You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KĨ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ


--------------------------------

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT DẦU KHÍ 1

AN TOÀN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC NHÀ MÁY LỌC DẦU,


LỌC HÓA DẦU

Lớp L01 Học Kì: 221


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Trọng Vinh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Lan Anh MSSV: 2012602

Phạm Khắc Duy MSSV: 2012834

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4

TỔNG QUAN.................................................................................................................. 5

1. Tổng quan về dầu khí Việt Nam ........................................................................... 5

2. Hiện trạng khai thác dầu khí ................................................................................ 6

3. Tiềm năng dầu khí ................................................................................................. 7

SƠ LƢỢC VỀ HÓA DẦU, LỌC HÓA DẦU .............................................................. 9

1. Hóa dầu, lọc hóa dầu và sản phẩm ....................................................................... 9

1.1. Hóa dầu, lọc hóa dầu là gì ? ............................................................................ 9

1.2. Sản phẩm lọc dầu, lọc hóa dầu ..................................................................... 11

2. Hiện trạng và tƣơng lai công nghiệp lọc – hóa dầu tại Việt Nam .................... 13

3. An toàn môi trƣờng trong các nhà máy lọc dầu, lọc hóa dầu .......................... 15

3.1. Nhà máy Dung Quất ...................................................................................... 16

3.1.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 16

3.1.2. Quy trình hoạt động ..................................................................................... 18

3.1.3. An toàn môi trường trong Nhà máy lọc dầu Dung Quất ........................... 19

3.2. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn .................................................................... 25

3.2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 25

3.2.2. Quy trình hoạt động ..................................................................................... 26

3.2.3. An toàn môi trường trong Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ...................... 27

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 34

2
Danh Mục Hình Ảnh
Hình 1: Bản đồ hoạt động dầu khí Việt Nam. Nguồn: Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam ......................................................................................................................... 5
Hình 2: Nƣớc ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển
vọng dầu khí lớn ............................................................................................................ 8
Hình 3: Quá trình lọc dầu tách các sản phẩm khác nhau từ dầu mỏ dựa trên nhiệt
độ sôi ............................................................................................................................. 10
Hình 4: Sơ đồ chƣng cất, chế hóa và ứng dụng của dầu mỏ ................................... 11
Hình 5: Sản phẩm từ nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất ........................................... 13
Hình 6: Dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam ................................................................. 14
Hình 7: Nhà máy lọc dầu Dung Quất ........................................................................ 17
Hình 8: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn ................................................................... 26
Hình 9: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), tháng 01/2022 ................ 28
Hình 10: Hệ thống xử lí nƣớc thải tập trung và lò đốt bùn thải ............................. 30
Hình 11: Khu xử lý chất thải nguy hại tập trung ..................................................... 31
Hình 12: Nhà chứa chất thải nguy hại tạm thời ....................................................... 32

3
LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên nhóm em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG
TP.HCM đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập trong môi trường tâm huyết,
năng động và sáng tạo. Môi trường Bách Khoa đã rèn luyện cho chúng em những kỹ
năng cần thiết để có thể hoàn thành chặng đường học tập vừa qua.

Tiếp đến, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô trường Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô Khoa Kĩ thuật Địa chất và Dầu
khí, ngành Dầu khí nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua, tạo điều kiện để chúng em
phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Để hoàn thành Đồ án kĩ thuật dầu khí 1, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy Bùi Trọng Vinh và thầy Nguyễn Xuân Huy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong
suốt quá trình nhóm em thực hiện đồ án. Không những thế, Thầy Cô luôn tạo điều kiện
tốt nhất để chúng em có thể học tập những kiến thức mới, giúp chúng em tiếp xúc với
một môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Thầy Cô không chỉ truyền đạt
cho chúng em kiến thức mà còn giúp chúng em trao dồi những kỹ năng trong cuộc
sống, nó là hành trang của chúng em trong tương lai.

Một lần nữa nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã luôn luôn động
viên, bên cạnh mọi lúc khó khăn và các bạn đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

Vì thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn và vốn kiến thức vẫn còn hạn chế nên không
tránh được một số sai sót. Vì vậy, nhóm em xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp,
góp ý của quý Thầy Cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


Nhóm sinh viên thực hiện

4
TỔNG QUAN
1. Tổng quan về dầu khí Việt Nam

Trong số 52 quốc gia trên thế giới có tài nguyên dầu khí, Việt Nam đứng ở vị trí
thứ 28. Tính đến cuối năm 2013, trữ lượng dầu thô đã xác minh của Việt Nam khoảng
4,4 tỷ thùng, đứng đầu Đông Nam Á, trong khi trữ lượng khí đã xác minh của Việt
Nam khoảng 0,6 nghìn tỷ m3, đứng thứ ba trong khu vực.

Hình 1: Bản đồ hoạt động dầu khí Việt Nam. Nguồn: Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
trên thềm lục địa và vùng biển Việt Nam từ trước năm 1975. Ngay từ năm 1969 - 1970,
chính quyền miền Nam Việt Nam đã tiến hành khảo sát khoảng 12.000 km tuyến địa

5
chấn 2D kết hợp khảo sát từ, trọng lực hàng không ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam
(khu vực bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai, Thổ Chu và Tư Chính - Vũng Mây do
Công ty Ray Geophysical Mandrel thực hiện). Tiếp đó, trong hai năm 1973-1974,
chính quyền miền Nam Việt Nam hợp tác với các Công ty Western Geophysical và
Geophysical Services Inc. (Hoa Kỳ) tiến hành các khảo sát địa chấn 2D: Dự án WA74
- HS (3.373 km) khảo sát khu vực từ ngoài khơi bờ biển miền Trung, bao gồm cả quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gồm các lô dầu khí hiện nay là 141, 142, 143 và 144; dự
án WA74 - PKB (5.328 km) khảo sát ven biển Phú Yên - Khánh Hòa.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng cục Dầu khí (tiền thân
của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện nay) được thành lập năm 1975. Kể từ
đó, hoạt động dầu khí được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn bộ thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bao gồm cả các khu vực Hoàng Sa,
Trường Sa, Tư Chính - Vũng Mây... Sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tham gia
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) vào năm 1996, theo
chỉ đạo của Chính phủ ta, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã điều chỉnh phạm vi
hoạt động và chỉ tiến hành các hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải
lý.

