You are on page 1of 15

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:
126 /GPMT-BTNMT Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2022

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;


Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Xét hồ sơ kèm theo Văn bản số 188/2022/OL-CALOFICQN ngày 25 tháng 4 năm 2022 của
Công ty TNHH Calofic về việc đề nghị cấp giấy phép môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép cho Công ty TNHH Calofic, địa chỉ tại Khu công nghiệp Cái Lân, phường
Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi
trường của dự án đầu tư “Nâng cấp nhà máy của Công ty TNHH Calofic” địa chỉ tại Khu
công nghiệp Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với các nội
dung như sau:
1. Thông tin chung của dự án đầu tư:
1.1. Tên dự án đầu tư: Nâng cấp nhà máy của Công ty TNHH Calofic.
1.2. Địa điểm hoạt động: Khu công nghiệp Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2148108377 do Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh
cấp, chứng nhận lần đầu ngày 24 tháng 6 năm 2011, chứng nhận thay đổi lần thứ 16 ngày 22
tháng 10 năm 2021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp; Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 5700101362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp, đăng ký lần đầu
ngày 24 tháng 6 năm 2011, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 22 tháng 9 năm 2021.
1.4. Mã số thuế: 5700101362.
1.5. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất dầu ăn, chất tẩy rửa.
1.6. Phạm vi, quy mô, công suất của dự án đầu tư:
- Dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
- Tổng diện tích: 102.931 m2 (Lô số 19 có diện tích 62.683 m2; Lô số 27 có diện tích 40.248 m2).
Trang 2/15

- Quy mô: Dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).
- Công suất: 02 dây chuyền tinh chế dầu thực vật với tổng công suất 1.300 tấn/ngày; dây
chuyền sản xuất chất béo công suất 80 tấn/ngày; dây chuyền sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa,
làm bóng và chế phẩm vệ sinh công suất 75 tấn/ngày và các hệ thống thiết bị phụ trợ cho
quá trình sản xuất (máy thổi chai, dây chuyền đóng gói và hệ thống khác).
2. Nội dung cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường kèm theo:
2.1. Được phép xả nước thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.2. Được phép xả khí thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy
định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.3. Bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi
trường quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Phụ
lục 4 ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.5. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Giấy
phép này.
Điều 2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty TNHH Calofic:
1. Có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Công ty TNHH Calofic có trách nhiệm:
2.1. Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình
bảo vệ môi trường tương ứng.
2.2. Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải
sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. Chịu trách
nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại
Giấy phép này và phải dừng ngay việc xả nước thải, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để
thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong Giấy phép môi trường
này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.4. Báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa
phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô
nhiễm môi trường.
2.5. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định tại Giấy phép
này phải kịp thời báo cáo đến cơ quan cấp phép.
Điều 3. Thời hạn của Giấy phép: 10 năm.
21
...... tháng 6...... năm 2022 đến ngày ...... tháng6...... năm 2032).
(từ ngày 21

Giấy phép môi trường thành phần là Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3642/QĐ-
UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp lại lần 1 (bao
Trang 3/15

gồm một số nội dung điều chỉnh của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3642/QĐ-
UBND tại Quyết định số 4587/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh) hết hiệu lực kể từ ngày Giấy phép môi trường này có hiệu lực.
Điều 4. Giao Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh tổ chức
kiểm tra việc thực hiện nội dung cấp phép, yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dự án được
cấp phép theo quy định của pháp luật./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG


- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo); THỨ TRƯỞNG
- UBND tỉnh Quảng Ninh (để phối hợp chỉ đạo);
- Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ TN&MT;
- VP Tiếp nhận & TKQGQTTHC, Bộ TN&MT;
- Công ty TNHH Calofic;
- Lưu: VT, TCMT, G12.

Võ Tuấn Nhân
Trang 4/15

Phụ lục 1
NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ...... /GPMT-BTNMT ngày ...... tháng ...... năm 2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI:


