You are on page 1of 53

Đề bài: Phân tích cung cầu, giá cả thị trường thế giới & VN đối với dầu mỏ và

sản phẩm dầu mỏ. Å


GV hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Lớp học phần: TNTN1146(123)_02 - Kinh tế tài nguyên khoáng sản
Nhóm sinh viên thực hiện:
Ma Thị Vân Anh - 11200171
Trần Thị An Bình - 11204625
Đỗ Thị Quỳnh Thương - 11207081

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN VỀ DẦU MỎ
1. Dầu mỏ là gì?
Dầu mỏ là một nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ các hài cốt thực vật và
động vật đã qua quá trình biến đổi trong lòng đất qua hàng triệu năm. Dầu mỏ chủ yếu là
hydrocarbon, gồm các hợp chất carbon và hydrogen, và có thể chứa các tạp chất như lưu
huỳnh, nitơ, oxi, và các khoáng chất.
Dầu mỏ được khai thác từ mỏ dầu, là các vùng trong lòng đất chứa các lớp hydrocarbon.
Các mỏ dầu có thể nằm sâu trong lòng đất hoặc dưới đáng nước biển. Để trích xuất dầu
mỏ, người ta thường sử dụng các phương pháp khoan và hút dầu ra mặt đất để sau đó
được xử lý và raffinage để tách dầu thành các sản phẩm dầu khác nhau.
2. Vai trò của dầu mỏ
Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt được coi là “Vàng đen”, đóng vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các
quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn
tài nguyên trời cho này. Dầu mỏ đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh
cuộc sống và kinh tế toàn cầu. Dưới đây là các vai trò quan trọng của dầu mỏ:
Vai trò của dầu mỏ:
• Nhiên liệu: Dầu mỏ là nguồn cung cấp nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành
công nghiệp và phục vụ cho giao thông cá nhân và vận tải hàng hóa. Gần ⅔ nhiên
liệu vận tải được lấy từ dầu mỏ. Dầu mỏ được sử dụng để sản xuất xăng, dầu
diesel, dầu mazut, và khí đốt tự nhiên, cung cấp năng lượng cho xe cơ giới, máy
bay, tàu biển, và nhiều ứng dụng khác.
• Hóa chất và dược phẩm: Dầu mỏ cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất hóa
chất và dược phẩm. Nó được sử dụng để sản xuất nhựa, cao su, dầu hỏa, sơn, chất
tạo màng, và nhiều sản phẩm khác.
• Nhiệt điện: Dầu mỏ cũng được sử dụng để sản xuất nhiệt điện. Nó được đốt để
tạo ra nhiệt độ để nấu nước thành hơi, cung cấp năng lượng cho các nhà máy
điện.
• Thủy sản và nông nghiệp: Dầu mỏ được sử dụng để sản xuất phân bón và hợp
chất hữu cơ khác dùng trong nông nghiệp để tăng cường sản lượng cây trồng.
• Chất làm mềm và dầu nhờn: Dầu mỏ cũng được sử dụng để sản xuất chất làm
mềm và dầu nhờn, có ứng dụng trong ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa.
• Nguyên liệu cho ngành công nghiệp: Dầu mỏ cung cấp nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm ngành sản xuất nhựa, cao su, và các sản
phẩm hóa dầu.
Dầu mỏ và ngành dầu khí nói chung đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công
nghiệp, hiện đại hoá của Việt Nam. Nó không chỉ đóng góp vào thu ngân sách quốc gia
và cân bằng thương mại quốc tế mà còn giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển
ngành dịch vụ và tạo việc làm. Điều quan trọng là dầu mỏ đảm bảo nguồn cung cấp nhiên
liệu cho các ngành kinh tế quốc dân và ngành công nghiệp khác.

B. THỊ TRƯỜNG CUNG - CẦU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ ĐẶT RA ĐỐI


VỚI DẦU MỎ
I. Thị trường dầu mỏ trên thế giới
1. Nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
1.1. Các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới
Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp lọc dầu. Tuy nhiên, ở
quy mô thế giới, tổng nhu cầu tiêu thụ về dầu mỏ luôn biến động cùng nhịp với tổng
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu. Chính vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng đến tổng
cầu về dầu mỏ chính là các yếu tố tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm dầu. Các
yếu tố đó gồm:
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: *Sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tạo ra
nhu cầu gia tăng về năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ. Kinh tế mạnh mẽ thường dẫn đến
tăng cầu về nhiên liệu để cung cấp cho sản xuất, vận tải và công nghiệp.
- Dân số: Là yếu tố cơ bản thứ hai quyết định lượng cầu về các sản phẩm dầu
theo một nước. Tổng lượng tiêu thụ hàng năm có thể lớn nếu có quy mô dân số lớn ví
dụ như trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ.
- Giá dầu cũng là yếu tố gây những ảnh hưởng nhất định đến việc tiêu thụ dầu
mỏ. Trong ngắn hạn, dù giá dầu tăng hay giảm mạnh thì nhu cầu vẫn tương đối ổn
định vì dầu mỏ là mặt hàng thiết yếu và khó thay thế. Nhưng trong dài hạn giá dầu
tăng cao, các quốc gia sẽ hạn chế tiêu dùng bằng chính sách tiết kiệm năng lượng
hoặc chuyển hướng sang sản phẩm thay thế chẳng hạn như xe điện.
- Mức tiêu thụ còn bị ảnh hưởng bởi chính sách năng lượng của các quốc gia.
Chính sách này thường được cụ thể hoá qua chính sách thuế quan đánh vào mặt hàng
dầu mỏ và/hoặc các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ hoặc qua việc thực hiện các dự
án phát triển các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
hay những phát minh ra các thiết bị máy móc tiết kiệm năng lượng …
- Các công nghệ và nguồn năng lượng thay thế: Phát triển và sử dụng các
công nghệ tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng thay thế như điện mặt trời, điện
gió và xe điện có thể giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và ảnh hưởng đến mức tiêu thụ.
- Tình hình chính trị có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ bằng cách làm
gián đoạn sản xuất và vận chuyển, gây tăng giá dầu. Xung đột ở các nguồn cung cấp
dầu và biện pháp trừng phạt cũng có thể làm tăng rủi ro và áp lực lên giá dầu. Sự
không ổn định chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu cũng có thể ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp dầu mỏ toàn cầu. Ví dụ là sự căng thẳng giữa Nga và các quốc gia
phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các thành viên của Liên minh châu Âu. Các biện pháp
trừng phạt và lệnh cấm được áp đặt lên Nga trong các tình huống như cuộc khủng bố
Ukraine và xung đột chính trị khác có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu mỏ và
khí đốt từ Nga, gây biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và làm tăng giá dầu.
- Ngoài ra cũng phải kể tới một yếu tố khách quan tác động đến mức tiêu thụ
dầu mỏ là tình hình thời tiết. Vào mùa đông, mức tiêu thụ dầu ở các nước nói chung
đều tăng để phục vụ nhu cầu sưởi ấm. Những đợt rét kéo dài và bất thường trên thế
giới luôn được xem là "đồng minh" của các nước xuất khẩu dầu vì khi đó nhu cầu lên
cao.
1.2. Nhu cầu dầu mỏ thế giới (https://www.vietnamplus.vn/iea-nhu-cau-nhien-
lieu-hoa-thach-dat-dinh-trong-thap-ky-nay/905979.vnp)
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu về vận tải, sản xuất,
xây dựng… tăng lên khiến cho nhu cầu dầu mỏ thế giới cũng tăng theo. Dựa vào số
liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và Cơ quan năng lượng quốc tế
IEA, có bảng tiêu thụ dầu mỏ thế giới từ 2013-2022 như sau:
Bảng 1. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ bình quân trên thế giới theo OPEC
Bảng 2. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ bình quân trên thế giới theo IEA

Theo thống kê của OPEC và IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng 2013-2019,
đến năm 2020 có sự sụt giảm lớn. Nguyên nhân là do đại dịch COVID đã khiến các
biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại được thông qua nên nhu cầu vận tải suy giảm;
ngoài ra, COVID còn khiến cho sự suy giảm kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu dầu mỏ
trong các công nghiệp hóa dầu, sản xuất bị sụt giảm; sự phát triển của các ngành năng
lượng thay thế chẳng hạn như năng lượng tái tạo cũng góp phần cho sự sụt giảm nhu
cầu dầu mỏ thế giới.
Nhìn chung, đến năm 2021, khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa, nhu cầu dầu
mỏ đã bắt đầu phục hồi trở lại với nhu cầu tiêu thụ vượt xa năm 2020. Tuy nhiên, dầu
mỏ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn so với trước dịch. Theo OPEC và IEA, nhu cầu dầu
mỏ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
Bảng 3. Sự tăng trưởng của nhu cầu dầu mỏ ở khu vực chính, 2021-2022

Theo Báo cáo về thị trường dầu mỏ 2022 của OPEC, thấy sự tăng trưởng của
Quý 2/2021 tăng so với Quý 1/2021, nguyên nhân là do nền kinh tế bắt đầu hồi phục
sau đại dịch COVID-19, nhu cầu dầu mỏ tăng.
So sánh từng quý của năm 2021 và năm 2022, nhu cầu dầu mỏ thế giới có xu
hướng giảm dần. Có 2 nguyên nhân chính:

 Suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình địa chính trị: Kinh tế toàn cầu suy giảm theo chu
kì kinh tế, lạm phát cao, lãi suất tăng cùng với xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá
dầu thô tăng mạnh, biện pháp trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến khả năng
xuất khẩu dầu của Nga gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
 Các biện pháp hạn chế COVID-19 ở Trung Quốc: Tình hình COVID-19 tại Trung
Quốc vào quý 3 và quý 4 của năm 2022 vẫn rất căng thẳng với số ca kỉ lục hơn
100.000 ca/ngày. Để kiểm soát dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện
pháp hạn chế nghiêm ngặt, bao gồm phong tỏa, cách ly và xét nghiệm hàng loạt. Các
biện pháp này đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người
dân. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới. Các
biện pháp hạn chế COVID-19 này ở Trung Quốc đã dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu
thụ dầu mỏ trong nước.
Bảng 4. Nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2023

Theo Báo cáo thị trường dầu mỏ vào tháng 10/2023 của OPEC, trong năm
2023, tăng trưởng bình quân nhu cầu dầu thế giới dự kiến vẫn ở mức hơn 2,4 triệu
thùng/ngày, không thay đổi so với đánh giá tháng 9/2023, nhu cầu dầu mỏ trung bình
thế giới dự kiến là 102,06 triệu thùng/ngày.

 Tại khu vực OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), nhu cầu dầu vào năm
2023 dự kiến tăng trung bình khoảng 0,09 triệu thùng/ngày lên 45,8 triệu thùng/ngày.
Theo OPEC, OECD Châu Mỹ là một khu vực được dự đoán có sự gia tăng nhu cầu
dầu lớn nhất mà đứng đầu là nước Mỹ, do nhờ vào sự tăng trưởng của giao thông vận
tải, cũng như do nền kinh tế Mỹ có sự khởi sắc nhẹ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ
tăng.