2. Hiện trạng khai thác dầu khí

Kể từ khi tấn dầu đầu tiên được khai thác từ m Bạch Hổ (thuộc bể trầm tích Cửu
Long năm 1986) đến nay, PVN đã khai thác được tổng cộng khoảng 506,3 triệu tấn dầu
quy đổi từ các m ở trong và ngoài nước, trong đó sản lượng khai thác dầu đạt 380,9
triệu tấn, sản lượng khai thác khí đạt 125,4 tỷ m3, sản lượng khai thác hàng năm luôn
được duy trì ổn định và gia tăng theo từng năm.
Hiện nay, PVN đang quản lý điều hành khai thác dầu khí từ các m , cụm m ở
trong và ngoài nước. Trong đó, các m : Hàm Rồng, Thái Bình ở bể trầm tích Sông
Hồng; các m : Bạch Hổ, Rồng, Th Trắng, Gấu Trắng, Phương Đông, Rạng Đông,
Cụm m Sư Tử Đen - Sư Tử Vàng - Sư Tử Trắng - Sư Tử Nâu, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ

6
Vàng, Thăng Long - Đông Đô, ở bể trầm tích Cửu Long; các m : Đại Hùng, Chim
Sáo, Rồng Đôi Rồng Đôi Tây, Lan Tây - Lan Đ , Hải Thạch - Mộc Tinh ở bể trầm
tích Nam Côn Sơn; Lô PM3-CAA và 46-Cái Nước, Sông Đốc ở bể Malay - Thổ Chu
và các m ở nước ngoài: m Bir Seba ở Algeria, cụm m Nhenhetxky ở Liên bang
Nga, m D30-Lô SK305 ngoài khơi Malaysia. Trong giai đoạn 2011-2015, sản lượng
khai thác dầu khí của PVN đạt 133,52 triệu tấn dầu quy đổi (so với kế hoạch Chính phủ
giao là 128,77 triệu tấn dầu quy đổi), trong đó khai thác dầu thô đạt 84,75 triệu tấn
(77,65 triệu tấn trong nước và 7,10 triệu tấn ở nước ngoài) và 48,76 tỷ m3 khí về bờ.
Cũng trong giai đoạn này, sản lượng dầu và khí không ngừng gia tăng theo từng năm
và đạt đỉnh vào năm 2015 với sản lượng cả năm đạt 18,76 triệu tấn dầu và 10,67 tỷ
m3 khí về bờ. Cũng trong giai đoạn này, PVN đã đưa được 24 m dầu và khí mới vào
khai thác, trong đó có 18 m trong nước và 6 m ở nước ngoài.
Các m mới dự kiến sẽ được đưa vào khai thác và phát triển phải kể tới m Cá
Tầm, Sao Vàng - Đại Nguyệt, m khí Cá Voi Xanh, dự án khí Tây Nam Bộ (Lô B) và
m dầu - khí Condensate Cá Rồng Đ .

3. Tiềm năng dầu khí

Cụ thể, trong thời gian qua, PVN đã tích cực triển khai thực hiện theo đúng chủ
trương Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, chiến lược phát triển Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam đến năm 2035 đã được Bộ Chính trị định hướng tại Nghị quyết 41
ngày 23/7 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1749 QĐ- TTg
ngày 14/10/2015. Theo đó, PVN đã, đang thực hiện đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản
và tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở trong nước, nhất là ở những vùng nước sâu, xa bờ, gắn
với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phấn đấu đến năm 2035, cơ bản đánh giá
được trữ lượng dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt Nam. Mặt khác, PVN đẩy mạnh
công tác tận thăm dò đối với các khu vực đang khai thác nhằm duy trì và gia tăng sản
lượng; tích cực nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi

7
truyền thống (khí than, khí nông, khí đá phiến sét, khí hydrate...) để bổ sung trữ lượng
phục vụ khai thác dầu khí.

Kết quả tìm kiếm, thăm dò từ năm 2016 đến nay, PVN đã hoàn thành công tác thu
nổ địa chấn 2D thuộc dự án PVN-15 và thu nổ địa chấn 3D theo chương trình công tác
hàng năm của các lô hợp đồng dầu khí, góp phần tăng cường sự hiện diện, khẳng định
chủ quyền của Việt Nam và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Cụ
thể, PVN đã xác định rõ hơn tiềm năng dầu khí ở trong nước, với trữ lượng 2P tại chỗ
khoảng 4,27 tỷ m3 quy dầu; trữ lượng 2P đã phát hiện khoảng 1,52 tỷ m3 quy dầu
(trong đó 784 tỷ m3 khí).

Hình 2: Nƣớc ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có triển
vọng dầu khí lớn

Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp đã tác động nặng nề đến công tác tìm
kiếm, thăm dò và phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Còn ở khu vực
truyền thống, nước nông, khu vực có thể triển khai bình thường, nhưng tiềm năng trữ
lượng còn lại không nhiều, cấu tạo nh phức tạp. Cùng với đó, giá dầu suy giảm kéo
dài năm từ 2015 - 2017, tiếp tục suy giảm sâu cùng với đại dịch Covid-19 trong năm

8
2020 dẫn đến các nhà thầu nước ngoài xem xét lại kế hoạch và quyết định giảm khối
lượng giếng khoan thăm dò thẩm lượng ở trong nước, do đó, số lượng giếng khoan
thăm dò thẩm lượng 5 năm (2016 - 2020) trung bình đạt 12 giếng năm, giảm 40% so
với 5 năm trước đó (2011 - 2015). Đặc biệt, nguồn vốn để thực hiện công tác tìm kiếm,
thăm dò gặp khó khăn do cơ chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tìm kiếm thăm dò
dầu khí đã kiến nghị đề xuất trong dự thảo Quy chế Quản lý tài chính Công ty mẹ - Tập
đoàn đến nay vẫn chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, Luật Dầu khí và các
điều khoản hợp đồng dầu khí hiện hành (ban hành kèm theo Nghị định số 33 2013 NĐ-
CP ngày 22 4 2013 của Chính phủ) kém hấp dẫn so với các nước khu vực, không phù
hợp với tiềm năng trữ lượng dầu khí hiện tại, nên không thu hút được nhà đầu tư nước
ngoài.

