You are on page 1of 6

I.

Đặc điểm của đại dịch COVID - 19

Đại dịch COVID - 19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 11
- 2019, sau đó đã nhanh chóng lan ra toàn cấu; cho đến nay đã lan ra hơn 210
nước và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, với gần 570 triệu người lây nhiễm
và hơn 6 triệu người tử vong. Cho đến nay, nhân loại vẫn đang còn nhiều điều
chưa hiểu hết về đại dịch này như chưa rõ nguồn gốc của virut COVID - 19; xuất
hiện những biến thể mới, chưa xác định được đầy đủ con đường lây lan, chưa xác
định được đầy đủ cơ chế gây bệnh.
Chính vì vậy, trên toàn thế giới, sau “cú sốc choáng váng” ban đầu, các
nước đã áp dụng một loại giải pháp “phi y tế” đề ngăn chặn sự lây lan dịch giữa
các nước, các khu vực, gia đình, người với người trong thời gian dài (như đóng
của biên giới, thực hiện cách ly, giãn cách xã hội, dừng các hình thức giao thông
công cộng, các hoạt động kinh tế, xã hội công cộng, không tập trung đông
người…). Các giải pháp “phi y tế này” đã có tác dụng quan trọng để ngăn chặn
lây lan, kiểm soát dịch, từng bước khống chế và dập dịch. Tuy nhiên, mặt khác
chính các giải pháp này đã có những tác động “tiêu cực” rất mạnh đối với hoạt
động bình thường và sự phát triển các mặt của đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu
nói chung cũng như các nước nói riêng.
Tóm lại, để tránh rơi vào khủng hoảng và suy thoái sâu sắc hơn, các nước
buộc phải tìm các giải pháp sớm “mở cửa trở lại” nền kinh tế. Nhưng trong khi
các giải pháp y tế phòng chống dịch chưa đủ mạnh và hiệu quả, các giải pháp
“phi y tế” bị yếu đi, bị nới lỏng do mở cửa nền kinh tế và các hoạt động xã hội,
đã làm cho dịch bùng phát trở lại (ở nhiều nước), buộc các nước phải “siết” chặt
lại các giải pháp ngăn cách xã hội. Tổ chức Y tế thế giới dự báo tình hình dịch
COVID - 19 có thể còn diễn ra trong mấy thập kỷ nữa.

