You are on page 1of 3

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:
Số: 1365/EVN-ĐT+KH+TTĐ
/EVN-ĐT+KH+TTĐ Hà
HàNội,
Nội,ngày
ngày22 tháng
tháng3 năm 2022
3 năm 2022
V/v ý kiến về Dự án Nhà máy
nhiệt điện Ô Môn II

Kính gửi: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Thực hiện yêu cầu của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tại văn bản số
246/ĐL-NĐ&ĐHN ngày 11/02/2022 về việc lấy ý kiến về Báo cáo nghiên cứu
khả thi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II (Dự án). Sau khi nghiên cứu hồ sơ
tài liệu kèm theo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có một số ý kiến như sau:
1. Dự án NMNĐ Ô Môn II quy mô công suất 1050 MW±10%, sử dụng khí
Lô B, công nghệ Turbine khí chu trình hỗn hợp, đã được Thủ tướng Chính phủ
quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2286/QĐ-TTg ngày 31/12/2021
và UBND thành phố Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 5437115673 ngày
22/01/2021, tiến độ hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại năm 2024 –
2025. Tuy nhiên, theo thông tin của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại văn bản số
7700/DKVN-TMDV-KTDK ngày 31/12/2021, dự kiến tiến độ có dòng khí đầu
tiên vào Quý IV/2025, đề nghị Nhà đầu tư và TVTK rà soát lại các mốc tiến độ
của Dự án để báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
2. Đề nghị Nhà đầu tư phối hợp, làm việc với Chủ đầu tư các NMNĐ trong
TTĐL Ô Môn (EVNGENO2, EVN/EVNPMB3) để:
- Thực hiện rà soát, xác định chính xác ranh giới diện tích sử dụng đất cho
Dự án, diện tích các hạng mục hạ tầng dùng chung, điểm đấu nối giao chéo kỹ
thuật,...với các NMNĐ Ô Môn I, III và IV.
- Thống nhất về cơ chế quản lý và chia sẻ hạ tầng dùng chung tại TTĐL Ô
Môn, trong đó diện tích đất của NMNĐ Ô Môn II do Liên danh Nhà đầu tư Dự
án quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; diện tích đất các hạng mục hạ
tầng dùng chung EVN quản lý.
- Phối hợp EVNPMB3 để thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về quy
trình bàn giao mặt bằng, xác định đầy đủ các chi phí EVN đã đầu tư liên quan đến
mặt bằng Dự án, các hạng mục hạ tầng dùng chung để hoàn trả EVN và thực hiện
nghĩa vụ tài chính đối với các hạng mục hạ tầng dùng chung sau này.
3. Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành công tác đàm phán Hợp đồng Mua
bán khí và Hợp đồng Mua bán điện, Dự án được đầu tư theo hình thức IPP và theo
quy định thì giá điện của Dự án tuân thủ theo khung giá phát điện bằng nhiên liệu
khí do Bộ Công Thương ban hành, phải tham gia thị trường điện cạnh tranh.
4. Đấu nối Nhà máy với Hệ thống điện quốc gia
- Về lưới điện đấu nối:
+ Theo Quyết định số 4032/QĐ-BCT ngày 07/10/2016 của Bộ Công
Thương về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch Trung tâm điện lực Ô
Môn, Dự án NMNĐ Ô Môn II được phê duyệt đấu nối ở cấp điện áp 500 kV vào
SPP 500 kV TTĐL Ô Môn.
2

