You are on page 1of 6

I. Những nhận định sau đây đúng hay sai?

Giải thích
1. Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường đều là sự biến đổi
của các thành phần môi trường gây tác động xấu đến con người và sinh vật.
Nhận định sai
Vì ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường, suy thoái
môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường
còn sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi của tự nhiên.
Cspl: k12,13,14 Điều 3 Luật bảo vệ Môi Trường 2020.
2. Những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường chỉ bị xử lý bằng hình
thức phạt tiền.
Sai. Những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ngoài việc bị phạt
tiền còn có thể chịu hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động và buộc phải
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
CSPL: k8,9 Điều 12 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
3. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường chỉ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
gây ra sự cố môi trường.
Sai. Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường còn được áp dụng đối người đứng đầu
cơ sở, địa phương xảy ra sự cố môi trường.
CSPL: k4 điều 121 Luật BVMT 2020
4. Chỉ có Bộ TN&MT có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sai Căn cứ vào K4 Đ104 Luật bảo vệ môi trường 2014
Ngoài Bộ TN&MT có thẩm quyền quyết định việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thì còn có:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ
chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc
phòng, an ninh;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
5. Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia vận chuyển chất thải nguy hại.
Nhận định Sai
Vì Việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại chỉ được phép thực hiện bởi các
tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
CSPL: Theo Khoản 1,Điêù 8 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và
phế liệu.
6. Mức độ môi trường ô nhiễm được chia làm 2 cấp độ là ô nhiễm môi trường và ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhận định Sai.
Vì mức độ môi trường ô nhiễm được chia làm ba cấp độ là ô nhiễm môi trường ,ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng
CSPL: Khoản 1, Điều 27 , Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
7. Chủ phương tiện vận tải hàng hóa có nguy cơ gây sự cố môi trường phải mua bảo
hiểm trách nhiệm BTTH về môi trường.
Sai  Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 19/2015/NĐ-CP. Đối tượng dd28 luat
Chủ phương tiện vận tải hàng hóa có nguy cơ gây sự cố môi trường có quyền lựa
chọn việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích
lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.
8. Phế liệu được phép nhập khẩu vào VN khi đáp ứng yêu cầu về việc phân loại và
thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định PLVN.
Nhận định sai
Vì phế liệu được phép nhập khẩu vào VN khi đáp ứng yêu cầu về quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Cspl: K1 Điều 71 Luật bảo vệ Môi Trường 2020.
9. Tổ chức, cá nhân không được không được nhâp khẩu phế liệu không thuộc Danh
mục phế liệu được phép nhập khẩu trong mọi trường hợp.
Nhận định này Sai . vì khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không
thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản
xuất gửi hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cổng thông tin một của
Quốc gia để được xem xét, đánh giá. theo điều 58 Nghị định 38/2015/NĐ-CP
10. Chỉ những Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây
bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạchmới
không được nhập khẩu, quá cảnh vào VN
.Vì ngoài những chất như trên thì những chất khác như Máy móc, thiết bị, phương
tiện đã qua sử dụng để phá dỡ trừ khoản 2 luật môi trường thì cũng không được nhập
khẩu.
theo điều 70 luật môi trường

Bài tập: Tháng 3/2017, công ty cổ phần dịch vụ vụ S bị lực lượng cảnh sát môi trường,
Công an Tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả nước thải ra rạch B. Qua kết quả điều tra,
Trưởng phòng cảnh sát môi trường kết luận: Công ty cổ phần S đã:
1. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định;
2. Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản lý
chất thải nguy hại;
3. Xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường
vượt quy chuẩn chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/ngày (24 giờ)
Hỏi:
a) Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý gì? Tại sao?
– Công ty S có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp
dụng hình thức xử phạt chính là Phạt tiền theo điểm b, khoản 1 điều 4 nghị định
155/1016
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng
đối với tổ chức.

– Công ty S còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước theo điểm a khoản 2 điều 4 nghị định 155/2016
– Ngoài hai hình thức xử vi phạm hành chính nêu trên, Công ty S còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo điểm c, n khoản 3
Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và
các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học;

n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc
chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường
trong trường hợp có vi phạm vềxả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

b) Hãy xử lý hành vi vi phạm của Công ty S.


Hành vi 1: không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy
định thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo khoản 1 điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

khoản 1 là thuộc phạm vi của UBND, và khoản 2 thuộc thẩm quyền Bộ TNMT nhưng
vì đề bài không cho biết báo cáo thuộc thẩm quyền của ai nên có thể giả sử 1 trong 2

– Giả sử thuộc thẩm quyền UBND phê duyệt, không lập lại báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án theo quy định.

– Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng: điểm o khoản 1 Điều 9
nghị định 155/2016

Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt
tiền là Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 5
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.

– Hình phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở 03 đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc lắp đặt, vận hành công trình bảo BVMT và lâp hồ sơ báo cáo kết quả.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Hành vi 2: xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép
quản lý chất thải nguy hại;

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt
tiền là Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 5 Điều 23 khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-
CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Hình phạt bổ sung:

Tước giấy phép xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Buộc chi trả chi phí trưng cầu giám định, buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Hành vi 3: xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào
môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là
9.000 m3/ngày.

– Phạt tiền:

Từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Nhưng do Công ty S là tổ chức nên
mức phạt tiền trên là gấp 02 lần nên mức phạt tiền là Phạt tiền từ 1.300.000.000
đồng đến 1.400.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý: điểm y khoản 3 Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Phạt tăng thêm 30% của mức tiền cao nhất đã chọn đối hành vi này.

Cơ sở pháp lý: khoản 7 Điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.


Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao?

Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Do tổng tiền phạt công ty sẽ lớn hơn 100 triệu và nhỏ
hơn 2 tỷ

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 48, khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2013/NĐ-
CP.

You might also like