You are on page 1of 38

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023


Mã học phần: 221XH5002
Nhóm: 2 (Lớp thứ 7 – Tiết 1-2-3)
Tên đề tài:
Quan điểm của sinh viên đối với vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay.
TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH

1 Huỳnh Văn Sơn K224081086 100%


2 Nguyễn Hoàng Nhi 19159034 100%
3 Hoàng Đình Thức 19129003 100%
4 Phạm Hữu Thế 19129051 100%
5 Nguyễn Thành Lợi 20110674 100%
6 Phạm Anh Tuấn 19129061 100%

Ghi chú:
Tỷ lệ %: Mức độ phần trăm hoàn thành của từng sinh viên tham gia.
Trưởng nhóm: Phan Thị Ngọc Trân.

Nhận xét của giáo viên


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
….………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh - Tháng 11 năm 2021

1
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..................................................................4
1.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG..............................................................................................5
2.1. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI
DỊCH COVID-19.................................................................................................5
2.1.1. Xã hội......................................................................................................5
2.1.2. Hộ gia đình, dân cư................................................................................9
2.2. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH
COVID-19..........................................................................................................13
2.2.1. Nền Kinh tế Trong nước.....................................................................13
2.2.2. Nền kinh tế Hộ gia đình......................................................................16
2.3. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ CHO HỘ GIA TRONG MÙA DỊCH
COVID-19..........................................................................................................21
2.3.1. Nhà nước – chính phủ.........................................................................21
2.3.2. Xã hội....................................................................................................23
2.3.3. Cá nhân và hộ gia đình.......................................................................24
2.3.4. Tổng kết................................................................................................27
PHẦN 3: KẾT LUẬN............................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................29

2
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Đại dịch COVID-19 đã và đang có tác động rất lớn đến nhân loại nói chung và Việt
Nam nói riêng, với số ca nhiễm và tử vong ngày càng tăng cao cùng với đó là các biến
chủng ngày càng nguy hiểm của Covid-19. Riêng ở Việt Nam đã phải trải qua 3 làn sóng
dịch và hiện tại là làn sóng dịch lần thứ tư. Covid-19 không chỉ đem lại những tổn thất về
kinh tế mà còn tổn thất đến con người. Trong đó, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư đã
tác động nghiêm trọng đến mọi mặt trong đời sống cũng như hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp và người dân vì đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố
lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương,… những nơi tập trung đông dân cư, các
khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn có vai trò đóng góp rất nhiều cho
việc phát triển kinh tế. Sự bùng phát và lây lan vẫn chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19
đã và đang khiến cho nền kinh tế thế giới phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng,
tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển với sự chỉ đạo của
Chính Phủ trong bối cảnh bình thường mới đã thành công bước đầu. Tuy nhiên đến thời
điểm hiện tại, những hậu quả về kinh tế để lại vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của
những hộ gia đình tại TP.Hồ Chí Minh. Đây được xem như là nơi tập trung hầu hết các
công nhân từ các tỉnh khác và họ là những người đang chịu ảnh hưởng trực tiếp về tác
động của đại dịch như việc bị kẹt trong vùng dịch không trở về quê được và phải rơi vào
tình trạng thất nghiệp, cùng với đó là nhu cầu về sinh hoạt cũng như tiền trọ cho thấy rõ
vấn đề họ đã mất cân bằng về kinh tế và thậm chí là mất khả năng kinh tế. Nhận thấy tính
cấp thiết về những ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình kinh tế của người lao động và
cũng như các hộ gia đình tại vùng dịch, vì thế chúng ta sẽ đi vào phân tích và nhận định
với mục đích làm rõ và đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên và cũng vì
thế “ Ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến kinh tế hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí
Minh“ đã được nhóm lựa chọn làm chủ đề chính của đề tài.

3
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Đề tài “Ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến kinh tế hộ gia đình tại Thành phố Hồ
Chí Minh“ với mục tiêu đi đầu là giúp người đọc có thể nhận thức rõ hơn những ảnh
hưởng cơ bản của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và cụ thể ở
đây chính là đối với các hộ gia đình, người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch.
Đề tài sẽ tập trung vào phân tích dựa trên tình hình thực tiễn về sự tác động của đại dịch
Covid
-19 đến kinh tế, xã hội hiện nay. Nêu rõ được những vấn đề còn tồn đọng với kinh tế của
các hộ gia đình, người dân trong mùa dịch cùng với các mặt còn hạn chế, xác định rõ mục
tiêu và từ đó đưa ra được các phương pháp giải quyết mang tính cấp bách cũng như lâu
dài cho hiện tại và cả tương lai đối với vấn đề nêu trên. Góp phần thúc đẩy một cách
nhanh chóng công cuộc đưa đất nước trở lại trạng thái “ bình thường mới “, hạn chế một
cách tối đa được những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến vấn đề kinh tế của
người dân cũng như hộ gia đình tại Việt Nam.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, nhóm chúng em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và tổng
hợp kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet,…

Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin về tình hình
cuộc sống của người dân và tình trạng kinh tế của các hộ gia đình trong đại dịch Covid-
19 xung quanh bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát, khách quan nhất
về vấn đề và sẽ có nhiều cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ
thể từ những kết quả bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng
lại với nhau để có được sự nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng và hợp lý.

4
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ- XÃ HỘI VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI DỊCH
COVID-19

2.1.1. Xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng trước khi đại dịch
covid-19 (đầu năm 2020) xâm lấn tức là năm 2019:

(Theo nguồn ảnh, Thanh Trà, Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam,
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tang-truong-gdp-trong-10-nam-qua-cua-viet-nam-318959.html, ngày
truy cập 26-09-2021).

