You are on page 1of 9

Chỉ giới đường đỏ và Chỉ giới xây dựng là gì?

Khái niệm chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là gì? Mà quý khách đang chuẩn bị xây dựng nhà,
mua nhà hoặc sửa sang nhà ở thì các nguyên tắc về xây dựng như những quy định về chỉ số giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi.

Chỉ giới đường đỏ là gì?


Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh
giới giữa phần đất để thi công công trình và phần đất được dành cho đường hạ tầng giao thông hoặc các
công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác. Trong đô thị, thường gặp lộ giới là chỉ giới
đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm tất cả lòng đường, lề đường và vỉa

hè. 
Chỉ giới xây dựng là gì ?
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép thi công nhà, công trình trên đất đó.
Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép thi công sát chỉ giới
đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải thi công lùi vào so với chỉ
giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
Thông thường thì chỉ giới xây dựng thu hẹp hơn chỉ giới đường đỏ. Tuy vậy, có lúc phần không gian như
mép ban công, mái hắt,ô văng… được phép nhô ra khỏi chỉ giới đường đỏ, lúc đó chỉ giới thi công phần
trên của nhà mới hơn chỉ giới đường đỏ.
Khoảng lùi xây dựng
Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới thi công dựng.
Bảng 2.4: QCVN 01:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy hoạch xây quy định dao động lùi tối
thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình:

Công trình thi công trên lộ giới < 19m


• Công trình có chiều cao < 19m, không cần chừa khoảng lùi, tức được thi công sát vỉa hè.
• Xây dựng công trình cao 22m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè.
• Xây dựng công trình cao đến 25m: khoảng lùi là 4m.
• Xây dựng công trình có chiều cao > 28m: khoảng lùi là 6m.
Lộ giới tuyến đường từ 19m đến 22m
• Công trình thi công < 22m: không phải chừa khoảng lùi.
• Công trình từ 22m đến 25m phải lùi vào 3m, tính từ vỉa hè.
• Công trình cao > 28m: khoảng lùi là 6m.
Lộ giới tuyến đường > 22m
• Công trình cao đến 28m không phải chừa khoảng lùi.
• Công trình cao > 28m: khoảng lùi là 6m.
Như vậy khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao thi công
công trình.
Tuy nhiên, trước lúc xác định lên phương án thiết kế, CĐT nên làm đơn xin cấp phép và lấy các thông số
từ các cơ quan ban ngành vì quy tắc chỉ giới xây dựng và khoảng lùi còn tùy thuộc vào từng khu vực,
từng tuyến phố.
Vũng Tàu Pearl nằm tại mặt Tiền Đường Thi Sách, Ngay Bãi Sau Thùy Vân, cách 10 Phút Đến Sân Bay
VT, 3 Phút – Chợ Đêm Hải Sản, 3 Bước Chân Tới Bãi Sau, 5 Phút Sân Golf. Căn hộ Vũng Tàu
Pearl đầu Tư Sinh Lời Cao, khai Thác Nguồn Thu 2-3 Triệu/ngày, chủ đầu tư uy tín. Xem ngay thông
tin dự án Vũng Tàu Pearl
Lộ giới là gì ?
Bảng trên chúng ta thấy lộ giới ảnh hưởng rất nhiều đến khoảng lùi của công trình, vậy lộ giới tính như
thế nào?
Lộ giới là giới hạn hành lang an toàn đường bộ, chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường và lộ giới được
tính từ tim đường sang hai bên.
Thường người ta cắm các cọc lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không nên thi công những công
trình kiên cố trong phạm vi của các mốc lộ giới.
Trong đô thị, thường gặp lộ giới là chỉ giới đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm tất cả
lòng đường, lề đường và vỉa hè.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy tắc tại điều 66 – Luật Xây dựng
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng có quy mô lớn, công
trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính
do mình quản lý theo quy tắc của Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng trong đô thị, các
trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy tắc tại
khoản 1 điều này.
– Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có
quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy tắc của ủy ban nhân dân cấp huyện phải
cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

