You are on page 1of 61

z

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII
-  -

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19


ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
GVHD: Phạm Văn Quỳnh

Nguyễn Hoài Linh 1801015426


Nguyễn Đắc Long 1801015458
Tạ Quan Minh Long 1801015463
Đỗ Thị Trà My 1801015507
Cù Thị Kiều My 1801015506
Phạm Quốc Nghĩa 1801015551
Hồ Bích Ngọc 1801015555
Trần Ngọc Quang Nguyên 1801015586
Trần Trọng Nhân 1801015600
Trần Nữ Hoàng Nhi 1801015631

1
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
1. Covid-19 là gì?
2. Tình hình diễn biến dịch trên thế giới
3. Tình hình diễn biến dịch của Việt Nam

II. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 TỚI NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Lạm phát – Thất nghiệp
2. Tỉ giá hối đoái và lãi suất
3. Thị trường chứng khoán
4. Xuất nhập khẩu, cán cân thương mại (NX), cán cân thanh toán (BOP)
5. Ngân sách Nhà nước
6. Vốn FDI
7. Tăng trưởng FDI

III. CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHÚ VIỆT NAM
1. Biện pháp đã thực hiện
2. Biện pháp đang được cân nhắc

IV. CƠ HỘI CHO VIỆT NAM THỜI KÌ DỊCH COVID-19


1. Cơ cấu, điều chỉnh lại nền kinh tế đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
2. Giáo dục
3. Y tế và xã hội
4. Mua sắm trực tuyến:

NGUỒN THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid 19 được gây ra bởi tác nhân là virus
SARS-coV-2. Virus Corona chủng mới đang gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề: tính đến
hiện tại đã có hơn 1,5 triệu ca nhiễm, 100 000 ca tử vong trên toàn thế giới, tình trạng bài ngoại
và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á diễn ra thường xuyên, sự bất
ổn định về chính trị xã hội và đặc biệt đại dịch covid 19 đang giáng một đòn nặng vào kinh tế
toàn cầu với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, vượt xa các trận dịch trước đây. Hàng loạt các kịch
bản kinh tế u ám đã được các chuyên gia vạch ra trước những sụt giảm trong tăng trưởng kinh
tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng và gặp những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội
nhất định trước đại dịch Covid 19. Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về Đại dịch
Covid 19, những ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam, những biện pháp chính phủ đã đưa ra để
giảm đau kinh tế và những thay đổi, cơ hội trong tương lai sau khi đại dịch kết thúc để có thể
đưa ra những nhận định, phân tích được những chuyển biến trong nền kinh tế và có những kế
hoạch học tập, làm việc và đầu tư phù hợp, đúng đắn.

3
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
1. Covid 19 là gì?

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2,
hiện đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, cùng với nhiều trường hợp tại hơn 201/204 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại
thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, sau khi một nhóm người bị
viêm phổi không rõ nguyên nhân, trước đó đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán làm
việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán nhiều loài động vật hoang dã và được cho là
địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều
tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại Coronavirus mới,
được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-CoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-
CoV trước đây Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát
dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.

2. Tình hình diễn biến dịch trên thế giới


- Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính
thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2.] Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020
theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại
dịch toàn cầu.
- Ngày 30/3, thế giới đã có trên 718.000 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp
COVID-19, trên 33.800 người tử vong. Italy, Tây Ban Nha và Mỹ tiếp tục là các điểm dịch
“nóng” nhất toàn cầu, dù ba nước này thậm chí còn chưa tới thời điểm đỉnh dịch.
- Đại dịch COVID-19 hiện đã lan tới 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi
nhận 150.918 trường hợp phục hồi sức khỏe.Tại châu Á, sau một thời gian ngắn dịch bệnh có
vẻ được kiểm soát tốt, ngày 30/3 Hàn Quốc và Nhật Bản đã chứng kiến các con số tăng trở
lại.Tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh hồi tháng 12/2019, việc số ca nhiễm virus SARS-
CoV-2 “nhập khẩu” từ nước ngoài đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc làm tăng nguy cơ
nước này sẽ phải đón nhận đợt lây nhiễm thứ 2.

4
3. Tình hình diễn biến dịch ở Việt Nam
- Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra lần đầu tiên lây truyền sang Việt Nam
vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, với hai trường hợp được xác nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh,
là những người đến từ thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính đến giữa tháng 3
năm 2020, đại dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn. Dịch tạm thời kết
thúc giai đoạn đầu vào ngày 25 tháng 2, khi ca nhiễm thứ 16 (cuối cùng lúc đó) được chữa khỏi
Đến ngày 6 tháng 3, hơn 22 ngày kể từ khi ca nhiễm thứ 16 được xác nhận, Việt Nam bắt đầu
ghi nhận thêm các trường hợp mới, phần lớn trong số đó là những người đến từ vùng có dịch
trên thế giới.
- Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm và con số này vẫn đang
tiếp tục tăng.

Nguồn: CafeF.vn

5
II. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 TỚI NỀN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT
NAM
1. Lạm phát – Thất nghiệp
1.1. Áp lực lạm phát giảm
Nếu lạm phát tăng cao trong tháng 1 do giá thịt lợn duy trì ở vùng đỉnh và nhu cầu tiêu
dùng cao dịp Tết thì do tác động tiêu cực của dịch Covid-19,lạm phát chung tháng 2/2020
giảm từ mức 6.43% trong tháng 1/2020 xuống còn 5.91%, lạm phát lõi cũng giảm nhẹ 0.15%
so với tháng trước với sự sụt giảm trong chỉ số giá của 6/11 nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI:

CHỈ SỐ LẠM PHÁT CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG

Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK

LẠM PHÁT THEO THÀNH PHẦN

6
Nguồn: VNDIRECT RESEARCH, TCTK

7
 Nhóm hàng giao thông giảm mạnh nhất với 2,5% chủ yếu do tác động giá dầu giảm.
Sau đàm phán cắt giảm sản lượng thất bại giữa OPEC và Nga, các thành viên OPEC đã
tuyên bố chiến tranh dầu mỏ với Nga.Saudi Arabia, Iraq, Kuwait và UAE đã quyết định tăng
sản lượng đáng kể lên mức trên 10 triệu thùng/ngày và sẵn sàng giảm sâu giá dầu thô trong
tháng 4/2020 nhằm giành lấy thị phần dầu mỏ nhằm và làm suy yếu ngành dầu đá phiến của
Mỹ.
Việc tăng sản lượng dầu trong thời gian tới tạo nên nguồn cung dầu cực lớn trong khi nhu
cầu tiêu thụ dầu sụt giảm mạnh do dịch Covid-19 sẽ làm cán cân cung cầu ngày càng mất
kiểm soát, gây ra sự rớt giá thê thảm nhất trong vòng 20 năm qua.
Cụ thể ngày 30/3/2020, giá dầu thô WTI giảm xuống còn 20.09 USD/thùng; giá dầu Brent
giảm còn 22.76 USD/thùng. Đây là một mức giảm chưa từng có tiền lệ trong hơn 10 năm
qua. 

