You are on page 1of 9

2.1.

2 Thực trạng cung khẩu trang tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2017 đến nay
 Giai đoạn trước dịch Coivd-19 (2017-2019)
Trước khi có dịch Covid-19, tình hình cung cấp khẩu trang tại Việt Nam không
được quan tâm nhiều và thị trường khẩu trang cũng không được phát triển mạnh.
Người dân ít quan tâm đến mặt hang khẩu trang, thường chỉ sử sụng trong một số
trường hợp như khi bị bệnh hoặc khi đi đến những nơi ô nhiễm môi trường. Hầu
hết mọi người chỉ coi khẩu trang như là vật để chống nắng, chống khói bụi, hay để
chống các bệnh lây lan, hay chỉ coi như một phụ kiện thời trang.
 Do đó, sản xuất và cung cấp khẩu trang tại Việt Nam không được đầu tư nhiều và
lượng cung khẩu trang trong thị trường cũng ở mức trung bình, sự biến động cũng
không có nhiều.
Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 chính thức xuất hiện ở nước ta hồi đầu năm 2020
đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với quy mô, phạm vi, mức độ lây lan khác
nhau, xuất hiện nhiều biến thể mới, lây lan nhanh chóng hơn. Trong khi đó, thị
trường khẩu trang cũng có nhiều biến động, mỗi thời điểm người dân đều có nguồn
cung về khẩu trang khác nhau.

 Giai đoạn trong dịch Coivd-19 (2020-2022)


-Năm 2020
Thực trạng cung cấp khẩu trang vào năm 2020 tại Việt Nam đang gặp phải nhiều
thách thức và vấn đề. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu
cầu sử dụng khẩu trang tăng cao đồng thời cung ứng không đáp ứng kịp thời và đủ
số lượng.

Một số vấn đề cụ thể mà Việt Nam đang đối diện bao gồm tình trạng hàng giả,
không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá cả tăng cao và thiếu hụt nguồn cung ứng.
Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt khẩu trang trong cộng đồng và ảnh hưởng đến
công tác phòng chống dịch bệnh. Các đối tác và doanh nghiệp cần phải tìm kiếm
các nguồn cung khẩu trang đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho nhân viên và
người tiêu dùng trong thời kỳ này.
Trong tình hình này, chính phủ cần phải thúc đẩy việc sản xuất khẩu trang trong
nước, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Đồng thời, cần có sự quản lý chặt chẽ
để ngăn chặn sự buôn lậu và sản xuất khẩu trang không đạt chuẩn, bảo vệ người
tiêu dùng.
Năm 2020, ngành sản xuất khẩu trang tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở
thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp. Với tình hình dịch bệnh phức
tạp trên toàn cầu, nhu cầu về khẩu trang đã tăng đột biến, từ đó tạo ra cơ hội lớn
cho các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng cơ hội này để mở rộng quy mô sản xuất,
cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ giúp
nâng cao uy tín của sản phẩm "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế mà còn
tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp khi chuyển hướng sản xuất
mặt hằng khẩu trang trong giai đoạn này.
Như Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân, theo Tổng giám đốc Tần
Việt cho biết, khẩu trang không phải là sản phẩm truyền thống của công ty nhưng
khi tình hình dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp, nhiều đơn hang của đối tác nước
ngoài bị ngưng trệ, trong khi nhu cầu khẩu trang phòng dịch rất lớn, Công ty đã
quyết định chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Hiện năng lực sản xuất khẩu trang
vải kháng khuẩn của Công ty đã đạt 50 nghìn sản phẩm/ngày và có thể lên 300
nghìn sản phẩm/ngày, đảm bảo đời sống, việc làm cho hơn 1000 lao động.