 Ở khu vực ngoài OECD, tổng nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 2,35
triệu thùng/ngày lên mức trung bình 56,25 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Nguyên
nhân là do nhu cầu về nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và vận tải đều tăng, mà
điển hình là Trung Quốc - thị trường đông dân thứ 2 của thế giới, sự phục hồi của
Trung Quốc khiến nhu cầu về dầu tăng mạnh.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nhu cầu dầu toàn cầu
tiếp tục tăng trong khoảng hơn 20 năm tới, chủ yếu do nhu cầu ngày càng cao của các
nước mới nổi và đang phát triển, trong đó Ấn Độ được xem là có nhu cầu lớn nhất.
Trong Báo cáo thường niên mà OPEC công bố ngày 9/10, nhu cầu tiêu thụ dầu
toàn cầu sẽ đạt 116 triệu thùng/ngày vào năm 2045, tăng 16,5% so với nhu cầu tiêu
thụ ở mức 99,8 triệu thùng/ngày năm 2022. Để đáp ứng nhu cầu này, OPEC cho rằng
sẽ cần đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất nhiên liệu hóa thạch, theo đó cần đầu tư
khoảng 14.000 tỷ USD vào năm 2045, tương đương khoảng 610 tỷ USD mỗi năm.
2. Nguồn cung dầu mỏ trên thị trường thế giới
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ
Nguồn cung dầu mỏ có những nét đặc biệt riêng nên nó thường xuyên bị biến
động. Nguồn cung chịu tác động của các nhân tố sau:
- Nhân tố chính trị: Từ trước đến nay chính trị luôn luôn là nhân tố có tác động
cơ bản nhất và sâu sắc nhất tới mức cung dầu mỏ. Đó có thể là chính sách tăng giảm
mức sản xuất của OPEC, chính sách định giá của OPEC, chính sách hạn chế năng
lượng của các nước nhập khẩu thông qua chính sách thuế quan hay các chính sách
cấm vận, tình trạng chiến tranh… Ngoài ra còn có các các biện pháp trừng phạt có thể
ảnh hưởng đến nguồn cung của dầu mỏ, khiến các nhà sản xuất dầu mỏ ở các nước bị
trừng phạt giảm sản lượng dầu mỏ. Chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt của
phương Tây đối với Nga gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ mức 11 triệu
thùng/ngày trong tháng 2 năm 2022 xuống còn khoảng 8 triệu thùng/ngày trong tháng
5 năm 2023.
- Giá dầu: Đây là là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu
mỏ. Giá dầu cao sẽ khuyến khích các nhà sản xuất khai thác nhiều dầu hơn. Giá dầu
giảm thì chỉ không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào thăm dò khai thác mới
chứ không làm giảm cung mạnh. Vậy nên, giá dầu trên thị trường không tác động
nhiều đến cung ngắn hạn.
- Thay đổi trong công nghệ: Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu suất sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác các nguồn
dầu mỏ khó tiếp cận. Thay đổi trong công nghệ có thể cải thiện khả năng sản xuất và
tăng nguồn cung.
- Sự biến đổi trong nguồn cung thay thế: Năng lượng tái tạo và các nguồn năng
lượng sạch có thể thay thế dầu mỏ trong một số ứng dụng. Sự phát triển và triển khai
rộng rãi của các nguồn năng lượng thay thế có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu
mỏ.
- Trữ lượng dầu mỏ: Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn cung
dầu mỏ. Trữ lượng dầu mỏ càng lớn thì nguồn cung dầu mỏ càng dồi dào. Các nước
sản xuất dầu mỏ lớn như Saudi Arabia, Nga, Mỹ và Trung Quốc có tác động lớn đến
nguồn cung dầu mỏ thế giới. Sự thay đổi trong sản lượng và xuất khẩu của các nước
này có thể tạo ra biến động trong thị trường dầu mỏ.
- Điều kiện địa chất, địa hình: Điều kiện địa chất và địa hình ảnh hưởng đến chi
phí và hiệu quả khai thác dầu mỏ. Điều kiện địa chất và địa hình phức tạp có thể khiến
chi phí khai thác tăng cao.
- Tình hình thiên tai và thời tiết: Sự thay đổi trong thời tiết, bão, lũ lụt, hoặc
các sự kiện thiên tai có thể gây trở ngại cho hoạt động sản xuất và vận chuyển dầu
mỏ. Một cơn bão lớn hoặc động đất sóng thần có thể phá hủy các nhà máy lọc dầu
khiến giảm nguồn cung.
2.2. Tình hình cung cấp dầu của một số nước và tổ chức chính trên thị trường thế
giới
Trữ lượng dầu
Trữ lượng dầu thế giới được phân bố không đồng đều, với khoảng 48-50% trữ
lượng nằm ở Trung Đông. Dầu mỏ thì thường được tìm thấy ở nơi có nhiều trầm tích
đá vôi, sa thạch. Các khu vực này thường là các vùng biển cổ đại, nơi sinh sống của
nhiều sinh vật biển. Do đó, Trung Đông có trữ lượng dầu lớn là điều dễ hiểu. Các
quốc gia ở Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Saudi Arabia, Iraq, Iran, Kuwait
và UAE.
Dựa trên số liệu của https://wisevoter.com/ vào năm 2022, ta có bảng trữ lượng
dầu của 10 quốc gia có trữ lượng lớn nhất thế giới dưới đây:
Bảng 5. Trữ lượng dầu của 10 quốc gia có trữ lượng lớn nhất thế giới năm 2022
(Nguồn: https://wisevoter.com/)

Trữ lượng dầu trên bao gồm khí tự nhiên ngưng tụ, khí tự nhiên hóa lỏng và
dầu thô. Quan sát bảng thấy Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất, tiếp đến là Saudi
Arabia. Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô với sản lượng lớn nhất thế giới khoảng 17,92
triệu thùng/ngày, tiếp theo sau đó là Saudi Arabia và Nga với sản lượng lần lượt là
10,82 và 10,75 triệu thùng/ngày.
Mặc dù Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới tuy nhiên sản lượng khai
thác sản xuất dầu thô rất thấp bình quân chỉ 605 000 thùng/ngày, kém xa Mỹ. Nguyên
nhân chính là do công nghệ khai thác của Venezuela lạc hậu cũng như cuộc khủng
hoảng chính trị tại quốc gia này làm gián đoạn hoạt động khai thác dầu mỏ.
Trữ lượng dầu mỏ thế giới đang giảm dần theo thời gian, do việc khai thác dầu
mỏ đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn tốc độ bổ sung trữ lượng mới. Theo dự báo của
EIA, trữ lượng dầu mỏ thế giới sẽ giảm xuống từ khoảng 1780 tỷ thùng còn 700 tỷ
thùng vào năm 2040. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), với mức
tiêu thụ dầu mỏ hiện tại thì trữ lượng dầu mỏ còn đủ dùng cho khoảng 50 năm nữa.
Tuy nhiên, nếu mức tiêu thụ dầu mỏ tiếp tục tăng, thì trữ lượng dầu mỏ có thể cạn kiệt
sớm hơn.
Cung dầu mỏ thế giới
Dưới đây là bảng biểu thị lượng dầu mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ
(OPEC) sản xuất so với các tổ chức và khu vực khác dựa trên Báo cáo Triển vọng
Năng lượng Thế giới 2023 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Bảng 6. Sản lượng dầu OPEC sản xuất so với các tổ chức và khu vực khác năm 2022
(theo IEA)
Khu vực / Tổ chức Sản lượng dầu năm 2022 % Tổng số
(thùng mỗi ngày)

OPEC 30,7 triệu 32,7%

Bắc Mỹ 25,3 triệu 26,9%

Cộng đồng các quốc gia 14,0 triệu 14,9%


độc lập (CIS)

Phần còn lại của thế giới 24,1 triệu 25,5%

Tổng cộng 94,1 triệu 100%

Nhìn chung, các nước OPEC là nhà sản xuất dầu lớn nhất khi chiếm gần ⅓ tổng sản
lượng của thế giới, riêng Ả Rập Xê-út chiếm 2/3 sản lượng của OPEC.
Theo sau các nước OPEC, Mỹ, Canada và Mexico chiếm hơn 1/4 sản lượng dầu toàn cầu
vào năm 2022. Hơn 70% sản lượng dầu ở Bắc Mỹ đến từ Mỹ, nhà sản xuất dầu lớn nhất
thế giới.
Tương tự, trong CIS – một tổ chức của các nước hậu Liên Xô – cho đến nay, Nga là nhà
sản xuất lớn nhất, chiếm hơn 80% tổng sản lượng của các nước CIS.
Sử dụng dữ liệu từ Đánh giá thống kê về Năng lượng Thế giới của EIA, đồ họa thông tin
bên dưới cung cấp chi tiết sản lượng dầu của một số quốc gia sau đây:
Hình 1. Đồ họa thông tin về sản lượng dầu mỏ của một số nước trên thế giới năm 2022
(Nguồn: Cơ quan Năng lượng thế giới EIA)
Mỹ tuy là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu ròng dầu
thô trong khi xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Ả Rập Xê-út và Nga mỗi nước sản xuất hơn 11 triệu thùng/ngày vào năm 2022 và là 2
nhà xuất khẩu dầu lớn nhất trên toàn cầu. Ở cả 2 quốc gia, các công ty dầu khí quốc
doanh (tương ứng là Saudi Aramco và Gazprom) là những công ty sản xuất dầu khí có
giá trị nhất.
Từ châu Âu (trừ Nga), chỉ có Na Uy lọt vào danh sách 15 nhà sản xuất dầu hàng đầu
theo IEA, chiếm 2,03% sản lượng toàn cầu. Sự thiếu hụt sản lượng trong khu vực giải
thích một phần lý do Liên minh châu Âu phụ thuộc vào dầu khí của Nga, làm trầm
trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực.
Dựa trên báo cáo thị trường về dầu tháng vào 10/2023 của OPEC, nguồn cung dầu
toàn cầu trong tháng 9 hầu như không thay đổi ở mức trung bình 100,6 triệu
thùng/ngày, giảm 0,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Quan sát bảng sau:
Bảng 7. Nguồn cung dầu toàn cầu trong năm 2023

Sản lượng dầu ngoài OPEC vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng 1,68 triệu thùng/ngày so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 67,49 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, sản lượng dầu thô của các quốc gia thuộc OPEC được thể hiện qua bảng
dưới đây:
Bảng 8. Sản lượng dầu thô của các quốc gia thuộc OPEC

Tương tự như dữ liệu từ IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) và EIA (Cơ quan Năng
lượng Thế giới), số liệu từ OPEC cho thấy quốc gia Ả-rập-Xê-út có sản lượng dầu thô
lớn nhất khu vực, khẳng định vị thế đến từ quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu
vực.
3. Cân bằng cung - cầu, dự báo cung - cầu
3.1. Cân bằng cung - cầu
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng, IEA cho biết nguồn cung dầu mỏ
từ OPEC+ dự kiến sẽ giảm do ảnh hưởng của các lệnh áp đặt trừng phạt đối với Nga.
Theo đó, nguồn cung dầu mỏ thế giới có thể sẽ vượt quá nhu cầu vào đầu 2023 nhưng
cán cân nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi. Trong khi Nga -
nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ ba thế giới bị cấm vận. Trong tháng 1/2023, xuất khẩu
dầu mỏ của Nga chỉ giảm 160 000 thùng/ngày so với mức trước khi xảy ra xung đột
giữa Nga-Ukraine. Tuy nhiên đến 2023, mức giảm lên đến 1 triệu thùng/ngày sau khi
các lệnh cấm sản phẩm dầu mỏ của Nga từ Liên minh Châu Âu có hiệu lực.
Trong khi đó, do là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất, và nhập khẩu khí tự
nhiên hóa lỏng lớn thứ hai thế giới nên việc Trung Quốc mở cửa vào tháng 1/2023
vừa qua khiến nhu cầu tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19. Bất
chấp nhu cầu tăng cao 2,4 triệu thùng/ngày vào 2023, tổ chức OPEC vẫn quyết định
cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến cuối năm 2023 để hỗ
trợ giá dầu.
3.2. Dự đoán cung - cầu
Theo OPEC
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ OPEC dự báo nhu
cầu dầu mỏ tăng dự kiến 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2, thấp hơn mức tăng 2,44
triệu thùng/ngày trong năm nay nhưng vẫn ở mức cao. OPEC cho biết tăng trưởng
nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vẫn cao do nền kinh tế thế giới tăng trưởng vững từ đầu năm
đến nay và dự kiến nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng ở Trung Quốc.
Bảng 9. Cầu dầu mỏ dự kiến vào năm 2024

Dựa vào bảng sản lượng dầu dự kiến của OPEC bảng 10, thấy cung tăng 1,38
triệu/thùng lên sản lượng 68,88 triệu/thùng trong năm 2024. Trong đó các nước thuộc
OECD tăng 0,92 triệu/thùng lên sản lượng 33,34 triệu/thùng; còn các nước không
thuộc OECD tăng 0,41 triệu thùng lên sản lượng 33,02 triệu thùng/ngày.
Bảng 10. Cung dầu dự kiến năm 2024

