bản chuyên dùng Thực hiện theo quy định của pháp
ngành in. luật về hoạt động in.
Máy in các loại: ốp-xét (offset), Thực hiện theo quy định của pháp
flexo, ống đồng, letterpress, máy in luật về hoạt động in.
lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy
in có chức năng photocopy màu.
Sản phẩm an toàn thông tin mạng, Giấy phép nhập khẩu
bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an


toàn thông tin mạng;
b) Sản phẩm giám sát an toàn thông
tin mạng;
c) Sản phẩm chống tấn công, xâm
nhập.

VI. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Hàng hoá nhập khẩu Hình thức quản lý
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập
thuật biểu diễn và sản phẩm nghe khẩu.
nhìn khác, được ghi trên mọi chất
liệu.
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập
ảnh. khẩu.
Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài Văn bản xác nhận danh mục hàng
đặt chương trình trò chơi điện tử; hóa nhập khẩu.
máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài
đặt chương trình trò chơi điện từ có
thưởng và bàn, thiết bị trò chơi
chuyên dùng casino.
Đồ chơi trẻ em. Quy định điều kiện kỹ thuật

VII. DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU
KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
Hàng hóa nhập khẩu Hình thức quản lý
Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, Được nhập khẩu theo nhu cầu
trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt. không phải xác nhận đơn hàng.
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất Được nhập khẩu theo nhu cầu
đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt không phải xác nhận đơn hàng.
Nam.
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất Được nhập khẩu theo nhu cầu
để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký không phải xác nhận đơn hàng.
thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành
thuốc tại Việt Nam.
Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành. Được nhập khẩu theo nhu cầu
không phải xác nhận đơn hàng.
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, Được nhập khẩu theo nhu cầu
diệt khuẩn, dùng trong lĩnh vực gia không phải xác nhận đơn hàng.
dụng và y tế đã có giấy phép lưu
hành.
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Giấy phép nhập khẩu.
Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm Giấy phép nhập khẩu.
soát đặc biệt.
Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu Giấy phép nhập khẩu.
hành thuốc tại Việt Nam.
Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy Giấy phép nhập khẩu.
đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ
nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát
đặc biệt.
Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp Giấy phép nhập khẩu.
với thuốc.
Thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi Công bố hợp quy, công bố phù hợp
quản lý của Bộ Y tế theo quy định quy định an toàn thực phẩm và kiểm
của pháp luật về an toàn thực phẩm. tra nhà nước.
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu Giấy phép nhập khẩu.
hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa
học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng
dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y
tế.
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu Giấy phép nhập khẩu.
hành nhập khẩu để phục vụ mục đích
viện trợ.
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu Giấy phép nhập khẩu.
hành nhập khẩu để sử dụng cho mục
đích chữa bệnh cá nhân.
Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để Giấy phép nhập khẩu.
nghiên cứu.
Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục Giấy phép nhập khẩu.
đích viện trợ; sử dụng cho mục đích
đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng
hoặc trên thị trường không có sản
phẩm và phương pháp sử dụng phù
hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức,
cá nhân xin nhập khẩu).
Mỹ phẩm. Công bố tiêu chuẩn.

Câu 5. Các phương pháp xác định giá trị hải quan của WTO, liên hệ với Việt
Nam.
Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan nêu 01 phương pháp chuẩn và
05 phương pháp thay thế (sử dụng trong trường hợp không áp dụng phương pháp
chuẩn). Hải quan các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc này khi xác
định trị giá tính thuế. Các doanh nghiệp nộp thuế cũng cần hiểu và vận dụng các
nguyên tắc này để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp cơ quan hải quan hành
xử không phù hợp.
Phương pháp tính chuẩn: Trị giá hàng hoá được sử dụng để tính thuế nhập
khẩu là giá thực trả hoặc giá sẽ phải trả khi hàng hoá được bán từ nước xuất khẩu
sang nước nhập khẩu (gọi là giá giao dịch). Nói cách khác, giá sử dụng để tính thuế
sẽ là giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương, trên hoá đơn bán hàng. Mức giá
này có thể được điều chỉnh cộng thêm một số loại chi phí hợp lý.
Các phương pháp tính thay thế là các phương pháp xác định giá tính thuế
thay thế khi hải quan quyết định không áp dụng phương pháp chuẩn (tức là không
thừa nhận giá giao dịch làm giá tính thuế hải quan). Bao gồm:
Trị giá giao dịch của các hàng hoá giống hệt;
Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự;
Trị giá khấu trừ;
Trị giá tính toán;
Một phương pháp hợp lý (trong trường hợp cả 4 phương pháp trên đều không sử
dụng được)
Ví dụ tại thị trường Việt Nam

Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất

Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán
hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất
khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi
phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: là giá bán ghi trên hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan
nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất mà địa điểm giao
hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn
thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu
xuất đến địa điểm giao hàng;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất mà địa điểm giao
hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được
xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương
mại, cộng thêm các chi phí nếu phát sinh như: Phí vận tải nội địa và các chi phí có
liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu
xuất; Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất;
Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng
đến cửa khẩu xuất.

Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc
tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá
bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất
so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.

Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại
thị trường Việt Nam

Trị giá hải quan của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của
hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng
tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng
đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên
quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam
phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh
theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán
tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.

Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải
quan thu thập, tổng hợp, phân loại

Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định bằng cách sử dụng giá bán
hàng hóa tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định sau khi quy đổi về giá bán
đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

Trường hợp có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp
nhất; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi
vấn theo quy định.

Liên hệ với Việt Nam.

1.Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (giá thực tế đã trả hoặc sẽ trả)
Trước hết, trị giá hải quan được xác định theo trị giá giao dịch nếu thỏa mãn tất cả
các điều kiện sau: Có bằng chứng của họat động mua bán xuất khẩu ví dụ hóa đơn
thương mại, hợp đồng. Các khoản điều chỉnh tăng: Chi phí hoa hồng và chi phí môi
giới do người mua trả, không bao gồm phí hoa hồng mua hàng. Chi phí bao bì và
đóng gói do người mua trả. Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp
miễn phí hoặc giảm giá, hay còn gọi là các khoản trợ giúp Các khoản điều chỉnh
giảm: Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu do người mua trả bao gồm chi phí xây
dựng, bảo dưỡng, lắp đặt và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Chi phí vận tải và bảo hiểm
trong lãnh thổ nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác phải nộp ở
nước nhập khẩu trong trường hợp tách biệt với giá đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh
toán.
2.Trị giá giao dịch của hàng hóa giống nhau Hàng hóa giống nhau đó là như :
Giống về mọi phương diện, được sản xuất ở cùng một quốc gia, được sản xuất cùng
một nhà sản xuất và cùng cấp độ thương mại, số lượng nhập khẩu, khoảng cách vận
chuyển, phương thức vận chuyển. Trong trường hợp có nhiều hàng hóa giống hệt tính
theo hàng hóa có giá thấp nhất.
Enter

3.Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự Hàng hóa phải tương đương nhau về
đặc tính kỹ thuật và hình dáng bên ngoài. Hàng hóa phải có cùng chức năng, mục
đích sử dụng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại. Hàng hóa phải
được sản xuất ở cùng một quốc gia. Hàng hóa phải được xuất khẩu vào cùng thời
điểm hoặc cùng thời gian. Trong trường hợp có nhiều hàng hóa tương tự thì áp dụng
trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự có giá thấp nhất.Lô hàng nhập khẩu tương tự
được xuất khẩu đến Việt Nam cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau vào
ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; Lô hàng nhập khẩu
tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ, có cùng số lượng lô hàng đang được
xác định trị giá tính thuế; Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và
phương thức vận chuyển như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
4. Trị giá khấu trừ được căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa
nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt
Nam theo qui định và trừ các chi phí hợp lí, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa
nhập khẩu và được xác định dựa trên giá bán hàng hóa ở nước xuất khẩu trừ đi các
khoản: Hoa hồng thường hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các họat
động bán hàng hóa tại nước nhập khẩu. Chi phí vận chuyển thông thường và chi phí
bảo hiểm tương ứng trong trường hợp các chi phí này thường xuyên phát sinh trong
lãnh thổ nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu và các khoản thuế phải nộp khác khi nhập
khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa; các khoản giá trị gia tăng do
lắp ráp hay gia công nếu có.
5. Trị giá tính toán: Gồm tổng các khoản sau: Giá thành hoặc trị giá của
nguyên vật liệu, quá trình chế tác hoặc quá trình sản xuất gia công khác được sử dụng
để sản xuất hàng hóa. Lợi nhuận và chi phí chung phát sinh. Các chi phí khác.
6. Trị giá suy luận: Trị giá hải quan theo phương pháp 6 sẽ không được xác
định dựa trên: Giá bán lẻ tại nước nhập khẩu của hàng hóa được sản xuất tại nước đó;
giá cao hơn trong các trị giá tham khảo xác định được; giá của hàng hóa bán tại thị
trường nội địa của nước xuất khẩu; giá thành sản xuất trừ khi quyết định áp dụng
phương pháp xác định theo trị giá tính toán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự; giá
hàng hóa xuất khẩu tới quốc gia khác quốc gia nhập khẩu; trị giá hải quan tối thiểu;
trị giá mang tính chất tùy ý hoặc giả tưởng.

