You are on page 1of 67

CHƯƠNG 2

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Nội dung

Những vấn đề chung về thuế XK,


thuế NK

Nội dung cơ bản của thuế XK, thuế NK


hiện hành của VN

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.1 Những vấn đề chung về thuế XK, thuế NK

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế XK, thuế NK

2.1.2 Vai trò của thuế XK, thuế NK

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế XK, thuế NK

a. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.
b. Đặc điểm
• Là các loại thuế gián thu.

• Gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế.

• Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự
biến động kinh tế TG, xu hướng tự do hóa thương mại,
bảo hộ mậu dịch,…

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.1.2 Vai trò của thuế XK, thuế NK

 Là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát


hoạt động xuất nhập khẩu.
 Là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến
khích đầu tư và thay đổi cơ cấu SX trong nước
 Góp phần tạo ra nguồn thu quan trọng của NSNN

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2. Nội dung cơ bản của thuế XK, thuế NK
hiện hành của VN

Tham khảo:
 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13,
ngày 06/4/2016;
 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019;
 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016: Quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế XK, thuế NK;

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2. Nội dung cơ bản của thuế XK, thuế NK
hiện hành của VN

 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015: Quy định


chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan;
 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 hướng dẫn
nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Quy định về xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa XK, NK;
 Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015: Biểu
thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2. Nội dung cơ bản của thuế XK, thuế NK
hiện hành của Việt Nam

Phạm vi áp dụng

Căn cứ và phương pháp tính thuế

Khai thuế và nộp thuế

Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế


TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
2.2. Nội dung cơ bản của thuế XK, thuế NK
hiện hành của Việt Nam

Phạm vi Căn cứ và phương


áp dụng pháp tính thuế

Kê khai Miễn thuế, giảm


và nộp thuế thuế, hoàn thuế

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.1. Phạm vi áp dụng của thuế XK, thuế NK

2.2.1.1 Đối tượng chịu thuế:


Nguyên tắc: Tất cả các hàng hóa được phép XNK qua
các cửa khẩu, biên giới mỗi QG, trừ một số trường
hợp đặc biệt tùy thuộc quy định của từng QG.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

Các loại hàng hoá 1. Được phép XNK


theo quy định 2. Thực tế XNK

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Đối tượng chịu thuế XK, thuế NK ở Việt Nam (theo
QĐ hiện hành):

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào
khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền
phân phối

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


MỘT SỐ KHÁI NIÊM
1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ VN, có ranh
giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào
cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ
quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải
quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
2. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao
gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công
nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi
hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


MỘT SỐ KHÁI NIÊM

4. Kho bảo thuế : là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa nhập
khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế.
5. Quá cảnh là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước
qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về
nước đó.
6. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải
đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu
khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài
cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Các trường hợp không thuộc đối tượng chịu
thuế XK, thuế NK

Nguyên tắc: HH đi qua cửa khẩu, biên giới, lãnh thổ Việt Nam mà
không tiêu dùng tại Việt Nam và HH không mang tính thương mại
Qui định hiện hành ở Việt Nam:
1. HH quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển
2. HH viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
3. HH XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; HH nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan;
HH chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
4. HH là phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước
khi xuất khẩu
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Tại sao không phải chịu thuế?

 Không tiêu dùng ở Việt nam


 Lý do chính trị
 Thông lệ quốc tế.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Người nộp thuế XK, thuế NK

Nguyên tắc: Chủ thể có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tài
sản thuộc đối tượng chịu thuế XK, thuế NK có nghĩa vụ phải nộp
thuế cho Nhà nước
Qui định của Việt Nam:
1.Chủ hàng hoá XK, NK

2.Tổ chức nhận uỷ thác XK, NK

3.Người xuất cảnh, nhập cảnh có HH xuất khẩu, nhập khẩu, gửi

hoặc nhận HH qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam


4.Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp
thuế
5.Một số trường hợp khác
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế
thay cho người nộp thuế gồm:

 Đại lý làm thủ tục hải quan được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế;
 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế nộp thuế thay cho người nộp thuế;
 Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
 Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà
biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người
xuất cảnh, nhập cảnh;
 Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho DN;
 Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy
định của pháp luật
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Trường hợp khác

 Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức
miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho
sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước
và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của PL.
 Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng
không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi
và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của
pháp luật .