Theo IEA
Trái ngược với OPEC, trong báo cáo mới nhất, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu
mỏ năm 2024 do tình hình kinh tế thế giới khó khăn hơn và hiệu suất năng lượng cải
thiện sẽ khiến mức tiêu thụ giảm. Theo đó, IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm sau từ
mức 1 triệu thùng/ngày xuống còn 880 nghìn thùng/ngày. Tuy nhiên, cơ quan này lại
nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ năm nay lên 2,3 triệu thùng/ngày, cao hơn so với mức
2,2 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó nhờ nhu cầu tăng tại các nước Ấn Độ,
Trung Quốc và Brazil. IEA cũng nhận định nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do tác
động của cuộc xung đột giữa Israel - Hamas là hạn chế xong bày tỏ sẵn sàng can thiệp
thị trường nếu cần thiết.
4. Phân tích giá
Ngày 24/2/2022, cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra và kéo dài đến nay, tốc
độ tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 kéo dài sang năm 2023, lạm phát
tăng cao, sản xuất đình trệ, thâm hụt thương mại tăng. Ngay khi cuộc xung đột Nga -
Ukraine xảy ra, thế giới chứng kiến số lượng lớn các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga,
đặc biệt về năng lượng trong đó có dầu mỏ. Mỹ, EU và nhiều nước khác không muốn
nhập khẩu dầu mỏ của Nga, đồng thời áp đặt giới hạn giá bán dầu của Nga trên thị
trường thế giới, loại trừ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu…, trong khi Nga là
một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn nhất trên thế giới và
có thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn cầu.
Bảng dưới đây cho thấy giá dầu bình quân WTI và Brent đều biến động mạnh
qua các tháng (Dựa theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC).
Tháng 1/2022, giá dầu bình quân WTI là 82.98 USD/thùng và Brent là 85.57
USD/thùng nhưng đến tháng 3 tăng vọt lên 108.26 USD/thùng và 112.46 USD thùng
bởi Mỹ, EU ban hành các lệnh trừng phạt vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ
của Nga làm giá dầu bình quân tháng 6 tiếp tục tăng lên 114.34 USD/thùng và 117.5
USD/thùng, nguồn cung dầu từ Nga đến thị trường thế giới bị gián đoạn.

Hình 2. Diễn biến giá dầu WTI và Brent năm 2022 (Theo số liệu của OPEC)
Bảng 11. Giá dầu bình quân WTI và Brent năm 2022 (Theo số liệu của OPEC)
Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, giá dầu thế giới giảm dần mặc dù dầu của Nga
cung cấp ra thị trường thế giới bị hạn chế bởi cách lệnh cấm vận. Giá dầu giảm cuối
năm 2022 và kéo dài sang năm 2023 một phần do Mỹ, EU và các quốc gia tham gia
cấm vận dầu mỏ của Nga tìm được các nguồn cung thay thế từ Mỹ, Trung Đông, châu
Phi, làm giảm phần nào gián đoạn nguồn cung dầu mỏ thế giới.

Hình 3. Diễn biến giá dầu thô WTI và Brent năm 2023
Nguyên nhân chính cho sự giảm giá dầu đó là:
Thứ nhất, hầu hết các quốc gia có thị trường sản xuất và tiêu dùng lớn như Mỹ,
Anh, EU, Nhật Bản… đang rơi vào tình trạng suy giảm nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát
cao, sức mua giảm, thương mại quốc tế giảm, đồng thời thực hiện các biện pháp chặt
chẽ để phòng chống dịch Covid-19 như ở Trung Quốc dẫn tới sản xuất và tiêu dùng
đều giảm mạnh. Do vậy đã tác động tới giá dầu giảm.
Tính đến tháng 11/2022, Mỹ có tỷ lệ lạm phát khá cao là 7,1%, trong đó mặt
hàng năng lượng tăng nhiều nhất là 13,1%, thực phẩm tăng 10,6%, các hàng hóa khác
tăng 6% (9).
Tương tự, tỷ lệ lạm phát của EU cũng tăng đều đặn qua các tháng. Tháng 10 và
tháng 11, tỷ lệ lạm phát tăng lên 2 con số là 10,6% và 10%, trong đó chi phí năng
lượng có tỷ lệ tăng cao nhất trên 34,9%, rồi đến nhóm hàng thực phẩm, rượu, thuốc lá
có tỷ lệ tăng 13,6%. EU là một trong những thị trường có mức tiêu thụ năng lượng lớn
nhất trên thế giới, là một trong những thị trường tiêu thụ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất
của Nga nhưng thực hiện các lệnh cấm vận và từ chối mua dầu Nga khiến nền kinh tế
trong khối này bị ảnh hưởng mạnh, nguồn cung dầu mỏ và khí đốt giá rẻ và hàng hóa
khác từ Nga đã bị đứt gãy phải chuyển sang mua của Mỹ, Trung Đông, châu Phi với
chi phí cao hơn nhiều, dẫn tới chi phí dành cho năng lượng tăng mạnh, ảnh hưởng tới
mọi chi phí khác tăng theo và làm lạm phát tăng cao (10).
Theo số liệu Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), tháng 11/2022, tỷ lệ
lạm phát tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng
10/1981 mặc dù đã giảm xuống so với tháng 10/2022 (11).
Thứ hai, để giảm lạm phát, hầu hết các ngân hàng quốc gia của các nước phải
tăng lãi suất, giảm cung tiền trên thị trường, bán ngoại tệ để giữ giá trị đồng nội tệ.
Đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để nâng giá đồng USD
khiến các đồng tiền khác mất giá buộc các ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế
giới phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ, giảm lạm phát; việc đồng USD tăng giá
làm cho chi phí mua dầu và hàng hóa khác của các quốc gia này trở nên đắt hơn buộc
các doanh nghiệp phải giảm chi phí và quy mô sản xuất, người tiêu dùng giảm mua
sắm, tiết kiệm tăng lên. Điều này dẫn tới nhu cầu về dầu mỏ giảm và làm giảm giá
dầu.
Quan sát Hình 3, thấy xu hướng tăng của giá dầu thế giới bắt đầu từ khoảng
đầu tháng 7/2023. Nguyên nhân:
Sau khi OPEC+ và Nga cắt giảm 1,4 triệu thùng/ngày (6/2023); các nước xuất
khẩu dầu lớn nhất thế giới là Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu
thùng/ngày và Nga cắt giảm thêm 300 nghìn thùng/ngày (7/2023).
Bên cạnh đó, Saudi Arabia vẫn tiếp tục thực hiện mức hạn ngạch hạn chế sản
lượng theo tuyên bố chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và đồng
minh (OPEC+) nhằm mục đích thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu. Việc Saudi Arabia
tuyên bố duy trì kế hoạch đến hết năm 2023, ngay trong mùa tiêu thụ cao điểm tại
nhiều quốc gia đã tạo ra lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Đây là nguyên nhân chính đã
đẩy giá dầu liên tục tăng cao trong giai đoạn qua.
Nguyên nhân thứ hai là do nhu cầu nhập khẩu dầu của các quốc gia tiêu thụ
lớn, điển hình là Trung Quốc vẫn ở mức cao, đã đẩy giá dầu tăng mạnh. Trong 8
tháng đầu năm 2023, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng 14,7% so với cùng kỳ năm
ngoái, đạt 378,5 triệu tấn.
Nguyên nhân cuối cùng đến từ bối cảnh kinh tế vĩ mô. Kinh tế khởi sắc hơn
cũng tạo động lực cho giá dầu tiếp đà tăng mạnh. Nhiều nhà phân tích đặt niềm tin
vào kịch bản “hạ cánh mềm” của Mỹ, nền kinh tế tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Trong
cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), các quan chức dự báo tăng
trưởng GDP của Mỹ sẽ đạt 2,1% trong năm nay, cao hơn so với dự báo 1% vào tháng
6.
Tháng 9/2023, giá dầu giao dịch NYMEX WTI tăng 8,11USD hay 10,0% lên
mức trung bình 89,43USD/thùng. Giá dầu giao dịch ICE Brent tăng 7,48 USD tương
đương thay đổi 8,8% lên mức trung bình 92,59USD/thùng. Tương tự với DME Oman.
Bảng 12. Giá dầu thô tháng 8 và tháng 9 năm 2023

Ngoài ra, có bảng giá tham chiếu OPEC và giá của các loại dầu thô khác:
Bảng 13. Chỉ số giá dầu thô OPEC và giá các loại dầu thô khác

Chỉ số giá dầu thô OPEC là một chỉ số trung bình có trọng số của giá dầu thô chua
do 13 quốc gia thành viên OPEC sản xuất: Algeria, Angola, Congo, Guinea Xích Đạo,
Gabon, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất và Venezuela. ORB được sử dụng làm chuẩn để định giá dầu thô bán bởi các
thành viên OPEC. Trọng số của các loại dầu thô trong ORB được điều chỉnh hàng tháng
dựa trên mức sản lượng của chúng. ORB được tính bằng cách lấy trung bình của giá giao
ngay của 13 loại dầu thô, với giá của mỗi loại dầu thô được trọng số theo mức sản lượng
của nó.