Các ngành công nghiệp Việt Nam cũng đã tự sản xuất và cung cấp khẩu trang đáp
ứng nhu cầu trong nước, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong thời
gian dịch bệnh.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trên địa bàn Thủ đô hiện có 48 đơn vị sản xuất
khẩu trang, thiết bị y tế phòng dịch; trong đó có 4 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế,
29 đơn vị sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, 8 đơn vị sản xuất khẩu trang vải thông
thường và 7 đơn vị sản xuất chế phẩm diệt khuẩn. Năng lực sản xuất khẩu trang vải
kháng khuẩn của 29 đơn vị trên địa bàn đạt 1.286.500 chiếc/ngày. Theo ông Lê
Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trong bối cảnh dịch Covid-19
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế
phòng dịch đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, một số
đơn vị đã có sự tăng trưởng khá, đóng góp vào mức tăng 3,72% tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) trong quý I-2020 của thành phố.
Bên cạnh việc tự sản xuất và cung cấp khẩu trang trong thị trường trong nước, các
doanh nghiệp còn đẩy mạnh việc sản xuất khẩu trang để xuất khẩu sang các quốc
gia trên thế giới, đóng góp vào việc chống bệnh dịch trên toàn cầu.

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh từ đầu tháng 3 năm 2020, Việt Nam
đã nổi lên là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ phòng dịch, với khả
năng đáp ứng các đơn hàng lớn, thời gian giao hàng ngắn.

Trước đó, sau thời gian áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế phục vụ
công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 20/NQ-CP ngày
28/2/2020 của Chính phủ, hoạt động xuất khẩu khẩu trang y tế được thực hiện bình
thường trở lại từ tháng 5/2020 theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của
Chính phủ.

Theo đó, từ tháng 1 đến tháng 5, cả nước xuất khẩu được 320,74 triệu chiếc nhưng
bước sang tháng 6 đã xuất khẩu được 236,16 triệu chiếc trong vòng một tháng, đạt
đỉnh điểm về lượng xuất khẩu khẩu trang trong năm 2020. Tuy nhiên, đến tháng 7
sụt xuống còn 153,82 triệu chiếc, giảm gần 35% so với tháng 6; tháng 8 sụt giảm
tiếp 12% so với tháng trước đó, đạt 135,44 triệu chiếc. Sự suy giảm trong hai tháng
trên là do Việt Nam trải qua đợt lây nhiễm Covid-19 lần thứ hai, xuất khẩu khẩu
trang giảm so với các tháng trước vì lượng khẩu trang được sản xuất còn cần phải
cung cấp và phân phối cho thị trường trong nước.

Tuy nhiên, đến tháng 9 lại tăng lên 5,5% với 142,88 triệu chiếc; tháng 10 xuất mức
tương đương tháng 9 và đến tháng 11 xuất khẩu khẩu trang tăng vọt 20,6% so với
tháng trước. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,tính trong cả năm 2020, các
công ty Việt Nam xuất khẩu hơn 1,37 tỷ khẩu trang y tế các loại.
Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại từ tháng 5-10/2020

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


 Nhìn chung trong năm 2020, sản lượng khẩu trang tại Việt Nam đã tăng đáng kể
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng với đó là lượng lớn khẩu trang mà Việt
Nam đã xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới, đóng góp vào việc chống bệnh
dịch trên toàn cầu.
-Năm 2021
Đầu năm 2021, khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, có sự xuất hiện của
các ca nhiễm mới trong cộng đồng, sản xuất khẩu trang tại Việt Nam vẫn được tiếp
tục và tăng cường để đáp ứng nhu cầu tăng của người dân trong bối cảnh đó. Các
doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong nước đã tăng cường đầu tư, và đẩy nhanh
tốc độ trong quá trình sản xuất để cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu
dùng.
 Cung về khẩu trang đã có sự gia tăng trong đợt dịch thứ ba từ ngày 28/01/2021
đến 26/04/2021. Khi số ca mắc đã giảm dần vào cuối tháng 4 do người dân đã áp
dụng các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt và hiệu quả nên nhu cầu về
khẩu trang cũng giảm theo, vì vậy cung về khẩu trang lúc đó đã có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, từ ngày 27/04/2021 bắt đầu đợt dịch thứ 4, khi đó tình hình dịch bệnh
nước ta diễn biến vô cùng phức tạp, sự gia tăng của số lượng ca mắc Covid-19
cùng với số ca tử vong không hề ít. Tuy nhiên số ca mắc mới và ca tử vong hiện có
xu hướng giảm rõ rệt. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 25/9-8/10, số ca mắc
trong cộng đồng giảm 47.3% so với 1 tuần trước đó. Hiện tình hình dịch cơ bản đã
được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc

 Cung về khẩu trang trong thời điểm nay vẫn ở mức tương đối cao nhưng đã dần
dần ổn định, không có sự chuyển biến nhiều.
Sản lượng xuất khẩu khẩu khẩu của Việt Nam đã có xu hướng giảm trong năm
2021; cụ thể, số lượng khẩu trang xuất khẩu năm 2021 là 453,15 triệu chiếc, ít hơn
3 lần so với năm 2020, một phần do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm
soát tốt hơn tại Việt Nam, do đó nhu cầu sử dụng khẩu trang đã giảm xuống. Ngoài
ra, nhiều quốc gia đã tự sản xuất và tự cung cấp khẩu trang cho dân cư của mình,
do đó không còn nhu cầu nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam như năm 2020 trước
đó. Dù vậy, lượng khẩu trang xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021
do nhu cầu khẩu trang trên toàn cầu vẫn ở mức cao.
Chuyển biến trong xuất khẩu khẩu trang y tế các loại trong 10 tháng đầu năm
2021
70

60

50

40

30

20

10

0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10

Triệu chiếc

Nguồn: Tổng cục Hải quan


-Năm 2022
Đầu năm 2022, khi đó vẫn trong thời gian của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với tâm
dịch dịch chuyển ra phía Bắc. Thời điểm tử tháng 1 đến tháng 3/2022, có thời điểm
cả nước liên tục ghi nhậ hang chục ngàn ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày với nhiều
ca tử vong. Điều đó khiến mặt hang khẩu trang “hot’’ trở lại, tuy nhiên trước thời
do lượng khẩu trang mà các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, thậm chí tồn kho,
nhưng nhờ đợt dịch trong thời gian trên đã giúp các doang nghiệp đã xả được hết
những hàng còn tồn trong kho.
Với nỗ lực "phủ xanh" vắc xin Covid-19 và tập trung nguồn lực cho y tế đối phó
dịch bệnh, đến giữa và cuối năm 2022, tình hình dịch bệnh đã có nhiều chuyển
biến tích cực, ngoạn mục, nhu cầu sử dụng khẩu trang tại các nơi công cộng tại
nước ta đã khác biệt vì dịch bệnh đã được kiểm soát dẫn đến thị trường khẩu trang
có chiều hướng giảm so với thời điểm trong dịch.
Tuy nhiên, ở những nơi công cộng, đại đa số người dân vẫn giữ thói quen đeo khẩu
trang để phòng dịch, trong khi nước ta thời gian gần đây vẫn tiếp nhận các ca
nhiễm Covid-19, cũng như để tránh bụi bẩn, các vi khuẩn khác được truyền qua
đường hô hấp, chứng tỏ khẩu trang vẫn là yếu tố thiết yếu trong việc bảo vệ sức
khỏe của mọi người.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và nhà phân phối cho biết, nếu như so
sánh với thời điểm trong dịch, thị trường khẩu trang hiện nay đã giảm khá nhiều,
chủ yếu do các lý do như tâm lý chủ quan của người dân nên việc đeo khẩu trang
không còn nhiều như trước, đồng thời số lượng khẩu trang tồn kho tại các siêu thị,
điểm bán vẫn còn nhiều nên giá khẩu trang cũng đã bắt đầu giữ ổn định trở lại.
Bà Cái Thị Tám, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Kim Sora (một công ty sản
xuất và tiếp thị khẩu trang y tế xuất khẩu) cho biết, dù thị trường khẩu trang trong
nước có sụt giảm nhưng vẫn duy trì được sự ổn định cần thiết, lượng khẩu trang
tiêu thụ tại các kênh phân phối của công ty vẫn ở mức cao.

