You are on page 1of 36

4.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK)


4.1. Những vấn đề chung về thuế XNK
4.1.1. Khái niệm
Thuế XNK là loại thuế gián thu điều chỉnh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
qua biên giới của mỗi quốc gia.
Số thuế xuất khẩu phải nộp sẽ được tính vào giá bán của hàng hoá xuất khẩu, do
đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Ngược
lại, số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ được nhà nhập khẩu cộng vào giá vốn hàng nhập
khẩu, và như vậy, xét về mặt lý thuyết hàng hoá thuộc diện nhập khẩu sẽ có giá cao
hơn so với hàng hoá cùng loại được sản xuất ở trong nước.
4.1.2. Vị trí, vai trò của thuế XNK
- Thuế XNK được tất cả các nước sử dụng làm công cụ bảo hộ sản xuất trong
nước trước sự xâm nhập của hàng hoá nhập ngoại; đồng thời cũng thực hiện việc can
thiệp của chính phủ khi hạn chế các nguồn lực vật chất của quốc gia trước nhu cầu
buôn bán, sử dụng của các nước khác.
- Thuế XNK góp phần bảo vệ nguồn nguyên liệu thô, hạn chế xuất khẩu khoáng
sản thô đồng thời thực hiện định hướng khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến,
…thông qua việc đánh thuế xuất khẩu vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô.
- Cùng với các công cụ hành chính như giấy phép, hạn ngạch; các rào cản kỹ
thuật như điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng... thuế XNK chính là hàng rào
thuế quan để cản trở hoạt động mậu dịch quốc tế (hoặc tham gia mở cửa thị trường)
nhằm mục tiêu bảo đảm quyền lợi quốc gia ở mức tối ưu. Đương nhiên, những ngành
nghề có liên quan trực tiếp hoặc gian tiếp sẽ được hưởng lợi hoặc bị thiệt hại trong
từng thời điểm nhất định do Nhà nước sử dụng công cụ thuế XNK.
- Thuế XNK thể hiện rõ mối quan hệ xung đột lợi ích giữa nhà sản xuất và nhà
nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế. Một mặt hàng là sản phẩm đầu ra của doanh
nghiệp này nhưng lại là đầu vào của doanh nghiệp khác, mặt hàng khác. Vì vậy, việc
tăng, giảm thuế một mặt hàng không chỉ tác động đến đối thủ cạnh tranh mà còn tác
động trực tiếp đến cả các “đồng minh” thân thiết của doanh nghiệp.
4.1.3. Điều chỉnh thuế vì cân đối vĩ mô và tự do thương mại
Chức năng chủ yếu của thuế nhập khẩu là thực hiện việc điều chỉnh quan hệ
cung cầu giữa thị trường trong nước và thị trường bên ngoài, điều tiết hoạt động nhập
khẩu. Đây là loại thuế có tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô quan trọng của nền kinh tế. Trong trung và dài hạn, chính sách thuế nhập
khẩu rất có ý nghĩa trong việc tham gia bảo hộ nền sản xuất trong nước đồng thời góp
phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thuế nhập
khẩu là một trong những công cụ tham gia điều hành xuất nhập khẩu, can thiệp thị
trường vì mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Trong quá trình toàn cầu hoá, làn sóng tự do hoá thương mại được diễn ra ở
mọi nơi trên thế giới. Mỗi quốc gia muốn được hưởng lợi từ việc tham nhập thị trường
nước khác hoặc khối nước có Hiệp định thương mại, đương nhiên sẽ phải nhượng bộ
mở cửa thị trường thông qua dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế nhập khẩu.
Tất cả các nước muốn gia nhập các tổ chức thương mại khu vực hoặc toàn cầu, muốn
gia nhập các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư... đều phải đàm phán cam
kết lộ trình giảm thuế, mức thuế trần tối đa.
Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam phải thực hiện
các cam kết quốc tế về dỡ bỏ các rào cản thương mại, cắt giảm thuế quan, tạo thuận lợi
cho tự do hoá thương mại. Trong thời gian tới, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu cần
phải tuân thủ đầy đủ các cam kết gia nhập WTO (hạ thuế suất MFN) cũng như các
cam kết ASEAN (thuế suất CEPT/AFTA), cam kết ASEAN - TRUNG QUỐC, cam
kết ASEAN - HÀN QUỐC, NHẬT BẢN…
4.2. Thuế XNK của Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển
Thuế XNK được hình thành kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới, xây dựng
và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước nới lỏng dần và cho phép khu
vực tư nhân được tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Cuối năm 1987, cùng với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Từ đó đến nay, Luật thuế
XNK liên tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động
XNK, tạo thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập các tổ chức thương mại, thuế quan
trong khu vực và trên thế giới.
Những lần sửa đổi quan trọng về thuế XNK được tiến hành trong các năm
1991, 1993 (phục vụ gia nhập ASEAN 1995), 1995, 1998… Đặc biệt, lần sửa đổi Luật
thuế XNK gần nhất vào cuối năm 2005 với những nội dung cải cách theo chuẩn mực
quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập WTO vào giai đoạn quyết
định.
Tuy nhiên, để có thể trở thành một thành viên chính thức của WTO vào tháng
01 năm 2007, cùng với việc sửa đổi nội dung điều luật, các cuộc đàm phán cam kết cắt
giảm hàng ngàn dòng thuế đã được diễn ra với nhiều nước đối tác, trong đó có Hoa
Kỳ.
Dưới đây là những nội dung chủ yếu của chính sách thuế XNK hiện hành của
Việt Nam.

4.3. Những quy định chung về thuế XNK


4.3.1. Đối tượng chịu thuế
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu (trừ hàng hóa nêu tại Mục 4.3.2).
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng
hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải
quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
c) Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4.3.2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế XNK:
(i) Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.
(ii) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các
Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá
nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội,
hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức
giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ
khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
(iii) Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan;
hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
(iv) Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất
khẩu.
Thủ tục, hồ sơ để thực hiện không thu thuế đối với các trường hợp nêu trên theo
quy định của Luật hải quan; các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
hải quan; và các văn bản khác có liên quan.
4.3.3. Người nộp thuế
Theo quy định hiện hành, người nộp thuế bao gồm 2 nhóm sau:
(i) Đối tượng trực tiếp nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc
nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
(ii) Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ
quyền nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
4.3.4. Thuế đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu trong định mức (do Thủ tướng Chính phủ quy định), nếu vượt quá định mức
thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức.
4.3.5. Tỷ giá xác định trị giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế
a) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá
tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên
Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của NHNNVN. Trường hợp vào
các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát
hành, đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập
nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo
tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan thì tỷ
giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng
không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
Đối với các đồng ngoại tệ chưa được NHNNVN công bố tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính
chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la
Mỹ với các ngoại tệ đó do NHNNVN công bố tại thời điểm tính thuế.
b) Đồng tiền nộp thuế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng
Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng ngoại
tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm tính thuế.
4.3.6. Quản lý thuế XNK
a) Nguyên tắc quản lý thuế
Quy định về quản lý thuế từ ngày 01/01/2007 được thực hiện theo Luật quản lý
thuế và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
này, theo đó nguyên tắc được áp dụng thống nhất là:
-Q uản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của người nộp thuế; trên cơ sở đánh giá quá trình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi
đối với người nộp thuế thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế.
- Người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ tiền thuế quá hạn,
không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.
- Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
b) Hồ sơ thuế

- Hồ sơ thuế bao gồm hồ sơ khai thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế,
hoàn thuế, xoá nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt, gia hạn nộp thuế và truy thu thuế.
- Hồ sơ thuế theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính này có quy định
nộp bản photocopy, bản dịch sang tiếng Việt thì người nộp thuế hoặc người đại diện
theo ủy quyền phải xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu vào bản photocopy,
bản dịch sang tiếng Việt ghi rõ đã dịch đúng nội dung bản gốc và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.
- Ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định, khi nộp hồ sơ thuế, người nộp thuế
phải kê danh mục tài liệu của hồ sơ thuế.
4.4. Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế
Luật thuế XNK hiện hành quy định 2 loại thuế suất thuế XNK, đó là thuế suất
theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối. Vì vậy căn cứ tính và phương pháp tính thuế cụ
thể đối với 2 trường hợp này như sau:
4.4.1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
a) Căn cứ tính thuế XNK: Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trị giá tính
thuế; và thuế suất.
(i) Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng
từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
(ii) Trị giá tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài
chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu (xem nội dung Mục 4.8 của Chuyên đề này).
(iii) Thuế suất:
- Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy
định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành.
- Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy
định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và
thuế suất thông thường:
* Thuế suất ưu đãi (MFN) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ
Thương mại thông báo, bao gồm tất cả các nước thành viên WTO). Thuế suất ưu đãi
được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
về xuất xứ hàng hóa.
* Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số
45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính.
* Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không
thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường
được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương
ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng
các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác
có liên quan.
