You are on page 1of 10

TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BAN KTSX
Số: Hà Nội,
Hà ngày09
Nội,ngày 09tháng
tháng1212 năm
năm 2022
2022
Số: 808/KTSX
BÁO CÁO
V/v ảnh hưởng của việc thay đổi tải đến vận hành các nhà máy nhiệt điện do
tăng trưởng mạnh của nguồn NLTT

Kính gửi: Đồng chí Ngô Sơn Hải – PTGĐ EVN


Trong thời gian qua, với việc phát triển mạnh nguồn NLTT (chủ yếu là điện
mặt trời và điện gió) đã gây ảnh hưởng lớn đến công tác điều độ, vận hành các
nguồn điện truyền thống trên hệ thống điện Quốc gia. Theo dự báo, tình trạng này
sẽ còn tiếp diễn trong tương lai và là nguy cơ lớn ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ vận
hành ổn định, khả năng huy động của các tổ máy phát điện truyền thống, đặc biệt
là các tổ máy nhiệt điện.
Ban KTSX kính báo cáo đồng chí PTGĐ một số nội dung cụ thể như sau:
I. Sự phát triển của nguồn NLTT
Hệ thống điện trong thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể về quy mô
công suất, đặc biệt là sự tăng trưởng các nguồn NLTT. Theo thống kê, đầu năm
2020 là 5.358MW, tính đến nay là 21.015MW (tăng hơn 292%), việc này làm ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình vận hành của các NMNĐ để đáp ứng theo nhu cầu của
hệ thống điện thể hiện ở tổng số lần huy động điều chỉnh tăng/ giảm tải (chưa tính
số lần khởi động – dừng tổ máy) để đảm bảo giữ ổn định tần số của hệ thống điện.
Chi tiết thống kê số lần thay đổi tải theo lệnh DIM của các NMNĐ trong giai
đoạn vận hành từ năm 2019 đến tháng 10/2022 của các nhà máy như biểu đồ dưới
đây:
Thống kê số lần thay đổi tải các NMNĐ giai đoạn 2019 - 10/2022

20000

15000

10000

5000

0
Thái Vĩnh Uông Bí Nghi Duyên Duyên Duyên Quảng Hải Phả Lại Phú Mỹ Vĩnh Mông
Bình Tân 4 Sơn 1 Hải 1 Hải 3 Hải 3MR Ninh Phòng Tân 2 Dương
1

2019 2020 2021 Lũy kế 10/2022

Theo biểu đồ nêu trên, hầu hết các NMNĐ đều có số lần tăng/ giảm tải gia tăng
theo thời gian trong giai đoạn vận hành từ năm 2019 – 10/2022, ngoại trừ các
2

