You are on page 1of 8

Bài tập trị giá hải quan

Bài 1: Công ty Hoàn cầu đặt mua theo giá giao hàng FOB 600 bộ máy điều hoà nhiệt độ loại
2 cục của Công ty Matsushita Trung Quốc. Điều hoà nhãn hiệu Mitsubishi, công suất 12.000
BTU, mẫu mã thiết kế do Hoàn cầu cung cấp. Giá ghi trên hoá đơn là 300 USD/bộ, số tiền
mà Hoàn cầu phải thanh toán bằng L/C at sight.
Theo hợp đồng, ngoài số tiền ghi trên hoá đơn, công ty Hoàn cầu còn phải trả 10.000
USD cho công ty Moon để thanh toán khoản nợ của Công ty Matsushita, Hoàn cầu phải tự
đàm phán với Matsushita Nhật Bản về tiền bản quyền sử dụng thương hiệu Matsushita trên
máy điều hoà.
Do đây là lần đầu tiên ký kết hợp đồng giữa hai công ty nên Hoàn cầu phải trả cho
người bán số tiền là 120.000 USD.
Công ty Trans là một công ty tư vấn và môi giới th`ương mại yêu cầu Hoàn cầu phải
trả một khoản phí môi giới bằng 1% giá trị hợp đồng.
Hoàn cầu muốn mỗi bộ điều hoà được đóng chung vào một thùng carton, trong khi
Matsushita Trung Quốc thì chỉ có bao bì đựng riêng 2 cục nên Hoàn cầu đã gửi cho
Matsushita 600 chiếc hộp carton. Toàn bộ chi phí cho số thùng carton này là 6.000 USD
Chi phí thiết kế mẫu mã của bộ điều hoà nhiệt độ để phù hợp với điều kiện của VN là
12.000 USD, được thực hiện ở Singapore
Tiền bản quyền mà Hoàn cầu trả cho Matsushita Nhật Bản là 12.000 USD.
Hoàn cầu mua bảo hiểm cho lô hàng với số tiền là 600 USD
Cước phí vận chuyển lô hàng về cảng Hải phòng 15000 USD
Cước phí vận chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng về công ty Hoàn Cầu là 3000 USD
Toàn bộ thuế và lệ phí nhập khẩu công ty phải nộp là 15.000 USD
Biết tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai là 1USD = 23.000 VND
Giả sử lô hàng đáp ứng các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.
Yêu cầu: Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng và khai báo lên tờ khai trị giá

Giải

a. Giá trị hóa đơn: 310.000 USD


1. Giá ghi trên hóa đơn : 600 x 300 = 180.000 USD
2. Thanh toán nợ : 10.000 USD
3. Trả cho người bán : 120.000 USD

b. Khoản điều chỉnh cộng (+) : 48.700 USD


1. Phí môi giới : 1% x 310.000 = 3.100 USD
2. Bao bì : 6.000 USD
3. Chi phí thiết kế : 12.000 USD
4. Bản quyền : 12.000 USD
5. Bảo hiểm : 600 USD
6. Vận chuyển : 15.000 USD
c. Điều chỉnh trừ (-) : 0
=> Trị giá tính thuế = 310.000 + 48.700 = 358.700 USD