BẬC CHỊU LỬA TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG | SƠN CHỐNG CHÁY CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
Hiện nay vấn đề phòng cháy chữa cháy của các công trình xây dựng đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Vài
năm trở lại đây, "bà  hỏa" liên tục ghé thăm và để lại thiệt hại không hề nhỏ cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã
hội
Việc thiết kế công tác PCCC cho công trình xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, nhưng cái chính vẫn là bậc chịu lửa của
công trình xây dựng đó.
Bậc chịu lửa của công trình xây dựng là gì?
Theo quy định tại Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp
công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Bậc chịu lửa được quy định
như sau:
Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các
kết cấu xây dựng chính.
Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng:
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng, trước tiên chúng ta cần hiểu một vài thuật ngữ sau:
Giới hạn chịu lửa:
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu
chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện
như sau:

  Mất khả năng chịu lực;

  Mất tính toàn vẹn;

  Mất khả năng cách nhiệt.


Tuổi thọ công trình:
Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết
lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận
hành.
Độ bền vững:
Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác
sử dụng.

 
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng các bạn căn cứ vào mô ̣t số bảng sau để hiểu cho dễ nhé.
1. Bảng 2 TCVN 2622-1995 để biết được bâ ̣c chịu lửa của công trình áp dụng cho cô ̣t, sàn, tường ... 
2. Căn cứ phụ lục C TCVN 2622 -1995 tra vâ ̣t liê ̣u tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu (nếu cấu kiến bạn không
chỉ rõ được giới hạn chịu lửa) đối chiếu với bảng 2 TCVN 2622 để tra ra bâ ̣c chịu lửa công trình.
3. Từ bâ ̣c chịu lửa và hạng sản xuất của công trình để tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, nhà xây được tối đa bao
nhiêu tầng ...
=> Tính toán hê ̣ thống PCCC tương ứng.
Chi tiết bạn xem thêm trong Phụ lục F/QC 06 và H/QC 06 - về khoang cháy. 
Các bạn nên kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2010 để xác định đúng nhất về bậc chịu lửa cho công trình xây
dựng của mình.
Trường hợp đối với nhà khung thép mái tôn mà các bạn không đưa ra được giới hạn chịu lửa thì bên PCCC sẽ áp vào nhà
bâ ̣c V, diê ̣n tích khoang cháy là 1200m2 cho xây tối da 1 tầng. Nếu công trình của bạn lớn diê ̣n tích trên bạn cần làm
tăng bâ ̣c chịu lửa của công trình bằng cách thay thế vâ ̣t liê ̣u hoă ̣c sơn chống cháy cô ̣t, kèo... hoă ̣c bọc lại để có thể tăng
khoang cháy.

Hiện nay, việc sử dụng sơn chống cháy cho công trình xây dựng đã trở nên phổ biến tại các nước. Sử dụng sơn chống
cháy sẽ giúp bậc chịu lửa của công trình được tăng lên kéo dài thời gian vận hành sử dụng, giảm chi phí vận hành xây lắp
lâu dài cho nhà đầu tư, kết cấu đảm bảo ổn định, an toàn. Thời gian thi công nhanh, giá thành rẻ, hầu như không chiếm
không gian của công trình xây dựng( màng sơn chống cháy rất nhỏ chỉ dao động từ 0,3mm- trên 1mm), có thể phối màu
theo lựa chọn của CĐT, vừa tạo được điểm nhấn trang trí vừa có tác dụng chống cháy nổ.

Câu 2: Khi thiết kế tổng mặt bằng các XNCN cần dựa trên các cơ sở cần thiết nào ?

