You are on page 1of 14

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH MAY MẶC

Chu Nguyệt Hà, Hoàng Trường Giang, Trần Thị Linh Đan, Nguyễn
Mai Hà, Nguyễn Linh Giang

Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 28 tháng 1 năm 2022


Preprint DOI:

1. Thực trạng ngành dệt may

Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành
dệt may trên thế giới – một trong những ngành công nghiệp lớn với nhiều đóng góp cho
xuất khẩu, là ngành đảm bảo số lượng lớn việc làm cho người lao động. Về cung, trong
tháng 1 và tháng 2/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nhà máy sợi, dệt đã phải
đóng cửa, khiến tình hình cung ứng NPL cho các doanh nghiệp dệt may trên toàn thế giới bị
ảnh hưởng. Về cầu, dịch bệnh lây lan rộng khiến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bị ảnh
hưởng nặng nề bởi trong tình hình kinh tế bất ổn do dịch bệnh, người tiêu dùng chỉ mua
những đồ dùng thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay…; việc giãn cách xã hội khiến người
tiêu dùng hạn chế ra ngoài mà chỉ ở nhà cũng là nguyên nhân dẫn đến cầu bị ảnh hưởng
nặng nề.
Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 đến người lao động và các nhà máy tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn
nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Bangladesh, Cam-pu-chia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam, nhập
khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á đã giảm
đến 70% trong nửa đầu năm 2020. Nguyên nhân khiến việc xuất khẩu tới các thị trường lớn
bị ảnh hưởng nặng nề là do nhu cầu của người tiêu dùng bị giảm mạnh, do việc giãn cách xã

1
hội khi đại dịch Covid-19 bùng phát, do gián đoạn trong quá trình nhập khẩu nguồn nguyên
liệu thô phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may.
Việt Nam là một trong những nước có nền xuất khẩu ngành may mặc hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên vào cuối năm 2019 đến bây giờ, Việt Nam đang phải đối mặt với tác động tiêu
cực của đại dịch Covid 19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành ảnh hưởng tới
nhịp sản xuất và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tất cả các ngành công nghiệp
trong đó có ngành dệt may đang vấp phải nhiều thách thức lớn: thiếu nguồn lao động có
kinh nghiệm, đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp không có đủ khả năng thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch cho công nhân, khó khăn trong việc xuất khẩu, vấn đề tiêm chủng
cho lao động dệt may chưa được đồng bộ, nhu cầu về quần áo của người tiêu dùng giảm sút.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), vào quý I/2020, nhiều doanh
nghiệp tại Việt Nam phải chứng kiến mức doanh thu giảm đến 20%,  thời gian mở LC cũng
kéo dài, trước kia là 60 ngày thì nay là 120 ngày. Cùng với tình trạng hủy đơn hàng, tình
trạng giãn đơn hàng cũng diễn ra vô cùng nghiêm trọng, các đơn hàng trong tháng 3 cũng bị
đẩy lùi xuống tháng 4, tháng 5. Đại dịch Covid-19 cũng gây ra khó khăn cho việc xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong Quý I/2020 đạt
8,4 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ 2019. Kết quả kim ngạch xuất khẩu của quý I/2020
giảm chưa nhiều do tác động của dịch bệnh Covid 19 do các doanh nghiệp có các đơn hàng
đã đặt từ quý III, quý IV/2019., riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam
sụt giảm đến 7,42%.
2. Thách thức của ngành may mặc
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kể từ tháng 6/2021, khi đại
dịch bùng phát tại các địa phương phía Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp may gặp vô vàn khó khăn. (Hào, 2022) Chỉ trong một tháng, hơn 40.000 công nhân,
chủ yếu ở khu vực phía Nam, đã bị sa thải . Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam
(VITAS) Hoàng Ngọc Ánh cho biết, ngành dệt may sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong
những tháng còn lại của năm 2021. Bà cho biết thêm, trật tự xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may, đồng thời cho biết thêm rằng tỷ lệ các nhà
máy tạm ngừng hoạt động đã lên tới 35%. (BBT, 2021e) Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ
tịch Vitas cho biết với tình hình phức tạp như hiện nay của Covid-19, 5 tháng cuối năm sẽ là
khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc năm 2021 là 39 tỷ
USD sẽ khó đạt được mà chỉ có thể đạt 33-34 tỷ USD trong năm (Khanh, 2021)