1. Nguồn phát sinh nước thải:
1.1. Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động tại Lô 27 (khu vực văn
phòng và khu vực sản xuất), lưu lượng lớn nhất 45 m3/ngày được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại
3 ngăn, sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 450 m3/ngày
để xử lý.
1.2. Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động tại Lô 19 (khu vực văn
phòng và khu vực sản xuất), lưu lượng lớn nhất 35 m3/ngày được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại
3 ngăn, sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 450 m3/ngày
để xử lý.
1.3. Nguồn số 3: Nước thải phát sinh từ dây chuyền sản xuất dầu ăn, lưu lượng lớn
nhất 300 m3/ngày được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 450
m3/ngày để xử lý.
1.4. Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị dây chuyền sản xuất
xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh, bao gồm:
- Nước thải súc rửa lần 1, lưu lượng lớn nhất 0,1 m3/ngày, được chuyển giao cho đơn
vị có chức năng xử lý.
- Nước thải súc rửa lần 2, lưu lượng lớn nhất 5 m3/ngày, được thu gom về hệ thống
xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 450 m3/ngày để xử lý.
2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị
trí xả nước thải:
2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục tại khu 10, phường
Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Vị trí xả nước thải:
- Khu 10, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Tọa độ vị trí xả nước thải: X = 2320168; Y = 426893 (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh
tuyến 107o45’ múi chiếu 3o).
2.3. Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 450 m3/ngày (24 giờ).
2.3.1. Phương thức xả nước thải:
- Nước thải sau xử lý được xả tự chảy, kết hợp bơm cưỡng bức vào cống ngầm thoát
nước chung của khu vực cảng Cái Lân, sau đó chảy vào lạch thoát nước ven đường 18A,
cuối cùng xả ra vùng biển ven bờ vịnh Cửa Lục theo phương thức xả mặt, ven bờ.
Hệ thống dẫn nước thải sau xử lý trước khi xả vào cống ngầm thoát nước chung của
khu vực cảng Cái Lân là đường ống thép đi nổi trên mặt đất; hệ thống cống ngầm thoát
Trang 5/15

nước chung của khu vực cảng Cái Lân là cống bê tông cốt thép đi ngầm dưới mặt đất trước
khi chảy vào lạch thoát nước ven đường 18A.
- Hình thức xả: Xả mặt, xả ven bờ vịnh Cửa Lục.
2.3.2. Chế độ xả nước thải: Liên tục 24 giờ/ngày.
2.3.3. Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải bảo đảm đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCĐP 3:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (cột B, Kq = 1,0; Kf = 1,1 và KQN = 1,0) và
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B), cụ
thể như sau:
Đơn vị Giá trị giới Tần suất quan Quan trắc tự
TT Chất ô nhiễm
tính hạn cho phép trắc định kỳ động, liên tục
1 pH - 5,5 - 9 Không thuộc đối Không thuộc đối
tượng phải giám tượng phải quan
2 Mầu Pt/Co 150
sát môi trường trắc nước thải tự
3 BOD5 mg/L 55 định kỳ (theo quy động, liên tục
4 COD mg/L 165 định tại khoản 2 (theo quy định tại
Điều 97 Nghị khoản 2 Điều 97
5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 110 định số Nghị định số
6 Sunfua mg/L 0,55 08/2022/NĐ-CP) 08/2022/NĐ-CP)

7 Amoni mg/L 11
8 Tổng Nitơ mg/L 44
9 Tổng phốt pho mg/L 6,6
10 Phosphat mg/L 10
11 Dầu mỡ động thực vật mg/L 20
12 Coliform Vi khuẩn/ 5.000
100 mL

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ


NƯỚC THẢI:
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc
nước thải tự động, liên tục:
1.1. Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ
thống xử lý nước thải:
- Nguồn số 01 và 02: Được bơm về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết
kế 450 m3/ngày để xử lý thông qua đường ống ngầm kết hợp đường ống nổi.
- Nguồn số 03 và 04: Được thu gom về hố gom sau đó được bơm về hệ thống xử lý
nước thải tập trung công suất thiết kế 450 m3/ngày để xử lý thông qua đường đường ống
ngầm kết hợp đường ống nổi.
1.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Nước thải (nguồn số 03) → Bể gom số 1 (có kết hợp
tách dầu) → Bể xử lý hóa lý số 1 → Bể lắng số 1 → Bể gom số 2, kết hợp nước thải từ
Trang 6/15