ORB là một chỉ số quan trọng đối với giá dầu thô vì nó được sử dụng để định giá
dầu thô bán bởi các thành viên OPEC. Các thành viên OPEC chiếm khoảng 40% sản
lượng dầu thô của thế giới, vì vậy ORB có tác động đáng kể đến giá dầu toàn cầu.
Nhìn chung, giá các loại dầu ở tháng 9 đều tăng so với tháng 8.
Dự báo giá dầu cuối 2023
Ngân hàng Bank of America dự báo giá dầu Brent trong quý cuối năm 2023 có
thể tăng lên mức 96 USD/thùng và đạt trung bình 85 USD trong cả năm 2023, chủ
yếu do Arab Saudi và Nga cắt giảm mạnh nguồn cung, vấn đề Nga - Ukraine vẫn tiếp
diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga.
Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), giá dầu Brent trung
bình trong quý 4/2023 có thể ở mức 93 USD/thùng. Bước sang năm 2024, giá dầu có
thể bắt đầu hạ nhiệt khi tồn kho tăng lên và trung bình có thể ở mức 88 USD/thùng
trong năm 2024.
5. Các vấn đề trong thị trường dầu mỏ
Tình hình chính trị bất ổn
Ngoài căng thẳng giữa Nga-Ukraine ra, cuộc xung đột giữa Israel và nhóm vũ
trang Hồi giáo người Palestine Hamas đang làm sâu sắc thêm tình hình bất ổn chính
trị trên khắp Trung Đông đồng thời làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Sau khi chiến sự đầu tiên nổ ra, giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu
tuần, tuy nhiên về lâu dài nguồn cung dầu chưa bị ảnh hưởng nhiều từ chiến sự ở
Israel. Trong phiên giao dịch ngày 9/10, giá dầu Brent tăng 3,1 USD, tương đương
3,67%, lên mức 87,88USD/thùng. Dầu WTI giao dịch ở mức 86,05% tăng 3,26USD,
hay 3,94%.
Các nhà phân tích từ ngân hàng ANZ cho biết rủi ro chính trị ngày càng tăng ở
Trung Đông sẽ khiến giá dầu có nhiều biến động hơn trước. Nhà phân tích năng lượng
Saul Kavonic cho rằng xung đột Israel - Hamas đang có nguy cơ lan sang các quốc
gia sản xuất dầu lớn gần đó như Iran và Saudi Arabia.
Ả rập Xê út cho biết họ sẵn sàng tăng sản lượng dầu vào năm tới, như một
phần của thỏa thuận do Israel đề xuất. Tuy nhiên việc bình thường hóa quan hệ giữa
Israel và Ả rập Xê út có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Ả rập Xê út và Iran. Iran đã
công khai ủng hộ các cuộc tấn công của Hamas vào Israel. Các nhà phân tích lo ngại
nguồn cung dầu có thể bị bóp nghẹt nếu Iran bị kéo vào cuộc xung đột. Nếu xung đột
bao trùm Iran, sẽ có tới 3% nguồn cung dầu toàn cầu gặp rủi ro. Và nếu một cuộc
xung đột xảy ra và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển qua eo biển Hormuz, khoảng
20% nguồn cung dầu toàn cầu bị ảnh hưởng.
Eo biển Hormuz có một vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển dầu mỏ
và hàng hóa trên toàn thế giới. Eo biển Hormuz nằm ở phía đông bắc của Oman và
phía tây nam của Iran, và nó nối biển Ả Rập với vịnh Oman, tạo thành một con đường
chuyên chở hàng hóa và dầu mỏ từ vùng vịnh Persia (vùng vịnh) ra biển Ả Rập và
biển Ấn Độ.
Sự cắt giảm sản lượng kéo dài của Nga và Saudi Arabia
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết nguồn cung dầu thô sẽ cạn kiệt nghiêm
trọng vào năm 2024. IEA cảnh báo, thị trường dầu mỏ có thể phải đối mặt với tình
trạng thiếu nguồn cung mạnh nhất trong hơn một thập kỷ vào cuối năm nay và năm
sau do việc cắt giảm sản lượng kéo dài của các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới là
Saudi Arabia và Nga.
IEA cho biết, “sự thiếu hụt nguồn cung đáng kể” có thể gây ra biến động giá
dầu trên thị trường trong bối cảnh tồn kho toàn cầu không đủ. IEA dự đoán, thị trường
dầu mỏ sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm hụt 1,2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối
năm nay sau khi Mátxcơva và Riyadh công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng từ nay
đến hết năm 2023.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, mức thiếu
hụt có thể lên tới 3,3 triệu thùng/ngày trong quý 4/2023 nếu các nhà lãnh đạo của
nhóm OPEC+ duy trì việc cắt giảm sản lượng.
Nga tuyên bố sẽ gia hạn mức cắt giảm xuất khẩu dầu tự nguyện thêm 300.000
thùng/ngày đến cuối năm nay để cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu. Saudi Arabia
hành động tương tự và cũng gia hạn mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu
thùng/ngày (7/2023).
IEA cảnh báo rằng dầu thô sẽ cạn kiệt nghiêm trọng vào năm 2024 ngay cả
khi Nga và Saudi Arabia dỡ bỏ hạn chế, khiến giá dầu gặp “những cú sốc”.
C. THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ VIỆT NAM
I. Phân tích cung - cầu dầu mỏ của Việt Nam
1. Phân tích cung - cầu dầu mỏ của Việt Nam
1.1. Nhu cầu dầu mỏ của Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ của VN
Yếu tố nội tại bao gồm:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ
cũng tăng lên. Điều này là do nhu cầu vận tải, sản xuất và tiêu dùng tăng lên.
 Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào nông nghiệp,
công nghiệp khai khoáng và sản xuất. Các ngành này tiêu thụ nhiều dầu mỏ, do đó
nhu cầu dầu mỏ của Việt Nam cũng cao.
 Thay đổi chính sách năng lượng: Chính sách năng lượng của Việt Nam hướng tới
giảm phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhu cầu dầu
mỏ vẫn sẽ cao do nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu.
Yếu tố ngoại sinh bao gồm:
 Giá dầu mỏ thế giới: Giá dầu mỏ thế giới là yếu tố quan trọng nhất tác động đến
nhu cầu dầu mỏ của Việt Nam. Khi giá dầu mỏ thế giới tăng cao, nhu cầu dầu mỏ
của Việt Nam sẽ giảm xuống.
 Sự phát triển của các nguồn năng lượng thay thế: Sự phát triển của các nguồn năng
lượng thay thế như năng lượng tái tạo, năng lượng điện,... có thể thay thế một phần
nhu cầu dầu mỏ.
 Các yếu tố địa chính trị: Các yếu tố địa chính trị như xung đột, khủng hoảng,... có
thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ, dẫn đến tăng nhu cầu dầu mỏ của Việt
Nam.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ của VN


Bảng 14. Nhu cầu dầu và khí theo cân đối năng lượng sơ cấp

(Nguồn: Ban Kinh tế Trung ương. (2020). Định hướng chiến lược phát triển năng lượng
quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Theo Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2035, tầm nhìn đến năm 2045, nhu cầu dầu mỏ theo kịch bản đề xuất là khoảng 30 triệu
TOE vào năm 2025 và tăng dần đến hơn 54 triệu TOE vào năm 2050 với tỷ phần của dầu
là 21% trong cân đối năng lượng sơ cấp.
1.2. Nguồn cung dầu mỏ của Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ của VN
Các yếu tố nội tại: bao gồm các yếu tố liên quan đến nguồn dầu mỏ và khả năng khai thác
của Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm:

 Tiềm năng dầu mỏ: Về trữ lượng, nước ta có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng
4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh
trên thế giới, nhưng sản lượng khai thác hiện chỉ đứng thứ 34. Trong đó, 60% dầu
và khí phân bố hầu hết ở khu vực ngoài khơi, vùng nước sâu, xa bờ. 40% tiềm
năng dầu khí còn lại thuộc khu vực truyền thống, nước nông, quy mô nhỏ, cấu trúc
địa chất phức tạp, một số khu vực có áp suất/nhiệt độ cao; bồn chứa dạng địa
tầng.
 Khả năng khai thác: Hiện nay, hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ở Việt Nam chủ
yếu do các công ty dầu nước ngoài thực hiện (tỷ lệ 70/30). Việt Nam có ngành
công nghiệp dầu khí phát triển, với nhiều công ty dầu khí lớn trong nước và quốc
tế đang hoạt động. Tuy nhiên, khả năng khai thác dầu mỏ của Việt Nam vẫn còn
hạn chế, do thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến.

Các yếu tố ngoại sinh: bao gồm các yếu tố liên quan đến thị trường dầu mỏ thế giới và
nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm:

 Giá dầu mỏ: Giá dầu mỏ thế giới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn
cung dầu mỏ của Việt Nam. Khi giá dầu mỏ tăng cao, các công ty dầu khí sẽ có
động lực để tăng sản lượng. Ngược lại, khi giá dầu mỏ giảm thấp, các công ty dầu
khí có thể sẽ cắt giảm sản lượng.
 Nhu cầu dầu mỏ: Nhu cầu dầu mỏ thế giới cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến nguồn cung dầu mỏ của Việt Nam. Khi nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng
cao, Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu dầu mỏ nhiều hơn. Ngược lại, khi nhu cầu
dầu mỏ thế giới giảm, Việt Nam sẽ phải giảm sản lượng để đáp ứng nhu cầu trong
nước.
 Chính sách của Chính phủ: Chính sách của Chính phủ về phát triển ngành công
nghiệp dầu khí cũng có tác động đến nguồn cung dầu mỏ của Việt Nam. Chính
phủ có thể thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ công nghệ,... để
thúc đẩy tăng trưởng sản lượng dầu mỏ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng sản lượng khai thác dầu khí trong 5 năm (2016-
2020) đạt 71,27 triệu tấn, khai thác trong nước đạt 61,45 triệu tấn, bằng 122,9% so với
quy hoạch giai đoạn 2016-2020; ở nước ngoài đạt 9,82 triệu tấn, bằng 98,2% so với quy
hoạch. Tuy nhiên, theo số liệu PVN công bố thì sản lượng dầu trong những năm gần đây
càng ngày càng sụt giảm. Phần giảm là do khai thác dầu mỏ trong nước giảm mạnh.

(Nguồn: https://vnexpress.net/)
Nguyên nhân:

 Việc gia tăng trữ lượng (hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại các
bể/mỏ mới để bù vào sản lượng khai thác hàng năm) giảm đáng kể. Ví dụ, nếu quy
đổi ra dầu, gia tăng trữ lượng đạt tới 40,5 triệu tấn năm 2015 thì ba năm sau còn
12 triệu và năm 2021 là 4,6 triệu tấn.
 Dầu khí mới phát hiện cũng đang có xu hướng giảm. Nếu giai đoạn 2011-2015 có
24 phát hiện dầu khí mới thì 5 năm sau đó chỉ có 7, tại các mỏ Kèn Bầu, Sói Vàng,
Mèo Trắng Đông…
 Các hợp đồng dầu khí được ký mới hay việc đầu tư nguồn lực cho tìm kiếm, thăm
dò cũng giảm so với thời kỳ trước. Theo Bộ Công Thương, chỉ có 3 hợp đồng
được ký mới trong 2016 - 2020, giảm 7 lần so với trước đó 5 năm.
 Tại các mỏ dầu khí chủ lực (Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng...), việc khai thác
đang ở giai đoạn giảm sản lượng hoặc độ ngập nước cao, tiềm ẩn rủi ro. Còn các
mỏ mới tìm kiếm được gần đây quy mô nhỏ, nằm ở các khu vực địa chất, địa lý
phức tạp, vùng nước sâu khó tiếp cận và cần đầu tư lớn, rủi ro cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng khai thác dầu trong nước đạt 6,51 triệu tấn, vượt
16,8% kế hoạch 9 tháng, bằng 86,5% kế hoạch năm; khai thác dầu mỏ ở nước ngoài đạt
1,34 triệu tấn, vượt 2,7% kế hoạch 9 tháng, bằng 76,2% kế hoạch năm.

Bảng 15: Thị trường xuất khẩu dầu mỏ năm 2022

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan)


Xuất khẩu dầu mỏ cả năm 2022 đạt 2,78 triệu tấn, giảm 11,1% so với năm 2021; trị giá
xuất khẩu đạt 2,31 tỷ USD, tăng 32,1%. Xuất khẩu dầu mỏ sang thị trường Trung Quốc
tiếp tục giảm trong năm 2022, sau khi đã giảm mạnh trong năm 2021.
Xuất khẩu dầu mỏ sang Trung Quốc năm 2022 đạt 297,6 nghìn tấn, trị giá đạt 240,5 triệu
USD, giảm 46,7% về lượng và 16% về trị giá so với năm trước. Thái Lan là thị trường
xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 1,06 triệu tấn, trị giá đạt 880,5 triệu
USD, tăng 54,1% so với năm 2021. Các thị trưởng cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu
dầu mỏ tăng mạnh có thị trường Australia đạt 443,6 triệu USD, tăng 110,5%; thị trường
Nhật Bản đạt 373,2 triệu USD, tăng 136,1% và thị trường Malaysia đạt 130 triệu USD,
tăng 171,3%.

(Nguồn: https://cafef.vn/)
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,98 triệu tấn dầu mỏ với kim ngạch
1,31 tỷ USD, tăng 18,4% về lượng và giảm 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm, Thái Lan là thị trường lớn nhất nhập khẩu dầu mỏ của Việt Nam
với mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu dầu mỏ sang Thái Lan trong tháng 8 đạt
181.831 tấn với kim ngạch hơn 82,1 triệu USD, tăng 38% về lượng và tăng 17,6% so với
tháng 7/2023. Nguyên nhân là do Thái Lan đứng thứ 50 trên thế giới và chiếm chưa đến
1% tổng trữ lượng dầu của thế giới & tổng trữ lượng dầu ở Thái Lan chưa bằng 1 năm
tiêu thụ dầu, khiến Thái Lan phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu để duy trì mức tiêu thụ -
một trong số đó bao gồm Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam tốc độ hiện thực hóa tiềm năng dầu khí chưa cao, nhập khẩu dầu mỏ
lớn hơn nhiều so với lượng dầu mỏ xuất khẩu.

Dự báo nhu cầu dầu mỏ


Bảng 16: Khai thác, xuất nhập khẩu dầu mỏ (triệu tấn)

(Nguồn: Ban Kinh tế Trung ương. (2020). Định hướng chiến lược phát triển
năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân)
Dự báo khai thác dầu năm 2025 là 8,5 triệu TOE giảm xuống dưới 1,6 triệu TOE vào
năm 2045. Còn theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, mục tiêu sản lượng
khai thác trong nước và nước ngoài về dầu khí năm 2025 đạt 27 - 29 triệu tấn và năm
2050 đạt 32 - 35 triệu tấn.
1.3. Cân đối cung cầu dầu mỏ của Việt Nam
Các số liệu trong các kịch bản chiến lược phát triển năng lượng của nước ta có thể cho
thấy nhu cầu dầu khí như nguồn cung năng lượng tăng nhanh nhưng bắt đầu từ năm 2025
Việt Nam không còn tự chủ về nguồn nguyên liệu dầu, khí và phụ thuộc hoàn toàn vào
nguồn cung từ nước ngoài, sẽ tạo ra sự bất ổn lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia và
sự phát triển kinh tế đất nước.