2
 2.1  Thiếu nguồn lao động có tay nghề

Đại dịch Covid 19 hoành hành khiến nhiều công nhân, lao động ngành may mặc nghỉ
việc,dẫn đến các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực phục vụ việc sản xuất, đặc biệt là
những công nhân lâu năm có kinh nghiệm trong nghề. (Duy, 2019) Theo ông Trần Anh
Tuấn - Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, may mặc là ngành sử dụng rất
nhiều lao động. (Nguyên, 2021) Ngành này luôn thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực được
đào tạo bài bản.Thách thức này đến từ cách thức quản lý, đối phó dịch của các địa phương
khác nhau chưa thực sự kết nối. Điển hình là TP HCM – nơi được xem là trung tâm trong
chiến lược ổn định, kiểm soát Covid-19; ổn định, phát triển kinh tế hay giữ chân người lao
động, khiến họ yên tâm ở lại. Cách thức kiểm soát dịch hồi tháng 6, 7 khá lúng túng dẫn đến
hiện trạng chuyển dịch người lao động, khoảng 37-40% công nhân viên quyết định rời thành
phố lớn về quê. “Rất khó để họ quay lại, chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa là Tết Nguyên đán,
không ai quay lại các khu cồn nghiệp vào thời điểm này” Ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch hiệp
hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết.(Quân, 2021)

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người lao động có trình độ cao thấp so với tỷ lệ trung
bình toàn cầu ở các nước có thu nhập trung bình

Nguồn: en.vcci.com.vn

3
2.2  Sụt giảm đơn hàng ngành dệt may

Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp dệt may 6
tháng đầu năm 2020

Nguồn: vinatex.com.vn
Thực trạng đơn hàng
ngành dệt may hiện nay bị sụt
giảm nghiêm trọng. Tiến sĩ
Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc
Trung tâm Quan hệ lao động
(ERC) cho biết, dịch Covid-19
cũng tác động mạnh tới doanh
nghiệp dệt may và giày dép
Việt Nam khi có tới:

·     94,2% doanh nghiệp da giày; 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng.

·     84,5% doanh nghiệp da giày và 53,5% doanh nghiệp dệt may bị hoãn hủy đơn hàng.

·     74,8% doanh nghiệp da giày và 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.
(BBT, 2020)

Vào tháng 4 năm nay, tập đoàn thời trang Teddy của Ý đã bắt đầu ký hợp đồng đặt hàng
với Công ty thời trang MyOne có trụ sở tại TP HCM, hợp tác kéo dài đến cuối tháng 9 năm
2021. Tuy nhiên, khi MyOne đang dồn sức hoàn thành các đơn hàng đã được ký kết, nó đã
không đạt được tiến triển với một số đơn đặt hàng do các biến chứng liên quan đến đại dịch

4
tại Việt Nam. Ông Lê Văn Tám, Giám đốc Công ty MyOne, cho biết “Công ty không thể
hoàn thành kịp thời các đơn hàng đã ký trong năm nay chứ chưa nói đến việc đảm bảo các
đơn hành mới”. (BBT, 2021f) Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy
cơ mất đơn hàng vào tay đối thủ trong bối cảnh Covid 19 diễn ra vào tháng 8 với hơn 4/5 số
doanh nghiệp như vậy ở khu vực phía Nam đã phải giảm năng suất hoặc tạm dừng hoạt
động để chống lại đại dịch.

Áp lực giao hàng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát dang là thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp dệt may hiện nay, nếu không thể kịp thời giao hàng, khách hàng sẽ hủy đơn
hàng, ảnh hưởng sản xuất cả năm nay và năm sau. Chủ tịch VITAS cho biết: “Nếu thị
trường Việt Nam không ổn định, các đối tác sẽ chuyển đơn hàng sang các nước khác.