Bài tập 2. Công ty Hoàn cầu đặt mua theo điều kiện DDP 600 bộ máy điều hoà nhiệt độ loại 2
cục của Công ty Matsushita Trung Quốc. Điều hoà nhãn hiệu Mitsubishi, công suất 12.000
BTU, mẫu mã thiết kế do Hoàn cầu cung cấp. Giá ghi trên hoá đơn là 300 USD/bộ, số tiền
mà Hoàn cầu phải thanh toán bằng L/C at sight.
Theo hợp đồng, ngoài số tiền ghi trên hoá đơn, công ty Hoàn cầu còn phải trả 6.000
USD cho công ty Moon để thanh toán khoản nợ của Công ty Matsushita, Hoàn cầu phải tự
đàm phán với Matsushita Nhật Bản về tiền bản quyền sử dụng thương hiệu Matsushita trên
máy điều hoà.
Do đây là lần đầu tiên ký kết hợp đồng giữa hai công ty nên Hoàn cầu phải trả trước
cho người bán số tiền là 120.000 USD.
Công ty Trans là một công ty tư vấn và môi giới thương mại yêu cầu Hoàn cầu phải
trả một khoản phí môi giới bằng 2% giá trị hợp đồng.
Hoàn cầu muốn mỗi bộ điều hoà được đóng chung vào một thùng carton, trong khi
Matsushita Trung Quốc thì chỉ có bao bì đựng riêng 2 cục nên Hoàn cầu đã gửi cho
Matsushita 600 chiếc hộp carton. Toàn bộ chi phí cho số thùng carton này là 6.000 USD
Chi phí thiết kế mẫu mã của bộ điều hoà nhiệt độ để phù hợp với điều kiện của VN là
6.000 USD, được thực hiện ở Singapore
Tiền bản quyền mà Hoàn cầu trả cho Matsushita Nhật Bản là 120.000 USD.
Hoàn cầu mua bảo hiểm cho lô hàng với số tiền là 600 USD
Cước phí vận chuyển lô hàng về Công ty Hoàn Cầu 18.000 USD
Cước phí vận chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng về công ty Hoàn Cầu là 3000 USD
Toàn bộ thuế và lệ phí nhập khẩu công ty phải nộp là 10.000 USD
Công ty Hoàn Cầu nhập khẩu lô hàng theo cấp độ thương mại bán lẻ của Công ty
Matsushita Trung Quốc nên được áp dụng giảm giá 4 %
Biết tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai là 1USD = 23.000 VND
Giả sử lô hàng đáp ứng các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch. Hãy xác
định trị giá hải quan của lô hàng và khai báo lên tờ khai trị giá

Giải
a. Trị giá hóa đơn : 306.000 USD
1. Giá ghi trên hóa đơn : 600 x 300 = 180.000 USD
2. Thanh toán khoản nợ : 6.000 USD
3. Trả trước : 120.000 USD

b. Điều chỉnh cộng (+) : 138.720 USD


1. Phí môi giới : 2% x 306.000 = 6.120 USD
2. Chi phí bao bì : 6.000 USD
3. Chi phí thiết kế : 6.000 USD
4. Tiền bản quyền : 120.000 USD
5. Phí bảo hiểm: 600 USD

c. Điều chỉnh trừ (-) : 25.240 USD


1. Chi phí vận chuyển từ cảng HP về cty Hoàng Cầu : 3.000 USD
2. Toàn bộ thuế và lệ phí cty phải nộp : 10.000 USD
3. Giảm giá hàng : 4% x 306.000 = 12.240 USD

=> Trị giá tính thuế = 306.000 + 138.720 -25.240 = 419.480 USD

Bài tập 3. Công ty X đặt một công ty của Hàn Quốc gia công 10.000 đĩa VCD một chương
trình ca nhạc live show của ca sỹ Mỹ Tâm. Trị giá của hợp đồng là 100.000 USD, là tiền gia
công đĩa.
Công ty X gửi đĩa gốc sang Hàn Quốc, chỉ sử dụng để sao ra 10.000 bản. Chi phí làm
đĩa gốc là 30.000 USD, chi phí chuyển phát nhanh sang Hàn Quốc là 30USD.
Công ty X cũng mua 10.000 chiếc đĩa trắng của một nhà sản xuất ở VN với giá
1USD/chiếc và yêu cầu nhà sản xuất đĩa gửi số đĩa trên sang Hàn Quốc. Chi phí gửi đĩa sang
cho người nhận gia công tổng cộng là 200 USD.
X cũng là công ty độc quyền phát hành các loại băng đĩa của Mỹ Tâm và hàng năm
phải trả cho Mỹ Tâm một khoản tiền là 20.000 USD tiền bản quyền.
Theo hợp đồng gia công, sau khi hoàn thành số đĩa VCD, X sẽ nhận được lô hàng gửi
bằng đường hàng không. Bên nhận gia công thay mặt công ty X thu xếp vận chuyển và bảo
hiểm cho lô hàng rồi gửi các loại hoá đơn cho công ty X thanh toán. Chi phí vận chuyển là
1.500 USD và bảo hiểm là 300 USD.
Giả sử lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch. Hãy xác định trị
giá hải quan của lô hàng và khai trên tờ khai trị giá. Biết tỷ giá 1USD = 21.000 VND.