Cả nước: Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm, đa số là tăng. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD, tăng 7,6% so năm 2018; lần đầu
vượt ngưỡng 500 tỷ USD và là kết quả lịch sử, với giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục mới
đạt 9,94 tỷ USD. ( Theo Tạp chí Tài Chính Online ( Thanh trà, 2020, Tăng trưởng GDP
trong

5
10 năm qua của Việt Nam)[1] . Khoảng 38 tỉ USD vốn ngoại đổ vào nền kinh tế, số lượng
doanh nghiệp tăng, số thành lập mới năm nay đạt mức kỉ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp,
vốn đăng kí bình quân một doanh nghiệp đạt 12,5 tỉ đồng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Là đô thị phát triển nhất Việt Nam, là trung tâm chính trị,
kinh tế quan trọng của cả nước.

+ Nền kinh tế tiếp tục tăng ổn định. Năm 2019 tăng trưởng kinh tế của thành
phố(GRDP) ước đạt 8.32%, cao hơn so với năm 2018 là 8.3%. Tỷ trọng quy mô kinh tế
thành phố (5,55 triệu tỷ đồng) so với quy mô kinh tế cả nước là 23,97%, cao hơn năm
2017 và năm 2016 (23,4%), cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
chiếm 35% GRDP, bằng năm 2018, vượt chỉ tiêu bình quân trên nhiệm kỳ 2016-2020 là
30% GRDP. Đây là một tín hiệu tốt [2].

+ Về lĩnh vực dịch vụ thì thành phố đang triể khai kế hoạch phát triển thương mại
điện tử, hỗ trọ, khuyến khích người dân địa bàn đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử,
góp phần thúc đẩy luu thông hàng hóa, điển hình là các trang thương mại điện tử Tiki,
Shopee, Lazada, ...Dẫn đến chỉ số thương mại điện tử của HCM dẫn đầu cả nước với chỉ
số 86,8 cao hơn cả nước 2 lần 40, 3 điểm.

+ Kim ngạch xuất - nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp 2019
ước đạt 42,1 tỉ USD tăng 10,7% so với cùng kì (tăng 7%), nhập khẩu ước đạt 51,4 tỉ USD
tăng 9,2% so với cùng kỳ (tăng 8,8%) [3].

+ Thị trường chứng khoán 9 tháng năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động
vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 203,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với

[1]
Tất Đạt, Tăng trưởng GDP vượt 7% và những con số đáng chú ý của kinh tế Việt Nam năm 2019,
https://vietnammoi.vn/gdp-vuot-7-va-nhung-con-so-dang-chu-y-cua-kinh-te-viet-nam-nam-2019-
2019122718172625.htm , ngày truy cập 18-11-2021.
[2] [3]
Anh Tuấn, 2019, Tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
https://www.vietnamplus.vn/tang-truong-kinh-te-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-nam-2019-uoc-dat-
832/610299.vnp ,ngày truy cập 05-10-2021.

6
cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt mức tăng khá 10,3% so với
cùng kỳ năm 2018.

(Theo nguồn ảnh từ https://hanoimoi.com.vn/infographic/Kinh-te/954139/toan-canh-buc-tranh-kinh-te-viet-


nam-nam-2019b)

Về tình hình lao động:

- Tình hình lao động cả nước: việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến
tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của
người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng. Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng tích cực, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh,
lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của nền
kinh tế.
7
Nguồn các thông số: Theo Trang tin điện tử TPHCM (Long Hồ, 2019, TPHCM: bình quân giải quyết việc làm
hàng năm cho 300.943 lượt lao động,https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-

cho-300-943-luot-lao-dong-1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.)

- Tình hình lao động TP. HCM:


+ Qua các năm từ 2012-2019, TP. HCM đã giải quyết việc làm cho 2.260.950 lượt
lao động, số việc làm mới là 960.055 chỗ; bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho
300.943 lượt lao động, số chỗ việc làm mới là 127.386 chỗ. Tỷ lệ thất nghiệp đến năm
2018 là 3,76% [4].
+ Cơ cấu lao động đang chuyển dần sang dịch vụ, giảm dần công nghiệp - xây dựng
và nông - lâm - ngư nghiệp. Năm 2019, tỷ trọng cơ cấu lao động dịch vụ là 64,89% (năm
2018 là 64, 37%), công nghiệp - xây dựng là 33,08% (năm năm 2018 là 33,52%), nông -
lâm - ngư nghiệp là 2,03% (năm năm 2018 là 2,11%)

Nhận xét: Trước khi đại dịch đến, thì tình hình kinh tế xã hội nước ta phát triển ổn
định, đạt được những kết quả tích cực thậm chí năm 2019 là năm tăng trưởng kinh tế
cao nhất

[4]
Long Hồ, TPHCM: Bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao động,
8
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-cho-300-943-luot-lao-
dong-1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.

9
trong 9 năm trở lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước cũng như sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân cả nước mà đã bình yên
vượt qua được khó khăn. Ngành du lịch phát triển mạnh, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Nói riêng TP. HCM thì vẫn giữ vị thế và phong độ của thành thị phát triển, trung tâm
kinh tế của cả nước với nhiều chỉ số dẫn đầu, có chỉ số thậm chí hơn xa cả nước như
thương mại điện tử. Hoàn thành các chỉ tiêu trong năm cũ đề ra một cách xuất sắc thậm
chí vượt qua chỉ tiêu đề ra. Thị trường lao động có những sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ
thất nghiệp tiếp tục giảm, tỷ lệ có việc làm tăng. Lao động dần chuyển sang ngành dịch
vụ chứng tỏ nguồn lao động có kỹ thuật chuyên môn cao đang dần nhiều hơn, phù hợp
với định hướng phát triển cảu thành phố, đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực và nhu cầu sản
xuất trong tương lai khi thời đại ngày càng tiến bộ, các ngành dich vụ dần trở thành nhân
vật chính của nền kinh tế. Ngoài ra còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thep kịp
các nước tiến bộ trên thế giới.