SƠ LƢỢC VỀ HÓA DẦU, LỌC HÓA DẦU

1. Hóa dầu, lọc hóa dầu và sản phẩm

1.1. Hóa dầu, lọc hóa dầu là gì ?

Dầu mới được khai thác chưa qua chế biến gọi là dầu thô. Phải trải qua quá trình
biến đổi dầu gồm lọc dầu và hóa dầu thì dầu m mới thực sự trở thành vàng đen quí
giá.

Quá trình này gồm hai công đoạn:

- Lọc dầu:

Dầu m là hỗn hợp của rất nhiều hiđrocacbon khác nhau. Để tận dụng hết tiềm
năng của dầu m , người ta tiến hành tách các hiđrocacbon đó dựa trên nhiệt độ sôi
khác nhau của chúng. Dầu m lúc này được chưng cất trên những tháp cao hàng chục
mét.

- Trên cơ sở nhiệt độ sôi, dầu được chia thành các phân đoạn chủ yếu sau:

9
+ Dưới 1800C: Phân đoạn xăng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ như xe
máy, ô tô, máy bay v.v hoặc làm dung môi pha sơn cao su, keo dán

+ Từ 1800C đến 2500C: Phân đoạn dầu lửa (còn gọi là phân đoạn kerosen), được
dùng làm dầu h a dân dụng, nhiên liệu cho máy bay phản lực v.v

+ Từ 2500C đêm 3500C: Phân đoạn gasoil nhẹ chủ yếu được dùng để làm nhiên
liệu cho động cơ diesel.

+ Từ 3500C đến 5000C: Phân đoạn dầu nhờn (còn gọi là phân đoạn gasoil nặng),
được dùng làm dầu bôi trơn.

+ Trên 5000C: Phân đoạn cặn dùng làm nhựa rải đường, nhiên liệu đốt lò v.v

Hình 3: Quá trình lọc dầu tách các sản phẩm khác nhau từ dầu mỏ dựa trên nhiệt
độ sôi

Lọc hóa dầu: Dầu thô là một hỗn hợp phức tạp gồm hàng nghìn chất khác nhau.
Dầu thô thường bị lẫn các tạp chất như nước và các loại muối khoáng từ quá trình khai
thác ở m dầu. Các tạp chất này cần được loại b thông qua quá trình khử muối và
nước trước khi đưa vào chưng cất dầu thô. Khi chưng cất dầu thô, ta thu được một loạt

10
các phân đoạn với khoảng nhiệt độ sôi nhất định tương ứng với mục đích sử dụng sản
phẩm cuối. Trong NMLD, thông thường dầu thô được chưng cất ở áp suất khí quyển
thành các phân đoạn: khí đốt, LPG, Naphtha (dùng để pha xăng), Kerosene (dùng để
pha dầu h a hoặc nhiên liệu phản lực), Gas Oil (dùng để pha dầu DO) và cặn dầu. Cặn
chưng cất khí quyển có thể được tiếp tục chưng cất dưới áp suất thấp (chưng cất chân
không) để tiếp tục phân tách thành các phân đoạn khác. Các phân đoạn thu được từ quá
trình chưng cất dầu thô cần được nâng cấp chất lượng trước khi sử dụng, thông qua các
quá trình chuyển hóa hóa học (công nghệ reforming, đồng phân hóa, alkyl hóa,
cracking nhiệt, cracking xúc tác, hydrocracking, cốc hóa, xử lý bằng hydro) hoặc được
phối trộn với phụ gia. Tùy theo yêu cầu của chất lượng sản phẩm cuối mà quá trình
chuyển hóa hóa học hoặc loại phụ gia phù hợp được lựa chọn.

Nói đến công nghệ lọc dầu và hóa dầu, không thể không nói đến xúc tác. Xúc tác
là yếu tố cực kỳ quan trọng của các quá trình công nghệ lọc hóa dầu. Nó là chìa khóa
và là động lực để phát triển các công nghệ mới, sản phẩm mới.

Hình 4: Sơ đồ chưng cất, chế hóa và ứng dụng của dầu mỏ

1.2. Sản phẩm lọc dầu, lọc hóa dầu

11
Sản phẩm lọc dầu chủ yếu là các loại nhiên liệu (LPG, xăng, dầu h a, dầu DO,
FO), một số sản phẩm khác như dầu nhờn, nhựa đường, lưu huỳnh, sáp, cốc dầu và các
loại nguyên liệu cho hóa dầu. Sản phẩm lọc dầu được sản xuất từ các nhà máy lọc dầu
(NMLD) với nguyên liệu là dầu thô, loại nhiên liệu hóa thạch được sinh ra từ việc phân
hủy trong điều kiện không có không khí của thực vật và động vật bị chôn vùi trong v
trái đất và hoặc sự tổng hợp của các nguyên tố cacbon và hidro ở điều kiện nhiệt độ và
áp suất rất cao qua hàng trăm triệu năm. Các sản phẩm lọc dầu nguyên thủy đơn giản
được chưng tách từ dầu thô. Ngày nay tỷ lệ các thành phần được tổng hợp mới trong
sản phẩm lọc dầu đã tăng cao để cải thiện các chất lượng của sản phẩm lọc dầu.

Sản phẩm hóa dầu là các hóa chất được sản xuất từ nguyên liệu là sản phẩm trung
gian của NMLD hoặc từ khí thiên nhiên. Nguyên liệu cơ bản để sản xuất các sản phẩm
hóa dầu được chia làm 3 nhóm chính dựa trên cấu trúc hóa học của chúng. Nhóm đầu
tiên là các olefin bao gồm ethylene, propylene và butylene, butadiene. Các olefin này là
nguyên liệu cơ sở để sản xuất hóa chất công nghiệp, các loại chất dẻo, nhựa và cao su
tổng hợp. Nhóm thứ hai là các hợp chất thơm (aromatics) bao gồm benzen, toluene và
xylene dùng để sản xuất thuốc nhuộm và chất tẩy rửa tổng hợp, các loại nhựa và sợi
nhân tạo. Nhóm cuối cùng là khí tổng hợp tức là hỗn hợp của khí CO và hydro, được
dùng làm nguyên liệu để sản xuất amoniac và methanol. Trong đó amoniac là nguyên
liệu quan trọng để sản xuất các loại phân đạm, axit nitơric, hợp chất gốc amin, còn
methanol là một loại dung môi quan trọng và là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm
hóa dầu khác.

