You are on page 1of 93

CBHD: TS.

Trương Việt Anh 1

CHƯƠNG O

GIỚI THIỆU

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 2

0.1. Đặt vấn đề


Nguồn năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay chủ yếu là năng lượng hóa
thạch như: than đá, dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên… Các nguồn
năng lượng này là hữu hạn, nó chỉ có thể đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng của
chúng ta trong một thời gian nhất định. Do đó, càng ngày người ta càng lo ngại về
một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra làm thay đổi nền văn minh của loài
người, bởi vì thế giới vẫn còn đang phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Dầu,
than đá và khí đốt chiếm khoảng 75% nhu cầu năng lượng thế giới, mỗi ngày trên
thế giới sử dụng đến 80 triệu thùng dầu. Và đương nhiên trong tương lai nhu cầu
toàn cầu về dầu hỏa sẽ vượt xa khả năng cung cấp. Từ năm 1985, tốc độ khai thác
dầu và tiêu thụ đã vượt xa tốc độ khám phá trữ lượng dầu mới. Công ty BP dự đoán
rằng với tốc độ sử dụng như hiện nay, thì chỉ trong vòng 40 năm nữa sẽ cạn kiệt
nguồn dầu hoả [5]. Mặt khác, sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch để lại nhiều hậu
quả về ô nhiễm môi trường, gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần làm gia tăng nhiệt
độ trái đất…
Để giải quyết các vấn đề này, một mặt chúng ta phải khai thác và sử dụng các
nguồn năng lượng hóa thạch này một cách hợp lý, mặt khác chúng ta phải tìm ra các
nguồn năng lượng khác để thay thế. Thế giới đang tìm kiếm một nguồn năng lượng
tái sinh có thể cung cấp năng lượng một cách bền vững trong tương lai, nguồn năng
lượng ấy có thể kể đến như: năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt
trời… hoặc là nguồn năng lượng tái sinh khác. Trong đó công nghệ về năng lượng
gió đang được thế giới chú trọng phát triển để khai thác. Các chính phủ đã đón nhận
các công nghệ này một cách hết sức nghiêm túc và đưa ra các mục tiêu đầy tham
vọng cho sản lượng điện tạo ra từ các nguồn năng lượng tái sinh trên. Người dân
ngày càng ý thức về sự tàn phá và ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiên liệu hoá
thạch và năng lượng hạt nhân. Trong khi các nguồn năng lượng tái sinh có thể khai
thác tự do và không bao giờ cạn kiệt. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng sạch
có thể thay thế các nguồn năng lượng truyền thống. Các ứng dụng của nó tại các
nước đang phát triển giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính và giữ gìn được các nguồn
năng truyền thống đang cạn kiệt. Các quốc gia đã và đang phát triển đều xem năng
lượng gió là nguồn năng lượng lý tưởng phù hợp với xu hướng phát triển mới của
nhân loại, được ưu tiên đầu tư hàng đầu trong các chính sách về năng lượng. Khi sử
dụng năng lượng gió có những thuận lợi như sau [5]:
- Giảm hay thay thế việc xây dựng các nhà máy điện truyền thống dùng năng
lượng hóa thạch.
- Không gây ô nhiễm môi trường khi turbine vận hành sản xuất điện năng.
- Là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 3
- Dễ dàng tăng thêm công suất khi cần thiết.
- Việc lắp đặt và xây dựng các turbine gió tương đối nhanh.
- Mặc dù năng lượng gió hiện nay có giá đắt hơn nhiều so với nguồn năng lượng
truyền thống, nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu và sự gián đoạn
cung cấp.
- Ở các nước phát triển nhà nước hỗ trợ về thuế và các ưu đãi khác.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với các nhà máy năng lượng khác, khi
cùng sản xuất ra một đơn vị năng lượng. Số người làm việc cho các trung tâm năng
lượng gió trên khắp thế giới khoảng 100000 công nhân. Một Megawatt điện gió cần
từ 2.5 – 3.0 nhân công làm việc.
- Các turbine gió mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân và các chủ đất từ
nguồn thu cho thuê đất nơi đặt các máy phát điện gió, mà không làm ảnh hưởng đến
việc canh tác ngay trên mảnh đất đó.
- Công nghệ năng lượng gió có thể thay đổi cho nhiều ứng dụng có công suất từ
nhỏ đến lớn. Thời gian từ khi khảo sát đến lắp đặt và vận hành ngắn và có những
thuận lợi khác mà các nhà máy điện kiểu truyền thống không làm được.
Hiện nay năng lượng gió ở Việt Nam với lợi thế bờ biển trải dài 3260 km và
gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ [15] rất có tiềm năng, theo đánh giá của Ngân hàng thế
giới thì tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam so với các nước trong khu vực là
tương đối khá, nhưng so với thế giới thì vẫn thấp. Việc khai thác năng lượng gió ở
Việt Nam còn rất hạn chế, một phần là do nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ thích
hợp và cũng do chế độ gió ở Việt Nam là không cao chỉ tập trung ở một vài nơi, nên
khó phát triển trên diện rộng. Để các máy phát điện gió cỡ lớn hoạt động hiệu quả,
thì các máy này phải được đặt ở những nơi gió mạnh và năng lượng gió trên bình
diện rộng. Do vậy, với năng lượng gió ở Việt Nam sẽ thuận lợi khi dùng các loại
máy phát điện gió công suất nhỏ sẽ phù hợp với tiềm năng gió của Việt Nam.
Những loại máy phát điện gió công suất nhỏ phù hợp với các vùng ở nông thôn, các
vùng hải đảo và những vùng có tốc độ gió trung bình thay đổi nhiều.
Khi đi vào sản xuất các loại máy phát điện gió công suất nhỏ có hiệu suất cao
thì thường chi phí sản xuất khá cao và khó khăn trong việc sản xuất hàng loạt. Trong
máy phát điện gió có rất nhiều thông số có thể điều khiển, có thể thay đổi về cấp
điện áp, thay đổi hay lựa chọn tỷ số truyền để có tốc độ quay của máy phát là hiệu
suất cao nhất, nhưng khi thay đổi tỷ số truyền thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Do
đó, cần có các phương án đưa ra để nâng cao hiệu suất cho máy phát điện gió công
suất nhỏ. Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nâng cao hiệu suất của
máy phát điện gió công suất nhỏ” sẽ đưa ra những thay đổi như nâng cao cấp điện
áp để giảm thiểu tổn thất trong máy phát điện bằng cách thay đổi số vòng dây quấn
của máy phát điện, lựa chọn tỷ số truyền hợp lý cho bộ truyền động, lựa chọn số cực

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 4
phù hợp cho máy phát điện công suất nhỏ để nâng cao hiệu suất máy phát điện gió.
Lựa chọn kết hợp giữa tỷ số truyền của bộ truyền động với số cực của máy phát
không những nâng cao được hiệu suất của máy phát điện gió công suất nhỏ mà còn
mang lại hiệu quả kinh tế. Sau đó, xây dựng và đưa ra lưu đồ thiết kế và viết chương
trình thiết kế tự động nhằm nâng cao hiệu suất của máy phát điện gió công suất nhỏ
cũng như nâng cao hiệu suất quá trình thiết kế và thi công máy phát điện gió công
suất nhỏ nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như tiềm năng gió ở Việt Nam.
Cuối cùng sẽ thi công và tiến hành thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công
suất nhỏ có các thông số có thể thay đổi được để kiểm chứng.
0.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
1. Tìm hiểu và nghiên cứu về năng lượng gió.
2. Tìm hiểu về máy phát điện gió công suất nhỏ.
3. Xây dựng mô hình vật lý máy phát điện gió có thể thay đổi được các thông số.
4. Tiến hành thí nghiệm trên mô hình vật lý để nâng cao hiệu suất máy phát điện
gió công suất nhỏ.
5. Đưa ra lưu đồ thiết kế và viết chương trình thiết kế cho máy phát điện gió công
suất nhỏ.
6. Thi công máy phát điện gió công suất nhỏ có các thông số thay đổi được.
0.3. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài chỉ giới hạn các
vấn đề như sau:
 Nghiên cứu khái quát về năng lượng gió.
 Nghiên cứu về máy phát điện gió công suất nhỏ.
 Nghiên cứu về mối quan hệ của các thông số trong máy phát điện gió công suất
nhỏ.
 Nghiên cứu về mối quan hệ truyền động trong máy phát điện gió công suất
nhỏ.
 Tính toán để nâng cao hiệu suất cho máy phát điện gió công suất nhỏ.
 Xây dựng lưu đồ thiết kế và viết chương trình thiết kế tự động cho máy phát
điện gió công suất nhỏ.
 Thiết kế và thi công mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ có các thông số
có thể thay đổi được.
0.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Thu thập tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
2. Nghiên cứu tổng quan về năng lượng gió.
3. Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến máy phát điện gió.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 5
4. Nghiên cứu và xây dựng mô hình toán học về mối quan hệ giữa các thông số
làm ảnh hưởng đến hiệu suất của máy phát điện gió công suất nhỏ.
5. Thay đổi các thông số để có được hiệu suất là tốt nhất.
6. Thí nghiệm trên mô hình vật lý có các thông số thay đổi được và nhận xét kết
quả thí nghiệm.
7. Xây dựng, đưa ra lưu đồ thiết kế và viết chương trình thiết kế tự động cho máy
phát điện gió công suất nhỏ.
0.5. Các bước tiến hành
1. Thu thập, chọn lọc và nghiên cứu tài liệu liên quan.
2. Tìm hiểu về công nghệ máy phát điện gió và máy phát điện gió công suất nhỏ.
3. Xây dụng mối quan hệ giữa các thông số trong máy phát điện gió.
4. Xây dựng và đưa ra lưu đồ thiết kế cho máy phát điện gió công suất nhỏ.
5. Ứng dụng và thi công mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ.
6. Tiến hành thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ.
7. Viết chương trình thiết kế tự động cho máy phát điện gió công suất nhỏ.
0.6. Điểm mới của luận văn
 Xây dựng mô hình vật lý có thể thay đổi được các thông số để khảo sát hiệu
suất của máy phát điện gió công suất nhỏ.
 Xây dựng trình tự xác định hiệu suất của máy phát điện gió công suất nhỏ.
 Xây dựng lưu đồ thiết kế cho máy phát điện gió công suất nhỏ.
 Thiết kế và thi công mô hình máy phát điện gió có các thông số thay đổi được
và khảo sát trên mô hình các thông số có thể thay đổi được.
 Viết chương trình thiết kế tự động máy phát điện gió công suất nhỏ.
0.7. Giá trị thực tiễn của luận văn
 Nâng cao được hiệu suất cho máy phát điện gió công suất nhỏ, đưa ra lưu đồ
thiết kế và chương trình thiết kế tự động để nâng cao hiệu suất trong quá trình thiết
kế và thi công để sản xuất hàng loạt các máy phát điện gió công suất nhỏ dùng cho
các hộ gia đình, vùng nông thôn, cho các vùng hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, vùng có tốc độ gió thay đổi nhiều, gió quẩn, các vùng không thể đưa điện đến.
 Làm tài liệu tham khảo và làm nền tảng để phát triển hướng cho các nghiên
cứu sau này.
0.8. Nội dung của luận văn
Chương 0: Giới thiệu.
Chương 1: Tổng quan về năng lượng gió.
Chương 2: Tính toán và nâng cao hiệu suất của máy phát điện gió công suất nhỏ.
Chương 3: Mô hình – chương trình thiết kế tự động – kết quả thí nghiệm trên máy
phát điện gió công suất nhỏ.
Chương 4: Kết luận.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 7

1.1. Lịch sử phát triển máy phát điện gió


Hàng nghìn năm nay con người đã biết khai thác sức gió để vận hành các cỗ
máy phục vụ cho cuộc sống của mình, từ việc dựa vào sức gió để dong buồm ra
khơi cho đến vận hành các máy bơm nước hay xay ngũ cốc. Hình ảnh cối xay gió
trên những miền quê phương Tây đã trở nên tiêu biểu qua nhiều thế kỷ [5].

Hình 1.1. Turbine gió đầu tiên của Charles F.Brush, Cleveland, Ohio 1888 [25]
Đến cuối thế kỷ 19 chiếc máy phát điện dùng sức gió đầu tiên ra đời, với tên
gọi là turbine-gió để phân biệt với cối-xay-gió (biến năng lượng gió thành cơ năng).
Charles F Brush đã tạo ra chiếc turbine gió có khả năng phát điện đầu tiên trên thế
giới tại Cleveland, Ohio vào năm 1888 [14]. Giống như một cối xay gió khổng lồ có
đường kính 17m với 144 cánh bằng gỗ mỏng, Hình 1.1.
Năm 1891 nhà khí tượng học người Đan Mạch Poul The Mule Cour xây
dựng một turbine thử nghiệm ở Askov – Đan Mạch, Hình 1.2. Turbine gió này có
một rô to bốn cánh kiểu cánh máy bay và có trục quay nhanh hơn.

Hình 1.2. Turbine gió của Poul la Cour, Askov, Đan Mạch năm 1897 [25]

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 8
Năm 1922, kỹ sư người Phần Lan S.J.Savonius đã cải tiến nguyên lý đẩy của
khái niệm trục đứng bằng cách thay thế cánh buồm bằng hai cốc hình tròn, Hình 1.3.
Năm 1931, kỹ sư người Pháp George Darrieus phát minh ra turbine gió trục
đứng Darrieus. Dựa vào nguyên lý kéo, turbine này có hai (hoặc nhiều hơn) cánh
mềm dạng cánh máy bay. Một đầu cánh gắn ở đỉnh và một đầu gắn xuống đáy của
trục đứng chính turbine, giống như một cái máy đánh trứng khổng lồ. Sau đó những
mẫu thiết kế được cải tiến với cánh quạt có rãnh để hiệu suất turbine cao hơn.

Hình 1.3. Turbine gió trục đứng kiểu Savonius [26]


Năm 1950 kỹ sư Johannes Juhl, đã phát triển turbine gió 3 cánh có khả năng
phát điện xoay chiều, đây chính là tiền thân của turbine gió Đan Mạch hiện đại.
Cuộc khủng hoảng dầu hoả vào năm 1973, đã làm cho con người quan tâm trở lại
đến tính thương mại của năng lượng gió và làm tiền đề cho sự phát triển công nghệ
cao hơn tại Đan Mạch và Califonia.
Tuy nhiên mãi đến những năm 1980, công nghệ turbine gió mới đủ thuận lợi
để tồn tại, xét về mặt kinh tế, để các turbine gió cỡ lớn phát điện. Hầu hết các
nghiên cứu và phát triển đều tiến hành trên turbine trục ngang, mặc dù vẫn có các
nghiên cứu sâu hơn trên mẫu thiết kế trục đứng Darrieus ở Canada và Mỹ vào
những năm 1970 và 1980, mà đỉnh cao của nó là chiếc máy với đường kính rô to là
100m có công suất 4.2MW với tên gọi “Eole C” tại Cap Chat – Quebec, Hình 1.4.
Tuy nhiên nó chỉ vận hành được có 6 tháng thì hư hỏng cánh quạt, do sức chịu đựng
của cánh quạt quá kém.

Hình 1.4. Turbine gió trục đứng Darrieus kiểu “Eole C” tại Cap Chat, Quebec [24]

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 9
Châu Âu dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng gió, vào năm 1982 công suất tối
đa của các turbine gió chỉ có 50 kW. Đến năm 1995 các turbine gió thương mại đã
đạt công suất lên gấp 10 lần, tức khoảng 500 KW. Trong thời gian đó, chi phí xây
dựng các turbine gió giảm đột ngột, chi phí sản xuất điện năng giảm đi một nửa.
Một số lượng lớn turbine gió từ cỡ lớn trở thành loại cực nhỏ, vì sản lượng của
chúng chỉ vài KWh/tháng. Các turbine gió ngày nay được xây dựng với kích thước
lên đến 3 MW và đường kính là 100m. Hiện nay có nhiều nhà máy sản xuất turbine
gió kích thước lớn.
1.2. Năng lượng gió thế giới
Năng lượng gió trên thế giới hiện đang trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất,
đặc biệt là các Nước Cộng đồng châu Âu, công nghệ turbine gió có thể giải quyết
được các vấn đề: cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch, hiệu ứng nhà kính, tuân thủ
các điều khoản trong Nghị định Thư Kyoto về hiện tượng trái đất ấm dần lên.
Công suất lắp đặt năng lượng gió trên thế giới tăng theo hàm mũ, và tăng gấp
hai lần công suất của những năm cuối thập kỷ, Hình 1.5. Điều mà từ trước đến nay
không một công nghệ năng lượng nào làm được. Mặc dù phải đối diện với nhiều
khó khăn trong khâu truyền tải, cung cấp, nhưng thị trường năng lượng gió của năm
2006 tăng một cách chóng mặt tới 32% sản lượng năm 2005 [5].

Hình 1.5. Biểu đồ tăng trưởng công suất lắp đặt năng lượng gió theo năm
Năm 2006 tổng sản lượng điện gió toàn cầu đạt 74.223 MW, tức tăng thêm
15.197 MW so với năm 2005 là 59.091MW [5]. Những nước có sản lượng cao ấn
tượng nhất là:
- Đức : 20.621 MW
- Tây Ban Nha : 11.615 MW
- Hoa Kỳ : 11.603 MW
- Ấn Độ : 6.270 MW
- Đan Mạch : 3.136 MW

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 10
Với tình hình phát triển nhanh chóng như hiện nay tại các nước châu Âu, cho
thấy sản lượng của các nước này sẽ còn tiếp tục tăng. Mỹ và Canada cũng tích cực
phát triển mở rộng tăng công suất năng lượng gió.
Các nước Trung Đông, Viễn Đông và Nam Mỹ cũng bắt đầu đưa năng lượng
gió vào nền công nghiệp năng lượng của nước mình. Hiện tại các nước này có
những dự án phát triển đến năm 2010 đạt được sản lượng là 150 GW.
Tốc độ mở rộng phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính phủ, chính quyền các
nước cũng như cộng đồng quốc tế. Đây cũng là trách nhiệm chính cho các nước
trong việc tuân thủ cắt giảm lượng khí thải Carbon Dioxide theo Nghị Định Thư
Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Một làn sóng công nghệ mới đã và đang phát triển nhanh chóng với mục tiêu
tương lai là cải thiện công suất và giảm giá thành.
1.3. Năng lượng gió phân tán
Sự gia tăng nhanh chóng công suất lắp đặt hàng năm trên thế giới của ngành
công nghiệp năng lượng gió phần lớn là do các máy phát điện ngày càng lớn hơn,
hiệu suất cao hơn. Những cánh đồng gió với các máy phát cực lớn tập trung đã tạo
ra lượng điện năng không thua kém gì các nhà máy điện truyền thống. Tuy nhiên để
có thể làm được điều này thì không phải quốc gia nào, vùng đất nào cũng làm được.
Điều kiện gió đóng vai trò quyết định đến sản lượng điện tạo ra nhiều hay ít,
mô hình và kích cỡ máy phát. Việc hòa lưới các máy phát cỡ lớn cũng gặp rất nhiều
khó khăn vì làm mất ổn định hệ thống và chí phí tăng cao. Chính vì lẽ đó các hệ
thống năng lượng gió phân tán đang ngày càng được quan tâm. Các hệ thống này
thường có công suất nhỏ có thể vận hành ở những nơi vận tốc gió thấp, độc lập và
thích hợp cho các hộ gia đình, vùng nông thôn, làng, xã và cụm dân cư, vùng sâu,
vùng xa, hải đảo…
Các hệ thống năng lượng gió phân tán cung cấp nguồn năng lượng tái sinh
giúp cải thiện môi trường, làm giảm áp lực trên lưới điện đồng thời cũng tạo việc
làm, cung cấp nguồn năng lượng an toàn cho hộ gia đình, nông trại, trường học, nhà
máy, các tiện nghi công cộng, công ty điện và các vùng xa xôi hẻo lánh. Người Mỹ
đã đi tiên phong ở lĩnh vực công nghệ turbine gió công suất nhỏ từ những năm
1920, cho đến nay ngành công nghiệp này Mỹ vẫn là nước có công nghệ, nhà máy
và thị phần đứng đầu thế giới.
Các hệ thống gió phân tán thường cung cấp điện cho người dùng phía đồng
hồ điện mà không cần các đường dây truyền tải, đưa ra thêm một sự chọn lựa mang
tính cạnh tranh cao, giá thành thấp so với các hệ thống dùng tấm pin mặt trời mà
hiện nay đang được dùng nhiều ở các căn hộ trong thành phố. Các turbine phân tán

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 11
cỡ nhỏ tạo ra điện ở vận tốc gió thấp hơn so với các loại cỡ lớn của ngành điện lực
thường phải nằm ở những vùng có vận tốc gió cao. Từ những yếu tố đó, kết hợp với
việc giá điện ngày càng tăng, nhu cầu điện ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh ngành
công nghiệp máy phát điện gió phân tán phát triển, tạo thế cân bằng và mở rộng thị
trường một cách nhanh chóng.
Từ các số liệu khảo sát [3], cho thấy hiện nay ngành công nghiệp năng lượng
gió phân tán này có 7 phân đoạn thị trường, bao gồm:
- Loại cỡ nhỏ cho vùng hẻo lánh hay vùng không có lưới điện quốc gia.
- Loại dùng cho nhà riêng có lưới điện quốc gia.
- Trang trại, công ty và các ứng dụng gió công nghiệp cỡ nhỏ.
- Loại cỡ nhỏ dùng cho cho cụm dân cư.
- Các hệ thống gió - diesel.
- Bơm nước tưới tiêu.
- Khử muối trong nước.
1.3.1. Công nghệ điện gió phân tán trên thế giới
Thị trường máy phát điện gió phân tán xưa nay được biết là rất khó đánh giá,
vì nó nằm rải rác không tập trung. Thị trường công nghệ máy phát điện gió cỡ nhỏ
không giống như thị trường máy phát điện gió cỡ lớn. Hiện nay các nhà máy chế tạo
máy phát điện nhỏ của Mỹ đang dẫn đầu cả về công nghệ lẫn số lượng, họ chủ yếu
sản xuất các turbine gió nhỏ gồm nhiều chủng loại khác nhau và hầu như trên thế
giới cũng chỉ gần ấy các công nghệ.
Bảng 1.1 cho thấy tổng quan về tiềm năng thị trường gió thế giới thông qua
các phân đoạn thị trường và số liệu này cũng cho biết kích cỡ turbine gió cho từng
phân đoạn. Theo đó ta thấy mảng lớn nhất trên đồ thị như Hình 1.6, nếu tính theo
dung lượng Megawatt lắp đặt chính là gió cộng đồng. Về lịch sử Cộng đồng châu
Âu dẫn đầu về gió cộng đồng, với khoảng 80% các turbine gió được lắp đặt cho các
ứng dụng cộng đồng. Thị trường này hiện nay được đánh giá là đạt khoảng 8.2GW
với các máy dưới 1MW.
Khi so sánh với thị trường nội địa của Mỹ thì thế giới có 3 thị trường nổi bật:
- Thứ nhất là loại turbine gió cộng đồng cỡ nhỏ, đang rất được ưa chuộng trên
thế giới và đang có xu hướng thay thế ngày càng tăng thị trường máy phát độc lập.
- Thứ hai là các mô hình ứng dụng gió - diesel cũng rất mạnh và chiếm thị phần
khá lớn.
- Cuối cùng là máy phát điện gió cỡ nhỏ cũng đóng một vai trò quan trọng.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 12
Thị trường máy phát độc lập mặc dù không lớn như turbine gió cộng đồng cỡ
nhỏ nhưng vẫn có tiềm năng rất lớn. Mặc dù, hầu hết các thị trường tiềm năng này
đều nằm ngoài các nước phát triển, hiện nay Trung Quốc đã lắp đặt 170000 turbine
gió mini công suất từ 60 – 200W.
Bảng 1.1. Tổng công suất lắp đặt (MW) trên thế giới đến năm 2020
Năm Off-grid Hộ gia Nông trại/công Cụm dân Gió/diesel
đình nghiệp/công ty cư
Cỡ Large : 325 kW
Turbine 5kW 12.5kW Net Bill : 30kW 750kW 200kW
2005 3.261 14 0 8.250 10
2010 3.118 36 154 17.250 310
2015 6.275 99 410 40.125 1.810
2020 10.693 286 666 95.625 3.810
Bảng 1.1 cho thấy công suất tích lũy dự đoán bán được của năm thị phần đó,
và bảng này cũng trình bày cỡ turbine cho từng thị phần, trong khi Hình 1.6 thì lại
cho thấy số máy lắp đặt được cho từng phân đoạn, ngoại trừ thị phần của máy phát
điện độc lập hay máy phát điện gió cở nhỏ dự đoán tăng hơn 150.000 máy mỗi năm
vào năm 2020 và chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến các thị phần khác.