2.1.2. Hộ gia đình, dân cư

- Cả nước:

+ Đời sống dân cư cả nước tiếp tục được cải thiện. Ước tính thu nhập bình quân 1
người 1 tháng năm 2019 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, cao hơn mức 3,9
triệu đồng của năm 2018.

+ Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 6,7 triệu
đồng/tháng, trong đó thu nhập của lao động có trình độ trên đại học trở lên là 9,3 triệu
đồng/tháng, tăng 1,06 triệu đồng so với năm trước; lao động có trình độ sơ cấp là 7,7
triệu đồng/tháng, tăng 1,08 triệu đồng; lao động chưa học xong tiểu học là 5 triệu
đồng/tháng; lao động chưa từng đi học là 4,2 triệu đồng/tháng [5].

[5]
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 – 27/12/2019,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-
nam-2019/ ,ngày truy cập 25-10-2021.
9
(Nguồn các thông số: Tạp chí tài Chính Online - Đức Hiệp- Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2019 -
https://tapchitaichinh.vn/info-media/infographics-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2019-
324671.html23/06/2020, ngày truy cập 24-10-2021)

- Trong năm 2019, cả nước có 68,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 34,7% so với
cùng kỳ năm trước, tương ứng với 278 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 33,8%.
Thống kê, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4
năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả
nước từ 1- 1,5%/năm. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng
2,75%, tỷ lệ hộ cận nghèo cả nước còn khoảng 4% [6].

- Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua có tác động tích cực,
góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội khu vực nông thôn. Tính đến cuối tháng 12/2019, cả nước

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019,
[6] [7]

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-
nam-2019/ ,ngày truy cập 25-10-2021.
10
có 4.806 xã (đạt 53,92%) và 111 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt
3,92% so với mục tiêu giai đoạn 2010-2020 [7].

- Thành phố Hồ Chí Minh:

Năng suất lao động năm 2019 ước đạt 299,8 triệu đồng/người, tăng 6,8%, trong khi thu
ngân sách đạt 412.474 tỉ đồng, tăng 3,3% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2019.

- Năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mức lương cao nhất của cả
nước với trung bình vị trí có kinh nghiệm là 10 triệu VNĐ, vị trí trưởng phòng là 25 triệu
VNĐ. Trong đó các ngành Tài chính/Đầu tư, Công nghệ thông tin, Ngân hàng có mức
lương cao nhất. Cán bộ công chức viên chức TPHCM năm 2018 được tăng thu nhập tối
đa 0,6 lần, năm 2019 tăng tối đa 1,2 lần, năm 2020 tăng tối đa 1,8 lần so với tiền lương
theo ngạch bậc chức vụ .

(Theo nguồn ảnh từ HR Insider, Vietnamworks Online “Khảo sát người tìm việc năm 2019”,
https://www.vietnamworks.com/hrinsider/kt_chuyen_nganh/vietnamworks-phat-hanh-khao-sat-luong-nguoi-
tim-viec-nam-2019, ngày truy cập 18-11-2021.)

11
+ Trong tổng số 2,5 triệu hộ dân cư, vẫn còn 39 hộ không có nhà ở; trung bình cứ
100.0 hộ dân cư thì có khoảng 2 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở
đang dần được cải thiện trong 10 năm, từ mức 0,9 hộ/10.000 hộ vào năm 2009 đến nay
còn 0,2 hộ/10.000 hộ năm 2019. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt đến 99,8%, nhà bán kiên cố và
kiên cố (chiếm 99,3%) và diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là
19,4m2/người.

+ Về công tác giảm nghèo, tính đến ngày 31/12/2018, thành phố còn 3.767 hộ nghèo,
chiếm tỷ lệ 0,19% tổng hộ dân thành phố và 22.882 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,15%
tổng hộ dân thành phố. Qua 6 năm (2012 - 2018), thành phố đã trợ giúp cho 189.550 hộ
nghèo có thu nhập vượt mức chuẩn nghèo và 142.000 hộ có thu nhập vượt mức chuẩn
cận nghèo của từng giai đoạn và thành phố không còn hộ nghèo có thu nhập trong mức
chuẩn nghèo Quốc gia.[8]

Nhìn chung trước khi đại dịch tiến đến, thu nhập bình quân của nước ta vẫn đang trên
đà tăng trưởng mặc dù vẫn gặp không ít khó khăn. Mức lương giữa các ngành nghề cần
chuyên môn kỹ thuật cao và không cần chuyên môn cũng như người lao động trí óc với
lao động chân tay ngày càng cách biệt. Cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động của
nước ta đang trên đà phát triển, đạt năng suất lao động cao hơn nhờ ngành dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo.
Đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục ổn định, tuy nhiên vẫn có sự cách biệt giữa
mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa một số
vùng như vùng Tây Nguyên còn khó khăn so với các vùng khác. Riêng Thành phố Hồ
Chí Minh là thành phố có bình quân thu nhập dẫn đầu cả nước ở nhiều ngành nghề, ở đây
thì chênh lệch mức lương càng thể hiện rõ giữa những ngành top đầu cũng như nhu cầu
nguồn nhân lực đang rất cần. Ngoài ra thành phố cũng có nhiều chính sách hỗ trợ tăng
lương cho người dân lao động, cán bộ viên chức, giúp nhiều người tìm được việc làm và
hỗ trợ nhà ở thích hợp góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ vô gia cư. Tóm lại tình
hình kinh tế xã hội, hộ gia

12
[8]
Long Hồ, TPHCM: Bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao động,
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-cho-300-943-luot-lao-dong-
1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.

13
đình của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung có nhiều chuyển biến
tích cực, vẫn trên đà phát triển mặc dù còn đứng trước nhiều thách thức.

