You are on page 1of 12

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 78 /GXN-BTNMT
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2020

GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÁC NHẬN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN, CƠ SỞ


- Tên đầy đủ của cơ sở: Công ty Cổ phần thép Pomina 2.
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
- Địa điểm hoạt động: Công ty Cổ phần thép Pomina 2, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1,
phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Điện thoại: 0254 3922521 Fax: 0254 3922446;
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500793105; đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày
08 tháng 6 năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp.
- Mã số thuế: 3500793105
- Quyết định số 243/QĐ-STNMT ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường của Nhà máy luyện phôi Thép Việt - tăng
công suất từ 350.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu”.
II. NỘI DUNG XÁC NHẬN
Xác nhận Công ty Cổ phần thép Pomina 2 đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
III. PHẾ LIỆU ĐƯỢC NHẬP KHẨU TRONG THỜI HẠN CỦA GIẤY XÁC NHẬN
Khối lượng phế liệu được nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận là 393.000 tấn.
Loại phế liệu nhập khẩu Khối lượng phế
TT liệu được phép
Tên phế liệu Mã HS nhập khẩu

1 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: 7204.49.00 393.000
Loại khác.

TỔNG CỘNG 393.000


Trang 2/12

IV. THỜI HẠN HIỆU LỰC CỦA GIẤY XÁC NHẬN


Giấy xác nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày 14 tháng 6 năm 2021./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG
- Như trên (02 bản);
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
- Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Cổng Thông tin một cửa quốc gia;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- VP Tiếp nhận &Trả kết quả;
- Lưu: VT, TCMT, QLCT, HHa (12). Võ Tuấn Nhân
Trang 3/12

PHỤ LỤC
(Kèm theo Giấy xác nhận số 78 /GXN-BTNMT ngày06 tháng 9 năm 2020
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP


KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
1. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Công ty Cổ phần thép Pomina 2 (sau đây gọi tắt là Công ty) có 01 bãi lưu giữ
phế liệu có diện tích khoảng 22.000 m2. Bãi lưu giữ phế liệu có kết cấu bê tông, cốt
thép chịu lực; xung quanh có gờ bê tông bao quanh ngăn cách với khu vực xung
quanh, có mương thu nước mưa chảy tràn và đưa về hệ thống xử lý có công suất thiết
kế 200 m3/ngày đêm. Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đã được trang bị các thiết bị,
phương tiện phòng cháy chữa cháy; đáp ứng yêu cầu, điều kiện về bãi lưu giữ phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- Tổng sức chứa tối đa của bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu theo tính toán
khoảng 49.800 tấn phế liệu sắt, thép.
2. Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
Công ty không sử dụng kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
3. Công nghệ, sản phẩm, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu nhập khẩu:
3.1. Quy trình sản xuất phôi thép:
a) Sơ đồ công nghệ sản xuất phôi thép: Phế liệu (kèm theo các phụ liệu) →
Xưởng luyện thép → Dây chuyền nạp liệu (thùng chứa liệu) → Lò hồ quang (EAF)
→ Thùng chứa thép lỏng → Lò tinh luyện (LF) → Thùng chứa trung gian → Máy
đúc liên tục → Phôi thép.
b) Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất phôi thép:
- Công đoạn nạp phế liệu: Toàn bộ phế liệu sau khi được phân loại, tách tạp
chất tại bãi lưu giữ phế liệu, đưa vào xưởng luyện thép và được cho vào thùng chứa
để di chuyển bằng hệ thống xe gòong. Tại xưởng luyện, cần trục đưa thùng chứa liệu
để nạp liệu vào lò từ đỉnh lò điện hồ quang (EAF) và tiến hành quá trình nấu chảy
phế liệu.
- Công đoạn sản xuất phôi thép: Trong lò EAF dưới tác dụng của hồ quang
điện được tạo ra từ hệ thống điện cực. Trong quá trình nấu, khí ôxy và cácbon được
phun thêm vào lò để đẩy nhanh của quá trình gia nhiệt và giảm năng lượng cần thiết.
Nguyên liệu được nấu lỏng đạt chỉ tiêu được rót vào thùng chứa thép lỏng và đưa đến
vị trí lò tinh luyện (LF). Trong lò LF diễn ra chu trình xử lý LF, các phụ liệu như chất
trợ dung và hợp kim sẽ được tính toán bổ sung trong quá trình tinh luyện đảm bảo
cho mục đích tạo xỉ khử bỏ tạp chất và hợp kim hóa cho nước thép để đạt đến độ
đồng đều nhiệt độ và thành phần, khử tạp chất và khí có hại trong thép.
Trang 4/12