NMNĐ Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 3 và Duyên Hải 3 MR sử dụng than nhập khẩu có
số lần tăng/ giảm tải năm 2022 có xu hướng thấp hơn so với các năm trước do các
tổ máy dừng vận hành (dự phòng) bởi giá nhiên liệu tăng cao.
II. Ảnh hưởng đến vận hành của NMNĐ
II.1. Phương pháp luận đánh giá ảnh hưởng tới suất tiêu hao nhiệt trong điều
kiện vận hành tăng/ giảm tải
Các NMNĐ được thiết kế vận hành ổn định, đảm bảo độ tin cậy thiết bị và hiệu
suất cao khi hoạt động ở chế độ tải nền với công suất phát định mức. Tuy nhiên, với
sự phát triển mạnh mẽ của NLTT đã ảnh hưởng rất nhiều đến huy động công suất
cũng như bị dao động, thay đổi phụ tải vận hành của các tổ máy.
Khi tổ máy nhiệt điện phải vận hành ở các chế độ tải khác nhau, chế độ thay
đổi tải dẫn đến các điều kiện vận hành không thể duy trì được như điều kiện đầu
vào của tính toán theo thiết kế, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tổ máy bắt đầu có
sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi do sự sai lệch các thông số nhiệt động học bởi
các nguyên nhân khách quan của chính thiết bị, cùng các yếu tố/ điều kiện khác do
phải đáp ứng huy động theo hệ thống điện làm cho hiệu suất chu trình có sự suy
giảm.
Tổ máy sau khi đạt mức chế độ phụ tải mới, các thông số nhiệt động, bao gồm:
Áp suất hơi mới, nhiệt độ hơi mới, nhiệt độ hơi tái nhiệt, nhiệt độ và áp suất hơi tại
các cửa trích, v.v.. sẽ phân bố/ hoạt động ổn định lại, theo đó mất một khoảng thời
gian nhất định do quá trình nhiệt trễ trong chu trình nhiệt của NMNĐ, không thể
kịp thời đáp ứng ngay/ hoặc duy trì vận hành ổn định được ở điều kiện tính toán
theo thiết kế.
Các dữ liệu, thông số nhiệt trên sơ đồ nhiệt nguyên lý của NMNĐ sẽ được truy
xuất, ghi nhận tại chế độ vận hành ổn định tại đầu vào và ra khỏi các thiết bị chính
như: Thông số tại tuabin, tại các cửa trích, tại các bình gia nhiệt, bình ngưng, bơm
cấp và quá trình quá độ của chế độ cháy lò hơi cùng hệ thống thiết bị có liên
quan.v.v... để phản ánh khách quan về tổng thể các đối tượng/ thông số/ thiết bị làm
cơ sở tính toán, so sánh.
Theo đó, để đánh giá ảnh hưởng của việc tăng/ giảm tải theo huy động của hệ
thống điện của các tổ máy nhiệt điện, các dữ liệu tính toán tiếp tục được lấy bằng
phương án trích xuất từ hệ thống theo dõi vận hành - điều khiển tự động lưu trữ của
tổ máy, các thông số, số liệu liên quan để xem xét, so sánh với các dữ liệu, thông
tin kỹ thuật ở chế độ tính toán vận hành ổn định ở chế độ phụ tải/ dải phụ tải đã xác
định/ hoặc thiết kế tương ứng.
Do đó, phương pháp đánh giá ảnh hưởng của việc tăng/ giảm tải cần xem xét,
tính toán là sự kết hợp đa dạng, bao gồm các bước như sau:
- Phương pháp tính toán theo lý thuyết, thiết lập và giải các phương trình cân
bằng vật chất/ cân bằng năng lượng theo sơ đồ nhiệt thực tế của tổ máy. Phân
tích trên cơ sở chu trình nhiệt động học hơi nước, theo các định luật bảo toàn
năng lượng và cân bằng dòng chuyển động của môi chất theo mỗi quá trình
diễn ra trong mỗi phần tử trên sơ đồ nhiệt nguyên lý.
- Thống kê, truy xuất dữ liệu vận hành tại các chế độ tương ứng trong thời gian
3