Ngoài việc chịu thuế theo quy định nêu trên, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức
vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá,
thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn riêng.
b) Phương pháp tính thuế XNK:
Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai
hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số tiền thuế phải nộp
theo công thức sau:
Số tiền thuế Số lượng đơn vị từng Trị giá tính Thuế suất
xuất khẩu, = mặt hàng thực tế xuất x thuế tính trên x của từng
thuế nhập khẩu, nhập khẩu ghi một đơn vị mặt hàng
khẩu phải nộp trong Tờ khai hải quan hàng hóa
Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so
với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và
điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại có
ghi trị giá thực thanh toán cho lô hàng là 100 tấn xăng x 11 tr.đ/tấn = 1.100 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan thì số lượng hàng hóa thực tế là 97 tấn xăng phù hợp
với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì
trong trường hợp này số tiền thuế NK phải nộp được tính trên cơ sở trị giá thực thanh toán
cho lô hàng hóa NK là 1.100 tr. đồng và thuế suất thuế NK của mặt hàng xăng.
4.4.2. Đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối
a) Căn cứ tính thuế XNK:
Trong trường hợp hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế XNK là
số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn
vị hàng hoá. Trong đó, số lượng hàng hoá XNK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng
mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt
đối.
b) Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Việc xác định số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực
hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất Số lượng đơn vị từng mặt hàng Mức thuế tuyệt đối
khẩu, thuế nhập = thực tế xuất khẩu, nhập khẩu x quy định trên một
khẩu phải nộp ghi trong Tờ khai hải quan đơn vị hàng hoá
4.5. Kê khai, nộp thuế
4.5.1. Nguyên tắc khai thuế, nộp thuế:
Nguyên tắc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị
định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
quản lý thuế.
Việc khai thuế xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong bộ hồ sơ Hải quan. Khi làm thủ
tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan bộ hồ sơ hải quan. Khai
và tính thuế XK, và thuế NK cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện trên tờ khai
hải quan, trong bộ hồ sơ Hải quan người kê khai phải nộp 02 bản chính tờ khai Hải
quan.
4.5.2. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
Hàng hoá nhập khẩu: Hồ sơ khai thuế được nộp trước ngày hàng hoá đến cửa
khẩu hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu.
Hoá xuất khẩu: Hồ sơ khai thuế được nộp chậm nhất là tám giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục về thuế trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày đăng ký.
4.5.3. Khai bổ sung hồ sơ
Khai bổ sung hồ sơ được thực hiện khi người khai hải quan phát hiện hồ sơ khai
thuế đã nộp có sai sót trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc
quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp
trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ
quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
4.5.4. Cách thức nộp hồ sơ hải quan
- Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan;
- Nộp qua đường bưu chính;
- Nộp qua giao dịch điện tử.
4.5.5. Thời điểm tính thuế
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký Tờ khai hải
quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ
giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt
hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
4.5.6. Thời hạn nộp thuế
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng: phải nộp xong thuế trước khi
nhận hàng. Trừ các trường hợp sau: (i) Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế
phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ
ngày đăng ký Tờ khai hải quan. (ii) Hàng hoá tiêu dùng thuộc đối tượng được xét miễn
thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
- Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt
pháp luật thuế:
 Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa
xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Đối với
một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài
hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày;
 Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản
phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ
ngày đăng ký Tờ khai hải quan và phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 đến ngày nộp
thuế, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chớnh theo quy định;
Ví dụ 1: Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu VINAXK nộp hồ sơ kê khai hải quan
xin nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu vào ngày 3 tháng 1 năm 2007, và
được ân hạn thuế là 275 ngày, thì lô hàng theo tờ khai hải quan này phải nộp thuế
Nhập khẩu trước ngày 8 tháng 9 năm 2007, tuy nhiên sau ngày 8/9/2007 doanh
nghiệp không xuất khẩu sản phẩm như kê khai mà bán ra thị trường trong nước, thì
thời hạn nộp thuế của lô hàng này là ngày 2/2/2007 và nếu đến ngày 8/9/2007 doanh
nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp phải nộp cả tiền thuế và tiền phạt
nộp chậm, số ngày tính phạt nộp chậm là 275 - 30 = 245 (Ngày).
 Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm
xuất, tái nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập;
 Hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng không
xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng trong Danh mục
hàng hoá do Bộ Thương mại công bố hoặc là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải
quan như đối với hàng hoá khác và bị xử phạt chậm nộp
 Hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng thực
xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn
nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực
xuất khẩu);
 Hàng hoá nhập khẩu khác thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ
ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
- Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp
luật thuế:
 Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác bảo lãnh về số tiền
thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
 Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác bảo lãnh về số tiền thuế
phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời
hạn nộp thuế.
 Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên
cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì
thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.
Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn
thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu
dùng và bị phạt chậm nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đến ngày nộp thuế.
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá XNK trong các trường hợp khác.
 Hàng hoá XNK không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng
hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
 Hàng hoá XNK còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì tính từ ngày cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ.
 Hàng hóa XNK đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập
khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế tính theo từng lần XNK với thời hạn tương ứng đối
với từng trường hợp nêu trên.
 Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng,
số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế thì vẫn phải nộp thuế theo
như khai báo tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan.
4.5.7. Địa điểm, hình thức nộp thuế
- Địa điểm: Kho bạc, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Hải quan, và các
tổ chức được làm dịch vụ thuế quan.
- Hình thức nộp: Tiền mặt, chuyển khoản.
4.6. Thứ tự thanh toán tiền thuế; Ấn định thuế 1
Nội dung này trong chuyên đề quản lý thuế, thực hiện theo quy trình thủ tục
thống nhất.
4.7. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế
Nhằm thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu,
không vi phạm các cam kết quốc tế, góp phần tham gia vào phân bổ nguồn lực có hiệu
quả và đảm bảo tính tương đồng, phù hợp với hệ thống pháp luật chuyên ngành đang
còn hiệu lực, Luật thuế XNK đã quy định các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế và
giảm thuế như sau:
4.7.1. Miễn thuế
a) Đối tượng miễn thuế:
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập;
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước
ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam;
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công
đã ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được
miễn thuế xuất khẩu;
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam theo hợp
đồng gia công đã ký được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải
nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá
của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký);
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của
người xuất cảnh, nhập cảnh;

1
Xem chuyên đề quản lý thuế
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu
tư;
- Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu
tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
- Hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự
án BOT, BTO, BT;
- Miễn thuế lần đầu đối với trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định để
tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở,
trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu
vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn;
- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
- Cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất
khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố
định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công
nghệ xác nhận để tạo TSCĐ; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng
tàu mà trong nước chưa sản xuất được;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh
mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ
khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt
đầu sản xuất;
- Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu
để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; bán
thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án
thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc Danh mục địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5
năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất;
- Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử
dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường
trong nước được miễn thuế nhập khẩu;
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu
vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự
án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu và
thuế xuất khẩu khi tái xuất;
- Tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hoá (giá trúng thầu không bao
gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập
khẩu thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trúng thầu.
b) Hồ sơ miễn thuế:
- Hồ sơ hải quan;
- Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của người nộp thuế;
- Giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá trong đó có quy
định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu;
- Danh mục hàng hóa miễn thuế XNK lần đầu kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi
hàng hóa miễn thuế XNK.
4.7.2. Xét miễn thuế:
a) Đối tượng:
Luật thuế XNK năm 2005 kế thừa các chính sách miễn, giảm thuế hiện hành
nhằm bảo đảm tính ổn định, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật chuyên
ngành. Theo đó, hàng hoá XNK được xét miễn thuế gồm:
- Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc
phũng theo Danh mục cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt;
- Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu
khoa học theo Danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt;
- Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào
tạo theo Danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt;
- Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng làm giải thưởng theo mức
quy định;
- Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
b) Hồ sơ:
Hồ sơ xét miễn thuế gồm có:
- Hồ sơ hải quan;
- Các giấy tờ khác tuỳ theo từng trường hợp.
4.7.3. Xét giảm thuế
a) Đối tượng:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng
nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
b) Hồ sơ xét giảm thuế:
- Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế: 01 bản chính;
- Hồ sơ hải quan: 01 bản photocopy;
- Giấy chứng nhận giám định của cơ sở kinh doanh dịch vụ giám định về số
lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá XNK: 01 bản
chính;
- Hợp đồng bảo hiểm: 01 bản photocopy;
- Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm: 01 bản
photocopy.

4.8. Trị giá tính thuế XNK


4.8.1. Trị giá tính thuế
Trị giá tính thuế hay còn gọi là trị giá hải quan
a) Thời điểm xác định trị giá hải quan: là ngày đăng ký tờ khai hải quan hoặc
ngày cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế
b) Nguyên tắc xác định trị giá tính thuế
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá
FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo sáu phương pháp xác định trị gía tính
thuế, bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp bắt đầu từ phương pháp 1 và dừng
ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Sáu phương pháp bao gồm: (i) Trị
giá giao dịch (ii) Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt (iii) Trị giá giao
dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự (iv) Trị giá khấu trừ (v) Trị giá tính toán (vi) Trị
gía theo phương pháp suy luận.