12
Hình 5: Sản phẩm từ nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất

2. Hiện trạng và tƣơng lai công nghiệp lọc – hóa dầu tại Việt Nam

Ở Việt Nam lĩnh vực lọc hóa dầu đã bắt đầu từ năm 1982 với các nhà máy lọc
dầu đơn giản, quy mô nh như nhà máy chế biến condensate Cát Lái (thuộc
Saigonpetro), Phú Mỹ (thuộc Petrovietnam), Cần Thơ (do RPC, một công ty Thái Lan,
đầu tư sau đó chuyển qua các nhà đầu tư Việt Nam) và các nhà máy hóa dầu riêng lẻ
như 2 nhà máy nhựa PVC (do liên doanh Vinachem - TPC Vina (Thái Lan) và liên
doanh Petrovietnam - Petronas đầu tư), nhà máy sản xuất chất hóa dẻo DOP
(Petrovietnam, Vinachem và LG đầu tư), sản phẩm hỗ trợ cho việc sử dụng nhựa PVC
thường dùng trong xây dựng. Sau đó là các nhà máy sản xuất phân đạm từ khí thiên
nhiên (Phú Mỹ và Cà Mau đầu tư bởi Petrovietnam). Tuy nhiên, chỉ sau khi Nhà máy
lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động (2009), chuỗi giá trị lọc hóa dầu từ nguyên
liệu là dầu thô đến một sản phẩm hóa dầu cuối là nhựa PP mới được hoàn tất. Khi các
tổ hợp, nhà máy lọc hóa dầu dần đi vào hoạt động, ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt
Nam sẽ phát triển từ lọc dầu đến hóa dầu và hóa dầu từ khí thiên nhiên.

13
Công nghệ và sản phẩm lọc hóa dầu ở Việt Nam trong tương lai cũng không nằm
ngoài xu hướng thế giới. Các tổ hợp lọc - hóa dầu sẵn có như Dung Quất, Nghi Sơn
sẽ được nâng cấp để có thể chế biến các loại dầu thô có chất lượng thấp với giá rẻ hơn
thành các sản phẩm lọc dầu sạch và ít gây ô nhiễm môi trường hơn; ngoài xăng dầu sẽ
có thêm các loại nhựa đường, dầu nhờn, lưu huỳnh và nhiều chủng loại sản phẩm trung
gian và thành phẩm hóa dầu mới. Các sản phẩm hóa dầu sẽ được sản xuất bằng công
nghệ hiện đại, tiên tiến, chú trọng đến hóa dầu từ khí thiên nhiên, thế mạnh của Việt
Nam trong tương lai với các m khí trải dài ngoài khơi từ Bắc tới Nam. Các liên hợp
lọc hóa dầu và hóa khí như Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Phú Mỹ, Cà Mau, Miền
Trung với sản phẩm đa dạng, làm nền tảng để các ngành công nghiệp có liên quan phát
triển, cung cấp nguyên liệu trong nước ổn định cho ngành công nghiệp hóa chất, công
nghiệp phụ trợ và dệt may để tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập với khu vực, tận dụng
được các hiệp định thương mại quốc tế và liên chính phủ như hiệp định thương mại
xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định của khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) hay của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hình 6: Dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam

14
3. An toàn môi trƣờng trong các nhà máy lọc dầu, lọc hóa dầu

Ngành lọc hóa dầu thường có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nên phải có
biện pháp xử lý phù hợp. Hầu hết các nhà máy đều chú trọng đến công tác thiết kế
và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải hiện đại. Đồng thời áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến hướng đến tạo ra nhiều sản
phẩm thân thiện với môi trường hơn trong tương lai. Tất cả hoạt động như sinh
hoạt hay sản xuất đều sinh ra chất thải. Ô nhiễm môi trường luôn hiện hữu nếu
không nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và xử lý nguồn thải từ
giai đoạn chuẩn bị đến khâu vận hành chính thức hệ thống.

Các nguồn phát thải chính phải đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn môi trường như:

- Nước thải: nước nhiễm dầu, nước tách muối, nước sinh hoạt và nước làm
mát.

- Khí thải: ống khói lò hơi, lò gia nhiệt sử dụng dầu hoặc khí nhiên liệu.

- Bụi phát sinh trong quá trình nạp tháo chất xúc tác.

- Tiếng ồn từ hoạt động thiết bị - máy móc.

- Chất thải rắn từ hóa chất xúc tác, chất thải rắn nhiễm dầu, bùn nhiễm dầu,
chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt.

Hiện nay, xu hướng “xanh” ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp, kể cả lĩnh vực lọc hóa dầu cũng dần áp dụng. Nhiều cơ sở, nhà
máy có quy mô lớn thường thiết kế các bể xử lý nước thải kết hợp đồng thời với
trồng rau hoặc nuôi cá. Đặc biệt, trồng các loại cây thủy sinh vừa tạo cảnh quan
thẩm mỹ vừa giúp tạo ra chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn xả thải hơn

Đặc trưng các công trình xử lý chất thải môi trường như:

15
- Đối với hệ thống xử lý nước thải: ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có
khả năng loại b dầu, chất rắn lơ lửng, tạp chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học.

- Đối với hệ thống xử lý khí thải: thiết kế hệ thống xử lý an toàn bao gồm
thiết bị tách bụi, thiết bị thu hồi khí lưu huỳnh, có phát sinh từ các phân xưởng.

- Đối với công trình xử lý chất rắn: Cần lưu ý đến công tác xử lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại phải được thu gom và xử lý trong các thùng chứa, từng khu
vực để có kế hoạch xử lý kịp thời. Phần chất thải sau giai đoạn thu gom này phải
chuyển đến các đơn vị chịu trách nhiệm xử lý phải có giấy phép đúng theo quy
định của Nhà nước.

3.1. Nhà máy Dung Quất

3.1.1. Giới thiệu chung

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc
dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng
điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Diện tích sử dụng: Khoảng 956 ha (bao gồm cả 140 ha mở rộng trong tương lai)
bao gồm 485 ha mặt đất và 471 ha mặt biển, trong đó (hiện tại): Khu nhà máy chính
110 ha; Khu bể chứa dầu thô 42 ha; Khu bể chứa sản phẩm 43,83 ha; Khu tuyến dẫn
dầu thô, cấp và xả nước biển 17 ha; Tuyến ống dẫn sản phẩm 77,46 ha; Cảng xuất sản
phẩm 135 ha và Hệ thống phao nhập dầu không bến, tuyến ống ngầm dưới biển và khu
vực vòng quay tàu 336 ha. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô năm
tương đương 148.000 thùng ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu ở Việt Nam.