II. Đặc điểm tác động của đại dịch COVID - 19


1. Trên phương diện quốc tế
Đại dịch COVID - 19 lan ra và tác động trên toàn cầu trong tất cả các lĩnh
vực, có những đặc điểm khác với những tác động của các đại dịch bệnh trước
đây. Có thể nêu khái quát các đặc điểm sau:
1) Đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động tới tất cả các lĩnh vực.
Cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới bị cuốn vào đại dịch, với một nửa
nhân loại bị liên quan.
2) Đại dịch COVID - 19 đưa đến và kéo theo sự “tam trùng” của ba cuộc
khủng hoảng liên đới với nhau, đó là: Cuộc khủng hoảng về y tế, kinh tế, và cuộc
khủng hoảng về xã hội. Cuộc khủng hoảng về y tế, sự lây lan nhanh chóng của
đại dịch, buộc các quốc gia phải thực hiện các các giải pháp khẩn cấp cách ly xã
hội trên diện rộng và giữa các quốc gia, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn
cầu cũng như trong mỗi quốc gia, làm cho hệ thống sản xuất, kinh doanh, lưu
thông hàng hóa đột ngột đừng lại - tác nhân chủ yếu gây nên khủng hoảng và suy
thoái kinh tế. Nền sản xuất và lưu thông bị dừng lại, đình đốn đã kéo theo một
loạt những vấn đề xã hội: Tình trạng mất việc làm của hàng chục triệu lao động
trong hầu hết các lĩnh vực ở mỗi nước, thu nhập bị giảm sút hoặc không còn thu
nhập; an sinh xã hội đứng trước thách thức rất lớn; các lĩnh vực xã hội khác cũng
rơi vào đình đốn, trì trệ; mâu thuẫn, nghèo đói và bất bình đẳng xã hội tăng lên.
3) Đại dịch COVID - 19 tác động lên toàn cầu, nhưng các quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất lại đa số là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế
giới, nằm trong các chuỗi giá trị toàn cầu, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đức, Anh, Pháp và Ý (đều nằm trong top 10), kế đó là Hàn Quốc, Iran, Ấn Độ và
Braxin... Các nước này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP toàn cầu, đồng thời
cũng là những nước chi phối các chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều nhất. Vì vậy tác
động nặng nề của đại dịch COVID - 19 tại các nước này, nhất là Trung Quốc, có
sự “lan tỏa” lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới, sự suy giảm của các nước này
sẽ lan truyền tới chuỗi cung ứng ở hầu hết các quốc gia, “khi những nền kinh tế
này hắt hơi, phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh”.
4) Tính chất tác động khác biệt của đại dịch COVID – 19.
Không phải bắt đầu từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, hay bất động sản
như các cuộc khủng hoảng trước đây. Cuộc khủng hoảng - suy thoái kinh tế do
đại dịch COVID - 19 gây ra lại bắt nguồn từ các giải pháp phòng chống dịch “phi
y tế”, như đóng cửa biên giới, phong tỏa, giãn cách xã hội; ngừng các hoạt động
giao thông công cộng, du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống… Chính các giải pháp
bắt buộc đó đã “bóp nghẹt” nền kinh tế thế giới.
Sự đình trệ sản xuất và thương mại làm cho tất cả các chủ thể sản xuất kinh
doanh đều bị thu hẹp sản xuất kinh doanh, đình chỉ, đóng cửa, hoặc phá sản vì
thua lỗ nghiêm trọng. Hàng trăm triệu lao động trên thế giới bị mất việc làm, dẫn
đến giảm hoặc không có thu nhập, bị rơi vào tình trạng không được đảm bảo tốt
về an sinh xã hội, nghèo đói, cùng cực. Xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Mặt khác, tác động của đại dịch COVID - 19 cũng thúc đẩy quá trình “số
hóa” mọi hoạt động xã hội như phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, làm việc
qua mạng, xây dựng chính phủ điện tử, hội nghị trực tuyến, quán lý dịch bệnh và
khám bệnh qua mạng, giáo dục qua mạng, quan hệ văn hóa - xã hội qua mạng…
5) Về kinh tế:
Tác động của các biên pháp phong tỏa, các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn
cầu bị đứt đoạn, rối loạn kéo theo sự thuyên giảm mạnh cả ở phía “cầu” lẫn phía
“cung”, cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Điều này không
chỉ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh trong thời COVID, mà sẽ
còn tạo ra xu hướng mới “hậu COVID”.
Tổng hợp các tác động đó đưa đến sự khủng hoảng - suy thoái kinh tế toàn
cầu. Theo các chỉ số thống kê thực tế kinh tế quý 2-2020 công bố ngày 31-7 cho
thấy tình trạng suy thoái kinh tế đã ghi nhận tại nhiều nước trầm trọng hơn dự
báo nhiều: kinh tế Pháp trong quý 2 đã giảm 13,8%, Tây Ban Nha giảm 18,5%
trong khi Bồ Đào Nha và Ý lần lượt giảm 14,1% và 12,4%, Anh giảm tới 20%.
Về tổng thể, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khối eurozone giảm 12,1% trong
khi toàn liên minh châu Âu giảm 11,9%. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới,
cũng là quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất, GDP quý 2 cũng đã giảm
9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, một sự suy giảm phát triển kinh tế tồi tệ nhất
từng ghi nhận ở Mỹ.
Sự tác động của đại dịch COVID - 19 cộng với sự tác động của chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung đã đưa đến tình trạng sau: Đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ
giảm khoảng hơn 40%; đầu tư vào các quốc gia đang phát triển định hướng xuất
khẩu sẽ giảm từ 2.000 - 3.000 tỷ USD trong 2 năm tới. Đồng thời, để “giải cứu”
các doanh nghiệp, các nước đã đưa ra các gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ USD.
6) Về các lĩnh vực xã hội:
Đại dịch COVID - 19 đã tác động rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực xã
hội theo hai con đường trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp là đã gây ra cuộc
khủng hoảng y tế trên toàn cầu, với gần 510 triệu người bị lây nhiễm và hơn 6
triệu người bị tử vong (đến ngày 20/04/2022), làm đảo lộn hệ thống y tế dự
phòng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng của các nước, hệ thống khám và chữa bệnh
quá tải, không đáp ứng yêu cầu.
7) Về lĩnh vực môi trường:
Khi đại dịch mới xảy ra, đã có nhiều người cho rằng chất lượng môi trường
sẽ được cải thiện, nhưng thực tế lại không như vậy. Tất cả những lợi ích này chỉ
mang tính tạm thời, khi những biện pháp áp đặt chống dịch được nới lỏng thì
những lợi ích này dần tiêu tan. Vào thời điểm khi nhiều quốc gia trên thế giới áp
đặt lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội thì lượng khí thải Carbon hàng ngày trên
toàn cầu đã giảm 17% so với trước đại dịch. Nhưng chỉ ngay sau đó, dữ liệu cho
thấy con số thực tế chỉ giảm 5%, mặc dù các hoạt động chưa được khởi động lại
hoàn toàn.
8) Tác động đến quan hệ quốc tế
: Những vấn đề phức tạp, căng thẳng trong quan hế quốc tế, khu vực và
giữa một số nước trước đại dịch, đã bị đại dịch làm sâu sắc thêm, đẩy lên một cấp
độ mới. Một mặt, do tính chất tác động toàn cầu của đại dịch, buộc các nước phải
cộng tác với nhau trong việc ngăn chặn lây lan đại dịch, nhất là thông qua các thể
chế quốc tế, đa phương; vai trò của Liên hợp quốc, tổ chức y tế thế gới, WHO,
WB, IMF, G20, EU, ASEAN…tăng lên. Nhưng mặt khác, làm sâu sắc hơn các
mâu thuẫn giữa các nước, như về đánh giá vai trò của WHO, về điều tra nguồn
gốc và nguyên nhân lây lan đại dịch từ Vũ Hán (Trung Quốc); vấn đề đại dịch
COVID còn bị “chính trị hóa”, lợi dụng mưu cầu lợi ích riêng của một số nước
trong quan hệ quốc tế và giữa một số nước. Trong bối cảnh đại dịch COVID vẫn
còn tác động mạnh và rộng lớn trên toàn cầu, quan hệ quốc tế vẫn sẽ còn diễn
biến phức tạp và trạnh thái “hậu COVID” vẫn chưa được hình rõ nét.