Giải
a. Giá trị hóa đơn : 100.000 USD
1. Tiền gia công : 100.000 USD

b. Khoản điều chỉnh cộng (+): 42.030 USD


1. Chi phí đĩa gốc : 30.000 USD
2. Chi phí chuyển phát nhanh : 30 USD
3. Đĩa trắng : 1 x 10.000 : 10.000 USD
4. Chi phí gửi đĩa : 200 USD
5. Chi phí bảo hiểm : 300 USD
6. Chi phí vận chuyển : 1.500 USD

c. Các khoản điều chỉnh trừ (-): 0

=> Trị giá Hải Quan = 100.000 + 42.030 = 142.030 USD

Bài tập 4. Công ty Ánh Dương đề nghị bạn làm thủ tục hải quan cho lô hàng khung tranh mà
họ mua của một công ty ở Indonesia.Theo hồ sơ mà công ty Ánh Dương cung cấp, lô hàng
được mua theo loại và số lượng như sau:
Loại A Loại B Loại C Loai D Loại E

50 chiếc 75 chiếc 300 chiếc 95 chiếc 1.000 chiếc

Công ty Ánh Dương, là một công ty thương mại chuyên bán buôn các sản phẩm trang trí
nội thất, được hưởng chế độ giảm giá của người bán hàng là giảm 2% do thanh toán bằng tiền
mặt trong kỳ hạn 10 ngày. Giá ghi trên hợp đồng của lô hàng là giá chưa giảm, bao gồm.

Loại A Loại B Loại C Loai D Loại E

5 USD 4,15 USD 7 USD 8 USD 6 USD

Giảm giá thương mại chỉ áp dụng cho xuất khẩu

Bán Buôn Phân Phối Bán Lẻ

20% 25% 15%

Giảm giá theo số lượng đối với từng loại khung

1-50 51- 100 101-500 501-1.000 Trên 1.000

0 10% 20% 25% 30%

Lô hàng này được giao theo điều kiện CIF Hải phòng port và thoả mãn điều kiện áp dụng
xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch Hãy xác định trị giá hải quan của
từng loại khung tranh và khai báo lên tờ khai trị giá.

Giải

a. Trị giá hóa đơn : 9.421,25 USD


1. Giá lô hàng loại A : 5 x 50 = 250 USD
2. Giá lô hàng loại B : 4,15 x 75 = 311,25 USD
3. Giá lô hàng loại C : 7 x 300 = 2.100 USD
4. Giá lô hàng loại D : 8 x 95 = 760 USD
5. Giá lô hàng loại E : 6 x 1.000 = 6.000 USD

b. Điều chỉnh cộng (+) : 0 USD

c. Điều chỉnh trừ (-) : 4.099,8 USD


1. Giảm giá người bán: 2% x 9.421,25 = 188,425 USD
2. Giảm giá thương mại (bán buôn ) : 20% x 9.421,25 = 1.884, 25 USD
3. Giảm giá theo số lượng : 2.027,125 USD
+ Giảm giá loại A : 0
+ Giảm giá loại B : 10% x 311,25 = 31,125 USD
+ Giảm giá loại C : 20% x 2.100 = 420 USD
+ Giảm giá loại D : 10% x 760 = 76 USD
+ Giảm giá loại E : 25% x 6.000 = 1.500 USD

=> Trị giá hải quan = 9.421,25 + 0 - 4.099,8 = 5.321,45 USD

Bài 5 Công ty Hồng Nhung cũng nhập khẩu một lô hàng khung tranh ở cùng một nguồn với
công ty Ánh Dương với mục đích là kinh doanh bán lẻ. Số lượng hàng mà công ty Hồng
Nhung nhập về như sau:

Loại C Loại E Loại B

100 chiếc 200 chiếc 20 chiếc

Tuy nhiên, do công ty không xuất trình được các cơ sở để xác định trị giá nên cơ quan hải
quan đã sử dụng phương pháp khác để xác định trị giá. Hãy xác định trị giá hải quan cho lô
hàng của Công ty Hồng Nhung và khai báo lên tờ khai trị giá

Giải

Bài 6.Công ty Minh Khang ở Việt Nam nhập khẩu 2 lô sản phẩm đúc bằng thép từ công ty
Thép Chiangmai Thái Lan lần lượt vào ngày 1/8 và ngày 15/8/2010, mỗi lô hàng bao gồm
600 sản phẩm với giá 80 USD/chiếc. Giá mua chưa tính đến chi phí khuôn đúc đã qua sử
dụng do công ty Minh Khang cung cấp miễn phí cho người bán. Khuôn đúc mới được mua
tại Việt Nam có giá gốc là 10.000 USD và vận chuyển đến nhà máy của Thép Chiangmai ở
Thái Lan với toàn bộ chi phí là 2000 USD.
Khuôn đúc đã được sử dụng để sản xuất ra 3.000 sản phẩm, khuôn vẫn còn một nửa tuổi
thọ. Khi nhận được khuôn đúc, công ty Thép Chiangmai đã sản xuất và lưu kho 3.000 sản
phẩm cùng với khuôn rập và đem huỷ khuôn theo thoả thuận với Minh Khang.
Minh Khang muốn phân bổ trị giá khuôn đúc vào lô hàng thứ nhất.
Hãy xác định trị giá hải quan cho cả 2 lô hàng và khai báo lên 2 tờ khai trị giá.
Biết rằng Minh Khang là một nhà phân phối ở miền Bắc của công ty Thép Chiangmai
Thái Lan. Ngoài Minh Khang còn có 2 nhà phân phối khác ở miền Trung và miền Nam.
Trong hồ sơ chứng từ đều thể hiện rằng Công ty Thép Chiangmai Thái Lan thoả thuận với
các nhà phân phối của mình như với các công ty độc lập khác.
Giải
Lô Hàng 1

a. Trị giá hóa đơn: 48.000 USD


1. Giá ghi trên hóa đơn : 600 x 80 = 48.000 USD

b. Khoản điều chỉnh cộng (+): 12.000 USD


1. Giá khuân đúc : 10.000 USD
2. Chi phí vận chuyển : 2.000 USD

c. Khoản điều chỉnh trừ (-) : 0 USD

=> Trị giá hải quan Lô hàng 1 = 48.000 + 12.000 = 60.000 USD

Lô Hàng 2

a. Trị giá hóa đơn: 48.000 USD


1. Giá ghi trên hoá đơn : 600 x 80 = 48.000 USD

b. Khoản điều chỉnh cộng (+): 0 USD

c. Khoản điều chỉnh trừ (-): 0 USD

=> Trị giá hải quan lô hàng 2 = 48.000 USD

Bài tập 7 : Một lô hàng nhập khẩu gồm 2000 sản phẩm về Việt Nam từ Ấn Độ trị giá theo
hoá đơn là 50.000 USD, có quá cảnh qua Campuchia. Lô hàng được vận chuyển theo hình
thức vận tải đa phương thức, do người mua tự thu xếp. Cước phí vận chuyển từng chặng như
sau:
- Chi phí vận chuyển đường biển từ cảng Calcuta, Ấn Độ đến cảng của Campuchia:
800 USD
- Chi phí dỡ hàng, giao nhận hàng hoá và chứng từ tại cảng Campuchia: 75 USD
- Phí vận chuyển đường bộ từ cảng Campuchia đến Chi cục hải quan Mộc Bài, Tây
Ninh: 300 USD
- Phí chuyên chở từ Mộc Bài đến nhà máy của người nhập khẩu: 150 USD
Tổng cộng cước phí vận chuyển là 1.325 USD Phí bảo hiểm trọn gói từ Ấn Độ đến
điểm giao hàng tại nhà máy của người nhập khẩu là 2% trị giá hoá đơn.
Giao dịch thoả mãn điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng và khai báo lên tờ khai trị giá.