Bộ Công Thương cũng cho biết các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt với nguy cơ
khách hàng quốc tế hoãn, hủy đơn hàng và chuyển trọng tâm sang các nước khác. “Khi đại
dịch được kiểm soát, sẽ rất khó để nối lại quan hệ kinh doanh, và điều đó sẽ mất thời gian”
(BBT, 2021g)

2.3  Doanh nghiệp không còn đủ khả năng thực hiện “3 tại chỗ”

Ảnh 1: Doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện "3 tại chỗ"

Việc triển khai việc “3 tại chỗ” - (sản Nguồn: vneconomy.vn

xuất, ăn, nghỉ tại cùng một địa điểm) được


cho là giải pháp tốt nhất cho các doanh
nghiệp trong tình hình dịch bệnh căng
thẳng đang diễn ra. Nhưng đối với các
doanh nghiệp trong tỉnh thành phía Nam,
việc triển khai thực hiện việc “3 tại chỗ”
này là vô cùng khó khăn. Do không đủ
5
nguồn lực, quy trình kiểm soát dịch Covid19 của các doanh nghiệp diễn ra vô cùng khó
khăn do nguồn lây lan rộng khiến cho việc thực hiện việc “3 tại chỗ” của các doanh nghiệp
lại ngược lại, trở thành nơi lây lan dịch bệnh 1 cách chóng mặt. Nhiều doanh nghiệp không
còn đủ khả năng thực hiện “ba tại chỗ” nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài, dẫn đến tỷ lệ làm
việc rất thấp, chỉ đạt 20-25%. Một số giải pháp khác như “tuyến đường”, “hai điểm đến”
cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Thực tế, tại 1 nhà máy sản xuất quần áo, để chuẩn bị cho “3 tại chỗ”, nhà máy đã thực
hiện test sàng lọc cho toàn bộ công nhân. Khi tất cả các công nhân đều có kết quả cuối cùng
âm tính, doanh nghiệp mới được hoạt động trở lại. Nhưng khi qua khoảng 10 ngày nhà máy
đó hoạt động và sản xuất trở lại, một phân xưởng lại phát hiện ca dương tính, kết quả qua
test nhanh ghi nhận thêm gần 20 ca. Công ty đã ngừng hoạt động và sản xuất, tìm kĩ nguyên
nhân và biết được do có công nhân mua đồ ăn từ bên ngoài và người bán đồ ăn cho công
nhân đó là 1 người bị dương tính với Covid19. (Minh Phương, 2021) Công Ty Cổ Phần Dệt
May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công (TCM) cho biết việc áp dụng phương án sản xuất
“ba tại chỗ” (làm việc, kiểm dịch và lưu trú) do diễn biến phức tạp của đại dịch đã khiến
năng suất lao động giảm, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong
7 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu 2,2 nghìn tỷ đồng (96,2 triệu USD) và lợi nhuận sau
thuế là 132 tỷ đồng (5,7 triệu USD), giảm 6%. (Khanh, 2021)

"Duy trì "3 tại chỗ" rất tốn kém. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản
và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết, vấn đề mà doanh nghiệp hiện tại gặp phải
không còn ở lỗ lãi nữa mà vấn đề nằm ở khả năng bị vi phạm hợp đồng, mất khách hàng, uy
tín trên thị trường kinh doanh còn người lao động thì bị thất nghiệp, từ đó sinh ra tâm lý bất
ổn. “Vì áp lực sản xuất, áp lực của giao hàng, đời sống công nhân, cho nên chúng tôi buộc
phải làm, buộc phải duy trì "3 tại chỗ", nhưng duy trì trong điều kiện hết sức tạm bợ” ông
Lĩnh cho biết. (Ngô, 2021)