7. Trị giá tính thuế phí bản quyền và phí giấy phép Đối tượng áp dụng: Phí bản
quyền, phí giấy phép là các chi phí điển hình liên quan đến việc sử dụng các
hàng hóa như: bằng sáng chế và giải pháp hữu ích (bí quyết kỹ thuật), thương
hiệu, tác quyền, quyền phân phối hoặc bán lại. Điều kiện áp dụng: Phí bản
quyền, phí giấy phép sẽ chỉ được cộng vào để xác định trị giá hải quan khi: Phí
bản quyền, phí giấy phép có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; phí bản quyền
là điều kiện để hàng hóa được bán đế nước nhập khẩu. Chỉ khi cả hai điều kiện
trên đều thỏa mãn thì phí bản quyền, phí giấy phép mới được cộng vào trị giá
tính thuế hải quan. Những trường hợp mà phí bản quyền, phí giấy phép được
coi là liên quan tới hàng hóa nhập khẩu: khi hàng hóa nhập khẩu đi kèm bằng
sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật; khi hàng nhập khẩu được sản xuất dựa trên
bằng sáng chế hay bí quyết kỹ thuật; khi máy móc thiết bị nhập khẩu được thiết
kế hay chế tạo đặc biệt để áp dụng bí quyết kỹ thuật hay sử dụng bằng sáng
chế; khi hàng hóa nhập khẩu đã mang sẵn thương hiệu; khi hàng hóa nhập
khẩu có thể được bán lại trực tiếp kèm thương hiệu sau khi nhập khẩu; khi
hàng hóa nhập khẩu mang quyền hưởng thương hiệu và có thể được bán ngay
sau khi công đoạn gia công đơn giản. Hàng hóa nhập khẩu có chứa phần mềm,
văn bản, nhạc, tranh ảnh, hay các phương tiện tương tự khác…

Câu 6. Quy định tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
Những yêu cầu hồ sơ đối với hàng hóa thông thường:
 Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty phân phối sản phẩm
tại Việt Nam;
 Giấy phép CA, bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm
nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ
tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất
xứ;
 Nhãn phụ sản phẩm;
 Công thức sản phẩm: ghi rõ tỷ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng
(tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI);
 Phiếu kiểm định chất lượng (nước sở tại);
 Chứng nhận chất lượng hàng hóa (nước sở tại).
Ngoài ra, đối với mỗi nhóm hàng hóa nhập khẩu sẽ có thêm những yêu cầu bắt buộc
kiểm tra chất lượng đặc trưng với nhóm hàng hóa đó.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực
phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch
thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành
kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ
thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải
đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn
thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ
thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm
trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời
kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa.
Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
1. Nhập khẩu ô tô:
a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã
qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định
việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.
2. Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối
ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại
tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng
hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
3. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà: Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về sản
xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điếu các loại và các cam kết quốc tế có liên
quan, Bộ Công Thương quy định cụ thể việc nhập khẩu mặt hàng này.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: Việc xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ:
Công an, Quốc phòng quy định việc cấp phép để thực hiện.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài,
trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.
6. Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang,
xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt
hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng:
a) Việc nhập khẩu các mặt hàng này thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương
sau khi có ý kiến đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
b) Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để công bố danh mục
và quy định cụ thể việc cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này.
7. Nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới: Bộ Công Thương
hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu phù hợp pháp luật Việt Nam
và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước và văn
bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
8. Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh mục
quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết định
lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương
thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài
chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.
Việc xác định mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và mức thuế ngoài hạn ngạch
thuế quan đối với từng mặt hàng do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan quản lý chuyên ngành và Bộ Công Thương để quyết định và công bố theo quy
định của pháp luật.
9. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công
Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên
quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh
bạch, hợp lý.
10. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải
tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy
định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành
quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua
sử dụng.
Đối với Thông tư 17, doanh nghiệp cần lưu ý nhiều quy định mới. Cụ thể, về
hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, theo quy định tại điểm 1, điểm 4 khoản 2 Điều
1 của Thông tư thì mỗi mặt hàng phải lập 1 phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa.
       Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về
số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu
nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký
xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn
giao và ký xác nhận của các bên.
       Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan
lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện
doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận
của các bên chứng kiến.