Giải
a. Trị giá hóa đơn: 50.000 USD
1. Giá ghi trên hóa đơn : 50.000 USD
b. Khoản điều chỉnh cộng (+): 2.352 USD
1. Chi phí vận chuyển : 1.352 USD
2. Chi phí bảo hiểm : 2% x 50.000 = 1.000 USD

c. Khoản điều chỉnh trừ (-): 150 USD


1. Chi phí vận chuyển từ Mộc Bài đến nhà máy của người nhập khẩu : 150 USD

=> Trị giá hải quan = 50.000 + 2.352 - 150 = 52.502 USD

Bài tập 8 : Công ty Nam Cường của VN nhập khẩu 30 tấn nguyên liệu X từ Nga, với giá
xuất xưởng ghi trên hoá đơn là 3.000 USD/tấn. Trong quá trình vận chuyển đến Việt Nam, lô
hàng này được vận chuyển quá cảnh bằng đường bộ qua Trung Quốc, chi phí vận chuyển quá
cảnh là 300 USD. Chi phí vận chuyển đường biển là 600USD và chi phí bảo hiểm để đưa
hàng về đến Việt Nam là 300 USD. Trong khi chờ đợi bốc hàng lên tàu, hàng tạm lưu kho tại
nước quá cảnh trong 2 ngày và Nam Cường trả riêng cho hãng vận tải quá cảnh khoản phí là
280 USD. Mặc dù cước phí vận chuyển đường biển đã bao gồm cả phí dỡ hàng tại cảng nhập
khẩu nhưng do Nam Cường cần hàng gấp nên đã thuê cần cẩu của cảng vụ vì nếu sử dụng
cần cẩu của tàu sẽ mất nhiều thời gian hơn để dỡ hàng.. Nam Cường đã trả 80 USD cho cảng
vụ để sử dụng cần cẩu.
Số hàng hoá trên được nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất ra hàng xuất khẩu. Công
ty Nam Cường đã tiến hành sản xuất và thu được 10 tấn sản phẩm N và 21,5 tấn sản phẩm M.
Công ty đã chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế. Sau thời hạn nộp thuế, công ty Nam
Cường đã xuất khẩu 10 tấn sản phẩm N với giá FOB là 4.500 USD/tấn. Số sản phẩm M được
bán trong nước với giá (chưa có VAT) là 70 triệu đồng/tấn.
- Hãy xác định trị giá nhập khẩu của nguyên liệu X
- Xác định thuế nhập khẩu, VAT của hàng nhập khẩu của công ty Nam Cường phải
nộp khi đến thời hạn nộp thuế nếu biết thuế suất nhập khẩu nguyên liệu X là 7%, VAT: 10%,
tỷ giá: 1 USD = 20.000 VND
- Giả sử công ty Nam Cường đã nộp đủ thuế nhập khẩu nguyên liệu X khi đến thời
hạn nộp thuế, xác định số thuế nhập khẩu và thuế VAT mà công ty được hoàn.

Giải

a. Trị giá hóa đơn: 90.000 USD


1. Giá ghi trên hóa đơn : 3.000 x 30 = 90.000 USD

b. Khoản điều chỉnh cộng (+): 1.560 USD


1. Chi phí vận chuyển quá cảnh : 300 USD
2. Chi phí vận chuyển đường biển : 600 USD
3. Chi phí bảo hiểm : 300 USD
4. Chi phí trả riêng cho bên vận tải : 280 USD
5. Phí sử dụng cần cẩu : 80 USD

c. Khoản điều chỉnh trừ (-): 0 USD


=> Trị giá hải quan = 90.000 + 1.560 = 91.560 USD

+ Thuế nhập khẩu = 91.560 x 7% = 6.409,2 USD = 128.184.000 VNĐ


+ Thuế VAT = (91.560 + 6.409,2) x 10 % = 10.396, 92 USD = 207.938.400 VNĐ

+ Số tiền thuế được hoàn = (Trị giá sản phẩm xk / tổng trị giá các sp thu được )*
thuế nhập khẩu NVL.

4.500 * 20.000
=> Số tiền thuế được hoàn = (4.500 * 20.000)+70.000.000
X 128.184.000 = 72.103.500 VNĐ

You might also like