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế

HH áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %


HH áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối
Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế

2.2.2.1 Đối với HH áp dụng phương pháp tính thuế


theo tỷ lệ %

Số lượng Giá tính thuế Thuế suất


Số thuế
hàng hóa XK XK (NK) trên thuế XK
XK (NK) = x x
(NK) tính một đơn vị (NK) của
phải nộp
thuế hàng hóa hàng hóa đó

a. Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính thuế:


số lượng của từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu
và được cơ quan hải quan xác nhận.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
b. Giá tính thuế

* Đối với hàng hóa xuất khẩu:


- Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất, không gồm I, F
- Incoterm: FOB, FCA, DAF
- Trị giá hải quan của HH XK
+ Phương pháp 1: giá bán ghi trên hợp đồng mua bán
HH hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương
+ Phương pháp 2: trị giá của hàng hóa xuất khẩu
giống hệt, tương tự

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


b. Giá tính thuế

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:


- Giá mua thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập
đầu tiên, bao gồm I, F
- Incoterm: CIF, CIP, DAF
- Trị giá hải quan của HH NK: Áp dụng tuần tự sáu
phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập
khẩu (dừng ngay ở phương pháp nào xác định
được trị giá)
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 1: Phương pháp trị giá giao dịch


- Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng
hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định
- Trường hợp áp dụng:
- Công thức xác định:

Các
Trị giá Các khoản tiền người
Giá mua trên khoản
giao dịch mua phải trả chưa tính
= hóa đơn + + điều
(trị giá vào trong giá mua trên
thương mại chỉnh
tính thuế) hóa đơn (nếu có)
(nếu có)

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

Điều kiện:
+ Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt, sử
dụng HH (hoặc có một số hạn chế nhưng không ảnh hưởng
đến giá thực thanh toán của HH đó)
+ Giá cả, hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào
những ĐK dẫn đến việc không xác định được TGTT của HH
+ Sau khi bán, chuyển nhượng, sử dụng HH NK, người
mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu
được từ việc định đoạt HH NK mang lại (không kể các khoản
phải cộng theo qui định)
+ Người mua và người bán không có MQH đặc biệt.
Nếu có thì MQH đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Phương pháp tính:
Trị giá tính thuế bao gồm các khoản:
+ Giá mua ghi trên hoá đơn: nếu giá mua trên hoá
đơn bao gồm các khoản giảm giá thì được trừ các khoản
giảm giá, với ĐK:
• Phải được lập thành văn bản trước khi xếp
hàng lên phương tiện vận chuyển
• Có chứng từ, số liệu hợp pháp

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Phương pháp tính (tiếp)
+ Các khoản tiền người mua phải trả chưa tính
vào giá mua ghi trên hoá đơn: Tiền ứng trước, tiền đặt
cọc, các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán
+ Các khoản điều chỉnh:
a. Các khoản phải cộng:
* Điều kiện: các khoản cộng phải
• Do người mua thanh toán và chưa được
tính trong giá thực tế đã trả hay sẽ phải trả
• Liên quan trực tiếp đến hàng NK

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Phương pháp tính (tiếp)
* Nội dung các khoản cộng:
- Tiền hoa hồng, phí môi giới (trừ hoa hồng mua hàng)
- Tiền bao bì được coi là đồng nhất với hàng NK
- Chi phí đóng gói hàng hoá
- Trị giá HH, DV do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm
giá cho người bán để SX và bán hàng XK đến VN
- Tiền bản quyền, phí giấy phép
- Các khoản tiền người NK phải trả từ số tiền thu được sau khi
sử dụng định đoạt hàng NK được chuyển cho người bán dưới mọi
hình thức
PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Phương pháp tính (tiếp)
* Nội dung các khoản phải cộng:
- Chi phí vận chuyển và các chi phí khác liên
quan đến việc vận chuyển hàng NK đến địa điểm NK
- Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm NK
- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm nêu trên nếu bao gồm
thuế GTGT phải nộp ở VN thì không phải cộng khoản thuế này
vào TGTT

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng

PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH


Phương pháp tính (tiếp)
b. Các khoản được trừ:
* Điều kiện: các khoản được trừ phải
• Nằm trong trị giá giao dịch
• Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp
* Nội dung các khoản được trừ:
• Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi
NK hàng hoá: lắp đặt, bảo dưỡng, tư vấn kỹ thuật…
• Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa VN
• Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở VN
• Tiền lãi phải trả liên quan đến việc mua hàng NK