4.8.2. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Có sáu phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu, dưới đây sẽ
lần lượt xem xét từng phương pháp theo thứ tự áp dụng.
Phương pháp 1: Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
Theo phương pháp này trị giá tính thuế là giá trị giao dịch thực của hàng hóa
nhập khẩu, và được xác định bằng công thức:
Các khoản người mua
Trị giá Giá mua + Các khoản
= + phải trả nhưng chưa tính
giao dịch trên hóa đơn (-) điều chỉnh
trên hóa đơn
- Giá mua ghi trên hóa đơn không bao gồm các khoản giảm giá do: Cấp độ
thương mại; số lượng mua bán, hình thức và thời gian thanh toán;
- Các khoản điều chỉnh2 gồm hai loại: Điều chỉnh tăng (+) và điều chỉnh giảm (-)
giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán ghi trên hóa đơn.
+ Điều chỉnh cộng bao gồm: Các khoản người mua hàng phải chịu nhưng chưa
tính vào trị giá giao dịch;
+ Điều chỉnh trừ là các khoản đã nằm trong trị giá giao dịch và có các số liệu
khách quan dựa trên các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn tại thời điểm xác
định trị giá tính thuế nhưng người mua tiếp tục phải chịu sau khi nhập khẩu;
- Các khoản người mua phải trả nhưng chưa tính trên hóa đơn bao gồm: Tiền
trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm
hàng hoá. Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà người mua
trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng
cách cấn trừ nợ.
Điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch:

- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi
nhập khẩu, trừ hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, hạn chế về nơi tiêu thụ hàng
hoá; hoặc hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá;
- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các
khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định
trị giá tính thuế;
- Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua
không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng
hoá nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng;
- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối
quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
Phương pháp 2: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
* Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp 1 (Trị giá giao
dịch), thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu chuyển sang xác định theo phương
pháp 2.
* Điều kiện áp dụng:
- Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày
hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá tính thuế;
- Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã
được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được
điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
- Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận
chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển
giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.
* Phương pháp xác định: tương tự như phương pháp 3 - xác định trị giá giao
dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.

2
Xem mục VII phần II Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 và điều 13 nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007
Phương pháp 3: Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
* Xác định trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế = Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tương tự
* Một số điểm lưu ý:
- Hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định
trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về
thời gian;
- Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với
lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu
tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua
bán;
- Nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì
mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác;
- Xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên
thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng
điều kiện
* Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:
- Về thời gian: Được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng
60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trí giá tính
thuế;
- Có cùng điều kiện mua bán: giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được
điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượng hoặc đã được điều
chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế;
- Có cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về
củng khoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định
trị giá tính thuế.
* Chứng từ, tài liệu phải nộp:
- Hồ sơ hải quan; và
- Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
- Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi
phí này);
- Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh
chi phí này);
- Hợp đồng thương mại, hoá đơn thương mại của hàng hoá nhập khẩu tương tự,
các bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài
(nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
- Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác cần thiết và liên quan đến việc xác
định trị giá tính thuế (nếu cần thiết).
Phương pháp 4: Trị giá khấu trừ
* Nếu áp dụng đến phương pháp 3 mà không xác định được trị giá tính thuế thì
chuyển sang phương pháp 4 - Phương pháp tính theo trị giá khấu trừ.
Giá bán hàng hóa nhập khẩu, nhập Chi phí hợp
Trị giá
= khẩu giống hệt hoặc nhập khẩu tương - lý, lợi nhuận
tính thuế
tự trên thị trường nội địa Việt Nam khi bán hàng
* Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa chưa bán trên thị trường Việt nam
hoặc việc bán hàng chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của
pháp luật về kế toán Việt Nam hoặc hàng bán liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người
nào cung cấp.
* Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:
- Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu
đang được xác định trị giá tính thuế, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập
khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu;
- Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được bán ra
với số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá;
- Hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày
nhập khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế; người mua hàng trong nước và
người bán không có mối quan hệ đặc biệt.
* Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:
- Chi phí hợp lý, gồm:
 Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên
quan đến việc vận chuyển hàng hoá sau khi nhập khẩu, cụ thể:
 Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và
bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.
 Chi phí chung liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá nhập khẩu tại
Việt Nam.
- Lợi nhuận, gồm:
 Hoa hồng được hưởng không gồm chi phí hợp lý
 Lợi nhuận bán hàng được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
- Sử dụng giá bán của hàng không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu để xác
định trị giá khấu trừ.
 Nếu không tìm được đơn giá bán của hàng hoá được bán nguyên trạng như
khi nhập khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công,
chế biến thêm ở trong nước và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm
giá trị của hàng hoá, với điều kiện có thể định lượng được các chi phí gia tăng do
quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước.
 Không áp dụng giá hàng hóa đã qua gia công chế biến để xác định trị giá
khấu trừ nếu: không tách được các chi phí gia tăng trong quá trình gia công chế
biến hoặc sau gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu chỉ còn là một bộ phận
của hàng hoá được bán ra trên thị trường trong nước hoặc sau khi gia công, chế
biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không
còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu.
- Chứng từ, tài liệu phải nộp:
 Hồ sơ làm thủ tục hải quan và các giấy tờ sau:
 Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng
(bản sao).
 Hợp đồng đại lý bán hàng.
 Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các khoản chi phí hợp lý.
 Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của lô hàng được lựa chọn để khấu
trừ.
 Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu
cầu của cơ quan hải quan.
Phương pháp 5: Trị giá tính toán
* Nếu áp dụng đến phương pháp 4 mà vẫn chưa xác định được trị giá tính thuế
thì chuyển sang phương pháp 5 - trị giá tính toán để tính. Tức là dựa vào các căn cứ
hợp lý để tính trị giá hàng nhập khẩu,
Trị giá Chi phí trực tiếp để sản Chi phí chung và lợi
Các khoản
tính = xuất hàng hoá NK của + nhuận bán hàng của nhà +
cộng thêm3
toán nhà sản xuất nước XK sản xuất XK vào VN
* Căn cứ để xác định trị giá tính toán: số liệu được ghi chép và phản ánh trên
chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các
số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu
được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc
cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến
Việt Nam.
* Chứng từ, tài liệu phải nộp: Người khai hải quan hoặc người nhập khẩu phải
nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của các tài liệu, chứng từ sau, đồng thời xuất
trình bản gốc để đối chiếu:
 Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm a và b
khoản 1 mục này, kèm theo bản sao có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ,
số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;
 Hoá đơn bán hàng của người sản xuất;
 Chứng từ về các chi phí cộng thêm.
Phương pháp 6: Trị giá suy luận
* Nếu sử dụng đến phương pháp 5 mà vẫn chưa xác định được trị giá tính thế thì
chuyển sang phương pháp 6 - Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận,
* Phương pháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp từ
phương pháp 1 đến phương pháp 5 và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị
giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng đó phù hợp với các quy định cụ thể sau:
- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị
giá tính thuế;
- Không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế:
 Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tại
Việt Nam;
 Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;
 Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác;
 Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập khẩu quy
định theo phương pháp tính toán;
 Gía tính thuế tối thiểu;
 Các loại giá giả định;
3
Cỏc khoản cộng thờm được hướng dẫn khoản 2 mục VII Phần II Thụng tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008
 Hệ thống xác định trị giá cho phép sử dụng từ giá cao hơn trong hai trị giá
thay thế để làm trị giá tính thuế.
4.9. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thuế XNK
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật quản lý thuế;
- Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về
định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được
miễn thuế;
+ Thông tư số 112/2005/TT-BTC, ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan;
+ Thông tư số 59/2007/TT-BTC, ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu;
+ Thông tư số: 40/2008/TT-BTC, ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về trị giá hải quan, trị giá tính thuế;
+ Nghị định 87/2010
+ Thông tư 184/2010
1. Đối với hàng hoá nhập khẩu
a. Các phương thức nhập khẩu:
- Nhập khẩu trực tiếp: đơn vị nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký hợp đồng, trực tiếp giao
nhận và thanh toán tiền hàng với người bán nước ngoài.
- Nhập khẩu uỷ thác: là việc nhập khẩu thông qua một đơn vị khác, trong đó bên giao uỷ
thác là người sử dụng dịch vụ và bên nhận uỷ thác là cung cấp dịch vụ và được hưởng hoa
hồng theo hợp đồng đã ký.
b. Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu
Thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu là thời điểm đơn vị nhập khẩu đã nhận được quyền sở
hữu về hàng nhập và đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán với người bán. Tuy nhiên
thời điểm này còn phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và điều kiện vận chuyển.
- Nếu vận chuyển bằng đường biển thì thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu tính từ ngày hải
quan ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
- Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩu tính từ
ngày hàng hóa được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta có xác nhận của hải quan sân
bay.
