You are on page 1of 30

Ví dụ phân loại tìm mã số HS của hàng hóa

Hợp đồng nhập khẩu mặt hàng tủ đựng sách rời có mô tả tên hàng như sau: “
Mặt hàng là tủ có các ngăn để sách, hồ sơ, làm bằng sắt, có thể xếp lại được.
Phần chân đứng có thiết kế một đường ray khớp với rìa tủ nhằm vận chuyển
hoặc thay đổi vị trí của tủ trên mặt đất một cách dễ dàng. Tủ thích hợp dùng
trong các văn phòng, kho lưu trữ tài liệu của các thư viện lớn hoặc các nhà
sách. Hàng được nhập khẩu ở dạng rời( chưa lắp ráp thành tủ). Yêu cầu:
Tìm mã số của hàng hóa trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
- Căn cứ nguyên tắc 1 sẽ tìm ra chương 94 có thể đưa hàng hóa này vào
- Đọc các mô tả và các chú giải nhóm của chương 94 có thể đưa hàng hóa vào
các nhóm 9401, 9402, 9403
 Đọc chú giải 2 của chương 94 cho thấy: Các mặt hàng ( trừ các bộ phận)
thuộc các nhóm 9401 đến 94 03 được phân loại trong các nhóm này chỉ khi
chúng được thiết kế để đặt trên nền hoặc trên sàn nên xác định được hàng
thuốc nhóm 9403
- Căn cứ quy tắc 6, hàng được xếp vào phân nhóm 9403.10
Kết luận: Mã số của hàng hóa trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là:
9403.10.00.00
CHƯƠNG 4: KHAI HẢI QUAN VÀ
ĐĂNG KÝ HỒ SƠ HẢI QUAN

Nội dung:
4.1. Khái quát chung về khai hải quan
4.2. Thủ tục khai báo hải quan
4.3. Tờ khai hải quan
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan
4.1. Khái quát chung về khai hải quan

a/ Khái niệm về khai hải quan

Khai hải quan là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ
quan hải quan các thông tin về đối tượng kiểm tra, giám sát hải
quan bằng các hình thức được pháp luật quy định.
4.1. Khái quát chung về khai hải quan

b/ Tầm quan trong của khai hải quan


Cơ sở pháp lý ban đầu của quá trình kiểm tra, giám sát
hải quan
4.2. Thủ tục khai hải quan
a/ Khái niệm “Người khai hải quan”
"người khai báo" là người tiến hành khai báo về hàng hoá
hoặc nhân danh người đó thực hiện việc khai báo; (Công ước
Kyoto)
Chuẩn mực 3.7 (Công ước Kyoto)
Bất cứ người nào có quyền định đoạt đối với hàng hoá đều có
quyền hoạt động với tư cách người khai hải quan.
4.2. Thủ tục khai hải quan

Người khai hải quan (theo pháp luật Việt Nam) bao gồm:
1. Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.
3. Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp
hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục
đích thương mại).
4. Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển
phát nhanh quốc tế.
4.2. Thủ tục khai hải quan
b/ Nghiã vụ của người khai hải quan
1. Khai đúng nội dung ấn chỉ Hải quan hoặc chứng từ có sẵn
hợp lệ.
2. Đảm bảo đầy đủ chủng loại chứng từ khai hải quan với nội
dung chứng từ đó đúng với thực tế đối tượng được khai hải
quan
3. Thực hiện khai hải quan đúng với thời gian và địa điểm quy
định
4. Tờ khai hải quan hoặc hồ sơ hải quan phai do chủ đối tượng
hoặc người đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm về khai hải
quan và cả thủ tục hải quan tiếp theo với đối tượng khai báo
đó.
4.2. Thủ tục khai hải quan
Nghĩa vụ của người khai hải quan theo chuẩn mực 3.8
(Công ước Kyoto)
Người khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan Hải
quan về sự chuẩn xác của các thông tin cung cấp trong Tờ khai
hàng hoá và về việc thanh toán các khoản thuế hải quan và thuế
khác.
c/ Thời hạn khai báo hải quan
+ Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan
 Đối với từng đối tượng, thời gian khai và nộp tờ khai được
quy định khác nhau
 Chuẩn mực 3.22 (Công ước Kyoto)
Tờ khai hàng hoá phải được nộp trong những giờ làm việc do
Hải quan quy định.
 Chuẩn mực 3.23 (Công ước Kyoto)
Nếu luật pháp quốc gia quy định thời hạn cho việc nộp Tờ
khai hàng hoá, thời hạn được phép đó phải đủ để cho phép
người khai hải quan hoàn thành Tờ khai hàng hoá và tìm
được các chứng từ đi kèm theo yêu cầu
.
4.2. Thủ tục khai hải quan
+ Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan (theo quy định của Luật Hải quan
VN)
1. Hàng hoá nhập khẩu
Được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ
tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký;
2. Hàng hoá xuất khẩu
Được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất
cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày đăng ký
4.2. Thủ tục khai hải quan
3. Hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh

Được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập và
trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách
lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
Hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh được
thực hiện tương tự như hàng nhập khẩu;
4. Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh
Được thực hiện ngay khi hàng hoá, phương tiện vận tải tới cửa khẩu
nhập đầu tiên và trước khi hàng hoá, phương tiện vận tải qua cửa
khẩu xuất cuối cùng
4.2. Thủ tục khai hải quan
5. Phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh
Được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận
tải đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất
cảnh;

6. Phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh
Được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu và trước khi tổ
chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hoá xuất khẩu, hành khách
xuất cảnh
7. Phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh
Được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập đầu tiên
và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cuối cùng để xuất cảnh.
4.2. Thủ tục khai hải quan
+ Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan
1. Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ
hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật;
2. Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải
quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
Chuẩn mực 3.26 (Công ước Kyoto)
Nếu không thể đăng ký được Tờ khai hàng hoá, cơ quan
Hải quan phải nêu rõ lý do cho người khai hải quan.
4.2. Thủ tục khai hải quan
Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá,
phương tiện vận tải
a. Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hoá theo xác suất;

b. Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá.

c. Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hoá
mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp
thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm
việc;
Việc kiểm tra phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải bảo đảm kịp
thời việc xếp dỡ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và việc xuất cảnh, nhập
cảnh của hành khách;
4.2. Thủ tục khai hải quan
d/ Nguyên tắc khai hải quan
 a. Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan;
 b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ
khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;
 c. Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Trường
hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan,
người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi kèm tờ khai hải quan đến hệ thống.
 Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số,
ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu
không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm
theo tờ khai hải quan;
 d. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn
thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên
quan đến không chịu thuế, miễn thuế;
 e. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy
định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế
trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này;
4.2. Thủ tục khai hải quan
d/ Nguyên tắc khai hải quan
 f. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải thì phải khai và hoàn thành
thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng
sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập khẩu
trước khi làm thủ tục nhập cảnh; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc
phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai
và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh,
nhập cảnh;
 g. Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ
chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên
quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin
khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã
được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có
cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ
cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích,
phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo
kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ
sung, thay thế;
4.2. Thủ tục khai hải quan
d/ Nguyên tắc khai hải quan
h. Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên
tờ khai hải quan giấy thì việc khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất,
tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.
i. Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50
dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan.
Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu,
nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt
hàng có cùng mã số hàng hóa, cùng xuất xứ, cùng thuế suất
k. Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số
tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều
dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách
được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai
hải quan giấy.
4.2. Thủ tục khai hải quan
d/ Nguyên tắc khai hải quan

l. Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập
khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, hóa đơn, khai trên nhiều tờ
khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì
người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp
hồ sơ giấy cho cơ quan Hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với
tờ khai số … ngày …” vào ô “Phần ghi chú”.
Đối với các trường hợp quy định tại mục I, k, l nêu trên, người khai hải quan
chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan
thuộc cùng một lô hàng.
m. Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau
dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân;
đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải
quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị
giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”.
4.2. Thủ tục khai hải quan
e/ Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Khái niệm
Địa điểm khai hải quan là nơi người khai hải quan tiến hành thủ
tục hai khải quan
Chuẩn mực 3.20 - Công ước Kyoto:
Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp Tờ khai hàng hoá tại bất cứ
đơn vị Hải quan nào đã được chỉ định.
4.2. Thủ tục khai hải quan
- Địa điểm làm thủ tục hải quan:
a) Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng
sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt
liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường
bộ;
b) Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục
hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa
khẩu.
4.2. Thủ tục khai hải quan
f/ Hình thức khai báo hải quan
+ Khai miệng:
+ Khai viết
Là hình thức khai bằng chữ viết trên những tài liệu do cơ quan hải quan quy định
- Khai bằng Tờ khai Hải quan
- Khai bằng chứng từ sẵn có
Các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
+ Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
+ Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất -
tái nhập;
+ Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong
trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
+ Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện
được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do
nguyên nhân khác.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ
quan Hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ
thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
+ Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.2. Thủ tục khai hải quan
+ Khai điện tử
Là hình thức khai hải quan bằng việc sử dụng công nghệ
thông tin
- Khai trên hệ thống mạng máy tính của cơ quan hải quan
- Khai trên mạng máy tính của doanh nghiệp có kết nối
mạng với mạng máy tính của cơ quan hải quan
- Đơn vị gửi file có chứa thông tin khai báo về đối tượng
cho cơ quan hải quan
4.2. Thủ tục khai hải quan
g/ Nội dung khai báo
 Chủ thể
 Đối tượng
4.3. Tờ khai hải quan
a/ Định nghĩa:
Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý có mẫu do cơ quan hải
quan phát hành được sử dụng cho việc khai hải quan.
b/ Chức năng của tờ khai:
 Tài liệu dùng để khai những thông tin về đối tượng và chủ
thể chịu sự kiểm tra giám sát
 Chứng cứ pháp lý trong việc kiểm tra hải quan
 Chứng từ kế toán đối với chủ hàng
c/ Cấu trúc tờ khai hải quan
1. Những thông tin về chủ thể
2. Phần dành cho người khai hải quan
3. Phần dành cho kiểm tra hải quan
4.3. Tờ khai hải quan
d/ Các loại tờ khai hải quan đang được sử dụng ở Việt Nam
1. Tờ khai hàng xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ
2. Tờ khai hàng nhập khẩu
3. Tờ khai hàng xuất khẩu
4. Tờ khai hàng xuất khẩu/nhập khẩu phi mậu dịch
5. Tờ khai xe ô tô xuất cảnh/nhập cảnh qua cửa khẩu biên
giới đường bộ
6. Tờ khai hành lý thuyền viên
7. Các loại tờ khai khác
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan

a/ Người khai hải quan phải:


 Chuẩn bị hồ sơ
 Thực hiện khai hải quan
b/ Hồ sơ hải quan bao gồm:
+ Chứng từ hải quan:
 Tờ khai HQ

 Giấy phép XK, NK

 Giấy chứng nhận kiểm dịch

 C/O

+ Chứng từ hàng hóa


+ Chứng từ vận tải
+ Chứng từ bảo hiểm
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm
a. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: Dạng điện tử .
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thực hiện theo mẫu
HQ/2015/XK : 02 bản chính;
b. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01
bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo
dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
c. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của
cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại Điểm b, Điểm c nêu trên, nếu áp dụng cơ
chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành gửi giấy
phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên
ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia,
người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan
. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm
a. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: Dạng điện tử .
 Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thực hiện theo mẫu
HQ/2015/NK: 02 bản chính;
b. Hóa đơn thương mại
c. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
d. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy
phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một
lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
e. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
 f. Tờ khai trị giá:
 g. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan
c/ Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
- Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải
quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc
Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải
quan cửa khẩu xuất hàng;
- Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải
quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi
trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài
cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được
chuyển đến;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số
loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng
loại hình tương ứng (ví dụ loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu...).
4.4. Đăng ký hồ sơ hải quan
d/ Nội dung tiếp nhận đăng ký khai hải quan:
 Kiểm tra tư cách pháp lý của người khai hải quan
 Kiểm tra hồ sơ đăng ký khai hải quan
 Tiếp nhận hồ sơ, quản lý hồ sơ đăng ký
 Luân chuyển hồ sơ

You might also like