Hình 1.6. Biểu đồ tăng trưởng công suất lắp đặt trên thế giới đến năm 2020
Nếu xét về số máy đã lắp đặt thì thị phần lớn nhất chính là máy phát độc lập
hay máy phát điện gió nhỏ ở các vùng sâu, nông thôn. Tuy nhiên, với các máy phát
điện gió độc lập này thường có công suất thấp, khoảng từ vài kilowatt trở xuống.
Tổng cộng các thị phần thì đến cuối năm 2020 sẽ có khoảng 1.500.000 máy.
Tổng tăng trưởng qua từng năm ước tính khoảng 20%. Tuy nhiên do khảo sát chưa

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 13
đầy đủ nên các khoảng giá trị cực tiểu, cực đại hay trung bình sẽ có sự chênh lệch
khá lớn, như Hình 1.7.
Thị phần tiềm năng dự đoán sẽ rất lớn cho nông nghiệp, thương mại và công
nghiệp nhỏ, nguyên nhân là do các chính sách hỗ trợ cho loại này lớn. Chẳng hạn, ở
Đức, khi hiệu suất điện cao hơn thì số KWh tạo ra có giá trị kinh tế cao sẽ được
miễn thuế. Trung Quốc cũng đang nổ lực hết sức cho các mục tiêu về năng lượng tái
sinh, bằng chứng là số lượng turbine gió nhỏ hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu.
Công nghệ gió phân tán mở ra một con đường đầy triển vọng cho người dân
toàn cầu trong việc sử dụng những tiềm năng năng lượng trong tương lai. Cho đến
nay, con người hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào các dịch vụ cung cấp năng lượng bên
ngoài như các nhà máy phát điện truyền thống. Mặc dù người ta vẫn có thể đầu tư
với một kinh phí vừa phải để chủ động trong đáp ứng những nhu cầu về năng lượng
cho chính mình, chẳng hạn như các tấm panô năng lượng mặt trời, máy phát điện sử
dụng năng lượng hóa thạch, tuy nhiên nguồn năng lượng cá nhân dạng này khó đạt
đến số lượng nhiều. Việc giảm đáng kể giá thành và đa dạng chọn lựa của công
nghệ gió phân tán kết hợp với các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và nhiều tổ chức
khác trên thế giới, đã làm thay đổi nhận thức và làm tăng động lực phát triển dành
cho năng lượng gió. Các tài liệu báo cáo này đã cho thấy triển vọng có thật đầy tiềm
năng cho thị trường ứng dụng gió phân tán, và mặc dù vẫn còn tồn tại những rào cản
về mặt kỹ thuật nhưng không phải không vượt qua được.
ất lắp đặt
Công su

Hình 1.7. Biên độ dao động công suất dự đoán ở tất cả các phân đoạn
Các đánh giá khác cũng chỉ ra rằng cần phải hiểu nhiều hơn về thị trường này
và có những phân tích sâu hơn cho các vấn đề quan tâm đặc biệt. Nếu các quốc gia
đang hướng tới các nguồn năng lượng thân thiện môi trường, thì đòi hỏi phải có các
chính sách hỗ trợ tốt, nâng cấp các hệ thống truyền tải điện lớn, ứng dụng gió phân
tán: từ các máy phát điện gia đình đến máy phát điện gió cỡ lớn và các hệ thống kết

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 14
hợp gió - diesel đều phải được triển khai đồng bộ, nếu làm được điều này thì chắc
chắn nó sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống điện quốc gia.
1.3.2. Máy phát điện độc lập cỡ nhỏ (off-grid)
Các hệ thống năng lượng gió cỡ nhỏ đáp ứng nhu cầu về nguồn năng lượng
độc lập cho các hộ gia đình, hay cụm dân cư nông thôn trên khắp thế giới. Các
turbine gió cỡ nhỏ chính là nguồn năng lượng phân tán đầy tiềm năng sẽ phát triển
nhanh chóng trong 20 năm tới. Chìa khoá cho sự thành công về mặt chiến lược lâu
dài cho bất kỳ hệ thống năng lượng gió cỡ nhỏ nào là phải lắp đặt một hệ thống
được thiết kế tốt có cấu trúc đảm bảo nhu cầu vận hành và bảo dưỡng lâu dài.
Nền công nghiệp turbine gió cỡ nhỏ đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Với
khoảng 1.7 tỷ người không có điều kiện sử dụng điện lưới, thị trường điện khí hoá
nông thôn được đánh giá là khoảng 26GW. Năng lượng cho các làng xa xôi hẻo
lánh sẽ được thiết kế như là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các loại gió, pin mặt trời,
bình ắc quy và các máy phát diesel. Thử thách chính là giá thành của hệ thống, kích
cỡ các thành phần hệ thống và tiến hành sản xuất với số lượng nhiều để làm giảm
giá thành.
Ứng dụng của các máy phát điện độc lập cở nhỏ: các hệ thống năng lượng
gió cỡ nhỏ có nhiều kích cỡ đáp ứng vừa đủ nhu cầu năng lượng và điều kiện gió tại
chỗ của người tiêu dùng. Thị trường này bao gồm các ứng dụng cung cấp điện gió
cho hộ gia đình hay cụm dân cư ở các vùng nông thôn, vùng không có điện lưới tại
các nước đã và đang phát triển. Về kích cỡ rất đa dạng từ các hệ thống nhỏ cho hộ
gia đình (60W trở lên) cho đến loại lớn hơn, như các hệ thống cho cụm dân cư làng
xã công suất hàng trăm kW tích hợp vào hệ thống phát điện diesel. Tại Mỹ, hầu hết
người dân ở các vùng hẻo lánh không có lưới điện đều thích dùng năng lượng gió để
đáp ứng nhu cầu về điện của họ hoặc tự chủ động về năng lượng cho chính họ.
Trong khi các nước đang phát triển thì mong muốn các hệ thống điện gió nhỏ cung
cấp năng lượng cho hộ gia đình hay làng xã ở các vùng hẻo lánh để giảm chi phí đầu
tư cơ sở hạ tầng vì nguồn tài chính bị hạn chế. Năng lượng gió có thể cung cấp một
lượng năng lượng đáng kể cho hộ gia đình hay cụm dân cư mà hiện nay đang dùng
công nghệ diesel, để làm giảm về nhu cầu nguồn năng lượng hóa thạch.
Máy phát điện cỡ nhỏ trong giai đoạn hiện nay: các hệ thống năng lượng gió
nhỏ đã có cách đây nhiều thập kỷ tuy nhiên chỉ mang tính chất nghiệp dư, vào
khoảng đầu thế kỷ 20 thì những máy phát điện gió ban đầu thường lắp đặt ở các
cánh đồng nhỏ hay trại nuôi gia súc ở miền Tây của nước Mỹ, hầu hết những nơi
này đã quen dùng năng lượng gió để bơm nước. Trước khi có các chương trình điện
khí hoá nông thôn lớn tại nước Mỹ, nhiều nông trại ở nông thôn đã lắp đặt các hệ
thống phát điện gió để sử dụng như nguồn năng lượng tại chỗ. Tuy nhiên, nó mất

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 15
dần tầm quan trọng khi các chương trình điện khí hoá nông thôn lớn tại Mỹ được
thực hiện sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ II. Nhưng trong những năm gần đây một
lần nữa ngành công nghiệp máy phát điện gió nhỏ lại trở nên phổ biến khi nhiều
người chuyển về sống ở nông thôn hay những vùng không có điện lưới và hầu hết
các bang này đều dùng đồng hồ điện kế mạng. Đồng hồ điện kế mạng cho phép
khách hàng dùng điện lưới có thể dùng máy phát điện gió của họ để bù vào phần
điện vượt quá trong tháng của họ.
Ngành công nghiệp turbine gió cỡ nhỏ tăng trưởng đều đặn, nhưng không
phát triển nhanh như turbine gió cỡ lớn. Cho đến nay, đã có hơn 430000 máy phát
điện cỡ nhỏ đã được lắp trên khắp thế giới, tạo ra lượng điện năng khoảng 110MW.
Hầu hết, các turbine gió cỡ nhỏ áp dụng thành công thường có công suất khoảng vài
trăm Watt. Thị trường turbine gió cỡ nhỏ lớn nhất hiện nay chính là Trung Quốc và
Mông Cổ. Các turbine gió này thường được dùng để cung cấp điện cho các hộ gia
đình độc lập. Trên thế giới cũng có khoảng 150 hệ thống ghép lại, loại này sử dụng
turbine gió lớn hơn, thường khoảng 1kW đến 50kW.
1.4. Năng lượng gió Việt Nam
Tiềm năng về năng lượng gió Việt Nam chỉ vào loại trung bình. Hầu hết, các
khu vực trên đất liền có năng lượng gió thấp khai thác không hiệu quả. Chỉ có một
vài nơi, do có địa hình đặc biệt nên gió tương đối khá tuy nhiên công suất lại không
lớn. Chỉ dọc theo bờ biển và trên các hải đảo năng lượng gió tốt hơn. Nơi có nguồn
năng lượng tốt nhất là đảo Bạch Long Vĩ, tốc độ trung bình năm đạt được từ 7.1-
7.3m/s. Tiếp đến là các khu vực đảo Trường Sa, Phú Quí, Côn Đảo... có tốc độ gió
trong khoảng 4.0- 6.6m/s. Tuy nhiên cũng nên nói thêm rằng tiềm năng năng lượng
gió Việt Nam chưa được điều tra đánh giá đầy đủ vì phần lớn số liệu về năng lượng
gió chủ yếu chỉ thu thập qua các trạm Khí tượng Thủy văn, tức chỉ đo ở độ cao từ
10m đến 12m trên mặt đất. Chúng ta đang thiếu số liệu về năng lượng gió ở các độ
cao trên 40m. Hiện nay đang có khoảng 10 cột đo gió ở độ cao từ 30m đến 60m [2].
Theo khảo sát gần đây nhất của IOE [1], Việt Nam có khoảng 31000km2 đất
có thể đưa vào khai thác năng lượng gió, trong đó có 865km2 tương đương với
3572MW với điện có thể được tạo ra với giá thành ít hơn 6UScents/kWh. Nghiên
cứu cũng đã minh chứng được rằng năng lượng gió sẽ là giải pháp tốt cho khoảng
300000 hộ cư dân nông thôn không có điện. Trong khi năng lượng gió có thể mang
đến những lợi ích về môi trường, kinh tế, xã hội… Nhưng hiện nay lượng điện năng
khai thác từ gió gần như là con số không. Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ,
khuyến khích nào cho năng lượng gió. Vì vậy, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay
là đặt mục tiêu cho phát triển năng lượng tái sinh và để tìm tòi nghiên cứu công
nghệ mới phù hợp với Việt Nam.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 16
Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới [7] khảo sát năm 2000 thì Việt Nam
do điều kiện địa lý và thời tiết giữa các vùng là khác nhau nên tốc độ gió trung bình
và chiều gió có sự khác nhau:
- Vùng Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Điện Biên Sơn La) có vận tốc gió trung
bình hàng năm khoảng từ 0.5 – 1.9m/s.
- Khu vực miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sa Pa) có vận tốc gió trung
bình cao hơn, nhưng cũng chỉ khoảng từ 1.5 – 3.1m/s, vận tốc cực đại trung bình
khoảng trên 40m/s.
- Đồng Bằng Bắc Bộ (Tam Đảo, Hà Nội) có vận tốc gió trung bình khoảng 2.0 –
3.5m/s. Vận tốc trung bình cực đại trên 35m/s.
- Vùng bờ biển từ Móng Cái tới Hòn Gai, Phú Liên, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới
có vận tốc gió trung bình tăng, khoảng 2.0 – 4.0m/s. Cực đại trên 50m/s.
- Vùng bờ biển từ Huế tới Tuy Hòa (Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy
Hòa) có vận tốc gió trung bình khá ổn định khoảng 3.0 - 5.0m/s. Cực đại trên 35m/s.
- Vùng bờ biển từ Nha Trang tới Rạch Giá (Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu,
Phú Quốc, Rạch Giá) có vận tốc trung bình 2.4 – 6.1m/s, cực đại trên 30m/s.
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau)
có vận tốc gió trung bình khoảng 2.2 – 4.0m/s, cực đại 26m/s.
- Tây Nguyên (Đà Lạt, Pleiku) có vận tốc gió trung bình khoảng 2.4 – 4.5m/s, cực
đại 24m/s.
Những dự án năng lượng gió đã và đang triển khai tại Việt Nam: nhà máy phát
điện sức gió đầu tiên ở Việt Nam phải kể đến là nhà máy đặt tại huyện đảo Bạch
Long Vỹ, TP Hải Phòng. Công suất 800KW với vốn đầu tư 0.87 triệu USD (14 tỉ
đồng). Như vậy, với giá bán điện 0.05USD/KWh (750VNĐ/KWh) thì thời gian
hoàn vốn là 7 - 8 năm. Thực tế cho thấy, mặc dù trong năm 2005, đã có 3 cơn bão
lớn, tốc độ gió đều vượt qua cấp 12 nhưng turbine gió - phát điện vẫn vận hành an
toàn. Nhà máy điện gió thứ 2 của cả nước đặt ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
vận hành bằng sức gió, có kết hợp máy phát điện diesel với tổng công suất 7MW,
tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 được
thực hiện trong hai năm 2007 và 2008 có công suất 2.5 MW, vốn đầu tư 80 tỷ đồng
cung cấp cho 4000 hộ dân với gần 20000 nhân khẩu. Giai đoạn 2 nâng công suất lên
5MW thực hiện trong các năm 2008 - 2009 và giai đoạn 3 được thực hiện trong các
năm 2009 - 2012 sẽ công suất lên trên 10MW.
Nhiều dự án điện gió rất lớn với mục tiêu hòa vào lưới điện quốc gia vẫn đang
được xúc tiến. Dự án xây dựng Nhà máy phong điện 3, tại khu kinh tế Nhơn Hội,

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 17
tỉnh Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 35.7 triệu USD. Theo thiết kế, nhà máy
được đầu tư xây dựng toàn bộ 14 turbine, 14 máy biến áp đồng bộ cùng các trang
thiết bị và dịch vụ kèm theo. Sản lượng điện hằng năm của nhà máy hoà vào lưới
điện quốc gia đạt khoảng 55 triệu kWh sau khi nhà máy đi vào hoạt động cuối năm
2008. Hiện tại, nhà máy điện gió đang được xây dựng tại Bình Thuận với công suất
khá lớn.
Một dự án đầu tư rất lớn đang có thể trở thành hiện thực ở Việt Nam đó là xây
dựng nhà máy điện gió có công suất phát điện 120 MW với vốn đầu tư 120 triệu
USD (gần 2000 tỉ đồng) do tập đoàn EurOriont đầu tư chính. Để có một hình dung
về con số này, hãy so sánh với thủy điện - thủy lợi Rào Quán ở Quảng Trị, vốn đầu
tư 2000 tỉ đồng và công suất phát điện là 64 MW.
Vậy, nhìn chung các dự án điện gió có suất đầu tư 1000USD/kW, khả năng
thu hồi vốn trong vòng 10 năm, giá thành điện không cao 5UScents/kWh. Theo dự
báo đến năm 2010, suất đầu tư nguồn điện bằng sức gió chỉ còn khoảng 700-
800USD/kW, giá thành 3.5– 4.0UScents/kWh. Với quy mô nhỏ thì đặc biệt hữu ích
cho vùng sâu, vùng xa và hải đảo... Với quy mô lớn thì thường được phát triển ở
những vùng trống, khô cằn ở vùng Nam Trung bộ như Quảng Ngãi, Bình Định,
Khánh Hòa, Bình Thuận...
Tiềm năng phát triển năng lượng gió công suất nhỏ tại Việt Nam
Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 4.5 triệu dân, đặc biệt các hộ vùng sâu, vùng
xa, hải đảo… vẫn chưa có điện. Theo quy hoạch phát triển mạng lưới điện thì dự
kiến đến năm 2010, vẫn còn trên 1000 xã (trong tổng số hơn 9000 xã) đại diện cho
500000 hộ dân với dân số khoảng 3 triệu người vẫn chưa có lưới điện quốc gia [8].
Như vậy, căn cứ vào tổng quan tình hình năng lượng và xu hướng phát triển
của năng lượng gió phân tán trên thế giới mà ta đã phân tích ở trên, thì mô hình máy
phát điện công suất nhỏ rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau đây là những lý do
vì sao cần phải phát triển mô hình máy phát điện công suất nhỏ tại Việt Nam:
- Có thể giải quyết được ngay nhu cầu điện chiếu sáng cho một phần đáng kể
trong tổng số 4.5 triệu dân vùng sâu, vùng xa chưa có điện, đặc biệt là các cụm dân
cư độc lập mà việc hòa lưới điện sẽ rất tốn kém và lâu dài.
- Việt Nam có cả hàng ngàn km bờ biển, tập trung nhiều khu đô thị, cụm dân cư
ven biển có nguồn gió phù hợp với mô hình máy phát điện nhỏ (vận tốc gió từ 2m/s-
6m/s). Đối tượng này nếu được khai thác tốt sẽ làm giảm áp lực đáng kể lên lưới
điện quốc gia.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 18
- Các hộ dân cư trên hàng ngàn đảo nhỏ ngoài khơi Việt Nam, tàu thuyền đánh cá
nhỏ có thể tự chủ nguồn năng lượng cho chính mình với giá thành thấp hơn việc
dùng máy phát diesel như hiện nay.
- Chi phí đầu tư cho máy phát điện gió công suất nhỏ sẽ có giá thành rẻ hơn loại
dùng tấm pin mặt trời có cùng công suất.
- Có thể nhân rộng mô hình và sử dụng các nguồn nhiên liệu tại địa phương.
- Dễ bảo trì, sửa chữa, thời gian sử dụng lâu hơn loại dùng tấm pin mặt trời.
- Các máy phát điện gió công suất nhỏ có thể hoạt động ở vận tốc gió thấp hơn so
với các máy phát cỡ lớn.
- Dễ chế tạo với số lượng nhiều để giảm giá thành và bán lại cho người dân với
giá hỗ trợ.
Như trên ta thấy, với 7 phân đoạn thị trường máy phát điện gió phân tán trên
thế giới thì tùy theo quốc gia, tùy theo điều kiện mà mỗi nước có những đặc thù
riêng. Tuy nhiên, nhìn chung các máy phát điện gió công suất bé khoảng từ vài chục
Watt đến vài trăm Watt đã chiếm ưu thế rõ rệt về số lượng và công nghệ. Các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Mông Cổ… là những nước châu Á thành công
trong việc phát triển điện gió nhỏ.
Việt Nam có tiềm năng về năng lượng gió khá lớn so với các nước trong khu
vực, điều này là một thuận lợi lớn. Việc đánh giá đúng mức chế độ gió và phát triển
mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế
của Việt Nam hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Vấn đề đặt ra ở
đây là chúng ta sẽ lựa chọn mô hình nào máy phát điện gió nào để phù hợp cho điều
kiện gió cũng như điều kịện kinh tế của Việt Nam.
1.5. Các kiểu turbine gió
1.5.1. Turbine gió trục đứng và trục ngang
Có nhiều kiểu thiết kế khác nhau cho turbine gió, và được phân ra làm hai
loại cơ bản chính [13]: Turbine gió trục ngang (HAWT) và turbine gió trục đứng
(VAWT). Các cánh quạt gió thường có các dạng hình dáng: cánh buồm, mái chèo,
hình chén đều được dùng để “bắt” năng lượng gió để tạo ra mô men quay trục
turbine, như Hình 1.8.
Turbine gió trục ngang (HAWT) có rô to kiểu chong chóng với trục chính
nằm ngang. Số lượng cánh quạt có thể thay đổi, tuy nhiên thực tế cho thấy loại 3
cánh là có hiệu suất cao nhất. HAWT có các thành phần cấu tạo nằm thẳng hàng với
hướng gió, cánh quạt quay được truyền động thông qua bộ nhông và trục. Loại
turbine trục ngang không bị ảnh hưởng bởi sự xáo trộn luồng khí (khí động học),

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 19
nhưng yêu cầu phải có một hệ thống điều chỉnh hướng gió bằng cơ khí để đảm bảo
các cánh quạt luôn luôn hướng thẳng góc với chiều gió.

Hình 1.8. Cấu tạo turbine trục đứng và trục ngang [25], [26]

1. Chiều gió đến của HAWT 6. Máy phát 11. Tháp VAWT
2. Đường kính rô to 7. Vỏ 12. Độ cao kính xích đạo.
3. Chiều cao của Hub 8. Tháp HAWT 13. Cánh rô to với góc
4. Cánh rô to 9. Chiều gió phía sau rô to bước cố định.
5. Hộp số 10. Chiều cao rô to 14. Nền rô to.