- Nếu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ thì thời điểm ghi nhận hàng nhập khẩulà thời điểm hàng
được chuyển đến cửa khẩu có xác nhận của hải quan cửa khẩu.
c. Giá gốc hàng hoá nhập khẩu:
- Nếu hàng nhập khẩu thuộc đối tượng tính thuế GTGT, doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ:
Trị giá mua thực tế Trị giá phải thanh toán Thuế nhập Chi phí trực tiếp phát
= + +
của hàng nhập khẩu cho người xuất khẩu khẩu sinh trong nhập khẩu
Trị giá phải thanh toán Trị giá ghi trên hoá Tỷ giá mua
= x
cho người xuất khẩu đơn thương mại ngoại tệ
Trong đó:
+ Thuế nhập khẩu: Được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và biểu thuế suất quy định cho
từng mặt hàng, ngành hàng, trị giá tính thuế được quy đổi ra tiền ngân hàng Việt Nam theo trị
giá thực tế trên cơ sở giá CIF, nhưng trong từng khung thuế quy định.
Thuế nhập khẩu Số lượng hàng hoá nhập khẩu Giá tính thuế của từng Thuế
= x x
phải nộp ghi trên tờ khai hải quan mặt hàng nhập khẩu suất
+ Chi phí phát sinh trong nhập khẩu : Lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi
L/C, phí thuê kho bến bãi, lưu kho,... Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB: phí vận tải ngoài
nước, phí bảo hiểm. Đối với hàng nhập khẩu uỷ thác: hoa hồng trả cho bên uỷ thác nhập
khẩu...
- Nếu hàng nhập khẩu thuộc đối tượng tính thuế GTGT, doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoặc không thuộc đối tượng tính thuế GTGT hoặc hàng hoá nhập khẩu
dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hoá phúc lợi,… được trang trả bằng các nguồn kinh
phí khác:
Trị giá mua thực Trị giá phải thanh Thuế Chi phí trực tiếp Thuế GTGT
tế của hàng nhập = toán cho người + nhập + phát sinh trong + của hàng nhập
khẩu xuất khẩu khẩu nhập khẩu khẩu
Trong đó:
Thuế GTGT của hàng nhập Trị giá hàng hoá nhập Thuế nhập Thuế suất thuế
= + x
khẩu phải nộp khẩu theo giá CIF khẩu GTGT
- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trị giá
hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả số thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB của hàng nhập Trị giá hàng hoá nhập Thuế nhập Thuế suất thuế
= + x
khẩu phải nộp khẩu theo giá CIF khẩu TTĐB
- Chứng từ nhập khẩu hàng hoá:
+ Hoá đơn thương mại
+ Vận tải đơn
+ Chứng từ bảo hiểm
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
+ Tờ khai hải quan
+ Biên lai thu thuế
+ Phiếu nhập kho
+ Các chứng từ thanh toán khác
d. Kế toán hàng hoá mua nhập khẩu
d1. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp
(1) Khi đơn vị nhập khẩu viết giấy xin mở L/C gửi đến ngân hàng thì đồng thời viết 2 uỷ
nhiệm chi: 1 trả thủ tục phí mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C. Lúc này tiền ký quỹ đã bị phong toả
và không được hưởng lãi. Số tiền ký quỹ do ngân hàng quy ước tuỳ theo sự tín nhiệm của
doanh nghiệp đối với ngân hàng. Số tiền ký quỹ có thể là 30% hoặc 100% trị giá lô hàng nhập
khẩu. Kế toán căn cứ vào số tiền ký quỹ, ghi:
- Nếu tỷ giá thực tế ngày ký quỹ > tỷ giá ghi sổ (Tỷ giá chi ngoại tệ), kế toán ghi:
Nợ TK 144: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày ký quỹ
Có TK 1112, 1122: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 515: Chênh lệch Lãi tỷ giá
- Nếu tỷ giá thực tế ngày ký quỹ < tỷ giá ghi sổ (Tỷ giá thực tế chi ngoại tệ), kế toán ghi:
Nợ TK 144: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày ký quỹ
Nợ TK 635: Chênh lệch Lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá ghi sổ
Đồng thời ghi: Có 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ.
(2) Nếu đơn vị nhập khẩu không có ngoại tệ chuyển khoản phải vay ngân hàng để ký quỹ
thì tiền ký quỹ vẫn bị phong toả và phải chịu lãi suất bắt đầu từ ngày vay ký quỹ:
Nợ TK 144: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá thực tế giao dịch.
Có TK 311: Số ngoại tệ quy đổi theo tỷ giá thực tế giao dịch
(3) Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và các chứng từ thanh toán (Phản ánh ngân hàng
đã trả tiền cho người xuất khẩu), kế toán ghi:
- Nếu lãi tỷ giá:
Nợ TK 151: Giá mua quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày nhập khẩu
Có TK 144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá ghi sổ (TGTT ký quỹ)
Có TK 1122: Theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 515: Chênh lệch Lãi tỷ giá
- Nếu lỗ tỷ giá:
Nợ TK 151: Giá mua quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày nhập khẩu
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá ghi sổ (TGTT ký quỹ)
Có TK 1122: Theo tỷ giá ghi sổ
(4) Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và thanh toán theo L/C trả chậm, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Giá mua quy đổi theo tỷ giá thực tế ngày nhập khẩu
Có TK 331: Số tiền phải trả người XK theo TGTT ngày NK
(5) Khi thanh toán tiền cho người xuất khẩu:
- Nếu lãi tỷ giá: TGTT thời điểm nợ > tỷ giá thực tế chi ngoại tệ
Nợ TK 331: Số tiền phải thanh toán cho người XK theo TGTT ngày
NK Có TK 1112, 1122: Số tiền thanh toán theo TG chi ngoại tệ
Có TK 515: Lãi tỷ giá
- Nếu lỗ tỷ giá: TGTT thời điểm nợ < tỷ giá thực tế chi ngoại tệ
Nợ TK 331: Số tiền phải thanh toán cho người XK theo TGTT ngày
NK Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Số tiền thanh toán theo TG chi ngoại tệ
Đồng thời ghi: Có TK 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ.
(6) Căn cứ vào biên lai tính thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 151:
Có TK 3333:
(7) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu kế toán ghi:
- Hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu
- Hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng tính thuế GTGT, thuế GTGT của hàng nhập khẩu được tính vào trị giá hàng
hoá nhập khẩu:
Nợ TK 151: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
(8) Hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp,
ghi:
Nợ TK 151
Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp
(9) Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của hàng nhập khẩu, ghi :
Nợ TK 3333, 3332, 33312
Có TK 1111, 1121
(10) Các khoản chi phí trong khâu nhập khẩu:
- Nếu chi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 151: Chi phí tính theo TGTT
Nợ TK 635: Chênh lệch (TGGS > TGTT)
Có TK 1112, 1122: Theo TGGS
Có TK 515: Chênh lệch (TGTT > TGGS)
Đồng thời ghi: Có TK 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ
- Nếu chi bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 151: Chi phí theo giá chưa bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT của chi phí.
Có TK 1111, 1121: Chi phí bao gồm cả thuế GTGT
(11) Khi hàng nhập khẩu chuyển về nhập kho:
Nợ TK 156 (1): Giá thực tế của hàng nhập kho
Có TK 151: Theo giá thực tế
(12) Chi phí thuê ngoài bốc dỡ, vận chuyển hàng từ cảng về doanh nghiệp:
Nợ TK 156(2)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(13) Nếu hàng nhập khẩu chuyển bán thẳng hoặc bán trực tiếp ngay tại cảng:
Nợ TK 157: Giá thực tế của hàng chuyển bán
Nợ TK 632: Giá thực tế của hàng bán trực tiếp
Có TK 151: Theo giá thực tế
D2.. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
* Nội dung hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác:
Để thực hiện việc nhập khẩu uỷ thác phải thực hiện 2 hợp đồng:
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: được ký kết giữa người giao nhập khẩu và người nhận nhập
khẩu trong đó có quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia
hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước.
- Hợp đồng mua bán ngoại thương: được thực hiện giữa bên nhận nhập khẩu và bên nước
ngoài trong đó có điều khoản quy định về nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng này chịu sự điều
chỉnh của của luật kinh doanh trong nước, luật của nước xuất khẩu, luật buôn bán quốc tế.
Bên giao nhập khẩu:
+ Căn cứ giấy phép nhập khẩu và cấp vốn để nhập khẩu
+ Quản lý số vốn chuyển đi nhập khẩu và chịu sự điều chỉnh của luật thuế xuất nhập khẩu
+ Tổ chức nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận nhập và báo hàng đã về đến cảng.
+ Phải trả hoa hồng uỷ thác nhập khẩu đã quy định trong điều khoản hợp đồng.
Bên nhận nhập uỷ thác:
+ Đứng ra ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Nhận tiền của bên giao nhập khẩu để thanh toán với người xuất khẩu. Khi nhận tiền của
bên giao uỷ thác kế toán phản ánh số tiền đã nhận theo tỷ giá thực tế ngày nhận tiền và tỷ
giá này được sử dụng để ghi sổ trong suốt quá trình hạch toán
+ Đứng ra nhập khẩu hàng hoá, thanh toán và tham gia các khiếu nại tranh chấp nếu xảy
ra
+ Trả tiền chi phí nếu trong điều khoản hợp đồng quy định người nhập khẩu phải chịu.
+ Nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của hàng nhập khẩu
+ Được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ % quy định trong điều khoản hợp đồng uỷ thác.
* Phương pháp kế toán:
- Kế toán ở bên nhận uỷ thác nhập khẩu.
(1) Khi nhận tiền của bên giao uỷ thác, số tiền đã nhận ghi theo tỷ giá thực tế ngày nhận:
Nợ TK 1112,1122 - Theo tỷ giá thực tế ngày nhận tiền
Có TK 131 (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Theo TGTT ngày nhận tiền
Đồng thời ghi: Nợ TK 007
(2) Khi chuyển tiền ký quỹ mở L/C kế toán ghi:
Nợ TK 144: Theo tỷ giá thực tế ngày ký quỹ
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Theo tỷ giá thực tế ghi sổ
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ chuyển đi ký quỹ : Có TK 007
(3) Khi xác định hàng hoá đã nhập khẩu và thanh toán ngay cho người xuất khẩu, căn cứ
vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Trị giá mua của hàng nhập khẩu - Theo TGTT ngày nhập khẩu
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 1122, 144 : Số tiền phải trả người XK- Theo TGTTGS
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ : Có TK 007
(4) Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và thanh toán theo L/C trả chậm, kế toán ghi:
Nợ TK 151: Trị giá hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế ngày nhập khẩu
Có TK 331: (Chi tiết từng người xuất khẩu): Theo TGTT ngày nhập
khẩu
(5) Khi thanh toán tiền cho người xuất khẩu:
Nợ TK 331(Chi tiết theo từng người xuất khẩu ): Theo tỷ giá ngày nhập khẩu
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Số tiền thanh toán theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Đồng thời ghi: Có TK 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ.
(6) Trường hợp nhận hàng của người xuất khẩu không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn
vị giao uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 131(Chi tiết bên giao uỷ thác): Theo tỷ giá thực tế ngày nhận tiền
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 331 (Chi tiết từng người xuất khẩu ): Theo TGTT ngày nhập
khẩu
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
(7) Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có) phải nộp
hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu
Nợ TK 151: Tính vào trị giá hàng nhập khẩu
Có TK 333(33312,3332,3333)
(8) Khi nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu uỷ thác:
Nợ TK 333(33312,3332,3333)
Có TK 111, 112
(9) Nếu nhập kho hàng hóa nhận nhập khẩu ủy thác:
Nợ TK 156
Có TK 151
(9) Khi bàn giao hàng hoá, bộ chứng từ hàng nhập khẩu, chứng từ thuế cho bên uỷ thác, ghi:
Nợ TK 131( Chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Theo TGTT ngày nhận tiền
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 151, 156: Trị giá hàng hoá, thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
(10) Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu, đơn vị uỷ
thác nhập khẩu tự nộp các khoản thuế, số tiền đơn vị uỷ thác nhập khẩu đã nộp vào NSNN,
ghi:
Nợ TK 3331, 3332, 3333
Có TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu).
(11) Phản ánh hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số hoa hồng uỷ thác (Bao gồm cả thuế GTGT )
Có TK 5113: Hoa hồng uỷ thác
Có TK 333(3331) : Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác
(12) Các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu bên giao uỷ thác chịu, kế toán ghi:
Nợ TK 131( Chi tiết đơn vị giao uỷ thác )
Có TK 1111, 1121
(13) Trường hợp các khoản chi phí hợp đồng quy định do bên nhận uỷ thác chịu :
Nợ TK 641: Chi phí chưa có thuế
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có )
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
(14) Khi đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu thanh toán hoa hồng uỷ thác, các khoản chi phí chi
hộ, tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131(Chi tiết đơn vị giao uỷ thác )
- Kế toán đối với bên giao uỷ thác nhập khẩu
(1) Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá:
- Nếu doanh nghiệp mua ngoại tệ hoặc vay để giao cho bên uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác ): Theo tỷ giá thực tế ngày giao tiền
Có TK 1111, 1121, 311 Theo tỷ giá thực tế ngày giao tiền
- Nếu doanh nghiệp chuyển tiền ngoại tệ giao cho bên uỷ thác, kế toán ghi:
+ Nếu lãi tỷ giá: TGTT ngày chuyển tiền > tỷ giá thực tế chi ngoại tệ
Nợ TK 331(Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác ): Theo TGTT ngày chuyển tiền
Có TK 1112, 1122: Theo TGGS (tỷ giá chi ngoại tệ)
Có TK 515: Lãi tỷ giá
+ Nếu lỗ tỷ giá: TGTT ngày chuyển tiền < tỷ giá thực tế chi ngoại tệ
Nợ TK 331(Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác ): Theo TGTT ngày chuyển tiền
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Theo TGGS (Tỷ giá chi ngoại tệ)
Đồng thời ghi: Có TK 007: Số ngoại tệ theo nguyên tệ
(2) Khi đơn vị nhận uỷ thác hoàn thành việc nhập khẩu, kế toán ghi các bút toán sau:
(a) Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu uỷ thác (theo hoá đơn thương mại), căn cứ vào hoá đơn
xuất trả hàng của bên nhận uỷ thác và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi :
Nợ TK 151, 1561, 157, 632: Trị giá hàng nhập khẩu theo TGTT ngày nhận
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác): Theo TGTT ngày giao tiền
Có TK 515: ãi tỷ giá
(b) Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu :
Nợ TK 151, 156, 157, 632: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
(c) Thuế GTGT của hàng nhập khẩu kế toán ghi:
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào SXKD chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ
Có TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng tính thuế GTGT, thuế GTGT của hàng
nhập khẩu được tính vào trị giá hàng hoá nhập khẩu:
Nợ TK 151, 156, 157, 632: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Có TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác)
- Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế, nhưng đơn vị giao uỷ thác trực
tiếp nộp các khoản thuế vào NSNN, thì giá trị hàng nhập khẩu vẫn ghi như trên (Bao gồm trị
giá hàng nhập khẩu theo TGTT ngày nhập, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT
của hàng nhập khẩu. Nhưng khi nộp thuế vào NSNN), ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112
(d) Hoa hồng uỷ thác phải trả theo hoá đơn GTGT do bên nhận uỷ thác chuyển giao, ghi:
Nợ TK 151, 156, 157, 632: Hoa hồng uỷ thác chưa thuế GTGT
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT tính trên hoa hồng
Có TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
(e) Đối với các khoản chi phí được bên nhận uỷ thác chi hộ ( chi giám định, bốc xếp , vận
chuyển, bàn giao) nếu trong hợp đồng quy định bên giao uỷ thác nhập khẩu chịu , số được chi
hộ phải trả cho bên nhận uỷ thác ghi:
Nợ TK 151, 156, 157, 632: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133(1331) : Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của chi phí
Có TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
(f) Khi chuyển tiền thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác, các khoản chi phí chi hộ cho bên nhận
uỷ thác, tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT của hàng nhập khẩu nhờ bên
nhận uỷ thác nộp hộ vào ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 111, 112,311
(g) Trường hợp bên nhận uỷ thác chuyển trả hàng uỷ thác nhập khẩu chưa nộp thuế GTGT:
- Khi nhận hàng, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của đơn vị nhận uỷ thác
nhập khẩu, phản ánh giá trị hàng nhập khẩu ủy thác theo giá có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 151, 156 (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế phải nộp)
Có TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu)
- Khi nhận hóa đơn GTGT hàng uỷ thác nhập khẩu của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế
toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 151, 156 - Hàng hóa uỷ thác nhập khẩu còn tồn kho,
Có TK 632 - Hàng hóa uỷ thác nhập khẩu đã xuất bán
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu
a. Phương thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: Đơn vị tham gia xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với
nước ngoài, trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng với người mua
- Xuất khẩu uỷ thác: Đơn vị tham gia xuất khẩu không trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng
xuất khẩu với nước ngoài mà thực hiện thông qua một đơn vị xuất nhập khẩu khác.
b.Thời điểm xác định hàng xuất khẩu: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá
tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ
hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu.
Tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hoá và phương tiện vận chuyển mà xác định thời
điểm hàng xuất khẩu là khác nhau. Trường hợp xuất khẩu theo điều kiện FOB:
+ Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển được xác định là xuất khẩu từ thời điểm thuyền
trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng
+ Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ được xác định là xuất khẩu kể từ ngày
hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
+ Nếu vận chuyển bằng đường hàng không được xác định là xuất khẩu khi cơ trưởng máy
bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan.
+ Hàng đưa đi hội chợ triển lãm xác định xuất khẩu khi đã bán và thu ngoại tệ.
c. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
c1. Chứng từ kế toán sử dụng
+ Hoá đơn thương mại
+ Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
+ Phiếu xuất kho
+ Các chứng từ khác
C2. Tài khoản kế toán sử dụng:
- Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán: Dùng để phản ánh trị giá hàng gửi đi xuất khẩu.