2. Phân tích cung - cầu sản phẩm dầu tại Việt Nam
2.1. Nhu cầu sản phẩm dầu của Việt Nam
Nhu cầu sản phẩm dầu của Việt Nam chịu tác động của nhiều yếu tố, cả bên trong và bên
ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm:

 Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vận tải,
xây dựng, sản xuất,... từ đó dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm dầu.
 Tình hình dân số: Dân số tăng sẽ dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu, đặc
biệt là xăng dầu.
 Thay đổi thói quen tiêu dùng: Xu hướng sử dụng các phương tiện giao thông cá
nhân, ô tô điện,... thay cho phương tiện giao thông công cộng, xe máy,... sẽ làm
giảm nhu cầu sử dụng xăng dầu.

Các yếu tố bên ngoài bao gồm:


 Giá dầu thế giới: Giá dầu thế giới biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu
trong nước, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu.
 Tình hình địa chính trị: Biến động địa chính trị có thể dẫn đến gián đoạn nguồn
cung dầu mỏ, từ đó làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu trong nước.
 Các chính sách quản lý giá dầu: Chính sách quản lý giá dầu của Nhà nước sẽ ảnh
hưởng đến giá dầu trong nước, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dầu.

Bảng 17: Một số thị trường nhập khẩu xăng dầu năm 2022

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


Năm 2022, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất là 8,87 triệu tấn, trị
giá khoảng 8,97 tỷ USD, tăng 27% về lượng và tăng 116,3% về trị giá so với năm 2021.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, trong năm 2022, diesel tiếp tục là mặt hàng có lượng
nhập khẩu nhiều nhất (chiếm 54,2% về lượng và 55,5% về trị giá trong tổng nhập khẩu
xăng dầu).
Tại Việt Nam, nguồn xăng dầu sản xuất trong nước được cung cấp chủ yếu bởi nhà máy
Lọc dầu Dung Quất, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Mỗi năm hai nhà máy này cung
ứng ra thị trường 10-13 triệu m3/ tấn xăng dầu thành phẩm các loại. Với nhu cầu tiêu
dùng cả nước mỗi năm 20,5-21 triệu m3/tấn, nguồn cung trong nước đáp ứng 70%, 30%
còn lại vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ các nước.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam năm 2022 nhiều nhất từ Hàn Quốc, chiếm 36,3% trong
tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 37,7% trong tổng kim ngạch với
3,22 triệu tấn, trị giá đạt 3,38 tỷ USD. Lý do là nhờ ưu đãi thuế 10% nhận được từ hiệp
định thương mại Việt Nam- Hàn Quốc. Trong khi, mức thuế áp dụng đối với hàng hóa từ
các nước thành viên WTO là thuế MFN 20%.
Singapore là thị trường lớn thứ 2, đạt 1,49 triệu tấn, chiếm 16,8% lượng xăng dầu nhập
khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu từ Singapore đạt 1,49 tỷ USD, tăng 83,9% với mức
giá bình quân là 963,7 USD/tấn, tăng 60,3% so với năm trước. 3 thị trường khác có kim
ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong năm 2022 đạt trên 1 tỷ USD là nhập khẩu
từ thị trường Malaysia đạt 1,3 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước; nhập khẩu từ thị
trường Thái Lan đạt 1,16 tỷ USD, tăng 57,9% so với năm trước và nhập khẩu từ thị
trường Trung Quốc đạt 1,01 tỷ USD, tăng 448%.

(Nguồn: https://cafef.vn/)
Tính chung trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 4,2 tỷ USD để nhập khẩu hơn
6,98 triệu tấn dầu mỏ, tăng 44,3% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với cùng kỳ năm
2022. Xét về thị trường, quốc gia đóng vai trò chính cung cấp dầu mỏ cho Việt Nam là
Kuwait. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu dầu mỏ từ thị trường này đạt hơn 5,7
triệu tấn với kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD, tăng mạnh 36,6% về lượng và tăng 7,36% so với
cùng kỳ năm 2022. Xét về tỷ trọng, Kuwait chiếm 81% về lượng và 80% về trị giá trong
cơ cấu nhập khẩu dầu mỏ của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Việt Nam là quốc gia khai thác dầu mỏ, có hoạt động xuất khẩu, nhưng vẫn phải nhập
một lượng dầu mỏ rất lớn về để lọc. Nguyên nhân, theo các chuyên gia là bởi chủng loại
dầu mỏ trong nước không hoàn toàn phù hợp với các nhà máy hiện có. Năm ngoái, Việt
Nam xuất khẩu 3,1 triệu tấn dầu mỏ, nhưng cũng nhập về 10,2 triệu tấn để lọc dầu, trị giá
hơn 7,8 tỷ USD. Lượng dầu mỏ nhập về chủ yếu sử dụng cho hai nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn và Dung Quất.
Đáng chú ý, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu mỏ nhập khẩu. Điều này lý
giải vì sao, từ năm 2018, thời điểm nhà máy này vận hành thương mại, lượng dầu mỏ
nhập khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng hơn gấp đôi.
Dự báo nhu cầu sản phẩm dầu
Bộ Công Thương dự báo nhu cầu xăng dầu năm 2023 tăng 10-15% so với năm 2022,
tương đương khoảng 22,5 - 23,5 triệu m3 tấn.

Hình 1. Nhu cầu sản phẩm dầu Việt Nam theo nhóm sản phẩm giai đoạn 2000 - 2015 và
dự báo đến năm 2035
Theo Wood Mackenzie, GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,3%/năm
trong giai đoạn đến năm 2035.
Tổng nhu cầu sản phẩm dầu được dự báo tăng từ 405 nghìn thùng/ngày trong năm 2015
lên mức 885 nghìn thùng/ngày vào năm 2035 - tương ứng với mức tăng trưởng trung
bình 4,4%/năm. Lĩnh vực vận tải chiếm khoảng 65% trong tổng nhu cầu sản phẩm dầu và
được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 5,4%/năm. Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng
chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu sản phẩm dầu hiện nay. Khi nền kinh tế tiếp tục công
nghiệp hóa, nhu cầu sản phẩm dầu cho các lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng khoảng
0,6%/năm trong giai đoạn 2015 - 2035. Nhu cầu naphtha cho hóa dầu sẽ tăng mạnh trong
năm 2024 với giả định dự án ethylene đi vào hoạt động. Nhiên liệu sử dụng trong thương
mại, dân sinh và nông nghiệp chiếm khoảng 13% nhu cầu sản phẩm dầu và được dự báo
sẽ tăng 0,5%/năm trong giai đoạn đến năm 2035.
Tổng nhu cầu LPG được dự báo sẽ tăng trung bình 3,8%/năm đến năm 2035. Hơn
80% lượng LPG đang được sử dụng trong lĩnh vực thương mại và dân sinh. Sau giai đoạn
tăng trưởng liên tục ở mức 11,5%/năm từ 2000 - 2015, tổng nhu cầu LPG cho lĩnh vực
thương mại và dân sinh được dự báo sẽ tăng chậm lại ở mức 0,5%/năm. Từ sau năm
2024, sẽ có sự tăng trưởng nhu cầu LPG cho lĩnh vực hóa dầu.
Với triển vọng tăng trưởng cao, Wood Mackenzie giả định công suất hóa dầu của
Việt Nam là 0,95 triệu tấn/năm từ năm 2020 (với naphtha và LPG được sử dụng chủ yếu
làm nguyên liệu đầu vào) và tăng lên mức 2,35 triệu tấn vào năm 2035. Tương ứng với
đó, nhu cầu naphtha của Việt Nam được dự báo ở mức 30 nghìn thùng/ngày trong năm
2025 và tăng lên mức 89 nghìn thùng/ngày vào năm 2035.
Với số lượng phương tiện giao thông liên tục tăng, nhu cầu xăng của Việt Nam đã
tăng trưởng ở mức cao với 9,2%/năm trong giai đoạn 2000 - 2015. Wood Mackenzie dự
báo nhu cầu xăng sẽ tăng trưởng chậm hơn ở mức 2,4%/năm cho tới năm 2035. Số lượng
phương tiện vận tải hành khách của Việt Nam đến nay đã vượt 1 triệu. Tuy nhiên, số
lượng phương tiện cá nhân vẫn ở mức thấp với khoảng 11 xe ôtô/1.000 người dân trong
năm 2015. Số lượng phương tiện cá nhân được dự báo sẽ đạt mức 25 xe/1.000 người dân
(2,6 triệu xe) vào năm 2025 và tiếp tục tăng lên mức 51 xe/1.000 người dân (5,5 triệu xe)
vào năm 2035. Wood Mackenzie dự báo đến năm 2035, xe sử dụng xăng (bao gồm cả
xăng sinh học) vẫn chiếm 95% tổng số lượng phương tiện giao thông ở Việt Nam. Lượng
nhiên liệu tiêu thụ cho các phương tiện sẽ giảm dần khoảng 1,5%/năm do hiệu quả sử
dụng nhiên liệu được nâng cao.
Nhiên liệu jet A1 đang chiếm đến 93% tổng nhu cầu jet/kerosene của Việt Nam,
tăng trưởng khoảng 10,8%/năm trong giai đoạn 2000 - 2015. Nhu cầu jet A1 được dự báo
sẽ chậm lại ở mức 5,1%/năm đến năm 2035. Vận tải hàng không sẽ tăng cùng với sự phát
triển kinh tế nhưng nhu cầu jet A1 sẽ giảm dần khi các hãng hàng không nâng cao hiệu
quả sử dụng nhiên liệu. Trong lĩnh vực thương mại và dân sinh, nhu cầu kerosene đang ở
mức 1 nghìn thùng/ngày, giảm 10 nghìn thùng/ngày so với năm 2001. Nhu cầu kerosene
được dự báo sẽ ổn định ở mức rất thấp đến năm 2035.
Nhu cầu DO của Việt Nam tăng trung bình 5,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2015,
chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải đường bộ (tăng 7,7%/năm). Wood Mackenzie dự báo
nhu cầu DO của Việt Nam tiếp tục tăng 4,3%/năm cho đến năm 2035, trong đó nhu cầu
DO cho lĩnh vực vận tải đường bộ tăng trung bình 5,1%/năm.
Nhu cầu FO của Việt Nam đã giảm trung bình 3%/năm trong giai đoạn 2000 -
2015, chủ yếu từ lĩnh vực điện và công nghiệp. Tổng nhu cầu FO được dự báo sẽ tăng
nhẹ khoảng 0,2%/năm đến năm 2035, trong đó nhu cầu cho công nghiệp được dự báo
tăng tối đa 0,8%/năm.
2.2. Nguồn cung sản phẩm dầu của Việt Nam
Các yếu tố bên trong

 Điều kiện tự nhiên: Việt Nam là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khá
dồi dào, với tổng trữ lượng dầu mỏ ước tính đạt 4,4 tỷ thùng. Tuy nhiên, điều kiện
tự nhiên ở Việt Nam cũng là một thách thức cho việc khai thác dầu khí, đặc biệt là
ở các vùng biển sâu.
 Công nghệ khai thác: Công nghệ khai thác dầu khí ngày càng phát triển sẽ giúp
Việt Nam nâng cao hiệu quả khai thác và giảm thiểu tác động môi trường.
 Chính sách của Chính phủ: Chính sách của Chính phủ về đầu tư, khai thác, chế
biến và xuất khẩu dầu khí sẽ có tác động lớn đến nguồn cung sản phẩm dầu của
Việt Nam.

Các yếu tố bên ngoài

 Tình hình thị trường dầu thế giới: Giá dầu thế giới là một yếu tố quan trọng tác
động đến nguồn cung sản phẩm dầu của Việt Nam. Khi giá dầu thế giới tăng cao,
các công ty dầu khí sẽ có động lực để tăng cường khai thác và sản xuất dầu khí, từ
đó làm tăng nguồn cung sản phẩm dầu của Việt Nam.
 Sự phát triển của các công nghệ năng lượng mới: Sự phát triển của các công nghệ
năng lượng mới như năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân,... có thể làm giảm
nhu cầu sử dụng dầu khí, từ đó tác động đến nguồn cung sản phẩm dầu của Việt
Nam.
 Các biến động chính trị và địa chính trị: Các biến động chính trị và địa chính trị ở
các quốc gia sản xuất dầu khí có thể ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm dầu của
Việt Nam, đặc biệt là nguồn cung dầu mỏ nhập khẩu.