Nguồn: https://www.oil-price.net/

 Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.43% do nhu cầu đi lại, du lịch, lễ chùa trong
mùa dịch giảm mạnh.Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến
nước ta trong tháng 2 giảm 37,7% so với tháng trước, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019
và dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong những tháng tới.
 Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,28%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,13% do
hầu hết người tiêu dùng đều hạn chế đến cửa hàng, trung tâm thương mại để mua sắm, các
hoạt động chi tiêu chủ yếu tập trung vào nhu yếu phẩm và các mặt hàng chống dịch dẫn đến
giảm giảm nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng lâu bền, xa xỉ.
 Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,03% khi dịch Covid-19 khiến thị trường bất
động sản lao đao.Mặt bằng bán lẻ và bất động sản nghỉ dưỡng là hai phân khúc chịu ảnh

8
hưởng nặng nhất do nhu cầu mua sắm, du lịch và giải trí giảm mạnh, theo sau đó là nhà ở và
mảng văn phòng và bất động sản công nghiệp

9
Bên cạnh đó,tháng 2 (thời điểm bắt đầu bùng phát dịch) cũng ghi nhận sự tăng trong chỉ số
giá của 2 nhóm hàng hóa:
 Nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh nhất với 0.26%.Mặc dù nguồn cung thịt lợn được
hồi phục,sự gia tăng trong số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam làm cho người dân có tâm lí
tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu khiến nguồn cung khan hiếm dẫn đến gia tăng chỉ
số giá thực phẩm.
 Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.13% do nhu cầu đối với nhiều mặt hàng y tế như
nước rửa tay khô và khẩu trang tăng cao trong mùa dịch Covid-19.
1.2. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao
Theo Bộ LĐ-TB-XH, trong tháng 2, có khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô
sản xuất. Nửa đầu tháng 3, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng DN phải cắt giảm
quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt, với khoảng trên 15% tổng số DN.
Ngành dệt may(có khoảng 2,8 triệu lao động); dịch vụ lưu trú, du lịch (có trên 500.000 lao
động); vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, dịch vụ hỗ trợ cho vận tải (có gần 500.000 lao
động) là các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19.
Nhiều DN đã thực hiện cắt giảm lương từ 20%-40% tùy vào từng vị trí, chưa sa thải nhân
viên nhưng đang áp dụng biện pháp giãn ca, nghỉ luân phiên để tiến tới giảm lương ca hoặc cho
nhân viên nghỉ không lương để người lao động có thể quay trở lại làm việc ngay sau khi phục hồi
kinh doanh.
Nếu như tháng 1 chỉ có 29.849 người đăng ký nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thì
đến tháng 2, con số này đã tăng lên 47.164 người, tăng 59,2% so với tháng 1 và tăng 70% so
với cùng kỳ năm ngoái
Riêng tại TP.HCM, trong tháng 2 có 9.872 người lao động thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp, tăng gần 4.500 người (80%) so với tháng 01-2020 và tăng hơn 3.600 người
(57%) so với tháng 02-2019.
Lao động thất nghiệp chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Virus corona vừa làm giảm cầu tiêu thụ, vừa làm đình trệ sản xuất trong một số ngành (do
sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu từ Trung Quốc). Điều đó có nghĩa Covid-19 tác động
đồng thời tới cả tổng cầu lẫn tổng cung theo hướng tiêu cực.Từ số liệu phân tích về lạm phát và
thất nghiệp nêu trên, ta thấy cơ sở quan trọng để cân nhắc có hay không thực hiện chính sách

10
tiền tệ mở rộng để kích cầu,giảm tỉ lệ thất nghiệp là xác định xem các cú sốc bất lợi mang tính
tạm thời hay lâu dài. Nhờ vào nỗ lực không ngừng của ngành y tế thế giới,ta có thể kì vọng
rằng dịch Covid-19 chỉ kéo dài trong một vài tháng tới,do đó cú sốc cung và cầu do dịch
bệnh Covid-19 nhiều khả năng chỉ là tạm thời. Hiện nay, tổng cầu AD giảm không xuất phát từ
lý do hàng hóa dịch vụ đắt đỏ, mà chủ yếu do người dân lo ngại về dịch bệnh nên đã hạn chế
hoạt động mua sắm, du lịch và giải trí. Hơn nữa,dịch Covid-19 tác động nhiều hơn tới cầu từ
nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước, cụ thể là nông sản,hàng dệt may xuất
khẩu,vận tải và du lịch nên việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không có tác động lớn
đến việc kích cầu đối với hàng hóa – dịch vụ trong nước trong trường hợp này.
Theo lí thuyết đường cong Phillips ngắn hạn, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ
nghịch biến nên trong thời kì bùng phát dịch Covid-19, Chính phủ cần dựa vào nguyên tắc
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp để có thể lựa chọn mục tiêu ưu tiên phù hợp.Vì chính
sách tài khóa và tiền tệ có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu AD, chúng cũng làm dịch
chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Việc tăng cung tiền, tăng chi tiêu của Chính phủ
hay giảm thuế sẽ làm đường tổng cầu AD dịch phải và đưa nền kinh tế đến 1 điểm trên đường
Phillips mà tại đó tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn vá lạm phát cao hơn.Lạm phát tăng mạnh trong
tháng 1 vừa qua là chỉ báo rất đáng lưu tâm. Việc áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng để kích
cầu, giảm tỉ lệ thất nghiệp có thể gây ra nhiều hệ lụy phát sinh như mất giá đồng tiền, lạm phát
cao, tỷ giá biến động mạnh… khiến nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.Bài học nới
lỏng tiền tệ một cách thái quá trong năm 2009 – 2010 nhằm đối phó với suy giảm kinh tế toàn
cầu vẫn còn nguyên giá trị khi những năm sau đó Việt Nam phải trải qua những đợt lạm phát
hai con số trong khi không tránh khỏi đình trệ kinh tế trong nhiều năm. Hậu quả của việc kích
thích tổng cầu khi đó lớn hơn rất nhiều so với lợi ích tạm thời mà nó đem lại.

11
2. Tỉ giá hối đoái và lãi suất
2.1. Tỉ giá hối đoái

Nguồn: Bloomberg

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.219 đồng/USD trong ngày
làm việc cuối cùng tháng 2, tăng 23 đồng so với tháng 01/2020, tương ứng với mức tăng 0,1%.
Giá USD giao dịch tự do niêm yết ở mức 23.241 VND/USD, tăng 18 đồng so với tháng trước,
tương ứng với mức tăng 0,08%.
Do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết các đồng tiền trong khu vực Châu Á đều mất giá
trong thời gian qua, nổi bật là bath Thái, won Hàn Quốc và rupiah Indonesia. Bất chấp diễn
biến trên, đồng Việt Nam chỉ mất giá khoảng 0,1% sv đầu năm. Cụ thể, khi tỉ giá hối đoán danh
nghĩa E(VND/USD) cũng tăng nhẹ trong Q1/2020 nghĩa là tỉ giá hối đoái thực e cũng tăng
nghĩa là VND lên giá so với Mỹ làm ảnh hưởng hoạt động XNK và xuất khẩu ròng NX giảm.

Nguồn: Bloomberg

12
Kiều bào ở nước ngoài đang đổ xô về lại Việt Nam do sự tin tưởng vào khả năng phòng
chống dịch hiệu quả của nhà nước nên cung ngoại tệ dần tăng lên (S FX tăng). Tuy nhiên, nguồn
ngoại tệ tư vốn FDI đổ vào VN lại sụt giảm khá lớn do chính sách của nhà nước trì hoãn các
hoạt động đầu tư, mua bán, XNK với đối tác nước ngoài, hạn chế giao thương biên giới để
kiểm soát dịch (SFX giảm). Do đó, lượng ngoại tệ vẫn được kiểm soát ổn định trên thị trường
ngoại hối, không gây ra dư thừa về cung hay thiếu hụt trầm trọng về cầu ngoại tệ.
Khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hai lần liên tục hạ lãi suất cơ bản từ 1,5 - 1,75%
xuống còn 1 - 1,25%, thị trường ngoại hối quốc tế cũng không có biến động mạnh, tương tự
như diễn biến của TTCK. Cụ thể, chỉ số đồng USD (DXY) tăng 0,31%, CNY tăng 0,09%, đồng
EUR giảm 0,4%, JPY giảm 0,3%, THB và VND không có biến động. Đối với tỷ giá
USD/VND, tác động tức thời của việc Fed hạ lãi suất lần này là không lớn, thị trường ngoại hối
Việt Nam về cơ bản ổn định (do quan hệ cung-cầu cơ bản ổn, thanh khoản thị trường tương đối
dồi dào, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng...). Về trung và dài hạn, tỷ giá USD/VND sẽ tùy thuộc
chủ yếu vào các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, trạng thái cán cân thanh toán tổng thể, cán
cân thương mại, thu hút FDI, giá vàng... và sự quản lý sát sao, cũng như động thái phù hợp của
NHNN. Như vậy, động thái nới lỏng tiền tệ ở Mỹ cũng như trên toàn cầu sẽ chưa thể thúc đẩy
dòng vốn ngoại vào Việt Nam gia tăng trở lại trong ngắn hạn. 
2.2. Lãi suất
2.2.1. Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại đồng loạt hạ lãi suất để ngăn chăn đà
suy thoái kinh tế