2.2. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

2.2.1. Nền Kinh tế Trong nước

Trong đợt dịch thứ nhất và thứ hai trong năm 2020:

Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập
và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Do hội nhập kinh
tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19,
nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. [9]
Theo Trang thông tin điện tử Tổng cục
Thống kê (Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và tháng 6 năm 2020) “Tăng trưởng
GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch
vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020. Trong khu vực
dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng
giá trị tăng thêm của 6 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm
trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế
với 0,46 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, đóng
góp 0,32 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 3%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm;
ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,7%, làm giảm 0,95 điểm phần trăm.”. Về cơ
cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm
42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng
kỳ năm 2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%) . Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm
2020, tiêu

[9]
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng năm 2020,
14
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-6-thang-
dau-nam-2020, ngày truy cập 25-10-2021.

15
dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%.

Trong đợt dịch thứ ba và thứ 4 trong năm 2021:

Theo Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã
Hội Quý III tháng 9 năm 2021) “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính
giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và
công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%;
khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng
GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy
tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 10,75%. ”GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước
do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa
phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch
bệnh. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương
mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm
tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần
trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi
giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm
23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc
độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông
tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm. Về sử dụng GDP 9 tháng
năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng
4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng
18,46%.[10]

[10]
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021.
14
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-
va-9-thang-nam-2021, ngày truy cập 25-10-2021.

15
Theo báo VietNam News Agency (Đức Dũng,2021) “Ngày 27/8/2021, Công ty CP
Đào tạo và Phát triển Doanh nghiệp DGroup đã cùng với CLB Doanh nhân khởi nghiệp
Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội (Hanoisme), cộng đồng
doanh nhân Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm online “Chiến lược và hướng đi cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-19”, với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp, doanh
nhân. Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng
của COVID- 19, trong 7 tháng năm 2021, gần 80.000 doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị
trường. Từ nay đến hết năm, nếu Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi
kinh tế, số lượng doanh nghiệp phá sản cũng ở mức 100.000. Hiện mỗi tháng có khoảng
10.000 doanh nghiệp phá sản. Trường hợp nếu không kiểm soát được dịch bệnh, sẽ có
khoảng 150.000 doanh nghiệp phá sản trong năm nay. Theo ông Hiếu, nguyên nhân
chính là doanh nghiệp bị mất tính thanh khoản, khả năng chi trả. “Một doanh nghiệp mất
thanh khoản cũng sẽ kéo theo các đối tác của họ không thu xếp được dòng tiền và mất
thanh khoản theo sau đó", ông Hiếu nói. [11]

Đối với trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trong 8 tháng đầu năm 2021, TP.HCM đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể thể hiện qua
các chỉ số kinh tế:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ giảm hơn 10%

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,6%

+ Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài giảm gần 44%

Dự báo cả năm tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố giảm 2,8% so với cùng kì và
không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6%.( Kịch bản tăng trưởng kinh tế 2021,VTV24,
2021).

[11]
Đức Dũng, Tìm hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-19,
https://ncov.vnanet.vn/tin- tuc/tim-huong-di-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-thoi-covid-19/55ca1e3f-54b2-
4c1c-b905-140aa80d8b12, ngày truy cập 12-10-2021.
16
Các công trình trọng điểm gặp khó khăn do dịch Covid, tạm ngưng thi công hoặc thi
công cầm chừng:

+ Dự án Cầu Thủ Thiêm 2

+ Cầu vượt trước bến xe miền đông mới

+ Dự án xây dựng hầm chui đường Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ Quận 7

+ Tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí
Minh Mùa Dịch Covid-19 Thứ 4 Ra Sao !?, Café Khởi Nghiệp, 2021)

 Nhận định: Dịch bệnh Covid-19 – Đại dịch nguy hiểm toàn cầu đã ảnh hưởng đến
tất cả các quốc gia trên thế giới. Hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng,
kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh; trong đó có Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng. GDP cả nước 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng
kỳ năm trước. Để hoàn thành được mục tiêu đến hết năm 2021, GDP tăng 6,5% theo kế
hoạch Quốc Hội giao là một thách thức lớn trong 4 tháng còn lại của năm 2021. Dịch
Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi
cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9/2021 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng
và số vốn đăng ký. Dự báo cả năm tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh
cũng giảm 2,8% so với cùng kì và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6% do sự tác động
to lớn và nghiêm trọng của dịch bệnh Covid đợt thứ 4 này.
2.2.2. Nền kinh tế Hộ gia đình

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng
đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng
45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.

Hai bản báo cáo được UNDP Việt Nam thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm
Phân tích và Dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học Lao
động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Báo cáo đánh giá tác động đã

17
khảo sát 498

18
hộ gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia
đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ
30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019). Các hộ gia đình làm du lịch,
nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, tại tâm dịch và cũng là trọng điểm kinh tế của cả
nước như TP.HCM đã chứng kiến những cuộc “di dân” khổng lồ. Hàng trăm ngàn lao
động từ các địa phương này tìm mọi cách để về quê. Người đi bộ, người đi xe máy,
quãng đường để về nhà có thể là vài trăm nhưng cũng có thể là cả nghìn cây số. Biết rõ tự
ý di chuyển ra khỏi thành phố khi chưa được phép bằng phương tiện cá nhân là sai quy
định phòng chống dịch, song người lao động ngoại tỉnh vẫn “liều mình” để được về nhà.
Nhiều gia đình mang theo cả “gia tài”, con cái chất hết trên một chiếc xe máy để về quê.
Cuộc sống của người lao động, thu nhập thấp, hết việc là hết tiền, họ phải ở trong những
khu nhà trọ chật hẹp điều kiện thấp. Tài sản lao động sau bao năm xa quê của nhiều
người tất cả cũng chỉ trên một chiếc xe máy là hết, nhiều người đến xe cũng không có để
đi. Đồng thời họ cũng là những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn do không đủ
điều kiện, hiểu biết để thực hiện tốt các thông điệp phòng chống Covid -19. Vì vậy, việc
tiếp tục ở lại TP.HCM dường như là quá sức, họ không thể cầm cự được với số tiền tích
góp ít ỏi từ mức lương lao động trước đó.

