You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ QUẢN TRỊ VƯỢT QUA KHỦNG
HOẢNG CỦA ĐẠI DỊCH HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN: THẦY LÊ VIỆT HƯNG


SINH VIÊN:
NGUYỄN KIỀU CẨM – 31191026248
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU......................................................................................................2
II. TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG COVID-19 TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ QUẢN TRỊ TẠI VIỆT NAM:...............................2
III. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRƯỚC
ĐẠI DỊCH COVID-19:...........................................................................................3
IV. GIẢI PHÁP NÀO CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ VƯỢT QUA KHỦNG
HOẢNG HIỆN NAY?.............................................................................................4
V. KẾT LUẬN........................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................6

1
I. GIỚI THIỆU

Đại dịch Covid-19 đã và đang có những ảnh hưởng hết sức trầm trọng đến tất cả các
khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới theo những
cách thức mà chúng ta chưa từng biết đến, chưa từng có tiền lệ. Trên phương diện kinh
tế, những giải pháp mà Chính phủ các quốc gia áp dụng cũng như những hao phí nguồn
lực để kiểm soát dịch bệnh và những kỳ vọng tiêu cực trong các nền kinh tế gây ra
những tổn thất hết sức to lớn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, phân mảnh trầm
trọng. Hoạt động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn, đặc biệt với các nền kinh tế có độ mở
cao. Nền kinh tế của các quốc gia rơi vào trạng thái suy thoái trầm trọng, thậm chí có
thể lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng năm 2008. Khi nào đại dịch được
kiểm soát và cần bao lâu để khắc phục những tác động tiêu cực của nó hoàn toàn phụ
thuộc vào diễn biến của tình hình dịch bệnh và không thể dự báo trước. Đồng thời, việc
một quốc gia kiểm soát được dịch bệnh cũng không cho phép nền kinh tế của quốc gia
đó có thể phục hồi khi mà dịch bệnh vẫn diễn ra ở các quốc gia khác và họ vẫn áp dụng
các biện pháp kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh mà các nền kinh tế trên thế giới liên kết
chặt chẽ với nhau. Chính vì thế mà có thể nói Covid-19 vừa đem lại nhiều thiệt hại, tổn
thất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng là một giải pháp mới, cơ hội mới để các doanh
nghiệp nói chung và các nhà quản trị Việt Nam nói riêng cũng như trên thế giới tìm ra
các hướng đi phù hợp với bối cảnh chung của toàn xã hội, vực dậy nền kinh tế sau đại
dịch. Và trong luận văn này đề cập đến các giải pháp cho nhà quản trị doanh nghiệp Việt
Nam từ Covid-19.

II. TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG COVID-19 TỚI HOẠT ĐỘNG


CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ QUẢN TRỊ TẠI VIỆT NAM:

