You are on page 1of 17

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HẢI DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 102/GPMT-UBND Hải Dương, ngày 17 tháng 01 năm 2023

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày ngày 10 tháng 01 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) tại Văn
bản số 216/LPV-22 ngày 19/12/2022 về việc chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đề xuất
cấp Giấy phép môi trường của Dự án nhà máy sản xuất sản phẩm từ giấy của
Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
26/TTr-STNMT ngày 11 tháng 01 năm 2023,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp phép cho Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) tại
Nhà xưởng A9, A10, A11, A12, A13, A15, khu công nghiệp kỹ thuật cao An
Phát, phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương được thực hiện
các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án nhà máy sản xuất sản phẩm từ giấy
của Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) tại Nhà xưởng A9, A10,
A11, A12, A13, A15, khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát, phường Việt Hòa,
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương với các nội dung như sau:
1. Thông tin chung của Cơ sở
1.1. Tên Cơ sở: Dự án nhà máy sản xuất sản phẩm từ giấy.
1.2. Địa điểm hoạt động: Nhà xưởng A9, A10, A11, A12, A13, A15, khu
công nghiệp kỹ thuật cao An Phát, phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh
Hải Dương.
1.3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 0801276056 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 11/01/2019; thay đổi lần thứ 4 ngày
2
24/06/2021; Giấy chứng nhận đầu tư mã số 8724790723 chứng nhận lần đầu
ngày 02/01/2019, chứng nhận thay đổi lần thứ 7 ngày 02/11/2022.
1.4. Mã số thuế: 0801276056.
1.5. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- Sản xuất túi giấy, thiệp giấy, bán thành phẩm thiệp giấy, phong bì.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng (Cải thiện thiết kế và
chất lượng sản phẩm; hoạt động thiết kế chuyên dụng liên quan đến ngành in).
1.6. Phạm vi, quy mô của dự án đầu tư:
- Dự án có tiêu chí như dự án nhóm A theo quy định tại khoản 4 Điều 8
Luật Đầu tư công và thuộc nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường,
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
- Diện tích đất sử dụng: 69.660 m2.
- Công suất:
+ Sản xuất túi giấy: 130.000.000 chiếc/năm.
+ Sản xuất thiệp giấy: 406.800.000 chiếc/năm.
+ Sản xuất bán thành phẩm thiệp giấy: 43.200.000 chiếc/năm.
+ Sản xuất phong bì: 240.000.000 chiếc/năm.
2. Nội dung cấp phép môi trường và yêu cầu về bảo vệ môi trường
kèm theo:
2.1. Thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.2. Được phép xả khí thải ra môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi
trường đối với khí thải quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.3. Bảo đảm giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung và thực hiện yêu cầu
về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Giấy phép này.
2.5. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục V ban hành
kèm theo Giấy phép này

Điều 2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty TNHH sản phẩm
giấy Leo (Việt Nam):
1. Có quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) có trách nhiệm:
2.1. Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành
các công trình bảo vệ môi trường tương ứng.
3
2.2. Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải
bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp
giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất
thải theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô
nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại Giấy phép môi trường
này và phải dừng ngay việc xả nước thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực
hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.
2.3. Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong Giấy
phép môi trường và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.4. Báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở Tài nguyên
và Môi trường nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố
khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.
2.5. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi khác với nội dung quy định
tại Giấy phép này, phải kịp thời báo cáo đến Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Điều 3. Thời hạn của Giấy phép: 10 năm, kể từ ngày ký.

Điều 4. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Hải Dương tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung cấp phép, yêu
cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo); KT.CHỦ TỊCH
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh; PHÓ CHỦ TỊCH
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Quản lý các KCN tỉnh;
- UBND thành phố Hải Dương;
- Trung tâm CNTT- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, Thành (7b).