2.4 Tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn

Trong giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng trưởng 5,6%/năm. Tính
trong năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu đã khiến cho việc xuất khẩu
toàn ngành dệt may Việt Nam bị giảm khoảng 10% so với năm 2019. Quý III/2021, thời
điểm dịch trong nước đang bùng phát, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải thực hiện giãn
6
cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc thực hiện giãn cách xã hội của các tỉnh đã ảnh hưởng rất
lớn đến ngành dệt may, khi việc thông thương giữa các tỉnh trong nước và với nước ngoài bị
cản trở do dịch, từ đó khiến cho xuất khẩu sản phẩm dệt may của nước ta trong quý III bị
giảm đáng kể. (Bình, 2021b) (Anh, 2021) (BBT, 2021a)
 So với tháng 7 trong cùng năm nay, xuất khẩu sản phẩm dệt may tháng 8 bị giảm
15,9% và giảm 2,63% so với tháng 8 năm ngoái. Tháng 9, xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 3
tỷ USD, tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8 năm nay và giảm 10,5% so với tháng 9 năm
ngoái. (Giáp, 2021) Số liệu của Vitas cho thấy, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may đạt 18,7
tỷ USD trong sáu tháng đầu năm, trong khi mục tiêu cả năm là 39 tỷ USD. "Trong 5 tháng
cuối năm, các doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu xuất khẩu trở lại nếu tình hình đại dịch hoàn
toàn được kiểm soát. Trong kịch bản lạc quan nhất, chúng ta có thể chỉ đạt khoảng 32-33 tỷ
USD", ông Vũ Đức Giang nói (BBT, 2021d)

Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong quý I/2021 so với I/2020
Nguồn: Tổng cục Hải quan

2.5 Việc tiêm chủng cho lao động dệt may chưa được đồng bộ

Tiêm vaccine cho công nhân, người lao động là giải pháp kịp thời để đảm bảo an toàn
sản xuất, kinh doanh. Tiêm vaccine là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo cho công nhân yên
tâm sản xuất an toàn, góp phần duy trì ổn định các chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Vũ
7
Đức Giang – chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, việc tiêm chủng cho
người lao động vân chưa được triển khai đồng bộ khiến cho nhiều công nhân, người lao
động đến giờ vẫn chưa được tiêm mũi một, việc này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của
công nhân và hoạt động của toàn doanh nghiệp. Thời gian để có thể tiêm phủ vaccine cho
toàn bộ công nhân kéo tới tận đầu tháng 10, tháng 11. (Quân, 2021) Tỷ lệ tiêm phòng đặc
biệt thấp ở các vùng sản xuất trọng điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
(BBT, 2021c)
 
2.6 Nhu cầu về quần áo của người tiêu dùng giảm sút

Thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi sau đại dịch Covid 19,  do tình hình dịch
COVID-19, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không phải thiết yếu như quần áo bị chững lại,
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu… Chị Liên Phương, sống tại Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
chia sẻ rằng vào cuối tuần trước gia đình chị đã đến một số trung tâm thương mại để mua
sắm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày... Do gia đình chị có đông thành viên, đặc biệt là có nhiều
trẻ con nên nhu cầu mua sắm và sử dụng những mặt hàng quần áo, giày dép là rất nhiều;
nhưng do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nên trước đây gần như gia đình chị không có cơ
hội sử dụng và tiêu dùng những mặt hàng này. (Mỹ Phương, 2021)

2.7 Thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất

Ngành dệt may là một trong những ngành có tỷ lệ nhập nguyên liệu, phụ liệu từ Trung
Quốc lớn nhất. Do đó, khi dịch bệnh Covid19 bùng phát, việc xuất nhập khẩu bị cản trở để
tránh tình trạng dịch bệnh lây lan nhưng đồng thời đó cũng là nỗi lo vô cùng lớn đối với các
doanh nghiệp dệt may về việc sẽ bị hết nguyên liệu sản xuất . Giám đốc công ti chuyên gia
công hàng may mặc xuất khẩu đi châu Âu, có nhà máy tại Mỹ Hào (Hưng Yên) cho biết, họ
đang cố gắng hoạt động và sản xuất qua cuối tháng 2, và chỉ khi các nhà xưởng sản xuất bên
Trung Quốc đi vào hoạt động trở lại thì khi ấy, công ty của họ mới có được thông tin về việc
nhập khẩu các nguyên liệu dệt may đầu vào. (Hoàng, 2020)

Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hiệp hội may tỉnh Hưng yên cho biết, theo
báo cáo thì tới tháng 3 kho nguyên liệu dự trữ cho ngành dệt may sẽ hết. Điều này sẽ khiến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam phải ngừng lại. Theo đó,
hầu như những nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may như những sản phẩm chỉ, vải… đều

8
là nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng hiện tại dịch bệnh của Trung Quốc vẫn
diễn ra căng thẳng, và chính Trung Quốc cũng không thể đảm bảo cho việc cung cấp số
lượng lớn nguyên liệu như hợp đồng đã đề ra. Chính vì thế, việc thiếu nguồn cung cấp
nguyên liệu đầu vào ngành dệt may tại các doanh nghiệp Việt Nam là điều không thể tránh
khỏi. (Tư, 2020)

Một số nhà máy như Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn May Mặc Wonderful Saigon và
Công ty CP may Sông Hồng, đang đàm phán với các đối tác để tìm nguồn cung thay thế,
Hiệp hội Dệt may Việt nam (VITAS) trích dẫn một báo cáo công thương nghiệp và thương
mại. Tuy nhiên, theo báo cáo của đại diện Sông hồng, khả năng khan hiếm nguyên liệu
trong quý II là “không thể tránh khỏi”. (Abdulla, 2020)

3. Chính sách thu hút vốn đầu tư vào ngành may mặc

Nhìn theo một góc độ đa chiều, đại dịch Covid-19 là tác nhân kìm hãm vốn ngoại vào
ngành dệt may trong thời điểm này, tuy nhiên trong những năm tới đây cũng là lực đẩy giúp
quá trình dịch chuyển diễn ra nhanh hơn. (T. Phương, 2021) Tính đến hiện tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc được đánh giá là những cường quốc về dệt may hàng
đầu thế giới. Thế nhưng những quốc gia và vùng lãnh thổ này đang giảm dần hoạt động sản
xuất trong lĩnh vực dệt may. Chính vì vậy, quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất dệt may từ
các quốc gia này là điều tất yếu. Việt Nam là thị trường có nhiều hiệp định thương mại tự do
với các nước (Bình, 2021a), nhờ đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự dịch chuyển đầu tư này.

Để thúc đẩy thu hút vốn FDI vào ngành may mặc Việt Nam. chúng ta cần một số biện
pháp như sau:

    Giải pháp về chính sách : Xác định rõ đâu là trọng tâm trong thu hút FDI vào
ngành May, từ đó chú trọng xây dựng chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
hoạt động thu hút vốn.

Đối với mục tiêu lớn chính là thu hút FDI từ những tập đoàn lớn, cụ thể là các tập đoàn tới
từ những quốc gia có công nghệ cao : Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản, nên có những chính
sách và thiết lập những ưu đãi, quyền lợi cụ thể, tối ưu để thu hút các nhà đầu tư có tiềm
năng về công nghệ,giúp cho Việt Nam đạt được mục tiêu của chính sách phát triển CNHT
ngành May nhờ sự đóng góp từ những đối tác lớn này. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần bổ

9
sung những quy định rõ ràng, rành mạch về pháp lý để ngăn việc đất nước của chúng ta trở
thành “bãi thải công nghệ” khi tiếp nhận FDI từ các quốc gia lớn, kiên quyết từ chối các dự
án có công nghệ lạc hậu, có thể gây nguy hiểm đến môi trường và sức khỏe con người.