Dưới đây là các số liệu thống kê chính thức, để có thể thấy rõ hơn tác động của đại
dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và kết quả khảo
sát doanh nghiệp của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, cho đến thời điểm hiện tại,
tác động của COVID-19 đến khu vực doanh nghiệp đã bắt đầu bộc lộ một cách rõ ràng
trong tất cả các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy
có đến 93,9% các doanh nghiệp điều tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Kết quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng Dịch bệnh đã làm cho các
doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khảo sát 5 khó khăn
lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải cho thấy nhiều doanh nghiệp đang phải đối
2
mặt với việc sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí khác (60,2%); hay hoạt
động dưới mức bình thường (51,8%). Bên cạnh đó, 43,4% không có nguồn thu; 39,4%
không thực hiện được hoạt động. Ngoài ra, 31,2% doanh nghiệp trả lời do hàng hóa
sản xuất không tiêu thụ được trong nước; 17,20% không xuất khẩu được. Các vấn đề
về thiếu hụt vốn (36,7%), thiếu hụt nguyên liệu sản xuất cũng là một khó khăn lớn, đặc
biệt nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu (29,1%). Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn
lớn nhất. Cụ thể, 20,2% cho rằng doanh thu sụt giảm từ 80% trở lên; 28,4% bị sụt
giảm từ 50% đến 80%; 34,9% sụt giảm từ 30% đến 50%; 13,9% sụt giảm từ 10% đến
30%; và chỉ có 2,7% sụt giảm dưới 10% doanh thu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn
phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí nhân công
đang là gánh nặng lớn nhất của 34,5% doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19.
Tiếp theo là khoản chi trả lãi vay ngân hàng (25,0%), chi phí hoạt động thường xuyên
(20,6%), chi phí thuê mặt bằng (17,9%). 3.3.2. Số lượng, quy mô doanh nghiệp suy
giảm cùng với đó là lao động mất việc làm và thất nghiệp gia tăng Trong 2 tháng đầu
năm có 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với
cùng kỳ. 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là tháng đầu tiên hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của dịch
COVID-19. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp. Tính đến 20
tháng 3 năm 2020, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất
(tháng 2 năm 2020 là 10%) (Trung tâm WTO, 2020). Nếu ước tính số lao động bình
quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao
động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động
bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000-880.000 người. Nếu dịch bùng
phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu
người. Thống kê trong tháng 2 năm 2020 đã cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ
hưởng bảo hiểm thất nghiệp là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 1 tháng 2020
và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người) (Trung tâm WTO, 2020).

III. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NHÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19:

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới chịu ảnh
hưởng tiêu cực. Phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu hàng
hóa đi các nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy được
giải pháp, cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu và tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh.
COVID-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là để tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu. Dịch bệnh đã khiến nguồn cung ứng
thay đổi. Vì vậy, nếu như trước đây, nhiều nhà máy, tâp trung xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc, thì nay, họ phải đánh giá lại, nếu bỏ trứng một giỏ thì sẽ có rất nhiều rủi
ro.
3
Một ví dụ cho thấy các doanh nghiệp có thể biến khó khăn thành cơ hội, tiềm năng của
các doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19:
Doanh nghiệp dệt lụa Nam Định, trung bình hàng tháng chỉ sản xuất từ 500.000-
700.000 mét vải phục vụ cho cả xuất khẩu và trong nước. Nhưng chỉ riêng tháng 5,
đơn vị này đã sản xuất 1,4 triệu mét vải; trong đó, 1 triệu mét xuất khẩu sang Hoa Kỳ
làm các thiết bị bảo hộ y tế, còn 400.000 mét phục vụ nội địa. Doanh nghiệp đã phải
phân chia ca kíp hợp lý, cùng với tần suất hoạt động máy móc để đáp ứng đúng tiến
độ, đơn hàng cho đối tác.

Qua đó cho ta thấy cơ hội là cho tất cả nếu các doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ
hội và lợi thế. Từ đó, các nhà quản trị sẽ tìm ra giải pháp cho chính doanh nghiệp của
mình.

IV. GIẢI PHÁP NÀO CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ VƯỢT QUA
KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY?

Từ trong dịch bệnh, doanh nghiệp có thời gian, cơ hội nhìn nhận lại, tái cấu trúc hệ
thống, quan tâm đến nội tại, cả về con người, quy trình, khách hàng, chiến lược, ổn định
lại bộ máy của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp không nên đóng cửa, bi quan,
nghỉ dịch hoàn toàn, mà tập trung vào nội tại nhiều hơn về tầm nhìn, quy trình, đào tạo
nội bộ thay vì đi ra bên ngoài.

Rõ ràng, những cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ mang đến những khó khăn, những
biến động khiến nhiều doanh nghiệp “chết” nếu không kịp thích ứng. Với những
doanh nghiệp có sự chủ động, điều đáng lo nhất chính là khủng hoảng niềm tin, khủng
hoảng nhân sự từ nội bộ...