Nguồn: Bloomberg

13
Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, đến ngày 20-2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng
phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng 14,15%... Để hỗ trợ các doanh nghiệp
bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, NHTW coi việc cắt giảm lãi suất điều hành là một cơ chế
chính sách, giải pháp giúp tổ chức tín dụng có thanh khoản dồi dào có thể áp dụng rộng rãi với
ngân hàng thương mại, cụ thể là thông qua lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO. Theo đó,
giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm xuống
3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ
7%/năm xuống 6%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ
4%/năm xuống 3,5%/năm.
Do đó, trong tháng 2 đầu năm 2020, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm khá mạnh.
Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng giảm 0,76% so với tháng trước. Dù đã giảm lãi
vay
1-1,5%/năm, có những gói hỗ trợ nhưng nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn do thị
trường tiêu thụ gặp khó khăn, Sản xuất đình trệ. Ttrong đó có nhiều đối tác thương mại lớn của
Việt Nam phát hiện ca mắc bệnh như EU, Hàn Quốc, Mỹ… Việt Nam là quốc gia vừa nhập
khẩu lại vừa xuất khẩu, khi xuất khẩu khó khăn thì dòng tiền để trả nợ ngân hàng gần như
bị đứt

14
15
2.2.2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm gia tăng ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư
Khi tình hình dịch bệnh ngày càng leo thang với 663.740 ca mắc bệnh, 30.879 ca tử vong
trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới. Tại Việt Nam, dịch bệnh diễn biến phức tạp
hơn, cho đến ngày 29/3 ở VN có 179 ca mắc Cô-vid 19 tại 2/3 số tỉnh thành, chính phủ ban
hành lệnh cấm toàn bộ các khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng, bến xe… hầu hết các nơi
tập trung đông người trên cả nước để hạn chế dịch bệnh lây lan. Điều này gây tâm lí hoang
mang lo sợ cho người dân trên khắp đất nước. Lúc này người dân có xu hướng nhắm tới những
kênh có tính thanh khoản cao như tiết kiệm, vàng, USD và kiên nhẫn chờ thời cơ với chứng
khoán.
Tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm
Những nhà đầu tư sành sỏi đều cho rằng "tiền mặt là vua" trong thời điểm suy thoái nhưng
để tiền mặt trong nhà là một phương án tồi. Do đó, gửi tiết kiệm là lựa chọn phải có trong danh
mục của nhà đầu tư giai đoạn này, đặc biệt là người không am hiểu tài chính. Như vậy, lãi suất
tiết kiệm của các ngân hàng đã tăng nhẹ nhằm thu hút đầu tư của người dân nhằm bù lỗ cho
việc hạ nhanh lãi suất cho vay theo chủ trương của chính phủ.

LÃI SUẤT TIỀN GỬI TẠI QUẦY THÁNG 3/2020 CÁC NGÂN HÀNG

Nguồn: Thống kê bộ tài chính


16
17
Đặc biệt, lãi suất gửi tiết kiệm online có xu hướng tăng lên để khuyến khích người dân đầu
tư online, tránh di chuyển và ra ngoài nhiều. Để đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm cho khách hàng.
Một số ngân hàng đã tăng thêm sự đa dạng sản phẩm gửi tiết kiệm online vào tạo tiện ích cho
khách hàng. Qua đó, khách hàng có thể gửi góp tiền vào tài khoản trong suốt thời gian kỳ hạn.
Vậy lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Lãi suất cam kết khi gửi tiết kiệm trực tuyến của nhiều ngân hàng sẽ cao hơn lãi suất gửi
thông thường, với biên độ tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Biểu tham chiếu so sánh lãi suất của từng
ngân hàng dưới đây sẽ áp dụng cho một vài kỳ hạn gửi như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
và 12 tháng

BIỂU LÃI SUẤT TIẾT KIỆM TRỰC TUYẾN

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

18
Kết luận: Qua bảng trên ta thấy được lãi suất gửi tiết kiệm online của ngân hàng nào cao
nhất theo từng kỳ hạn cụ thể:
 Kỳ hạn 1 tháng lãi suất gửi tiết kiệm online cao nhất là 4,75%/năm gồm các ngân
hàng được tô đậm trong bảng.
 Kỳ hạn 3 tháng lãi suất gửi tiết kiệm online cao nhất là 4,75%/năm gồm các ngân hàng
được tô đậm trong bảng.
 Kỳ hạn 6 tháng lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng SCB là cao nhất (7,10%/năm)
 Kỳ hạn 9 tháng lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng SCB là cao nhất (7,10%/năm)
 Kỳ hạn 12 tháng lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng SCB là cao nhất (7,50%/năm)
Nhìn chung ở hầu hết các kỳ hạn, SCB là ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm online cao nhất hiện
nay.

Vàng
Song nhà đầu tư có thể tham khảo các kênh khác để có những lựa chọn phù hợp hơn và thực
hiện triệt để phương pháp "không bỏ trứng một rổ".
Giám đốc đầu tư Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank VCBF
Nguyễn Thị Hằng Nga cho rằng vàng là tài sản trú ẩn và có tính thanh khoản cao khi kinh tế
bất ổn. Nhưng giá vàng hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu nên rất khó để xác định "giá trị
thực" nên khá rủi ro với nhà đầu tư chọn sai thời điểm mua vào. Thế nhưng người dân lại đổ xô
đi mua vàng khi tình hình dịch bệnh ngày càng căn thẳng để tích trữ và cảm thấy yên tâm hơn
khi nền kinh tế đang “chững lại” vì các hoạt động sx, kinh doanh đều bị đình trệ

19
DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG QUỐC TẾ 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

Nguồn: Bloomberg

Theo lời khuyên của các chuyên gia KT, nhà đầu tư tốt nhất nên đầu tư vàng dài hạn trên
1 năm và tránh lướt sóng do giá thế giới và trong nước chênh lệch rất lớn khi thị trường biến
động mạnh. Hơn nữa, vàng có tính thanh khoản không thua kém tiền mặt.
Ông Nguyễn Trí Hiếu -Chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, vàng là kênh đầu tư có
khả năng sinh lời trong nửa năm tới. Trong bối cảnh kinh tế bất ổn và cuộc khủng hoảng "vô
tiền khoáng hậu" vì Covid-19, tài sản trú ẩn là vàng sẽ càng được ưa chuộng, đặc biệt với tâm
lý người dân Việt Nam.