Lưu Văn Bản


Phụ lục I
YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số 102/GPMT-UBND
Ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

A. NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ NƯỚC THẢI


- Không thuộc đối tượng phải cấp phép môi trường đối với nước thải theo
quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường (do nước thải sau xử lý sơ bộ được
đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp kỹ
thuật cao An Phát, không thải ra môi trường).
- Đã ký hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải với Công ty TNHH khu công
nghiệp kỹ thuật cao An Phát (chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp
kỹ thuật cao An Phát và là đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung).
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ
LÝ NƯỚC THẢI
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết
bị quan trắc nước thải tự động, liên tục
1.1. Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa
về hệ thống xử lý nước thải
* Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt:
- Đối với nhà xưởng A9, A11, A13, A15: Nước thải từ các khu vệ sinh nhà
xưởng được dẫn vào bể phốt bằng ống PVC D110 dài 35m. Toàn bộ nước thải
sau xử lý tại bể phốt theo ống HDPE 200, i =0,45%, dài 633,4m đấu nối vào hệ
thống thu gom nước thải của KCN tại 5 điểm. Trên hệ thống thu gom có 28 hố
ga kích thước 1.200x1.200x1.300mm.
- Đối với nhà xưởng A10, A12: Nước thải từ các khu vệ sinh nhà xưởng
được dẫn vào bể phốt bằng ống PVC D110 dài 35m. Toàn bộ nước thải sau xử
lý tại bể phốt theo ống HDPE 200, i =0,45%, dài 45m đấu nối vào hệ thống thu
gom nước thải của KCN tại 2 điểm. Trên hệ thống thu gom có 2 hố ga kích
thước 840 x 840 x 1.300mm.
* Mạng lưới thu gom nước thải sản xuất:
- Đối với nước thải công nghiệp: Phát sinh từ quá trình rửa lưới dính keo,
rửa bàn máy dính keo và vệ sinh máy nhuộm giấy được thu gom vào các thùng
nhựa thể tích 1m3 (1mx1mx1m) đặt bên ngoài nhà xưởng. Nước thải từ các khu
vực phát sinh được dẫn vào thùng nhựa qua các đường ống PVC Ф48 qua bơm
công suất 0,75kW hoặc có thể trực tiếp thu gom vào các thùng chứa.
+ Công ty có tổng cộng 11 vị trí chứa nước thải công nghiệp bao gồm: nhà
xưởng A9 có 2 vị trí, nhà xưởng A11 có 2 vị trí, nhà xưởng A13 có 1 vị trí, nhà
xưởng A15 có 2 vị trí, nhà xưởng A10 có 2 vị trí và nhà xưởng A12 có 2 vị trí.
2
+ Khu vực chứa nước thải công nghiệp: tại mỗi khu vực đặt 2 thùng với
thể tích 1m3/thùng. Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử
lý với tần suất khoảng 3 ngày/lần.
- Đối với nước thải nguy hại: Phát sinh từ quá trình vệ sinh trục in, vệ sinh
máy in và nước rửa chế bản in được thu gom vào các thùng nhựa thể tích 1m3
(1mx1mx1m) đặt bên ngoài nhà xưởng. Nước thải từ các khu vực phát sinh
được dẫn vào thùng nhựa qua các đường ống PVC Ф48 qua bơm công suất
0,75kW hoặc có thể trực tiếp thu gom vào các thùng chứa.
+ Công ty có tổng cộng 04 vị trí chứa nước thải nguy hại bao gồm: nhà
xưởng A13 có 2 vị trí và nhà xưởng A15 có 2 vị trí.
+ Khu vực chứa nước thải nguy hại: tại mỗi khu vực đặt 02 thùng với thể
tích 1m3/thùng. Khi các thùng chứa đầy chuyển các thùng chứa về kho chất thải
nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý với
tần suất khoảng 5 ngày/lần.
1.2. Công trình, thiết bị xử lý nước thải
- Tóm tắt quy trình: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh
được xử lý sơ bộ bằng bể phốt 3 ngăn, sau đó đấu nối vào hệ thống xử lý
nước thải của KCN kỹ thuật cao An Phát.
- Thông số kỹ thuật: bể phốt nhà vệ sinh xưởng A9 (bể phốt 1: 3m x 5m x
2m = 30m3, bể phốt 2: 3m x 4m x 2m = 24m3); bể phốt nhà vệ sinh nhà xưởng
A11 (bể phốt 1: 3m x 5m x 2m = 30m3, bể phốt 2: 3m x 4m x 2m = 24m3); bể
phốt nhà vệ sinh nhà xưởng A13 (bể phốt 1: 3m x 5m x 2m = 30m3, bể phốt 2: 3m
x 4m x 2m = 24m3); bể phốt nhà vệ sinh nhà xưởng A15 (bể phốt 1: 3m x 5m x
2m = 30m3, bể phốt 2: 3m x 4m x 2m = 24m3); bể phốt nhà vệ sinh nhà xưởng
A10 (bể phốt 1: 3m x 5m x 2m = 30m3, bể phốt 2: 3m x 4m x 2m = 24m3); bể
phốt nhà vệ sinh nhà xưởng A12 (bể phốt 1: 3m x 5m x 2m = 30m3, bể phốt 2: 3m
x 4m x 2m = 24m3).
- Hoá chất, vật liệu sử dụng: không sử dụng.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm
Theo khoản 1, Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì các
công trình xử lý nước thải của dự án không phải vận hành thử nghiệm.
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
3.1. Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của dự
án đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tiếp nhận đấu nối nước thải của chủ đầu
tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát;
không được phép xả nước thải ra ngoài môi trường dưới mọi hình thức.
3.2. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thực hiện đấu nối nước thải về hệ
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp kỹ thuật cao An
Phát để tiếp tục xử lý.
Phụ lục II
NỘI DUNG CẤP PHÉP XẢ KHÍ THẢI VÀ YÊU CẦU
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ LÝ KHÍ THẢI
(Kèm theo Giấy phép môi trường số 102/GPMT-UBND
Ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