19
Kết quả khảo sát thực tế 50 người ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức do
nhóm thực hiện:

- Việc kiếm thêm thu nhập trong mùa dịch chỉ chiếm 24,4%, tỉ lệ không kiếm được
thu nhập và hoàn toàn tiêu dùng bằng tiền tiết kiệm, tích lũy trước đó chiếm 75,9%.
Trong thời kì dịch bệnh kéo dài hơn 5 tháng tại TP.HCM, hoạt động của các công ty, nhà
máy bị ngưng trệ rất nhiều; kéo theo nhiều lao động mất việc làm và phải sống bằng tiền
tích góp trước đó. Do đó, những lao động có mức lương thấp, không tiết kiệm được nhiều
rất khốn đốn, lao đao về chi phí sinh hoạt hằng ngày với tình hình dịch bệnh TP.HCM.

20
- Tình hình tài chính hiện tại: 13,3% vẫn ổn, 30% bị ảnh hưởng nặng và 56,7%
phải giảm bớt chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm bởi tình hình dịch bệnh căng
thẳng kéo dài.

- Hầu hết người dân và các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình
dịch bệnh. Theo khảo sát, bộ phận người lao động (hệ thống nhà máy, xí nghiệp, người
nông dân..) bị ảnh hưởng nhiều nhất, chiếm 46,7%. Do đây là bộ phận thường có cuộc
sống khá bấp bênh, mức lương không quá dư dả để có để tiết kiệm để ứng phó với dịch
bệnh Covid. Những mặt hàng xuất khẩu ứ động trong xe container do bạn hàng Trung
Quốc ngừng thu mua.
- Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều thứ hai là mảng dịch vụ ( Hướng dẫn viên du lịch,
nhà hàng, khách sạn..) chiếm 33,3%.
- Bộ phận tham gia sản xuất bị ảnh hưởng kinh tế bởi dịch bệnh chiếm 13,3%.

21
- Theo khảo sát, 25 ý kiến (chiếm 83,3%) thấy rằng vấn đề học tập, giáo dục đang
bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Covid gây ra. Việc tiếp cận phương pháp học online khá
khó khăn với học sinh cấp 1,2 và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Không có
laptop hoặc smartphone để học.
- Có 17 ý kiến (chiếm 56,7%) cho rằng ăn uống, sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng rất
nhiều từ dịch bệnh. Giai đoạn đầu của đợt dịch thứ 4, do chưa có sự quản lý kiểm soát kịp
của chính phủ nhu cầu tích trữ lương thực cao, gây ra khủng hoảng cung-cầu, làm tăng
giá gấp 2,3 lần của thực phẩm khiến tài chính khó khăn chồng chất khó khăn.
- Hoạt động vui chơi giải trí cũng bị ảnh hưởng nhiều nhưng hầu như không gây
vấn đề quá lớn đối với cuộc sống người dân trong tình hình dịch bệnh nên chỉ có 11 ý
kiến (chiếm 36,7%) bình chọn.
 Qua bài khảo sát thể hiện nền kinh tế hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh trong dịch
bệnh Covid-19, đặc biệt là trong đợt dịch nặng nề lần thứ 4 bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong đó các hộ gia đình làm công nhân, các ngành dịch vụ, khách sạn, du lịch bị ảnh
hưởng nặng nề nhất. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao khiến cho người dân không đủ chi phí sinh
hoạt hằng ngày, dẫn đến việc nhiều lao động ngoại tỉnh đành phải từ bỏ Thành phố để về
quê mưu sinh. Theo báo cáo nhanh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-
TB&XH) tính đến hết ngày 14-10, cả nước hơn 2.184 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Không những thế, nhiều lao động trụ cột của gia đình

22
dịch Covid mà ra đi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của hộ gia đình, khiến nhiều gia

23
đình dường như mất đi chỗ dựa và vô cùng khó khăn. Việc học tập, giáo dục của con cái
cũng bị ảnh hưởng bởi việc học online còn khá mới mẻ và khó để đạt kết quả tốt như học
trực tiếp ở trường.

2.3. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ CHO HỘ GIA TRONG MÙA DỊCH COVID-19

2.3.1. Nhà nước – chính phủ

Có thể nói, Nhà nước chình phủ là những cấp đi đầu, tiên phong trong việc giải quyết
khó khan cho người dân và hộ gia đình. Bên cạnh những thành công trong việc áp dụng
các chủ trương, chính sách kiệp thời ở hiện tại. Nhà nước chình phủ cũng cần phải thay
đổi, áp dụng những biện pháp mới, sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh nhằm ổn
định lại kinh tế cho mỗi hộ gia đình. Dưới đây là một vài các giải pháp:

- Chính phủ cần tăng cường quản lý người xuất nhập cảnh, kiểm soát, sàng lọc,
phòng ngừa trong và sau mùa dịch.
- Quản lý tập trung từ 14 đến 21 ngày đối với người từ nước ngoài về, người có
tiếp xúc người nước ngoài có ho, sốt hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19.
- Quản lý giám sát chặt chẽ các nguồn tài trợ, hỗ trợ, các nguồn tiền mua sắm trang
thiết bị y tế.
- Xử lý nghiêm đối với hành vi không tuân thủ theo chỉ thị của chính phủ trong
việc phòng tránh bệnh.
- Hỗ trợ cho người thất nghiệp, hỗ trợ người bệnh và người nghèo khó trong dịch
bệnh.
- Giảm chi phí điện nước cho người dân. Hỗ trợ cho những người ko có việc làm
ổn định.
- Có nhứng chính sách kịp thời giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua gia đoạn khó
khăn.