nguồn số 01, 02, 04 và một phần của nguồn 03 → Bể xử lý hóa lý số 2 → Bể tuyển nổi →
Bể xử lý vi sinh 1 → Bể xử lý vi sinh 2 → Bể lắng số 2 → Bể xử lý hóa học số 3 → Bể lắng
số 3 → Bể chứa nước thải sau xử lý → Xả ra nguồn tiếp nhận.
- Công suất thiết kế: 450m3/ngày (24 giờ).
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: Ca(OH)2, NaOH, PAC (hoặc các hóa chất khác tương
đương đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu và không phát sinh thêm chất ô
nhiễm quy định tại Mục 2.3.3 phần A của Phụ lục này).
1.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục:
Không thuộc đối tượng phải lắp đặt.
1.4. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
1.4.1. Công trình ứng phó sự cố:
Đã xây dựng 01 bể sự cố có thể tích thiết kế 600 m3.
1.4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố:
- Khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố hoặc chất lượng nước thải sau xử lý không
đạt yêu cầu quy định tại Mục 2.3.3 phần A của Phụ lục này phải ngừng ngay việc xả nước
thải ra nguồn tiếp nhận và lưu chứa nước thải tại bể sự cố dung tích 600 m3 để thực hiện các
biện pháp khắc phục, xử lý.
- Vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục nước thải sau xử lý của
Công ty đã lắp đặt và thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống xử
lý nước thải để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát các thông số môi trường đạt tiêu chuẩn cho
phép mới được xả thải. Hàng ngày, tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu chính của nước thải
tại đầu ra để theo dõi các hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Nếu có vấn đề phát sinh,
có biện pháp kịp thời để điều chỉnh hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
- Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải.
- Tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát hệ thống thu nước, cống thoát nước tránh
tình trạng tắc cống.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm:
Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải (theo
quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
3.1. Thu gom, vận hành hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án
đạt yêu cầu về chất lượng nước thải quy định tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này và công
trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải bảo đảm không xả nước thải ra môi
trường trong trường hợp xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu quy
định tại tại Mục 2.3.3 Phần A của Phụ lục này và phải ngừng ngay việc xả nước thải để thực
hiện các biện pháp khắc phục.
3.2. Bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất đảm bảo vận hành thường xuyên, hiệu quả
hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải.
Trang 7/15

Phụ lục 2
NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI
VÀ YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ...... /GPMT-BTNMT ngày ...... tháng ...... năm 2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI:


1. Nguồn phát sinh khí thải:
1.1. Nguồn số 01: Khí thải lò hơi (đốt than áp lực cao), lưu lượng 35.000 m3/giờ.
1.2. Nguồn số 02: Khí thải lò hơi (đốt than áp lực thấp), lưu lượng 35.000 m3/giờ (lò
hơi than dự phòng, sử dụng chung ống khói với nguồn số 01).
1.3. Nguồn số 03: Khí thải lò hơi (đốt dầu DO), lưu lượng 19.000 m3/giờ (lò hơi dự
phòng số 01, công suất 11 tấn hơi/giờ).
1.4. Nguồn số 04: Khí thải lò hơi (đốt dầu DO), lưu lượng 3.500 m3/giờ (lò hơi dự
phòng số 02, công suất 2,12 tấn hơi/giờ).
1.5. Nguồn số 05: Khí thải lò hơi (đốt dầu DO), lưu lượng 4.500 m3/giờ (lò hơi dự
phòng số 03, công suất 3,9 tấn hơi/giờ).
2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải:
2.1. Vị trí xả khí thải:
- Dòng khí thải số 01: Tương ứng với ống khói số 01 của hệ thống khí thải của 02 lò
hơi đốt than (nguồn số 01 và số 02), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2320354; Y = 426726.
- Dòng khí thải số 02: Tương ứng với ống khói số 02 của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
đốt dầu DO dự phòng số 01 (nguồn số 03), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2320269; Y = 426722.
- Dòng khí thải số 03: Tương ứng với ống khói số 03 của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
đốt dầu DO dự phòng số 02 (nguồn số 04), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2320258; Y = 426754.
- Dòng khí thải số 04: Tương ứng với ống khói số 04 của hệ thống xử lý khí thải lò hơi
đốt dầu DO dự phòng số 03 (nguồn số 05), tọa độ vị trí xả khí thải: X = 2320253; Y = 426779.
(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o)
Vị trí xả khí thải của các lò hơi của Công ty tại khu 10, phường Bãi Cháy, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất:
- Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 35.000 m3/giờ.
- Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 19.000 m3/giờ.
- Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 3.500 m3/giờ.
- Dòng khí thải số 04: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 4.500 m3/giờ.
2.2.1. Phương thức xả khí thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống
khói, xả liên tục 24/24 giờ.
Trang 8/15

2.2.2. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu
về bảo vệ môi trường và QCĐP 5:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh (Kp = 0,9 và Kv = 0,6) cụ thể như sau:
Đơn vị Giá trị giới Tần suất quan Quan trắc tự
TT Chất ô nhiễm
tính hạn cho phép trắc định kỳ động, liên tục
1 Bụi tổng mg/Nm3 108 Không thuộc đối Không thuộc đối
tượng phải quan tượng phải quan
2 Cacbon oxit, CO mg/Nm3 540
trắc bụi, khí thải trắc bụi, khí thải
3 Nitơ oxit, NOx (tính mg/Nm3 459 định kỳ (theo quy tự động, liên tục
theo NO2) định tại khoản 2 (theo quy định tại
4 Lưu huỳnh đioxit, SO2 mg/Nm3 270 Điều 98 Nghị khoản 2 Điều 98
định số Nghị định số
5 Hydro sunphua, H2S mg/Nm3 4,05 08/2022/NĐ-CP) 08/2022/NĐ-CP)