Khi COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp cùng với các nhà quản trị bị rơi vào thế buộc phải
thay đổi, buộc phải dùng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ vào hoạt động của
mình nhiều hơn.
Như các doanh nghiệp kinh doanh, buộc phải chuyển sang kênh bán hàng online nhiều
hơn để tìm kiếm khách hàng; người dân cũng vậy, sử dụng mua sắm online nhiều hơn
và hình thành thói quen. Về phần mềm, ứng dụng trong doanh nghiệp, làm việc từ xa
trước đây có rất ít doanh nghiệp sử dụng. Dịch bệnh bắt buộc doanh nghiệp phải
chuyển đổi, sử dụng các công nghệ số nhiều hơn.
Dần quen với việc mua sắm trực tuyến trong suốt thời gian cách ly tại nhà, lượng truy
cập nội dung trực tuyến tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua là cơ hội cho mảng
Digital marketing phát triển sau hậu Covid-19. Khi những dấu hiệu của mảng giao
thông, bán lẻ, du lịch không mấy khả quan, thì những người chiến thắng rõ ràng là
người chơi trong phạm vi tiêu dùng trực tuyến. Tiêu dùng trực tuyến bao gồm các lĩnh

4
vực đào tạo online, trò chơi online, livestream, làm việc từ xa, bán hàng trực tuyến.
Sự chuyển dịch hành vi mua sắm đối với thương mại điện tử. Khi dịch bệnh bùng
phát và mọi người được đề nghị hạn chế ra khỏi nhà, các hành vi mua sắm trước đây
sẽ phải thay đổi. Thương mại điện tử là lựa chọn tối ưu và an toàn cho tất cả mọi
người. Đa dạng các loại sản phẩm cùng thời gian vận chuyển ngắn là ưu điểm nổi bật
của loại hình mua sắm này.
Thời hậu Covid-19, mọi doanh nghiệp đều muốn phát triển lại nhanh chóng, tuy nhiên
vào lúc này để khách hàng nhận biết và quan tâm đến sản phẩm của họ là một điều khó
khăn. Và đây chính lúc mọi doanh nghiệp, công ty đều cần đến Digital Marketing, vì
vậy ta có thể phần nào khẳng định đây chính là một cơ hội lớn để lĩnh vực Digital
Marketing, các chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào đời sống nên được các doanh
nghiệp phát triển mạnh mẽ vào lúc này hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, với tình hình dịch bệnh hiện nay đang được khống chế, khi doanh
nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, các nhà quản trị
cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền
vững, kế hoạch thực hiện các phương pháp an toàn lao động để bảo vệ nhân viên và
các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa. Huy động lực lượng chuyên
trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính
là điểm mấu chốt. 

Sau đây là một số các giải pháp thực hiện chiến lược khi đưa lực lượng lao động quay trở
lại nơi làm việc:
 Thay đổi các biên pháp và yêu cầu về an toàn lao động (Ví dụ: đeo khẩu trang,
cung cấp xét nghiệm cho nhân viên)
 Tái cơ cấu nơi làm việc nhằm tăng cường dãn cách xã hội
 Thay đổi ca và/hoặc phân chia ca làm việc để giảm tiếp xúc
 Cho phép một số vị trí làm việc từ xa
 Gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới

V. KẾT LUẬN

Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao
qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 vừa
qua. Đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu cơ
hội, tham gia chuỗi sản xuất thế giới, tăng xuất khẩu ra các nước; cũng như chuyển đổi
số cho hoạt động tiếp thị, bán hàng, hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán ... là việc
cần phải thích nghi và mạnh dạn thực hiện ngay. Đối với các lĩnh vực truyền thống,
các nhân sự đã quá quen với cách làm việc truyền thống và sẽ xuất hiện các rào cản.

5
Chính vì thế, sự thay đổi nhanh chóng và kịp thời là điều quan trọng mà các lãnh đạo
doanh nghiệp cần phải xem xét và nắm bắt cơ hội. Với các giải pháp được đưa ra trong
luận văn này, mong rằng các doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể vận dụng, để biến khó
khăn thành giải pháp để vượt qua khủng hoảng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/covid19-lan-hai-anh-huong-dac-biet-lon-toi-
doanh-nghiep-327610.html
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15198-kich-ban-xau-nhat-voi-nen-kinh-te-neu-covid-19-
keo-dai-toi-92020

You might also like