- Tài khoản 156 - Hàng hoá: Phản ánh trị giá hàng xuất kho chuyển đi xuất khẩu
- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng: Phản ánh công nợ phải thu người nhập khẩu
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng: Dùng để ghi chép, phản ánh doanh thu hàng xuất
khẩu. Tài khoản 511 có thể mở chi tiết cho từng loại doanh thu theo từng thị trường như:
Đông Âu, Bắc Âu…, hoặc theo phương thức xuất khẩu như: Doanh thu xuất khẩu trực tiếp,
doanh thu xuất khẩu uỷ thác, doanh thu dịch vụ xuất khẩu…
- Ngoài ra kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn sử dụng các tài khoản: 111, 112, 333…
C 3 . Phương pháp hach toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp:
(1) Khi mua hàng để chuyển đi xuất khẩu:
Nợ TK 156: Trị giá thực tế hàng mua chờ xuất khẩu
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
(2) Nếu phát sinh chi phí để chế biến, bao gói, tăng kiểu dáng hàng hoá xuất khẩu:
Nợ TK 154: Tập hợp chi phí gia công chế biến
Có TK 111,112,331 : Chi phí bằng tiền
Có TK 152,153,156 : Trị giá thực tế hànghoá, vật liệu gia công xuất
khẩu
(3) Khi nhập kho hàng gia công chế biến chờ xuất khẩu
Nợ TK 156: Trị giá thực tế hàng gia công xuất khẩu
Có TK 154 : Giá thành thực tế hàng gia công xuất khẩu
(4) Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu
Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu
Có TK 156: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu
(5) Chi phí phát sinh trong quá trình gửi hàng đi xuất khẩu:
- Chi phí bằng ngoại tệ (Phí bảo hiểm, phí vận tải - Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF)
Nợ TK 641: Chi phí theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 635 : Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Theo tỷ giá ghi sổ (Tỷ giá chi ngoại tệ)
Đồng thời ghi: Có TK 007: Số nguyên tệ
- Chi phí bằng tiền Việt Nam (Phí lưu kho lưu bãi, phí hải quan)
Nợ TK 641: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí
Có TK 1111, 1121: Tổng giá thanh toán
(6) Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xác định là xuất khẩu, bên nhập khẩu
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 1122, 131: Theo tỷ giá thực tế ngày xuất khẩu
Có TK 511
Đồng thời nếu đã thu ngoại tệ, ghi: Nợ TK 007: Số nguyên tệ
(7) Kết chuyển giá thực tế của hàng xuất khẩu:
Nợ TK 632:
Có TK 157 :
(8) Khi người nhập khẩu trả tiền kế toán ghi:
Nợ TK 1112, 1122: Theo TGTT ngày thu tiền
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Có TK 131: Theo TGTT ngày nhận nợ
Đồng thời ghi: Nợ TK 007: Số nguyên tệ
(9) Xác định thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511
Có TK 3333
Khi nộp thuế:
Nợ TK 3333
Có TK 111,112
(10) Hoạt động xuất khẩu là hoạt động thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng thuế suất
0% do vậy cuối kỳ kinh doanh kế toán kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu để xin
hoàn lại. Khi nhận được thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 133
Các bút toán cuối kỳ tương tự phần kế toán bán hàng trong nước
* Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác
- Kế toán bên giao uỷ thác xuất khẩu:
Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác sử dụng các tài khoản:
+ TK 131 (Chi tiết bên nhận uỷ thác): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên giao uỷ thác
với bên nhận uỷ thác về tiền hàng xuất khẩu
+ TK 3388 (Chi tiết bên nhận uỷ thác): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên giao uỷ thác
với bên nhận uỷ thác về thuế xuất khẩu, thuế TTĐB của hàng xuất khẩu, hoa hồng và các
khoản chi phí chi hộ
+ Ngoài ra còn sử dụng các TK 511, 157, 632, 111,112, 007…
(1) Khi chuyển giao hàng cho bên nhận uỷ thác, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng giao:
Nợ TK 157: Trị giá mua hàng chuyển giao
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (hàng mua chuyển
thẳng)
Có TK 156 : Xuất kho hàng hoá chuyển giao
Có TK 151: Hàng mua đi đường kỳ trước chuyển giao
Có TK 331, 111, 112: Hàng mua chuyển thẳng
(2) Khi nhận thông báo của bên nhận uỷ thác số hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu, kế toán
ghi:
(a) Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu :
Nợ TK 131(Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác ): Theo TGTT ngày XK
Có TK 511: Doanh thu xuất khẩu tính theo tỷ giá thực tế ngày XK
(b) Phản ánh trị giá mua của hàng đã xuất khẩu :
Nợ TK 632:
Có TK 157
(3) Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, bên nhận uỷ thác nộp hộ,
ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 3332, 3333.
(4) Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc, ghi:
Nợ TK 3332, 3333
Có TK 3388 - (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
(5) Khi trả tiền nộp hộ các loại thuế cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 338 - (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
(6) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu).
(7) Hoa hồng uỷ thác xuất khẩu phải trả, căn cứ vào hoá đơn GTGT do bên nhận uỷ thác
chuyển giao nếu trả hoa hồng bằng tiền Việt nam, ghi:
Nợ TK 641: Hoa hồng uỷ thác chưa bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT tính trên hoa hồng ủy thác
Có TK 338 (3388). (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
(8) Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338 (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 131 - (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu).
(9) Khi nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu còn lại sau khi đã trừ hoa hồng uỷ thác xuất
khẩu và các khoản do đơn vị nhận uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111 (1112),112(1122): Số tiền thực tế nhận - Theo TGTT ngày thu
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá
Có TK 131 (Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Theo TGTT ngày
XK
Có TK 515: Lãi tỷ giá
Đồng thời ghi : Nợ TK 007
- Đối với bên nhận xuất khẩu uỷ thác:
Kế toán nghiệp vụ nhận xuất khẩu uỷ thác sử dụng các tài khoản:
+ TK 131 (Chi tiết theo từng người nhập khẩu): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên
nhận uỷ thác với người nhập khẩu về tiền hàng xuất khẩu uỷ thác
+ TK 331 (Chi tiết bên giao uỷ thác): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên nhận uỷ thác
với bên giao uỷ thác về tiền hàng xuất khẩu
+ TK 131 (Chi tiết bên giao uỷ thác): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên nhận uỷ thác
với bên giao uỷ thác về hoa hồng uỷ thác
+ TK 1388 (Chi tiết bên giao uỷ thác): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên nhận uỷ thác
với bên giao uỷ thác về các khoản chi phí chi hộ
+ TK 3388 (Chi tiết các khoản nộp ngân sách): Phản ánh tình hình thanh toán giữa bên nhận
uỷ thác với ngân sách về thuế xuất khẩu, thuế TTĐB của hàng xuất khẩu nộp hộ
+ Ngoài ra còn sử dụng các TK5113, 3331, 131, 111,112, 007, 003
(1) Khi nhận hàng của đơn vị giao uỷ thác, kế toán ghi:
Nợ 003: Trị giá hàng hoá xuất khẩu
Trường hợp đơn vị giao uỷ thác giao thẳng hàng xuống cho người vận tải thì kế toán không
phải theo dõi chỉ tiêu hàng hoá (Trừ trường hợp xuất khẩu theo điều kiện CIF)
(2) Khi hoàn thành việc xuất khẩu căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:
(a) Phản ánh số tiền hàng xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 1112, 1122: Số tiền hàng xuất khẩu theo TGTT ngày xuất khẩu
Nợ TK 131 (Chi tiết người nhập khẩu): Số tiền hàng xuất khẩu phải thu người nhập
khẩu
Có TK 331 (Chi tiết đơn vị giao uỷ thác): Tổng số tiền hàng phải trả XK cho
bên uỷ thác xuất khẩu theo tỷ giá thực tế ngày xuất
khẩu
(b) Đồng thời phản ánh trị giá số hàng đã xuất khẩu, kế toán ghi :
Có TK 003: Trị giá hàng hoá xuất khẩu
(3) Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu từ người nhập khẩu, ghi:
Nợ TK1112, 1122 - Theo tỷ giá thực tế ngày thu tiền
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá
Có TK 131 (Chi tiết người nhập khẩu)- Theo tỷ giá thực tế ngày xuất khẩu
Có TK 515: Lãi tỷ giá
Đồng thời ghi : Nợ TK 007
(4) Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 338 (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN)
(5) Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị ủy thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 338 (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN)
Có TK 111, 112.