Dự báo nguồn cung sản phẩm dầu


Bảng 18: Tổng nguồn cung sản phẩm dầu từ nguồn chế biến của các nhà máy lọc hóa dầu
Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 và dự báo đến năm 2035
(Đơn vị tính: nghìn thùng/ngày)

Năm 2015, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất 6,15 triệu tấn xăng dầu và sản lượng
lọc dầu của Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng đáng kể khi Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi
vào hoạt động.
LPG từ các nguồn cung ngoài nhà máy lọc dầu như NGLs đã đạt mức 7 nghìn thùng/ngày
trong năm 2015 và dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức 18 nghìn thùng/ngày trong dài hạn.
2.3. Cân đối cung - cầu sản phẩm dầu của Việt Nam
Việt Nam sẽ thiếu hụt các sản phẩm dầu do công suất lọc dầu hiện nay chưa đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Nhu cầu LPG tăng rất nhanh trong lĩnh vực
thương mại và dân sinh. Nguồn cung từ Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ giảm bớt tình
trạng thiếu hụt trong thời gian ngắn nhưng cầu sẽ tiếp tục vượt cung trong dài hạn.
Wood Mackenzie dự báo nhu cầu naphtha Việt Nam sẽ bắt đầu từ sau năm 2022,
với việc phát triển Tổ hợp Hóa dầu miền Nam tại Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sản phẩm Việt Nam thiếu hụt nhiều nhất là xăng và DO cho lĩnh vực giao thông
vận tải. Sự thiếu hụt này sẽ giảm nhẹ sau khi Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt
động. Nhu cầu ethanol cho xăng sinh học được dự báo sẽ tăng, từ mức 4 nghìn
thùng/ngày trong năm 2015 lên mức 20 nghìn thùng/ngày vào năm 2035.
Thiếu hụt jet A1 tại Việt Nam được dự báo sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 khi Tổ hợp
Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.
FO là sản phẩm có nhu cầu tăng trưởng thấp nhất và ít bị thiếu hụt trong giai đoạn
đến năm 2035.
II. Phân tích giá cả dầu mỏ tại Việt Nam
1. Biến động giá dầu 9 tháng đầu năm 2023 và dự báo giá dầu cuối năm 2023

Hình 2. Diễn biến giá dầu thô WTI và Brent từ đầu năm 2023 (USD/thùng)

Trong quý 3/2023, giá dầu đã tăng gần 30% so với quý 2/2023, có thời điểm giá dầu WTI
và Brent chạm mốc 95 USD/thùng.
Dự báo giá dầu cuối năm 2023
Hình 3. Những sự kiện ảnh hưởng lớn đến giá dầu giai đoạn cuối năm 2023
Theo dự báo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA), giá dầu Brent
trung bình trong quý 4/2023 có thể ở mức 93 USD/thùng. Bước sang năm 2024, giá dầu
có thể bắt đầu hạ nhiệt khi tồn kho tăng lên và trung bình có thể ở mức 88 USD/thùng
trong năm 2024.
Ngân hàng Bank of America cũng dự báo giá dầu Brent trong quý cuối năm 2023 có thể
tăng lên mức 96 USD/thùng và đạt trung bình 85 USD trong cả năm 2023, chủ yếu do
Arab Saudi và Nga cắt giảm mạnh nguồn cung.
2. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn và đang trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh
tế sau đại dịch; các cú sốc cũng như biến động của tình hình kinh tế - tài chính thế giới và
xu hướng tăng cao của giá dầu đều gây ra tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam, cụ thể một
số tác động sau.
2.1. Ảnh hưởng tới điều hành chính sách tài khóa và thu ngân sách nhà nước
(NSNN)
Giá dầu tăng cao có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến công tác điều hành chính sách tài
khóa và thu ngân sách nhà nước.
Về mặt tích cực, giá xăng, dầu trong nước tăng sẽ làm cho nguồn thu từ các loại thuế, phí
của kinh doanh xăng, dầu tăng theo và đẩy nguồn thu ngân sách nhà nước tăng lên. Theo
đó, Nhà nước sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư phục hồi kinh tế phát triển. Cụ thể, theo số
liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm nay, thu từ dầu mỏ ước đạt khoảng 46.000 tỷ
đồng, bằng 109,5% dự toán năm.
Trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp ngành khai khoáng, nhất là khai thác dầu khí,
đang đóng góp khoảng 8% GDP, cũng được hưởng lợi từ giá dầu. Giá dầu diễn biến tích
cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí, khối lượng công việc
trong dài hạn của các doanh nghiệp ngành dầu khí. Nhờ đó, doanh thu nhóm ngành này
sẽ khả quan, kéo theo khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách của các đơn
vị này tăng theo.
Về ảnh hưởng tiêu cực, giá dầu thế giới tăng cao trong khi Quỹ bình ổn giá xăng dầu có
hạn, sẽ làm cho công tác điều hành giá phải tính tới các công cụ khác như giảm thuế, phí
nhằm ổn định giá. Hiện tại, các loại thuế nhóm xăng dầu phải chịu bao gồm thuế nhập
khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
Việc sử dụng các công cụ này có thể bình ổn giá, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, đảm
bảo kiểm soát tình hình giá cả trong nước, nhưng cũng sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách
nhà nước. Theo đó, trong những tháng đầu năm 2022, chính sách tài khóa đã được triển
khai theo hướng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí như: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng
từ 10% xuống 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%; giảm
50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay; giảm 50% thuế BVMT đối
với mặt hàng xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí nhằm góp phần kiểm soát tốc
độ tăng và ổn định giá cả hàng hóa. Ước tính, việc giảm thuế bảo vệ môi trường làm giảm
thu ngân sách khoảng hơn 32.538 tỷ đồng trong năm 2022.
2.2. Làm tăng giá xăng, dầu bán lẻ trong nước
Thị trường dầu mỏ thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 11/10/2023-23/10/2023) chịu
ảnh hưởng của các yếu tố như: Nguy cơ xung đột Israel - Hamas có thể lan rộng ra khu
vực; tồn kho dầu mỏ và nhiên liệu của Mỹ giảm do nhu cầu dầu diesel và dầu sưởi tăng
cao; Iran, thành viên OPEC, đã kêu gọi cấm vận dầu mỏ đối với Israel vì xung đột ở
Gaza…các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu từ ngày 11/10 đến 23/10 có biến động tăng
giảm đan xen nhưng xu thế chung là tăng nhẹ.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 11/10/2023
và kỳ điều hành ngày 23/10/2023 là: 94,020 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế
xăng E5RON92 (tăng 1,980 USD/thùng, tương đương tăng 2,15% so với kỳ trước);
98,948 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 1,926 USD/thùng, tương đương tăng 1,99% so
với kỳ trước); 114,840 USD/thùng dầu hỏa (tăng 0,921 USD/thùng, tương đương tăng
0,81% so với kỳ trước); 114,489 USD/thùng dầu diezen (tăng 0,029 USD/thùng, tương
đương tăng 0,03% so với kỳ trước); 491,319 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng
6,554 USD/tấn, tương đương tăng 1,35% so với kỳ trước).

Bảng 19. Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới 11/10/2023 –
23/10/2023

(Chi tiết tại bảng thống kê giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành)
Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng
dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức
chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để
khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài
hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động
tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của
nhân dân.
Sau khi thực hiện việc không trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.365 đồng/lít (tăng 458 đồng/lít so với giá bán lẻ
hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 1.148 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 23.513 đồng/lít (tăng 469 đồng/lít so với giá bán lẻ
hiện hành);
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.489 đồng/lít (tăng 79 đồng/lít so với giá bán lẻ
hiện hành);
- Dầu hỏa: không cao hơn 22.753 đồng/lít (tăng 289 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.613 đồng/kg (tăng 375 đồng/kg so với giá
bán lẻ hiện hành).
2.3. Làm tăng giá hàng hóa, gây sức ép tăng lạm phát và rủi ro thâm hụt cán cân
thương mại
Đối với thị trường giá cả - lạm phát
Cụ thể, giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, vì dầu hỏa, xăng dầu chiếm tỷ trọng
rất đáng kể trong rổ hàng hóa. Không những tỷ trọng riêng, mà hầu như trong tất cả giá
cả hàng hóa đều có thành phần chi phí xăng dầu. Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá
xăng dầu tăng 10% sẽ làm tổng sản phẩm nội địa (GDP) giảm khoảng 0,5% - mức giảm
khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.
Chi phí xăng dầu hiện chiếm khoảng 3,5% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh
tế. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng còn trực tiếp làm tăng chỉ số CPI. Giá xăng dầu tăng
10% có thể làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm. Việc giá xăng dầu tăng sẽ tác
động đáng kể đến kinh tế, nhất là thời điểm cuối năm khi hàng hóa đua nhau tăng giá.
Trong tháng 8/2023, chỉ số giá nhóm giao thông đã tăng 3,85% so với tháng trước làm
CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá
xăng, dầu trong nước làm cho giá xăng tăng 9,85% so với tháng trước; giá dầu diesel tăng
15,9%.
Bình quân 9 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2022, cao
hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,16%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá
xăng dầu trong nước 9 tháng năm 2023 giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước, giá dầu
hỏa giảm 11,26%, giá gas giảm 10,21% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng
thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Đối với cán cân thương mại
Giá xăng, dầu tăng có ảnh hưởng mạnh tới xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại của
Việt Nam. Trong đó, cán cân thương mại có thể chuyển từ thặng dư sang thâm hụt do giá
dầu tăng cao.
Cụ thể, trong giai đoạn giá dầu tăng hoặc ở mức cao, nhập khẩu dầu mỏ và các mặt hàng
xăng, dầu của Việt Nam cũng tăng hoặc ở mức cao, trong khi kim ngạch xuất khẩu dầu
mỏ và các mặt hàng xăng dầu đều tăng không đáng kể hoặc ở mức khá thấp, dẫn đến cán
cân thương mại xăng dầu luôn bị thâm hụt ở mức cao.
2.4. Các tác động khác
Chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với Việt Nam, giá xăng, dầu tăng làm tăng chi phí sản xuất, đặt biệt là đối với các
hoạt động/lĩnh vực trực tiếp liên quan đến xăng, dầu, nhất là lĩnh vực vận tải, sản xuất sử
dụng xăng, dầu làm nguyên, nhiên liệu đầu vào. Ngoài ra, xăng, dầu tăng còn ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu. Giá dầu
tăng quá cao sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu, hàng tồn kho và biên lợi nhuận của
nhóm doanh nghiệp này.
Báo cáo của IHS Markit các tháng gần đây cũng khẳng định, ngành sản xuất của Việt
Nam mặc dù đang có xu hướng cải thiện tốt, nhưng các doanh nghiệp đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn và sức ép do chi phí sản xuất tăng, điển hình là chi phí đầu vào đã
tăng nhanh nhất trong gần 11 năm do giá dầu, khí đốt, giá nguyên, vật liệu và giá vận
chuyển tăng.
Ảnh hưởng tới đời sống xã hội
Theo số liệu từ Kết quả khảo sát điều tra mức số hộ gia đình cho thấy, tỷ trọng chất đốt
và giao thông trong tổng chi tiêu cả nước khoảng 16,9%, trong đó khu vực thành thị là
17,5%, nông thôn là 16,4%. Do đó, giả sử giá xăng tăng 10% thì chi tiêu của cả nước sẽ
tăng thêm 1,7%, khu vực thành thị tăng 1,8% và nông thôn tăng 1,64%. Như vậy, trong
điều kiện thu nhập của hộ gia đình không thay đổi thì giá xăng, dầu tăng sẽ làm giảm chi
tiêu của hộ gia đình, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển bền vững của con
người và làm gia tăng nghèo đói, nhất là tỷ lệ nghèo đói của khu vực nông thôn.
3. Một số kiến nghị
Trước bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, cũng như những xung đột địa chính trị trên thế
giới ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, trong thời gian tới, Việt Nam cần theo dõi sát
diễn biến trên thị trường xăng, dầu để chủ động, linh hoạt đánh giá các tác động của
tăng/giảm giá xăng, dầu đến nền kinh tế. Từ đó, xây dựng các kịch bản đánh giá tác động
và đề xuất các điều chỉnh chính sách kịp thời. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa công tác
dự báo bởi đây là giải pháp quan trọng để ứng phó với biến động giá dầu và dự toán các
nguồn thu từ dầu sát với tình hình thực tế.
Việt Nam cần có kế hoạch và chiến lược dự trữ xăng dầu để đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia, xem xét mở rộng kho dự trữ và quy mô dự trữ để chủ động cung ứng trong các
trường hợp cần thiết. Cụ thể, để tận dụng trong những giai đoạn mà giá dầu cao thì có thể
học tập các nước lớn trên thế giới là bán dầu từ kho dự trữ chiến lược, hoặc dự trữ thương
mại để bình ổn thị trường, tăng thu ngân sách, đảm bảo điều tiết thị trường. Hoặc trong
những điều kiện thị trường biến động giảm, chúng ta có thể mua vào để gia tăng tích trữ,
xây dựng các bài toán về kinh tế, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Trước mắt, để đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho tiêu dùng và phục vụ sản xuất trong
nước, cần tăng cường nhập khẩu xăng, dầu để bù đắp sản lượng thiếu hụt do giảm sản
lượng từ nhà máy Nghi Sơn, nhưng cần lựa chọn thời điểm giá giảm và tranh thủ các ưu
đãi về thuế trong các hiệp định thương mại đã ký kết để nhập khẩu xăng, dầu với giá cạnh
tranh hơn. Bên cạnh đó, cần quán triệt và yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng, dầu thực hiện nghiêm kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức nhập khẩu xăng,
dầu tối thiểu bổ sung trong quý III và cả năm 2022. Đồng thời, cần đơn giản các thủ tục
hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu, đảm bảo
xăng, dầu được nhập về nhanh chóng, kịp đà giảm của giá xăng, dầu thế giới, góp phần
giúp hồi kinh tế trong nước phục hồi.
Có một hoạt động mà chúng ta cũng đang thực hiện từ trước đến nay, nhưng đến giai
đoạn này có thể quan tâm hơn nữa đó là đối với thị trường dầu mỏ, mới giao dịch vật chất
chứ chưa có thị trường tương lai, thị trường phái sinh. Trong khi đó là những công cụ rất
hiện đại, cần thiết phải xây dựng những chế tài, quy định cụ thể hoặc có những bước đi,
để làm sao thị trường tương lai, phái sinh đối với các sản phẩm dầu mỏ hay các sản phẩm
năng lượng khác có thể được áp dụng thực hiện. Qua đó có thể tăng cường hơn nữa về
chất lượng trong việc mua bán dầu hoặc quản lý rủi ro đối với lĩnh vực này.
Về dài hạn, để đảm bảo tính tự chủ của an ninh năng lượng quốc gia, cần đa dạng hóa các
nguồn năng lượng thay thế để giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch
như phát triển các nguồn năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo.

D. VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU 3R VÀ GIẢI PHÁP
Dầu là một nguồn tài nguyên hữu hạn và đang dần cạn kiệt. Việc sử dụng dầu quá mức sẽ
dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, bao gồm:

 Ô nhiễm môi trường: Khi đốt cháy dầu, sẽ thải ra các khí thải gây ô nhiễm không
khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
 Biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính từ dầu là một trong những nguyên nhân chính
gây biến đổi khí hậu.
 Cạn kiệt tài nguyên: Dầu là một nguồn tài nguyên không tái tạo, việc sử dụng quá
mức sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
I. Tiết giảm (reduce)

1. Định nghĩa & lợi ích trong việc thực hiện mục tiêu “reduce”
“Reduce” đối với tài nguyên dầu là giảm thiểu việc sử dụng dầu, nhằm mục đích kéo dài
thời gian khai thác, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Có nhiều cách để “reduce” tài nguyên dầu, bao gồm:

 Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo: Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng
sạch, không gây ô nhiễm môi trường và không cạn kiệt. Việc chuyển đổi sang sử
dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu.
 Tiết kiệm năng lượng: Có nhiều cách để tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và
sản xuất, chẳng hạn như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng thiết bị
điện tiết kiệm năng lượng,...
 Sử dụng dầu hiệu quả hơn: Các công nghệ tiên tiến giúp khai thác dầu hiệu quả
hơn, giảm thiểu lượng dầu bị thất thoát.

Lợi ích

 Kéo dài thời gian khai thác dầu: Việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu sẽ giúp kéo
dài thời gian khai thác dầu, từ đó đảm bảo nguồn cung dầu cho tương lai.
 Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng sẽ
giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và biến đổi khí
hậu.
 Ứng phó với biến đổi khí hậu: Việc giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu sẽ giúp giảm
thiểu lượng khí nhà kính thải ra, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Vấn đề đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu “reduce”


 Về công nghệ: Để giảm thiểu việc sử dụng dầu, cần có sự đổi mới về công nghệ
trong các lĩnh vực như vận tải, sản xuất, và sinh hoạt. Ví dụ, cần phát triển các
phương tiện vận tải sử dụng năng lượng sạch, các công nghệ sản xuất tiết kiệm
năng lượng, và các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, việc đổi mới
công nghệ thường đòi hỏi chi phí cao và thời gian dài để phát triển. Điều này có
thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc tiếp cận và áp
dụng các công nghệ mới.

+ Việc phát triển các phương tiện vận tải sử dụng năng lượng sạch có thể giúp giảm thiểu
khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí. Ví dụ, ô tô điện và xe buýt điện không thải ra khí
thải, góp phần cải thiện chất lượng không khí.
+ Các công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm thiểu lượng dầu sử dụng
trong sản xuất. Ví dụ, các nhà máy có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng để
giảm lượng điện tiêu thụ.
+ Các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm thiểu lượng dầu sử dụng
trong sinh hoạt. Ví dụ, điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm lượng
điện tiêu thụ.

 Về chi phí: Việc chuyển đổi sang các công nghệ mới thường có chi phí cao. Điều
này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc thực hiện
mục tiêu “reduce”.

+ Chi phí đầu tư ban đầu cho các công nghệ mới có thể cao hơn so với các công nghệ
truyền thống. Ví dụ, chi phí mua một chiếc ô tô điện cao hơn chi phí mua một chiếc ô tô
chạy xăng.
+ Chi phí vận hành và bảo trì của các công nghệ mới cũng có thể cao hơn. Ví dụ, chi phí
sạc pin cho ô tô điện cao hơn chi phí đổ xăng.

 Về nhận thức: Nhiều người vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
giảm thiểu việc sử dụng dầu. Điều này khiến họ không có động lực để thay đổi
thói quen tiêu dùng.

+ Người dân cần được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giảm thiểu việc
sử dụng dầu. Họ cần hiểu rằng việc sử dụng dầu quá mức sẽ gây ra những tác động
tiêu cực đến môi trường và xã hội.

+ Chính phủ và các tổ chức cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao
nhận thức của người dân về vấn đề này.
3. Giải pháp
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu “reduce”, cần có sự phối
hợp của các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, và người dân. Các giải pháp cụ thể bao
gồm:
 Cấp độ quốc gia
Về công nghệ: Chính phủ cần đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất,
vận tải, và sinh hoạt sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng. Cần hỗ trợ doanh
nghiệp và hộ gia đình tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới.
Về chi phí: Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho doanh
nghiệp và hộ gia đình chuyển đổi sang các công nghệ mới. Cần khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm năng lượng.
Về nhận thức: Chính phủ và các tổ chức cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để
nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc giảm thiểu việc sử dụng
dầu. Cần có các chế tài phù hợp để khuyến khích người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.
 Cấp độ cá nhân

+ Thay thế xe chạy xăng/dầu bằng xe điện hoặc xe sử dụng năng lượng tái tạo: Xe chạy
xăng/dầu là một trong những nguồn tiêu thụ dầu lớn nhất. Việc thay thế xe chạy xăng/dầu
bằng xe điện hoặc xe sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng dầu
tiêu thụ.
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì đi xe cá nhân: Phương tiện giao
thông công cộng giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với đi xe cá nhân. Việc sử dụng
phương tiện giao thông công cộng sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu.
+ Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng: Các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng
giúp tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các thiết bị điện thông thường. Việc sử dụng các
thiết bị điện tiết kiệm năng lượng sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu.
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: Việc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng sẽ
giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Trồng cây xanh: Cây xanh giúp hấp thụ carbon dioxide, một trong những khí nhà kính
gây ra biến đổi khí hậu. Việc trồng cây xanh sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu, từ đó giảm nhu cầu sử dụng dầu.

 Cấp độ doanh nghiệp


+ Đầu tư vào năng lượng tái tạo: Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào năng lượng tái tạo
để giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu.
+ Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất: Các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp
tiết kiệm năng lượng trong sản xuất để giảm thiểu nhu cầu sử dụng dầu.
+ Tuyên truyền, vận động nhân viên sử dụng năng lượng tiết kiệm: Các doanh nghiệp có
thể tuyên truyền, vận động nhân viên sử dụng năng lượng tiết kiệm để giảm thiểu nhu cầu
sử dụng dầu.
II. Tái sử dụng (reuse)

1. Định nghĩa & lợi ích trong việc thực hiện mục tiêu “reuse”
Tái sử dụng dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu là quá trình sử dụng lại các sản phẩm này
cho mục đích khác sau khi đã sử dụng hết hoặc hết hạn sử dụng. Tái sử dụng là một trong
ba nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn, cùng với giảm thiểu và tái chế.
Trong trường hợp của dầu thải và các sản phẩm từ dầu, các cách tái sử dụng thường được
gọi là tái chế. Ví dụ, việc sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất biodiesel được gọi
là tái chế dầu ăn. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, đây là một ví dụ về tái sử dụng, vì dầu ăn
được sử dụng lại để sản xuất một sản phẩm mới.

 Dầu ăn đã qua sử dụng: Dầu ăn đã qua sử dụng có thể được sử dụng để sản xuất
biodiesel, một loại nhiên liệu sinh học có thể được sử dụng trong ô tô và xe tải.
Dầu ăn cũng có thể được sử dụng để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa và các sản
phẩm khác.
 Dầu nhớt thải: Dầu nhớt thải có thể được tái chế thành dầu gốc, là nguyên liệu thô
để sản xuất dầu nhớt mới. Dầu nhớt thải cũng có thể được sử dụng để sản xuất
nhiên liệu đốt, chất bôi trơn và các sản phẩm khác.
 Các sản phẩm từ dầu khác: Các sản phẩm từ dầu khác, chẳng hạn như nhựa, cao su
và nhựa đường, có thể được tái sử dụng thành các sản phẩm mới, chẳng hạn như
đồ chơi, đồ nội thất và các tòa nhà.

Lợi ích

 Giảm lượng chất thải: Tái sử dụng giúp giảm lượng chất thải được chôn lấp hoặc
đốt cháy, từ đó giảm ô nhiễm môi trường. Dầu thải và các sản phẩm từ dầu có thể
gây ô nhiễm đất, nước và không khí nếu không được xử lý đúng cách.
 Tiết kiệm năng lượng: Tái sử dụng giúp tiết kiệm năng lượng cần thiết để sản xuất
các sản phẩm mới từ nguyên liệu thô. Dầu mỏ và khí đốt là những nguồn năng
lượng không tái tạo, việc tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu giúp tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên này.
 Tiết kiệm tài nguyên: Tái sử dụng giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn
như dầu mỏ và khí đốt. Việc khai thác dầu mỏ và khí đốt gây ra nhiều tác động
tiêu cực đến môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và biến đổi
khí hậu.
 Tạo việc làm: Tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu tạo ra việc làm trong
các ngành công nghiệp như tái chế, sản xuất và xử lý chất thải.