20
3. Thị trường chứng khoán
3.1. Tổng quan chung về tình hình TTCK bị ảnh hưởng từ COVID19 và so sánh với TTCK qua
các năm và các cuộc khủng hoảng trong quá khứ :
Ngay khi trở lại giao dịch sau Tết, trong bối cảnh dịch cúm Covid-19 bùng phát và diễn
biến phức tạp, VN-Index nhanh chóng xuống dốc ngay ngày giao dịch đầu tiên của năm âm
lịch với mức giảm gần 32 điểm mặc dù khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán, VN-Index đạt
mức cao nhất 991.46 điểm.
Chưa dừng lại ở đó, 2 phiên giao dịch tiếp theo, nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến sự hoảng
loạn của thị trường. Theo dữ liệu của Vietstock, vốn hóa toàn thị trường (cả 3 sàn HOSE, HNX
và UPCoM) đã bốc hơi hơn 6.2%, tương ứng gần 280,000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12 tỷ
USD) chỉ trong 3 phiên giao dịch sau Tết. Đợt sụt giảm mạnh này được cho là vì tâm lý lo ngại
của nhà đầu tư trước diễn biến của Dịch cúm nCoV (Corona).

Nguồn: CafeF.vn
Sau đợt giảm mạnh, VN-Index hồi phục nhẹ và đi vào vùng giằng co. Cho tới ngày
24/02/2020 Hàn Quốc công bố dịch bùng phát, trở thành tâm dịch thứ 2 của thế giới, làm
cho VN-Index bay mất gần 30 điểm về mức 903.34 điểm ngay trong phiên.

21
Nguồn: Zingnews.vn

Kết thúc phiên giao dịch cuối quý 1 (31/3), chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, con số mà
không nhà đầu tư nào có thể nghĩ tới trước khi bước sang năm 2020. Tại mức điểm này, định
giá P/E của VN-Index chỉ còn 9,8 lần, thấp nhất trong vòng 5 năm. Với mức điểm thấp như
vậy, VN-Index đã thiết lập nên hàng loạt kỷ lục buồn trong quý 1.

Nguồn: CafeF.vn

Chúng ta đang chứng kiến một thị trường suy giảm lớn lần thứ ba trong vòng 20 năm trở lại
đây. Hai lần trước là năm 2000 và 2008. Lý do để thị trường suy giảm rất khác nhau: Năm

22
2000 là bong bóng công nghệ, năm 2008 là khủng hoảng tài chính và lần này là khủng hoảng
virus.

Nguồn: VNIndex

Nguồn: CafeF.vn

23
24
Tuy nhiên, điểm chung của hai lần khủng hoảng trước nằm ở yếu tố tiền tệ. Chính sách tiền
rẻ đã tạo ra bong bóng công nghệ năm 2000 và bong bóng thị trường nhà ở gắn liền với các
khoản vay không đạt chuẩn năm 2008. Cuộc khủng hoảng lần này không như vậy - nó bắt
nguồn từ sự lo sợ suy thoái kinh tế do chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ bởi sự lây lan của
dịch bệnh.
Nỗi sợ hãi suy thoái kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư là hoàn toàn có thể hiểu được do
sự gắn bó chặt chẽ giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hóa và
chuyên môn hóa. Chuỗi cung ứng bị phá vỡ dẫn tới các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
và mô hình kinh tế của quốc gia không còn vận hành trơn tru. Nói một cách hình tượng, nền
kinh tế hay doanh nghiệp giống như một chiếc xe đang chạy tốt bỗng nhiên dừng lại. Khủng
hoảng năm 2000 và năm 2008 là do sặc xăng nên chỉ cần điều chỉnh và bơm xăng là xe chạy.
Năm 2020, xe không thiếu xăng, mà là xe bị hỏng. Bơm xăng không làm xe chạy và thậm chí
bơm nhiều dễ gây cháy xe. Xăng là tiền.
Trong hai lần khủng hoảng trước, nguyên nhân tiền tệ đã được giải quyết bằng các chính
sách liên quan tới tiền tệ và thị trường sau đó khởi sắc. Chẳng hạn, chúng ta đã có một thập kỷ
đầu tư với lợi tức tốt cho đến khi virus xuất hiện. Để ứng phó với khủng hoảng lần này, các
quốc gia đã công bố các gói cứu trợ lên tới vài trăm hoặc vài nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, bản
chất của các chính sách hỗ trợ liên quan tới tiền tệ này đã không còn giống nhau.
Do vậy, nếu dịch virus kéo dài, rất khó để nghĩ rằng các thị trường chứng khoán sẽ hồi
phục sớm bằng các gói cứu trợ. Dù vậy, các gói cứu trợ hiện tại - tập trung chủ yếu vào cải
thiện dòng tiền hoạt động - sẽ giúp các doanh nghiệp và các nền kinh tế sống sót. Nghĩa là cần
thời gian và cần các gói cứu trợ tiếp theo để phát triển. Chỉ khi đó thị trường chứng khoán mới
có thể nghĩ tới sự tăng trưởng trở lại. Thời gian chờ đợi có thể tính bằng năm.
Sự biến động giao dịch từng phiên lên tới hơn 10% là điều rất hiếm khi xảy ra và nó cho
thấy sự bất an của giới đầu tư.

25
3.2. Sự ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành và cổ phiếu của nó tại Việt Nam

Biến động ngành các thị trường ở Việt Nam từ 31/12/2019 – 24/2/2020
(https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2367711)

Dịch bệnh ảnh hưởng khá rộng đến nhiều ngành của các thị trường chứng khoán:
- Mức giảm đồng nhất tại các thị trường trong ngành năng lượng, tài chính, bất động sản
- Ngành công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe có giảm nhưng giảm nhẹ hơn các ngành
khác
- Ngành tiêu dùng thiết và không thiết yếu cũng nằm trong xu hướng giảm chung.

26
3.2.1. Ngành hàng không – Tiêu cực

DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU HÀNG KHÔNG TỪ ĐẦU NĂM TỚI CUỐI THÁNG 2/2020

Nguồn: VietStock.vn

Trước tình hình dịch corona, các hãng hàng không nội địa đã thông báo ngừng khai thác
các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 1/2/2020 đến khi có thông báo mới của
Cục Hàng không Việt Nam. Dựa theo lịch bay được công bố gần nhất của các hãng hàng
không, BSC ước tính việc tạm hoãn khai thác các đường bay này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới
doanh thu vận tải hành khách và phụ trợ của Vietnam Airlines (HVN) và Vietjet (VJC) lần lượt
vào khoảng
5-7% và 1.5%. Mặc dù có kế hoạch khai thác thay thế các đường bay khác nhưng tâm lý e ngại
lây nhiễm và cạnh tranh tăng cao có thể khiến tỷ lệ lấp đầy của 2 hãng này khó có thể duy trì ở
mức 81% (HVN) và 87% (VJC). Đối với các đơn vị kinh doanh và quản lý sân bay như ACV,
áp lực từ dịch nCoV khiến doanh số nhiều sân bay giảm mạnh so với cùng kỳ, B S C R E S E
A R C H COVID-19 và ảnh hưởng đến Việt Nam (2) 10/02/2020 12 điển hình là cảng Cam
Ranh và Đà Nẵng (giảm 30 – 50%yoy) – có vị trí tại những địa điểm thu hút nhiều khách du
lịch Trung Quốc. Hoạt động vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Trung Quốc cũng ghi nhận sự
sụt giảm do nhiều doanh nghiệp tại đây chưa mở cửa lại sau Tết, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất như SCS và TCS. Trong trường hợp dịch
được kiểm soát trong Quý 1/2020, chúng tôi tin rằng ảnh hưởng chung với ngành là không quá
lớn. Sản lượng hành khách sẽ phục hồi từ Quý 2 và doanh thu hoạt động cốt lõi của các doanh
nghiệp trong ngành năm 2020 có thể đi ngang (HVN, VJC) hoặc tăng trưởng nhẹ hơn năm
trước (ACV, SCS). Kịch bản thứ 2 là dịch nCov kéo dài đến hết Quý 2/2020 – tương đương với

27
thời gian ảnh hưởng của dịch SARS. BSC lưu ý, 1999 – 2002 là giai đoạn khởi sắc của ngành
hàng không khu vực Đông Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ tăng trưởng hành khách 3 năm đạt
9.9%/năm. Tuy nhiên, dịch SARS khiến lượng khách du lịch bằng đường hàng không năm
2003 chỉ tăng trưởng 0.7% yoy, riêng Việt Nam giảm đến 1.7% yoy (thời điểm này khách
Trung Quốc chiếm 30% lượng khách quốc tế). Do vậy, chúng tôi cho rằng mức độ tác động
đến toàn ngành có thể sẽ nghiêm trọng hơn do (1) năm 2019 khách du lịch Trung Quốc tới Việt
Nam đạt 5.8 triệu lượt – gấp 8 lần so với năm 2003, (2) tốc độ tăng trưởng ngành hàng không
khu vực năm 2020 được dự báo chậm lại, đạt khoảng 6-7% yoy do sự chững lại của nền kinh tế
- đặc biệt là Trung Quốc và (3) tốc độ lây lan nhanh hơn SARS.