được lựa chọn đánh giá, loại bỏ các dữ liệu không thỏa đáng, dữ liệu bị nhiễu/
hoặc không tin cậy, không tương ứng với chế độ vận hành đang xem xét.
- Tiến hành thí nghiệm thực nghiệm, tính toán và so sánh, quy đổi về cùng một
mặt bằng/ hoặc cùng điều kiện để kiểm chứng trên chính đối tượng xem xét,
đánh giá theo chế độ vận hành ổn định/ hoặc theo hồ sơ thiết kế của thiết bị
với chế độ vận hành tương ứng.
II.2. Tình hình các NMNĐ trong điều kiện vận hành tăng/ giảm tải
1. Đối với NMNĐ than
a. Vấn đề phát sinh trong vận hành
Đặc điểm của các NMNĐ than nói riêng và NMNĐ nói chung là tổ hợp của
rất nhiều hệ thống thiết bị, do đó khả năng đáp ứng/ thay đổi trạng thái vận hành
(hay thay đổi quá trình nhiệt trễ) của các thiết bị lò hơi, tuabin trong chu trình phát
điện chậm nên gặp nhiều khó khăn khi điều kiện vận hành thay đổi công suất liên
tục và xảy ra các vấn đề sau:
- Gia tăng suất tiêu hao nhiệt và tỷ lệ điện tự dùng.
- Giảm tuổi thọ của các phần tử thiết bị, rủi ro gây sự cố, tăng chi phí SCBD.
- Trong trường hợp vận hành dao động ở tải thấp dễ gây ra ăn mòn tầng cánh
cuối của tuabin hạ áp do hơi ẩm.
b. Tình hình thực hiện suất tiêu hao nhiệt
Tình hình thực hiện suất tiêu hao nhiệt tinh thực tế lũy kế đến tháng 10/2022
và sau khi hiệu chỉnh bởi các nguyên nhân khách quan (nhiệt độ môi trường, chất
lượng than, vận hành tải thấp hơn so với PPA, hao hụt than…) và nguyên nhân chủ
quan (rò rỉ, chất lượng thiết bị, chế độ vận hành…) của các NMNĐ than như sau:
TH Lũy Sau HC
PPA TH Lũy kế Sau HC Lũy kế
kế Lũy kế
STT Nhà máy 2022 10.2022/ PPA 10.2022/ PPA
10.2022 10.2022
(kJ/kWh) 2022 (%) 2022 (%)
(kJ/kWh) (kJ/kWh)
1 Thái Bình 10.597 10.955 103,38 10.638 100,38
2 Vĩnh Tân 4 9.578 10.198 106,47 9.634 100,58
3 Uông Bí MR 10.511 10.835 103,08 10.439 99,31
4 Nghi Sơn 10.615 10.754 101,31 10.536 99,25
5 Duyên Hải 1 10.563 10.632 100,65 10.390 98,36
6 Duyên Hải 3 10.391 10.849 104,41 10.270 98,83
7 Quảng Ninh 10.505 11.229 106,90 10.847 103,25
8 Phả Lại 1 14.649 17.150 117,07 16.481 112,50
9 Phả Lại 2 11.019 11.197 101,62 10.738 97,45
10 Hải Phòng 10.339 11.009 106,49 10.425 100,84
11 Mông Dương 10.291 10.471 101,74 10.235 99,45
12 Vĩnh Tân 2 10.298 10.640 103,32 10.346 100,47
4