Khi tiến hành thiết kế kiến trúc tổng mặt bằng một xí nghiệp công nghiệp cần dựa trên các cơ sở
sau đây: Các tài liệu về công nghệ sản xuất của xí nghiệp , các chỉ dẫn về nhà và công trình, các
yêu cầu về vệ sinh, phòng hoả và bảo vệ môi trường, các tài liệu về thiên nhiên - khí hậu xây
dựng và các nguyên tắc tổ hợp kiến trúc xí nghiệp.
1- Các tài liệu vè công nghệ sản xuất của xí nghiệp.
Công nghệ sản xuất là phương pháp chế tạo ra sản phẩm,là hệ thống các biện pháp có liên quan
với nhau trong việc xử lí,chế biến,gia công vật liệu trong quá trình sản xuất.Công nghệ sản xuất
có ảnh hưởng quyết định đên các chỉ tiêu kinh tế của xí nghiệp.
Các tài liệu về công nghệ sản xuất thường bao gồm:
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất toàn xí nghiệp cũng như từng công trình.
- Sơ đồ và phương tiện vận chuyển trong xí nghiệp.
- Sơ đồ mạng lưới cung cấp kĩ thuật và năng lượng.
- Đặc điểm sản xuất toàn xí nghiệp cũng như từng công trình.
a- Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
Mỗi một nhà máy ,xí nghiệp đều có một quy trình công nghệ hoặc dây chuyền sản xuất riêng
biêt.Sơ đồ dây chuyền công nghệ của mỗi một nhà máy biểu hiện quá trình lien tục từ lúc
đưa nguyên liệu vào nhà máy,qua các quá trình gia công chế biến trong các phân xưởng tạo
ra các sản phẩm để xuất ra ngoài nhà máy
- Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn xí nghiệp biểu hiện mối quan hệ sản xuất qua lạicủa các
phân xưởng,công trình,thiết bị sản xuất của nhà máy trong quy trình chung
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ của phân xưởng: Cho thấy mối quan hệ sản xuất của các
công đoạn sản xuất trong xưởng với nhau và các phân xưởng xung quanh.
Các loại dây chuyền sản xuất thường bao gồm:
+ Trục chính – biểu hiện quá trình sản xuất chủ yếu của xí nghiệp.
+ Các đường trục nhánh – biểu hiện các dây chuyền sản xuất phụ- phục vụ cho dây chuyền
chính.
Trong mỗi một loại sản xuất nhiều khi có nhiều phương pháp sản xuất khác nhau.Mỗi phương
pháp đều có dây chuyền sản xuất riêng biệt ,có ảnh hưởng rõ rệt đễn cấu trúc mặt bằng-hình
khối của các phân xưởng cũng như giải pháp quy hoạch không gian- mặt bằng của xí nghiệp
Ngoài ra ,các dây chuyền công nghệ chung của từng công đoạn sản xuất có thể có những đặc
điểm khác nhau về phương pháp sản xuất :gia công nóng,gia công nguội ,gia công khô,gia công
ướt,phản ứng hoá học..v.v..Do đó,các phân xưởng thường phải đòi hỏi phải có các giải pháp tổ
chức không gian-mặt bằng phù hợp; và những đặc điểm sản xuất đó- cùng với các yếu tố khác -
ảnh hưởng khá lớn đến các giải pháp quy hoạch mặt bằng chung của xí nghiệp công nghiệp.
b- Sơ đồ vận chuyển trong xí nghiệp
Sơ đồ này biểu hiện những yêu cầu về tổ chức vận chuyển và đi lại,các phương tiện sử dụng để
vận chuyển nguyên,nhiên liệu từ bên ngoài vào nhà máy,vận chuyển bán thành phẩm,thành
phẩm từ phân xưởng này sang phân xưởng khác trong phạm vi một nhà máy.Chúng giúp cho
người thiết kế sắp xếp đúng vị trí các công trình sản xuất theo dây chuyền,tổ chức hợp lí mạng
lưới giao thông và chọn được phương án tổng mặt bằng tối ưu cho xí nghiệp.

hinh ve

c- Sơ đồ mạng lưới cung cấp kĩ thuật và năng lượng:


Sơ đồ này chỉ rõ hệ thống các mạng lưới đường ống kĩ thuật và cung cấp năng lượng phục vụ
sản xuất trong nhà máy ;mối quan hệ của chúng trong dây chuyền sản xuất chung của xí nghiệp
và của từng công trình ;mối quan hệ của chúng với hệ thống giao thông nhà máy và giải pháp
bố trí .v.v..Sơ đồ mạng lưới cung cấp kĩ thuật và năng lượng ảnh ưởng khá lớn đến giả pháp
quy hoạch kiến trúc –mặt bằng xí nghiệp công nghiệp.
d- Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp:
Mỗi loại xí nghiệp có những đặc điểm sản xuất đặc trưng,ví dụ :sinh bụi bẩn ,độc hại,cháy
nổ,hoặc yêu cầu vệ sinh cao,chế độ vi khí hậu đặc biệt bên trong xưởng,v.v..Những đặc điểm đó
ảnh hưởng khá lớn đến việc hợp khối phân xưởng,mặt bằng-hình khối toà nhà,vị trí của chúng
trong tổng mặt bằng,giải pháp quy hoạch mặt bằng chung xí nghiệp.
2- Các chỉ dẫn về công trình
a- Nhà :Khái niệm về Nhà công nghiệp: thường bao gồm các công trình xây dựng có mái và
tường che dạng kín hoặc bán lộ thiên một hoặc nhiều tầng như:
- Các nhà sản xuất chính,phụ trợ sản xuất (phục vụ sản xuất ),các toà nhà thuộc hệ thống
cung cấp năng lượng,nhà kho,trạm điều hành,bảo vệ.v.v..
- Các nhà quản lí –hành chính,điều hành sản xuất –kỹ thuật,các toà nhà phục vụ sinh hoạtđời
sống ,phục vụ học tập cho những người làm việc trong xí nghiệp.
b- Công trình :
Công trình trong các xí nghiệp công nghiệp thường bao gồm các công trình xây dựng dạng
kiến trúc kĩ thuật hoặc các thiết bị lộ thiên.v.v..phục vụ cho sản xuất nhà máy như:
- Các công trình kĩ thuật:bunke,xilô,ống khói …
- Các công trình cung cấp năng lượng :trạm phát điện,trạm biến thế ngoài trời,lò hơi…
- Kho sân bãi chứa nguyên vật liệu,hang hoá lộ thiên,…
- Các thiết bị sản xuất lộ thiên:lò cao…
3- Các yêu cầu về vệ sinh phòng hoả ,bảo vệ môi trường:
a- Các yêu cầu về phòng hoả
Để tránh đc những sự có về hoả hoạn xảy ra trong quá trình tiến hành sản xuất ,khi thiết kế
cần phải xác định đúng mức độ có khả năng sinh ra hoả hoạn của xí nghiệp,của từng công
trình,bậc chịu lửa bắt buộc của công trình
Thường những toà nhà có nguy cơ cháy nổ cao phải được bố trí cuối hứơng gió chủ
đạo,đồng thời phải có giải pháp ngăn cháy bằng các khoảng trống ,các dải cây xanh…
Khoảng cách giữa các toà nhà,công trình,hệ thống đường giao thông dung cho phòng hoả
phải hợp lí.Khi thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp cần tuân theo các tiêu chuẩn
,quy phạm về thiết kế và xây dựng các xí nghiệp,nhà,công trình công nghiệp thoe TCVN-
4514-88
Ngoài những quy định chung nói trên ,khoảng cách an toàn phòng hoaar cũng phải được
tang từ 20,50,100,150m .v.v.. tuỳ theo mức độ gây cháy ,nổ,bậc chịu lửa,công năng của từng
ngôi nhà và công trình công nghiệp cụ thể.
b- Các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường
c- Để đảm bảo vệ sinh môi trường cho xí nghiệp tương lai,khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu
quy hoạch mặt bằng chung nhà máy,người thiết kế cần nắm vững các ywu cầu,quy phạm
tiêu chuẩn về vệ sinh và BVMT trong xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Với mục đích ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường trong thực tế sử dụng 2 biện pháp sau:
- Biện pháp kĩ thuật:dung máy móc để loại trừ hoàn toàn hoặc một phần các chất thải độc
hại ONMT.Đây là biện pháp tích cực nhất song đòi hỏi vốn đầu tư lớn;
- Biện pháp quy hoạch kiến trúc và tổ chức k/gian:sử dụng các khoảng cách li,tổ chức phân
khu vệ sinh,lựa chọn hướng nhà,v.v..
4- Các tài liệu về thiên nhiên,khí hậu khu đất xây dựng:Một trong những cơ sở khoa học
quan trọng để thiết kế kiến trúc các nhà máy xí nghiệp công nghiệp là các tìa liệu về đặc
điểm khu đất xây dựng.Các tài liệu đó thường bao gồm:
- Tài liệu về đặc điểm địa hình khu đất: hình dáng khu đất,bản đồ địa hình,quan hệ của khu
đất đó với các khu đất xung quanh.v.v..
- Tài liệu địa chất thuỷ văn: sơ đồ các mặt cắt địa chất,mực nước ngầm…
- Tài liệu về khí hâu: thông số về chế độ mưa, nắng, gió,độ ẩm…

You might also like