Turbine gió trục đứng (VAWT) có cánh nằm dọc theo trục chính đứng. Loại
này không cần phải điều chỉnh cánh quạt theo hướng gió và có thể hoạt động ở bất
kỳ hướng gió nào. Việc duy tu bảo quản và duy trì vận hành rất dễ dàng vì các bộ
phận chính như máy phát, hệ thống truyền động đều được đặt ngay trên mặt đất.
Tuy nhiên nó cần có không gian rộng hơn cho các dây chằng chống đỡ hệ thống.
1.5.2. Các kiểu turbine gió trục đứng
1.5.2.1. Savonius, kiểu dùng lực đẩy
Loại dùng lực đẩy làm việc theo nguyên tắc chân vịt tàu. Nếu giữa cánh chân
vịt và nước không có sự chảy qua, thì vận tốc cực đại đạt được bằng với vận tốc tiếp
tuyến của cánh quạt. Tương tự turbine gió trục đứng kiểu đẩy, vận tốc tại đầu cánh
quạt đôi khi có thể vượt quá vận tốc gió.
Các kiểu VAWT dùng nguyên tắc lực đẩy trước đây đã từng được sử dụng
bằng cách dùng các tấm dẹp bằng kim loại hay gỗ, các vật hình cốc hay thùng
phuy... để làm vật đẩy. Rô to Savonius là rô to có mặt cắt ngang hình chữ S, như
Hình 1.9. Nó chủ yếu dựa vào lực đẩy nhưng cũng sử dụng một phần nhất định lực
nâng khí động học. Được tạo ra tại Phần Lan, loại VAWT dùng lực đẩy có mô men
khởi động lớn nhưng vận tốc quay nhỏ, trong khi loại lực nâng thì ngược lại. Hơn
nữa, công suất ngõ ra so với tỷ số trọng lượng thì nhỏ. Bởi vì ở vận tốc thấp, nó

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 20
được đánh giá là không phù hợp để phát điện mặc dù cũng có thể làm được nếu
dùng bộ nhông truyền động để tăng tốc lên. Các cối xay gió dựa vào lực đẩy thì có
nhiều ứng dụng hữu ích như xay ngũ cốc hay bơm nước... Một thuận lợi chính của
turbine gió trục đứng dùng lực đẩy là nó có thể tự khởi động được, trong khi loại
VAWT dùng lực nâng thì không.

Hình 1.9. Rô to Savonius có mặt cắt ngang hình chữ S


1.5.2.2. Darrieus, VAWT dùng lực nâng
Kiểu lực nâng làm việc theo lý thuyết khí động học của cánh máy bay. Các
cánh rô to có mặt cắt ngang được thiết kế theo kiểu cánh máy bay sao cho quãng
đường mà gió lướt qua mặt cánh ở mặt này thì dài hơn quãng đường ở mặt kia như
Hình 1.10, do đó vận tốc gió ở hai mặt cánh khác nhau. Áp dụng đẳng thức
Bernoulli, ta có thể thấy vận tốc khác nhau tạo ra các lực khác nhau, lực này làm
đẩy cánh rô to xoay khi gió thổi qua [13].

Hình 1.10. Nguyên lý khí động học của cánh máy bay
VAWT kiểu Darrieus đầu tiên được thiết kế dựa trên lực nâng. Chiếc máy có
đặc điểm là rô to có dạng hình chữ C như Hình 1.11, loại này giống một cái máy
đánh trứng. Dạng này thường được thiết kế với rô to có hai hay ba cánh. Có mô men
khởi động thấp nhưng khi quay rồi thì có vận tốc quay lớn, do đó nó thích hợp khi
nối với máy phát đồng bộ.
Với cùng kích thước, trọng lượng và giá thành thì công suất ngõ ra của nó sẽ
lớn hơn loại turbine gió trục đứng kiểu đẩy.
Khi hòa vào lưới điện, trở ngại này có thể được khắc phục bằng cách: ban

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 21
đầu máy phát được coi như một động cơ nhận dòng từ lưới điện, khi động cơ đạt
đến vận tốc phát điện, vận tốc tại đỉnh cánh quạt bằng vận tốc gió, thì nó đổi vai trò
thành máy phát để phát điện lên lưới. Đối với trường hợp hoạt động độc lập, thì rô
to Darrieus có thể kết hợp với một rô to Savonius có cùng kích thước để tạo mô men
khởi động.

Hình 1.11. VAWT kiểu Darrieus, rô to có dạng hình chữ C


Nếu xét ở góc độ cánh quạt, thì sự chuyển động tròn của cánh quạt sẽ hướng
cánh quạt về phía đầu gió, nếu góc tới của gió và cánh quạt lớn hơn 0, thì thành
phần đẩy của lực nâng sẽ làm quay turbine.
Góc tới thay đổi theo hướng quay từ - 20 đến 20 độ và không được vượt quá
20 độ, khi góc lớn hơn 20 độ thì luồng khí thổi dọc theo cánh quạt không còn tạo
thành lớp khí để tạo một lực nâng cánh quạt lên (điều kiện tiên quyết của turbine
loại này) gây xáo trộn và làm turbine ngưng hoạt động.
Nếu góc tới từ 0 đến 20 độ thì cánh quạt dễ dàng đạt tốc độ cao, tuy nhiên nó
không thể tự khởi động được, đây là đặc điểm của turbine Darrieus. Do đó, người ta
phải quay nó đến một tốc độ đủ lớn để nó tự hoạt động.
Turbine Darrieus nguyên thủy có một số bất lợi như: độ dao động lớn làm hư
cánh quạt, gây ồn, hiệu suất thấp, chính vì vậy đã làm hạn chế sự thành công của nó.
1.5.2.3. Các kiểu turbine lực nâng khác
Một biến thể của turbine Darrieus là kiểu Giromill như Hình 1.12, có cánh
thẳng đứng. Turbine Cyclo là một kiểu khác nữa của VAWT loại này sử dụng máy
định chiều gió để thay đổi bước cánh turbine thông qua bộ cơ khí như Hình 1.13.
Ngoài ra, còn có các kiểu dùng tháp phát điện dạng ống và/hay xoắn để đổi chiều
gió làm tăng vận tốc gió.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 22

Hình 1.12. Turbine kiểu Giromill Hình 1.13. Turbine Cyclo

1.6. So sánh turbine trục đứng và trục ngang


Đã có nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này, có thể nói bắt đầu từ khi phát
minh ra các bộ chuyển đổi năng lượng gió. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau. Dennis G.Shepherd đã so sánh hai loại turbine này một cách toàn
diện nhất trong tác phẩm “Năng lượng gió”, ông đã đưa ra những ưu và nhược điểm
tương đối của hai loại turbine này như sau:
Ưu điểm của VAWT so với HAWT:
 Một turbine gió trục đứng truyền thống là một cỗ máy không hướng. Nghĩa là
VAWT hoạt động mà không phụ thuộc vào hướng gió. Như vậy hệ thống xoay
hướng gió phức tạp của HAWT sẽ không cần thiết ở VAWT.
 VAWT được đặt ngay trên nền đất, khác với HAWT phải được đưa lên tháp
cao. Hộp số, máy phát và dàn cơ khí điều khiển rất nặng, do đó nếu đặt dưới đất thì
việc lắp đặt, bảo trì sẽ rất thuận tiện và dễ dàng.
 Với cùng một công suất ngõ ra, tổng chiều cao của HAWT (bao gồm tháp) sẽ
cao hơn rất nhiều so với loại trục đứng Darrieus gây tác động rõ rệt đến xung quanh.
Về phương diện này, các turbine gió trục đứng được coi như thân thiện với môi
trường hơn so với loại trục ngang.
 Các cánh quạt của VAWT không bị phải chịu đựng áp lực khi xoay. Cánh
của VAWT rẻ và bền cao hơn so với HAWT.
 VAWT được thiết kế sao cho tải ly tâm được cân bằng bởi các lực trên cánh
quạt, như vậy tránh được mô men xoắn.
Hạn chế của VAWT:
 VAWT nói chung không thể tự khởi động được. Rô to Savonious là một ngoại
lệ nhưng nó có hiệu suất khá thấp.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 23
 Vì VAWT được đặt ngay trên mặt đất, nên nó lệ thuộc vào gió có tốc độ thấp
và thay đổi liên tục. Với cùng một diện tích quét và trọng lượng thì công suất ngõ ra
của VAWT thấp hơn HAWT.
 Các dây cáp chằng VAWT chiếm khá nhiều diện tích, nên có thể gây khó khăn
cho việc tận dụng phần đất bên dưới turbine, đất đai thường canh tác, trồng trọt bên
dưới.
 Toàn bộ trọng lượng của VAWT được đặt lên bộ đệm đỡ phía dưới, bộ đệm
này rất cứng, linh hoạt và có độ tin cậy cao khi vận hành. Tuy nhiên khi bộ đệm này
hư hỏng, thì đòi hỏi phải tháo dỡ xuống toàn bộ máy phát để sửa chữa hoặc thay thế.
 Đối với VAWT, mô men quay và công suất ngõ ra thay đổi thất thường một
cách tuần hoàn khi cánh quạt đi vào và ra khỏi vùng tác động của gió trong mỗi
vòng quay, trong khi ở HAWT mô men quay và công suất ngõ ra khá ổn định.
Do mô men quay của VAWT thay đổi tuần hoàn, nên tạo ra nhiều tần số dao
động tự nhiên. Điều này rất nguy hiểm và cần phải được loại bỏ nhanh chóng bởi bộ
điều khiển cơ khí, nếu không sự cộng hưởng sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng cho rô to.
Trong khi đó một HAWT nếu được thiết kế kỹ lưỡng sẽ không có những vấn đề
rung động như vậy.
Sự phát triển mang tính cạnh tranh và những gì làm được của turbine trục
ngang sẽ bị hạn chế trong tương lai, phần lớn là do tải trọng của những cánh quạt
ngày càng lớn. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù hiệu suất thấp nhưng turbine trục
đứng không chịu áp lực nhiều từ tải trọng của nó, điều làm giới hạn kích thước của
turbine trục ngang.
Xét về mặc hiệu quả kinh tế [5], các nhà phân tích cho rằng: nếu trước đây
các turbine trục đứng với công suất ngõ ra khoảng 10 MW được phát triển thì ít nhất
nó cũng làm được những gì mà turbine trục ngang làm được ngày nay, nhưng chi
phí trên một đơn vị công suất thấp hơn nhiều, do đó vấn đề hiệu suất của turbine
trục đứng thấp 19% đến 40% so với 56% turbine trục ngang là không quan trọng.
1.7. Kết luận
Turbine trục ngang và trục đứng như trên đã phân tích đều có ưu và nhược
điểm nhất định. Loại trục ngang có hiệu suất cao hơn nhưng chi phí cũng lớn, hệ
thống khá phức tạp và chỉ hoạt động tốt khi vận tốc gió lớn. Trong khi loại trục
đứng có hạn chế là hiệu suất thấp nhưng bù lại dễ thiết kế, bảo dưỡng và giá thành
thấp, đồng thời hoạt động tốt trong điều kiện gió thấp, chiều gió thay đổi liên tục.
Việc chọn mô hình trục đứng hay trục ngang khi thiết kế sẽ phụ thuộc vào
điều kiện gió tại nơi đó và các tiêu chí thiết kế, các tiêu chí này sẽ được đưa vào
bảng phân tích nhân tố và tùy vào nhu cầu người dùng ở từng quốc gia mà các tiêu

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 24
chí sẽ có trọng số khác nhau, tiêu chí nào có trọng số lớn nhất sẽ được chọn để thiết
kế. Theo tài liệu [9] nhóm nghiên cứu này đã dùng bảng phân tích nhân tố với 7 tiêu
chí sau, để đánh giá nhu cầu sử dụng của các nước đang phát triển:
1. Giá thành thấp.
2. Được thiết kế dễ dàng sản xuất với số lượng lớn.
3. Hiệu suất cao.
4. Ít duy tu bảo quản.
5. Bền.
6. Hoạt động có hiệu quả ở các điều kiện gió không lý tưởng, gió quẩn.
7. Lắp đặt dễ dàng.
Kết quả cho thấy tiêu chí hiệu suất cao, giá thành thấp có trọng số lớn nhất và
đã được chọn làm tiêu chí thiết kế để phù hợp với máy phát điện gió công suất nhỏ.
Như vậy, nó đánh giá đúng cho điều kiện gió ở Việt Nam, khoảng 4m/s và đặc biệt
cho luận văn này. Với nghiên cứu máy phát điện gió của luận văn này được xây
dựng với điều kiện vận tốc gió thấp tại Việt Nam, cần phải được làm việc hiệu suất
cao và giá thành thấp cũng như đảm bảo được hết các yêu cầu còn lại. Những tiêu
chí này hoàn toàn phù hợp với mô hình trục đứng. Từ những lý do đó bản thân đã
chọn đề tài nghiên cứu trên mô hình turbine gió trục đứng với kiểu dáng cánh Lenz2
vì kiểu dáng cánh Lenz2 này dễ dàng trong thiết kế chế tạo và thi công so với các
dạng cánh khác.

Bộ phận nối cánh Đỉnh trục


gió với tay quay và quay
điều chỉnh cánh

Tay
quay
Cánh gió

Đế Trục quay

Thanh đở

Hình 1.14. Kiểu dáng của VAWT

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 25

CHƯƠNG 2

TÍNH TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU SUẤT CỦA


MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ CÔNG SUẤT NHỎ

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 26

Mục đích của chương này đưa ra các tính toán cho máy phát điện gió và tính
toán để nâng cao hiệu suất cho máy phát điện gió công suất nhỏ bằng cách chọn lựa
cấp điện áp, lựa chọn tỷ số truyền phù hợp và số cực của máy phát điện để có hiệu
suất cao cho máy phát điện gió công suất nhỏ với giá thành hợp lý. Đề tài cũng xây
dựng và đưa ra lưu đồ thiết kế để tính toán thiết kế cho máy phát điện gió công suất
nhỏ nhằm để nâng cao hiệu suất trong quá trình thiết kế, chế tạo và thi công máy
phát điện gió công suất nhỏ.
2.1. Các thành phần của turbine gió
Các thành phần của máy phát điện gió được mô tả như Hình 2.1 [11]. Máy
phát điện gió hầu hết đều có các thành phần chính như sau:
 Cánh (Blade): Cánh rô to là các thành phần chính của turbine dùng để bắt năng
lượng gió và chuyển đổi năng lượng gió này thành năng lượng cơ làm quay trục
turbine. Việc thay đổi góc pitch của cánh có thể làm tối ưu năng lượng thu được từ
gió.
 Hub: Hub là điểm tâm nơi các cánh gắn vào và gắn liền với trục tốc độ thấp.
 Hộp số (Gear box): Hộp số là hộp chuyển đổi vận tốc quay từ trục tốc độ thấp
sang trục tốc độ cao.
 Phanh (Brake): Phanh có cơ cấu giống phanh xe hơi, dùng để hãm và dừng hẳn
tất cả các thành phần của turbine trong quá trình công nhân sửa chữa, duy tu. Ở các
turbine cỡ lớn thường có đến hai hệ thống phanh độc lập.
 Máy phát (Generator): Máy phát được nối vào trục tốc độ cao, là bộ phận chính
chuyển đổi năng lượng cơ từ trục tốc độ cao thành năng lượng điện ở ngõ ra.
 Máy đo tốc độ và hướng gió (Anemometer and Wind vane): Hai thiết bị này sử
dụng để xác định vận tốc gió và chiều gió.
 Bộ xoay hướng gió (Yaw drive): Bộ xoay hướng gió có nhiệm vụ xoay cánh
luôn luôn hướng vuông góc với luồng gió, đối với loại turbine trục đứng thì bộ phận
này là không cần thiết.
 Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển là một hệ thống máy tính có thể giám
sát và điều khiển hoạt động turbine. Chẳng hạn, khi gió đổi hướng hệ thống này sẽ
điều chỉnh để xoay cánh luôn luôn hướng vuông góc với chiều gió, hoặc thay đổi
góc pitch để năng lượng thu được luôn là tối ưu. Khi có gió bão hoặc sự cố hệ thống
sẽ cho dừng hoạt động toàn bộ hệ thống để đảm bảo an toàn.
 Tháp (Tower): Tháp là trụ chính để đỡ toàn bộ hệ thống.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 27
 Thùng chứa (Nacelle): Thùng chứa là thùng chứa toàn bộ các thành phần hệ
thống trừ cánh.

Hình 2.1. Các thành phần của turbine gió


2.2. Năng lượng gió
Động năng của khối không khí có trọng lượng m, thổi với vận tốc u theo
chiều x là:
1 1
U mu 2  ( Ax)u 2 (Joules) (2-1)
2 2
Với:
A : Diện tích cắt ngang của khối khí đi qua, đơn vị là m2;
ρ : Mật độ không khí, đơn vị kg/m3;
x : Độ dày khối khí, đơn vị m;
Giả sử khối khí đó được biểu diễn như Hình 2.2, với chiều x di chuyển theo
vận tốc u, ta thấy động năng tăng đều theo x, vì khối khí tăng đều.
Như vậy, năng lượng của gió Pw, chính là đạo hàm động năng theo thời gian [5]:
dU 1 dx 1
Pw   Au 2  Au 3 (W) (2-2)
dt 2 dt 2

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 28
Pw là công suất thu được từ gió. Công thức này dùng cho trục đứng và cả trục
ngang. Turbine sẽ lấy năng lượng gió theo chiều x, đẳng thức (2-2) cho thấy toàn bộ
năng lượng có thể thu được từ diện tích A.

Hình 2.2. Năng lượng của khối không khí


Mặt khác, ta biết mật độ không khí được biểu diễn theo đẳng thức:
p
  3.485 (kg/m3) (2-3)
T
Trong đẳng thức này:
p : là áp suất, đơn vị là Pa.

T : là nhiệt độ Kelvin.
Như vậy, năng lượng gió từ đẳng thức (2-2) được biểu diễn lại như sau:
1 1.742 Au 3
Pw  Au 3  (W) (2-4)
2 T
Đối với không khí ở điều kiện bình thường thì p = 101.3 Pa và T = 273 K,
với A là diện tích quét (m2) và u là vận tốc gió (m/s). Khi đó phương trình được rút
gọn lại là:
Pw  0.647 Au 3 (W) (2-5)
Phương trình tổng quát (2-4) nên được dùng khi vị trí đặt turbine gió có độ
cao vài trăm mét so với mặt nước biển hoặc nhiệt độ lớn đáng kể so với 00C.
Hình 2.2 biểu diễn vật lý của một turbine gió khi có khối không khí lớn di
chuyển làm thay đổi tốc độ gió và áp suất không khí. Hình 2.3 biểu diễn một turbine
trục ngang truyền thống kiểu có cánh dạng chong chóng.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 29
Nếu như ta xem khối không khí di chuyển ban đầu khi chưa tiếp cận turbine
gió có đường kính d1, vận tốc u1, áp suất p1 . Vận tốc khối khí sẽ giảm khi tiếp xúc
với turbine làm cho luồng khí giãn ra bằng với đường kính d2 của turbine gió. Áp
lực không khí sẽ tăng cực đại ở ngay trước turbine và sẽ giảm ngay khi qua khỏi
turbine. Chính động năng (kinetic energy) trong không khí được chuyển thành năng
lượng tiềm ẩn (potential energy) để gây ra sự tăng áp suất này. Sau khi qua khỏi
turbine sẽ vẫn còn nhiều động năng được chuyển đổi thành năng lượng tiềm ẩn để
làm tăng áp suất không khí trở lại bình thường. Điều này làm cho tốc độ gió tiếp tục
giảm cho tới khi áp suất trở lại cân bằng. Một khi tốc độ gió tiến đến điểm thấp, thì
tốc độ của khối khí sẽ tăng trở lại sao cho u4 = u1 như bầu không khí xung quanh nó.

Hình 2.3. Biểu diễn luồng khí thổi qua một turbine gió lý tưởng
Có thể biểu diễn theo các điều kiện tối ưu, khi công suất cực đại được truyền
từ khối khí sang turbine. Ta có các quan hệ sau:
2
u 2  u 3  u1
3
1
u 4  u1
3
2
A2  A3  A1
3
A4  3 A1

Khi đó công suất cơ thu được từ gió sẽ có sự khác biệt giữa ngõ vào và ngõ ra:
1 1 8
Pm ,ideal  P1  P4   ( A1u13  A4 u 43 )   ( A1u13 ) (W) (2-6)
2 2 9

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 30
Đẳng thức trên được phát biểu rằng một turbine lý tưởng sẽ thu được 8/9
năng lượng từ luồng gió tự nhiên. Tuy nhiên, như Hình 2.3 ta thấy khối khí có diện
tích nhỏ hơn diện tích turbine, và điều này có thể làm sai kết quả do diện tích A1 khó
xác định.
Phương pháp bình thường biểu diễn phần năng lượng thu được theo tốc độ
gió u1 và diện tích turbine A2. Phương pháp này cho ta:
1 8 2  1 16
Pm ,ideal    ( A2 )u13    ( A2 u13 ) (W) (2-7)
2 9 3  2 27
Hệ số 16/27= 0.593 thường được gọi là hệ số Betz. Nghĩa là một turbine
không thể thu được nhiều hơn 59.3% năng lượng của khối khí có cùng diện tích.
Thực tế cho thấy phần năng lượng thu được luôn luôn ít hơn, nguyên nhân là do hệ
thống cơ khí không hoàn hảo. Ở điều kiện tối ưu kết quả tốt nhất có thể thu được
cũng chỉ khoảng 35% - 40% năng lượng từ gió, mặc dù người ta khẳng định là hoàn
toàn có thể thu được tới 50%. Một turbine mà có thể thu được tới 40% năng lượng
từ gió, tức thu được khoảng 2/3 năng lượng mà một turbine lý tưởng thu được cũng
được coi là rất tốt.
2.3. Hiệu suất turbine C p

Phần năng lượng thu được từ năng lượng gió của các turbine trong thực tế
thường do giá trị C p quyết định, C p chính là hiệu suất của turbine. Theo luật Benz,
hiệu suất tối ưu nhất của một turbine là 59.3%, tất cả các turbine gió trong thực tế
đều không đạt đến giá trị này, mà chỉ nằm trong khoảng từ 20-30% [5]. Vậy công
suất cơ ngõ ra, công suất làm quay trục tốc độ thấp, trong thực tế được biểu diễn
theo đẳng thức sau:
1
Pm  C p ( Au 3 )  C p Pw (W) (2-8)
2
Pm : Công suất cơ

Turbine Darrieus hoạt động với góc pitch không đổi trong khi đó các turbine
trục ngang cỡ lớn thường có góc pitch thay đổi. Góc pitch được thay đổi để duy trì
C p ở giá trị lớn nhất theo tốc độ u r của turbine, hoặc có khi C p được điều chỉnh
giảm trong khi Pw đang tăng theo tốc độ gió để duy trì công suất ngõ ra ở giá trị
định mức của turbine.
C p không là hằng số, mà thay đổi theo: tốc độ gió, tốc độ quay (TSR) của
turbine, và các thông số cánh như góc tới và góc pitch và kiểu dáng cánh.
2.3.1. Tỷ số tốc độ đỉnh TSR (Tip Speed Ratio)

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 31
TSR chính là tốc độ đỉnh:
rm  m
 (2-9)
u
Với: rm : Bán kính quay cực đại turbine, đơn vị là m

m : Vận tốc góc cơ của turbine, đơn vị là rad/s


u : Vận tốc gió, đơn vị là m/s
Vận tốc góc  m được tính bằng tốc độ quay n (rotational speed), đơn vị
vòng/phút bởi đẳng thức sau:
2 n
m  rad/s (2-10)
60
Mỗi kiểu turbine sẽ có một đường đặc tuyến của C p theo TSR, như Hình 2.4.