Theo bảng tổng hợp nêu trên, sau khi rà soát tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến
vận hành và tính toán quy đổi theo các đường cong hiệu chỉnh của nhà sản xuất,
phương án tính toán theo hướng dẫn tại Quyết định số 1327/QĐ-EVN ngày
08/09/2020 (QĐ1327) của EVN…, Ban KTSX đã tiến hành giảm trừ theo tất cả các
nguyên nhân (khách quan, chủ quan) đối với suất tiêu hao nhiệt tinh thực hiện. Tuy
nhiên sau khi giảm trừ, nhiều NMNĐ như: Thái Bình, Vĩnh Tân 4, Hải Phòng, Vĩnh
Tân 2 (ngoại trừ, NMNĐ Quảng Ninh và Phả Lại 1 bị ảnh hưởng rất lớn của việc
làm mát tuần hoàn và chất lượng thiết bị suy giảm nghiêm trọng) vẫn không đạt
được theo PPA.
Ban KTSX đánh giá một trong những nguyên nhân chính chưa được xem xét,
tính toán là việc các nhà máy vận hành tăng/ giảm tải theo thị trường điện. Ảnh
hưởng từ việc tăng/ giảm tải ảnh hưởng tới suất hao nhiệt của tổ máy cũng đã được
nghiên cứu và công bố trong nhiều bài báo, tài liệu chuyên ngành quốc tế. 1
c. Phương án đánh giá ảnh hưởng tới suất tiêu hao nhiệt trong điều kiện vận
hành tăng/ giảm tải
Hiện tại, 02 phương pháp đang được sử dụng để xác định gia tăng suất tiêu
hao nhiệt do quá trình tăng/ giảm tải như sau:
(i) Phương pháp áp dụng đường đặc tuyến:
- Xem xét, áp dụng suất tiêu hao nhiệt tinh tại đường đặc tuyến thực hiện theo
Quyết định 52/QĐ-ĐTĐL ngày 04/8/2015 về Quy trình hướng dẫn thực hiện
thí nghiệm đo đặc tuyến tổ máy phát điện của NMNĐ đốt than tham gia thị
trường điện lực cạnh tranh.
- Trong thí nghiệm đo đặc tuyến tại các phụ tải vận hành khác nhau có điều
kiện (phụ tải vận hành với công suất ổn định, không thổi bụi), theo đó suất
tiêu hao nhiệt tinh đo đặc tuyến (1) so sánh với suất tiêu hao nhiệt tinh tại
điều kiện thực tế vận hành (2). Chênh lệch suất tiêu hao nhiệt ở cùng mức tải
(2) – (1) được coi là gia tăng suất tiêu hao nhiệt bởi vận hành tăng/ giảm tải.
Nhận xét: Phương pháp đánh giá này có độ tin cậy rất thấp vì điều kiện đo đặc
tuyến chỉ được xác định theo thí nghiệm thực tế hiện trạng thiết bị tại thời điểm đo
và không được quy đổi về điều kiện tiêu chuẩn/ thiết kế. Ngoài ra, tính toán suất
tiêu hao nhiệt còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bất định khác như: Điều kiện
môi trường, chất lượng than, chất lượng thiết bị, chế độ vận hành…
(ii) Phương pháp thống kê, loại trừ các nguyên nhân ảnh hưởng:
Thống kê từ kết quả tính toán hiệu suất hàng ngày và loại trừ nguyên nhân ảnh
hưởng khác để đánh giá sự khác biệt/ thay đổi về suất tiêu hao nhiệt khi tần suất
tăng/ giảm tải, cụ thể như sau:
- (1): Thống kê tần suất tăng giảm tải tổ máy hàng tháng theo yêu cầu.
- (2): Thống kê giá trị suất tiêu hao nhiệt tại mức tải định mức theo thiết kế/
Perfomance Test (PT).

1
An Optimized Procedure for Determining Incremental Heat Rate Characteristics - A. H. Noyola, W. M. Grady, G. L. Viviani - IEEE Transactions on Power
Systems,Vol. 5,No. 2, May 1990
Updating Thermal Power Plant Efficiency Measures and Operational Characteristics for Production Cost Modeling – Gavin Newsom, Governor - Gavin Newsom,
Governor
5

- (3): Suất tiêu hao nhiệt thực tế của nhà máy hàng tháng thực hiện (thống kê
theo giá trị trung bình tính toán hàng tháng theo hướng dẫn tại QĐ1327).
- (4): Tính toán tổng các nguyên nhân dẫn tới suất hao nhiệt tăng cao trong quá
trình vận hành thực tế so với điều kiện thiết kế, bao gồm các nguyên nhân do
ảnh hưởng yếu tố bên ngoài (công suất phát, nhiệt độ nước tuần hoàn làm
mát, độ ẩm, hydro trong than,….) và các yếu tố bên trong (thổi bụi, tổn thất
nhiệt khói thoát, UBC trong tro - xỉ, tiêu tốn hơi tự dùng trong chu trình nhiệt,
suy giảm công suất do hao mòn thiết bị theo thời gian,…) hàng tháng.
- (5): Chênh lệch giữa kết quả thống kê thực hiện thực tế và suất tiêu hao nhiệt
tính toán từ giá trị PT có suy giảm theo điều kiện vận hành thực tế, các điều
kiện gia tăng suất tiêu hao nhiệt khác chính là “yếu tố không tính toán được”.
Do đó, suất tiêu hao nhiệt tăng do “yếu tố không tính toán được” được tính
bằng = (3) – {(2)+(4)} được coi là nguyên nhân suy giảm hiệu suất/ hay gia
tăng suất tiêu hao nhiệt do mất ổn định hệ thống thiết bị trong quá trình tăng/
giảm tải của tổ máy nhiệt điện.
Nhận xét: Phương pháp đánh giá này có độ tin cậy cao phương pháp áp dụng
đường đặc tuyến. Tuy nhiên, đối với việc tăng/ tải ở các điều kiện khác nhau về số
lần thay đổi tải, đặc biệt là dải công suất thay đổi sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới suất tiêu
hao nhiệt khác nhau. Do vậy, cần thiết phải thực hiện thí nghiệm xác định khả năng
ảnh hưởng đến gia tăng suất tiêu hao nhiệt theo số lần tăng/ giảm và dải công suất
thay đổi tải theo điều độ hệ thống điện.
2. Đối với NMNĐ khí
Ngoài việc ảnh hưởng bởi tăng/ giảm tải tương tự như các NMNĐ than, vận
hành các NMNĐ Tuabin khí còn phát sinh nhiều rủi ro lớn về vận hành thiết bị, chi
phí phát sinh khi các tổ máy phải vận hành trong điều kiện daily Start/ Stop, thống
kê đối với NMNĐ Phú Mỹ trong giai đoạn vận hành từ năm 2010 đến tháng 10/2022
như biểu đồ dưới đây:

- Theo số liệu thống kê từ năm 2010 ÷ 2020 cho thấy, tổng số lần khởi động
của các tổ máy NMNĐ Phú Mỹ là 303 lần, tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến
6

tháng 10/2022, tổng số lần dừng, khởi động các tổ máy là 1002 lần (tổng số
lần khởi động các tổ máy định mức theo PPA là 94 lần/ năm), gấp 3,3 lần
tổng số lần khởi động của 10 năm trước đó.
- Tính riêng 10 tháng đầu năm 2022, tổng số lần khởi động 09 tổ máy GTs đã
gấp 12,76 lần so với định mức trong PPA.
Như vậy, kể từ khi nhu cầu phụ tải hệ thống điện thay đổi lớn bởi nguồn NLTT
dẫn đến NMNĐ Phú Mỹ (bao gồm cả NMNĐ Bà Rịa) bị ảnh hưởng rất lớn đến việc
huy động các tổ máy, thường xuyên phải ngừng máy dự phòng và khởi động.
Với tình trạng dừng – khởi động (bao gồm cả tăng/ giảm tải) các tổ máy nhiều
lần như 02 năm gần đây ảnh hưởng rất lớn đến suất hao nhiệt, làm tăng chi phí sản
xuất trong khi doanh thu sản lượng điện suy giảm do thay đổi cơ cấu liên quan đến
việc huy động nguồn điện, số liệu thống kê cụ thể như sau:
Đơn vị tính BTU/kWh
Năm Phú Mỹ 1 Phú Mỹ 2.1 Phú Mỹ 4 Nhà máy
Năm 2019 7.270,2 7.618,7 7.317,2 7.405,0
Năm 2020 7.358,4 7.532,9 7.344,8 7.412,0
Năm 2021 7.415,0 7.541,0 7.399,0 7.395,0
Năm 2022 7.393,2 7.726,0 7.410,4 7.479,9
So sánh 2022/2019 Tăng 123,0 Tăng 107,4 Tăng 93,2 Tăng 74,9
So với thời điểm năm 2019, suất hao nhiệt lũy kế đến tháng 10/2022 của Phú
Mỹ 1 tăng 123 BTU/kWh, Phú Mỹ 2.1 tăng 107,4 BTU/kWh và Phú Mỹ 4 tăng
93.2 BTU/kWh, ngoài ra còn rất nhiêu chi phí liên quan khác như: Lượng nước
demin xả bỏ, sửa chữa thay thế thiết bị phát sinh, rút ngắn thời gian SCL…
III. Đánh giá, nhận xét
Tăng trưởng các nguồn NLTT từ đầu năm 2020 là 5.358MW, tính đến nay là
21.015MW (tăng hơn 292%) và theo Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc
gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (kịch bản phụ tải cơ sở) với quá
trình xâm nhập của NLTT ngày càng cao theo tỷ lệ (%) tổng cơ cấu nguồn điện như
biểu đồ sau:
50
43.7
45 39.6
40 34.7
35 29.8 28.8
30 26
24
25 21.9
19.6 19.9
16.8 16.8 18.1
20 15.9
13.5
13
15 11
10
5 1 2 2.3 2 1.9 1.9
0
2020 2025 2030 2035 2040 2045