Câu 7. Quy định về biện pháp áp dụng tự vệ của WTO


Các biện pháp quy định tự vệ trong WTO : Các nguyên tắc về việc sử dụng biện
pháp tự vệ trong WTO được quy định tại :
• Điều XIX GATT 1994
• Hiệp định về biện pháp tự vệ < Hiệp định SG> Các nước thành viên khi xây dựng
pháp luật nội địa về biện pháp tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc của WTO.
Các vụ kiện , các vụ điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ trên thực tế được tiến hành
theo pháp luật nội địa của từng nước nhập khẩu , phù hợp với quy định của WTO.
3. Điều kiện để áp dụng tự vệ :
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng tự vệ sau khi tiến hành điều tra và chứng
minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau :
- Hàng hóa liên quan được nhập khẩu đột biến về số lượng.
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đi khi bị
thiệt hạihoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng .
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc
đe dọanói trên.
* ĐIỀU kiện chung : Việc tăng đột biến nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là hiện
tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong
khuôn khổ WTO.
Song song với các điều kiện chung này , một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra
những cam kết riêng liên quan đến biện pháp tự vệ. Trường hợp của Việt Nam ,ko có
ràngbuộc hay bảo lưu nào về các biện pháp tự vệ này , do đó việc áp dụng biện pháp
tự vệ ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài , nếu có , sẽ tuân tủ đầy đủ quy định
của WTO về luật này .
4. Xác định yếu tố thiệt hại
Một trong các điều kiện áp dụng biệp pháp tự về là phải điều tra , chứng minh được
ngànhsản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc hàng nhập khẩu ổ ạt.
Cụ thể như sau :
Về hình thức : Các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng : Thiệt hay thực tế ;
Về mức độ : các thiệt hại này phải ở mức nghiệm trọng < tức là mức cao hơn so với
thiệt hại đáng kể trong trường hợp của các vụ kiện chống bán phá giá , chống trợ cấp
> Về phương pháp : các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ cở phân tích tất cả các
yếu tố có liên quan đến ngành sản xuất nội địa < ví dụ : tỷ lệ và mức tăng lượng nhập
khẩu ,thị phần của sản phẩm nhập khẩu , doanh số , năng suất , nhân công ...vvv >
Trong cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ , việc chứng minh thiệt hại nghiêm
trọng chủ yếu thuộc về trách nhiệm của ngành sản xuất nội địa . Vì vậy để đạt được
mục tiêu của mình ngành sản xuất nội địa cần có sự chuẩn bị kỹ về các số liệu , tập
hợp trong một thời gian tương đối dài để có đủ dữ liệu chứng minh.
5. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ

a Trình tự, thủ tụcKhác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO
không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ.
Tuy nhiên, Hiệp định về biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số nguyên tắc cơ
bản mà các nước thành viên phải tuân thủ như:
Thứ nhất, đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải
được thông báo công khai; Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối
cuộc điều tra…
Thứ hai, đảm bảo quyền tố tụng của các bên, các bên liên quan phải được bảo đảm về
cơ hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của
đối phương.
Thứ ba, phải đảm bảo bí mật thông tin, đối với thông tin có bản chất là mật hoặc
được cácbên trình với tính chất là thông tin mật không thể được công khai nếu không
có sự đồng ý của bên đã trình thông tin.
Thứ tư, các điều kiện về biện pháp tạm thời phải là biện pháp tăng thuế và nếu kết
luận cuối cùng của vụ việc là phủ định thì khoản chênh lệch do tăng thuế phải được
hoàn trả lại cho bên đã nộp; không được kéo dài quá 200 ngày… Trên thực tế, một vụ
điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập
khẩu.
Bước 2:
Khởi xướng vụ điều tra
Bước 3: Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố như: tình hình nhập khẩu;
tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại.
Bước 4: Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.Mặc dù việc
điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ có nhiều yếu tố giống trình tự tố tụngtư pháp
(một vụ kiện tại toà án), nhưng bản chất thực tế của nó lại là một thủ tục hành chính,
do một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành để xử lý một tranh chấp thương
mại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất
khẩu hàng hoá liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan
của nước nhập khẩu. Việc này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nội địa các
nướcnhập khẩu và về nguyên tắc không phải là công việc giữa các Chính phủ (Chính
phủ các nước xuất khẩu và chính phủ nước nhập khẩu).
b. Thi hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ4 - Khi kết quả
điều tra cho phép nước nhập khẩu được áp dụng biện pháp tự vệ thì nước nhập khẩu
sẽ chính thức được áp dụng biện pháp tự vệ. Các biện pháp tự vệ này phải thoảmãn
các điều kiện sau đây:
+ Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại biện pháp tự vệ
được áp dụng. Trên thực tế, các nước nhập khẩu thường áp dụng biện pháp hạn chế
lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá liên quan.
+ Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức cần thiết đủ
để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản xuất nội địa
điều chỉnh. Nước nhập khẩu không nhất thiết phải có giải trình cụ thể và rõ ràng về
việc tại sao biện pháp tự vệ đó được lựa chọn (về phạm vi, loại, mức độ) là cần thiết
để ngăn chặnhoặc bù đắp các thiệt hại để ngành sản xuất nội địa tự điều chỉnh.
Trường hợp một biện pháp tự vệ được áp dụng mà không tuân thủ các ba điều kiện về
hình thức tự vệ, mức độ tự vệ và thời gian tự vệ sẽ đương nhiên bị coi là “vượt quá
mức cần thiết”.
+ Thời gian tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ, nhưng nước nhập khẩu phải chứng
minhđược rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và rằng ngành sản xuất
liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh. Tổng cộng thời gian áp dụng và thời gian gia
hạn không được quá 8 năm.
Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng
hoánhập khẩu liên quan. Như vậy, khác với biện pháp chống bán phá giá và biện
pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước nhất
định bị điều tra) thì biện pháp tự vệ được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất có hàng
hoá nhập khẩu vào nước áp dụng biện pháp tự vệ. Trường hợp biện pháp tự vệ là hạn
ngạch, nước nhập khẩu cần tiến hành thoả thuận với các nước xuất khẩu, chủ yếu về
việc phân định hạn ngạch. Nếu không thoả thuận được thì việc phân bổ hạn ngạch sẽ
được thực hiện trên cơ sở thị phần tương ứng của từng nước xuất khẩu trong giai
đoạn trước đó.
- Trường hợp kết quả điều tra kết luận nước nhập khẩu không được áp dụng biện
pháp tự vệ trong trường hợp này thì sẽ nảy sinh vấn đề bồi thường thiệt hại. WTO
quy định nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường tổn thất thương
mại cho các nước xuất khẩu liên quan (thường là việc nước nhập khẩu tự nguyện
giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hoá khác đến từ nước xuất khẩu đó).
Nước nhập khẩu áp dụng biện 5 pháp tự vệ sẽ phải tiến hành thương lượng với các
nước xuất khẩu về biện pháp đền bù thương mại thoả đáng. Trường hợp không đạt