Trong 4 tháng phòng chống dịch trong đợt dịch lần thứ tư đã có nhiều gói hỗ trợ nhằm
ổn định đời sống người dân đã được phê duyệt. Trưa 25/7, báo cáo trước Quốc hội trong
phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, Bộ
24
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình thêm về việc
thực hiện các chính sách an sinh xã hội, triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm
2020) và 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19 [12]. Ngày 5/8,
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và Ban chỉ đạo
phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố đã phê duyệt gói hỗ trợ đợt hai, nhằm hỗ trợ
cho 3 đối tượng, gồm lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo
gặp khó khăn do dịch COVID-19, với kinh phí hơn 900 tỷ đồng13. Tại phiên họp ngày 22-
9, thường trực Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã biểu quyết thông qua nghị quyết
chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 đợt 3, với mức hỗ trợ 1
triệu đồng/người. Ngày 9/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Trong 4 ngày từ
1-10, công an TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 547.000 phương tiện, 233.196 lượt người, lập
biên bản xử lý 588 trường hợp với hơn 1,2 tỉ đồng[14] .

Với những hành động trên của chính phủ, nhà nước một phần nào đó đời sống kinh tế
người dân cũng được củng cố. Tuy nhiên, do mật độ dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh
quá đông, mà nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, nên việc hỗ trợ cho từng cá nhân còn
nhiều bất cập, chậm trễ. Không những vậy, việc thông báo cho các đối tượng được hỗ trợ
còn sai xót. Bên cạnh đó, còn có sự rập khuôn, máy móc trong công tác thực hiện. Nên
còn nhiều người dân gặp khó khăn không thể tiếp cận được gói hỗ trợ. Ngoài ra, việc áp
dụng mục tiêu “hai phát triển” còn nhiều hạn chế chưa thực sự tối ưu.

[12]
Trung Kiên, Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người khó khăn vì dịch đã được triển khai nhanh hơn,
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/goi-ho-tro-26-000-ty-dong-cho-nguoi-kho-khan-vi-dich-da-duoc-
trien-khai-nhanh-hon-1491881255, ngày truy cập 25-07-2021.

Theo Bộ Công thương Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt gói hỗ trợ 900 tỷ đồng,
[13]

https://moit.gov.vn/tin-tuc/dia-phuong/tp-hcm-phe-duyet-goi-ho-tro-900-ty-dong.html , ngày truy cập 06-


08-2021.

Thảo Lê, Chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu
[14]

thực hiện ngay, https://tuoitre.vn/chinh-thuc-thong-qua-goi-ho-tro-dot-3-hdnd-tphcm-yeu-cau-thuc-hien-


ngay-20210923093251343.htm, ngày truy cập 23-09-2021.
25
2.3.2. Xã hội

a) Cơ quan sở y tế

Các cơ sở y tế là tuyến đầu, trực tiếp tham gia vào công tác phòng chống dịch. Tuy
không thể hỗ trợ hay đóng góp trực tiếp và việc ổn định kinh tế cho hộ gia đình, song vai
trò của các cơ quan này là rất quan trọng cho việc khôi phục kinh tế chung của cả nước.
Qua đó góp phần gián tiếp trong việc khôi phục kinh tế gia đình. Vì vậy cần có những
giải pháp cụ thể, hiệu quả, đúng với thực tế trong công tác phòng chống dịch cho các cơ
quan này:

- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và trang thiết bị cho công tác chống dịch.
- Tiếp tục thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế: mang khẩu trang, rửa tay, cách nhau 2
mét, …
- Tuyên truyền, phố biến cho người dân, tổ chức tập huấn kiến thức phòng chống
dịch cho người dân không chủ quan trước tình hình dịch còn diễn biến khá phức tạp ở
nước ngoài.
- Quản lý chặt nguồn lây trong cộng đồng, đảm bảo an toàn trong công tác cách ly.
- Tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế, tăng cường nghiên cứu vacxin
phòng chống dịch, thực hiện chế độ ưu đãi cho nhân viên tham gia phòng chống dịch.
- Tiếp tục nâng cao tinh thần phòng chống dịch, phải thực hiện thời gian kiểm soát
dịch dài hơn, để tránh tình huống xấu xảy ra.

b) Cơ quan doanh nghiệp, công ty

Cơ quan doanh nghiệp hoác các công ty là những nhân tố chịu ảnh hưởng song song
về mặt kinh tế với hộ gia đình trong mùa dịch. Vì vậy, cần có những biện pháp từ chình
các công ty, doanh nghiệp đối với mỗi hộ gia đình nói chung, hay với nhân viên nói
riêng. Bởi chính những biệp pháp hỗ trợ kịp thời về mặt kinh tế, giúp các hộ gia đình
nhanh ổn định lại cuộc sống đồng thời rút ngắn thời gian đóng băng của công ty, doanh
ngiệp. Chính vì vậy, khôi phục kinh tế cho người dân cũng chính là phục hồi kinh tế cho
doanh nghiệp. Một vài các giải pháp, đề xuất mà các công ty, doanh nghiệp có thể áp
26
dụng:

27
- Chấp hành các chủ trương, chính sách về an toàn lao động trong mùa dịch: “một
cung đường hai điểm đến”, “ba tại chỗ”, ...
- Thực hiện test nhanh, sàng lọc thường xuyên cho các công nhân tham gia lao
động, làm việc.
- Có những biện pháp hỗ trợ kinh tế, ổn định chỗ ở, vấn đề lương thực thực phẩm
cho các nhân viên, công nhân khó khăn, hay bị ảnh hưởng nặng từ đại dịch COVID-19.
- Ngoài ra, có thể thực hiện ủng hộ vào quỹ phòng chống dịch của nhà nước nhằm
nhanh chóng đẩy lùi đại dịch.