Hình 2.4. Hiệu suất turbine là hàm theo TSR


Tỷ số này rất quan trọng và quyết định đến hiệu suất của toàn hệ thống [5].
- Nếu rô to quay chậm quá, khi đó phần gió thổi qua khe giữa các cánh nhiều,
năng lượng thu được thấp.
- Nếu rô to quay nhanh quá, các cánh sẽ tạo thành một bức tường chắn gió, và
cũng làm giảm năng lượng thu được từ gió.
Tối ưu TSR:

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 32
Vậy vấn đề là turbine phải được thiết kế sao cho luôn vận hành với TSR tối
ưu, để thu được năng lượng nhiều nhất. TSR tối ưu để thu được năng lượng nhiều
nhất được suy ra từ mối quan hệ của:
+ Thời gian gió xáo động khi qua cánh trở về bình thường: tw
+ Với thời gian cần thiết để cánh quay với vận tốc ω đến vị trí trước đó: ts
Với rô to có n cánh, thì chu kỳ thời gian để cánh di chuyển đến vị trí trước đó là:
2
ts  (s) (2-11)
n
Nếu độ dài của luồng gió động từ trước tới sau cánh rô to là s, thì thời gian để
gió trở về bình thường là:
s
tw  (s ) (2-12)
u
Vậy nếu gió mạnh thì tw nhỏ.
- Nếu ts > tw : Thì một phần gió sẽ không bị tác động.
- Nếu ts< tw : Thì một phần gió sẽ không được thổi qua rô to.
Như vậy hiệu suất cực đại chỉ thu được khi: ts ~ tw , hay:
2 s 2
 hay opt  (2-13)
n u ns

opt : Vận tốc quay tối ưu của rô to.

Thông thường, năng lượng thu được tối ưu khi cánh rô to phải được quay ở
tần số quay có liên quan đến vận tốc gió đến. Tần số quay rô to giảm khi bán kính rô
to tăng và được tính bởi công thức:
 opt r 2 r
opt     (2-14)
u n s
 opt : TSR tối ưu

Số cánh quạt:
Do opt  n , công thức (2-14). Suy ra số cánh càng ít thì turbine phải quay
càng nhanh để công suất thu được từ gió lớn nhất.
Với turbine có n cánh ta có:
s 1 2   r  4
 vậy opt    (2 -15)
r 2 n s n

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 33
2.3.2. Tính hiệu suất turbine theo TSR và ω bằng phương pháp lặp
Phương trình gần đúng với các đường cong ở đồ thị trên Hình 2.4 có dạng:
Turbine gió nhiều cánh kiểu Mỹ:
TSR  1.75 : C p  0.39105TSR   0.66586TSR   0.026583
2
(2 -16)

TSR  1.75 : Cp  0 (2 -17)

Turbine gió Darrieus:


TSR  4.6 : Cp  0 (2 -18)

4.6  TSR  6.86 : C p  0.078369TSR   0.92146TSR   2.3532 (2 -19)


2

TSR  6.86 : Cp  0 (2 -20)

Turbine gió ba cánh hiện đại:


TSR  2.95 : Cp  0 (2-21)

2.95  TSR  5.4 : C p  0.020554TSR   0.18327TSR   0.023286 (2 -22)


2

TSR  5.4 : Cp  0 (2 -23)

Turbine gió lý tưởng:


0.5  TSR : C p  0.658(TSR )  0.023833 (2 - 24)

0.5  TSR  1.0 : C p  0.196TSR   0.23233 (2 - 25)

1.0  TSR  1.5 : C p  0.104TSR   0.32433 (2 - 26)

1.5  TSR  2.5 : C p  0.055TSR   0.399 (2 - 27)

2.5  TSR  4.0 : C p  0.022TSR   0.481 (2 - 28)

4.0  TSR : C p  0.0041TSR   0.5532 (2 - 29)

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 34
Cho trước C p một giá trị

Tính  :
1/ 3
 C p Au 3 
 
 I shaft 

Tính TSR
 LB
TSR 
u

Xác định C p từ đồ thị

Kiểm tra sự hội tụ của C p

Hình 2.5. Lưu đồ giải lặp để tìm Cp [5], [22]


Để tính vận tốc góc ω, ta cho công suất turbine gió bằng với công suất cơ:
1 1
C p   A u 3  I shaft  3 (2 - 30)
2 2
Với I shaft là momen quán tính của rô to lên trục quay. Nếu giả sử các cánh tạo
thành một hình hộp (dạng hình khối chữ nhật), thì đối với turbine trục ngang HAWT
ta có:
N B  B ( LBWB t B ) L 2 2B
I shaft  (2 - 31)
3
Trong đó:
NB : số cánh quạt.
B : tỷ trọng vật liệu làm cánh quạt.
LB : độ dài cánh quạt.
WB : độ rộng của cánh quạt.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 35
tB : độ dày của cánh quạt.
Đối với turbine gió Darrieus trục đứng (VAWT), thì công thức của nó có dạng:
N B  B ( LBWB t B )(WB2  t B2 )
I shaft  N B  B ( LBWB t B ) Rrotor
2
 (2 - 32)
12
Bảng 2.1. Hiệu suất turbine ứng với từng kiểu khác nhau
Hiệu suất %
Hệ thống năng lượng gió
Cấu trúc Thiết kế
đơn giản tối ưu
Turbine bơm nước nhiều cánh dùng cho nông trại 10 20
Turbine bơm nước kiểu cánh buồm 10 25
Turbine bơm nước kiểu Darrieus 15 30
Máy phát điện nhỏ turbine kiểu Savonius 10 20
Máy phát điện cỡ nhỏ, turbine kiểu chong chóng (<2kW) 20 30
Máy phát điện cỡ trung, turbine kiểu chong chóng (từ 2-10kW) 20 30
Máy phát điện cỡ lớn, turbine kiểu chong chóng (>10kW) ----- 30 - 45
Máy phát điện gió kiểu Darrieus 15 35

2.3.3. Góc Pitch 


Một thông số quan trọng của cánh quạt đó là: Góc pitch  là góc giữa đường
cung cánh quạt (chord line) và mặt phẳng tiếp tuyến (the plane of rotatione), như
Hình 2.6. Đường cung cánh quạt là đường nối từ gờ trước của cánh đến đuôi cánh,
còn mặt phẳng tiếp tuyến là mặt phẳng chứa đỉnh cánh khi xoay. Công suất ngõ ra
đầy đủ thường đạt được khi chiều gió vuông góc với mặt phẳng tiếp tuyến. Góc
pitch là góc không đổi (nếu turbine là loại có góc pitch cố định) phụ thuộc chủ yếu
vào sự chuyển động của cánh.
Góc Pitch của turbine trục ngang (HAWT): Là góc giữa đường đi của
cánh quạt và dây cung cánh quạt (chord line).
Góc Pitch của turbine trục đứng (VAWT): Là góc giữa đường vuông góc
với chiều chuyển động cánh quạt và dây cung cánh quạt (chord line).
Người ta cũng thường phân loại turbine gió theo kiểu góc pitch, nghĩa là
turbine có góc pitch cố định và loại turbine có góc pitch thay đổi. Như trên trình bày
thì TSR chỉ tối ưu ở một vận tốc gió, khi vận tốc gió thay đổi thì TSR sẽ không còn
tối ưu nữa. Do đó, người ta đã chế tạo loại turbine có góc pitch thay đổi ứng với
từng vận tốc gió nhất định.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 36
- Loại turbine có góc pitch cố định sẽ có hiệu suất không cao, nhưng giá thành
rẻ.
- Loại turbine có góc pitch thay đổi sẽ có hiệu suất cao, nhưng chi phí cho hệ
thống tự động điều chỉnh góc pitch có giá thành cao. Thường các turbine gió cỡ lớn
là loại có góc pitch thay đổi.

Hình 2.6. Định nghĩa “góc pitch”  và “góc tới” 


2.3.4. Góc tới (Angle of attack) 
Là góc  giữa dây cung và chiều gió hay chiều tác động của luồng gió. Đây
là góc động, phụ thuộc vào cả tốc độ cánh và tốc độ gió. Tốc độ cánh ở bán kính r
từ tâm bánh xoay và vận tốc góc  m là r. m .
Một cánh có dạng xoắn sẽ có góc thay đổi tới từ mâm bánh đến đầu cánh bởi
vì sự thay đổi r m theo bán kính. Mỗi góc tới sẽ cho một giá trị tối ưu cho lực nâng
và lực đẩy, do đó một cánh không xoắn sẽ có hiệu suất thấp hơn loại cánh xoắn,
người ta tính toán trước độ xoắn này để sao cho góc tới hầu như là một hằng số.
Ngay cả các cánh cối xay gió kiểu Hà Lan cũng được xoắn để tăng hiệu suất. Ngày
nay, hầu hết các cánh hiện đại đều được xoắn, nhưng có một số thì không chủ yếu là
do giảm giá thành. Một cánh thẳng sẽ dễ thiết kế và rẻ hơn và đôi khi giá thành giảm
được còn lớn hơn so với phần hiệu suất thất thoát. Khi cánh được xoắn, góc pitch sẽ
thay đổi từ trong ra ngoài. Trong trường hợp này, góc pitch được chọn để tính toán
sẽ nằm trong khoảng từ ¾ mâm bánh trở ra.
2.4. Hiệu suất truyền động
Công suất ngõ ra trên trục mà chúng ta đã nói ở phần trước không thể sử
dụng trực tiếp, mà phải được gắn vào tải thông qua bộ truyền động bánh răng. Tải

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 37
có thể là máy phát điện, máy bơm, máy nén, cối xay... Ở đây chúng ta sẽ coi tải là
máy phát điện. Hệ thống cơ bản của turbine gió được biểu diễn như Hình 2.7.

Hình 2.7. Hiệu suất từng phần của toàn hệ thống

Chúng ta sẽ bắt đầu với công suất gió là Pw . Sau khi công suất này qua
turbine, ta có công suất cơ Pm ở rô to có vận tốc góc là  m , cung cấp cho hệ thống
truyền động. Công suất ngõ ra hệ thống truyền động (transmission output power) Pt
là hệ quả của công suất turbine Pm và hiệu suất truyền  m :

Pt   m Pm (W) (2-33)
Thất thoát hệ thống truyền chủ yếu do độ dính ma sát của bánh răng và trụ đỡ
của trục xoay. Ở vận tốc quay không đổi, mô men truyền hao hụt do ma sát không
thay đổi nhiều. Do đó, có thể coi thất thoát truyền động tỉ lệ theo phần trăm với công
suất định mức trục xoay tốc độ thấp. Tỉ lệ này là khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng
bộ truyền động (hộp tăng tốc), hiệu suất truyền động mất đi khoảng 1% đến 2%
công suất định mức ở mỗi tầng bánh răng. Tỷ số bánh răng thực tế cực đại ở mỗi
tầng tương đương 6:1, vì vậy yêu cầu bộ nhông phải có từ hai hay ba tầng bánh
răng. Hai tầng sẽ có tỷ số bánh răng cực đại cho phép là (6)2:1 = 36:1 vì vậy nếu
thiết kế đòi hỏi tỷ số bánh răng lớn hơn thì phải dùng 3 tầng.
Giả sử q là số tầng bánh răng. Hiệu suất truyền khi đó là:
Pt P  (0.02)qPmR
m   m (2 - 34)
Pm Pm

Với PmR công suất thu được trên trục turbine.


Phương trình (2-34) được vẽ trên đồ thị Hình 2.8 ứng với một, hai và ba tầng
có thể thấy hiệu suất truyền không cao lắm khi công suất ngõ vào thấp. Vì vậy, để tỷ
số chọn như mong muốn thì bộ truyền động được chọn vận hành ở trên khúc cua đồ
thị như Hình 2.8 càng nhiều càng tốt.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 38

Hình 2.8. Hiệu suất truyền ứng với 1, 2, 3 tầng bánh răng
Với tốc độ gió trung bình ở Việt Nam thấp, mà tốc độ của rô to lại phụ thuộc
chủ yếu vào tốc độ của gió và đường kính của rô to. Do vậy, để có tốc độ phù hợp
và làm việc có hiệu suất cao cho máy phát điện thì cần phải tăng tốc độ để có tốc độ
phù hợp với tốc độ của máy phát điện thông qua bộ truyền động để tăng tốc. Như
vậy, cần phải lựa chọn bộ truyền động phụ thuộc vào các yếu tố như: tốc độ gió
trung bình u (m/s), tốc độ của rô to cánh gió n2 (vòng/phút) và tốc độ của máy phát
điện n1 (vòng/phút).
Tốc độ của rô to n2 được tính theo công thức như sau:
 .u  .u
n2  (vòng/giây) = 60 (vòng/phút); (2 – 35)
2. .rm 2. .rm

Trong đó:
rm: là bán kính cánh rô to (m);
 : là tỷ số tối ưu;
u: là vận tốc gió (m/s);
Với loại máy phát điện gió công suất nhỏ loại trục đứng kiểu dáng cánh
Lenz2 thì tỷ số tối ưu  (TRS) là 0.8.
Qua khảo sát thực tế, các máy phát điện thông thường làm việc có hiệu quả
thường phải có tốc độ phù hợp với số cực của máy phát điện và khi sử dụng vào
khai thác năng lượng gió thì các máy phát điện gió cần phải qua bộ truyền động
(hộp tăng tốc độ) để đổi tốc độ thấp của cánh rô to gió sang tốc độ cao cho máy phát
điện thì mới đạt hiệu suất cao. Để làm được việc đó người ta sử dụng bộ truyền

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 39
động, với mỗi loại truyền động có những đặc điểm khác nhau và hiệu suất khác
nhau, có các loại truyền động sau đây [24]:
 Truyền động bánh ma sát: truyền động bánh ma sát có cấu tạo đơn giản, làm
việc êm, có khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ. Nhưng có nhược điểm là lực tác
dụng lên trục và ổ khá lớn (do có trượt giữa các bánh khi làm việc), khả năng tải
tương đối thấp (so với bánh răng), hiệu suất trung bình là từ 0.80 đến 0.95 tùy theo
kiểu bộ truyền động.
Bảng 2.2. Tỷ số truyền động i trung bình của các loại truyền động [23], [24]

Loại truyền động i


Truyền động đai dẹt: - Thường 2–4
- Có bánh răng 4–6
Truyền động đai thang: 2–6
Truyền động bánh răng trụ:
- Để hở 3–5
- Hộp giảm tốc 1 cấp 3–7
- Hộp giảm tốc 2 cấp 8 – 40
Truyền động bánh răng nón:
- Để hở 2–3
- Hộp giảm tốc 1 cấp 2–4
- Hộp giảm tốc bánh răng nón – trụ 2 cấp 10 – 25
Truyền động trục vít:
- Hộp giảm tốc 1 cấp 7 – 40
- Hộp giảm tốc 2 cấp 300 – 800
- Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng 60 – 90
- Hộp giảm tốc bánh răng – trục vít 60 – 80
Truyền động xích 2–6
Truyền động bánh ma sát 5
 Truyền động bánh răng: truyền động bánh răng thường có kích thước nhỏ,
khả năng tải lớn, tỷ số truyền không thay đổi, tuổi thọ cao và làm việc tin cậy.
Nhưng cũng có nhược điểm chế tạo tương đối là phức tạp, cần có độ chính xác cao,
có tiếng ồn khi vận tốc lớn. Hiệu suất cao, có thể đạt từ 0.97 đến 0.99.
 Truyền động trục vít: truyền động trục vít có tỷ số truyền lớn, làm việc không
ồn, có khả năng tự hãm. Nhưng thường có nhiệt sinh ra nên cần phải dùng biện pháp
làm nguội, dùng các vật liệu tốt nên giá thành khá cao. Hiệu suất thấp 0.3 đến 0.93.
 Truyền động xích: truyền động xích có thể truyền chuyển động giữa các trục
cách nhau tương đối xa, lực tác dụng lên trục tươg đối nhỏ, có thể một lúc làm việc

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 40
cho nhiều trục. Nhưng xích khi truyền động sẽ có tiếng ồn, vận tốc không ổn định,
cần phải bôi trơn, nhanh mòn. Hiệu suất khoảng từ 0.96 đến 0.98.
 Truyền động đai: truyền động đai có khả năng truyền chuyển động và cơ
năng giữa các trục ở khá xa nhau, làm việc không ồn, an toàn vì có thể trượt trơn
trên bánh, kết cấu đơn giản và giá thành rẻ. Nhưng khuôn khổ truyền động đai khá
lớn (đường kính bánh đai gấp 5 lần đường kính bánh răng), tỷ số truyền không ổn
định vì bị trượt, tuổi thọ thấp khó làm việc tốc độ cao. Hiệu suất từ 0.95 đến 0.96.
 Truyền động vít – đai ốc: truyền động vít – đai ốc có cấu tạo đơn giản, kích
thước nhỏ chịu lực lớn, thực hiện dịch chuyển chính xác cao. Nhưng có ma sát trên
ren, nhanh mòn. Hiệu suất thấp do ma sát.
Bảng 2.3. Các trị số hiệu suất trong các loại truyền động [23], [24]
Tên gọi Kín Hở
Bộ truyền bánh răng trụ 0.97 – 0.99 0.93 – 0.95
Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng 0.95 – 0.97 0.92 – 0.94
Bộ truyền trục vít:
- Tự hãm 0.40 0.30
- Không tự hãm với Z1 = 1 0.65 – 0.70 0.50 – 0.60
Z1 = 2 0.70 – 0.75 0.60 – 0.70
Z1 = 3 0.80 – 0.85 -
Z1 = 4 0.85 – 0.93 -
Bộ truyền xích 0.95 – 0.97 0.90 – 0.93
Bộ truyền bánh ma sát 0.90 – 0.96 0.70 – 0.88
Bộ truyền đai - 0.95 – 0.96
Một cặp ổ lăn 0.99 – 0.995
Một cặp ổ trượt 0.98 – 0.99
Puli trong cơ cấu tời, cần trục, máy nâng:
- Puli cố định 0.94 – 0.96
- Puli di động 0.97 – 0.95
Khi lựa chọn bộ truyền động phải đảm bảo chi phí là thấp nhất, kích thước
phải nhỏ gọn, tỷ số truyền phù hợp, chế độ bôi trơn cho hộp số và điều quan trọng là
hiệu suất phải cao, truyền động dễ dàng và dễ chế tạo. Bảng 2.2 và Bảng 2.3 cho
thấy tổng quát các loại truyền động. Theo như mong muốn làm việc có hiệu suất cao
nhất, có cấu tạo đơn giản và dễ chế tạo chúng ta có thể lựa chọn bộ truyền động là
hộp số tăng tốc hệ kín, loại bánh răng hình trụ răng thẳng, hiệu suất truyền động từ
0.97 đến 0.99 [24]. Cứ qua mỗi tầng bánh răng thì hiệu suất mất đi hiệu suất 1% đến
2%. Như vậy có q tầng thì mất đi hiệu suất của bộ truyền động là q(1%-2%), nhưng

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 41
dù hiệu suất có giảm đi nhưng sử dụng tầng bánh răng sẽ đảm bảo được yêu cầu
truyền động và dễ dàng khi khởi động cho máy phát điện gió.
Tỷ số truyền i truyền động phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ gió, đường kính của
rô to, số cánh và kiểu dáng cánh với tốc độ của máy phát điện. Tốc độ gió có thể
tính được, còn tốc độ của máy phát sẽ chọn tốc độ khi biết được đường hiệu suất
làm việc của máy phát điện hay số cực của máy phát điện.
Như vậy, để lựa chọn số tầng bánh răng cũng như số răng cho bánh răng thì
trước tiên chúng ta phải chọn được tỷ số truyền i:
i = n1/n2 (2 – 36)
Trong đó:
n1: tốc độ quay định mức của máy phát điện (vòng/phút);
n2: tốc độ quay của rô to cánh gió (vòng/phút);
Nên tỷ số truyền toàn hệ thống là i = i1.i2…in. Do đó, tùy theo tốc độ gió và
đường kính cánh rô to để có thể lựa chọn tỷ số truyền i phù hợp.
Theo tài liệu tham khảo và từ việc khảo sát thực tế thì bộ truyền động bánh
răng được lựa chọn tốt nhất phải được đặt trong hộp kín, có bôi trơn để có hiệu suất
cao và đảm bảo an toàn khi làm việc. Lựa chọn bánh răng với công suất nhỏ chúng
ta có thể chọn loại bánh răng hình trụ dạng răng thẳng, có thể chọn bánh răng nhỏ
nhất làm bánh răng cơ sở là 17 răng vì công suất truyền của máy phát điện gió công
suất nhỏ là không lớn lắm để đảm bảo giá thành cũng như đảm bảo độ bền cơ trong
truyền động cơ khí [23], [24].