+ Về trách nhiệm đầu tư lưới điện đấu nối: Kiến nghị Cục Điện lực và Năng
lượng tái tạo báo cáo Bộ Công Thương yêu cầu Chủ đầu tư Dự án NMNĐ Ô Môn
II thực hiện đầu tư và quản lý vận hành các công trình lưới điện phục vụ đấu nối
Nhà máy vào SPP 500 kV TTĐL Ô Môn của EVN/EVNNPT.
- Tính toán trào lưu công suất:
+ TVTK cập nhật lại cấu hình nguồn và lưới điện khu vực theo dự thảo Quy
hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình
số 6277/TTr-BCT ngày 08/10/2021 để thực hiện tính toán trào lưu công suất các
năm 2030, 2035 để kiểm tra khả năng giải toả công suất các nhà máy điện trong
TTĐL Ô Môn.
+ TVTK bổ sung tính toán chế độ sự cố máy biến áp 500 kV SPP TTĐL Ô
Môn, chế độ phụ tải cực tiểu cho kịch bản vận hành bình thường (trong hồ sơ chỉ
có chế độ cực đại).
- Tính toán dòng ngắn mạch:
+ Kiểm tra, tính toán lại dòng ngắn mạch phía 500 kV với đầy đủ các nguồn
và lưới đấu nối theo bản dự thảo Quy hoạch điện VIII, theo hồ sơ tính toán, trong
vòng 10 năm 2025 - 2035 dòng ngắn mạch này không thay đổi nhiều. Nếu dòng
ngắn mạch vượt quá giới hạn cho phép thì cần đề xuất sử dụng các thiết bị có
dòng ngắn mạch 63 kA.
+ Bổ sung tính toán dòng ngắn mạch tại thanh cái 220 kV TTĐL Ô Môn
cho các năm 2025, 2030, 2035.
5. Một số nội dung khác
- Tại Phần 1 – Thuyết minh Dự án, Tập 1 – Thuyết minh chung, Chương 5
- Cung cấp nhiên liệu: TVTK giả thiết lựa chọn hiệu suất tổ máy CCGT để tính
toán là 59,88%, đồng thời lựa chọn công suất tổ máy mức thiên cao (1.092 MW),
vì vậy khối lượng khí tính toán theo Tmax 6.000 giờ của NMNĐ Ô Môn II là
1,313 tỷ m3, từ đó kết luận khối lượng khí cấp từ thượng nguồn là 5,06 tỷ m3/năm
là không đủ khí cho các NMNĐ hạ nguồn, chỉ khi giảm Tmax của NMNĐ Ô Môn
I mới có thể đảm bảo đủ khí. Tuy nhiên, theo BCNCTKT Dự án NMNĐ Ô Môn
III thì hiệu suất tổ máy được chọn ở mức trên 60%, lượng khí tiêu thụ với Tmax
6.000 giờ là 1,25 tỷ m3, nên lượng khí 5,06 tỷ m3 cung cấp từ thượng nguồn là đủ
để vận hành các nhà máy điện hạ nguồn và đảm bảo tính khả thi. Do vậy, đề nghị
TVTK xem xét và làm rõ vấn đề nêu trên.
- Tại Chương 16 - Tổng mức đầu tư: TMĐT Dự án theo dự kiến là 1.304
triệu USD (Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 2,73 triệu USD, chi phí thiết
bị là 678,7 triệu USD, chi phí xây dựng là 99,3 triệu USD), cao hơn so với chi phí
của Dự án NMNĐ Ô Môn III cùng quy mô công suất, địa điểm và đặc tính đã
được EVN trình UBND thành phố Cần Thơ, Sở KH&ĐT thành phố Cần Thơ để
xin chủ trương đầu tư. Việc này sẽ làm tăng giá điện của Dự án, tăng chi phí mua
điện của EVN. Do vậy, đề nghị Nhà đầu tư và TVTK xem xét cập nhật, rà soát
tính toán lại Tổng mức đầu tư Dự án cho phù hợp.
3

- Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức IPP, do đó phải tham gia trực
tiếp thị trường điện theo quy định. Vì vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ
sở nhà máy vận hành theo cơ chế thị trường điện, dòng tiền bao gồm phần doanh
thu từ thị trường điện (theo giá thị trường) và một phần được tính toán từ giá điện
Hợp đồng theo cơ chế Hợp đồng sai khác (CfD) với các thông số thị trường điện,
từ đó tính toán đúng hiệu quả thực tế của nhà máy khi vận hành. Đồng thời, TVTK
và Nhà đầu tư cần có khuyến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về các cơ
chế đảm bảo việc tiêu thụ khí trong bao tiêu khí, đảm bào hiệu quả chung của cả
chuỗi dự án.
- Nhà đầu tư cần làm rõ, chứng minh khả năng thu xếp 25% vốn chủ sở hữu
và 75% vốn vay thương mại do có sự khác biệt tỷ lệ này so với quyết định chủ
trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và Giấy chứng nhận đầu tư của UBND
thành phố Cần Thơ.
- Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp lý quan
trọng vẫn còn thiếu như quyết định phê duyệt ĐTM, ý kiến thẩm duyệt PCCC,...và
các nội dung yêu cầu khác đã được TVTT nêu tại văn bản số 0194/VNL-TT3 ngày
26/01/2022 của Viện Năng lượng.
- Quy cách hồ sơ: Tại trang bìa hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các
bản vẽ kèm theo thiếu chữ ký và đóng dấu xác nhận của Nhà đầu tư, thiếu ký chữ
ký người lập và người chủ trì lập TĐMT theo quy định.
6. Đối với các kiến nghị Bộ Công Thương của Nhà đầu tư liên quan đến ưu
tiên cung cấp khí và bao tiêu sản lượng điện cho NMNĐ Ô Môn II: Đề nghị Bộ
Công Thương xem xét trên nguyên tắc đảm bảo công bằng cho tất cả các NMNĐ
trong TTĐL Ô Môn và lợi ích tổng thể của Chuỗi dự án khí - điện Lô B, trong đó
ưu tiên cấp khí trước cho NMNĐ Ô Môn IV theo tiến độ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kính báo cáo Cục Điện lực và Năng lượng tái
tạo xem xét./.

Nơi nhận: KT. TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như trên; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- TGĐ Trần Đình Nhân (để b/c);
- P.TGĐ Nguyễn Tài Anh;
- Lưu: VT, ĐT, KH, TTĐ.

Ngô Sơn Hải

You might also like