3.2.2. Ngành cảng biển – Tiêu cực


Nhằm kiểm soát dịch bệnh, 16 cảng của Trung Quốc – chiếm đến hơn 80% sản lượng
thông cảng cả nước theo số liệu 1H2019 – đã bị hoãn thời gian làm việc đến hết 9/2/2020 thay
vì ngày 3/2/2020 như kế hoạch ban đầu. Ngay cả khi các cảng trở lại hoạt động bình thường,
hoạt động kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh (cách ly, khử trùng tàu, hàng, thuyền viên…) cũng
sẽ kéo dài thời gian xử lý hàng hóa, ảnh hưởng đến năng suất các cảng. Cho đến hiện tại, tác
động từ dịch bệnh tới các doanh nghiệp cảng biển – đặc biệt tại Hải Phòng, nơi đảm nhiệm
40% hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng do hoạt động giao thương
đang trong thời kỳ thấp điểm. Nguồn thu thiếu hụt từ hoạt động khai thác cảng được bù đắp bởi
hoạt động kho bãi (nhất là lưu kho lạnh – dịch vụ có biên lợi nhuận gộp cao) nhờ nhu cầu lưu
trữ tăng. Tuy vậy, do công suất kho bãi có hạn, thời gian dịch kéo càng dài sẽ càng làm tăng
mức độ tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các doanh nghiệp như GMD, VSC, PHP và HAH.
Trong trường hợp dịch nCov kéo dài đến hết Quý 2/2020, theo BSC, kết quả hoạt động kinh
doanh mảng cốt lõi của các doanh nghiệp này trong cả năm nhiều khả năng sẽ đi ngang hoặc
giảm nhẹ so với với năm trước

28
3.2.3. Ngành vận tải biển – Tiêu cực
Chiếm 7-8% thị phần vận chuyển quốc tế (chủ yếu tại khu vực Đông Á), khối doanh nghiệp
vận tải biển hàng rời Việt Nam phải đối mặt với việc cắt các chuyến tàu có lịch trình vào Trung
Quốc (1 số thêm cả Đài Loan), đồng thời vận chuyển hàng qua bên thứ 3 đến cảng của những
quốc gia khác có mức giá cao hơn để đảm bảo hợp đồng. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết dài
khiến lượng hàng suy giảm, gây thiệt hại tới lợi nhuận của các doanh nghiệp này. Đối với thị
phần trong nước, hoạt động chuyển hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ Nam ra Bắc – đặc biệt
là hàng nông sản – cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, BSC cho rằng ở cả 2 kịch bản, các
doanh nghiệp hàng rời của Việt Nam như VOS, VFR đều khó tránh khỏi việc ghi nhận lợi
nhuận sụt giảm trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch. Đối với nhóm vận tải hàng lỏng như
PVT,…, tác động từ dịch là không đáng kể do tỷ trọng hoạt động liên quan đến thị trường
Trung Quốc không lớn. Tuy vậy, trong lâu dài, giá cước tàu nhiều khả năng sẽ gặp B S C R E S
E A R C H COVID-19 và ảnh hưởng đến Việt Nam (2) 10/02/2020 13 áp lực giảm giá do (1)
nhu cầu đối với nguyên liệu giảm cùng xu hướng với nhu cầu vận tải và (2) việc hoạt động vận
chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới các nơi trên thế giới giảm sẽ làm giảm số chuyến tàu ghé
đến các cảng nước này, đồng nghĩa với việc tăng cung tàu tại các thị trường khác.

Nguồn: CafeF.vn
Các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: du lịch, lưu trú, hàng không khi nhu cầu du
lịch, đi lại của người Trung Quốc lẫn cả khu vực Châu Á chịu ảnh hưởng khi người dân có tâm
lý hạn chế di chuyển trong thời gian diễn ra dịch. Hiện tại, Cục Hàng không đã dừng cấp phép
đối với các chuyến bay thường lệ đến/từ Việt Nam kết nối với các tỉnh thành có dịch của Trung
Quốc. Các tour du lịch từ Trung Quốc cũng bị tạm dừng khiến ngành du lịch và hàng không
Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh, đặc biệt là trong mùa cao điểm Quý 1 này.
Trong bối cảnh nhằm kiểm soát dịch, các biện pháp liên quan đến thắt chặt qua lại biên
giới có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Do vậy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và
Trung Quốc có thể gặp khó khăn. Với rủi ro nói trên, các ngành nghề xuất khẩu theo đường
biên giới trên bộ và tiểu ngạch sang Trung Quốc như nông sản, thủy sản, thực phẩm… sẽ chịu
tác động đáng kể trong ngắn hạn.

29
3.2.4. Ngành tiêu dùng – Tiêu cực
Dịch Corona sẽ làm giảm lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực
ngành bán lẻ. Bên cạnh đó, theo các trung tâm y tế dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh nhất vào 10-
23/2/2020 và trong trường hợp xấu nhất có thể kéo qua tới quý 2 vì vậy tâm lý lo lắng của
người dân sẽ hạn chế ra đường và tập trung chi tiêu mạnh những nhu yếu phẩm cho cuộc sống.
Từ đó, chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngành bán lẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong Q1/2020 và
những cổ phiếu nhóm ngành thực phẩm và đồ uống sẽ ít ảnh hưởng hơn.
Các cổ phiếu tiêu dùng bán lẻ cần lưu ý trong ngành như:
 MWG: Chuỗi TGDD và Điện máy xanh khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong Q1/2020
nhưng chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ ổn định do nhu cầu tiêu dùng ăn uống của người dân vẫn
phải duy trì.
 PNJ: Ảnh hưởng gián tiếp bởi người dân sẽ hạn chế ra cửa hàng hoặc trung tâm
thương mại để mua sắm các sản phẩm xa xỉ.
Các cổ phiếu tiêu dùng F&B cần lưu ý trong ngành như:
 VNM: Hiện tại, VNM đang đợi giấy phép xuất khẩu sữa đi Trung Quốc , tuy nhiên do
dịch bệnh nCoV nên khả năng việc được chấp thuận giấy phép sẽ bị chậm trễ nên ảnh
hưởng tới kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu trong 2020 của VNM. Đối với nội địa, dịch
nCoV sẽ làm cho người dân hạn chế ra các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi để mua sắm vì
thế làm ảnh hưởng tới sản lượng bán ra ở kênh MT.
 SAB: dưới tác động của không những dịch nCoV mà còn nghị định 100 cấm sử dụng
rượu bia khi tham gia giao thông sẽ có tác động tiêu cực đối với kênh phân phối bia thông
qua các nhà hàng, quán nhậu (on-trade channel) hiện chiếm tỷ trọng lớn 70-80% doanh số
ngành bia của SAB. Vì thế sản lượng bia tiêu thụ trong năm 2020 giảm -20% YoY và giá
bán sẽ được điều tiết từ 5-10% theo cung và cầu thị trường khi nhu cầu ngày càng giảm.
Trong trường hợp xấu nhất, BSC dự báo KQKD SAB 2020 với DTT và LNST đạt lần
lượt 30,461 tỷ đồng (-20% YoY) và 4,936 tỷ đồng (-8.1% YoY), tương ứng EPS FW là
6,939 vnd/cp. B S C R E S E A R C H COVID-19 và ảnh hưởng đến Việt Nam (2)
10/02/2020 14
 LTG : Do dịch nCoV nên nhiều cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc sẽ phải đóng
cửa từ đó làm giảm xuất khẩu nông sản của Việt Nam và LTG, ngoài ra Trung Quốc đang
tiếp tục tăng thuế nhập khẩu gạo của các nước trong khu vực