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa


nhập khẩu giống hệt
- HH NK giống nhau về mọi phương diện, như: đặc điểm
vật chất; chất lượng sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm; và
được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản
xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền
- Trường hợp áp dụng:
- Điều kiện của lô hàng nhập khẩu giống hệt được lựa chọn:

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
tương tự
- HH NK tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau: Được
làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp
chế tạo; có cùng chức năng, mục đích sử dụng;...
- Trường hợp áp dụng:
- Điều kiện của lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn: tương tự
như trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 4: Phương pháp trị giá khấu trừ


- Trị giá khấu trừ là trị giá HH được xác định căn cứ vào giá bán HH
NK, HH NK giống hệt hoặc HH NK tương tự trên thị trường nội
địa Việt Nam trừ đi (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau
khi bán HH NK.
- Trường hợp áp dụng:
- Nguyên tắc xác định giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội
địa Việt Nam:
- Nguyên tắc khấu trừ:

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 5: Phương pháp trị giá tính toán


- Trị giá tính toán là trị giá của hàng hóa nhập khẩu được tính toán
dựa trên các căn cứ, cơ sở nhất định để sử dụng làm trị giá hải
quan của hàng hóa khi tính thuế nhập khẩu .
- Trường hợp áp dụng:
- Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Trị giá hải quan của HH nhập khẩu

* PP 6: Phương pháp suy luận


- Dựa trên những tài liệu, số liệu khách quan có sẵn để suy luận
ra giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu sử dụng để tính thuế
nhập khẩu.
- Trường hợp áp dụng:
- Các trị giá không được sử dụng để xác định trị giá hải quan theo
phương pháp suy luận:
* Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định
trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Một số trường hợp đặc biệt khi xác định trị giá hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

* Đối với HH XK, NK chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan, trị giá hải quan là giá tạm tính do người
khai hải quan khai báo trên cơ sở các chứng từ, tài liệu liên
quan và có sẵn tại thời điểm xác định
* Đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay
đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc
đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế:
- Hàng hóa nhập khẩu là ô tô, mô tô
- Hàng hóa nhập khẩu khác
* ....
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Giá tính thuế hàng NK - TH đặc biệt

Hàng NK được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó sử


dụng vào mục đích khác: xác định dựa trên cơ sở giá trị sử
dụng còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng và
lưu lại tại VN.
Hàng NK là hàng đi thuê, mượn: giá thực trả theo hợp đồng
đã ký với nước ngoài.
Hàng NK là hàng đưa ra nước ngoài sửa chữa: chi phí thực
trả theo hợp đồng ký với nước ngoài
Hàng bảo hành: Hàng hoá NK có hàng bảo hành theo hợp
đồng thì TGTT bao gồm cả trị giá hàng bảo hành

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Giá tính thuế hàng NK - TH đặc biệt

•Hàng khuyến mại: hàng NK có hàng khuyến mại theo hợp


đồng, TGTT được xác định:
◦ Trị giá hàng khuyến mại không quá 10% trị giá hàng NK: là trị giá
thực trả cho toàn bộ lô hàng NK.
◦ Trị giá hàng khuyến mại không tách được khỏi trị giá hàng NK
hoặc vượt quá 10% trị giá hàng NK: chuyển sang phương pháp
tiếp theo
• Hàng NK không có hợp đồng mua bán hàng hoá: trị giá thực trả do
người khai hải quan khai báo
• Hàng NK bị hư hỏng, mất mát có lý do xác đáng: Tính theo trị giá
hàng NK còn nguyên vẹn và giảm phù hợp với mức độ tổn thất.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
c. Thuế suất

Nguyên tắc xây dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
 Đơn giản, minh bạch, thuận lợi

 Phân biệt thuế suất đối với từng loại HH XK, NK và


được điều chỉnh theo yêu cầu của Nhà nước trong từng
thời kỳ
 Phân biệt thuế suất thuế NK theo từng loại HH, tài sản,

theo khu vực thị trường, theo các cam kết của Việt Nam
khi tham gia các liên kết kinh tế, thương mại (WTO,
AFTA,...) và theo các hiệp định thương mại về đối xử tối
huệ quốc mà Nhà nước đã ký kết.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Các loại thuế suất thuế NK