16
Hình 7: Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Nhà máy sản xuất khí hóa l ng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và
A95, dầu h a, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu. Nhà máy gồm 14 phân
xưởng chế biến công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi.
Các hạng mục chính của nhà máy bao gồm:

- Cảng nhập dầu thô

- Khu bể chứa dầu thô

- Các phân xưởng phụ trợ

- Các phân xưởng công nghệ

- Khu bể chứa trung gian

17
- Đường ống dẫn và khu bể chứa sản phẩm

- Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển và trạm xuất bằng đường bộ

-Đê chắn sóng

- Khu nhà hành chính

- Nhà máy sản xuất polypropylene

3.1.2. Quy trình hoạt động

Dầu thô được nhập vào nhà máy lọc dầu để chế biến thông qua hệ thống phao rót
dầu một điểm neo (SPM) có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 80.000 đến 150.000
tấn (Sau khi nâng cấp, mở rộng 300.000 tấn) và đường ống dẫn dầu từ phao đến khu bể
chứa dầu thô dài khoảng 4,2km.

Dầu thô được bơm vào khu bể chứa dầu thô gồm 08 bể có dung tích bằng nhau
mỗi bể là 65.000m3. Sau đó dầu thô được bơm vào tháp chưng cất khí quyển có Công
suất 140 ngàn thùng một ngày để tách thành các phân đoạn như: Gas, Naphtha,
Kerosene, Gas oil nặng và nhẹ và cặn khí quyển.

Khí Gas được đưa đến phân xưởng chế biến Gas và thu hồi Propylene để cho ra
khí hóa l ng và Propylene đưa qua nhà máy Polypropylene để chế biến hạt nhựa.

Naptha được đưa đến các phân xưởng công nghệ để nâng cao chỉ số octan phối
trộn xăng.

Kerosene được đưa đến phân xưởng xử lý kerosene để cho ra nhiên liệu phản lực
Jet A1 và dầu h a.

Gas oil nặng và nhẹ được đưa đến các phân đoạn xử lý cho ra dầu diesel.

Cặn khí quyển được đưa đến phân xưởng xử lý để cho ra các sản phẩm: xăng,
diesel, dầu nhiên liệu
18
Toàn bộ các phân xưởng công nghệ và phụ trợ của Nhà máy được điều hành tại
Nhà điều khiển trung tâm thông qua hệ thống điều khiển phân tán DCS hiện đại có
chức năng điều khiển, giám sát, ghi nhận, lưu trữ và hiển thị dữ liệu về quá trình vận
hành của Nhà máy.

Để phục vụ cho các phân xưởng công nghệ hoạt động, NMLD có 10 phân xưởng
phụ trợ như Nhà máy điện, các phân xưởng cung cấp khí nén và khí điều khiển, hóa
chất, nước làm mát, nước cứu h a và nước sinh hoạt, khí nhiên liệu, dầu nhiên liệu,
phân xưởng xử lý nước thải...

Các sản phẩm từ khu vực công nghệ được đưa đến chứa tại khu bể chứa trung
gian, tại đây các sản phẩm được kiểm tra chất lượng và phối trộn với tỉ lệ hợp lý trước
khi đưa ra khu bể chứa sản phẩm bằng đường ống dài khoảng 7 km.

Các sản phẩm của nhà máy được chứa trong 22 bể chứa thành phẩm và xuất bán
bằng đường bộ và cảng xuất bằng đường biển để xuất bán tất cả các sản phẩm của Nhà
máy.

Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển đặt trong vịnh Dung Quất cách Khu bể
chứa sản phẩm khoảng 3 km. Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển xuất các sản phẩm
qua 6 bến xuất cho tàu có trọng tải từ 1.000 đến 30.000 tấn.

Nhằm ngăn sóng, bảo vệ khu Cảng xuất sản phẩm của NMLD và các công trình
khác trong vịnh Dung Quất, một Đê chắn sóng được xây dựng với tổng chiều dài gần
1.600m, mặt đê rộng 11 m, chiều cao đê so với mặt nước biển từ 10 đến 11m.

3.1.3. An toàn môi trường trong Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Bên cạnh mục tiêu vận hành thương mại an toàn tuyệt đối, nhà máy lọc dầu Dung Quất
còn chú trọng bảo vệ môi trường với việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, chất
thải hiện đại của các nước G7 và tinh thần luôn nỗ lực vì môi trường xanh – sạch –
đẹp. Cũng chính vì vậy nên có thể nói Nhà máy lọc dầu Dung Quất được mệnh danh
nhà máy lọc dầu sạch nhất Việt Nam.

19
Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Chất thải phát sinh trong hoạt động của Nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt, nước
thải sản xuất, khí thải và bụi, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông
thường, chất thải nguy hại đều được xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

20
Tổ Giám sát môi trường Bộ Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi
trường tại hồ chứa nước thải đã qua xử lý của Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ngoài ra, Nhà máy còn được trang bị hệ thống theo dõi chất lượng môi trường liên tục
nhằm cảnh báo sớm những thông số có nguy cơ vượt quá tiêu chuẩn để có những biện
pháp xử lý kịp thời.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy luôn vận hành ổn định và chưa có thông số
môi trường nào vượt quá tiêu chuẩn quy định. Trong quá trình vận hành Công ty BSR
đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Đối với khí thải, để kiểm soát chất lượng khí thải tại các ống khói trước khi thải vào
môi trường tiếp nhận, Công ty BSR đã thực hiện lắp đặt các thiết bị phân tích liên tục

21
để kiểm soát chất lượng khí thải đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành
trước khi thải vào môi trường. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng SOx trong ống
khói đầu ra đều thấp hơn so với Quy chuẩn Việt Nam. Định kỳ hàng quý, Công ty BSR
thuê Trung tâm Quan trắc môi trường Dung Quất (là đơn vị có chức năng) tiến hành
quan trắc chất lượng khí thải tại các ống khói. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng
chất ô nhiễm trong khí thải tại các ống khói của Nhà máy lọc dầu qua các năm đều thấp
hơn so với Quy chuẩn Việt Nam.