30
3.2.5. Ngành dầu khí – Tiêu cực

Tính từ thời điểm ngày 21/1/2020 là thời điểm dịch bệnh NCoV bắt đầu lan rộng tới
10/02/2020, giá dầu WTI đã điều chỉnh giảm 15% từ mức 58.38 USD/thùng xuống còn 50.57
USD/thùng. Chúng tôi cho rằng áp lực giảm giá chủ yếu đến từ yếu tố lo ngại sụt giảm trong
nguồn cầu tại Trung Quốc trong bối cảnh các hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Ngoài ra, sự
gián đoạn của hoạt động vận chuyển hành khách du lịch ít nhiều cũng gây nên sự sụt giảm
nguồn cung trong ngắn hạn. Theo thống kê của Goldman Sách, trong đợt ảnh hưởng Virus gần
nhất, thị trường dầu mỏ chứng kiến sự sụt giảm về nhu cầu dầu mỏ tương đương khoảng
260,000 thùng/ngày, trong đó 170,000 thùng/ngày đến từ nhiên liệu máy bay và trong đợt dịch
SARS gần nhất, giá dầu cũng sụt giảm khoảng 20% từ mức đỉnh. Do đó, ngành dầu khí Việt
Nam ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm.
Các cổ phiếu lưu ý bị ảnh hưởng: GAS

3.2.6. Ngành bất động sản – Trung lập

Ngành bất động sản thương mại, trong đó đặc biệt phân khúc trung cấp/bình dân sẽ không
chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch NCoV do nhu cầu thực mua nhà để ở và sinh sống là
trong dài hạn. Tuy nhiên chúng tôi cũng lưu ý về ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài đối với
phân khúc sang trọng và cao cấp, đây là phân khúc có mức độ tăng giá “khá nóng” trong vài
năm gần đây. Mặc dù vậy, theo chúng tôi mức độ ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tương đối
thấp do tỷ lệ tối đa cho người nước ngoài sở hữu căn hộ chỉ ở mức 30% và nguồn cung trong
năm 2020 vẫn còn khá hạn chế do các vấn đề liên quan thủ tục phê duyệt pháp lý dự án.

Ngành bất động sản nghỉ dưỡng sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực hơn. Với việc ngành dịch
vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch NCoV, điều này gián tiếp mang ảnh hưởng
tiêu cực trong ngắn hạn đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel, đặc biệt trong đó
các tỉnh Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận - Ninh Thuận, Hạ Long. Do đó, các doanh nghiệp có
triển khai nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng trong ngắn hạn sẽ đối diện nhiều hơn với khó
khăn trong việc mở bán dự án, dẫn đến ảnh hưởng tiến độ thu tiền so với kế hoạch mở bán trước
đó.
Các cổ phiếu lưu ý sẽ bị ảnh hưởng mạnh: NVL, NDN, CEO, VIC, PDR, FLC

31
3.2.7. Ngành dược – Tích cực

Đối với tình trạng dịch bệnh nCoV đang bùng phát tại Trung Quốc, tâm lý người dân Việt
Nam lo lắng khi (a) Việt Nam có vị trí địa lí cạnh Trung Quốc (b) Khách du lịch Trung Quốc
chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng khách nước ngoài tại Việt Nam, BSC cho rằng ngành Dược
sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn:

(1) Đối với kênh Nhà thuốc, người dân sẽ tăng mạnh chi tiêu nhằm để phòng và chữa
bệnh: các sản phẩm thuốc (kháng sinh, hạ sốt,..), các sản phẩm sát khuẩn, sát trùng trong
tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng. BSC cho rằng các doanh nghiệp dược nội địa có tỷ
trọng các sản phẩm có nhu cầu cao trong tình hình hiện tại và có hệ thống phân phối rộng
lớn sẽ được hưởng lợi.
(2) BSC cho rằng Dược Hậu Giang sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ (a) cơ cấu sản
phẩm tỷ trọng chính là kháng sinh và giảm đau: Kháng sinh chiếm 38% – 39% doanh thu,
Giảm đau chiếm 20% - 21% doanh thu (sản phẩm nổi bật là Hapacol chiếm 17%) và (b) hệ
thống phân phối sâu rộng tại 63 tỉnh thành.
(3) Một số doanh nghiệp dược có thể được hưởng lợi khác: DHT, IMP, DBD, OPC.

Nguồn: Nhipcaudautu.vn

32
Hầu hết đều cho rằng dược phẩm và thiết bị vật tư y tế là nhóm ngành được hưởng lợi kể
từ thời điểm dịch bệnh bùng phát ngay kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 nhưng "tác động này chủ
yếu về mặt tâm lý trong ngắn hạn".
Tâm lý tích cực đã phản ánh vào ba phiên tăng điểm liên tiếp ở hầu hết các cổ phiếu ngành
dược ngay sau Tết, sau đó đã điều chỉnh trở lại ở các phiên tiếp theo. Cổ phiếu DHG của Dược
Hậu Giang đã tăng gần 21% chỉ sau ba phiên, lên mức cao nhất 106.400 đồng trước khi điều
chỉnh giảm còn 97.400 đồng/cổ phiếu vào phiên cuối tuần.
Tương tự, IMP của dược phẩm Imexpharm cũng tăng hơn 17%, lên 58.600 đồng trước khi
điều chỉnh về 53.500 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý nhiều cổ phiếu sau khi phản ứng tích cực đã
điều chỉnh mạnh, thậm chí về mức bằng hoặc thấp hơn trước Tết, chẳng hạn như DBD của
dược Bình Định, PME (dược Phú Yên), DMC (Domesco), …
Tóm lại cần lưu ý như sau:
- Cổ phiếu & ngành cần thận trọng
Ngành hàng không: Cổ phiếu HVN, VJC, các CP liên quan đến công ty hàng không
 Ngành dầu khí (do nhu cầu giảm)
 Một số ngành hàng XK mạnh sang TQ
- Cổ phiếu & ngành có thể hưởng lợi
 Ngành y tế. Các cổ phiếu tiêu biểu: DBD, PME, DHG…
 Ngành hàng hóa thiết yếu
 Ngành năng lượng, viễn thông
 Ngành trang sức. Cổ phiếu PNJ
3.3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến tài chính chứng khoán khu vực dịch

Nguồn: CafeF.vn

33
3.4. Cơ hội nào diễn ra trên sản chứng khoán trong đợt dịch này

Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh quyết liệt hiện nay của Việt Nam thì việc nhanh
đẩy lùi dịch bệnh cũng sẽ mang lại những tín hiệu tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế trong đó có
TTCK. HOSE cũng có những giải pháp phòng chống triệt để nhằm đảm bảo cho sàn giao dịch
chứng khoán hoạt động thông suốt, ổn định.