(6) Căn cứ vào hợp đồng uỷ thác phản ánh hoa hồng xuất khẩu được hưởng, ghi:
Nợ TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
(7) Đối với các khoản chi phí chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu (Phí ngân hàng, phí giám
định hải quan, chi vận chuyển bốc xếp hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 1388 (Chi tiết từng đơn vị uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112
(8) Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ các khoản chi phí chi hộ, hoa hồng, thuế
xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất khẩu nộp hộ, căn cứ vào chứng từ, ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 131 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) - Hoa
hồng
Có TK 1388 (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) - Chi phí
(9) Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ hoa
hồng uỷ thác xuất khẩu, các khoản chi phí chi hộ, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của
hàng xuất khẩu nộp hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 331 (Chi tiết bên giao uỷ thác xuất khẩu) - Theo tỷ giá thực tế ngày xuất khẩu
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá
Có TK 1112, 1122 - Theo tỷ giá thực tế ghi sổ
Có TK 515: Lãi tỷ giá
Đồng thời ghi : Nợ TK 007

Hệ thống bài tập về hạch toán Thuế Xuất nhập khẩu


Bài 1
Tại công ty xuất nhập khẩu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp KKTX có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5 năm N như sau: (ĐV:
1.000đ)
I. Số dư đầu tháng của một số TK
- TK111: 560.000 Chi tiết: + TK111(1): 200.000
+ TK111(2): 360.000
- TK112(2): 720.000
- TK007 (Tiền mặt): 20.000 USD
- TK007 (TGNH): 40.000 USD
Các TK khác có số dư hợp lý
II.Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 3/5 công ty viết uỷ nhiệm chi chuyển tiền từ TK của đơn vị để ký quỹ mở LC số tiền
30.000 USD đã làm thủ tục xong để nhập khẩu hàng, người được hưởng lợi là một công ty B
ở nước ngoài, tỷ giá tại thời điểm ký quỹ 1USD = 18,1
2. Ngày 13/5, lô hàng đã nhập khẩu được cập cảng. Công ty đã đăng ký tờ khai hải quan cho
lô hàng mua của công ty B, giá tính thuế của lô hàng là 30.000 USD, thuế suất thuế nhập
khẩu 20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 15%, thuế suất GTGT 10%. Tỷ giá trong ngày
18,3.
3. Ngày 19/5 công ty đã nhận được thông báo của ngân hàng về việc thanh toán cho công ty B
theo LC 30.000 USD. Phí thanh toán theo hoá đơn do ngân hàng phát hành có cả thuế GTGT
10% là 3.300, công ty đã thanh toán cho ngân hàng bằng chuyển khoản.
4. Ngày 22/5 công ty đã nộp các khoản thuế của lô hàng nhập khẩu bằng chuyển khoản VND.
5. Ngày 23/5 công ty đã tiến hành nhập kho lô hàng nhập khẩu trên. Chi phí vận chuyển bốc
dỡ lô hàng trên về đến đơn vị phát sinh bằng tiền mặt 2.000
6. Ngày 25/5 công ty đã bán lô hàng nhập khẩu cho khách hàng Y, khách hàng Y chấp nhận
thanh toán với giá chưa thuế 80.000 USD thuế suất GTGT 10%, tỷ giá thực tế trong ngày
18,5.
7. Ngày 30/5 khách hàng Y đã thanh toán toàn bộ số tiền hàng trên cho công ty bằng chuyển
khoản, đơn vị đã nhận được giấy báo có của ngân hàng. Tỷ giá thực tế trong ngày 18,4.
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên
2. Ghi sổ chi tiết TK156.
Cho biết: Tỷ giá xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng tính theo phương pháp nhập
trước xuất trước
BÀI SỐ 2
Tại công ty xuất nhập khẩu Y trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:(ĐV:1.000đ)
1. Ngày 1/5 chuyển tiền gửi ngân hàng 60.000 USD tỷ giá ghi trên sổ tiền gửi 18,2 để ký quỹ
mở LC nhập khẩu một lô hàng trị giá CIF/Hải Phòng là 100.000 USD, tỷ giá thực tế là 18,0.
2. Ngày 7/5 lô hàng nhập khẩu theo LC đã về đến cảng. Đơn vị đã làm thủ tục tiếp nhận
hàng. Thuế nhập khẩu phải nộp 30%, thuế GTGT 10%. Ngân hàng đã chuyển tiền từ TK
mở LC để thanh toán, số tiền còn lại đơn vị đã trả bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng. Tỷ giá
thực tế 18,5. Số hàng trên đơn vị đã xử lý như sau:
- Bán tại cảng cho một đơn vị A 1/2 số hàng trên giá bán chưa thuế GTGT 1.600.000 thuế
GTGT 10%. Đơn vị A đã thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng 1.000.0000
- Số còn lại gửi cho đơn vị nhận làm đại lý (công ty B) theo giá giao đại lý chưa thuế
1.500.000, thuế suất GTGT 10%. Hoa hồng đại lý 2%, thuế GTGT của dịch vụ đại lý 10%.
3. Ngày 10/5 nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền chuyển vào TK tiền gửi ngân
hàng:
- Đơn vị A thanh toán toàn bộ số tiền hàng còn nợ, chiết khấu thanh toán đơn vị A được
hưởng là 2%
- Công ty B đã thanh toán toàn bộ số tiền hàng sau khi đã trừ đi khoản hoa hồng được
hưởng.
4. Ngày 11/5 đơn vị nhận nhập khẩu uỷ thác 1 lô hàng theo giá CIF 50.000 USD. Phí uỷ thác
2% giá CIF, thuế GTGT dịch vụ uỷ thác 10%. Đơn vị đã nhận tiền của công ty C (là đơn vị
giao uỷ thác) 50.000 USD chuyển vào TK tiền gửi ngân hàng. Tỷ giá thực tế 18,2
- Ngày 13/5 chuyển tiền gửi ngân hàng 50.000 USD vào ngân hàng ngoại thương để mở LC.
Tỷ giá thực tế 18,2, tỷ giá ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng 18,1.
- Ngày 15/5 làm thủ tục tiếp nhận hàng và thanh toán cho người bán theo LC, lệ phí thanh
toán 100 USD bằng TGNH ngoại tệ số lệ phí này đơn vị phải chịu, tỷ giá ghi sổ kế toán tiền
gửi 18,2. Thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho công ty C: 50%, thuế GTGT: 10%, đơn vị đã nộp
bằng tiền gửi VND. Đơn vị đã bàn giao số hàng trên cho công ty C và đã nhận tiền hoa hồng
bằng ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt, tỷ giá thực tế 18,0. Chi phí nhập khẩu chi hộ cho công ty C
là 5.000 bằng tiền mặt
5. Ngày 16/5 xuất quỹ tiền mặt 400.000 USD ký quỹ tại ngân hàng ngoại thương để mở LC,
người được hưởng lợi là một công ty ở Osaka, trị giá hàng nhập khẩu theo giá FOB/Osaka là
650.000 USD (Tỷ giá ghi sổ quỹ tiền mặt 18,5; tỷ giá thực tế: 18,3)
- Ngày 19/5, hàng đã về nhập khẩu đơn vị đã làm thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu phải nộp
50%, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển về đến cảng Hải phòng 15.000 USD, chi phí bảo
hiểm 5% giá trị FOB. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm đã trả TGNH (USD). Toàn bộ số tiền
thuế GTGT, nhập khẩu đơn vị đã nộp bằng TGNH (VND). Hàng đã nhập kho đủ, chi phí
vận chuyển về đến kho 2.200 đơn vị đã chi bằng tiền mặt. (Tỷ giá thực tế 18,1; tỷ giá ghi sổ
tiền gửi ngân hàng 18,2)
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên, đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Tự bổ sung tài liệu hợp lý và định khoản tại công ty C trong nghiệp vụ 4.
BÀI SỐ 3
Có tài liệu về hợp đồng nhận nhập khẩu ủy thác giữa 2 công ty thương mại X và Y hạch toán hàng
tồn kho theo PP KKTX, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ trong kỳ như sau: (1.000 đ)
1. Ngày 2/10, công ty X chuyển tiền qua ngân hàng ngoại thương 100.000 USD cho công ty Y
để nhập khẩu ủy thác một lô hàng theo giá CIF/Hải phòng 100.000 USD. Tỷ giá thực tế: 18,1,
tỷ giá ghi sổ của ngoại tệ TGNH tại công ty X là 17,9.
2. Ngày 6/10, hàng đã về đến cảng Hải Phòng, công ty Y đã hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu
hàng hóa. Tiền hàng đã trả cho người xuất khẩu bằng chuyển khoản (USD). Tỷ giá ghi sổ của
ngoại tệ TGNH tại công ty Y là 17,8. Thuế suất thuế nhập khẩu 15%, thuế suất thuế GTGT
10% đã nộp cho công ty X bằng chuyển khoản VND. Số hàng nhập khẩu đã chuyển giao cho
công ty X, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa công ty Y đã chi hộ công ty X bằng tiền mặt
theo giá có thuế GTGT 10% 14.300. Tỷ giá thực tế 17,95.
3. Ngày 8/10, công ty X kiểm nhận nhập kho đủ hàng hóa và chuyển khoản VND thanh toán
hoa hồng nhập khẩu ủy thác theo tỷ lệ 1,5% tính trên giá CIF (Thuế GTGT hoa hồng ủy
thác 10%) và tiền chi hộ cho công ty Y. Tỷ giá thực tế 17,9.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại công ty Y.