A. NỘI DUNG CẤP GIẤY PHÉP XẢ KHÍ THẢI


1. Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 1: Khí thải từ máy laser tại tầng 2 nhà A15.
- Nguồn số 2: Khí thải từ máy cấy lông nhung tại tầng 2 nhà A15.
2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải
- Dòng số 1: Khí thải từ máy cắt laser tại tầng 2 nhà A15 được thu gom và
xử lý qua thiết bị lọc và hấp phụ than hoạt tính. Khí sạch thoát ra ngoài qua ống
thải.
- Dòng số 2: Khí thải từ máy cấy lông nhung tại tầng 2 nhà A15 được thu
gom và xử lý qua Cyclon lắng bụi và bộ lọc xung. Khí thải sau xử lý thoát ra
môi trường trong nhà xưởng sản xuất bằng ống mạ kẽm D500.
2.1. Vị trí xả khí thải
- 01 điểm khí thải từ máy cắt laser sau xử lý được thải ra ngoài theo ống thải.
Toạ độ vị trí xả thải (Theo hệ tọa độ VN2.000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu
30):
TT X (m) Y (m)
Điểm xả 1 2316650 581749
- 03 điểm khí thải từ máy cấy lông nhung sau xử lý thoát ra môi trường
trong nhà xưởng sản xuất bằng ống mạ kẽm D500. (Theo hệ tọa độ VN2.000,
kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30):
TT X (m) Y (m)
Điểm xả 2 2316673 581674
Điểm xả 3 2316679 581675
Điểm xả 4 2316683 581676
2.2. Lưu lượng xả khí thải lớn nhất
- Nguồn số 1: Khí thải từ máy cắt laser tại tầng 2 nhà A15 lưu lượng xả
thải tối đa là 35.000 m3/h.
- Nguồn số 2: Khí thải từ máy cấy lông nhung tại tầng 2 nhà A15 lưu
lượng xả thải tối đa là 67.305 m3/h.
Tổng lưu lượng xả khí thải tối đa của 2 nguồn thải (tính theo công suất
thiết kế của quạt hút): 102.305 m3/h.
2
2.2.1. Phương thức xả khí thải: Xả thải gián đoạn 16h/24h.
2.2.2. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí phải
đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi
trường đối với bụi, khí thải, cụ thể: QCVN 19:2009/BTNMT mức B, giá trị Cmax
với Kp=1,0; Kv=1,0.
Giá trị giới hạn
cho phép
Tần suất quan
STT Thông số Đơn vị QCVN 19:2009/BTNMT
trắc định kỳ
mức B (giá trị Cmax với
Kp=1,0; Kv=1,0)
1 Lưu lượng m3/h -
2 Bụi tổng mg/Nm3 200
3 CO mg/Nm3 1.000 06 tháng/lần
4 SO2 mg/Nm3 500
NOx (tính theo
5 mg/Nm3 850
NO2)
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI THU GOM, XỬ
LÝ KHÍ THẢI
1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải
1.1. Mạng lưới thu gom khí thải từ các nguồn phát sinh khí thải để đưa về
hệ thống xử lý khí thải
* Mạng lưới thu gom khí thải phát sinh từ máy cắt laser:
- Đối với máy cắt laser lớn: Tổng số 5 máy lớn lắp đặt chung 1 hệ thống
xử lý khí thải. Khí thải từ các máy cắt laser được thu gom bằng đường ống tròn
PVC D200mm đi vào hệ thống xử lý.
- Đối với máy cắt laser nhỏ: Tổng số 18 máy nhỏ bán tự động lắp đặt 6 hệ