Điện gió Điện mặt trời Điện sinh khối và NLTT khác Tổng
7

Do đặc thù của nguồn NLTT (hiện tại chủ yếu là điện mặt trời chiếm khoảng
79%) là công suất tăng nhanh trong thời gian từ sáng đến trưa và giảm nhanh vào
thời gian chiều tối cùng với nhiều biến động bất thường liên quan đến điều kiện thời
tiết nên các nguồn điện truyền thống thường xuyên phải thay đổi công suất phát để
đảm bảo giữ ổn định tần số. Theo đó từ năm 2020 tới nay và trong thời gian tới, các
NMNĐ (than, dầu, khí) sẽ tiếp tục gặp nhiều các vấn đề rủi ro, vướng mắc hơn trong
QLVH thiết bị như sau:
- Phương thức vận hành ngày càng thay đổi, các tổ máy nhiệt điện phải tăng
giảm công suất nhiều lần trong ngày từ Pmin lên Pmax và ngược lại làm giảm
tuổi thọ thiết bị, thậm chí có những tổ máy điều chỉnh tăng tải chưa đến công
suất theo lệnh điều độ đã phải giảm tải hoặc ngược lại, đây là một trong những
nguy cơ rủi ro xảy ra sự cố đối với hệ thống thiết bị nhiệt, đặc biệt là các
đường ống áp lực lò hơi.
- Chế độ làm việc kinh tế nhất của các tổ máy nhiệt điện khi công suất phát
bằng hoặc tiệm cận với công suất định mức và duy trì ổn định trong thời gian
dài. Việc thường xuyên thay đổi công suất phát và phải vận hành ở dải công
suất thấp thường bị dao động sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu vận hành, đặc
biệt là suất tiêu hao nhiệt và tỷ lệ điện tự dùng.
- Gia tăng suất tiêu hao nhiệt do tăng/ giảm tải có thể coi là nguyên nhân khách
quan, tuy rằng vẫn phụ thuộc vào chiến lược chào giá của các đơn vị phát
điện trong thị trường điện.
- Đối với NMNĐ khí, phương thức vận hành daily Start/ Stop dẫn đến phát
sinh các chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiết bị của các tổ máy, tăng tỷ lệ
điện tự dùng và suất tiêu hao nhiệt, rủi ro gây sự cố tổ máy tăng cao, tăng số
giờ EOH dẫn đến rút ngắn chu kỳ SCBD.
- Hiện tại, gia tăng suất tiêu hao nhiệt, điện tự dùng do ảnh hưởng của việc
tăng/ giảm tải tới vận hành của các NMNĐ vẫn chưa có một phương án tính
toán, xác định thỏa đáng nên vẫn chưa đánh giá hết được một cách tường tận
ảnh hưởng của nguyên nhân này. Đối với các loại hình phát điện, NMNĐ là
một trong những loại hình phức tạp nhất với tổ hợp của rất nhiều hệ thống
thiết bị, tính chất bất định của nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra và các nguyên
nhân chủ quan, khác quan, theo đó phương án xác định gia tăng suất tiêu hao
nhiệt, điện tự dùng bằng các thí nghiệm, thực nghiệm vẫn là giải pháp thiết
thực, chính xác và có độ tin cậy cao nhất để đánh giá ảnh hưởng của việc
tăng/ giảm tải tới vận hành của các tổ máy phát điện.
IV. Giải pháp thích ứng vận hành với sự tăng trưởng của nguồn NLTT
Với xu thế phát triển của NLTT hiện tại và trong tương lai, các đơn vị phát
điện truyền thống bắt buộc phải có giải pháp để thích nghi với điều kiện mới, trong
đó tập trung vào một số nội dung sau:
1. Duy trì tổ máy vận hành an toàn, tin cậy, kinh tế
Đây là giải pháp căn cơ và bền vững nhất để đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng
các điều kiện vận hành của hệ thống điện và thị trường điện, tối đa hóa doanh thu,
lợi nhuận:
8