Hình 2.9. Loại truyền động bằng bánh răng trụ, dạng răng thẳng
Thiết kế bộ truyền bánh răng
Để lựa chọn và thiết kế bộ truyền động bằng bánh răng thì cần phải biết trước
công dụng và chế độ làm việc của bộ truyền, công suất, số vòng quay trong một
phút của trục dẫn và trục bị dẫn và có thể biết thêm về vật liệu chế tạo cũng như

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 42
điều kiện chế tạo. Có thể tiến hành thiết kế các bộ truyền bánh răng trụ, chủ yếu là
hộp số tăng tốc được thực hiện theo các bước sau đây [23]:
Bước 1: Chọn vật liệu bánh răng và cách nhiệt luyện.
Bước 2: Định ứng suất mỏi tiếp xúc và ứng suất mỏi uốn cho phép.
Bước 3: Chọn sơ bộ hệ số tải trọng K (K = 1.3 đến 1.5).
Bước 4: Chọn hệ số chiều rộng bánh răng.
Bước 5: Xác định khoảng cách trục A giữa 2 bánh răng.
Bước 6: Tính vận tốc vòng của bánh răng và chọn cấp chính xác chế tạo bánh
răng.
Bước 7: Định chính xác hệ số tải trọng K và khoảng cách trục A.
Bước 8: Xác định mô đun, số răng và chiều rộng bánh răng.
Bước 9: Kiểm nghiệm sức bền uốn của bánh răng.
Bước 10: Kiểm nghiệm sức bền bánh răng khi chịu quá tải đột ngột.
Bước 11: Định các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền.
Bước 12: Tính lực tác dụng.
2.5. Hiệu suất máy phát
Tương tự, công suất ngõ ra máy phát Pe (công suất điện) là hệ quả của công
suất truyền ngõ ra và hiệu suất máy phát  g :

Pe   g Pt (W) (2 - 37)

Máy phát điện càng lớn sẽ có hiệu suất cao hơn các máy phát điện nhỏ. Một
số thất thoát tỉ lệ với diện tích quét rô to trong khi số khác tỉ lệ với lượng công suất
điện.
Tỷ số của lượng điện và diện tích tăng theo kích cỡ vật lý, vì vậy hiệu suất sẽ
tăng. Các máy phát có chất lượng tốt có hiệu suất khi đầy tải khoảng 0.85 đối với
loại 2 kW và 0.9 đối với 20 kW, 0.93 đối với 200 kW và 0.96 cho 2 MW [5]. Hiệu
suất tiếp tục tăng theo kích cỡ và đạt đến 0.98 cho các máy phát cực lớn cho các nhà
máy nhiệt điện hay điện nguyên tử. Sự thay đổi hiệu suất theo công suất này khác
nhau là do hiệu suất turbine và hệ thống truyền, điều mà ta coi như không đổi theo
kích cỡ. Sự khác biệt giữa các máy phát nhỏ và lớn là đáng kể và được đưa vào các
tính toán hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, tổng hiệu suất định mức thấp hơn đáng kể so với
hệ số công suất cực đại của chính turbine đó. Tổng hiệu suất định mức được xác
định chỉ đúng ở vận tốc gió định mức. Do đó, cần biết tổng hiệu suất ở vận tốc gió
thấp hơn để xác định năng lượng tạo ra của turbine, vì vậy cần xác định hiệu suất
từng phần riêng. Chúng ta đã khảo sát C p vì vậy chỉ cần khảo sát  m và  g .

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 43
Thất thoát trên máy phát có thể được chia ra làm 3 loại:
- Thất thoát do hiện tượng từ trễ và dòng điện xoáy, là hàm theo điện áp và tần số.
- Thất thoát do khe không khí và ma sát trục đỡ, thay đổi theo vận tốc góc.
- Thất thoát trên dây đồng, nó tỉ lệ với bình phương dòng điện tải hay dòng ngõ ra.
Ở chế độ vận hành bình thường các máy phát có nối vào lưới điện phải có tần
số và điện áp cố định, và việc cố định này hay thậm chí cố định vận tốc góc phụ
thuộc vào kiểu máy phát là loại máy phát đồng bộ hay máy phát cuộn dây.
Các thất thoát có thể xếp lại thành 2 nhóm:
- Nhóm thất thoát cố định, không thay đổi được: gồm từ trễ, dòng điện xoáy, khe
hở và ma sát trụ đỡ.
- Nhóm thất thoát thay đổi được: thất thoát trên dây đồng.
Mức độ thất thoát sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cấu tạo và thiết kế của máy
phát điện. Có thể nói một máy phát tốt thì hai nhóm thất thoát là tương đương nhau.
Tất cả các tác động của công suất định mức và công suất thực lên các máy
phát điện và hiệu suất được thể hiện bằng phương trình (2-38). Khi biểu diễn ở dạng
công suất ngõ vào trục theo máy phát phương trình có dạng:
X  (0.5)Y (1  Y )( X 2  1)
g  (2 - 38)
X
Trong đó thông số X và Y cho bởi
Pt
X  (2 - 39)
PtR
0.215
 10 6 
Y  0.05  (2 - 40)
 PeR 
Trong các phương trình trên, PtR và PeR là công suất cơ định mức ngõ vào
(rated mechanical power input) và công suất điện định mức ngõ ra (rated electrical
power output) của máy phát đơn vị là W. Phương trình (2-38) được thể hiện như
Hình 2.10 ứng với 3 cỡ máy phát 20kW, 200kW và 2000kW. Các đường cong có
hình dáng rất giống với các đường cong hiệu suất truyền trên Hình 2.8.
Công suất ngõ ra của máy phát điện bây giờ có thể được xác định, ít nhất là
về mặt khái niệm, bằng cách tìm C p ,  m và  g cho một turbine và vận tốc gió cho
trước, nhân chúng với nhau để tìm tổng hiệu suất, sau đó nhân cho công suất gió. Có
thể thực hiện được điều này bằng cách đọc các giá trị trên đồ thị hoặc bằng kỹ thuật
phân tích nếu tương đương nó bằng các mô hình toán. Các giá trị thiết kế của vận

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 44
tốc quay turbine, kích thước hệ thống truyền và máy phát có thể được thay đổi, và
quá trình được lặp lại. Có thể tối ưu được các giá trị khi đó sẽ làm cực đại năng
lượng tạo ra trên một USD đầu tư.
Thông thường ta nên chọn máy phát hơi nhỏ hơn hay chọn loại lớn hơn một
tí. Trong trường hợp đặc biệt này, ta có thể chọn phương án máy phát nhỏ hơn. Điều
này có thể làm giảm giá thành và trọng lượng, và làm tăng hiệu suất trung bình của
hệ thống bởi vì máy phát sẽ hoạt động ở phần công suất cao hơn. Hơi quá tải một ít
cũng được bởi vì không phải lúc nào nó cũng vận hành ở chế độ đó. Bất kỳ máy
phát nào cũng có thể vận hành ở công suất lớn hơn công suất định mức của nó từ
10% đến 20% trong thời gian khoảng một giờ nếu hệ thống làm mát tốt. Công suất
khi quá tải và công suất khi yếu tải bù trừ lẫn nhau do đó nếu xét trung bình thì công
suất trong một giờ cũng không vượt quá công suất định mức.

Hình 2.10. Hiệu suất máy phát ứng với ba cỡ máy


Sự thoát nhiệt ra khỏi máy phát sẽ lớn hơn khi gió mạnh và định mức của
máy phát được xác định dựa trên các điều kiện gió lặng. Điều này có thể làm tăng
định mức thực tế máy phát lên khoảng 5% hoặc hơn. Các yếu tố như thay đổi công
suất vận hành và tăng độ làm mát có thể làm tăng máy phát lên khoảng 10%.
Trong máy phát điện gió có nhiều thông số liên hệ với nhau, làm ảnh hưởng
đến hiệu suất máy phát điện nói riêng và của toàn hệ thống máy phát điện gió nói
chung. Hiệu suất của hệ thống máy phát điện gió có giá trị là bằng C p . m . g là tổng
hiệu suất định mức của hệ thống, kí hiệu là  0 :

 0  C p m g (2 - 41)

Như đã biết, công suất của máy phát đồng bộ ở đầu cực của máy phát [21]:

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 45
Pout = mUI cos (2 - 42)
Với m là số pha.
Đối với máy cực lồi theo đồ thị véctơ trên Hình 2.11, ta có:
E 0  U cos 
Id = (2 - 43)
xd

U sin 
Iq =
xq

Và     
Do đó:
Pout = mUI cos = mUI cos(   )
= mU(Icos cos   I sin  sin  )
= mU(Iqcos +Idsin)

mU 2
= mU 2
xq sin  cos   mE 0U
xd sin   sin  cos 
xd

mUE0 mU 2 1 1
Hay là: Pout = sin   (  ) sin 2 = Pe +Pu
xd 2 xq xd

Trị số của Pư nhỏ hơn nhiều so với Pe. Nên ta có thể xem Pout = Pe

a) b)
Hình 2.11. Từ trường phần ứng dọc trục (a) và đồ thị véc tơ máy phát cực lồi (b)

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 46
Ở đây, đối với loại máy phát sử dụng chủ yếu là rô to cực lồi (hoặc sử dụng
nam châm vĩnh cửu tròn) nên xem như điện kháng dọc trục bằng với điện kháng
ngang trục [22].
mE0U sin 
Pout = (2 - 44)
xd

Ở trên là biểu thức toán học của công suất tác dụng P = f() trong điều kiện
E0 (hoặc ít) không đổi và điện áp U của máy điện ở đầu cực máy không đổi.
mE 0U sin  E ( E  U )
Pout = =m 0 0 sin  (2 - 45)
xd xd

Giả sử tải là không đổi: SL = PL + jQL; tải là không đổi nên  không đổi.

Hình 2.12. Mô hình máy phát điện đồng bộ

U là điện áp rơi trên dây quấn phần ứng:


Ru PL  Q L . X d
U = (2 - 46)
U
Trong đó:
Rư: là điện trở của dây quấn phần ứng.
Xd: là điện kháng của dây quấn phần ứng.
E 0 ( R u PL  Q L X d )
E0 ( E0  Ru PL UQL . X d ) E 02 
Pout = m sin  . = U m . sin 
Xd Xd

 E 02 E0 
=   ( Ru PL  Q L X d  m. sin 
Xd U .X d 

 E 02 E0 E0 
=   Ru PL  QL X d  m sin 
 X d U .X d U .X d 

 E 02 E0 l E 
=    PL  0 QL  m. sin 
 X d U .X d F U 

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 47
 (4,44. f .w. .Kdq ) 2 4,44. f .w. .Kdq w.K L PL E0 QL 
=     m. sin 
 Xd U .X d F U 

 4 , 44 . f . w 2 . . Kdq .  . K l PL 4 , 44 . f . w . . Kdq .Q L 
= m sin   4 , 44 . f .w . . K dq 
2 2 2 2
 
 2 f U .2 f 
2 2
w w
R R
U

 4,44 2. f .w 2 . 2 .K 2 dq .R 4,44.w 2 . .Kdq. f .K l .PL .R 4,44.w. f . .Kdq.QL 


= msin    
 2w 2
U .2 .w .F2
U 

 1  .Kdq. .K l .PL .R   4,44. f . .Kdq.QL .w 


= m.sin 3.14 f . 2 .K 2 dq.R     
 2 U .F   U 

  1  .Kdq. .K l .R .PL   4,44. f . .Kdq.Q .w  


=m.sin 3.14. f . .Kdq.R     L

  2 U. J I
  U  

 1 .Kdq..Kl .R .PL . J   4,44. f ..Kdq.Q .w


=m.sin 3.14 f . 2 .k 2dq.R    L

 2 U. I   U 

  1 .Kdq..Kl .R .PL. J  4,44. f ..Kdq.w.Q 


= m.sin 3.14f . 2.K2dq.R     L
 (2-47)
  2 U I   U 

Trong đó:
+ f: tần số, phụ thuộc vào tốc độ quay rô to của máy phát điện.
n1 . p
f= (Hz)
60
Với n1: tốc độ quay của rô to máy phát (vòng/phút).
p: số đôi cực từ.
+ : từ thông, phụ thuộc vào dòng kích từ và mạch từ của nam châm.
+ Kdq: phụ thuộc cách quấn dây.
+ R: hệ số từ trở phụ thuộc vào mạch từ ở phần ứng của máy phát.
1
R = (2 - 48)
 .S

: hệ số từ thẩm phụ thuộc vật liệu.


S: tiết diện của lõi thép.
+  = const: điện trở suất của dây quấn.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 48
1
+ R =
 .S

+ Kl = const; l = kl.w: chiều dài dây quấn, w: số vòng dây quấn.


+ PL = const; QL = const.
+ J = const: mật độ dòng điện (A/mm2).
+ U: điện áp đầu của tải (A).
+ I: dòng điện của tải (A).
Từ công thức trên công suất Pout phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
 Tốc độ quay của rô to máy phát điện: với tần số càng cao thì công suất ra
Pout càng lớn. Do đó, từ tốc độ thấp của rô to cánh gió để có tốc độ cao phù hợp với
tốc độ máy phát điện thì cần phải thông qua bộ truyền động với tỷ số truyền i phù
hợp.
 Số đôi cực p: với mỗi loại máy phát điện thì có số đôi cực phù hợp. Nếu
như máy phát điện có số đôi cực càng lớn thì kết cấu của máy phát điện càng lớn và
phải có cấu tạo và vật liệu phù hợp. Để hiệu quả với tốc độ thấp của rô to cánh gió
thì phải lựa chọn các máy phát điện có số đôi cực phù hợp và kết hợp với việc lựa
chọn tỷ số truyền i phù hợp.
 Từ thông : từ thông phụ thuộc vào dòng kích từ. Thông thường trong các
máy phát điện thường sử dụng nguồn kích từ là ác quy. Do đó, với dòng điện kích từ
không lớn rất khó khăn trong việc thực hiện để điều chỉnh cho hiệu suất đạt cao hơn.
 Điện áp U: điện áp ngõ ra càng lớn thì chúng ta thấy Pout càng lớn, khi đó sẽ
giảm được tổn thất đồng trên dây quấn phần ứng.
Ngoài ra, trong máy phát điện có rất nhiều tổn hao được thể hiện như Hình
2.13. Do đó, cần phải giảm thiểu lượng tổn hao của máy phát điện. Trong máy phát
điện có các tổn hao như sau:
 Tổn hao ma sát: tổn hao ở ổ bi, ma sát giữa chổi than và vành trượt, ma sát
giữa không khí với các bộ phận trong cánh quạt làm mát…
 Tổn hao sắt: do từ trễ và dòng điện xoáy trong lõi thép gây nên. Có thể
giảm bớt tổn hao sắt bằng cách giảm bớt độ dày của các lá thép và sử dụng các vật
liệu có tổn hao từ thấp như hợp kim sắt – niken, thép si líc…[20].
 Tổn hao đồng trong phần ứng: tổn hao do điện trở dây dẫn và tổn hao do
ảnh hưởng của hiệu ứng bề mặt ngoài. Hiệu ứng ngoài phụ thuộc tiết diện ngoài, tiết
diện dây dẫn phần ứng và tần số dòng điện phần ứng.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 49
 Tổn hao mạch kích từ: bao gồm tổn hao của dây dẫn phần cảm và tổn hao
trên mạch ổn áp (điều khiển điện áp đầu cực của máy phát).

Hình 2.13. Giản đồ tổn hao trong máy phát điện đồng bộ
Với tải không đổi, từ thông không đổi (coi như dòng kích từ không đổi vì sử
dụng nam châm vĩnh cửu hoặc không điều chỉnh dòng kích từ). Để công suất ngõ ra
của máy phát điện là lớn nhất khi tốc độ máy phát không đổi thì ta cần phải giảm
được lượng tổn hao đồng trên dây quấn phần ứng:
P Q P Q  .k l .w
2 2 2 2
PCu= L 2 L Rư = L 2 L
U U F

PL  QL k l .w PL  QL  .k l .w J
2 2 2 2
= = (2 - 49)
U2 I U2 I
J
 .k l .w
Vì Rư = (với l = kl.w)
F
Giả sử tải là không đổi, điện áp U của máy phát điện tăng lên k lần thì dòng
điện I của máy phát sẽ giảm xuống k thì khi đó số vòng dây quấn w của phần ứng
máy phát điện cũng tăng lên k lần, thì khi đó PCu sẽ giảm được k lần. Do đó PCu
sẽ giảm xuống nếu như chọn cấp điện áp của máy phát lên cao hơn.
Như vậy, để có công suất đầu ra của máy phát điện đạt giá trị lớn nhất tức có
hiệu suất cao chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn cấp điện áp phù hợp cho máy phát
điện để giảm thiểu lượng tổn hao trên máy phát điện và lựa chọn số cực của máy
phát kết hợp với tỷ số truyền i phù hợp trong bộ truyền động để nâng cao được hiệu
suất của máy phát điện và của hệ thống máy phát điện gió công suất nhỏ cũng như
mang lại hiệu quả về kinh tế.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 50
2.6. Hiệu suất hệ thống
Các phương trình (2-8), (2-33) và (2-37) được rút gọn lại thành một phương
trình liên quan giữa công suất điện ngõ ra và tốc độ gió ngõ vào như sau:
Pe  C p m g Pw (W) (2 - 50)

Ở vận tốc gió định mức (rated wind speed), công suất điện ngõ ra định mức
có thể được biễu diễn:
1
PeR  C pR  mR  gR  A u R3 (W) (2 - 51)
2
Với:
C pR : là hiệu suất turbine ở vận tốc gió định mức u R .

 mR : hiệu suất truyền ở vận tốc gió định mức.

 gR : hiệu suất máy phát ở vận tốc gió định mức.

 : mật độ không khí.

A : diện tích cánh turbine.


Giá trị C pR mR gR là tổng hiệu suất định mức của hệ thống, kí hiệu là  0 :

 0  C pR mR gR (2 - 52)

Hiệu suất của hệ thống theo công thức (2-52) phụ thuộc vào ba yếu tố là hiệu
suất turbine, hiệu suất bộ truyền động và hiệu suất máy phát điện.
2.7. Cánh turbine
+ Kích thước cánh:
Độ vững (solidity) của rô to: Để tính được diện tích cánh, ta cần biết độ vững
rô to ứng với TSR định mức.
Độ vững rô to được xác định theo giá trị của TSR [10], theo đồ thị Hình 2.14
ta xác định được độ vững rô to. Đường cong phía trên dành cho turbine trục đứng và
đường còn lại dùng cho turbine trục ngang.
rroto
Ta thấy, nếu giá trị TSR càng lớn tức lớn, nghĩa là tốc độ rô to quay
u
càng nhanh thì độ sẽ vững thấp đi.
Cũng giống như rô to kiểu chong chóng trục ngang, dựa vào TSR ta sẽ xác
định được diện tích cánh cần thiết cho bản thiết kế theo công thức dưới đây:
Độ vững x Diện tích mặt trước rô to = Diện tích cánh

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 51
Diện tích cánh: Số cánh = Diện tích mỗi cánh
Diện tích 1 cánh: Chiều cao cánh = Độ rộng cánh (chord line).

Hình 2.14. Độ vững rô to theo TSR


2.8. Mối quan hệ giữa độ cao và tốc độ gió
Để tính tốc độ gió ở một độ cao khi biết tốc độ ở một độ cao khác, ta có thể
sử dụng công thức sau:
n
h 
u 2  u1  2  (2 - 53)
 h1 
Với n là hệ số ma sát mặt đất, n có nhiều giá trị khác nhau phụ thuộc vào điều
kiện địa hình tự nhiên, chẳng hạn:
Mặt nước hay mặt đất bằng phẳng : n = 0.1
Cây trồng cao : n = 0.2
Khu trung tâm thành phố : n = 0.4
2.9. Công suất định mức và vận tốc gió định mức
Hầu hết các turbine gió đều được phân loại theo công suất định mức (PeR)
ứng với một vận tốc gió định mức (uR). Công suất định mức thường được định
nghĩa là công suất ngõ ra cực đại còn vận tốc gió định mức là vận tốc gió ứng với
turbine đạt đến công suất ngõ ra định mức.
Tùy theo nơi đặt turbine mà ta có vận tốc gió định mức khác nhau. Sau đây là
số liệu khảo sát cho các turbine gió trong điều kiện thành phố. Đây là số liệu được
khảo sát của 45 nhà máy sản xuất máy phát điện gió cỡ nhỏ từ 15 quốc gia châu Âu,
kết quả cho thấy [12]:

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 52
Bảng 2.4. Tỷ lệ máy điện gió cỡ nhỏ với các vận tốc gió định mức thông dụng
Vận tốc gió định mức %
Có vận tốc gió định mức < 11m/s 26
Có vận tốc gió định mức > 11m/s; < 13m/s 46
Có vận tốc gió định mức > 13m/s; < 17m/s 21
Có vận tốc gió định mức > 17m/s 7

Trong môi trường thành phố, vận tốc gió trung bình thấp hơn các vùng nông
thôn, do đó các turbine gió phải đạt đến công suất định mức ở vận tốc gió rất thấp.
Điều này có nghĩa là nó sẽ tạo ra công suất tối đa trong khoảng thời gian lâu hơn.
Bảng 2.4 cho thấy phần trăm số turbine gió thành thị đạt công suất định mức ở các
vận tốc gió gió cho trước.
2.10. Vận tốc gió ngưỡng vào (Cut–in wind speed)
Vận tốc gió ngưỡng vào là vận tốc gió mà turbine bắt đầu tạo ra điện. Thông
thường turbine gió được thiết kế để bắt đầu phát điện ở vận tốc gió 3m/s -5m/s, một
số có vận tốc gió ngưỡng vào thấp hơn. Đặc biệt, các turbine gió nhỏ thường có vận
tốc cut - in thấp hơn [12].
Ở điều kiện thành thị thì vận tốc gió trung bình thấp, các turbine gió được
thiết kế để có thể tạo năng lượng ở vận tốc gió thấp. Do đó, tổng năng lượng tạo ra
sẽ rất đáng kể. Sau đây là bảng thống kê số phần trăm số turbine có vận tốc gió cut -
in cho trước, như Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tỷ lệ máy điện gió cỡ nhỏ với các vận tốc cut - in thông dụng
Vận tốc gió ngưỡng vào (Cut-in) %
Có vận tốc ngõ vào < 3m/s 47
Có vận tốc ngõ vào > 3m/s; < 4m/s 38
Có vận tốc ngõ vào > 4m/s 14

2.11. Vận tốc gió ngưỡng ra (Cut-out wind speed)


Vận tốc gió ngưỡng ra là vận tốc tại đó turbine sẽ ngừng hoạt động để bảo vệ
các thành phần máy phát điện không bị hư hỏng do vận tốc gió vượt ngưỡng mức
cho phép, điện sẽ không được tạo ra khi gió vượt quá vận tốc gió này. Để bảo vệ
máy phát điện khi vận tốc gió quá lớn người ta sử dụng bốn nguyên tắc sau đây để
điều khiển vận tốc rô to đến mức tối thiểu [12]:

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 53
- Điều khiển hãm thụ động: Các cánh turbine được thiết kế sao cho khi vận tốc
gió cao sẽ tự động hãm tốc, chấp nhận bỏ bớt một phần năng lượng. Gió càng cao
độ hãm càng mạnh.
- Điều khiển góc pitch của cánh: Hệ thống điều khiển sẽ tự động điều chỉnh góc
pitch hoặc góc tới để giảm năng lượng thu được.
- Xoay hệ thống: Có 2 cách hoặc là xoay cánh chệch hướng gió hoặc cho cánh
xoay đi để tránh gió.
- Không điều khiền gì cả: thay vào đó nó được thiết kế thật cứng cáp để có thể
chịu đựng được ở mọi điều kiện gió.
Bảng 2.6. Tỷ lệ % máy điện gió cỡ nhỏ với các vận tốc Cut-out thông dụng
Vận tốc gió Cut-out %
Không có vận tốc Cut-out 54
Vận tốc Cut-out >20 m/s 36
Vận tốc Cut-out > 15 m/s; < 20 m/s 7
Vận tốc Cut-out > 10 m/s; < 15 m/s 3

Trong các turbine khảo sát ở tài liệu này, thì hầu hết được thiết kế để chịu
đựng được trong mọi điều kiện gió mà không cần phải ngừng hoạt động. Bảng 2.5
sau cho thấy số % số turbine gió có vận tốc cut-out ứng với các điều kiện gió cho
trước [12].
2.12. Mối quan hệ giữa các thông số
Sau khi nghiên cứu khảo sát toàn bộ các thông số tính toán của turbine gió,
đưa ra sơ đồ quan hệ giữa các thông số đó, khi thiết kế ta có thể dựa vào sơ đồ này
để tính toán, Hình 2.15. Tất nhiên, đối với các turbine cỡ lớn sự tính toán sẽ phức
tạp hơn, nhưng với máy phát cỡ nhỏ thì mức độ tính toán như sơ đồ cũng khá đầy
đủ. Khi thiết kế máy phát điện gió ta có thể theo trình tự sau đây:
Khảo sát gió:
Khâu này rất quan trọng không những cho các hệ thống phát điện gió cỡ lớn
mà cỡ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, việc khảo sát gió đối với hệ thống cỡ nhỏ nhìn
chung không phức tạp, và điều quan trọng là người dùng hay người thiết kế phải có
máy đo tốc độ gió để có thể đo tốc độ gió tại nơi đặt máy phát. Thường thời gian
khảo sát gió đối với turbine cỡ lớn lâu hơn khoảng vài năm, thì mới có thể đánh giá
hết được trữ lượng và đưa vào tính toán hiệu quả kinh tế. Đối với cỡ nhỏ thời gian
đòi hỏi khảo sát ngắn hơn, tuy nhiên nếu ta lấy được số liệu của Đài Khí tượng nơi
đặt turbine gió thì càng tốt.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 54
Sau khi khảo sát gió ta sẽ có được vận tốc gió trung bình, vận tốc gió của
từng khoảng thời gian trong năm và vận tốc gió cực đại tại nơi khảo sát. Việc chọn
vận tốc gió rất quan trọng và ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, thời gian thu hồi vốn,
kích thước turbine, cấu trúc cánh, kiểu turbine và một số yếu tố khác.
Công suất ngõ ra, chính là lượng điện năng mong muốn máy phát điện sẽ tạo
ra sau khi đưa vào vận hành. Tùy vào nhu cầu sử dụng điện năng và tiềm năng gió
tại nơi đó ta sẽ chọn công suất phù hợp để bắt đầu tính toán.
Pout = Pw* ηg*ηm*Cp = Pw*η0
η0 : có thể đoán được, vì:
Cp tốt nhất cũng chỉ khoảng 40%,
ηg là hiệu suất máy phát nếu ta mua máy phát đúng chuẩn dùng cho phát điện
gió ta sẽ có chỉ số này ghi trên thân máy, tuy nhiên máy phát càng nhỏ thì hiệu suất
càng thấp. Thông thường khoảng từ 30 – 80%.
ηm là hiệu suất truyền động. Nếu hệ thống có qua bộ truyền bằng bánh răng
trụ dạng răng thẳng, thì cứ qua mỗi tầng bánh răng thất thoát khoảng 2% công suất
định mức, nếu có 2 tầng bánh răng hiệu suất ηm là khoảng 96%, nếu bộ nhông dùng
dây cu-roa thất thoát sẽ cao hơn. Nhưng nếu bộ truyền động tốt, tức có bôi trơn và
đặt trong hộp kín thì có thể mỗi tầng chỉ thất thoát 1%. Hiệu suất của toàn hệ thống
η0 thường có giá trị khoảng từ 10% đến 40%.
Tính diện tích rô to A:
Pout
Vậy Pw  từ đó suy ra được tổng diện tích quét turbine A theo công thức
0
(2-2), như trên đã trình bày nếu bán kính turbine nhỏ thì cánh sẽ quay nhanh, R tính
được từ công thức:
- Đối với rô to trục ngang: A =   R 2 .
- Đối với rô to trục đứng: A = Chiều ngang * Chiều cao (chiều ngang là đường
kính rô to).
Tính TSR và Cp:
Được tính theo phương pháp lặp mục 2.3.2. Từ TSR, diện tích A ta có thể
tính các chỉ số khác theo sơ đồ trên.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 55
Kiểu dáng cánh


u
Khảo sát gió 

1 R
PmPwCp  Au3Cp C p ( ,  , u ) TSR 
2 u

P out  P e Pe   g  Pt Pt   m  Pm Tra đồ thị Hình 3.8


A (m2 )
X Độ vững (%)

Diện tích cánh

Độ dài dây cung


X Diện tích 1 cánh X
cánh quạt ( chord line)

1 / chiều cao turbine 1 / (số cánh)


(trụcđứng)

Chọn máy phát RPM(Vòng /phút)


có RPMđịnh mứcphù hợp của turbine

Tỷ số nhông truyển
ứng với 1 máy phát cho trước

Hình 2.15. Sơ đồ quan hệ các thông số thiết kế


máy phát điện gió nhỏ công suất ngõ ra (Pout) [5], [22]
2.13. Phương án nâng cao hiệu suất hệ thống máy phát điện gió công suất nhỏ
Hiệu suất của hệ thống  0 , phụ thuộc nhiều yếu tố: hiệu suất turbine, hiệu suất
truyền động, hiệu suất máy phát, tổn thất công suất máy phát…
Hiệu suất của turbine Cp phụ thuộc vào kiểu dáng cánh nên khó thay đổi, với
turbine trục đứng kiểu dáng cánh Lenz2 có hiệu suất cao nhất đạt được là 38.9% [4],
nên không lựa chọn thay đổi thông số này.
 Trong máy phát có rất nhiều tổn hao, cần giảm thiểu lượng tổn hao đồng của
dây quấn phần ứng của máy phát điện để công suất ngõ ra là lớn nhất. Điện áp U
của máy phát điện tăng lên k lần thì dòng điện I của máy phát sẽ giảm xuống k thì
khi đó số vòng dây quấn w của phần ứng máy phát cũng tăng k lần. Khi đó PCu sẽ
giảm được k lần. Do đó, hiệu suất máy phát được nâng cao, công thức (2-9).
 Lựa chọn hộp truyền động phù hợp với điều kiện gió ở thấp. Với tỷ số truyền
khoảng 8 đến 40, phụ thuộc vào đường kính của rô to và chọn số tầng bánh răng là 2
tầng, dạng hình trụ, răng thẳng trong hộp kín có bôi trơn nhằm dễ dàng trong truyền
động cũng như quá trình khởi động ở điều kiện gió thấp và hiệu suất truyền động đạt
khoảng 0.98.
 Hiệu suất máy phát điện phụ thuộc vào kết cấu, vật liệu, tốc độ và số cực... Lựa
chọn số cực của máy phát có số cực lớn để phù hợp với tốc độ gió, với tỷ số truyền

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 56
lựa chọn như trên, có thể lựa chọn máy phát điện có khoảng 12 cực khi lựa chọn tỷ
số truyền của bộ truyền động là 12. Khi đó, máy phát điện làm việc hiệu suất cao ở
tốc độ 500 vòng/phút. Hiệu suất của máy phát điện khi đó đạt được khoảng 0.822,
như trong thí nghiệm về máy phát điện.
 Kết hợp tỷ số truyền với số cực của máy phát hợp lý sẽ làm hiệu suất của hệ
thống nâng cao và giảm chi phí sản xuất máy phát điện gió công suất nhỏ.
2.14. Lưu đồ thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
Lưu đồ tính toán thiết kế cho máy phát điện gió công suất nhỏ, loại turbine
trục đứng và kiểu dáng cánh Lenz2. Để đơn giản, đề tài đã tóm tắt toàn bộ các khâu
thiết kế thành các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát gió.
Bước 2: Xác định vận tốc gió.
Bước 3: Xác định được giá trị công suất điện Pe ở ngõ ra mong muốn.
Bước 4: Xác định ước lượng diện tích cánh A sẽ thiết kế trong máy phát điện gió:
A=dm *h (m2)
Trong đó: dm là đường kính cánh rô to (m); h là chiều cao cánh rô to (m).
Bước 5: Tính công suất gió tối đa thu được ứng với diện tích cánh rô to A (m2), khi
tính ở nhiệt độ bình thường. Để tính công suất thu được sử dụng công thức:
Pw=0.647*A.u3 (W).
Bước 6: Tính công suất cơ làm quay trục rô to: Pm = Cp*Pw (W).
Đối với loại kiểu dáng cánh Lenz2 có tỷ số tối ưu TSR là 0.8.
Nên sử dụng công thức: C p  0.196TSR   0.23233 = 0.389 [4]
Bước 7: Công suất truyền qua bộ truyền động với hiệu suất truyền động là  m
Pt   m Pm (W)
Để xác định được hiệu suất truyền động:
 Tính tốc độ quay của rô to cánh gió:
 .u  .u
n2  (vòng/giây) = 60 (vòng/phút);
2. .rm 2. .rm
với  =0.8 (TSR)
 Lựa chọn tỷ số truyền động i:
Với tốc độ quay của máy phát điện là n, tính được tỷ số truyền động i = n1/n2;
- Nếu i ≤ 7 thì lựa chọn một tầng bánh răng;
- Nếu 8 ≤ i ≤ 40 thì lựa chọn 2 tầng bánh răng, nếu như tỷ số truyền lớn hơn
có thể chọn 3 hoặc 4 tầng bánh răng;
Chọn bánh răng cơ sở là x răng (với loại bánh răng trụ nhỏ nhất là 17 răng),
bánh răng còn lại là x.i;

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 57
Hiệu suất truyền động được tính như sau: nếu lựa chọn 1 tầng thì hiệu suất là
0.99 và nếu thêm 1 tầng nữa thì hiệu suất sẽ giảm đi 1% nữa;
Bước 8: Công suất ngõ ra Pout của máy phát:
Pout   g Pt (W); với  g là hiệu suất của máy phát.
Bước 9: Kiểm tra công suất ngõ ra Pout
 Nếu Pout < Pe thì phải tăng lại diện tích cánh, tức phải quay lại bước 4.
 Nếu Pout > Pe thì thực hiện tiếp bước 10.
Bước 10: Đưa ra chi tiết kết quả:
1. Vận tốc gió định mức u (m/s);
2. Diện tích cánh rô to A (m2): đường kính cánh rô to dm (m); chiều cao cánh rô
to h (m); số lượng cánh: 3 cánh; độ dày mỗi cánh: m = 0.1875*dm (m); chiều dài
cánh: l = 0.4*dm(m).
3. Bộ truyền động: tỷ số truyền i; tốc độ quay của rô to n2 (vòng/phút); tốc độ
quay của máy phát n1 (vòng/phút); số tầng bánh răng q (tầng); số răng của bánh răng
ở mỗi tầng với bánh răng cơ sở là x răng;
4. Công suất đạt được Pout;
5. Hình dạng, kiểu dáng.

Hình 2.16. Mô hình máy turbine gió trục đứng, kiểu dáng cánh Lenz2

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 58
Lưu đồ thiết kế:

Khảo sát gió

Vận tốc gió định mức


um(m/s)

Chọn công suất


ngõ ra mong muốn
Pe (w)

Lựa chọn diện tích cánh


rô to khi thiết kế
A (m2)

Tính năng lượng gió thu


được từ diện tích cánh A
Pw (W)

Tính công suất thu được


khi qua bộ truyền động
Pt (W)

Tăng diện tích Tính công suất cơ thu


A (m2) được làm quay trục rô to
Pm (W)

Tính công suất ngõ ra


của máy phát điện
Pout (W)

Sai
Pe < Pout

Đúng

Đưa ra kết quả thiết kế

Hình 2.17. Lưu đồ thiết kế máy phát điện gió


công suất nhỏ trục đứng, kiểu dáng cánh Lenz2

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 59

CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH – CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ


TỰ ĐỘNG – KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 60

3.1. Giới thiệu


Đề tài nghiên cứu thiết kế và thi công mô hình máy phát điện gió công suất
nhỏ loại turbine trục đứng với kiểu dáng cánh Lenz2 có công suất nhỏ có thể làm
việc ở chế độ gió thấp, gió quẩn trong thành phố, các vùng hải đảo, các vùng sâu
vùng xa và các vùng không thể đưa điện đến. Mô hình thiết kế và thi công với giá
thành phù hợp mà tương đối dễ dàng trong quá trình thi công, vận hành cũng như
bảo dưỡng.
Từ những tính toán của máy phát điện gió đề tài xây dựng chương trình thiết
kế máy phát điện gió công suất nhỏ và sau đó thi công mô hình để chứng minh được
lý thuyết cũng như điều kiện gió ở Việt Nam có thể ứng dụng năng lượng gió để tạo
ra năng lượng điện với công suất nhỏ để có thể sử dụng trong các hộ gia đình. Với
mô hình này công suất tính toán dự kiến là 18W khi máy phát có 6 cực với vận tốc
gió trung bình là 4m/s và có thể đạt được 52W nếu như thay máy phát có 6 cực
thành máy phát có 12 cực. Quá trình thực hiện mô hình được tính toán thiết kế và
lựa chọn các thông số phù hợp với điều kiện gió tại Việt Nam, các thành phần được
lựa chọn từ cánh, máy phát điện, bộ truyền động, giàn đỡ. Mô hình này có thể thay
đổi được kích thước cánh, số tầng cánh, tốc độ thông qua bánh răng và một số yếu
tố khác có thể điều chỉnh để thí nghiệm ở các điều kiện khác nhau.
Mô hình được thi công và đặt thử nghiệm ở độ cao 20m, tại Lầu 4 – Trường
Cao đẳng Viễn Đông Tp. Hồ Chí Minh, 118 Nam Hòa, Phường Phước Long A,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ
3.2.1. Tiêu chí thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
 Hiệu suất cao.
 Cấu tạo đơn giản.
 Dễ vận hành và bảo dưỡng.
 Thay đổi được tốc độ nhờ bộ truyền động.
 Thay đổi được diện tích cánh rô to.
 Ít duy tu, bảo quản.
 Bền.
 Có thể dùng trực tiếp tải 220VAC hoặc có thể dùng tải 12VDC, 24VDC.
 Công suất ngõ ra dự kiến của máy phát điện gió ở mức thường xuyên là
khoảng 18W.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 61

Hình 3.1. Cấu tạo của hệ thống máy phát điện gió công suất nhỏ
dạng trục đứng với kiểu dáng cánh Lenz2
3.2.2. Tính toán lựa chọn, thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
Trong máy phát điện gió bao gồm tất cả các bộ phận như sau:
 Rô to: cánh rô to, cánh tay đòn, hub.
 Bộ truyền động: hộp số chuyển đổi tỷ số truyền động trong cơ cấu truyền
động, chủ yếu là hộp tăng tốc độ từ tốc độ thấp của rô to cánh gió sang tốc độ cao
hơn của máy phát điện.
 Trụ quay và giàn đỡ.
 Máy phát điện.
 Bộ phận nén và tích trữ điện, bộ phận xã điện.
Để thiết kế một hệ thống năng lượng gió, người ta cần biết trước các thông số
để sử dụng trong quá trình tính toán về năng lượng gió:
 Vận tốc gió định mức, số liệu này có được từ việc khảo sát, vận tốc này được
tính từ giá trị trung bình của vận tốc gió nơi đặt turbine, thông qua khảo sát gió.
 Loại trục turbine là loại turbine trục đứng hay trục ngang.
 Đường kính rô to.
 Diện tích quét rô to.
 Kiểu dáng cánh...

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 62
Với mô hình thiết kế và thi công, loại máy phát điện gió turbine trục đứng
(VAWT) kiểu dáng cánh Lenz2. Ở đây lựa chọn kiểu dáng cánh Lenz2 vì với loại
cánh này dễ thiết kế và thi công hơn các loại cánh khác. Với các thông số đầu vào
và đầu ra như Bảng 3.1:
Bảng 3.1. Các thông số đầu vào và đầu ra của mô hình
Vận tốc gió định mức: 4 m/s
Tỷ số tốc độ TRS 0.8
Số cánh 3 (hoặc 6)
Thông số đầu vào Kiểu dáng cánh Lenz2
Đường kính rô to (cực đại ) 2m
Chiều cao cánh 2m
Số tầng 2 tầng
Diện tích quét rô to 4 m2
Thông số đầu ra Công suất ngõ ra 20 W
Đường kính và số tầng Thay đổi được
Chất liệu cánh Cánh tôn Dày 0.45mm
Chất liệu Sắt và thép Sắt ống, vuông –
giàn và trụ đỡ thanh chữ V
Tính toán thiết kế và công suất ngõ ra:
1. Công suất thu được từ gió:
Coi như mô hình được đặt và thử nghiệm ở điều kiện môi trường bình thường.
Ở điều kiện bình thường, công suất gió sử dụng công thức (2–5):
Pw  0.647 Au 3 = 0.647*4*4 = 165.6W (coi như 166 W)
3

Với A = 4 m2 và u = 4 m/s
2. Hiệu suất của turbine gió:
Theo tài liệu tham khảo [4] tỷ số TRS tối ưu của Lenz2 là 0.8. Sử dụng công
thức (2– 25) để tính hiệu suất turbine:
Với 0.5  TSR  1.0 : C p  0.196TSR   0.23233 = 0.389 là hiệu suất tối ưu của turbine
gió trục đứng kiểu dáng cánh Lenz2.
3. Hiệu suất của bộ truyền động:
+ Tốc độ quay của rô to cánh quạt được tính theo công thức (2–35):
.u  .u
n2  (vòng/giây) = 60 (vòng/phút); với  =0.8
2. .rm 2. .rm

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 63
0 .8 * 4
n2  60 =30.1vòng/phút, coi như 30vòng/phút
2 *  *1
+ Tốc độ của máy phát điện n1:
n1 tùy thuộc vào cấu tạo của máy phát điện. Ở đề tài này nghiên cứu làm mô
hình với tỷ số truyền bằng 8, 10, 12 nên có được 3 cấp tốc độ là 240vòng/phút,
300vòng/phút, 360vòng/phút.
i = n1/n2; với tỷ số truyền 8 ≤ i ≤ 40 nên chọn 2 tầng bánh răng để truyền động
dễ dàng, chọn 2 tầng bánh răng như vậy hiệu suất còn lại là 98%, coi như mỗi tầng
mất đi hiệu suất 1% nếu có bôi trơn và đặt trong hộp kín,  m  0.98 là hiệu suất của
bộ truyền động [23].
4. Hiệu suất của máy phát điện:
Hiệu suất của máy phát điện được dự đoán là 27.8% đến 82.2% như trong thí
nghiệm về máy phát điện thì hiệu suất phụ thuộc vào tốc độ quay của rô to của máy
phát điện,  g = 27.8% đến 82.2% là hiệu suất của máy phát điện.

5. Hiệu suất toàn hệ thống:


Hiệu suất toàn hệ thống được tính theo công thức như sau:
 0  C pR mR gR

Với:
C pR = 0.389 là hiệu suất của turbine;

 mR = 0.98 là hiệu suất của bộ truyền động;

 gR = 0.278 đến 0.822, tùy theo tốc độ của máy phát điện.

 0 có giá trị từ 0.11 đến 0.313. Giá trị này tùy thuộc vào tỷ số truyền của bộ
truyền động và tốc độ quay của máy phát điện.
6. Công suất toàn hệ thống:
Công suất toàn hệ thống được tính theo công thức như sau:
Pe  C pR mR gR Pw=  0 . Pw

Pe = 0.11 * 166 đến 0.313*166


=18.26 đến 51.96W (coi như 18W đến 52W)
Như vậy công suất điện ở ngõ ra của máy phát điện gió ở mô hình thi công
tương ứng với tốc độ gió trung bình thường xuyên là 4m/s là 18W nếu ở tốc độ máy

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 64
phát điện là dưới 500vòng/phút và đạt đến khoảng 52W nếu tốc độ của máy phát
điện đạt trên 1000vòng/phút.
Các thành phần của máy phát điện gió để thi công và thử nghiệm:
 Máy phát điện:
Máy phát điện được lựa chọn để thi công là máy phát điện có cấu tạo gồm có
hai phần chính là stator và rotor:

a) b) c)
Hình 3.2. Stator của máy phát điện
+ Stator máy phát điện được cấu tạo là 3 cuộn dây đặt lệch nhau 120 độ không
gian, như Hình 3.2. Điện áp tạo ra từ 3 cuộn dây này là đồng pha nên có thể cộng
dồn điện áp lại để có cấp điện áp cao hơn. Như vậy có thể lấy điện áp từ 1 cuộn dây
hay 2 cuộn hoặc 3 cuộn dây để cung cấp cho tải.
+ Rotor máy phát điện là nam châm vĩnh cửu có 6 cực (3 đôi cực) được ghép lại,
như Hình 3.3.