được thoả thuận thì nước xuất khẩu liên quan có thể áp dụng biện pháp trả đũa
(thường là rút lại những nghĩa vụ trong WTO, bao gồm cả việc rút lại những nhượng
bộ về thuế quan - tức là từ chối giảm thuế theo cam kết với WTO đối với nước áp
dụng biện pháp tự vệ). Tuy nhiên, việc trả đũa không thể được thực hiện trong 3 năm
đầu kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụngtuân thủ đầy đủ
các quy định của WTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế)
Nguồn thư viện pháp luật
Ví dụ về một biện pháp tự vệ bị kiện theo WTO
Argentina - Các Biện pháp Tự vệ về Nhập khẩu Giày dép, đơn khiếu nại của các
Cộng đồng châu Âu (WT/DS121/1). Đơn khởi kiện này đề ngày 3/4/1998 về các biện
pháp tự phòng vệ tạm thời và dứt khoát của Achentina đối với nhập khầu giầy dép.
EC buộc tội rằng theo Nghị quyết 226/97 đề ngày 24/2/1997, Argentina áp dụng một
biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức các mức thuế nhập khẩu giày dép thi hành từ
ngày 25/2/1997. Tiếp sau đó, Argentina đã ban hành Nghị quyết 987/97 đặt ra biện
pháp tự vệ dứt khoát đối với việc nhập khẩu giày dép có hiệu lực từ ngày 13/9/1997.
EC tranh cãi rằng các biện pháp trên vi phạm các Điều 2,4,5,6 và 12 của Hiệp định về
các Biện pháp Tự vệ, và Điều XIX Hiệp định GATT 1994. Ngày 10/6/1998, EC đề
nghị thành lập một bồi thẩm đoàn. Tại cuộc hợp ngày 23/7/1998, Ban giải quyết tranh
chấp đã thành lập một bồi thẩm đoàn. Braxin, Indone¬sia, Paraguay, Mỹ và Uruguay
bảo lưu quyền là những bên thứba đối với cuộc tranh chấp này. Bồi thẩm đoàn kết
luận rằng biện pháp của Argentina không phù hợp với các Điểu 2 và 4 của Hiệp định
về các Biện pháp Tự vệ. Báo cáo của bồi thẩm đoàn được công bố vào ngày
25/6/1999. Ngày 15/9/1999, Argentina thông báo ý định kháng cáo về một số vấn đề
về luật và về những diễn giải luật pháp của bồi thẩm đoàn. Cơ quan phúc thẩm ủng
hộ quyết định của bồi thẩm đoàn cho rằng biện pháp của Argentina không phù hợp
với các Điều 2 và 4 của Hiệp định về các Biện pháp Tự vệ, song đảo ngược một số
kết qùầ và kết luận của bồi thẩm đoàn về vấn đề mối quan hệ giữa Hiệp định về các
Biện pháp Tự vệ và Điều XIX Hiệp định GATT1994 và nói rõ rằng các biện pháp tự
vệ chỉ áp dụng đối với các nguồn cung cấp của nước thứ 3 không nằm trong khôi
Mercosur. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được chuyển tới các thành viên ngày
14/12/1999. Ngày 12/2/ 2000 Ban giải quyết tranh chấp đẵ chấp thuận Báo cáo của
Cơ quan phúc thẩm và Báo cáo của bồi thẩm đoàn sau khi được Báo cáo của Cơ quan
phúc thẩm điều chỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Câu 1:
CÔNG TY LUẬT LAWKEY
https://lawkey.vn/cach-tinh-thue-xuat-khau-thue-nhap-khau/
Câu 2
CÔNG TY DƯƠNG GIA
https://luatduonggia.vn/bieu-thue-la-gi-tai-ve-va-huong-dan-cach-tra-bieu-
thue-xuat-nhap-khau/
SỞ NGOẠI VỤ TIỀN GIANG
http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/khac/asset_publisher/QSpp7P8RukDa/
content/bieu-thue-nhap-khau-uu-ai-ac-biet-viet-nam-va-trung-quoc?
fbclid=IwAR0TInJciLKIlMDHdY7vQZsgwxTEoEikpTGAhZNX3zVq2kkM6O
FwKhvWQ
XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH
https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/bieu-thue-xuat-nhap-khau-theo-quy-dinh-
moi-nhat.html?fbclid=IwAR0B2JGNGo8YQ1nDGhBirGXA-
Cu7lTfo3Ffkr9j5hjh8TTI8pC3EFqujSOE
Câu 3:
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG NAI
https://www.dncustoms.gov.vn/danh-muc-hang-hoa-cam-xk-nk
THƯ VIỆN PHÁP LUẠT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-207-WTO
Câu 4:
CHÌA KHÓA PHÁP LUẬT
https://chiakhoaphapluat.vn/danh-muc-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau/
Câu 5:
WTO CENTER CCI
https://wtocenter.vn/file/15546/1-
HẢI QUAN VIỆT NAM
_thuehaiquan.pdfhttps://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/
ViewDetails.aspx?ID=28918&Category=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB
%87u%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20m%E1%BB%9Bi(Hải quan
Việt Nam)
Câu 6:
LUẬT MINH KHUÊ
https://luatminhkhue.vn/kiem-dich-kiem-tra-ve-an-toan-thuc-pham-kiem-tra-
chat-luong-cua-hang-hoa-xuat-nhap-khau.aspx?
fbclid=IwAR1GE1EQnycv0hbUJJ4VkbIhdogrGJvvfNGBIdl9IHqB3rnJZjnfi-
BQktI
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ LẠNG SƠN
https://sokhcn.langson.gov.vn/node/13407; https://luatminhkhue.vn/kiem-dich-
kiem-tra-ve-an-toan-thuc-pham-kiem-tra-chat-luong-cua-hang-hoa-xuat-nhap-
khau.aspx
Câu 7
WORLD TRADE ORGANIZATION (WTO)
https://www.wto.org/
https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1-3_tuve.pdf?
fbclid=IwAR2zoZDaJP2SKwZxrhUc7OD4faRPJOasQI0gt52d7OKO4cFP9V4
3t1d2vp0

You might also like