You are on page 1of 5

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỌC PHẦN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày kiểm tra: 22/04/2022

Họ tên sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng


Mã đề: 221
Mã số sinh viên : 2021009054

Mã lớp học phần: 2021702048038

Bài làm gồm: 04 trang

Điểm CB chấm thi

Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1: Những Hội nghị Trung ương Đảng thể hiện đường lối lãnh đạo, chỉ đạo phong
trào đấu tranh giành chính quyền (1939-1945) là:

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) diễn ra tại Bà Điểm (Hóc
Môn, Gia Định).
- Hội nghị cán bộ Trung ương (11-1940) họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
- Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì.

Theo tôi, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng được coi là ngọn cờ
dẫn đường cho toàn thể dân tộc Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến
lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do bởi:

- Hội nghị chỉ rõ: “Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt
Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lập Mặt trận Việt Minh, khẩu
2

hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập, hoãn
cách ruộng đất”.
- Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ hội nghị tháng 11-
1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930,
khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2: Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo (1986-2021) là:

*Quy mô nền kinh tế tăng nhanh:

Trong suốt 36 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Đời
sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1986 bình quân thu
nhập đầu người mới đạt 422 USD/năm thì đến năm 2021 đạt khoảng 2957 USD/năm.

Những nỗ lực đổi mới trong 36 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được
cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển.

Qua 36 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu
nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê,
gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng
xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.

*Phát triển gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội

Trong suốt quá trình 36 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa
với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên
và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước phát triển. Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành
tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm
2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn 2.23% năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa
chiều).
3

Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào
tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực.

Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á
và thế giới, năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018.

Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển. Nhờ đó, người dân dễ
dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hơn. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống y
tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ
cao mang tầm thế giới như: ghép chi, tim, gan, thận...; kiểm soát được nhiều dịch bệnh
nguy hiểm, trong đó có Covid-19; chủ động sản xuất được nhiều loại vắc-xin phòng bệnh,
mới đây nhất là vắc-xin phòng Covid-19...

Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ
trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số.

*Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao

Quá trình 36 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác
chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường
trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh
tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương
và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ
rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế
giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của
Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do
đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác
động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm...
4

Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức
quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc...
đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực,
được cộng đồng quốc tế tôn trọng.

➔ Theo tôi, nguyên nhân của những thành tựu trên là nhờ đường lối đổi mới đúng
đắn của Đảng. Bởi thực tế, qua từng năm đã cho thấy nếu không có sự lãnh đạo tài
tình của Đảng thì sẽ không có công cuộc đổi mới, không có sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng thì không có công cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn. Và cũng nhờ những
quyết sách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên Đảng
được toàn dân, bạn bè quốc tế hợp ủng hộ. Từ đó mang lại những thành tựu to lớn
mang ý nghĩa lịch sử, khẳng định cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt
Nam với thế giới.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – tác giả: Ths. Lê Văn
DŨNG – Ths. Hoàng Thị Mỹ Nhân.

2. Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới đất nước. Được lấy về từ
https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi-moi-dat-nuoc.
Tác giả: Mai Trung Dũng - (Trưởng Ban Tuyên giáo - Đảng ủy Khối các cơ quan
tỉnh).

3. Ðánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới. Được lấy về từ
https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/danh-gia-tong-quat-
va-bai-hoc-kinh-nghiem-qua-35-nam-doi-moi-131519. Tác giả: GS. TS. Vũ Văn
Hiền.

Họ tên sinh viên

Nguyễn Duy Hoàng


5

You might also like