  Các doanh nghiệp nội địa nhỏ và vừa (SME) ngành May mặc cần được đầu tư
và chú trọng phát triển :  Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp nước ngoài sẽ đóng vai trò chủ
đạo trong quá trình phát triển ngành May của Việt Nam song để ngành này của nước ta phát
triển một cách lâu dài và bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa phải ngày một chuyên
nghiệp và lớn mạnh, đủ khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ phía các
doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, nhằm thúc đẩy các SME nội địa, nhà nước ta phải
thiết kế những chính sách hỗ trợ mang tính tích cực và nhiều quyền lợi cho nhóm này. Đặc
biệt, chính sách ưu đãi về thuế, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về kỹ thuật
hay về thủ tục hành chính,... được đánh giá là những giải pháp chủ chốt nhằm thu hút và
khuyến khích các doanh nghiệp nội địa mạnh dạn đầu tư. Những chính sách ưu đãi đối với
các doanh nghiệp FDI vào ngành May về mảng công nghiệp 4.0 cũng nên được áp dụng với
các doanh nghiệp trong nước khi đầu tư vào lĩnh vực này.
 Tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa: Việt
Nam cũng cần tập trung nâng cao mối liên kết giữa nhà đầu tư nội địa và nhà đầu tư FDI bởi
vì điều này sẽ giúp kích thích ngành May trong nước phát triển thông qua sự cạnh tranh
giữa 2 bên, đồng thời các SME nội địa cũng sẽ có cơ hội học hỏi, tiếp thu công nghệ và kinh
nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực.

Một trong những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nội địa
có sự kết nối với nhau hơn đó chính là cần có một hệ thống xây dựng cơ sở dữ liệu chính
xác,đầy đủ về các doanh nghiệp. Biện pháp này đã được đề xuất và trong giai đoạn đầu triển
khai nhưng chưa tạo được sự hiệu quả lớn và rõ ràng. Do đó, hoạt động trên cần phải được
kiểm tra lại và triển khai nhanh chóng để hoàn thiện các các dữ liệu, bảo đảm các yêu cầu 
về tính chính xác, cập nhật nhanh, nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu
cầu.

    Xây dựng các khu, cụm CNHT nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài : Những
năm qua, các dự án có vốn FDI vào lĩnh vực nhuộm và hóa chất nhuộm bị hạn chế một phần

10
là do sự quan ngại của chính quyền địa phương đến vấn đề môi trường cũng như sức khỏe
của người dân nên đã từ chối tiếp nhận các dự án này.

Nhằm đẩy mạnh vốn FDI vào CNHT ngành May trong các khu công nghiệp và các cụm
công nghiệp hay cụm liên kết ngành, các Bộ, ngành trung ương cần chú trọng đến vấn đề
quy hoạch ở tầm vĩ mô các khu, cụm công nghiệp trong mối quan hệ với các khu dân cư; cải
thiện những thiếu sót về cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu (chú ý về việc xây dựng nhà máy
xử lý chất thải tập trung); hình thành được tính chuyên môn hóa và mối liên kết sản xuất
giữa các doanh nghiệp. Hoạt động tập trung các doanh nghiệp có nguy cơ gây tổn hại đến
môi trường vào một hoặc một số khu vực sẽ giúp cho việc xử lý tập trung chất thải trước khi
đưa ra ngoài môi trường cũng như giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
Nhà nước cũng dễ dàng và tránh được sự lãng phí nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp này
hơn so với việc để các doanh nghiệp hình thành rải rác tại các địa phương.

    Nâng cao trình độ nguồn nhân lực để phục vụ cho các dự án đầu tư vào ngành
dệt may: Trước tiên, cần điều tra và phân tích nhu cầu trong từng lĩnh vực của ngành May
gắn với mỗi một giai đoạn phát triển tương ứng, thông qua đó thiết kế chương trình đào tạo
phù hợp. Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức căn bản
cần thiết cho công việc của họ mà còn hỗ trợ người học phát triển được các kỹ năng mềm -
một trong những nhược điểm của lao động Việt Nam, như: sự kỷ luật, tính sáng tạo, khả
năng tư duy độc lập,… ngoài ra là trình độ ngoại ngữ.(Nguyễn Thị Tuyết, 2021)