2. Tác động đến Việt Nam


Về tổng thế, những tác động của đại dịch COVID - 19 trên bình diện quốc tế
cũng là những tác động tới Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của Việt
Nam, mà những tác động đó có những đắc điểm, sắc thái và mức độ khác nhau,
có thể nêu khái quát như sau:
1) Về y tế:
Xét về quy mô và mức độ nghiêm trọng, cho đến nay, do Việt Nam nhận
thức sớm tính nguy hiểm của đại dịch và triển khai nhanh, quyết liệt một số giải
pháp phòng, chống, Tác động của đại dịch COVID - 19 cho thấy những mặt
mạnh của hệ thống y tế Viêt Nam, như hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng công
cộng tương đối mạnh, đội ngũ chuyên gia trình độ cao, có sự chỉ đạo thống nhất,
phản ứng nhanh, tương đối hiệu quả.

2) Về kinh tế:
Đại dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng
đến kinh tế - xã hội Việt Nam, thể hiện tập trung ở tăng trưởng GDP 2019 là
7,02%, sáu tháng đầu năm 2020 giảm xuống chỉ còn 1,81%, thấp nhất trong 10
năm.
Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù có khởi đầu thuận
lợi vào quý 1, đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá
trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế. GDP của
Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.

Năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức
5,5% với giả định là đại dịch về cơ bản sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước.
Kinh tế sẽ phục hồi một phần là nhờ chính sách tài khóa được nới lỏng hơn, ít
nhất là trong nửa đầu năm 2022.

Trong trung hạn, nền kinh tế được dự báo chỉ bắt đầu quay về lộ trình tăng
trưởng trước COVID vào năm 2023, khi nhu cầu trong nước phục hồi đầy đủ và
không có các cú sốc mới.

3) Về văn hóa, xã hội:


Tác động trực tiếp, sâu rộng nhất là suy giảm lao động, việc làm, thu nhập
và đời sống của người dân, nhất là nhóm lao động trong các khu vực phi chính
thức, đối tượng yếu thế, lao động trong các doanh nghiệp mang tính chất gia công
(may mặc, giầy da…) phụ thuộc cả về đầu vào và đầu ra từ nước ngoài khi các
chuỗi cung ứng và thị trường bị đứt gãy.
Dịch COVID - 19 cũng tác động rất lớn đến ngành giáo dục - đào tạo. Từ khi
dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và cơ sở giáo dục công lập, ngoài
công lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực tiếp; phải triển khai công
tác giảng dạy, đào tạo online, E-learning, qua truyền hình. Một số cơ sở đào tạo
có chính sách ưu đãi giảm 15-20% học phí cho toàn bộ học sinh, sinh viên để
chia sẻ gánh nặng với người học, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Bên cạnh những nét chung về tác động của đại dịch COVID - 19 trong lĩnh
vực tâm lý xã hội, ở Việt Nam cũng có những đặc điểm cụ thể hơn: mặc dù trong
xã hội cũng xuất hiện tâm lý lo lắng, bất an khi dịch bùng phát và kéo dài; cũng
có những tư tưởng vị kỷ, ích kỷ, coi thường, hiện tượng lợi dụng tác động của
dịch để kinh doanh lừa đảo, trục lợi. Song nổi lên mạnh hơn, cao hơn đó là ý thức
và trách nhiệm công dân, ý thức và trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm xã hội
của tuyệt đại đa số người dân, đoàn kết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và
nhà nước chung tay chống dịch; đó là sự quyên góp, chia sẻ đầy lòng nhân ái và
tình người của rất nhiều tổ chức, cá nhân dành cho những người gặp khó khăn
(phong trào quyên góp rộng lớn do MTTQ chủ trì thu được hơn 2.000 tỷ đồng, sự
ra đời của các loại ATM cung cấp miến phí những nhu yếu phẩm cho những
người thiếu thốn…); đó còn là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ cán bộ y tế trên
tuyến đầu chống dịch, của các lực lượng quân đội, công an tham gia phòng chống
dịch.

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/bao-cao-tac-dong-
cua-dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2022/
Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê

https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/publication/taking-stock-
vietnam-economic-update-january-2022
The word bank, Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam, Tháng 1/2022

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-
cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-
trong-giai-doan-toi.aspx
Tạp chí cộng sản

https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/so-
ca-mac-moi-tang-dich-covid-19-tai-viet-nam-a-en-giai-oan-la-benh-luu-hanh-
Cổng thông tin điện tử bộ y tế

http://tapchimattran.vn/the-gioi/dai-dich-covid19-va-nhung-tac-dong-den-moi-
truong-40037.html
Tạp chí mặt trận

You might also like