thống xử lý khí thải (tương ứng 03 máy đấu nối chung vào 1 hệ thống xử lý).
Khí thải từ các máy cắt laser nhỏ bán tự động được thu gom bằng đường ống
tròn PVC D200mm đi vào hệ thống xử lý.
Toàn bộ khí thải sau xử lý của 07 thiết bị xử lý (bao gồm cả máy lớn và
máy nhỏ) được quạt hút công suất 35.000 m3/h xả thải ra ngoài môi trường bằng
ống thoát khí thải chung kích thước D900mm, cao 1m.
* Mạng lưới thu gom khí thải phát sinh từ máy cấy lông nhung:
- Khí thải phát sinh từ máy cấy lông nhung theo đường ống dẫn khí
D250mm và đấu nối vào ống dẫn khí của máy hút D500mm. Khi thải tiếp tục
theo đường ống D300mm đi lần lượt vào tháp trao đổi khí cấp 1, trao đổi khí cấp
2 và bộ lọc xung. Khí thải sau xử lý thoát ra môi trường trong nhà xưởng sản
xuất bằng ống mạ kẽm D500.
1.2. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
3
* Công trình, thiết bị xử lý khí thải máy cắt laser:
- Tóm tắt quy trình công nghệ:
Sơ đồ công nghệ: Khí thải  đường ống dẫn PVC D200  bộ lọc hơi
nước  bông lọc  bộ lọc tĩnh điện  thanh lọc plasma  hấp phụ than hoạt
tính  quạt hút  ống thải.
- Công suất thiết kế: 35.000 m3/h.
- Thông số kỹ thuật:
+ Thiết bị: 07 thiết bị; kích thước 1,5m x 0,7m x 1,65m; vật liệu: inox;
khối lượng: 300kg.
+ Ống dẫn khí vào: ống PVC D200, dài 25m/thiết bị.
+ Tấm phun nước: 04 tấm, 04 đầu phun/thiết bị.
+ Ống dẫn nước: ống nhựa PVC D27; dài 1,2m/thiết bị.
+ Bơm nước tuần hoàn: công suất 0,75kW; 01 chiếc/thiết bị.
+ Bể chứa nước tuần hoàn: kích thước 0,46m x 0,2m x 0,3m; 01
chiếc/thiết bị.
+ Than hoạt tính: kích thước 100mm x 100mm x 100mm, 18 viên/thiết bị.
+ Quạt hút tổng: công suất 35.000m3/h/quạt, áp 550 Pa, điện áp 380V.
+ Ống thải chung: ống tôn mạ kẽm D900, cao 1m.
- Hóa chất, vật liệu sử dụng:
+ Bông lọc: định mức sử dụng 3,5 kg/năm, tần suất thay thế 1 năm/lần.
+ Than hoạt tính: định mức sử dụng 37,8 kg/năm, tần suất thay thế 1
năm/lần.
* Công trình, thiết bị xử lý khí thải máy cấy lông nhung:
- Tóm tắt quy trình công nghệ:
Sơ đồ công nghệ: Bụi, khí thải  đường ống dẫn  trao đổi khí cấp 1
(Cyclon lắng bụi)  trao đổi khí cấp 2 (Cyclon lắng bụi)  bộ lọc xung (bộ lọc
cấp 2)  quạt hút  ống thải ra môi trường trong nhà xưởng sản xuất.
- Công suất thiết kế: 22.435 m3/h.
- Thông số kỹ thuật:
+ 03 hệ thống xử lý tương ứng với 3 máy cấy lông nhung.
+ Ống dẫn khí từ máy cấy lông nhung vào thiết bị: ống mềm D250, dài
75m/hệ thống; ống kẽm tròn D500, dài 125m.
+ Cyclon lắng bụi: 02 cyclon/hệ thống, vật liệu inox, D1.600, H=3,3m – 4m.
+ Ống dẫn khí từ cyclon sang thiết bị lọc cấp 2: ống mạ kẽm tròn D300;
dài 2,5m.
4