Đối với nước thải, tất cả các dòng nước thải phát sinh trong Nhà máy đều được phân
loại, thu gom và xử lý bởi các phương pháp khác nhau tại phân xưởng xử lý nước thải
có công suất 560m3 h với các công đoạn như: Xử lý cơ học (vật lý), hoá lý (tuyển nổi),
sinh học, lắng và lọc cát để xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào môi trường tiếp
nhận. Nước thải sau khi xử lý được đưa đến bể kiểm tra chất lượng nước thải, tại đây
có lắp đặt thiết bị giám sát liên tục các thông số như lưu lượng, pH, COD. Định kỳ
hàng ngày, nước thải sau xử lý đều được lấy mẫu và phân tích các chỉ số ô nhiễm của
nước thải như pH, COD, dầu, phenol, chất rắn lơ lửng,... bởi phòng thí nghiệm của
Công ty BSR.

Để có hệ thống nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn như trên, Nhà máy lọc dầu Dung Quất
đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước G7 với
chi phí gần 28 triệu USD. Với đặc thù của nhà máy lọc dầu, nước thải nhà máy gồm
nước nhiễm dầu bề mặt (OWS); nước nhiễm dầu (OW) và nước thải sinh hoạt. Sau khi
phân tách dầu bề mặt ra kh i dòng nước thải bằng phương pháp cơ học, nước thải được
đưa đến công đoạn xử lý bằng phương pháp tuyển nổi (hóa lý) để loại b dầu và chất
rắn lơ lửng có trong nước thải các tạp chất hữu cơ, dầu và những chất ô nhiễm hòa tan
còn lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học.

Sau khi phân hủy sinh học, dòng thải tiếp tục được đưa đến bể lắng, bùn vi sinh sau khi
lắng được quay lại bể xử lý sinh học phần nước sạch được đưa đến thiết bị lọc cát để

22
loại b những chất rắn lơ lửng còn lại và được đưa đến bể kiểm tra có thể tích khoảng
8000m3. Tại đây, nước thải sau xử lý được lấy mẫu và phân tích đáp ứng quy chuẩn
môi trường trước khi đưa ra môi trường, nếu không đáp ứng các quy định sẽ được bơm
về để xử lý lại. Bên cạnh đó, Công ty còn lắp đặt thiết bị giám sát liên tục các thông số
đầu ra của hệ thống xử lý như lưu lượng, pH, COD. Hệ thống xử lý nước thải chỉ là
một phần trong tổng thể hệ thống xử lý an toàn môi trường của Nhà máy lọc dầu Dung
Quất. Nhà máy có 4 hạng mục chính xử lý và bảo vệ môi trường, gồm: Thiết bị tách
bụi tĩnh điện - Phân xưởng Cracking xúc tác 1 tầng sôi (RFCC), Phân xưởng thu hồi
lưu huỳnh (SRU1), Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh bổ sung (SRU2) và Hệ thống xử lý
nước thải tại khu vực Nhà máy.

Cá bơi tung tăng ở hồ điều hòa Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Với chất thải rắn và nguy hại, nhà máy có quy trình được xử lý, đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu luật định. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất đã
được thu gom lưu giữ theo đúng quy định. Nhà máy có 2 kho lưu giữ chất thải nguy hại
tạm thời có diện tích khoảng 600m2/kho và 1 kho chất thải công nghiệp 500m2 để

23
phân loại và lưu giữ chất thải trước khi chuyển cho nhà thầu xử lý. Tất cả các loại chất
thải rắn, chất thải nguy hại đều được phân loại thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ các máy nén khí, thiết bị quay, lò hơi, các đầu ống
xả hơi nước..., nhà máy thiết kế và lắp đặt, các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn
hiện hành và các yêu cầu khác của các nước tiên tiến trên thế giới như: EEMUA 140
Noise procedure specification, EEMUA 141, API RP 521, CONCAWE 87 59 được
ứng dụng tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Để đảm bảo sức kh e cho người lao động,
Công ty BSR đã tiến hành sơn kẻ vạch giới hạn các khu vực có độ ồn cao để kiểm soát
người ra vào làm việc. Bên cạnh đó những người làm việc trong môi trường có tiếng
vượt quá 85 dB (A) thì được trang bị nút hoặc chụp tai chống ồn, làm việc theo thời
gian và tuần suất đã quy định và được khám thính lực định kỳ.

Hàng năm, Công ty BSR (đơn vị quản lý, vận hành NMLD Dung Quất) phối hợp với
Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất
tiến hành quan trắc giám sát môi trường tại Nhà máy. Trung tâm đã được tập đoàn
TUVNORD (Cộng hoà liên bang Đức) đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:
2000, năm 2010 được tập đoàn WQA đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn 9001: 2008
và được Văn phòng Công nhận Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng
nhận hệ thống Phòng thí nghiệm đạt Tiêu chuẩn ISO IEC 17025:2005 với số hiệu Vilas
273.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thực hiện quan trắc môi trường đầy đủ và định
kỳ theo quy định. Từ đầu năm 2022 đến nay BSR đã phát hành các báo cáo về kết quả
thực hiện công tác bảo vệ môi trường gồm: Báo cáo môi trường định kỳ năm
2021, Báo cáo xả nước thải và Báo cáo khai thác nước biển.

Công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên Công
ty, cũng như nhân lực của Nhà thầu về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải khi làm
việc tại Nhà máy được tổ chức thường xuyên thông qua các sự kiện như hưởng ứng

24
Ngày môi trường thế giới 5 6, tổ chức cho người lao động tham gia thi E-test về bảo vệ
môi trường, đăng bài và hình ảnh trên trang thông tin điện tử của Công ty, qua mạng xã
hội nội bộ (Yammar) và nhiều hình thức khác.

3.2. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn

3.2.1. Giới thiệu chung

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là một dự án lọc hóa dầu đang được triển khai tại khu
kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, cách Hà Nội 200km, có đường bộ và đường sắt Quốc
gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tàu có tải trọng đến 30.000 DWT (Dead
Weight Ton) cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn được đánh giá là trọng điểm phát triển
phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ
với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Sản phẩm của nhà máy
gồm khí hoá l ng LPG, xăng, diesel, dầu hoả nhiên liệu máy bay... chủ yếu sử dụng
cho thị trường trong nước . Dự án này có tổng mức đầu tư lên tới hơn 9 tỷ USD và có
công suất 8,4 triệu tấn dầu thô trong một năm giai đoạn đầu và có thể nâng cấp lên 10
triệu tấn dầu thô một năm. Dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN 10% trong suốt
thời gian 70 năm và nhiều ưu đãi khác.