 Thuế suất ưu đãi:


 Thuế suất ưu đãi đặc biệt

 Thuế suất thông thường

Thuế suất thông Thuế suất


= x 150%
thường ưu đãi

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Các loại thuế suất thuế NK

 Thuế suất ưu đãi: áp dụng đ/v hàng hoá NK có xuất xứ từ nước,


nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với VN
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đ/v hàng hoá NK có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt
về thuế NK với VN theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên
minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên
giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác
 Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất
xứ từ nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử
tối huệ quốc, không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK đ/v VN
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Thuế suất

Ngoài việc chịu thuế theo thuế suất qui định trên, hàng NK
bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,
thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ nếu:
 Hàng được NK quá mức vào VN với giá bán thấp do
được bán phá giá
 Hàng đưược NK quá mức vào VN với giá thấp do được
trợ cấp của nước XK
 Hàng NK có xuất xứ từ nước có sự phân biệt đối xử đối
với hàng hoá XK của VN
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
2.2.2.2. Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp
tính thuế tuyệt đối

Áp dụng công thức:

Số thuế xuất Số lượng hàng Mức thuế tuyệt đối


khẩu (nhập = thực tế xuất khẩu x quy định trên một
khẩu) phải nộp (nhập khẩu) đơn vị hàng hóa

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.2.3. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp
dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp


đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định
là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế
tuyệt đối

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.2.4. Đối với hàng hóa nhập khẩu
áp dụng hạn ngạch thuế quan
1.Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng
thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo quy định
2.Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng
thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan
có thẩm quyền quy định.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.3. Khai thuế, nộp thuế XK, thuế NK
2.2.3.1. Khai thuế:
 Được thực hiện đồng thời với việc khai hải quan trên

tờ khai hải quan (tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu)
 Đăng ký tờ khai HQ: phương thức điện tử

+ Tờ khai hàng hóa NK


+ Tờ khai hàng hóa XK
+ Tờ khai trị giá tính thuế
 Nộp tờ khai HQ: tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục

XNK hàng hoá.


TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Thời điểm tính thuế

 Thời Điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời
điểm đăng ký tờ khai hải quan.
 Đối với hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng không chịu
thuế, miễn thuế XK, thuế NK hoặc áp dụng thuế suất, mức
thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay
đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế
suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo
quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan mới.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


Thời điểm tính thuế

 Thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan là thời điểm đối


tượng nộp thuế nộp Tờ khai hải quan với cơ quan Hải
quan, và được cơ quan Hải quan chấp nhận. Trong
trường hợp đối tượng nộp thuế thực hiện khai báo điện tử
thì thời điểm tính thuế là ngày cơ quan hải quan cấp số tờ
khai tự động từ hệ thống
 Thời điểm kê khai Hải quan là thời điểm mà đối tượng
nộp thuế thực hiện việc kê khai trên Tờ khai hải quan.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.3. Khai thuế, nộp thuế XK, thuế NK

2.2.3.2. Nộp thuế:


 Được thực hiện bằng Đồng Việt Nam, trừ trường hợp
nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ
 Phương thức nộp: tại các địa điểm quy định (KBNN;
CQ thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;...) hoặc
chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan KBNN

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.3.2. Nộp thuế:

 Thời hạn nộp:


 Nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa

 Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên chậm nhất vào ngày
thứ mười của tháng kế tiếp.
 TH được tổ chức tín dụng bảo lãnh: được thông quan hoặc giải
phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn
bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
 Trường hợp đã hết thời hạn bảo lãnh mà NNT chưa nộp thuế và tiền
chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền
chậm nộp thay cho người nộp thuế.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4 Miễn, giảm thuế, hoàn thuế

a. Miễn thuế
b. Giảm thuế
c. Hoàn thuế

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.1. Miễn thuế

Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập


khẩu:
-HH XK, NK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định
mức phù hợp với điều ước quốc tế Việt Nam là thành
viên;
-HH trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất

cảnh, nhập cảnh;


-HH nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.1. Miễn thuế

Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
-Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức,

cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại
-HH mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc

Danh mục HH để phục vụ cho SX, tiêu dùng của cư dân biên giới
(Bộ Công Thương công bố trong định mức quy định)
-HH được miễn thuế XK, thuế NK theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên;
-HH có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.1. Miễn thuế
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

-Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công sản phẩm XK; sản phẩm
hoàn chỉnh NK để gắn vào sản phẩm gia công XK
-Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa XK

-HH sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử

dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài khi NK vào thị trường
trong nước.
-HH tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định

-HH không nhằm mục đích thương mại gồm: hàng mẫu; ảnh, phim, mô

hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.1. Miễn thuế
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

-HH NK để tạo TSCĐ của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư
-Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
trong nước chưa SX được, cần thiết NK theo quy định của cơ quan
QLNN có thẩm quyền
-Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa SX được NK để

SX của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi
đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
theo QĐ của pháp luật về đầu tư, DN công nghệ cao, DN khoa học
và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế NK
trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.1. Miễn thuế
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

-Nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK trong nước chưa SX được của dự
án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên
cứu, chế tạo được miễn thuế NK trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt
đầu SX.
-HH NK để phục vụ hoạt động dầu khí

-Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy

định của pháp luật


-Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng
nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.
-HH NK là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất
được phục vụ trực tiếp cho hoạt động SX sản phẩm công nghệ thông
tin, nội dung số, phần mềm
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
2.2.4.1. Miễn thuế
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

-HH xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường


-HH NK chuyên dùng trong nước chưa SX được phục vụ trực tiếp

cho giáo dục.


-HH NK là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong

nước chưa SX được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử
dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát
triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN khoa học và công
nghệ, đổi mới công nghệ.
-HH NK chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng

-HH XK, NK để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Lưu ý đối với hàng NK để gia công hàng XK

 Khi hàng NK:


 Miễn thuế NK, miễn thuế GTGT của hàng NK
 Khi trả hàng gia công:
 + Miễn thuế XK
 + Thuế GTGT 0% đối với tiền gia công
Khi tiêu thụ hàng trong nước:
+ Truy thu thuế NK, thuế GTGT của hàng NK

+ Thuế GTGT đối với hàng bán ra


TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
Câu hỏi thảo luận

Đối tượng không chịu


thuế khác gì với đối
tượng được miễn thuế
XNK?

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.2. Giảm thuế

HH xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình


giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng,
mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tương ứng với
tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.2.4.3. Hoàn thuế
Các trường hợp được hoàn thuế:

 NNT đã nộp thuế NK, thuế XK nhưng không có HH NK, XK hoặc


NK, XK ít hơn so với hàng hóa NK, XK đã nộp thuế
 NNT đã nộp thuế XK nhưng HH XK phải tái nhập được hoàn thuế
XK và không phải nộp thuế NK
 NNT đã nộp thuế NK nhưng hàng hóa NK phải tái xuất được hoàn

thuế NK và không phải nộp thuế XK


 NNT đã nộp thuế đối với HH NK để SXKD nhưng đã đưa vào sản
xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu
vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp
 Một số trường hợp khác theo QĐ của Chính phủ

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.3 Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp, thuế tự vệ

2.3.1. Thuế chống bán phá giá


Điều kiện áp dụng:
•Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ

bán phá giá phải được xác định cụ thể


•Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe

dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.3.1. Thuế chống bán phá giá
Nguyên tắc:

•Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần
thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất trong nước.
•Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi
đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra
theo quy định của pháp luật.
•Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa
bán phá giá vào Việt Nam.
•Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây

thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.


TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
2.3.2. Thuế chống trợ cấp
Điều kiện áp dụng:

•Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo
quy định pháp luật.
•Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe

dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.3.2. Thuế chống trợ cấp
Nguyên tắc:

•Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp
lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước.
•Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến

hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy
định của pháp luật.
•Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ

cấp nhập khẩu vào Việt Nam.


•Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến
lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng
2.3.3. Thuế tự vệ
Điều kiện áp dụng:

•Khối lượng, số lượng hoặc trị giá HH NK gia tăng đột biến
một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng
hoặc trị giá của HH tương tự hoặc HH cạnh tranh trực tiếp
được SX trong nước.
•Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá HH NK gây ra

hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành SX HH


tương tự hoặc HH cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn
cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng


2.3.3. Thuế tự vệ
Nguyên tắc:

•Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết


nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng
cao khả năng cạnh tranh;
•Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ

trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;


•Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và

không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

TS. Lê Hà Trang - Khoa Tài chính Ngân hàng

You might also like