+ Thiết bị lọc bụi cấp 2: 01 chiếc/hệ thống; kích thước 1,6m x 0,8m x
0,8m; Quả lọc bụi: gồm 2 quả, đường kính D35; chiều cao 66cm; 2 quả mắc
song song; Vật liệu: lọc nhựa PE đan lưới.
+ Quạt hút: 01 chiếc/hệ thống, lưu lượng 17.463 – 22.435m3/h, áp suất gió
2.478 – 2.390Pa, công suất 22kW.
+ Ống thải: ống mạ kẽm D500, 01 cái/hệ thống.
- Hóa chất, vật liệu sử dụng: không sử dụng.
1.3. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố
- Biện pháp phòng ngừa:
+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị; kiểm tra các thiết bị trước mỗi ca
làm việc.
+ Nhân viên vận hành hệ thống thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết
bị, kịp thời báo cáo khi hư hỏng.
+ Đình kỳ kiểm tra chất lượng khí thải sau xử lý.
+ Định kỳ thay thế bông lọc và than hoạt tính.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế quả lọc bụi.
+ Trang bị các thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý máy cắt laser như sau:
Quạt hút (công suất 35.000 m3/h, áp 550 Pa, điện áp 380V, số lượng 1 cái); bơm
nước tuần hoàn (công suất 0,75kW, số lượng 07 chiếc).
+ Trang bị các thiết bị dự phòng cho hệ thống xử lý máy cấy lông nhung
như sau: Quạt hút (lưu lượng 17.463 - 22.435 m3/h, áp suất gió 2.478 - 2.390 Pa,
công suất 22kW, số lượng 03 chiếc)
- Biện pháp ứng phó:
+ Thông báo cho phụ trách xưởng hỗ trợ khắc phục sự cố.
+ Thuê đơn vị lắp đặt đến bảo dưỡng/khắc phục sự cố.
+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống xử lý, kịp thời báo cáo
khi hư hỏng.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm
Không phải vận hành thử nghiệm lại (do Dự án nhà máy sản xuất sản
phẩm từ giấy của Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) thuộc trường
hợp quy định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường
2020).
3. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
3.1. Thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động của dự án đầu tư đảm
bảo đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại Mục 2
Phần A Phụ lục này trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
5
3.2. Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận
hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, xử lý bụi, khí thải.
3.3. Công ty TNHH sản phẩm giấy Leo (Việt Nam) chịu hoàn toàn trách
nhiệm khi xả bụi, khí thải không đảm bảo các yêu cầu tại Giấy phép này ra môi
trường.
Phụ lục III
ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ GIỚI HẠN ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG VÀ
CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số 102/GPMT-UBND
Ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