Một vài Công ty tại TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng những giải pháp trên trong mùa
dịch. Tổng công ty May 10 chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng quy tắc “3 tại chỗ”
cho phép một phần công nhân hoạt động sản xuất. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại
Tân Quang Minh (Bidrico) cũng thực hiện “3 tại chỗ” trong sản xuất. Công ty Cơ Khí
Duy Khanh đã thực hiện chuyển đổi số hóa quy trình sản xuất, qua đó công ty có thể hoạt
động trong mùa dịch15. Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn ủng hộ 50 tỷ đồng cho “Quỹ
vaccine phòng, chống COVID-19” của chính phủ16 …

2.3.3. Cá nhân và hộ gia đình

Có thể nói, mỗi cá nhân và hộ gia đình là những nhân tố gánh chịu trực tiếp hậu quả
của dịch bênh COVID-19. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác dập dịch, ổng định cuộc
sống kinh tế người dân, hộ gia đình. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng dịch bệnh ở
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp diễn ngày một kéo dài. Để tìm hiểu rõ nguyên
nhân dẫn đến tình hình dịch bệnh trên, nhóm đã thực hiện khảo sát “Nguyên nhân TP. Hồ
Chí Minh hiện tại chưa kiểm soát được dịch bệnh” để phân tích cũng như có những nhận
xét, đánh giá đúng đắn, khách quan nhất. Cũng như từ đó có thể tìm ra những hướng giải
quyết cũng như đề xuất những giải pháp.

[15]
Gia Cư, Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”: Vừa làm vừa lo, https://cand.com.vn/doanh-nghiep/-
doanh-nghiep-thuc-hien-3-tai-cho-vua-lam-vua-lo-i623414/, ngày truy cập 08-08-2021.
[16]
Công Hoàn, Tổng công tỷ Tân cảng Sài Gòn ủng hộ 50 tỷ đồng cho “Quỹ vaccine phòng chống Covid-
19”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tong-cong-ty-tan-cang-sai-gon-ung-ho-50-ty-dong-cho-quy-
vaccine-phong-chong-covid-19-cua-chinh-ph-1491884872, ngày truy cập 25-09-2021.
28
Qua kết quả khảo sát, có thể thấy được nguyên nhân chính mà dịch vẫn còn diễn biến
phức tạp, dai dẳn ở Thành phố Hồ Chình Minh nằm ở ý thức của người dân. Từ đó có thể
thấy được sự ảnh hưởng của mỗi cá nhân đối với toàn thể chung là rất lớn. Tuy đa số
người dân đã nhận thấy rõ sự ảnh hưởng xấu của đại dịch, nhưng vẫn tồn tại đại bộ phận
người dân vẫn còn lơ là, hay ngoài ra còn có những kẻ chống phá nhà nước làm cho dịch
vẫn chưa thể dập tắt được.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, nhóm đã thức hiện khảo sát “Giải pháp khắc phục”
để tìm ra những biện pháp chống dịch. Kết quả của bài khảo sát:

29
Bên cạnh những giải pháp cứng rắn về mặt pháp luật cho chính phủ, nhà nước. Qua
khảo sát ta cũng có thể thấy được phần nào suy nghĩ của người dân về giải pháp đấy lùi
dịch bệnh. Từ đó tìm ra được những giải pháp, hướng giải quyết phù hợp để hồi phục
kinh tế, ổn định đời sống cho từng hộ gia đình. Ngoài ra, nhóm cũng đề xuất một vài biện
pháp cho các cá nhân cũng như cho từng hộ gia đình có thể áp dụng để ổn định kinh tế.

- Về cá nhân:
 Xây dựng lại chế độ làm việc, sinh hoạt, giải trí.
 Tiết kiệm trong việc tiêu dung.
 Ngoài công việc chính, mỗi cá nhân có thể làm những công việc online để có thể
kiếm thêm thu nhập.
 Không nên mua các loại hàng không thực sự cần thiết.
 Hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, du lịch, …
 Củng cố nhận thức cá nhân về vai trò của mỗi cá nhân trong việc phòng chống
dịch, cũng như ổn định kinh tế gia đình.
- Về hộ gia đình:
 Sắp xếp khoảng thời gian phù hợp, xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cá nhân.
 Có chế độ chi tiêu, tiêu dùng tiết kiệm nhưng vẫn tối ưu, đáp ứng đủ các nhu cầu
cần thiết yếu.
 Nhận thức rõ sự ảnh hưởng xấu từ đại dịch, hạn chế tiếp xúc với các hộ dân khác,
giữ vững sự an toàn.
 Nuôi trồng những loại thực phẩm đơn giản, tiện lợi.
 Bên cạnh thực hiện an toàn trong mùa dịch, mỗi hộ gia đình có thể thể hiện tinh
thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thống “tương than tương ái” giúp đỡ các hộ khó khăn
hơn để cũng nhau vượt qua đại dịch, khôi phục kinh tế.

30
2.3.4. Tổng kết

Có thể nói, Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng, chống bệnh Covid-19 và đạt
được những kết quả tích cực. Tính đến thời điểm hiện tại là sự phối hợp và chung tay từ
cấp Chính phủ cho đến các tỉnh, thành phố và các cấp quận huyện xã phường nói chung.
Cũng như việc đưa ra các đề xuất trên xuất phát từ tình hình thực tế, phù hợp với diễn
biến của bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng. Với những giải pháp về
kinh tế cho hộ gia đình về kinh tế cho hộ gia đình trong mùa dịch COVID-19 nêu trên với
đặc điểm chung là củng cố lại nền kinh tế cho những hộ gia đình. Những đề xuất mang
tính khả thi, có thể áp dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả cao cho công tác phòng chống
dịch bệnh Covid-19 không những ở TP. Hồ Chí Minh mà còn có thể áp dụng trên toàn
quốc.