2. Vấn đề đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu “reuse”

 Thiếu ý thức của người dân và doanh nghiệp: Ý thức của người dân và doanh
nghiệp về tầm quan trọng của việc tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu còn
chưa cao. Nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn chưa có thói quen thu gom và
phân loại rác thải, dẫn đến việc dầu thải và các sản phẩm từ dầu bị thải ra môi
trường một cách bừa bãi.
 Hệ thống thu gom và xử lý chưa đồng bộ: Hệ thống thu gom và xử lý dầu thải và
các sản phẩm từ dầu ở nhiều nơi còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng dầu thải và các sản phẩm từ dầu bị thải ra môi
trường mà không được thu gom, xử lý đúng cách.
 Chi phí tái sử dụng cao: Chi phí tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu
thường cao hơn so với chi phí xử lý thông thường. Điều này khiến nhiều doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất không có đủ kinh phí để thực hiện tái sử dụng.
 Công nghệ tái sử dụng chưa phát triển: Công nghệ tái sử dụng dầu thải và các sản
phẩm từ dầu vẫn còn chưa phát triển hoàn thiện. Điều này khiến chất lượng sản
phẩm tái chế chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

3. Giải pháp

Ban hành các quy định, chính sách khuyến khích tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ
dầu
Các cơ quan quản lý cần ban hành các quy định, chính sách khuyến khích tái sử dụng dầu
thải và các sản phẩm từ dầu. Các quy định này cần quy định rõ trách nhiệm của các bên
liên quan trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý dầu thải và các sản phẩm từ dầu. Đồng
thời, cần có các chính sách ưu đãi về thuế, phí, tín dụng cho các doanh nghiệp và cơ sở
sản xuất có hoạt động tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu.

 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân và doanh
nghiệp

Cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân và
doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc tái sử dụng dầu thải và các sản phẩm từ dầu.
Các hoạt động tuyên truyền cần được triển khai đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.

 Đầu tư phát triển hệ thống thu gom và xử lý dầu thải và các sản phẩm từ dầu

Cần đầu tư phát triển hệ thống thu gom và xử lý dầu thải và các sản phẩm từ dầu đồng
bộ, hiện đại. Hệ thống thu gom cần được mở rộng đến các khu vực nông thôn, miền núi.
Hệ thống xử lý cần được áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

 Nghiên cứu, phát triển các công nghệ tái sử dụng tiên tiến

Cần nghiên cứu, phát triển các công nghệ tái sử dụng tiên tiến để nâng cao chất lượng sản
phẩm tái chế. Các công nghệ này cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu sử dụng.

III. Tái chế (recycle)

1. Định nghĩa & lợi ích trong việc thực hiện mục tiêu “recycle”
Tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu là quá trình chuyển đổi các sản phẩm dầu đã qua
sử dụng thành các sản phẩm mới. Quá trình này có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Quá trình tái chế dầu thải thường bao gồm các bước sau:
1 - Thu gom dầu thải: Dầu thải được thu gom từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như nhà
máy, trung tâm tái chế và hộ gia đình.
2 - Lọc dầu: Dầu thải được lọc để loại bỏ các tạp chất và nước.
3 - Tách dầu: Dầu thải được tách thành các thành phần khác nhau, chẳng hạn như xăng,
dầu diesel, dầu hỏa và dầu nhờn.
4 - Chuyển hóa dầu: Các thành phần dầu được chuyển hóa thành các sản phẩm mới,
chẳng hạn như nhiên liệu, hóa chất và vật liệu xây dựng.
Các sản phẩm từ dầu, chẳng hạn như xăng, dầu diesel, dầu hỏa, dầu nhờn và nhựa, có thể
được tái chế để sử dụng lại. Quá trình này thường bao gồm các bước sau:
1 - Thu gom sản phẩm từ dầu: Các sản phẩm từ dầu đã qua sử dụng được thu gom từ các
nguồn khác nhau, chẳng hạn như nhà máy, trung tâm tái chế và hộ gia đình.
2 - Phân loại sản phẩm từ dầu: Các sản phẩm từ dầu được phân loại theo loại và màu sắc.
3 - Tẩy rửa sản phẩm từ dầu: Các sản phẩm từ dầu được tẩy rửa để loại bỏ các tạp chất.
4 - Nghiền sản phẩm từ dầu: Các sản phẩm từ dầu được nghiền thành các mảnh nhỏ.
5 - Tạo thành sản phẩm mới: Các sản phẩm từ dầu được tạo thành các sản phẩm mới.
Lợi ích
Tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội,
bao gồm:

 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Tái chế giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính,
chất ô nhiễm không khí và chất thải ra môi trường.
 Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Tái chế giúp giảm nhu cầu khai thác dầu mỏ và
các tài nguyên thiên nhiên khác.
 Tạo ra việc làm: Ngành công nghiệp tái chế tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động.

2. Vấn đề đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu “recycle”

 Tỷ lệ tái chế còn thấp:Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố báo
cáo cho biết chưa đến 10% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần
50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa
được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên
hoặc rò rỉ ra môi trường. Nguyên nhân là do việc tái chế dầu thải và các sản phẩm
từ dầu đòi hỏi công nghệ phức tạp và tốn kém, chưa kể đến việc thu gom và vận
chuyển các sản phẩm dầu thải và các sản phẩm từ dầu đã qua sử dụng.
 Chất lượng sản phẩm tái chế chưa cao: Sản phẩm dầu thải và các sản phẩm từ dầu
tái chế thường có chất lượng thấp hơn sản phẩm dầu thải và các sản phẩm từ dầu
mới, do đó khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của các ngành công nghiệp.
 Chi phí tái chế cao: Chi phí tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu thường cao
hơn chi phí sản xuất dầu thải và các sản phẩm từ dầu mới. Điều này khiến cho các
doanh nghiệp sản xuất dầu thải và các sản phẩm từ dầu không có nhiều động lực
để tái chế.
 Thiếu cơ sở hạ tầng và công nghệ tái chế: Hiện nay, vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng và
công nghệ tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này khiến cho việc thu gom, vận chuyển và tái chế dầu thải và các sản phẩm
từ dầu gặp nhiều khó khăn.
 Ý thức của người dân: Nhiều người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu. Điều này khiến cho lượng dầu thải và
các sản phẩm từ dầu được thải bỏ ra môi trường còn lớn.

3. Giải pháp
Để giải quyết những vấn đề trên, cần có sự chung tay của các bên liên quan, bao gồm các
chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Các chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cho
việc tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu, chẳng hạn như giảm thuế, hỗ trợ tài chính
cho các doanh nghiệp tái chế. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ tái chế hiện
đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Người dân cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng
của việc tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu.

 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của việc tái chế dầu thải và
các sản phẩm từ dầu: Người dân cần được hiểu rõ về lợi ích của việc tái chế dầu
thải và các sản phẩm từ dầu, từ đó nâng cao ý thức và hành động tái chế.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển các sản phẩm dầu thải và
các sản phẩm từ dầu đã qua sử dụng: Các cơ quan chức năng cần có các quy định
và chính sách hỗ trợ việc thu gom và vận chuyển các sản phẩm dầu thải và các sản
phẩm từ dầu đã qua sử dụng.
 Nghiên cứu và phát triển các công nghệ tái chế dầu thải và các sản phẩm từ dầu
hiện đại: Các nhà khoa học cần nghiên cứu và phát triển các công nghệ tái chế dầu
thải và các sản phẩm từ dầu hiện đại, giúp nâng cao chất lượng và giảm chi phí tái
chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Doan Tien Quyet, Tran Quoc Viet, Le Hoang Linh, Le Huyen Trang, &
Nguyen Thu Ha. (2016). Oil product market outlook of Asia-Pacific and
Vietnam to 2035. Petrovietnam Journal.
https://pvj.com.vn/index.php/TCDK/article/view/298/272. [Truy cập ngày
11/02/2023]
2. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-
nganh-dau-khi-viet-nam-den-nam-2035-tam-nhin-2045-101663.htm
3. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/thong-tin-dieu-hanh-gia-
xang-dau-ngay-23-10-2023.html
4. https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dieu-gi-se-xay-ra-voi-nen-kinh-te-
khi-gia-dau-bien-dong-post332564.html
5. https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/gia-xang-tang-cao-vi-sao-o-to-dien-van-
khong-la-lua-chon-cua-da-so-20220826230414046.htm
6. https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/oecd-chi-9-rac-thai-nhua-duoc-tai-
che-tren-toan-the-gioi-trong-2021.html
7. https://www.erav.vn/tin-tuc/t1619/trien-vong-nganh-dau-khi-ky-vong-tang-
truong-tu-viec-khoi-dong-cac-du-an-moi.html
8. https://tuoitre.vn/tang-truong-gdp-nam-2022-dat-8-02-cao-nhat-12-nam-
qua-20221229095100875.htm
9. https://nangluongvietnam.vn/cap-nhat-san-luong-khai-thac-dau-khi-trong-
va-ngoai-nuoc-cua-pvn-ngay-310-31581.html
10. https://trungtamwto.vn/file/22356/bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-
2022.pdf
11. https://congthuong.vn/8-thang-xuat-nhap-khau-dau-tho-tang-manh-ve-
luong-270829.html#:~:text=V%E1%BB%81%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u%2C%20th%C3%A1ng%208,%C4%91%E1%BA%A7u
%20n%C4%83m%202023%20%C4%91%E1%BA%BFn%20nay.
12. https://cafef.vn/khong-phai-nga-hay-saudi-day-moi-la-nha-cung-cap-dau-
tho-lon-nhat-cua-viet-nam-nhap-khau-tang-manh-trong-7-thang-dau-nam-
gia-giam-saukyluc18823090423233482.chn#:~:text=X%C3%A9t%20v
%E1%BB%81%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%2C
%20qu%E1%BB%91c,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB
%B3%20n%C4%83m%202022.
13. Annual Report OPEC 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020,
2021, 2022
14. Annual Report IEA 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,
2022
15. Monthly Oil Market Report OPEC 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018,
2019, 2020, 2021, 2022, 2023
16. https://betatechco.com/nguon-goc-khai-thac-dau-mo/
17. https://monkey.edu.vn/ba-me-can-biet/giao-duc/kien-thuc-co-ban/dau-mo-
la-gi#:~:text=D%E1%BA%A7u%20m%E1%BB%8F%20l%C3%A0%20th
%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n,v%E1%BA%BFt%20c%C3%A1c
%20ch%E1%BA%A5t%20v%C3%B4%20c%C6%A1.
18. https://nangluongvietnam.vn/tong-quan-thi-truong-dau-mo-the-gioi-nam-
2022-va-du-bao-nam-2023-30089.html
19. https://wisevoter.com/country-rankings/oil-reserves-by-country/
20. https://www.vietnamplus.vn/opec-du-bao-nhu-cau-dau-tang-len-muc-116-
trieu-thung-mot-ngay/901132.vnp
21. https://laodongcongdoan.vn/thi-truong-dau-toan-cau-co-the-hut-manh-
nguon-cung-trong-thoi-gian-con-lai-cua-nam-2023-98305.html
22. https://www.eia.gov/outlooks/steo/report/BTL/2023/04-nonOPEC/
article.php
23. https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/tin-lien-quan/thi-truong-dau-mo-
the-gioi-nam-2022-va-du-bao-nam-2023
24. https://vneconomy.vn/gia-dau-co-the-leo-len-dinh-97-usd-thung.htm
25. https://vneconomy.vn/gia-dau-dang-gay-ap-luc-den-lam-phat.htm
26. https://nhandan.vn/trien-vong-gia-dau-the-gioi-thay-doi-ra-sao-sau-khi-
mot-loat-cac-so-lieu-kinh-te-va-cung-cau-duoc-cong-bo-post729766.html
27. https://www.pvoil.com.vn/truyen-thong/tin-lien-quan/thi-truong-dau-mo-
the-gioi-nam-2022-va-du-bao-nam-2023
28. https://laodong.vn/the-gioi/canh-bao-dang-ngai-ve-thi-truong-dau-mo-toan-
cau-1242860.ldo

You might also like