A. NỘI DUNG CẤP GIẤY PHÉP VỀ TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG


1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sản xuất tại các khu vực sản xuất thủ công,
cắt, in, máy laser, máy cấy lông nhung.
2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: Theo hệ tọa độ VN2.000, kinh tuyến
trục 105030’, múi chiếu 30.
TT X (m) Y (m)
Nguồn ồn 1 (tại khu vực sản xuất 2316488 581711
thủ công tầng 2 nhà A9)
Nguồn ồn 2 (tại khu vực sản xuất 2316485 581811
thủ công tầng 2 nhà A10)
Nguồn số 3 (tại khu vực sản xuất 2316550 581668
thủ công tầng 2 nhà A11)
Nguồn số 4 (tại khu vực sản xuất 2316542 581855
thủ công tầng 1 nhà A12)
Nguồn số 5 (tại khu vực in tầng 1 2316556 581618
nhà A11)
Nguồn số 6 (tại khu vực in tầng 1 2316619 581695
nhà A13)
Nguồn ồn số 7 (tại khu vực in 2316654 581664
tầng 1 nhà A15)
Nguồn ồn số 8 (tại khu vực máy 2316651 581734
laser tầng 2 nhà A15)
Nguồn ồn số 9 (tại khu vực cấy 2316656 581676
lông nhung tầng 2 nhà A15)
3. Tiếng ồn, độ rung
Phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, QCVN
26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN
27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:
2
3.1. Tiếng ồn
Giới hạn tối đa cho phép Tần suất
TT về tiếng ồn, dBA quan trắc Ghi chú
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ định kỳ
Khu vực
1 70 55 -
thông thường
3.2. Độ rung
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia Tần suất
TT tốc rung cho phép (dB) quan trắc Ghi chú
Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ định kỳ
Khu vực
1 70 60 -
thông thường
B. YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ
RUNG
1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Sử dụng đệm cao su, lò xò chống rung đối với các thiết bị, máy móc.
- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra sự mài mòn của các chi
tiết và cho dầu bôi trơn theo định kỳ.
- Đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại.
- Các máy móc được thường xuyên bảo dưỡng, định kỳ 1 năm/lần.
- Thực hiện chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gian người lao
động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao.
2. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường
2.1. Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm
nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Phần A phụ lục này.
2.2. Định kỳ bảo dưỡng, hiệu chuẩn máy móc, thiết bị để hạn chế phát sinh
tiếng ồn, độ rung.
Phụ lục IV
YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA
VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số 102/GPMT-UBND
ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

A. QUẢN LÝ CHẤT THẢI


1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh
1.1. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

Khối lượng
TT Tên chất thải Mã chất thải
Kg/năm
1 Mực in thải 08 02 01 2.320
Chế bản kẽm đã qua sử dụng có dính
2 mực in offset, tấm da dính mực in 19 12 02 1.216
Nước thải có các thành phần nguy hại
(Nước thải lẫn mực in có các thành phần
3 nguy hại, nước thải rửa trục in và Nước 19 10 01 442.240
rửa lẫn dung dịch tráng bản kẽm in
offset)
Bao bì mềm thải dính nhiễm thành phần
4 nguy hại 18 01 01 1.912
Bao bì cứng thải bằng kim loại dính
5 nhiễm thành phần nguy hại 18 01 02 3.142
Bao bì cứng thải bằng nhựa dính nhiễm
6 thành phần nguy hại 18 01 03 702
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, găng
7 tay dính nhiễm thành phần nguy hại 18 02 01 31.915
Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc
các thiết bị điện có các linh kiện điện tử
8 (Bóng đèn led thải, bóng lưu điện, tắc 16 01 13 183
te,…)