“Tuy nhiên, thị trường khẩu trang xuất khẩu đang tiêu thụ chậm, theo báo cáo
xuất khẩu của doanh nghiệp, lượng hàng khẩu trang xuất khẩu đã giảm 50% so
với thời điểm trong dịch. Nếu như thời điểm trong dịch bệnh, doanh nghiệp mỗi
tháng xuất khẩu 10 container thì giờ đây chỉ xuất khẩu 4-5 container một tháng”,
bà Tám thông tin.
Có thể thấy, thị trường xuất khẩu đang dần bị bó hẹp bởi nhu cầu sử dụng khẩu
trang tại các nước trên thế giới đang dần hạn chế, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ và
một số nước châu Âu đã bắt đầu bãi bỏ quy định về đeo khẩu trang nơi công cộng.
Theo giám đốc Công ty TNHH Kim Sora, thị trường khẩu trang tại các nước châu
Á như Nhật Bản tiếp tục tiêu thụ khẩu trang y tế ở mức độ cao so với các thị
trường khác, do thói quen sử dụng khẩu trang đã hình thành từ trước thời điểm
dịch, đồng thời một số nước vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới nên người dân vẫn luôn
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, mang khẩu trang nơi công cộng.

“Thị trường khẩu trang xuất khẩu dù giảm sâu nhưng sau cùng vẫn giữ được sự
ổn định. Tôi cho rằng, trong thời gian đến, thị trường khẩu trang trong nước và
xuất khẩu sẽ không ghi nhận sự biến động đáng kể nào, nếu có sẽ là sự phục hồi
nhẹ trở lại”, bà Tám nhận định.

 Thị trường khẩu trang năm 2022: dù lượng cung khẩu trang trên thị trường Việt
Nam có giảm đi nhưng vẫn đi vào ổn định.
 Giai đoạn đầu năm 2023 đến nay
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát và bãi bỏ các quy định phòng dịch nghiêm
ngặt, nhu cầu tiêu thụ khẩu trang ngay lập tức sụt giảm, buộc nhiều nhà sản xuất
phải ngừng sản xuất khẩu trang, chuyển đổi mô hình hoặc bán tháo, thanh lý máy
móc để thu hồi vốn, thậm chí là đóng cửa nhà xưởng.
Trao đổi với KTSG Online, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty trách nhiệm
hữu hạn may mặc Dony, cho biết, sau khi ngưng sản xuất mặt hàng khẩu trang, đơn
vị này chịu cảnh tồn kho rất nhiều. “Cho đến đầu năm 2023, sau khi có cơn sốt
khẩu trang do số ca Covid-19 tăng trở lại, Công ty Dony mới bán hết số hàng tồn
bằng cách giảm giá xuống còn 2/3 cho các đối tác trong nước”

Theo chị Huyền Nga, chủ một xưởng sản xuất khẩu trang tại Bình Chánh
(TPHCM) cho biết hiện nay nhà xưởng của chị đang giao bánh ai dàn máy sản xuất
khẩu trang tự động. Nguyên nhân cho sự việc này, chị Nga có chia sẻ : “ Hiện nay
giá bán giảm sâu so do nguồn cung vượt quá cầu, cùng với đó lúc đầu tư, vật giá
đắt đỏ nhưng khi bán sản phẩm, giá lại rẻ như cho nên đơn vị sản xuất nhỏ như chị
Nga ngừng hoạt động và đành bán tháo máy móc trong xưởng để hòa vốn.
 Nguồn cung khẩu trang trong giai đoạn này đã có chiều hướng giảm sâu so với
các năm trước.

Tài liệu tham khảo:


-Thị trường khẩu trang sau đại dịch: Sức mua giảm nhưng đi vào ổn định”,
https://congthuong.vn/thi-truong-khau-trang-sau-dai-dich-suc-mua-giam-nhung-di-
vao-on-dinh-222013.html
-Các doanh nghiệp Hà Nội sản xuất khẩu trang, thiết bị y tế: Điểm sáng thực hiện
mục tiêu “kép”,
https://hanoimoi.vn/cac-doanh-nghiep-ha-noi-san-xuat-khau-trang-thiet-bi-y-te-
diem-sang-thuc-hien-muc-tieu-kep-517423.html
-2022 nhìn lại: Việt Nam đã thực sự vượt qua đại dịch Covid-19?
https://thanhnien.vn/2022-nhin-lai-viet-nam-da-thuc-su-vuot-qua-dai-dich-covid-
19-1851537782.htm
-Doanh nghiệp khẩu trang: nơi ngừng sản xuất, nơi thanh lý thiết bị,
https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-khau-trang-noi-ngung-san-xuat-noi-thanh-
ly-thiet-bi/

You might also like