- Công đoạn đúc phôi: Thép lỏng sau khi tinh luyện xong trong lò tinh luyện
(LF) được đưa đến hệ thống máy đúc liên tục để đúc phôi lớn, phôi nhỏ và phôi dầm
phục vụ công đoạn sản xuất thép hình tiếp theo.
c) Nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: 589.500 tấn/năm.
d) Công suất sản xuất phôi thép theo thiết kế: 500.000 tấn sản phẩm/năm.
3.2. Quy trình cán thép:
a) Sơ đồ công nghệ sản xuất thép hình: Phôi thép → Nhập phôi (trước khi nhập
lò nung, phôi sẽ được kiểm tra nhiệt độ) → Lò nung phôi → Xuất phôi cán đến các
dàn cán thô, cán trung và cán tinh → Kiểm tra thành phẩm → Cắt thành phẩm, đóng
bó → Cân, gắn nhãn sản phẩm → Nhập kho.
b) Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất thép hình, thép tròn:
- Phôi thép được vận chuyển vào xưởng cán thép. Phôi thép được kiểm tra
nhiệt độ trước khi được nạp vào lò nung phôi. Sau khi phôi thép sau khi đạt đến nhiệt
độ 1.200 oC ± 50 ºC, phôi được đưa ra ngoài lò nung và chuyển vào dàn cán thô, cán
trung và cán tinh. Thành phẩm sau các dàn cán được kiểm tra, cắt thành sản phẩm có
kích thước phù hợp, sẽ được đưa qua hệ thống làm nguội. Sau khi làm nguội sẽ được
đưa sang công đoạn cân, gắn nhãn sản phẩm và nhập kho.
c) Công suất sản xuất thiết kế: 500.000 tấn sản phẩm/năm.
4. Các công trình xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động tái chế phế liệu và
phương án xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu:
4.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
4.1.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi lưu giữ phế liệu:
a) Đã xây dựng mương hở bằng bê tông để thu gom nước mưa chảy tràn qua
bãi lưu giữ phế liệu và đưa về hệ thống xử lý nước mưa của bãi phế liệu công suất
thiết kế 200 m3/ngày đêm.
b) Đã xây dựng hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi lưu giữ phế liệu, cụ
thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước mưa chảy tràn qua
bãi phế liệu: Nước mưa chảy tràn qua bãi lưu giữ phế liệu → Bể tách dầu → Bể điều
hòa → Ngăn phản ứng → Bể lắng và tách váng dầu → Bể khử trùng → Nguồn tiếp
nhận là sông Thị Vải.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: PAC, Clorine và NaOH.
- Chế độ vận hành: Khi có mưa.
- Công suất thiết kế: Khoảng 200 m3/ngày đêm.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, Kq = 1,0 và Kf = 1,1).
4.1.2. Hệ thống xử lý nước chảy tràn qua bãi chứa xỉ:
Trang 5/12