Tuy dịch Covid-19 đang có những tác động nhất định đến thị trường tài chính, đặc biệt là
tình trạng giảm điểm liên tục trên TTCK. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, thời
điểm này sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư đường dài. Bởi với các nhà đầu tư dài hạn, TTCK hiện
nay có nhiều cơ hội tốt khi giá cổ phiếu đã giảm mạnh, xoay quanh giá trị thực. Nhà đầu tư nên
ưu tiên đầu tư vào các DN thuộc các ngành ít bị tác động của dịch Covid-19 như ngành công
nghệ, hàng tiêu dùng thiết yếu, các nhóm ngành xuất khẩu mà Việt Nam tự chủ được nguồn
cung nguyên liệu và được kỳ vọng phục hồi mạnh khi dịch Covid-19 qua đi như ngành thủy
sản.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu- Chuyên gia tài chính sau các đợt suy thoái, ảnh hưởng dịch
bệnh thị trường luôn phục hồi cao hơn nhờ sự gia tăng sản xuất, các chính sách hỗ trợ từ Chính
phủ để nhanh chóng phục hồi trạng thái bình thường của nền kinh tế. Nếu dịch bệnh được kiểm
soát tốt thì trong thời gian ngắn tới, TTCK toàn cầu nói chung và TTCK Việt Nam cũng sẽ hồi
phục trở lại.

Còn ngay trong hiện tại để hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước những ảnh hưởng bất lợi từ dịch
bệnh Covid-19, mới đây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số quy định giá dịch vụ trong lĩnh
vực chứng khoán áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt
Nam (VSD), trong đó có quy định việc giảm giá 15 loại dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán.
Đây cũng được xem là một trong các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường.
Cùng với nỗ lực quyết tâm của Nhà nước, sự hợp sức, đoàn kết của người dân trong việc
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và nội lực của Việt Nam, kỳ vọng nền kinh tế nói chung và
thị trường chứng khoán nói riêng sẽ ổn định tăng trưởng khả quan trở lại.

34
4. Xuất nhập khẩu, cán cân thương mại (NX), cán cân thanh toán (BoP)
4.1. Trước dịch Covid-19:
4.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập
khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước đạt
516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018.
Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so
với năm 2018. Còn nhập khẩu được kiểm soát tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ
4 liên tiếp.
4.1.2. Cán cân thương mại:
Cán cân thương mại NX=X-M= 263,45-253,51= 9,94 tỷ USD
Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm
tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Năm 2020, nước ta đề ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7 - 8% so với
năm 2019 và tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 2%.

BỨC TRANH TOÀN CẢNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2019

Nguồn: Vietstock.vn

35
4.2. Trong dịch Covid-19
4.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu
So sánh với năm 2019, kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam bị ảnh
hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ;
Trong tháng 2/2020, tác động của dịch Covid-19 khiến kim ngạch nhập khẩu thấp hơn khá
nhiều so với xuất khẩu. Tổng cục Hải quan vừa cập nhật thống kê sơ bộ mới nhất cho biết, tổng
trị giá xuất khẩu , nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt 39,43 tỷ USD,
tăng 6,8% so với tháng 1/2020 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu tháng 2 đạt 20,85 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu 18,58 tỷ USD
Tính chung quý I/2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 59,08 tỷ USD, tăng
0,5% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung quý I/2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỷ USD, giảm
1,9% so với cùng kỳ năm trước

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các tháng (Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: CafeF.vn

36
Nhận xét:
Xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là hàng nông - lâm – thủy sản, may mặc, da giày ban
đầu chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch covid-19 do các đối tác thương mại quan trọng của Việt
Nam trong đó có Trung Quốc thực hiện tạm dừng thông quan, tăng cường quản lý và siết chặt
các cửa khẩu như một biện pháp ngăn chặn sự lan rộng của dịch và EU đóng biên giới . Tuy
nhiên, nhờ các chiến dịch “giải cứu nông sản” cũng như việc nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do
dịch khiến người dân chuyển sang dùng hàng sản xuất trong nước, lượng hàng hóa dư thừa này
đã tìm được đầu ra hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam nhanh chóng xuất khẩu sang các thị trường
tiềm năng khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines,... , từ đó xuất khẩu vẫn nhận
được nhiều tín hiệu khả quan.
Nhập khẩu ban đầu cũng bị hạn ảnh hưởng từ việc Trung Quốc thực hiện tạm dừng thông
quan, tăng cường quản lý và siết chặt các cửa khẩu, điều này khiến cho nguồn nguyên liệu đầu
vào của ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may bị khan hiếm nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự phản
ứng linh hoạt của một số doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có lĩnh vực dệt may, chuyển sang
các nguồn cung thay thế từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Brazil đã tránh được sự phụ
thuộc vào khối lượng nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc và cải thiện tình trạng đình trệ trong sản
xuất cũng như giúp tỉ lệ nhập khẩu không giảm quá sâu. Hơn nữa, hiệp định thương mại
EVFTA được Nghị Viện Châu Âu thông qua ngày 12/02, là cơ hội để Việt Nam tăng khối
lượng trao đổi mậu dịch, tránh phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc.
4.2.2. Cán cân thương mại
Kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2020 đạt 20,85 tỷ USD,kim ngạch nhập khẩu 18,58 tỷ USD.
Cán cân thương mại tháng 2/2020 NX = X - M = 20,85 - 18,58 = 2,27 tỷ USD 
Do đó, cán cân thương mại của Việt Nam xuất siêu 2,28 tỷ USD trong tháng 2/2020.

Tính chung quý I/2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 59,08 tỷ USD, kim
ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỷ USD.
Cán cân thương mại tính chung quý I/2020 NX = X - M = 59,08 - 56,26= 2,82 tỷ USD
Do đó, cán cân thương mại của Việt Nam tính chung quý I/2020  tiếp tục xuất siêu 2,8 tỷ
USD, tăng 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

37
4.3. Dự báo trong tương lai
Dự báo trong tương lai nhận định thấy các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch,
vận tải, xuất khẩu. Việc hạn chế xuất nhập cảnh ảnh hưởng lớn đến cán cân thanh toán. Suy
giảm xuất khẩu, đặc biệt là dịch vụ, có thể còn tiếp diễn trong vài quý tới.
Vì vậy ta thấy, Việt Nam cần tiến hành nhiều biện pháp phù hợp để khắc phục tác động
tiêu cực của covid-19 đến xuất nhập khẩu như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tìm nguồn
nhập khẩu hàng hóa thay thế, tích cực đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như những chính
sách hỗ trợ của nhà nước như đẩy nhanh quá trình thông quan xuất nhập khẩu, giảm thuế nhập
khẩu nếu cần thiết, … với hy vọng vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh.

5. Ngân sách nhà nước


Trong hệ thống tài chính nhà nước, ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu đóng vai
trò quan trọng trong toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của
đất nước; nó quyết định và chi phối các quan hệ tài chính khác. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền
tệ tập trung lớn nhất, gắn với quyền lực của nhà nước trong quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng nguồn lực tài chính. Ngân sách nhà nước gắn bó mật thiết với quyền sở hữu của nhà
nước và lợi ích chung của cộng đồng. Mọi khoản thu chi của ngân sách nhà nước không được
hoàn trả trực tiếp, nghĩa là các cá nhân và pháp nhân tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đều có nghĩa đóng góp cho nhà nước dưới các hình thức thuế, phí và lệ phí dưới
hình thức bắt buộc và chỉ được nhà nước hoàn trả dưới hình thức gián tiếp như là trợ cấp, sử
dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, cải tạo môi trường sinh
thái,… Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thường xuyên, nhà nước phải dùng
quyền lực của mình để taapjtrung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách
nhà nước, và nguồn thu này chủ yếu là từ thuế (T). Bên cạnh thu là hoạt động ngân sách chi của
nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng nguồn quỹ ngân sách nhà nước
nhằm đảm bảo thục hiện chức năng của nhà nước, ta gọi đó là chi tiêu chính phủ (G). Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, hoạt động quản lí và điều tiết vĩ mô của nhà nước
được đề cao hơn bao giờ hết. Để đảm trách vai trò này, cân đối ngân sách nhà nước được xem
là một trong những công cụ sắc bén của nhà nước can thiệp toàn diện vào nền kinh tế. Ngân
sách nhà nước cân bằng khi nguồn thu của chính phủ vừa đủ trang trải nhu cầu chi tiêu. Ngân
sách nhà nước thặng dư( BS-Budget Surplus) khi thu ngân sách nhà nước lớn hơn chi nhà nước
(BS=T-G>0). Thâm hụt ngân sách nhà nước ( BD- actual budget decifit) xảy ra khi chi tiêu
chính phủ lớn hơn nguồn thu của chính phủ (BD= G-T), nghĩa là BS<0.