 Hoạt động đào tạo và cung cấp nguồn lao động chất lượng cao phục vụ cho các doanh
nghiệp cũng cần phải chú tâm hơn đến mối quen hệ giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào
tạo. Nhà nước cũng như là các cơ sở đào tạo nên hỗ trợ và tạo động lực cho các doanh
nghiệp chủ động “đặt hàng”. Bên cạnh đó các cơ sở đào tạo cần tạo điều kiện cho người học
có cơ hội thực hành cũng như giúp họ có công việc phù hợp ngay sau khi kết thúc quá trình
đào tạo. (BBT, 2021b) (Trần Minh Hoàng, Lê Đức Quang, 2021)

4. Kết luận
Sự dịch chuyển của Covid-19 vừa là động lực hãm dòng vốn nước ngoài vào dệt may
hiện tại, nhưng trong tương lai đây cũng là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển diễn ra nhanh
hơn. Trước mắt, ngành may mặc cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các
biện pháp để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản
11
quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói
riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư. Để khẳng định vị
thế cao hơn trên thị trường trong và ngoài nước, Thủ tướng yêu cầu ngành dệt may, da giày
chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý sản xuất những sản phẩm chất lượng cao
hơn, đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Đại dịch COVID-
19 đặt nền kinh tế ngành may mặc trước những thách thức vô cùng to lớn, đồng thời đem lại
những cơ hội. Mặc dù ngành dệt may đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch, nhưng triển
vọng phục hồi nhanh và mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra, trước phản ứng của ngành và các
chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Trích dẫn tài liệu:

Abdulla, H. (2020). Vietnam makers fear production hit from raw material shortage.
JUSTSTYLE. https://www.just-style.com/news/vietnam-makers-fear-production-hit-from-
raw-material-shortage/
Anh, P. T. V. (2021, January). Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021 và một
số khuyến nghị. Tạp Chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tinh-hinh-xuat-
nhap-khau-hang-hoa-6-thang-dau-nam-2021-va-mot-so-khuyen-nghi-84363.htm?
fbclid=IwAR3xlk4wtHME1HPsypMNnsdRjj9mBQisg4nsciy-_46IOWL6NpejIQYw_as
BBT. (2020). Dệt may Việt Nam 2020: Sụt giảm chưa từng có và “cú ngược dòng” để đứng
vững. Báo Chính Phủ. http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Det-may-Viet-Nam-2020-Sut-
giam-chua-tung-co-va-cu-nguoc-dong-de-dung-vung/416813.vgp
BBT. (2021a). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ III VÀ 9 THÁNG NĂM 2021.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-
hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/?
fbclid=IwAR3b_kPVh7p1u1O4CYAGW8PWNIZrJO_r3DQRWCRqP9EqpQHKCfUX751
aw0c
BBT. (2021b). Global Textile Industry (2021 to 2026) - Growth, Trends, COVID-19 Impact and
Forecasts. Businesswire.
https://www.businesswire.com/news/home/20210922005773/en/Global-Textile-Industry-
2021-to-2026---Growth-Trends-COVID-19-Impact-and-Forecasts---
ResearchAndMarkets.com
12
BBT. (2021c). More than 30 per cent of textile, garment operations on hold due to COVID-19.
Việt Nam News. https://vietnamnews.vn/economy/1003124/more-than-30-per-cent-of-
textile-garment-operations-on-hold-due-to-covid-19.html
BBT. (2021d). Over 30 percent of textile, garment operations on hold due to COVID-19.
Vietnam News Agency. https://ncov.vnanet.vn/en/news/over-30-percent-of-textile-garment-
operations-on-hold-due-to-covid-19/15daaea4-41c8-40dc-aec8-144ba4121d4f
BBT. (2021e). Textile industry faces challenges in meeting export target. Vietnam News Agency.
https://ncov.vnanet.vn/en/news/textile-industry-faces-challenges-in-meeting-export-target/
09a05b53-f71c-4d53-aefb-81c7dd637fb9
BBT. (2021f). Vietnam sees decline in textile orders. Vietnam Net Global. https://vietnamnet.vn/
en/business/vietnam-sees-decline-in-textile-orders-759352.html
BBT. (2021g). Vietnamese textile-garment firms face risk of decline in orders. Fibre2fashion.
https://www.fibre2fashion.com/news/apparel-news/vietnamese-textile-garment-firms-face-
risk-of-decline-in-orders-275629-newsdetails.htm
Bình, A. (2021a). Các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu quả trong đại dịch Covid-19.
Bộ Công Thương Việt Nam. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mot-nam-
thu-hoach-qua-ngot-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do.html
Bình, A. (2021b). Nhiều thách thức cho ngành dệt may Việt Nam trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. Bộ Công Thương Việt Nam.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/nhieu-thach-thuc-cho-nganh-det-may-
viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0.html
Duy, A. (2019). Vietnam needs more qualified workers. VNexpress.
https://e.vnexpress.net/news/business/economy/vietnam-needs-more-qualified-workers-
4019417.html
Giáp, V. (2021). Giai đoạn quyết định sự phục hồi của doanh nghiệp dệt may. Tin Tức - Thông
Tấn Xã Việt Nam.
Hào, Q. M. (2022). Triển vọng phục hồi ngành dệt may. Vinatex. https://vinatex.com.vn/trien-
vong-phuc-hoi-nganh-det-may/
Hoàng, T. (2020). Lo thiếu nguyên liệu sản xuất: Doanh nghiệp đứng ngồi không yên. Đầu Tư
Online. https://baodautu.vn/lo-thieu-nguyen-lieu-san-xuat-doanh-nghiep-dung-ngoi-khong-
yen-d116004.html
Khanh, P. (2021). Vietnamese textile enterprises struggle to fulfill export orders. HANOI TIMES.