2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại công ty X
BÀI SỐ 4
Tại công ty XNK Q hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ trong kỳ có tài liệu sau: (1.000 đ)
1. Ngày 5/4: Mua một lô hàng theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 900.000 thanh toán 50%
bằng chuyển khoản. Hàng đã nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt theo giá có
thuế GTGT 10% 2.200
2. Ngày 7/4: Xuất kho một số hàng mua ngày 5/4 trị giá 750.000 chuyển đi xuất khẩu theo giá
FOB/Quảng Ninh 50.000 USD.
3. Ngày 9/4: Hoàn thành thủ tục xuất khẩu lô hàng ngày 7/4. Chi phí kiểm định hàng xuất
khẩu chi bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT 5% 10.500. Thuế suất thuế xuất khẩu 10%.
Bên nhập khẩu đã trả tiền vào tài khoản TGNH (USD) 30.000 USD, số còn lại nợ. Tỷ giá thực
tế 18,1.
4. Ngày 15/4: Xuất kho gửi đi xuất khẩu một lô hàng theo giá FOB/Hải Phòng 40.000 USD,
trị giá mua của hàng xuất kho 500.000.
5. Ngày 17/4: Hoàn thành việc xuất khẩu lô hàng chuyển đi ngày 15/4, thuế xuất khẩu phải
nộp theo thuế suất 5%, đơn vị đã nộp bằng tiền mặt (VND). Tỷ giá thực tế 18,0. Bên nhập
khẩu chấp nhận thanh toán.
6. Ngày 20/4: Mua một lô hàng theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 1.200.000 đã thanh toán
bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng trên giá chưa có thuế
GTGT, số hàng trên được xử lý như sau:
- Chuyển thẳng đi xuất khẩu ½ số hàng theo giá FOB/Hải Phòng 50.000 USD. Chi phí vận
chuyển hàng đi xuất khẩu DN chịu và đã trả bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT 10%
11.000.
- Nhập kho ½ số hàng còn lại.
7. Ngày 22/4: Hoàn thành thủ tục xuất khẩu lô hàng ngày 20/4, thuế xuất khẩu phải nộp
10%, người mua đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. Tỷ giá thực tế 18,2.
8. Ngày 25/4: Nhận được giấy báo có về số tiền đơn vị nhập khẩu ở nghiệp vụ 5 đã thanh toán
40.000 USD, tỷ giá thực tế 18,0.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan.
BÀI SỐ 5
Có tài liệu tại công ty xuất nhập khẩu như sau
(ĐV: 1.000đ)
1. Ngày 1/3 xuất kho một lô hàng trị giá vốn 150.000 để mang đi xuất khẩu trị giá CIF là
35.000 USD. Chi phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển đã chi 2.000 USD bằng tiền vay ngắn
hạn. Chi phí bốc xếp và các khoản chi trong nước bao gồm cả thuế GTGT 10% 27.500 chi
bằng tiền gửi ngân hàng. Tỷ giá thực tế 18.2
2. Ngày 5/3 trích tiền gửi ngân hàng ngoại tệ 50.000U SD để ký quỹ mở LC nhập khẩu 1 lô
hàng từ Nhật Bản trị giá CIF 50.000 USD. Tỷ giá thực tế 18.3, tỷ giá ghi sổ kế toán tiền gửi
ngân hàng 18,0
3. Ngày 11/3 nhận được giấy báo có của ngân hàng, khách hàng đã thanh toán toàn bộ số tiền
hàng của lô hàng xuất ngày 1/3 vào TK tiền gửi ngân hàng ngoại tệ. Thuế xuất khẩu phải
nộp 10%. Tỷ giá thực tế 18,5.
4. Ngày 16/3 đơn vị đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng từ Nhật Bản. Thuế nhập khẩu phải
nộp 20%, thuế GTGT 10%. Ngân hàng đã chuyển tiền từ LC thanh toán cho người bán. Chi
phí kiểm nhận và giám định phát sinh bằng tiền mặt 12.000. Tỷ giá thực tế 18.5.
5. Ngày 19/3 lô hàng trên về đến đơn vị, đơn vị nhập kho 1/2 số hàng, số còn lại giao ngay cho
các đại lý.
6. Ngày 20/3 nhận uỷ thác xuất khẩu của công ty B một lô hàng trị giá FOB100.000 USD. Tỷ
giá thực tế: 18,3
7. Ngày 25/3 đơn vị đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu cho lô hàng của công ty B, đồng thời
cũng nhận được giấy báo có của ngân hàng thông báo bên nhập khẩu đã chuyển trả tiền
hàng, lệ phí thanh toán đơn vị phải trả ngân hàng 5.000 đã chuyển tiền gửi ngân hàng trả.
Thuế xuất khẩu phải nộp của lô hàng này 10%, đơn vị đã nộp hộ cho bên giao uỷ thác bằng
tiền mặt VND. Tỷ giá thực tế 18,6
8. Ngày 28/3 sau khi trừ đi các khoản đã chi hộ cho công ty B, và khoản hoa hồng xuất khẩu
được hưởng 2% trị giá FOB, thuế GTGT của khoản hoa hồng 10%. Đơn vị đã chuyển tiền
gửi ngân hàng VND trả cho công ty B số tiền còn lại. Tỷ giá thực tế 18,5
9. Ngày 29/3 xuất kho toàn bộ số hàng đã nhập ngày 19/3 bán cho khách giá chưa thuế
GTGT 950.000, thuế GTGT 10%, Khách hàng trả ngay bằng trả ngay bằng chuyển khoản
(Đã nhận được giấy báo có).
10. Chi phí bán hàng phát sinh bằng tiền mặt 10.000. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
bằng tiền gửi ngân hàng 12.000.
11. Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ 13.000
12. Cuối kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của đơn vị
biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên.
2. Ghi sổ nhật ký chung.
3. Giả sử ở nghiệp vụ 8, sau khi bù trừ công nợ, công ty XNK chuyển TGNH USD trả cho
công ty B, tỷ giá ghi sổ TGNH tại công ty XNK là 18,2, hãy định khoản nghiệp vụ phát sinh.
Tài liệu bổ sung:Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn
kho theo PP KKTX
BÀI SỐ 6
Tại công ty P và Q có tài liệu sau: (1.000 đ)
1. Ngày 10/11: Công ty P xuất kho giao ủy thác cho công ty Q một lô hàng để xuất khẩu, trị
giá mua của hàng xuất kho 800.000. Theo hợp đồng xuất khẩu ủy thác, trị giá xuất khẩu của
lô hàng này là 60.000 USD theo giá FOB/Hải phòng, hoa hồng ủy thác 5% tính trên giá FOB
(chưa kế thuế GTGT 10%). Tỷ giá thực tế: 18,0.
2. Ngày 15/11: Công ty Q thông báo lô hàng trên đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu, đã thu
bằng TGNH ngoại tệ, thuế xuất khẩu phải nộp theo thuế suất 5%, công ty Q đã nộp hộ công
ty P bằng tiền mặt. Công ty Q đã chuyển toàn bộ hóa đơn chứng từ về lô hàng xuất khẩu và
hóa đơn GTGT về hoa hồng ủy thác cho công ty P. Chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu công
ty Q chịu, đã chi bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT 10% 1.100. Tỷ giá thực tế 17,9.
3. Ngày 20/11: Công ty Q đã chuyển tiền hàng xuất khẩu cho công ty P sau khi trừ hoa hồng
và các khoản chi hộ. Tỷ giá thực tế: 18.2, tỷ giá ghi sổ TGNH ngoại tệ tại công ty Q: 18,1.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại công ty P và công ty Q biết cả 2 công ty đều hạch
toán hàng tồn kho theo PP KKTX, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ.
BÀI SỐ 7
Công ty M và N hạch toán hàng tồn kho theo PP KKTX, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ có tài
liệu sau: (1.000 đ)
1. Ngày 2/6: Công ty M ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu với công ty N một lô hàng hóa với giá
FOB/Quảng Ninh 30.000 USD. Hoa hồng ủy thác 8% tình trên giá FOB (chưa kế thuế GTGT
10%). Công ty M đã xuất kho hàng hóa chuyển cho công ty N theo giá thực tế xuất kho
350.000. Chi phí vận chuyển công ty M chịu đã trả bằng tiền mặt theo giá có thuế GTGT
10% 5.500.
2. Ngày 5/6, công ty N thông báo đã hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu ủy
thác của công ty M. Thuế xuất khẩu 5% công ty N đã nộp hộ công ty M bằng chuyển khoản
VND. Tỷ giá thực tế 18,2. Người mua đã thanh toán bằng chuyển khoản.
3. Ngày 10/6, công ty M nhận được tiền hàng khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản
30.000 USD từ công ty N, tỷ giá thực tế 18,1. Tỷ giá ghi sổ ngoại tệ tiền gửi tại công ty N: 18,0
4. Ngày 12/6: Công ty M nhận được biên lai nộp thuế xuất khẩu và hóa đơn GTGT hoa hồng
ủy thác của công ty N. Công ty M đã thanh toán toàn bộ cho công ty N bằng tiền mặt. Tỷ giá
thực tế 18,3.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh tại công ty M và công ty N.

You might also like