- Đảm bảo chất lượng công tác SCBD (bao gồm sửa chữa thường xuyên, sửa
chữa đột xuất, SCL), yêu cầu thực hiện đồng bộ và có chất lượng các công
tác: Khảo sát, đánh giá tình trạng thiết bị, lập PAKT chi tiết, chuẩn bị đầy đủ
vật tư, thiết bị thay thế, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cùng
với công tác điều phối, giám sát, nghiệm thu của các đơn vị quản lý thiết bị.
- Đảm bảo đủ nhiên liệu cho các tổ máy, đặc biệt là nhiên liệu than trong giai
đoạn mùa khô và mùa tích nước để đáp ứng yêu cầu huy động cao của hệ
thống cũng như tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận.
- Làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng than (bao gồm cả than
nhập khẩu, than antraxite, than pha trộn nhập khẩu), tiến hành trộn than và
đốt than trộn để các tổ máy vận hành an toàn, kinh tế, hạn chế phát sinh sự
cố thiết bị do các thông số kỹ thuật than sử dụng sai khác với than thiết kế.
- Kiểm soát chặt chẽ các khâu tiếp nhận, vận chuyển, lưu kho; Nâng cao năng
lực hiệu chỉnh chế độ làm việc của tổ máy, đặc biệt là lò hơi để thích ứng với
chất lượng than đầu vào và chế độ vận hành theo yêu cầu của hệ thống điện
trong điều kiện thường xuyên tăng/ giảm tải.
- Thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng các giải pháp/ nội dung
triển khai trong Đề án nâng cao độ tin cậy và hiệu suất vận hành các nhà máy
điện giai đoạn 2021 – 2025 đã được EVN/ GENCOs phê duyệt.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu các sự cố chủ quan
Trong phạm vi các NMNĐ, hầu hết các sự cố liên quan đến yếu tố chủ quan,
do đó cần giảm thiểu dạng sự cố này thông qua các giải pháp:
- Củng cố đội ngũ nhân viên vận hành thông qua việc siết chặt kỷ luật và đảm
bảo chất lượng công tác đào tạo, sát hạch nghề, đặc biệt đối với các chức
danh Trưởng ca, Trưởng kíp, Lò trưởng, Máy trưởng.
- Ban hành đầy đủ quy trình vận hành, xử lý sự cố, SCBD thiết bị và giám sát
chặt chẽ việc tuân thủ quy trình, cập nhật liên tục và sửa đổi các quy trình
phù hợp với điều kiện thực tế.
- Phổ biến chung cho các đơn vị về các sáng kiến cải tiến kỹ thuật tiêu biểu,
có khả năng áp dụng chung.
- Thực hiện, áp dụng có hiệu quả Cẩm nang sự cố nhà máy điện để học hỏi lẫn
nhau và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả, tổ chức các buổi hội thảo, trao
đổi kinh nghiệm về vận hành, xử lý sự cố giữa các đơn vị phát điện của EVN.
3. Xây dựng chiến lược chào giá hiệu quả
Xây dựng bản chào giá phù hợp, thường xuyên cập nhật các thông tin ảnh
hưởng đến thị trường phát điện như: Phụ tải, thời tiết, thủy văn, chế độ vận hành
lưới điện… cũng như tình hình vận hành/ đáp ứng của các tổ máy để có chiến lược
chào giá phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận tại các đơn vị nhiệt điện.
V. Kiến nghị
Với các phân tích nêu trên cho thấy ảnh hưởng của nguồn NLTT tới vấn đề
vận hành các NMNĐ là tương đối lớn, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương án
xác định, tính toán suất tiêu hao nhiệt và điện tự dùng gia tăng do tăng/ giảm tải.
9

