You are on page 1of 4

Case study về hàng quá cảnh - Lợi dụng hàng quá cảnh để buôn lậu:

Đối với loại hình quá cảnh, trung chuyển, không ít đối tượng đã lợi dụng các quy định
thông thoáng trong thủ tục hải quan để thực hiện các hành vi buôn lậu, đặc biệt là lợi
dụng việc vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất để thẩm lậu vào Việt Nam.

Phần lớn vi phạm là vận chuyển hàng cấm, hàng phải có giấy phép của cơ quan có
thẩm quyền và khai sai tên hàng so với thực tế về số lượng, chủng loại hàng hoá…
Các vụ vi phạm bị phát hiện có số lượng hàng hoá khá lớn, hàng hoá vi phạm chủ yếu
là hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

1) Phá niêm phong, đánh tráo hàng để nhập lậu:

Tình hình các trinh sát phát hiện thời gian gần đây xuất hiện trường hợp nhiều hàng
hóa có xuất xứ từ nước ngoài, quá cảnh Việt Nam để chuyển sang nước thứ 3 nhưng
thực tế lại xuất hiện trên thị trường nội địa.

Lợi dụng việc hàng hóa quá cảnh là dạng tạm nhập để tái xuất sang nước thứ 3, được
xếp vào luồng vàng (luồng ưu tiên) nên khi các chủ hàng đến làm thủ tục nhận hàng thì
hải quan chỉ kiểm tra trên vận đơn và tờ khai chứ không thể mở ra để kiểm tra bên
trong các container được.

Đa số các loại hàng hóa này đều được khai là xuất sang Campuchia và một vài nước
khác, nhưng thực tế thì họ lén bốc dỡ hàng xuống tiêu thụ tại nội địa, sau đó đưa một
số hàng hóa có giá trị thấp vào để đối phó có hàng rồi niêm phong, kẹp chì các
container lại, kéo qua biên giới để được xác nhận trong hồ sơ tại hải quan cửa khẩu.
Một số khác thì cho chuyên chở lòng vòng từ cảng này sang cảng khác rồi tìm cơ hội
đưa vào thị trường. Với cách làm này, đối tượng buôn lậu đã tuồn một lượng lớn hàng
hóa thuộc diện cấm nhập vào thị trường nội địa gây tổn hại trực tiếp đến nền sản xuất
trong nước.

Ví dụ: Rạng sáng ngày 9/5, khi chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ vừa đáp xuống sân bay Tân
Sơn Nhất chưa được bao lâu thì đã có hàng chục chiếc xe đẩy chất đầy thùng tân
dược được đưa đến khu vực kiểm tra an ninh và làm thủ tục hải quan để tiếp tục vận
chuyển sang Campuchia, sau đó số thuốc này được đưa lên một chiếc xe tải chở thẳng
lên cửa khẩu để tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu.

Tuy nhiên, khi thủ tục vừa được làm xong thì những thùng hàng này được tráo rồi đưa
sang một xe tải khác chạy thẳng vào kho hàng ở địa chỉ 488 đường Nguyễn Tất Thành,
phường 18, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, các trinh sát Phòng 6, Cục C74
phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận 4 lập tức ập vào kiểm tra và phát hiện
41 thùng tân dược nhiều chủng loại, với tổng giá trị ước tính lên đến trên 5 tỷ đồng.

Trước đó, vào tối 25/4, Cục C74 đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm
tra kho hàng điện tử, điện lạnh rộng trên 1.000m2 trên đường Tây Lân, phường Bình
Trị Đông, quận Bình Tân. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng công an xác định trong kho
chứa hàng trăm cục nóng, lạnh của máy lạnh cùng hàng ngàn quạt máy, tủ lạnh, nồi
cơm điện, máy giặt đã qua sử dụng (đây là các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt
Nam).

Không chỉ các loại hàng tân dược, điện lạnh, điện tử, hiện nay các loại ngà voi, vảy tê
tê và sừng tê giác có xuất xứ từ các nước châu Phi cũng được giới buôn lậu tìm cách
tuồn về Việt Nam theo con đường quá cảnh

2) Cố tình khai sai thông tin hàng hóa:

Ví dụ: Ngày 9/1/2019, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cái Mép đã phát hiện một vụ
vận chuyển hàng quá cảnh vi phạm về khai sai tên hàng so với thực tế về số lượng,
chủng loại hàng hóa quá cảnh và hàng hóa quá cảnh thuộc danh mục phải có giấy
phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền với tang vật vi phạm gồm có
1.200 chiếc đồng hồ và nhiều hàng hóa khác.

Trước đó, ngày 31/5/2018, Chi cục Hải quan cửa khâu cảng Cái Mép cũng đã phát hiện
một vụ hàng quá cảnh với các vi phạm tương tự với tang vật vi phạm gồm 282 chiếc
loa và 6 chiếc âm ly đã qua sử dụng. Ngày 21/3, Chi cục đã phát hiện một container
hàng quá cảnh có nghi vấn phát hiện một số lượng lớn hàng điện tử đã qua sử dụng.
Ngày 8/3/2018 của Chi cục cũng đã phát hiện một container hàng quá cảnh của Công
ty TNHH Hoyer Transport Việt Nam chứa đầy hàng hóa đã qua sử dụng thuộc các mặt
hàng không đủ điều kiện quá cảnh gồm loa, âm ly với số lượng thống kê sơ bộ khoảng
300 chiếc....