13
http://hanoitimes.vn/vietnamese-textile-enterprises-struggle-to-fulfill-export-orders-
318466.html
Ngô, C. (2021). Doanh nghiệp “rối như tơ vò” khi thực hiện “3 tại chỗ.” Cổng Thông Tin Điện
Tử Công Đoàn Việt Nam. http://congdoan.vn/tin-tuc/quan-he-lao-dong-505/doanh-nghiep-
roi-nhu-to-vo-khi-thuc-hien-3-tai-cho-582989.tld
Nguyên, T. (2021). Hậu Covid-19, doanh nghiệp may “khát” nhân lực có tay nghề. Dân Trí.
https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/hau-covid19-doanh-nghiep-may-khat-nhan-
luc-co-tay-nghe-20211004212615387.htm
Nguyễn Thị Tuyết, P. T. T. H. (2021). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Dệt may đáp
ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp Chí Công Thương.
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-det-may-
dap-ung-yeu-cau-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-77946.htm
Phương, Minh. (2021). Cần lường trước rủi ro khi thực hiện “3 tại chỗ.” Báo Điện Tử Đảng
Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/can-luong-truoc-rui-ro-khi-thuc-
hien-3-tai-cho-587172.html
Phương, Mỹ. (2021). Dịch COVID-19: Thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi sau giãn
cách xã hội. TTXVN. https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-thoi-quen-tieu-dung-cua-
nguoi-dan-thay-doi-sau-gian-cach-xa-hoi/f0962a3d-fa05-4a39-9232-1091062f7f02
Phương, T. (2021). Tác động của đợt dịch Covid mới lên nền kinh tế Việt Nam. Tạp Chí Việt
Nam. https://www.rfi.fr/vi/tạp-chí/tạp-chí-việt-nam/20210906-tác-động-của-đợt-dịch-covid-
mới-lên-nền-kinh-tế-việt-nam
Quân, T. (2021). Năm thách thức lớn với ngành dệt may. VNexpress. https://vnexpress.net/nam-
thach-thuc-lon-voi-nganh-det-may-4363685.html
Trần Minh Hoàng, Lê Đức Quang, P. T. Q. L. (2021). Báo cáo ngành chứng khoán 2021. VCBS,
8. http://vcbs.com.vn/vn/Communication/GetReport?reportId=9093
Tư, B. (2020). Doanh nghiệp dệt may lo thiếu nguyên liệu vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tài
Chính Việt Nam. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/doanh-nghiep-det-may-lo-thieu-nguyen-
lieu-vi-anh-huong-cua-dich-covid-19-68062.html

14

You might also like