25
Hình 8: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Mặc dù từng được kỳ vọng là sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam nhưng
hiện nay dự án này đang đứng trước nguy cơ phải bù lỗ khoảng 3.500 tỷ đồng năm
trong 10 năm đầu và chất lượng đầu ra không đạt tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng từ năm
2017. Đầu tháng 5 2018, nhà máy lọc dầu đã cho ra đời dòng xăng dầu thương mại đầu
tiên, xuất xưởng hơn 5.000 m3 xăng RON92 và dự kiến vận hành thương mại chính
thức sau 3 tháng.

3.2.2. Quy trình hoạt động

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu m từ năm 1991 khi sản lượng
xuất được vài ba triệu tấn. Dầu thô Việt Nam là dầu thô ngọt, hàm lượng lưu huỳnh rất
thấp (0,041% khối lượng ),đó là nguyên liệu tốt cho các nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên,
dự trữ dầu của Việt Nam là khá thấp. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động lâu dài và liên tục
của phức hợp nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy hợp tác và nhập khẩu dầu thô từ
Trung Đông. Hỗn hợp dầu thô từ Kuwait, Murbei và Black Tiger (Việt Nam ) đã được

26
nghiên cứu và cho thấy sử dụng 100% dầu thô Kuwait đã mang lại kết quả tốt nhất. Kết
quả là, dầu thô Kuwait đã được lựa chọn làm nguyên liệu chính để thiết kế nhà máy lọc
dầu Nghi Sơn. Ngoài ra để đảm bảo trữ lượng của nhà máy, nguồn nguyên liệu Murbei
cũng được sử dụng.

Các sản phẩm thương mại của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là:

- Các sản phẩm năng lượng: khí hóa l ng (LPG), xăng dầu, Kerosene, Jet A 1,
diesel, dầu FO (Fuel Oil)

- Các sản phẩm phi năng lượng: benzen, paraxylene, polypropylene và lưu huỳnh.

3.2.3. An toàn môi trường trong Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn

Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng vào ngày 23/10/2013.
Sau hơn 4 năm xây dựng, ngày 28/2/2018 Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tổ
chức lễ ký kết sự kiện sẵn sàng khởi động Nhà máy. Và ngay sau đó, Nhà máy bước
vào giai đoạn vận hành thử nghiệm. Song song với việc vận hành thử nghiệm các phân
xưởng công nghệ, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tiến hành vận hành các công trình
bảo vệ môi trường theo đúng các cam kết nêu trong Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt. Sau một thời gian vận hành thử nghiệm ổn định, đáp ứng được
các tiêu chuẩn về môi trường, ngày 5/8/2019 dự án đã chính thức được Bộ Tài nguyên
và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình Bảo vệ môi trường đối với
một số công trình Bảo vệ môi trường Dự án "Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn".

Thực hiện chủ trương "Không đánh đổi môi trường và phát triển kinh tế", Nhà
máy lọc hóa dầu Nghi Sơn luôn luôn coi công tác bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng
đầu và đã đầu tư tổng cộng khoảng 300 triệu USD (gần 7.000 tỷ đồng) riêng cho việc
xây dựng và lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường, áp dụng các công nghệ tiên tiến
của các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu nhằm giảm thiểu
đến mức thấp nhất phát thải vào môi trường không khí, nước và đất. Các nguồn thải
phát sinh được xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của Tổ chức tài
27
chính Quốc tế/Ngân hàng thế giới cũng như là các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam. Ngoài ra thiết kế của nhà máy đã được xem xét đến các đặc tính kết hợp
nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và thu hồi nhiệt từ các quá trình sản xuất.

Hình 9: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), tháng 01/2022

Quản lý chất lượng không khí : để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong quá trình
sản xuất, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã lắp đặt các thiết bị, công nghệ xử lý khí
thải đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm đáp ứng tiêu chuẩn khí thải như: Thiết kế chiều cao
ống khói phù hợp, lắp đặt các đầu đốt NOx nồng độ thấp cho các lò gia nhiệt, hệ thống
khử NOx bằng xúc tác chọn lọc SCR, hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) và Hệ thống
khử NOx bằng nước biển cho khí thải nồi hơi; Hệ thống khử NOx bằng xúc tác chọn
lọc (SCR), hệ thống tháp rửa ướt khử SOx và loại b bụi trong khí thải lò đốt khí CO
phân xưởng RFCC, phân xưởng thu hồi lưu huỳnh nhằm thu hồi tối đa lưu huỳnh l ng
từ khí chua, hệ thống thu hồi hơi Hidrocacbon cho khu vực xuất sản phẩm bằng xe bồn,
khu vực bồn bể và cảng xuất sản phẩm.

28
Khí thải ra môi trường được giám sát thông qua hệ thống giám sát tự động bao
gồm các thông số SOx, NOx, bụi ... đã lắp đặt trên 20 ống khói theo đúng yêu cầu
trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để đảm bảo các chỉ
tiêu khí thải luôn đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
cũng đã lắp đặt 3 trạm giám sát chất lượng không khí xung quanh tại các khu vực khác
nhau của nhà máy.

Quản lý chất lượng nước thải: hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy
lọc hóa dầu Nghi Sơn được thiết kế bao gồm hai dây chuyền xử lý song song với công
suất xử lý của mỗi dây chuyền là 350m3/giờ. Tất cả các dòng nước thải phát sinh trong
quá trình sản xuất và sinh hoạt đều được thu gom và xử lý qua các công đoạn như: Xử
lý bậc 1 - Cơ học (tách dầu sơ cấp và thứ cấp) và Hóa lý (keo tụ, tuyển nổi), Xử lý bậc
2 - Sinh học, Xử lý bậc 3 - Oxy hóa bằng ozone và Hóa lý (hấp thụ bằng than hoạt tính
-keo tụ - lắng). Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải còn có cụm xử lý kiềm thải và cụm
oxy hóa bằng xúc tác để xử lý khí thải bay hơi từ các cụm xử lý. Nước thải sau khi xử
lý được giám sát thông qua hệ thống giám sát tự động liên tục các thông số: Lưu lượng,
Nhiệt độ, pH, COD, TSS, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Phenol và Tổng dầu mỡ khoáng
đã được lắp đặt tại hố xả thải.