3) Rút hàng:

Trong quá trình vận chuyển lô hàng quá cảnh, một số doanh nghiệp thậm chí còn lợi
dụng phương pháp này để rút hàng ra nhằm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Ví dụ: Theo hồ sơ, ngày 27-7-2017, Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư thương mại Minh Trí
Việt (đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM) mở tờ khai vận chuyển độc lập tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép (thuộc Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu) để vận
chuyển quá cảnh 2 container hàng điện tử cho một doanh nghiệp tại Campuchia gồm:
509 máy điều hòa cũ, 259 nồi cơm cũ, 83 máy lọc khí cũ, 9 tủ lạnh cũ, 37 cửa sổ máy
điều hòa cũ, 87 quạt điện cũ, 10 tủ lạnh mới 100%, 20 máy điều hòa mới 100%.
Chi cục Hải quan Cái Mép kiểm tra thực tế, xác định hàng hóa đúng khai báo nên bàn
giao Công ty Minh Trí Việt vận chuyển đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư - Bình Phước để
tái xuất theo quy định.

Sau khi tiếp nhận hàng quá cảnh để làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan và Trạm
Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư phối hợp Đội Kiểm soát Hải quan kiểm
tra thực tế, phát hiện 2 container rỗng, không chứa hàng hóa. Như vậy, toàn bộ hàng
hóa (trong đó có hàng điện tử đã qua sử dụng- thuộc danh mục hàng cấm) đã bị thẩm
lậu nội địa mà không quá cảnh theo quy định. Tài xế điều khiển 2 container trên lợi
dụng sơ hở đã để lại xe và container, bỏ trốn khỏi cửa khẩu.

Sau khi phối hợp mở rộng điều tra, xác minh, xác định có dấu hiệu tội “Buôn lậu”, Cục
Điều tra chống buôn lậu đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Buôn lậu”
liên quan đến Công ty Minh Trí Việt và chuyển hồ sơ, vật chứng vụ việc nêu trên cho
cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bình Phước để điều tra theo thẩm quyền.

Không chỉ vậy, có tình trạng doanh nghiệp từ chối nhận hàng khi bị các lực lượng hải
quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và các
container hàng hóa lưu bãi quá thời hạn; không khai báo để đưa vào kho ngoại quan
hàng hóa thuộc diện không được phép gửi kho ngoại quan. Có những trường hợp vận
chuyển không đúng tuyến đường, tự ý tắt định vị GPS, phá niêm phong, sang tải hàng
hóa trái phép trong quá trình vận chuyển, đăng ký gửi hàng hóa vào kho ngoại quan
nhưng thực tế không đưa hàng vào kho.

4) Giải pháp:

Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm kịp
thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới và hàng vi phạm. Đồng thời, Cục cũng yêu cầu các Chi cục Hải quan cửa
khẩu cảng tuần tra, kiểm soát, giám sát kho, bãi tập kết hàng hoá xuất nhập khẩu, kho
ngoại quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu tại kho của công trình; tàu
thuyền neo đậu, sạng mạn, xếp dỡ hàng hoá trên sông vận chuyển bằng xà lan, tuyến
đường vận chuyển nội bộ từ cảng dỡ hơn đến cảng đích, hàng nhập khẩu phải có giấy
phép, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng quá cảnh, vận chuyển độc lập, hàng tạm
nhập tái xuất và các hàng vận chuyển từ châu Phi về.

Để quản lý hiệu quả hàng quá cảnh, Cục Hải quan TP.Hồ Chi Minh vừa kiến nghị
ngành hải quan phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm ban hành quy định bắt buộc lắp
đặt thiết bị giám sát hành trình (seal định vị) đối với các phương tiện vận chuyển hàng
hóa bằng đường thủy nội địa. Trước mắt, phối hợp Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận
tải để lấy thông tin hành trình của phương tiện vận tải chuyên chở hàng quá cảnh. 
Bên cạnh đó, xây dựng quy chế về thủ tục hàng hóa quá cảnh để tăng chế tài xử phạt
vi phạm hành chính và quản lý chặt đối với các hành vi vi phạm của hàng quá cảnh.
Trường hợp phát hiện hàng quá cảnh là hàng cấm mà không có giấy phép phải tịch
thu. 

Ngoài ra, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh cũng đề nghị xây dựng cơ sở dữ liệu liên
thông giữa các bộ, ngành có liên quan và vận dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp
vụ kiểm soát nhằm sàng lọc các đối tượng là "chủ hàng hóa quá cảnh" có cơ sở kho,
bãi chứa hàng lậu trong địa bàn nội địa, phục vụ cho công tác sưu tra, quản lý đối
tượng, ngăn chặn hành vi vi phạm. 

Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát
hàng hóa gửi kho ngoại quan; đồng thời xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm. Trong đó,
đề xuất tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động các kho ngoại quan không đáp ứng đủ các
điều kiện theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP; chú trọng việc phối hợp giữa các đơn vị hải
quan trong kiểm soát quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa; xác định một số lô
hàng trọng điểm để tiến hành kiểm tra thực tế; kiểm tra đột xuất sổ sách và hệ thống
quản lý kho ngoại quan để đánh giá tuân thủ; tăng cường áp dụng giám sát hải quan
bằng niêm phong, thiết bị định vị GPS, hệ thống camera.

You might also like