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ


KHÍ THẢI:
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc
khí thải tự động, liên tục:
1.1. Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh bụi, khí thải để đưa về hệ
thống xử lý bụi, khí thải:
- Nguồn số 01 và 02: Khí thải từ nồi hơi số 01 và 02 được thu gom bằng đường ống
để dẫn về hệ thống xử lý khí thải để xử lý.
- Nguồn số 03, 04 và 05: Khí thải từ nồi hơi được dẫn trực tiếp ra ống khói.
1.2. Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
1.2.1. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Hệ thống lọc bụi túi vải → Tháp hấp thụ
→ Ống khói.
- Công suất thiết kế: 35.000 m3/giờ.
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: NaOH, Ca(OH)2.
1.2.2. Hệ thống xử lý khí thải các lò hơi đốt dầu DO:
- Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải → Ống khói.
- Công suất thiết kế: Hệ thống thoát khí thải số 02 công suất 19.000 m3/giờ (tương ứng
dòng số 02), hệ thống thoát khí thải số 03 công suất 3.500 m3/giờ (tương ứng dòng số 03), hệ
thống thoát khí thải số 04 công suất 4.500 m3/giờ (tương ứng dòng số 04).
1.3. Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:
Không thuộc đối tượng phải lắp đặt.
1.4. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
- Đào tạo đội ngũ công nhân nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa chữa,
khắc phục khi sự cố xảy ra.
Trang 9/15

- Khi hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố hoặc chất lượng khí thải không đạt yêu cầu
quy định tại Mục 2.2.2 phần A của Phụ lục này phải ngừng ngay việc xả khí thải ra môi
trường để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý.
- Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc hệ
thống xử lý khí thải bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm:
Không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý bụi, khí thải (theo
quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
3.1. Thu gom, vận hành hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án đạt
yêu cầu về chất lượng khí thải quy định tại Mục 2.2.2 phần A của Phụ lục này.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có bất kỳ thông số nào không đạt yêu cầu quy
định tại tại Mục 2.2.2 phần A của Phụ lục này và phải ngừng ngay việc xả khí thải để thực hiện
các biện pháp khắc phục.
3.2. Bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất bảo đảm vận hành thường xuyên, hiệu quả
các công trình thu gom, xử lý bụi, khí thải.
Trang 10/15

Phụ lục 3
BẢO ĐẢM GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG
VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ...... /GPMT-BTNMT ngày ...... tháng ...... năm 2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:


1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:
- Nguồn số 01: Quạt hút của hệ thống xử lý khí thải (nguồn số 01 và 02 của Phần A
Phụ lục 2 của Giấy phép môi trường này).
- Nguồn số 02: Máy nén khí của xưởng tinh chế dầu.
- Nguồn số 03: Máy thổi chai.
2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:
- Nguồn số 01 có vị trí tại hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than, tọa độ: X =
2320354; Y = 426726.
- Nguồn số 02 có vị trí tại xưởng tinh chế dầu, tọa độ X = 2320204; Y = 426761.
- Nguồn số 03 có vị trí tại xưởng thổi chai, tọa độ X = 2320438; Y = 426939.
(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o)
3. Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN
26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
3.1. Tiếng ồn:
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ Tần suất quan
TT Ghi chú
(dBA) (dBA) trắc định kỳ
1 70 55 - Khu vực thông thường

3.2. Độ rung:
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia
tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan
TT Ghi chú
trắc định kỳ
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 70 60 - Khu vực thông thường

B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG:
1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn: Thường xuyên bảo dưỡng (tra dầu, mỡ,
vệ sinh bụi bám trên cánh quạt) đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và hạn chế phát sinh
tiếng ồn.
- Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung: Động cơ quạt công suất lớn được đặt gối
lên các đệm cao su, không tiếp xúc trực tiếp với chân đế bằng bê tông, từ đó giảm thiểu
được độ rung khi hoạt động.
Trang 11/15

2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:


2.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong
giới hạn cho phép quy định tại Phần A Phụ lục này.
2.2. Định kỳ bảo dưỡng, hiệu chuẩn đối với các thiết bị để hạn chế phát sinh tiếng ồn,
độ rung.
Trang 12/15

Phụ lục 4
YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ...... /GPMT-BTNMT ngày ...... tháng ...... năm 2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. QUẢN LÝ CHẤT THẢI:


1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:
1.1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:
Mã Khối lượng phát
TT Tên chất thải
CTNH sinh (kg/năm)
1 Bao bì mềm thải 18 01 01 780
2 Bao bì nhựa cứng thải 18 01 03 6.390
3 Bao bì kim loại cứng thải 18 01 02 550
4 Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (Composit…) 18 01 04 790
5 Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có 19 05 02 12.460
các thành phần nguy hại
6 Các loại dầu thải khác 17 07 03 7.760
7 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính 16 01 06 50
thải
8 Ác quy chì thải 19 06 01 410
9 Vật liệu lót và chịu lửa thải có các thành phần nguy hại 19 11 03 250
không phải từ quá trình luyện kim
10 Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị 18 02 01 40
nhiễm các thành phần nguy hại
11 Hộp mực in thải 08 02 04 230
12 Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc các thành phần 07 04 01 60
nguy hại
Tổng khối lượng 29.770

1.2. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh:
TT Tên chất thải Khối lượng (kg/năm)
1 Xỉ than, tro bay 4.806.000
2 Bùn công nghiệp 3.189.000
3 Đất tẩy thải làm phân bón, nguyên liệu sản xuất xi măng 4.399.000
4 Rác thải tái chế 450.000
Tổng khối lượng 12.844.000

1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh:
TT Mã chất thải Khối lượng (tấn/năm)
1 Rác thải sinh hoạt 580
Tổng khối lượng 580
Trang 13/15

2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại:
2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
2.1.1. Thiết bị lưu chứa:
- Thùng, phuy, can có nắp đậy.
- Bao bì.
2.1.2. Kho lưu chứa:
a) Tại Lô 27:
- Diện tích kho: Diện tích khoảng 21 m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch cao khoảng 1,8 m, phần còn lại bao tôn; nền bê tông,
mái tôn thoáng.
b) Tại Lô 19:
- Diện tích kho: Diện tích khoảng 63 m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch cao khoảng 1,8 m, phần còn lại bao tôn; nền bê tông,
mái tôn thoáng.
Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: có
đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy
chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường
hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa
phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh
báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều.
2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
2.2.1. Thiết bị lưu chứa tại Lô 27:
- 02 phễu chứa bùn, mỗi phễu chứa có thể tích 04 m3.
- 01 silo chứa tro bay, thể tích khoảng 100 m3.
2.2.2. Kho lưu chứa:
a) Tại Lô 27:
- 01 kho lưu chứa rác công nghiệp tái chế, diện tích khoảng 21 m2.
- 02 kho lưu chứa đất tẩy thải tinh chế, mỗi kho có diện tích khoảng 27 m2.
- 01 kho chứa xỉ than, diện tích 30 m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Nhà xây gạch, nền bê tông, mái khung thép, lợp tôn.
b) Tại Lô 19:
- 01 kho lưu chứa rác công nghiệp tái chế, diện tích khoảng 63 m2.
- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch, nền bê tông, mái khung thép, lợp tôn.
2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:
2.3.1. Kho vực lưu chứa:
a) Tại Lô 27:
Trang 14/15

- 01 kho lưu chứa diện tích khoảng 21 m2


- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch, nền bê tông, mái khung thép, lợp tôn.
b) Tại Lô 19:
- Diện tích kho: Diện tích khoảng 63 m2
- Thiết kế, cấu tạo: Tường gạch, nền bê tông, mái khung thép, lợp tôn.
B. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG:
- Thực hiện phương án phòng chống, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất, tràn dầu và
các sự cố khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự cố môi
trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường theo
quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.
- Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và
phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong Giấy phép môi trường
này. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt
cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo
vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Trang 15/15

Phụ lục 5
CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số ...... /GPMT-BTNMT ngày ...... tháng ...... năm 2022
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. YÊU CẦU VỀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG:


Không thuộc đối tượng phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
B. YÊU CẦU VỀ BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC:
Không thuộc đối tượng phải thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học.
C. CÁC NỘI DUNG CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ/CƠ SỞ TIẾP TỤC THỰC HIỆN
THEO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
Đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục, công trình sản xuất và các yêu cầu về bảo vệ
môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 2397/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 12 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường Dự án “Nâng cấp nhà máy của Công ty TNHH Calofic tại Khu công nghiệp Cái
Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.
D. YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu cầu về
vệ sinh môi trường và theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng hiệu
quả sản xuất.
3. Nước thải phải được quản lý để giảm khai thác, tăng cường hiệu quả sử dụng tài
nguyên nước, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
4. Thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn lao động, an toàn giao
thông, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
6. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm hoặc đột xuất; công khai
thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật./.

You might also like