You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
KHOA NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Học phần: HE4171: Cơ sở nguồn và công nghệ năng lượng


Đề thi kết thúc học phần Học kỳ 2021-1

Giảng viên: PGS.TS. Phạm Hoàng Lương


Lớp thi:.. . Lớp học: 129636
Thời gian thi: kíp 5 ngày 26.02.2022 từ 17h00-18h30.
Phương thức thi: ON-LINE trên MS TEAMS.

CÂU HỎI

CÔNG NGHỆ ĐỐT THAN ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN


1. Vẽ sơ đồ và nêu nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt than bột (Pulverized Coal, PC) và lò hơi đốt than kiểu
lớp sôi tuần hoàn (Circulating Fluidized Bed, CFB) được sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện đốt than. Nêu
ưu điểm, tồn tại và phạm vi ứng dụng của 2 loại hình công nghệ này trong khu vực sản xuất điện năng.
2. Liệt kê và mô tả các giải pháp công nghệ làm giảm ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện đốt
than.

CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI


3. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị sưởi ấm có sử dụng năng lượng mặt trời được thể hiện trong Hình 1, bao
gồm: i) Quạt thổi, ii) Bộ thu năng lượng mặt trời (dạng tấm phẳng), iii) Buồng lưu giữ nhiệt (đá cuội/ đá
granite), iii) Các van 3 ngả C,D,E,F, iv) Thiết bị gia nhiệt bổ sung kiểu điện trở.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống sưởi sử dụng năng lượng mặt trời (Solar Space Heating System)

Dựa trên quan điểm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời và các thiết bị hiện có của hệ thống sưởi nêu
trên, hãy mô tả quy trình vận hành (bao gồm cả quy trình đóng mở các van 3 ngả C,D, E và F) của hệ thống,
ứng với các chế độ sau:
 Chế độ 1: Không có nhu cầu sưởi ấm, có năng lượng mặt trời;
 Chế độ 2: Có nhu cầu sưởi ấm, có năng lượng mặt trời nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu sưởi;
 Chế độ 3: Có nhu cầu sưởi ấm, không có năng lượng mặt trời, có nhiệt trong buồng lưu trữ nhưng không
đủ để đáp ứng nhu cầu sưởi;
 Chế độ 4: Có nhu cầu sưởi ấm, không có năng lượng mặt trời, không có nhiệt trong buồng lưu trữ.

4. Nêu khái niệm, ưu điểm và tồn tại của 2 loại hình công nghệ quang điện mặt trời (Solar Photovoltaics
Technology, Solar PV): i) Công nghệ quang điện mặt trời quy mô lớn nối lưới (Large-scale grid connected
Solar PV technology), ii) Công nghệ quang điện mặt trời áp mái (Rooftop Solar PV technology).

NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN

Trang 1/Số trang:2


5. Vẽ sơ đồ và trình bầy nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy điện kiểu bơm chứa (Pumped Storage Plant)
hay thủy điện tích năng. Nêu lợi ích của việc áp dụng loại hình công nghệ này trong việc vận hành hệ
thống điện với sự tham gia của cả các nguồn năng lượng hóa thạch và nguồn năng lượng tái tạo?

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
6. Bảng 1 thể hiện các số liệu về nguồn sản xuất điện ở Việt Nam cho các năm 2025 và 2030 theo: i) Quy
hoạch điện VII điều chỉnh (đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2016); và ii) Dự thảo Quy hoạch điện VIII
cho các năm 2025 và 2030 (dự kiến sẽ được Thủ tướng phệ duyệt trong Quý 1.2021).
Bảng 1 Nguồn điện Việt Nam theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh và
theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII (đơn vị: MWe)

a. Hãy nhận xét sự thay đổi về định hướng phát triển nhiệt điện than (NĐ than), nhiệt điện khí và dầu
(NĐ khí+dầu), điện gió, điện mặt trời (điện MT) trong các năm 2025 và 2030 theo Dự thảo Quy
hoạch điện VIII so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh?

b. Giả thiết các nhà máy NĐ than, NĐ khí + dầu, điện gió và điện MT luôn vận hành ở chế độ công
suất đặt. Thời gian vận hành cực đại của các nhà máy NĐ than và NĐ khí+dầu là 6.200 giờ/năm;
của điện gió là 1.800 giờ/năm, của điện MT là 2.500 giờ/năm. Hãy tính tỷ lệ điện gió và điện mặt
trời so với toàn bộ hệ thống điện Việt nam cho các năm 2025 và 2030 theo Dự thảo Quy hoạch
điện VIII theo:
 Công suất đặt toàn hệ thống,
 Sản lượng điện toàn hệ thống.
Hãy nhận xét / bình luận về kết quả tính toán thu được.

HẾT

Trang 2/Số trang:2

You might also like