Do đó để xác định suất tiêu hao nhiệt do tăng/ giảm tải đối với NMNĐ (suất
tiêu hao nhiệt và điện tự dùng khởi động đối với NMNĐ khí) với mục đích giúp các
đơn vị trong việc đánh giá khả năng vận hành hệ thống thiết bị của nhà máy, ảnh
hưởng đến hiệu suất vận hành/ suất tiêu hao nhiệt, điện tự dùng và các chi phí phát
sinh khác. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị nhiệt điện trong việc đánh giá tình trạng
thiết bị nhằm lập kế hoạch/ phương án SCBD/ vật tư thiết bị thay thế, theo dõi
QLVH thiết bị, đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược chào giá hiệu quả trong
thị trường phát điện cạnh tranh nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, Ban
KTSX kính kiến nghị đồng chí PTGĐ giao Ban KTSX:
1. Ghi nhận và đánh giá ảnh hưởng của việc tăng/giảm tải thường xuyên của
các tổ máy tới kết quả thực hiện suất hao nhiệt của các đơn vị trong năm
2022.
2. Chủ trì, xây dựng hướng dẫn đo đạc, xác định ảnh hưởng đến suất tiêu hao
nhiệt và điện tự dùng do tăng/ giảm tải và khởi động do nguồn NLTT theo:
Gam công suất, nhiên liệu sử dụng, công nghệ phát điện… và hướng dẫn
các đơn vị đo đạc, đánh giá ảnh hưởng tại các nhà máy trong thời gian tới,
chi tiết như Phụ lục đính kèm.
3. Sau khi đo đạc, đánh giá để xác định, tính toán ảnh hưởng tới vận hành của
các NMNĐ, tiếp tục thống kê và tổng hợp cho giai đoạn vận hành sau này,
báo cáo Lãnh đạo EVN.
4. Trong dài hạn, với sự phát triển mạnh của NLTT, tổng hợp số liệu ảnh
hưởng tới vận hành của các NMNĐ, đề xuất báo cáo các cấp có thẩm quyền
về việc đưa vào đàm phán bổ sung, hiệu chỉnh PPA.
Trên đây là báo cáo ảnh hưởng của việc thay đổi tải đến vận hành các nhà máy
nhiệt điện do tăng trưởng mạnh của nguồn NLTT, Ban KTSX kính báo cáo đồng
chí PTGĐ xem xét, chỉ đạo.
Trân trọng./.
Nơi nhận: KT. TRƯỞNG BAN
- Như trên; PHÓ TRƯỞNG BAN
- Trưởng Ban (để b/c);
- Lưu: KTSX.

Tạ Tuấn Anh
Ý kiến phê duyệt của PTGĐ Ngô Sơn Hải
Đồng ý
10

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM


Gam Nhiên
Hạng mục thực Công nghệ Đơn vị thực Áp dụng tương
công liệu sử
hiện phát điện hiện đương
suất dụng

Bitum/ Duyên Hải 3,


600 SC Vĩnh Tân 4
á bitum 3MR
Ảnh hưởng đến GENCO1/
suất tiêu hao nhiệt 600 Antraxit Sub - SC Vĩnh Tân 2
Duyên Hải 1
tinh do vận hành
trong điều kiện Sub – SC
tăng/ giảm tải ở các 600 Antraxit (tầng sôi
GENCO3/
chế độ thay đổi Mông Dương 1
tuần hoàn)
công suất, phụ tải
cho các NMNĐ
Quảng Ninh,
than
Uông Bí, Nghi
300 Antraxit Sub - SC Thái Bình
Sơn 1, Hải
Phòng, Phả Lại 2

Ảnh hưởng đến suất tiêu hao nhiệt tinh và điện tự


dùng do vận hành trong điều kiện daily Start/ Stop GENCO3/ Phú
từ lúc khởi động đến khi tổ máy mang đầy tải đối Mỹ
với NMNĐ khí

You might also like