Nước thải từ phân xưởng khử khoáng, từ hệ thống FGD và nước biển làm mát
cũng được xử lý phù hợp và được giám sát thông qua hệ thống quan trắc tự động liên
tục đối với một số thông số đặc trưng trước khi thải ra ngoài môi trường tuân thủ đúng
theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, định kỳ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phối
hợp với đơn vị có chức năng tiến hành quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý, để
đảm bảo các chỉ tiêu ô nhiễm đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 40:
2011/BTNMT.

29
Hình 10: Hệ thống xử lí nước thải tập trung và lò đốt bùn thải

Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: thực hiện theo yêu cầu của Thông
tư 36 2015 TT-BTNMT về việc quản lý chất thải nguy hại, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi
Sơn đã đăng ký Sổ chủ nguồn thải Mã số QLCTNH: 38000296.T với Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có 18 kho lưu trữ chất thải
nguy hại tạm tại nhiều vị trí trong khu công nghệ và 01 kho tập trung rộng 700 mét
vuông để lưu trữ chất thải trước khi chuyển cho Nhà thầu. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi
Sơn đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Nghi Sơn - NSEC để thu gom,
vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng chất thải nguy hại và thông thường phát sinh trong
quá trình hoạt động.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đầu tư xây dựng một lò đốt tầng sôi công
nghệ hiện đại của Nhật Bản, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam để xử lý bùn thải
phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung và dầu thải từ phân xưởng sản xuất hạt

30
nhựa, Hệ thống xử lý chất thải của lò đốt bao gồm tháp làm lạnh nhanh để kiểm soát sự
hình thành Dioxin, thiết bị lọc bụi tay áo để thu hồi bụi và tháp khử hơi axit bằng kiềm
loãng. Khí thải phát sinh được giám sát thông qua hệ thống quan trắc tự động cho các
thông số Bụi tổng, SOx, NOx để đảm bảo khí thải trước khi xả vào môi trường luôn
đáp ứng tiêu chuẩn xả thải tại QCVN 30:2012/BTNMT.

Hình 11: Khu xử lý chất thải nguy hại tập trung

31
Hình 12: Nhà chứa chất thải nguy hại tạm thời

Giảm thiểu tiếng ồn: để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh, nhà máy đã bố trí các
phân xưởng, thiết bị gây tiếng ồn lớn như nồi hơi, tuabin phát điện ... nằm ở trung tâm
nhà máy và sử dụng các thiết bị giảm âm để làm giảm tiếng ồn phát sinh. Bên cạnh đó,
những người làm việc trong môi trường có tiếng ồn vượt quá 85 dB(A) đều được trang
bị các thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp.

Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã xây dựng và áp dụng thành công hệ thống
quản lý tích hợp (IMS) theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2015
và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Tổ chức chứng nhận DNV-GL đã
đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống IMS tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 9001
bắt đầu từ ngày 22/03/2019. Chính sách Chất lượng - Sức kh e - An toàn và Môi
trường đã được thiết lập và truyền đạt để hướng dẫn cho tất cả nhân viên ở tất cả các
cấp của nhà máy và đảm bảo định hướng chiến lược chung.

32
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, ngành Dầu khí đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng
góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm an ninh
năng lượng quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia
có hiệu quả bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên
Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

Ngành Dầu khí đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước,
giải quyết việc làm cho người lao động. Với việc ngành Dầu khí ra đời, hàng loạt các
chỉ tiêu giải quyết việc làm được giải quyết. Điều đáng nói, ngành Dầu khí hơn hẳn các
lĩnh vực khác vì việc làm từ dầu khí có tính ổn định, bền vững và có thu nhập cao.
Song song đó, ngành Dầu khí cũng trở thành hạt nhân quan trọng phát triển kinh tế
vùng ở những nơi có công nghiệp dầu khí được xây dựng, đặc biệt ở những địa phương
tiếp giáp biển.

Khi nhắc đến lĩnh vực chế biến dầu khí, không thể không nhắc đến các nhà máy
lọc dầu, lọc hóa dầu như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy lọc hóa
dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Việc đảm bảo an toàn môi trường trong các nhà máy
lọc dầu, lọc hóa dầu cũng được chú trọng một cách triệt để. Các nhà máy lọc dầu, lọc
hóa dầu phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng môi trường như Hệ thống
quản lí môi trường ISO 14001: 2015, đảm bảo trang bị công nghệ khoa học, máy móc
thiết bị đủ điều kiện xử lí những chất thải, khí thải, nước thải trước khi xả ra môi
trường, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, nguồn sống và đặc biệt
là sức kh e của dân cư.

33
Yêu cầu các nhà máy lọc dầu, lọc hóa dầu tuân thủ nghiêm các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường; thường xuyên vận hành và lập nhật ký vận hành các công
trình xử lí nước thải, bảo vệ môi trường; thực hiện chương trình quan trắc môi trường
và báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

Gắn liền phát triển kinh tế nói chung và ngành Dầu khí nói riêng với chủ trương
“Không đánh đổi môi trường và phát triển kinh tế”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng
như các công ty liên quan, các nhà máy lọc dầu, lọc hóa dầu càng phải chú trọng đến
bảo vệ môi trường, thường xuyên có những đổi mới nhạy bén trong xử lý chất thải,
đảm bảo vừa phát triển bền vững, vừa không gây nguy hại đến môi trường. Bảo vệ môi
trường không chỉ là vấn đề của một quốc gia hay một dân tộc mà nó còn là vấn đề
chung của toàn thể nhân loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đức Chính, Khám phá nhà máy lọc dầu “sạch” nhất Việt Nam .

2. Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức, Sản phẩm lọc hóa dầu là gì ?.

3. TS. Nguyễn Hoàng Yến, Khai thác, chế biến dầu khí Việt Nam: Thách thức và giải
pháp (kì 1), TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM, Tập doàn Dầu khí Việt Nam.

4. Xử lí chất thải trong các nhà máy lọc dầu

5. Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

6. NGHI SON REFINERY AND PETROCHEMICAL LLC.

34

You might also like