31
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích và tìm hiểu của nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tại
Việt Nam trước và sau dịch có thể thấy được tác động của Covid-19 đến nền kinh tế
trong nước đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh vô cùng nặng nề. Tác động của đại dịch đã khiến
thu nhập của đại đa số bộ phần người dân, các hộ gia đình ảnh hưởng không nhỏ. Đây là
một vấn đề khá nan giải trong tình hình hiện tại cho cả chính phủ cũng như doanh nghiệp
vì chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Vì thế, trong bài tiểu luận này,
nhóm đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh
tế các hộ gia đình. Các đề xuất trên đã được đưa ra từ các đánh giá khảo sát bởi 1 bộ phận
nhỏ người dân đang sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong khoảng thời
gian nhóm tìm hiểu đề tài thì một số đề xuất có thể đã được áp dụng. Mặc dù giải pháp
của nhóm đưa ra đa phần chưa hẳn là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những
khó khăn, vướng mắc của người dân nhưng nhóm hy vọng rằng với việc tìm hiểu và đưa
ra những giải pháp này vẫn sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở lý luận nhất định
cho việc xây dựng chiến lược lâu dài về quyết định “Sống chung với dịch” của Chính
Phủ. Bởi trên thực tế đây là vấn đế mang yếu tố bản chất cơ cấu xã hội về cách tố chức và
thiết chế xã hội. Chúng đang bị chi phối bởi sự khách quan,chủ quan của Chính Phủ. Tuy
nhiên phạm vi của tiểu luận này chỉ phản ánh ở một khía cạnh hộ gia đình với vai trò là
công cụ để nhà nước có những tác động tích cực lên vấn đề này để đảm bảo cho việc trật
tự và ổn định xã hội nói chung và người dân nói riêng.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Anh, TPHCM: 900 tỷ đồng cho gói hỗ trợ đợt 2 với 3 đối tượng,
https://moit.gov.vn/tin-tuc/dia-phuong/tp-hcm-phe-duyet-goi-ho-tro-900-ty-dong.html,
ngày truy cập 06-08-2021.

Gia Cư, Doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”: Vừa làm vừa lo,
https://cand.com.vn/doanh-nghiep/-doanh-nghiep-thuc-hien-3-tai-cho-vua-lam-vua-lo-
i623414/, ngày truy cập 08-08-2021.

Đức Dũng, Tìm hướng đi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời COVID-19
,https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/tim-huong-di-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-thoi-covid-
19/55ca1e3f-54b2-4c1c-b905-140aa80d8b12, ngày truy cập 12-10-2021.

Tất Đạt, Tăng trưởng GDP vượt 7% và những con số đáng chú ý của kinh tế Việt
Nam năm 2019, https://vietnammoi.vn/gdp-vuot-7-va-nhung-con-so-dang-chu-y-cua-
kinh-te- viet-nam-nam-2019-2019122718172625.htm, ngày truy cập 18-11-2021.

Đức Hiệp, Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2019,
https://tapchitaichinh.vn/info- media/infographics-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-
nam-2019-324671.html, ngày truy cập 18-11-2021.

Công Hoàn, Tổng công tỷ Tân cảng Sài Gòn ủng hộ 50 tỷ đồng cho “Quỹ vaccine
phòng chống Covid-19”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tong-cong-ty-
tan-cang-sai-gon- ung-ho-50-ty-dong-cho-quy-vaccine-phong-chong-covid-19-cua-chinh-
ph-1491884872, ngày truy cập 25-09-2021.

Long Hồ, TPHCM: Bình quân giải quyết việc làm hàng năm cho 300.943 lượt lao
động, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-binh-quan-giai-quyet-viec-lam-hang-nam-cho-
300- 943-luot-lao-dong-1491858553, ngày truy cập 08-10-2021.

33
HR Insider, Vietnamworks Online “Khảo sát người tìm việc năm 2019”,
https://www.vietnamworks.com/hrinsider/kt_chuyen_nganh/vietnamworks-phat-hanh-
khao-sat-luong-nguoi-tim-viec-nam-2019, ngày truy cập 18-11-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/, ngày truy cập 25-10-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng năm 2020,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-6-thang-dau-nam-2020, ngày truy cập 25-10-2021.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021, ngày truy cập 25-10-2021.

Trung Kiên, Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người khó khan vì dịch đã được triển khai
nhanh hơn,https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/goi-ho-tro-26-000-ty-dong-cho-nguoi kho-
khan-vi-dich-da-duoc-trien-khai-nhanh-hon-1491881255, ngày truy cập 25-09-2021.

Thảo Lê, Chính thức thông qua gói hỗ trợ đợt 3, HĐND TP.HCM yêu cầu thực hiện
ngay, https://tuoitre.vn/chinh-thuc-thong-qua-goi-ho-tro-dot-3-hdnd-tphcm-yeu-cau-thuc-
hien-ngay-20210923093251343.htm, ngày truy cập 23-09-2021.

Tuyết Mai – Đan Thuần, 4 ngày ‘mở cửa’, Công an Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt
hơn 1,2 tỷ đồng vi phậm phòng chống dịch, https://tuoitre.vn/4-ngay-mo-cua-cong-an-tp-
hcm-xu-phat-hon-1-2-ti-dong-vi-pham-phong-chong-dich-20211004173547963.htm,
ngày truy cập 04-10-2021.

Đinh Toản, Quận 6: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó
khăn hậu Covid-19, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/quan-6-trien-khai-nhieu-giai-phap-ho-
tro-doanh-nghiep-khac-phuc-kho-khan-hau-covid-19-1491885570, ngày truy cập 10-10-
2021.
34
Anh Tuấn, Tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 ước đạt 8,32%,
https://www.vietnamplus.vn/tang-truong-kinh-te-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-nam-2019-
uoc-dat-832/610299.vnp, ngày truy cập 05-10-2021.

Thanh Trà, Tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam,
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tang-truong-gdp-trong-10-nam-qua-cua-
viet-nam-318959.html, ngày truy cập 26-09-2021.

35

You might also like