Hình 3.3. Rô to của máy phát điện


Máy phát điện được gắn ở đáy rô to cánh gió thông qua bộ truyền động tăng
tốc gắn ở trục quay và trụ đỡ. Máy phát có thể gắn tháo lắp tự do ra vào nhờ khớp
nối có thể thay đổi được để sử dụng các máy phát khác nhau thay thế. Máy phát điện
được gắn thông qua hộp tăng tốc, như Hình 3.4.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 65

Hình 3.4. Máy phát điện khi được gắn vào hộp số
 Hộp truyền động:
Với tỷ số truyền 8; 10; 12 nên chọn hai tầng bánh răng;
Theo số liệu khảo sát thực tế, để truyền động với công suất nhỏ có thể chọn
với số răng là 17 răng dạng bánh răng trụ dạng răng thẳng. Như vậy chọn bánh răng
cơ sở x ban đầu là chọn 17 răng.

a) Bánh răng trụ, răng thẳng b) Hộp tăng tốc, có cần gạt thay đổi tốc độ
Hình 3.5. Bộ truyền động
+ Với i = 8 = i1*i2:
Tầng 1: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 48 răng, i1 = 2.82
Tầng 2: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 48 răng, i2 = 2.82
+ Với i=10 = i1*i2::
Tầng 1: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 54 răng, i1 = 3.16
Tầng 2: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 54 răng, i2 = 3.16
+ Với i=12 = i1*i2:
Tầng 1: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 60 răng, i1 = 3.464
Tầng 2: bánh nhỏ 17 răng, bánh lớn 60 răng, i2 = 3.464
Bộ truyền động được làm bằng thép tôi, được đặt trong hộp kín và có bôi
trơn. Các cấp tốc độ có thể thay đổi được nhờ cần gạt tốc độ như Hình 3.5 b.
 Cánh rô to: Cánh rô to được làm 2 tầng, mỗi tầng có đường kính là 2.0m;
chiều cao mỗi tầng là 1.0m, tức tổng chiều cao của rô to là 2.0m, Hình 3.6.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 66

Hình 3.6. Mô hình 2 tầng của rô to cánh gió


+ Tầng trên (tầng 2): tầng trên có thể tháo lắp được tự do.
+ Tầng dưới (tầng 1): tầng dưới cố định 3 cánh, với 3 cánh này được gắn trên tay
quay và tay quay này có thể trượt để di chuyển cánh ra hoặc vào nhằm có thể thay đổi
kích thước của đường kính rô to từ 2.0m xuống còn 1.6m. Ngoài ra, có thể thay đổi để
lắp ráp được 6 cánh, lấy từ 3 cánh ở tầng trên gắn thêm ở tầng dưới.
Cánh được làm bằng tôn, thanh đở có thể trượt được khoảng 0.4m để thay đổi
kích thước đường kính của rô to cánh quạt.

Hình 3.7. Kiểu dáng cánh quạt gió

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 67

Hình 3.8. Kích thước cánh quạt gió

Độ dày cánh = 0.1875 x 2 = 0.375m.


Chiều dài cánh = 0.40 x 2 = 0.80 m.
Chất liệu cánh được làm bằng tôn có độ dày 0.45 mm, được gò lại và có các
thanh dằn để đảm bảo lực quay tác động và lực tác động của gió vào cánh quạt.

Hình 3.9. Cánh quạt gió đã được thi công

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 68
 Trụ đỡ và trục quay: Trụ đỡ và trục quay được làm bằng thép tròn.
 Tay quay: Tay quay được làm bằng thép vuông, có thể trượt lên nhau để
có thể thay đổi được kích thước của đường kính cánh rô to. Các cánh tay quay này
được thi công có thể tháo lắp tự do để thay đổi số tầng cánh hoặc có thể tháo lắp để
thêm số cánh quạt gió.
 Giàn đỡ: Được làm bằng thép chữ V, giàn đỡ này có thể tháo lắp tự do để
có thể di chuyển để kiểm nghiệm ở tốc độ gió khác nhau và vị trị khác nhau.
Mô hình tổng thể của máy phát điện thi công xong như Hình 3.10. Mô hình
này thi công trong khoảng thời gian một tháng rưỡi, được đặt thử nghiệm ở nhiều cấp
độ gió khác nhau và thử nhiều tải khác nhau ở nhiều thời gian trong ngày và trong
nhiều ngày khác nhau.

a) Đang thi công b) Thi công hoàn thành


Hình 3.10. Máy phát điện đang thi công (a) và thi công hoàn thành (b)

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 69

Công suất đầu ra của máy phát điện đã thi công theo tính toán lý thuyết:
+ Công suất ra của máy phát điện gió phụ thuộc theo tốc độ quay của máy
phát điện, với tốc độ gió không đổi là 4m/s và đường kính cánh rô to không đổi.
+ Công suất ra của máy phát điện gió phụ thuộc theo tốc độ gió thay đổi với
tốc độ của máy phát điện là không đổi khoảng ≤ 500 vòng/phút (tính toán theo bánh
răng truyền động dùng trong bộ truyền động tăng tốc của mô hình máy phát điện gió).

Hình 3.11. Máy phát điện gió đang hoạt động khi có 01 tầng cánh gió
Kết quả tính toán trên lý thuyết đối với mô hình máy phát điện gió công suất
nhỏ ở các diện tích rô to khác nhau như sau:
Bảng 3.2. Công suất theo tốc độ quay của máy phát điện với tốc độ gió là không đổi
là 4m/s theo tính toán lý thuyết, với 02 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió.
Tốc độ quay Hiệu suất Hiệu suất của Công suất thu Công suất
của máy phát máy phát toàn hệ thống được từ năng cực đại
điện qua hộp số điện  0  C pR mR gR lượng gió đạt được
n1 (vòng/phút) g Pw (w) P0 (w)
≤ 500 ≤ 0.278 ≤ 0.11 166 ≤ 18.3
600 0.345 0.132 166 21.9
800 0.552 0.210 166 34.8
900 0.594 0.226 166 37.4
1000 0.674 0.257 166 42.6
1100 0.782 0.298 166 49.4
1150 0.793 0.302 166 50.0
1200 0.800 0.305 166 50.5
≥ 1300 ≥ 0.808 ≥ 0.31 166 ≥ 52.0

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 70
Bảng 3.3. Công suất cực đại theo tốc độ gió với tốc độ quay của máy phát điện được
coi như là không đổi (tức hiệu suất coi như không đổi) theo tính toán lý thuyết, với 02
tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió.
Tốc độ gió Tốc độ máy phát Hiệu suất của Công suất Công suất
u (m/s) quay được theo toàn hệ thống thu được từ cực đại đạt
tốc độ gió  0  C pR mR gR gió được
n1 (vòng/phút) Pw (w) P0 (w)
≤2 150 ≤ 0.11 21 ≤ 2.3
3 225 ≤ 0.11 70 ≤ 7.7
4 300 ≤ 0.11 166 ≤ 18.3
5 375 ≤ 0.11 324 ≤ 35.6
6 450 ≤ 0.11 559 ≤ 61.5
7 525 ≥ 0.11 888 ≥ 97.7
8 600 ≥ 0.11 1325 ≥ 145.8
9 675 ≥ 0.11 1887 ≥ 207.6
≥10 750 ≥ 0.11 ≥ 2588 ≥ 284.7

Bảng 3.4. Công suất theo tốc độ quay của máy phát điện với tốc độ gió là không đổi
là 4m/s theo tính toán lý thuyết, với 01 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió
Tốc độ quay Hiệu suất Hiệu suất của Công suất Công suất
của máy phát điện máy phát toàn hệ thống thu được từ cực đại đạt
qua hộp số điện  0  C pR mR gR gió được
n1 (vòng/phút) g Pw (w) P0 (w)
≤ 500 ≤ 0.278 ≤ 0.11 83 ≤ 9.1
600 0.345 0.132 83 11.0
800 0.552 0.210 83 17.4
900 0.594 0.226 83 18.8
1000 0.674 0.257 83 21.3
1100 0.782 0.298 83 24.7
1150 0.793 0.302 83 25.1
1200 0.800 0.305 83 25.3
≥ 1300 ≥ 0.808 ≥ 0.31 83 ≥ 25.7

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 71
Bảng 3.5. Công suất cực đại theo tốc độ gió với tốc độ quay của máy phát điện được
coi như là không đổi (tức hiệu suất coi như không đổi) theo tính toán lý thuyết, với 01
tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió.
Tốc độ Tốc độ máy phát Hiệu suất của Công suất Công suất
gió điện quay được toàn hệ thống thu được từ cực đại đạt
u (m/s) theo tốc độ gió  0  C pR mR gR gió được
n1 (vòng/phút) Pw (w) P0 (w)
≤2 150 ≤ 0.11 10.5 ≤1.2
3 225 ≤ 0.11 35 ≤ 3.9
4 300 ≤ 0.11 83 ≤ 9.1
5 375 ≤ 0.11 162 ≤ 18
6 450 ≤ 0.11 279.5 ≤ 31
7 525 ≥ 0.11 444 ≥ 49
8 600 ≥ 0.11 662.5 ≥ 73
9 675 ≥ 0.11 943.5 ≥ 104
≥10 750 ≥ 0.11 1294 ≥ 142

3.3. Chương trình thiết kế tự động máy phát điện gió công suất nhỏ
Chương trình thiết kế tự động cho máy phát điện gió công suất nhỏ loại
turbine trục đứng với kiểu dáng cánh Lenz2 sử dụng chương trình MatLab. Đây là
một chương trình thiết kế nhằm giúp người thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ
loại turbine trục đứng với kiểu dáng cánh Lenz2 thực hiện nhanh quá trình thiết kế
và đạt hiệu quả cao trong quá trình thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ.
Chương trình thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ, với dạng turbine trục đứng
có kiểu dáng cánh Lenz2 có các thông số như sau:
 Các thông số đầu vào: tốc độ gió trung bình, đường kính rô to, chiều cao
cánh rô to, công suất ngõ ra mong muốn, tốc độ quay của máy phát điện, số bánh
răng ban đầu trong bộ truyền động.
 Các thông số kết quả đầu ra: đường kính cánh khi thiết kế xong, chiều cao
cánh rô to khi thiết kế xong, độ dày mỗi cánh, chiều dài mỗi cánh, số lượng cánh, tỷ
số truyền trong bộ truyền động, tốc độ quay của turbine, tốc độ quay của máy phát
điện, số tầng bánh răng, số răng mỗi tầng, hiệu suất của toàn hệ thống, và công suất
đạt được ở ngõ ra máy phát điện gió.
 Ngoài ra, chương trình thiết kế còn thể hiện thêm: hình ảnh của cánh gió,
hình ảnh của turbine, và các thông số khác như cập nhật lại thông số khi thiết kế lại
khi thay đổi thông số đầu vào của máy phát điện gió công suất nhỏ.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 72
Để sử dụng chương trình này, đầu tiên khởi động cho chương trình MatLab
chạy. Kích hoạt file chương trình thì trên màn hình sẽ xuất hiện ra màn hình thiết kế
như Hình 3.12. Sau khi màn hình chính xuất hiện ra cửa sổ giao diện, từ màn hình
thiết kế này sẽ nhập các thông số đầu để thiết kế như: tốc độ gió trung bình, công
suất ngõ ra mong muốn, đường kính cánh rô to, chiều cao cánh rô to, tốc độ quay
của máy phát, hiệu suất của máy phát, số bánh răng ban đầu của bộ truyền động
(dạng bánh răng trụ, răng thẳng). Sau khi nhập xong thì thiết kế bằng cách chọn
chạy chương trình bằng nút nhấn RUN, như Hình 3.13.

Hình 3.12. Màn hình chương trình thiết kế máy phát điện gió công suất nhỏ

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 73

Hình 3.13. Màn hình nhập thông số đầu vào cho máy phát điện gió
Khi nhập các thông số đầu vào xong, nhấn RUN trên màn hình giao diện thì
chương trình sẽ tự động thiết kế và đưa ra kết quả thiết kế đầu ra cho máy phát điện
gió công suất nhỏ, như Hình 3.14.

Hình 3.14. Màn hình cho kết quả đầu ra của máy phát điện gió

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 74
Nếu như trong quá trình thiết kế bị lỗi trong chương trình thì trên màn hình
sẽ thông báo lỗi, chẳng hạn như: lỗi không đủ diện tích rô to A (như Hình 3.15),
hoặc lỗi công suất đầu ra nhỏ hơn mong muốn, số bánh răng.

Hình 3.15. Màn hình báo lỗi và yêu cầu nhập lại thông số đầu vào

Hình 3.16. Màn hình cho biết kích thước cánh

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 75
Trong quá trình thiết kế nếu như cần nhập lại các thông số thiết kế, có thể
nhấn nút CẬP NHẬT LẠI THÔNG SỐ VÀO. Chương trình có thể xem được hình
ảnh của kiểu dáng cánh và hình ảnh turbine thì nhấn vào nút nhấn HÌNH ẢNH
CÁNH GIÓ và HÌNH ẢNH TURBINE, như Hình 3.16 và Hình 3.17.

Hình 3.17. Màn hình thể hiện hình dáng của Turbine gió trục đứng
3.4. Kết quả thí nghiệm trên mô hình
3.4.1. Kết quả thí nghiệm trên máy phát điện
Thí nghiệm được tiến hành tại xưởng Điện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh và tại xưởng Điện trường Cao Đẳng Viễn Đông Tp. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành để kiểm tra nâng cao điện áp để tăng hiệu suất của máy
phát điện gió bằng cách tăng cấp điện áp của máy phát điện để giảm thiểu tổn hao
đồng trên dây quấn và thí nghiệm kiểm tra đặc tính công suất và đường hiệu suất
của máy phát điện phụ thuộc vào tốc độ quay của máy phát cũng như độ ổn định của
máy phát điện được sử dụng để làm trong mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ
ở đề tài này.
Máy phát điện chọn thí nghiệm là máy phát được giới thiệu ở mục 3.2.2.
Thí nghiệm này được tiến hành thí nghiệm ở 2 cấp điện áp, với 2 cấp điện áp
này được so sánh ở nhiều tốc độ khác nhau và công suất cực đại đạt được ở mỗi cấp
tốc độ. Các thí nghiệm này được thí nghiệm ở dòng điện tải khác nhau.
Kết quả thí nghiệm được thực hiện trên máy phát điện nói trên. Cuộn dây của
phần ứng của máy phát điện được quấn ở hai cấp điện áp, tương ứng với mỗi cấp

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 76
điện áp có tiết diện dây quấn tương ứng ở mỗi cấp điện áp để phù hợp với công suất
đầu ra Pe của máy phát là không đổi và với mật độ dòng điện là không đổi.
Để thay đổi được tốc độ máy phát điện, máy phát điện được thay đổi tốc độ
thông qua một động cơ kéo bằng bộ truyền động đai và tốc độ của động cơ được
thay đổi thông qua bộ biến tần. Để đo lường các giá trị, sử dụng đồng hồ đo tốc độ
điện tử để đo tốc độ của máy phát điện, đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ đo điện áp,
đồng hồ đo công suất… Tải được sử dụng trong thí nghiệm này là thuần trở, chủ yếu
là sử dụng các bóng đèn sợi tóc có các loại công suất khác nhau.

Hình 3.18. Mô hình thí nghiệm máy phát điện


Công suất đầu vào của máy phát điện theo dự đoán ban đầu với công suất cơ
là P1 = 115W. Máy máy phát điện này được kéo bởi một động cơ điện thông qua bộ
truyền động đai với hiệu suất của truyền động đai từ 0.95- 0.96 [23], động cơ điện
để kéo có hệ số công suất là 0.70 và hiệu suất của bộ biến tần là 0.80. Hiệu suất của
máy phát điện được tính là ng = P2/P1 (trong đó: P1 công suất đầu vào (W) và P2
công suất đầu ra của máy phát (W)). Mục đích của thí nghiệm này là để so sánh: ở 2
cấp điện áp khác nhau và cùng một tốc độ quay thì cho thấy rằng với cấp điện áp
cao hơn thì hiệu suất của máy phát sẽ cao hơn, và cũng cho thấy ở cùng một cấp
điện áp mà tốc độ quay của máy phát càng cao thì hiệu suất của máy phát càng lớn.
Hai cấp điện áp, tương ứng với công suất tải coi như không đổi:
 Cấp 1: w1=960 vòng, điện áp dự kiến là 98V, tốc độ ban đầu là 1150 vòng/phút,
tiết diện dây quấn là 0.283 mm2.
 Cấp 2: w2 =2220 vòng, điện áp dự kiến là 220V, tốc độ ban đầu là 1150 vòng/phút,
tiết diện dây quấn là 0.125 mm2.
Các thí nghiệm này được tiến hành ở các chế độ có tải và chế độ không tải.
Một số kí hiệu được sử dụng trong quá trình làm thí nghiệm như sau:
n: Tốc độ quay của máy phát điện.
U0: Điện áp không tải của máy phát điện.
W1; W2: Số vòng dây quấn phần ứng của máy phát điện.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 77
Ut: Điện áp của máy phát điện khi có tải.
It: Dòng điện của máy phát điện khi có tải.
Pt: Công suất của máy phát điện.
ng: Hiệu suất của máy phát điện.
Thí nghiệm không tải:
Bảng 3.6. Thí nghiệm không tải ở các tốc độ khác nhau của máy phát điện
Cấp 1: Số vòng dây: w1 = 960 vòng Cấp 2: Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2

n Uo n Uo
(vòng/phút) (V) (vòng/phút) (V)
1230 100 1230 236
1100 89.4 1100 210
976 79 976 186
850 68.9 850 162
726 58.5 726 138
559 48.6 559 113
467 38.2 467 90
347 28 347 65
224 17 224 41
92 10 92 23
0 0 0 0

Uo = f(n) Uo (V)

120 250
100
200
80
Uo (V)

150 Uo (V)
Uo (V)

60 Uo (V)
100
40
20 50

0 0
0 500 1000 1500 0 500 1000 1500
n (vòng/phút) n (vòng/phút)

a) Cấp 1 b) Cấp 2
Hình 3.19. Mối quan hệ giữa tốc độ và điện áp không tải ở cấp 1 (a) và cấp 2 (b)
Nhận xét: Như vậy, từ thí nghiệm trên cho thấy với tốc độ của máy phát điện
càng cao thì điện áp không tải của máy phát điện càng cao.

Bảng 3.7. Thí nghiệm có tải ở các tốc độ khác nhau của máy phát điện

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 78
THÍ NGHIỆM 2: thí nghiệm có tải
Cấp 1: Số vòng dây: w1 = 960 vòng Cấp 2: Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) W)
1150 93 1150 220
1146 91.6 0.072 6.6 1143 213 0.072 15.34
1140 88.8 0.214 19 1136 207 0.112 23.18
1135 87.4 0.284 24.8 1112 196 0.214 41.94
1130 86 0.353 30.4 1100 185 0.309 57.17
1128 84.5 0.423 35.7 1090 174 0.391 68.03
1120 81.6 0.552 45 1080 162 0.468 75.82
1110 78.8 0.678 53.4 1068 147 0.565 83.06
1195 74.5 0.856 63.8 1060 136 0.625 85
1190 72.5 0.923 66.9 1062 110 0.75 82.5
1184 67 1.132 75.8 1065 98 0.802 78.6
1182 61 1.313 80.1 1070 69 0.901 62.17
1178 59 1.37 80.8 1076 63 0.93 58.59
1170 52 1.57 81.6 1080 46 0.988 45.45
1173 45 1.7 76.5 1094 23 1.203 27.67
1176 32 1.9 60.8 1130 12 1.602 19.22

P
90
80
70
60
50
cấp 1: w1 = 960 vòng
40
cấp 2: w2 = 2220 vòng
30
20
10
0
1 3 5 7 9 11 13 15 17

Hình 3.20. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp


Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 81.1/115 = 0.705
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 85/115 = 0.739
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.034 = 3.40%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 79
Bảng 3.8. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 1150 vòng/phút
THÍ NGHIỆM 3: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n=1150 vòng/phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283 mm 2 Tiết diện dây quấn: 0.125 mm 2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
1150 93.3 1150 220
1150 90.2 0.141 12.72 1150 210 0.106 22.26
1150 87.5 0.283 24.76 1150 200 0.207 41.4
1150 85 0.422 35.87 1150 191 0.303 57.873
1150 81.2 0.614 49.86 1150 171 0.407 69.597
1150 76.3 0.862 65.77 1150 160 0.542 86.72
1150 73 1.024 74.75 1150 148 0.603 89.244
1150 68.8 1.17 80.5 1150 136 0.678 92.21
1150 64.1 1.3 83.33 1150 121 0.726 87.846
1150 63.5 1.347 85.53 1150 110 0.771 84.81
1150 60 1.43 85.8 1150 97 0.825 80.025
1150 53.4 1.63 87 1150 67 0.928 62.176
1150 43 1.835 78.91 1150 47 0.981 46.107
1150 20 1.926 38.52 1150 18 1.444 25.992
1150 8.6 2.47 21.24 1150 10 1.556 15.56
100
90
80
70
60
50 cấp 1: w1 = 960 vòng
40 cấp 2: w2 = 2220 vòng
30
20
10
0
50

50

50

50

50

50

50
p)
/

11

11

11

11

11

11

11
(v
n

Hình 3.21. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 1150 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 87/115 = 0.756
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 92.21/115 = 0.802
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.046 = 4.6%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 80
Bảng 3.9. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 1000 vòng/phút
THÍ NGHIỆM 4: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n= 1000 vòng/phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
1000 80 1000 190
1000 77 0.123 9.471 1000 182 0.094 17.108
1000 74 0.313 23.16 1000 176 0.189 33.264
1000 70 0.563 39.41 1000 168 0.275 46.2
1000 67.5 0.731 49.34 1000 160 0.357 57.12
1000 63 0.929 58.53 1000 143 0.503 71.929
1000 57.7 1.161 66.99 1000 134 0.564 75.576
1000 50 1.433 71.65 1000 125 0.62 77.5
1000 47 1.546 72.7 1000 105 0.716 75.18
1000 43 1.638 70.43 1000 97 0.751 72.847
1000 35 1.843 64.51 1000 83 0.808 67.064
1000 12.3 2.287 28.13 1000 58 0.908 52.664
1000 5.1 2.395 12.21 1000 40 1.13 45.2

90

80

70
60
50
P (W)

w1
40 w2

30
20

10

0
)

00

00

00

00

00

00

00
/p
(v

10

10

10

10

10

10

10
n

n (vòng/phút)

Hình 3.22. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 1000 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 72.7/115 = 0.632
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 77.5/115 = 0.674
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.042= 4.2%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 81
Bảng 3.10. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 900 vòng/phút
THÍ NGHIỆM 5: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n= 900 vòng /phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
2
Tiết diện dây quấn: 0.283mm Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
900 72 900 170
900 69 0.186 12.83 900 163 0.089 14.507
900 66.2 0.369 24.43 900 157 0.176 27.632
900 63.8 0.546 34.83 900 149 0.259 38.591
900 61.3 0.703 43.09 900 143 0.335 47.905
900 57.7 0.894 51.58 900 136 0.404 54.944
900 53.4 1.115 59.54 900 120 0.53 63.6
900 49.6 1.301 64.53 900 104 0.631 65.624
900 42 1.5 63 900 102 0.67 68.34
900 22 1.971 43.36 900 96 0.671 64.416
900 14 2.123 29.72 900 80 0.705 56.4
900 11 2.243 24.67 900 58 0.84 48.72
900 8 2.434 19.47 900 37 0.917 33.929
900 6 2.77 16.62 900 33 0.931 30.723

80
70
60
50
w1
P (W)

40
w2
30
20
10
0
)

0
/p

90

90

90

90

90

90

90
(v
n

n (vòng/phút)