9 Pin, ắc quy thải 16 01 12 208


10 Rác thải y tế lây nhiễm 13 01 01 50
2
Dầu động cơ, hộp số bôi trơn tổng hợp
11 thải 17 02 03 500

Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá


12 12 01 04 37,8
trình xử lý khí thải
Tổng 448.425,8
1.2. Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát
sinh
Mã chất Khối lượng
TT Tên chất thải
thải Kg/năm
Giấy đã in không tráng nylon, giấy đã in
có tráng nylon, giấy trắng, giấy trắng phê
1 liệu, túi phế liệu bị cắt hủy, sản phẩm 18 01 05 2.872.256
lỗi...
2 Màng chít 03 02 12 74.630
3 Gỗ phế liệu 12 08 08 197.050
4 Sắt phế liệu, phi sắt 18 01 08 5.000
5 Nhựa tái chế 18 01 06 2.500
Tổng 3.151.436
1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: khoảng 105,71 tấn/năm.
2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với lưu giữ chất thải nguy hại, chất
thải rắn thông thường
2.1. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại
- Thiết bị lưu chứa:
+ Đối với chất thải nguy hại: số lượng 11 thùng, dung tích mỗi thùng 150 lít,
có nắp đậy, có dấu hiệu cảnh bảo nguy hại, có khả năng lưu chứa khối lượng chất
thải nguy hại 50 kg/thùng.
+ Đối với nước thải nguy hại: thu gom vào các thùng nhựa thể tích 1m3
(1mx1mx1m) đặt bên ngoài nhà xưởng qua các đường ống PVC Ф48 qua bơm
công suất 0,75kW hoặc có thể trực tiếp thu gom vào các thùng chứa mà không qua
máy bơm. Khi các thùng chứa đầy chuyển các thùng chứa về kho chất thải nguy
hại và tần suất 5 ngày/lần công ty thuê đơn vị có chức năng đến thu hút nước thải ở
các thùng chứa đặt tại kho chất thải nguy hại.
3
- Kho lưu chứa: Tại tầng 1 nhà A9 diện tích 59m2 và tầng 1 nhà A10 diện
tích 252m2; kho chứa được phân khu, có cửa ra vào, có dấu hiệu cảnh báo nguy
hại.
Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu: có
đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về
phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để
sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng, có dấu
hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu
chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích
thước tối thiểu 30cm mỗi chiều.
Chất thải nguy hại phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ theo
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 71 Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
2.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông
thường
- Thiết bị lưu chứa: số lượng 05 thùng chứa, dung tích mỗi thùng 50 lít, có
khả năng lưu chứa khối lượng chất thải 10 kg/thùng. Chất thải được thu gom, tập
kết về khu vực kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường.
- Khu vực lưu chứa: khu vực kho chứa tại tầng 1 nhà A9 diện tích 185 m2 và
tầng 1 nhà A10 diện tích 378m2. Kho chứa được phân khu, có cửa ra vào.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được quản lý, phân loại lưu
giữ, chuyển giao theo quy định tại Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 66 Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
2.3. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
- Thiết bị lưu chứa: 20 thùng chứa, dung tích mỗi thùng 20 lít, đặt tại khu
vực văn phòng, khu vực sản xuất. Cuối mỗi ca làm việc, công nhân vệ sinh thu
gom và tập kết vào 12 thùng chứa lớn loại 240 lít/thùng (thùng có nắp đậy).
- Kho lưu chứa: Tại tầng 1 nhà xưởng A9 diện tích 61m2. Kho chứa được
phân khu, có cửa ra vào.
Chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, phân loại lưu giữ, chuyển giao
theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 58 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
3. Hệ thống tự xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải: Không có
B. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
- Thực hiện phương án phòng chống, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất, tràn
dầu và các sự cố khác theo quy định của pháp luật.
4
- Thực hiện trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường, chuẩn bị ứng phó sự
cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, phục hồi môi trường sau sự cố
môi trường theo quy định tại Điều 122, Điều 124, Điều 125 và Điều 126 Luật Bảo
vệ môi trường.
- Có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP và phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
trong Giấy phép môi trường này. Trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố môi trường
được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kết hoạch ứng phó sự cố khác theo
quy định tại điểm b khoản 6 Điều 124 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có
đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
Phụ lục V
CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Giấy phép môi trường số 102/GPMT-UBND
ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

1. Quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo các yêu
cầu về vệ sinh môi trường và theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
2. Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp
tăng hiệu quả sản xuất. Nước thải được quản lý để giảm khai thác, tăng cường hiệu
quả sử dụng tài nguyên nước, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, an toàn giao
thông, phóng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của Cơ quan chức năng về bảo vệ
môi trường.
5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
công khai thông tin môi trường và kế hoạch ứng phó sự cố môi trường theo quy
định của pháp luật.
6. Lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khi có một trong các thay
đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác
động xấu đến môi trường so với Giấy phép này.
7. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp các văn bản
quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nêu tại Giấy phép môi
trường này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định
tại văn bản mới./.

You might also like