You are on page 1of 4

AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH

DƯƠNG: VẤN ĐỀ DỊCH BỆNH - ĐẠI DỊCH COVID 19


Phan Bá Tiến – CATBD50A40160 – Trung Quốc học – Châu Á
Thái Bình Dương học
Tóm tắt
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn và
có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế giữa các nước, đặc biệt là các nước
lớn trên thế giới. Do đó, vấn đề an ninh của khu vực là một trong những vấn đề
quan trọng khiến các nước phải chú ý và đưa ra phương hướng giải quyết. Hiện
nay, ngoài an ninh truyền thống như an ninh quân sự thì các vấn đề an ninh phi
truyền thống như khủng bổ, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia… đang nổi lên
nhanh chóng, diễn biến vô cùng phức tạp và khó giải quyết. Một trong những vấn
đề nổi cộm trong những năm gần đây là vấn đề dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch
Covid 19 diễn ra trong những năm vừa qua đã làm khu vực và cả thế giới rơi vào
tình trạng “kiệt quệ”. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng đại dịch, hậu quả, và giải
pháp khắc phục dịch bệnh của các nước trong khu vực.
Từ khóa: Dịch bệnh, Covid 19, Châu Á – Thái Bình Dương, an ninh phi truyền
thống
Mở đầu
Đại dịch Covid 19 là một đại dịch truyền nhiễm với tác nhân là
virus SARS-CoV-2 cùng các biến thể và diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch
khởi nguồn từ Vũ Hán của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, sau đó lan rộng ra
nhanh chóng với nhiều ca nhiễm bệnh. Đại dịch này không chỉ làm ảnh hưởng đến
sức khỏe, cuộc sống của con người mà đi kèm theo đó, nó còn ảnh hưởng đến quá
trình toàn cầu hóa, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và đi kèm theo đó là các
hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Thực trạng Đại dịch Covid 19
Chính thức được WHO tuyên bố là “Đại dịch toàn cầu” vào ngày
11 tháng 3 năm 2020. Đến ngày 25 tháng 11 năm 2023, đã có khoảng 772386069
người nhiễm và 6987222 người tử vong trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương thì Mỹ đã có 103436829 người nhiễm, Trung Quốc
có 99321242 người nhiễm, Liên Bang Nga có 23258444 người xác nhận nhiễm,
khu vực Đông Nam Á có 61215397 người nhiễm. Chỉ riêng các quốc ra và khu vực
này đã chiếm tới khoảng 40% số ca nhiễm của cả thế giới. Số người tử vong ở khu
vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng hơn 20% số ca nhiễm của cả thế giới.
Ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Đến nay, khi đại dịch đã được kiểm soát nhưng những hậu quả
của nó để lại vẫn còn ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực. Đầu tiên là liên
quan đến sức khỏe của con người, tuy các trường hợp nhiễm virus được chữa khỏi
những để lại những hậu quả lớn( hậu covid), gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh
thần của con người. Thứ hai, Đại dịch covid 19 gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh
tế của khu vực. Nền kinh tế của khu vực bươc vào giai đoạn khủng hoảng, tốc độ
tăng trưởng GDP chậm lại rất nhiều so với giai đoạn trước dịch, từ 4.2% giảm
xuống chỉ còn 4%. Các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng nghiệm trọng, đặc biệt là
các hoạt động dịch vụ như du lịch, thương mại bị đình trệ. Các quốc gia đều siết
chặt vấn đề biên giới làm cho việc xuất nhập khẩu trở nên khó khan, điều này làm
ảnh hưởng rất lớn đễn chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Ngành công nghiệp
phát triển chậm lại do sự đóng cửa của các nhà máy, xí nghiệp. Về tình hình xã
hội, theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỉ lệ thất nghiệp của thanh
niên trong khu vực vào quý đầu năm 2020 đã tang mạnh so với quý cuối 2019,
chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội trong khu vực.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, Đại dịch Covid 19
cũng đem lại một số mặt tích cực. Đầu tiên là giảm ô nhiễm không khí và nước.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mức giảm ô nhiễm không khí bởi CO2 từ 5-10% ở
New York, Bắc Kinh. Thứ hai là giảm chất thải và phân tán mật độ người do chính
sách cách li, giãn cách xã hội ở các quốc gia. Thứ 3 là sự phát triển vượt trội của
các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ mua sắm online thông qua các nền tảng, các
sàn thương mại điện tử.
Giải pháp khắc phục khó khăn
Các quốc gia trong khu vực đã có những chính sách phù hợp để
ngăn chặn sự lây lan của đại dịch như cách ly xã hội, thực hiện các biện pháp y tế
để giảm thiểu việc lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời, các quốc gia trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung đã tiến hành nghiên
cứu kháng sinh chống virus, từ đó làm giảm ảnh hưởng của virus đến sức khỏe con
người. Vắc xin Covid 19 đầu tiên được ra đời vào ngày 11 tháng 12 năm 2020 khi
mà FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp nhận sử dụng
khẩn cấp vắc xin Pfizer. Nhờ đó mà dịch bệnh mới được kiểm soát.
Các quốc gia cũng có những biện pháp để khôi phục và phát triển
kinh tế hậu Covid, giải quyết tốt các vấn đề xã hội cũng như là mở biên, đẩy mạnh
giao thương, khôi phục và phát triển kinh tế.
Kết luận
Có thể nói, Đại dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói
riêng. Một đại dịch toàn cầu đã làm các nước rơi vào tình trạng khó khăn, nhưng
hiện nay đã được khắc phục phần nào. Từ đây có thể thấy được, tầm quan trọng
của vấn đề an ninh phi truyền thống trong sự phát triển của một quốc gia, một khu
vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO (2023). Bảng điều khiển Coronavirus (COVID-19) của WHO [online].
WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard | WHO Coronavirus (COVID-19)
Dashboard With Vaccination Data [truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023)
2. Báo Dân Trí (2020). Dịch Covid 19 “kéo tụt” tăng trưởng khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương. Dịch Covid-19 "kéo tụt" tăng trưởng khu vực châu Á – Thái
Bình Dương | Báo Dân trí (dantri.com.vn) [truy cập ngày 19 tháng 12 năm
2023)
3. VOV (2020). Ngoài tiêu cực, đại dịch Covid 19 còn mang đến nhiều tác động
tích cực. Ngoài tiêu cực, đại dịch Covid-19 còn mang đến nhiều tác động tích
cực | VOV.VN [truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023]

4. ILO (2020). Báo cáo của ILO-ADB: giải quyết khủng hoảng việc
làm cho thanh niên do đại dịch COVID-19 tại châu Á – Thái Bình Dương. COVID-
19: Báo cáo của ILO-ADB: giải quyết khủng hoảng việc làm cho thanh niên
do đại dịch COVID-19 tại châu Á – Thái Bình Dương [truy cập ngày 19 tháng
12 năm 2023]

You might also like