Hình 3.23. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 900 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 63/115 = 0.547
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 68.34/115 = 0.594
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.047 = 4.7%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 82
Bảng 3.11. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 800 vòng/phút
THÍ NGHIỆM 6: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n= 800 vòng/phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
800 64.2 800 150
800 61.8 0.181 11.19 800 144 0.082 11.808
800 59.5 0.36 21.42 800 139 0.162 22.518
800 57 0.533 30.38 800 128 0.316 40.448
800 55 0.677 37.24 800 120 0.382 45.84
800 52 0.865 44.98 800 108 0.501 54.108
800 48 1.087 52.18 800 94 0.596 56.024
800 42.6 1.323 56.36 800 92 0.653 60.08
800 37.6 1.51 56.8 800 84 0.651 54.684
800 31.3 1.732 54.21 800 63 0.764 48.132
800 23.7 1.88 44.56 800 61 0.773 47.153
800 7.3 2.485 18.14 800 45 0.84 37.8
800 4.5 2.66 11.97 800 32 0.894 28.608
800 3.2 2.91 9.312 800 24 1.101 26.424
800 2.7 3.01 8.127 800 15 1.501 22.515

70

60

50
w1
P (W )

40
w2
30

20

10

0
)

0
/p

80

80

80

80

80

80

80
(v

n (v òng/phút)
n

Hình 3.24. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 800 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 56.8/115 = 0.494
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 60.08/115= 0.522
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.028 = 2.8%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 83
Bảng 3.12. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 600 vòng/ phút
THÍ NGHIỆM 7: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n= 600 vòng/phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
600 48 600 113
600 45 0.278 12.51 600 108 0.067 7.236
600 41.3 0.566 23.38 600 100 0.201 20.1
600 39.3 0.73 28.69 600 90 0.32 28.8
600 36.7 0.875 32.11 600 81 0.419 33.939
600 32.3 1.091 35.24 600 72 0.508 36.576
600 30 1.228 36.84 600 65 0.56 36.4
600 26 1.43 37.2 600 62 0.64 39.68
600 15 1.67 25.05 600 55 0.68 37.4
600 12 1.78 21.36 600 41 0.715 29.315
600 7 1.98 13.86 600 29 0.776 22.504
600 4 2.3 9.2 600 23 0.786 18.078

P(W)
45
40
35
30
25
P(W)

w1
20
w2
15
10
5
0
n (v/p)
600
600
600
600
600
600
600
600
600
600
600
600

n (vòng/phút)

Hình 3.25. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 600 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 37.2/115 = 0.323
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 39.68/115 = 0.345
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.022 = 2.2%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 84
Bảng 3.13. Thí nghiệm có tải ở tốc độ 500 vòng/phút
THÍ NGHIỆM 8: thí nghiệm có tải
Giữ nguyên tốc độ n= 500 vòng /phút
Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2
n Uo Ut It Pt n Uo Ut It Pt
(v/p) (V) (V) (A) (W) (v/p) (V) (V) (A) (W)
500 40 500 94
500 38.2 0.165 6.303 500 86 0.114 9.804
500 36 0.329 11.84 500 80 0.226 18.08
500 34 0.492 16.73 500 71 0.322 22.862
500 31 0.743 23.03 500 65 0.411 26.715
500 29 0.872 25.29 500 55 0.488 26.84
500 22.5 1.158 26.1 500 53 0.567 32.0
500 20.5 1.343 30 500 44 0.597 26.268
500 19 1.43 27.17 500 32 0.669 21.408
500 16 1.55 24.8 500 23 0.718 16.514
500 10 1.703 17.03 500 15 0.786 11.79
500 7 1.79 12.53 500 13 0.796 10.348
500 5.5 2.02 11.11 500 10 0.801 8.01

P (W)
35

30

25

20 w1
P (W)

w2
15

10

0
)
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
/p
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
(v

n (vòng/phút)
n

Hình 3.26. So sánh công suất giữa 2 cấp điện áp ở tốc độ 500 vòng/phút
Nhận xét:
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 1: ng1 = 30/115 = 0.260
+ Hiệu suất máy phát ở cấp 2: ng2 = 30.05/115 = 0.278
+ Hiệu suất tăng là: ng2 - ng1 = 0.018 = 1.8%

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 85
Nhận xét chung:
1. Từ các kết quả thí nghiệm trên cho thấy có thể chọn cấp điện áp cao hơn sẽ
làm cho máy phát điện có hiệu suất cao hơn, có thể thay thế máy phát điện từ cấp
điện áp thấp hơn sang cấp điện áp cao hơn để công suất đầu ra của máy phát được
nâng cao hơn một cách đáng kể. Nhờ đó công suất được nâng cao hơn để đáp ứng
được hiệu suất cao trong các máy phát điện gió công suất nhỏ. Cũng từ thí nghiệm
này chúng ta thấy khi tốc độ của máy phát càng cao thì công suất của máy phát điện
phát ra càng lớn, tức hiệu suất của máy phát càng cao. Do đó, việc chọn tốc độ của
máy phát phù hợp với một chi phí hợp lý và có được hiệu suất của máy phát điện là
cao nhất.
2. Tương tự, tiến hành tiếp theo một số thí nghiệm được đồ thị biểu diễn công
suất Pmax theo tốc độ khác nhau: 1200 vòng/phút; 1300 vòng/phút; 1400 vòng/phút;
1500vòng/phút; 1700vòng/phút cho cả hai cấp điện áp tương ứng với hai cấp số
vòng dây quấn w1 và w2. Từ các số liệu thí nghiệm tương tự được tóm tắt ở Bảng
3.14 và có được đồ thị biểu thị công suất cực đại theo tốc độ, Hình 3.27 và biểu thị
hiệu suất của máy phát theo tốc độ quay của máy phát điện theo tốc độ, Hình 3.28.
Bảng 3.14. Thí nghiệm công suất cực đại của máy phát theo tốc độ quay

THÍ NGHIỆM 9: Đường đặc tính công suất theo tốc độ


Số vòng dây: w1 = 960 vòng Số vòng dây: w2 = 2220 vòng
Tiết diện dây quấn: 0.283mm2 Tiết diện dây quấn: 0.125mm2

n (vòng/ phút) Pmax g n (vòng/ phút) Pmax g


1700 91.5 0.796 1700 94.5 0.822
1500 90.1 0.783 1500 93.5 0.813
1400 89 0.774 1400 93.5 0.813
1300 88.7 0.771 1300 93 0.808
1200 88.3 0.769 1200 92 0.800
1150 87 0.757 1150 91.21 0.793
1100 86.5 0.752 1100 90 0.782
1000 72.7 0.632 1000 77.5 0.674
900 63 0.549 900 68.34 0.594
800 56.8 0.494 800 60.08 0.552
600 37.2 0.323 600 39.68 0.345
500 30 0.236 500 32 0.278

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 86

BIỂU ĐỒ CÔNG SUẤT BIỂUĐỒ CÔNG SUẤT


100 100

80 80

60 60
P (W)

P (W)
40 40

20 20

0 0
0 500 1000 1500 2000 0 500 1000 1500 2000

n (vòng/phút) n (vòng/phút)

a) Cấp 1 b) Cấp 2
Hình 3.27. Đường công suất cực đại theo tốc độ giữa 2 cấp điện áp

0.9
0.9
0.8
0.8
0.7
0.7
0.6
0.6
0.5
Hiệu suất

0.5
Hiệu suất

0.4
0.4
0.3
0.3
0.2
0.2
0.1
0.1
0
0
0 500 1000 1500 2000
0 500 1000 1500 2000
Tốcđộ Tốc độ

a) Cấp 1 b) Cấp 2
Hình 3.28. Đường hiệu suất theo tốc độ giữa 2 cấp điện áp
3.4.2. Kết quả thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ
3.4.2.1. Kết quả thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ với
02 tầng cánh gió, mỗi tầng có 03 cánh gió
Thí nghiệm thực hiện từ việc đo đạt thực tế của mô hình máy phát điện gió
công suất nhỏ, với các diện tích rô to khác nhau và với số tầng cánh cũng như số cánh
rô to khác nhau.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 87
Bảng 3.15. Thử nghiệm ở tốc độ gió 4m/s với tải khác nhau ở độ cao 20m theo đo đạt
ở điều kiện thực tế, với 02 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió

Dòng Công
Tốc độ gió Điện áp
điện suất Ghi chú
u (m/s) U (V)
I (A) P (W)
4 28 0.22 6.16
4 27 0.25 6.75
4 25 0.35 8.75
4 24 0.42 10.08
4 21.2 0.68 14.42
4 18.4 0.923 17.0 Công suất đạt cực đại
4 17 0.96 16.32
4 14 1.10 15.40
4 9.3 1.25 11.63

Bảng 3.16. Thử nghiệm ở các tốc độ gió khác nhau với độ cao 20m theo đo đạt ở điều
kiện thực tế, với 02 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió

Tốc độ Điện Dòng Công


gió áp điện suất η0 Ghi chú
u (m/s) U (V) I (A) P (W)
≤2 0 - - - Quay chậm
3 12.5 0.45 5.63 0.034
Công suất đạt cực đại ở mức
4 18.4 0.923 17.0 0.102
thường xuyên
5 34.3 0.96 33 0.198
6 56.2 0.98 44 0.266
7 65 1.02 67 0.387 Công suất đạt cực đại trong ngày
8 - - - - Ít xuất hiện
9 - - - - Ít xuất hiện
≥10 - - - - Ít xuất hiện

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 88
3.4.2.2. Kết quả thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ với 1
tầng cánh gió, mỗi tầng có 3 cánh gió
Bảng 3.17. Thử nghiệm ở tốc độ gió 4m/s với tải khác nhau ở độ cao 20m theo đo đạt
ở điều kiện thực tế, với 01 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió
Dòng Công
Tốc độ gió Điện áp
điện suất Ghi chú
u (m/s) U (V)
I (A) P (W)
4 25.5 0.2 5.1
4 22.2 0.24 5.3
4 20.5 0.35 7.2
4 19.2 0.42 8.1
4 18.5 0.45 8.3
4 16.5 0.51 8.42 Công suất đạt cực đại
4 13 0.55 7.2
4 9.01 0.67 6.0
4 5.5 0.8 4.4

Bảng 3.18. Thử nghiệm ở các tốc độ gió khác nhau với độ cao 20m theo đo đạt ở điều
kiện thực tế, với 01 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió
Tốc độ Điện Dòng Công
gió áp điện suất η0 Ghi chú
u (m/s) U (V) I (A) P (W)
≤2 0 - - - Quay chậm
3 11.8 0.245 2.9 0.35
Công suất đạt cực đại
4 16.5 0.51 8.42 0.101
ở mức thường xuyên
5 22.5 0.71 16 0.192
6 28 0.72 20.2 0.24
7 36 0.81 29 0.35 Công suất cực đại trong ngày
8 - - - Ít xuất hiện
9 - - - Ít xuất hiện
≥10 - - - Ít xuất hiện

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 89
3.4.2.3. Kết quả thí nghiệm trên mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ với 1
tầng cánh gió, một tầng có 06 cánh gió
Bảng 3.19. Thử nghiệm ở tốc độ gió 4m/s với tải khác nhau ở độ cao 20m theo đo đạt
ở điều kiện thực tế, với 01 tầng cánh gió và mỗi tầng có 03 cánh gió
Dòng Công
Tốc độ gió Điện áp
điện suất Ghi chú
u (m/s) U (V)
I (A) P (W)
4 24 0.21 5.04
4 21 0.26 5.46
4 19.7 0.36 7.1
4 19.2 0.40 7.7
4 18.5 0.42 7.8
4 14.8 0.56 8.29 Công suất đạt cực đại
4 13 0.53 6.9
4 8.5 0.68 5.8
4 5.4 0.74 4.0

Bảng 3.20. Thử nghiệm ở các tốc độ gió khác nhau với độ cao 20m theo đo đạt ở điều
kiện thực tế, với 01 tầng cánh gió và mỗi tầng có 06 cánh gió
Tốc độ Điện Dòng Công
gió áp điện suất η0 Ghi chú
u (m/s) U (V) I (A) P (W)
≤2 0 - - - Quay chậm
3 11 0.24 2.64 0.35
Công suất đạt cực đại
4 14.8 0.56 8.29 0.10
ở mức thường xuyên
5 23 0.68 15.64 0.188
6 27 0.71 19.2 0.231
7 34 0.8 27.2 0.33 Công suất đạt cực đại
8 - - - Ít xuất hiện
9 - - - Ít xuất hiện
≥10 - - - Ít xuất hiện

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 90
3.5. Nhận xét các kết quả đo đạt thực tế từ thí nghiệm trên mô hình
Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy công suất đạt được gần bằng với công
suất tính toán ở phần lý thuyết tính toán. Nhưng công suất đo được có sự chênh lệch
và nhỏ hơn so với tính toán, vì khi thi công một số phần vẫn chưa đạt được hiệu suất
như mong muốn tính ở phần lý thuyết. Nói chung các giá trị đo từ mô hình thực tế
được thể hiện gần đúng với các giá trị tính toán từ thiết kế và thi công mô hình máy
phát điện gió công suất nhỏ. Tốc độ gió khảo sát ở độ cao 20m thường xuyên đạt
được là 4.0m/s và cũng thường xuyên đạt các tốc độ cao hơn có khi lên đến 7.0m/s
hay 8.0m/s. Công suất đo đạt được từ mô hình cho thấy mô hình đạt công suất
thường xuyên ở mức 17W gần bằng với kết quả tính toán, vì trong quá trình thi công
chỉ chọn rô to có số cực là 6 cực, nên tốc độ làm việc định mức là 1000vòng/phút.
Nên hiệu suất làm việc không cao.
 Thay máy phát điện với rô to từ 6 cực sang máy phát điện với rô to có 12 cực với
tỷ số truyền là không đổi như trong mô hình. Khi đó, máy phát điện sẽ làm việc có
hiệu suất cao ở mức tốc độ khoảng 500 vòng/phút.
 Thay bộ truyền động có tỷ số từ 8 đến 12 bằng bộ truyền có tỷ số truyền khoảng
35 với số đôi cực không thay đổi thì khi đó máy phát điện sẽ làm việc hiệu suất cao
ở tốc độ khoảng 1000 vòng/phút. Nhưng khi hệ thống làm việc với tỷ số truyền quá
lớn thì khó khăn trong quá trình khởi động cho máy phát điện gió công suất nhỏ.
Khi đó, hiệu suất của máy phát điện khoảng 0.8 và hiệu suất toàn hệ thống
máy phát điện gió khoảng 0.31. Như vậy, hiệu suất của toàn hệ thống tăng lên từ
0.11 lên 0.31. Khi đó công suất ngõ ra có thể đạt được 52W thay vì chỉ có khoảng
17W như mô hình đã thực hiện. Nếu có thời gian, đề tài tiếp tục thi công thêm phần
máy phát điện có số cực là 12 cực, để máy phát làm việc ở tốc độ định mức là 500
vòng/phút. Khi đó hiệu suất của máy phát là 0.8 và hiệu suất của toàn hệ thống đạt
được là khoảng 0.31.
Như vậy, hiệu suất của toàn hệ thống trên mô hình máy phát điện gió công
suất nhỏ khi có 6 cực là 0.11 và đạt được 0.31 khi máy phát điện có 12 cực, mô hình
có diện tích cánh là 4m2 với đường kính 2m khi vận tốc gió trung bình là 4m/s. Kết
quả này so sánh với nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Dalhousie
đã thử nghiệm vào tháng 12 - 2005 trên turbine trục đứng kiểu Darrieus [10], hiệu
suất toàn hệ thống máy phát điện gió của họ cũng chỉ đạt được 0.1, với diện tích cánh
là 3.85m2, đường kính cánh là 2.56m và hiệu suất của họ đạt được khi vận tốc gió đến
6m/s.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 91

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 92

Những tài liệu dẫn chứng trong đề tài đã chứng minh được tầm quan trọng
của năng lượng gió phân tán, đặc biệt là các máy phát điện dùng năng lượng gió
công suất nhỏ sử dụng cho hộ gia đình, các vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa, các
vùng không thể đưa điện đến mà các nước trên thế giới đã áp dụng rất thành công.
Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 4.5 triệu dân, đặc biệt các hộ vùng sâu, vùng
xa, hải đảo… vẫn chưa có điện [8]. Trong khi đó với 3260 km bờ biển và gần 3000
hòn đảo lớn nhỏ [15], Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát triển mô hình máy phát
điện gió độc lập công suất nhỏ.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ máy phát điện khai thác năng lượng gió tiên
tiến trên thế giới. Tuy nhiên, không giống với các cỗ máy phát điện dùng sức gió cỡ
lớn, các máy phát điện công suất nhỏ cần phải có cấu tạo phù hợp để đáp ứng được
điều kiện gió thấp và giá thành chấp nhận được tại Việt Nam.
Luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu suất cho máy phát điện gió
công suất nhỏ, thi công mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ và viết chương
trình thiết kế tự động cho máy phát điện gió kiểu trục đứng với kiểu dáng cánh
Lenz2. Đây là một trong những mô hình rất phù hợp cho điều kiện gió tại Việt Nam,
vì điều kiện gió ở Việt Nam là thấp, gió quẩn và có chiều gió thay đổi liên tục. Với
các tiêu chí như: hiệu suất cao, giá thành thấp, dễ chế tạo, ít duy tu bảo quản, bền,
hoạt động có hiệu quả ở các điều kiện không lý tưởng và dễ dàng lắp đặt, mô hình
đã được thực thi. Sản phẩm của đề tài là turbine gió trục đứng có cánh kiểu Lenz2.
với chiều cao cánh 2.0m, đường kính cánh 2.0m và có 2 tầng cánh có thể tháo lắp tự
do. Mô hình này có thể thay đổi được diện tích cánh và số cánh đã vận hành tốt,
công suất đạt được ở vận tốc gió 4 – 5m/s là khoảng 17W, hiệu suất toàn hệ thống
đạt từ 10.1% – 30.8% tùy theo tốc độ quay định mức của máy phát điện hay tùy theo
tỷ số truyền của bộ truyền động. Như vậy thỏa mãn được các tiêu chí thiết kế ban
đầu.
Đề tài cũng đã tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn tài liệu với những phương
pháp tính toán thiết kế khác nhau để có thể đưa ra khá đầy đủ những công thức thích
hợp cho mô hình máy phát điện dùng năng lượng gió công suất nhỏ và đưa ra nhiều
giải pháp để nâng cao hiệu suất bằng cách thay đổi số vòng dây quấn, lựa chọn phù
hợp tỷ số truyền với tốc độ quay của máy phát điện hoặc lựa chọn máy phát điện có
số đôi cực tăng lên để máy phát điện làm việc đạt hiệu suất cao ở tốc độ thấp và cuối
cùng là đưa ra chương trình thiết kế tự động cho máy phát điện gió công suất nhỏ
bằng chương trình MatLab, để có thể nâng cao hiệu suất trong quá trình thiết kế và
thi công máy phát điện gió công suất nhỏ.
Trải qua quá trình nghiên cứu hết sức nghiêm túc, bản thân đã rút ra được
những kinh nghiệm khi thiết kế mô hình máy phát điện gió công suất nhỏ như sau:

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều


CBHD: TS. Trương Việt Anh 93
- Khảo sát gió tại nơi đặt turbine là khâu quan trọng nhất. Vì nó quyết định đến
hiệu suất của hệ thống, hiệu quả kinh tế, cấu trúc và các thông số liên quan đến thiết
kế turbine.
- Máy phát điện sử dụng nam châm vĩnh cửu có nhiều cặp cực để giảm vòng quay
định mức, được thiết kế chuyên dùng cho năng lượng gió. Ứng với vận tốc gió định
mức và kiểu dáng turbine ta sẽ tính được số vòng/phút định mức của turbine từ đó
sẽ chọn loại máy phát có vòng quay định mức phù hợp. Nếu làm được như vậy sẽ
khai thác hết hiệu suất máy phát từ đó làm tăng hiệu suất toàn hệ thống tăng lên
đáng kể.
- Nếu điều kiện gió có vận tốc thấp hay cao thì dùng turbine trục đứng đều hoạt
động tốt và có hiệu suất tương đối khá. Nhưng loại turbine trục đứng rất thuận tiện
với điều kiện gió quẩn và vận tốc thấp như ở điều kiện gió Việt Nam.
- Từ đường kính rô to và tốc độ của máy phát có thể lựa chọn và thiết kế tối ưu
cho bộ truyền động để có hiệu suất truyền động là cao nhất và có giá thành tương
đối.
Có nhiều quan điểm cho rằng turbine trục đứng là không hiệu quả so với loại
trục ngang do hiệu suất thấp hơn. Điều này là không đúng nếu xét trên phương diện
công suất nhỏ, bởi vì hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều sản phẩm turbine trục
đứng công suất nhỏ có hiệu suất rất cao. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn về
cấu trúc cánh liên quan đến khí động học cho các turbine trục đứng ở điều kiện gió
thấp của Việt Nam. Do thời gian hạn chế của đề tài nên mô hình vẫn còn chưa hoàn
thiện ở bộ phận máy phát. Vì vậy, đề tài này cần phát triển nghiên cứu để chế tạo
các máy phát dành riêng hệ thống turbine gió công suất nhỏ và cho turbine kiểu
Lenz2 có vòng quay định mức thấp. Tài liệu [4] có cung cấp đầy đủ thông tin để có
thể chế tạo được máy phát cho Lenz2. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực nghiệm sẽ
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nếu có thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu từ máy phát điện làm từ đề tài có rô to
là nam châm vĩnh cửu có 6 cực (3 đôi cực) với hiệu suất cao khi máy phát điện này
làm việc định mức ở tốc độ 1000vòng/phút trở lên. Nhưng khi máy phát điện này
làm việc ở tốc độ là nhỏ hơn 500vòng/phút là chưa thực sự tốt. Để làm việc hiệu quả
hơn và truyền qua bộ truyền động dễ dàng chúng ta có thể thay thế rô to của máy
phát điện từ 6 cực thành 12 cực (6 đôi cực) thì khi đó máy phát điện sẽ làm việc
hiệu suất cao ở tốc độ định mức là 500vòng/phút cùng với bộ truyền động đã thiết
kế với tỷ số truyền 10, với hiệu suất được nâng lên từ 0.11 lên 0.31. Như vậy, hiệu
suất của toàn hệ thống được nâng cao hơn nhiều. Với đề tài và mô hình như đã trình
bày thì có thể ứng dụng để ứng dụng chế tạo hàng loạt máy phát điện gió công suất
nhỏ để sử dụng trong thực tế.

Luận văn Thạc sĩ Tôn Ngọc Triều

You might also like