Đã xây dựng hệ thống xử lý nước chảy tràn qua bãi chứa xỉ, cụ thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước chảy tràn bãi chứa xỉ:
Nước chảy tràn qua bãi lưu giữ xỉ (nước mưa và nước tưới làm mát xỉ) → Hệ thống
mương thu gom → Bể chứa, lắng (thể tích thiết kế 600 m3 được chia thành 02 ngăn
lắng tự nhiên)→ Tái sử dụng để tưới xỉ, không thải ra môi trường.
- Chế độ vận hành: Liên tục.
4.1.3. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt kín số 1:
Đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải giải nhiệt kín công suất 2.300 m3/giờ
tại xưởng luyện thép để xử lý nước làm mát khi làm mát trực tiếp lò luyện thép và
tuần hoàn 100 %, cụ thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước giải nhiệt: Nước giải
nhiệt → Tháp giải nhiệt → Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt,
không thải ra môi trường.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: Nước cấp bổ sung, chất chống ăn mòn &
đóng cặn.
4.1.4. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt kín số 2:
Đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải giải nhiệt kín công suất 1.000 m3/giờ
tại xưởng luyện thép để xử lý nước làm mát tiếp xúc trực tiếp với dây chuyền đúc
phôi và tuần hoàn 100 %, cụ thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước giải nhiệt: Nước giải
nhiệt → Tháp giải nhiệt → Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt,
không thải ra môi trường.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: Nước cấp bổ sung, chất chống ăn mòn &
đóng cặn.
4.1.5. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt hở:
Đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước giải nhiệt hở công suất 120 m3/giờ tại
xưởng luyện thép để xử lý nước làm mát trực tiếp phôi đúc và tuần hoàn 100 %, cụ
thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước giải nhiệt: Nước giải
nhiệt → Bể tách xỉ, vảy thép và tách dầu → Bể lắng → Bể lọc cát →Tháp giải nhiệt
→ Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt, không thải ra môi trường.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: Nước cấp bổ sung; chất chống ăn mòn, chất
chống đóng cặn, chất keo tụ, chất diệt khuẩn/vi sinh/rêu tảo.
4.2. Công trình xử lý bụi, khí thải:
Trang 6/12

Đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải phát sinh từ công đoạn sản xuất phôi
thép, tổng công suất thiết kế của 03 quạt hút khoảng 1.440.000 m3/giờ:
- Quy trình vận hành công trình xử lý bụi, khí thải:
+ Bụi, khí thải (từ lò hồ quang EAF, lò tinh luyện LF, lò nung phôi) → Chụp
hút/Tháp giải nhiệt.
+ Khí thải từ tháp giải nhiệt được tách thành 02 dòng → 02 hệ thống lọc bụi
túi vải → Hệ thống quạt hút → 02 Ống thoát khí → Môi trường.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Nguyên liệu sử dụng: túi vải (polyester).
- Các thông số quan trắc tự động, liên tục đã lắp đặt: Lưu lượng, nhiệt độ, bụi
tổng, NOx và O2.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 51:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp thép (Bảng 3, cột A1, Kp = 0,8 và Kv = 1,0).
4.3. Phương án xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu:
Công ty có biện pháp tách tạp chất đi kèm phế liệu sắt, thép và lưu giữ tại khu
vực lưu giữ chất thải thuộc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu. Tạp chất được lưu giữ tại
khu lưu giữ có diện tích khoảng 500 m2 trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức
năng xử lý theo quy định.
B. CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC CỦA DỰ ÁN, CƠ SỞ
1. Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt:
1.1. Mạng lưới thu gom nước mưa, nước thải sinh hoạt:
- Đã xây dựng mương hở để thu gom nước mưa trên mái nhà kho, nhà xưởng
sản xuất. Nước mưa chảy tràn nội bộ Công ty; nước mưa từ hệ thống thu gom trên
mái nhà kho, nhà xưởng được đưa về hố ga thu gom nước mưa trước khi thoát vào hệ
thống thu gom nước mưa của Khu công nghiệp Phú Mỹ I.
- Đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt bằng hệ thống cống tròn
kín và đưa về bể tự hoại 3 ngăn trước khi đưa về hệ thống thu gom, xử lý nước thải
của Khu công nghiệp Phú Mỹ I.
1.2. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Quy trình công nghệ và vận hành công trình xử lý nước thải sinh hoạt: Nước
thải sinh hoạt → Hệ thống thu gom → Bể tự hoại 3 ngăn → Hệ thống thu gom và xử
lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Phú Mỹ I.
- Chế độ vận hành: Liên tục.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: NaClO.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: Theo tiêu chuẩn tiếp nhận, đấu nối của chủ đầu
tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Phú Mỹ I.
Trang 7/12

2. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt ở xưởng cán:


2.1. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt kín (gián tiếp): Công ty đã xây dựng hệ
thống xử lý nước giải nhiệt kín (gián tiếp), cụ thể như sau:
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước giải nhiệt hở:
+ Nước giải nhiệt → Bể chứa nước (lắng, tách vẩy cán, dầu) → Bể lắng →
Tháp làm mát → Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt, không thải ra
môi trường.
+ Vảy cán sau khi lắng → Bể chứa vảy cán → Khu vực lưu giữ.
+ Dầu thải → Thùng chứa dầu → Kho chứa chất thải nguy hại.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: nước cấp.
- Công suất thiết kế: Khoảng 250 m3/giờ.
2.2. Hệ thống xử lý nước giải nhiệt hở (trực tiếp): Công ty đã xây dựng hệ
thống xử lý nước giải nhiệt hở (trực tiếp), cụ thể như sau:
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước giải nhiệt hở:
+ Nước giải nhiệt → Bể chứa nước (lắng, tách vẩy cán, dầu) → Bể lắng →
Tháp làm mát → Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt, không thải ra
môi trường.
+ Bùn thải sau khi lắng → Bể chứa vảy cán → Khu vực lưu giữ.
+ Dầu thải → Thùng chứa dầu → Kho chứa chất thải nguy hại.
- Chế độ vận hành: Liên tục, đồng bộ với dây chuyền sản xuất.
- Hóa chất, nguyên liệu sử dụng: nước cấp.
- Công suất thiết kế: Khoảng 1.500 m3/giờ.
3. Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Xỉ thép phát sinh từ quá trình luyện thép (xỉ đen và xỉ trắng) được lưu giữ tại
bãi lưu giữ có diện tích khoảng 2.500 m2, bãi xỉ có nền đổ bê tông, xung quanh khu
vực lưu giữ xỉ có xây dựng rãnh thoát nước mưa tràn để đưa nước mưa về hệ thống
xử lý nước bãi xỉ. Xỉ thép được chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
- Vảy thép từ xưởng luyện được thu gom, lưu giữ trong các bể chứa, sau đó
được tập trung lưu giữ tại khu vực có diện tích khoảng 500 m2. Vảy thép được chuyển
giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.
- Gạch chịu nhiệt thải được lưu giữ trên khu vực có diện tích 82 m2, có mái che
mưa bằng tole và đặt máy đập gạch thải để tái sử dụng trong quá trình luyện thép.
- Chất thải thông thường không nguy hại được thu gom và lưu giữ tại khu vực
có diện tích khoảng 500 m2, định kỳ chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý hoặc tái
sử dụng.
Trang 8/12

4. Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại:


- Bụi lò được đóng bao PE loại 03 lớp và chuyển đến kho lưu giữ có diện tích
khoảng 1.000 m2 có kết cấu nền bê tông, khung kèo thép, mái lợp tôn. Bụi lò được
chuyển giao cho các đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại khác được lưu giữ tại kho chứa có kết cấu khung thép, mái
lợp tôn, diện tích khoảng 80 m2. Kết cấu kho đảm bảo theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, sau đó được chuyển giao cho đơn vị có
chức năng để xử lý theo quy định.
5. Các nội dung bảo vệ môi trường liên quan khác đã thực hiện:
- Chất thải sinh hoạt được chứa trong các thùng có thể tích 240 lít và được tập
kết tại khu vực có diện tích 15 m2, định kỳ hàng ngày được chuyển giao cho đơn vị có
chức năng xử lý.
- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp sổ đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH/77.000062.T ngày 04 tháng 02 năm
2013.
- Đã ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý tạp chất và
các loại chất thải phát sinh.
- Đã được Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
- Đã lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục có camera
theo dõi và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu để kiểm tra, giám sát.
C. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1. Quan trắc định kỳ nước thải:
1.1. Quan trắc nước thải sinh hoạt:
- Vị trí quan trắc: Nước thải sinh hoạt của Công ty sau hệ thống xử lý.
- Thông số quan trắc: Nhiệt độ, pH, COD, BOD5, TSS, Tổng N, Tổng P, Dầu
mỡ động thực vật, Coliform.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: Theo tiêu chuẩn tiếp nhận, đấu nối của chủ đầu
tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Phú Mỹ I.
1.2. Quan trắc nước thải bãi phế liệu:
- Vị trí quan trắc: Nước mưa bãi liệu sau hệ thống xử lý nước thải
- Thông số quan trắc: pH, Nhiệt độ, TSS, COD, Tổng N, Tổng P, As, Hg, Pb,
Cd, Cu, Zn, Fe.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
Trang 9/12

- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật


quốc gia về môi trường đối với nước thải công nghiệp (cột B, Kf = 1,1và Kq = 1,0).
1.3. Quan trắc nước thải sản xuất:
- Vị trí quan trắc: Nước thải sản xuất tại bể chứa nước giải nhiệt sau xử lý để
tuần hoàn.
- Thông số quan trắc: pH, Nhiệt độ, TSS, COD, BOD5, Dầu mỡ khoáng, As,
Hg, Pb, Cd, Cu, Zn, Fe.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường đối với nước thải công nghiệp (cột B, Kf = 1,1và Kq = 1,0).
2. Quan trắc khí thải:
2.1. Quan trắc tự động, liên tục:
- Vị trí quan trắc: Trên thân 02 ống khói lò điện (sau hệ thống xử lý bụi, khí
thải).
- Thông số quan trắc: Lưu lượng, nhiệt độ, bụi tổng, NOx , O2 (đã lắp đặt), áp
suất, SO2 và CO (phải lắp đặt bổ sung, thời hạn hoàn thành trước 31 tháng 12 năm
2020).
- Tần suất quan trắc: Liên tục 24/24 giờ.
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 51:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép (Bảng 3, cột A1, Kp = 0,8 và Kv = 1,0).
2.2. Quan trắc định kỳ:
- Vị trí quan trắc: Trên thân ống khói lò điện (sau hệ thống xử lý bụi, khí thải).
- Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
- Thông số quan trắc: Bụi tổng, CO, NOx (tính theo NO2), SO2, antimon và hợp
chất (tính theo Sb), tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), tổng Dioxin/Furan (tính
theo TEQ), cadimi và hợp chất (tính theo Cd), đồng và hợp chất (tính theo Cu), chì và
hợp chất (tính theo Pb), kẽm và hợp chất (tính theo Zn), niken và hợp chất (tính theo
Ni), crom và hợp chất (tính theo Cr).
- Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 51:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép (Bảng 3, cột A1, Kp = 0,8 và Kv = 1,0).
3. Quan trắc không khí môi trường lao động:
- Vị trí quan trắc: 11 vị trí bên trong Nhà máy (Khu vực cổng, khu vực bãi xỉ,
khu thành phẩm xưởng cán, khu vực cán chính, khu vực cooling bed, khu vực đầu bãi
chứa phế liệu, khu vực cuối bãi chứa phế liệu, khu vực lò EAF, khu vực lò LF, khu
nạp liệu consteel, khu nạp billet - lò nung).
- Thông số giám sát: Bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, tổng hydro cacbon (THC),
Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn.
Trang 10/12

- Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.


- Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng:
+ QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp
xúc tiếng ồn tại nơi làm việc.
+ QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
+ QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho
phép tại nơi làm việc.
+ QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi amiăng, bụi chứa
silic, bụi không chứa silic, bụi bông và bụi than - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép
bụi tại nơi làm việc.
+ TCVN 3733/2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động - Giới hạn cho
phép trong không khí vùng làm việc.
D. CÁC YÊU CẦU KHÁC KÈM THEO GIẤY XÁC NHẬN
1. Chỉ được phép nhập khẩu khối lượng phế liệu đảm bảo sức chứa bãi lưu giữ
phế liệu nhập khẩu của Công ty; chỉ được sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất tại Công ty; nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép
nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận.
2. Thường xuyên vận hành và lập nhật ký vận hành các công trình xử lý chất
thải, công trình bảo vệ môi trường đã nêu tại Mục A và Mục B Phụ lục này; thực hiện
chương trình quan trắc môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ và
đột xuất theo quy định của pháp luật.
3. Phế liệu sắt, thép nhập khẩu phải đáp ứng QCVN 31:2018/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải phát sinh trong quá
trình sơ chế phế liệu và sản xuất bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, tuân
thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và Quyết định số 243/QĐ-STNMT
ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt “Đề án bảo
vệ môi trường của Nhà máy luyện phôi Thép Việt – tăng công suất từ 350.000
tấn/năm lên 500.000 tấn/năm khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
6. Trường hợp thay đổi các công trình xử lý chất thải, công trình và biện pháp
bảo vệ môi trường, thay đổi đơn vị xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng
phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thì phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi
trường để theo dõi, kiểm tra.
7. Lưu giữ các chứng từ chuyển giao chất thải cho các đơn vị xử lý chất thải
của Công ty trong thời hạn của Giấy xác nhận để Bộ Tài nguyên và Môi trường theo
dõi, kiểm tra.
8. Lắp đặt bổ sung thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục đối với các thông
số: áp suất, SO2 và CO. Bảo đảm hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (có
Trang 11/12

camera theo dõi) được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa
học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo dõi, giám sát theo quy định tại Điều 47
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu (được sửa đổi bổ sung tại Khoản 23 Điều 3 Nghị định số
40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi
trường). Bảo đảm thời gian hoàn thành nội dung nêu trên trước ngày 31 tháng 12 năm
2020 và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thực hiện.
Trường hợp hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục được truyền dẫn ổn
định dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu; đáp ứng yêu cầu về kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật
về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường,
Công ty mới được miễn trách nhiệm quan trắc định kỳ khí thải sau xử lý đối với các
thông số ô nhiễm đã được quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại Điều 47 Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại Khoản 23 Điều 3 Nghị định số
40/2019/NĐ-CP).
9. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
14001 theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ); bảo đảm thời gian hoàn thành
nội dung nêu trên, chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 và báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường kết quả thực hiện.
10. Xây dựng kế hoạch, lộ trình lắp đặt bổ sung hệ thống, thiết bị xử lý
Đioxin/Furan của hệ thống xử lý bụi, khí thải:
- Trường hợp chỉ sử dụng phế liệu trong nước làm nguyên liệu sản xuất, Công
ty phải cải tạo hệ thống xử lý khí thải, lắp đặt thiết bị xử lý Đioxin/Furan; bảo đảm
thời gian hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 và báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường về kết quả thực hiện.
- Trường hợp tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất,
Công ty phải cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải, cải tiến công nghệ sản
xuất theo hướng thân thiện môi trường và phải đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 28
Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP). Trong đó, hệ thống xử lý khí thải phải bảo
đảm việc lắp đặt thiết bị xử lý Đioxin/Furan.
Trong thời gian chưa lắp đặt thiết bị xử lý Đioxin/Furan, Công ty phải xây
dựng và thực hiện đúng quy trình, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào
của quá trình sản xuất; vận hành hệ thống xử lý khí thải, chất thải đảm bảo chất thải
phát sinh đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
11. Thực hiện các biện pháp kiểm soát phóng xạ đối với phế liệu trong quá
trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu theo yêu cầu quy định tại Điều 24 Thông tư số
Trang 12/12

19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và


Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề
nghiệp và chiếu xạ công chúng.
12. Hàng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, Công ty phải hoàn
thành báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm và
các vấn đề môi trường liên quan, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu để tổng hợp, báo cáo; đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm
tra, giám sát./.

You might also like