38
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt
với một trận đại dịch Covid 19, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến đời sống, đến tình hình
kinh tế của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, khiến nền kinh tế trong
nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, lao đao, ngân sách nhà nước thâm hụt. Nguyên nhân chủ
yếu là do tình hình dịch bệnh căng thẳng làm cho nền kinh tế bị trì trệ, xuất nhập khẩu bị gián
đoạn, nội thương cũng không phát triển được mạnh mẽ như trước khi có dịch. Tại Việt Nam,
dịch bệnh Covid-19 gây tác động nặng nề đến ngành hàng không, du lịch, dịch vụ, đặc biệt là
chuỗi giá trị, sự đứt gãy tuyến cung cấp nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của nền kinh tế. Do đó, dịch cúm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách nhà nước.
Nguồn thu của nhà nước, như đã nói, chủ yếu đến từ nguồn thu thuế cá nhân và doanh
nghiệp.
Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, dịch bệnh do virus Corona đang ảnh hưởng mạnh đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp du lịch, xuất
khẩu nông - lâm - thủy sản. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến số nộp ngân sách của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói riêng. Bên cạnh
đó, quy định hạn chế tác động của bia, rượu cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của
khối doanh nghiệp sản xuất rượu bia, sản lượng tiêu thụ rượu, bia giảm mạnh, điều này cũng sẽ
ảnh hưởng đến tình hình thu nộp ngân sách của khối doanh nghiệp này. Nguyên nhân giảm thu
ngân sách nhà nước chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh,
hoạt động xuất nhập khẩu chững lại và một phần chịu tác động từ giá dầu sụt giảm. Nhiều
doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể xuất khẩu oặc nhập khẩu hàng hóa do các nước tạm
thời đóng cửa để phòng chống dịch bệnh Corona, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ ảnh hưởng ít
nhiều đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, không có nguyên vật liệu sản xuất, hàng xuất
khẩu không đi được, không thực hiện được hợp đồng thì nguồn thu của doanh nghiệp bị anhr
hưởng tiêu cực; rồi cả lệnh đóng cửa nhà hàng, khách sạn, quán ăn, văn phòng trường học,…
khiến nhiều doanh nghiệp từ nhỏ lẻ đến lớn đều lao đao, lo lắng. Nhiều doanh nghiệp trả mặt
bằng, trì hoãn việc kinh doanh. Trung quốc là nước mà các thương lái chúng ta xuất khẩu các
mặt hàng nông sản sang, nhưng đất nước này lại là nơi bùng dịch, nên việc xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản bị trì trệ, đình đốn. Công nhân, nhân
viên mất việc do doanh nghiệp đóng cửa, thu nhập giảm sút hoặc không có thu nhập. Người
dân hạn chế đi lại, mua sắm, vui chơi ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ,

39
vui chơi giải trí,… Khi doanh nghiệp thất thu thì tình hình thu ngân sách nhà nước cũng gặp
nhiều khó khăn, tổng thuế thu cũng sẽ giảm xuống. Ngược lại, để giảm nhẹ sự căng thẳng của
nền kinh tế, chính phủ đã giảm thuế, chấp nhận thu ít lại để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp,
thậm chí còn chi ra. Cụ thể, chính phủ Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho
công tác phòng chống dịch như: khẩu trang, nước sát trùng, nước rửa tay sát trùng, áo quần mũ
bảo hộ, các thiết bị máy móc trong ngành y tế, nguyên vật liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa
tay,…Để bảo vệ xã hội và hạn chế sự tăng lên của các ca nhiễm bệnh trong bối cảnh dịch
bênh Covid 19, Chính phủ Việt Nam đã phải chi ngân sách đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, đê
khuyến khích người dân cách li khi khi nhập cảnh vào Việt Nam, khi có dấu hiệu. Chính phủ
hoàn toàn chi trả cho những dịch vụ, cơ sở vật chất, điện nước cho đến từng bữa cơm của
những người cách li, rồi cả chi trả chi phí điều trị của những bệnh nhân, nhằm mong người dân
hợp tác không trốn cách li ủ bệnh, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Số tiền đó cưc kì lớn. Hiện
nay, ngành thuế và bảo hiểm xã hội đã tích cực góp phần hỗ trợ để giúp cho Việt Nam vượt
qua giai đoạn khủng hoảng này.
Rõ ràng, nguồn thu thì ít mà nguồn chi thì nhiều, ngân sách nhà nước bị thâm hụt.
Kết luận, tình hình dịch bênh Covid 19 căng thẳng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình kinh tế nước nhà,, khó có doanh nghiệp nào đứng vững được và gây ảnh ưởng nghiêm
trọng đến ngân sách nhà nước, cụ thể là thâm hụt ngân sách nhà nước, do hoạt động sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu bị đình đốn và tình hình dịch bệnh diễn biến xấu khiến chi nhiều
hơn thu. Đảng và nhà nước ta đang ra sức nổ lực để đẩy lùi dịch bệnh. Và sau kì dịch bệnh nay,
sẽ là một bài toán khó cho Đảng và chính phủ Việt Nam ta phục hồi nền kinh tế Vĩ Mô sau
những tháng ngày suy thoái.

40
6. Vốn FDI
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 2 là tháng sau Tết Nguyên đán và chịu ảnh hưởng của
dịch Covid-19 nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công, đồng thời trong các tháng đầu
năm hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước
nên nhìn chung tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm đạt
không cao so với kế hoạch năm 2020 (8,3%). Cùng với đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thực hiện 2 tháng ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần giảm
đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020.
Nguyên nhân cụ thể của sự sụt giảm này là do nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt
hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Bên cạnh
đó, khó khăn trong việc nhập khẩu đầu vào sản xuất cho rất nhiều dự án FDI từ Trung Quốc do
tình trạng đóng cửa thông quan hàng hóa, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu
lớn như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị. Điều này lại làm ảnh
hưởng tới tiến độ, công tác chuẩn bị cũng như triển khai các dự án ở Việt Nam. Hơn nữa, do
việc hạn chế di chuyển của các quốc gia cũng khiến cho các nhà đầu tư mới do dự chưa đưa ra
các quyết định đầu tư ở thời điểm này. Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư có khả năng
sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.
Minh họa cho sự sụt giảm FDI trên: Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
tháng 2/2020 ước tính đạt 18,1 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm:
Vốn Trung ương 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 37,8%; vốn địa phương 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng
27,4%.

41
Nguồn: kinhtedothi.vn

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/2/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
gần 6,5 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 500 dự án được cấp phép
mới với số vốn đăng ký đạt 5 tỷ USD, giảm 2,7% về số dự án và tăng 104,7% về số vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm trước; 151 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh
vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 638,1 triệu USD, giảm 25,4%; 1.583 lượt góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 827,3 triệu USD, giảm 84%.
Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 265 lượt góp vốn,
mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 283,3 triệu USD và
1.318 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ
với giá trị 544 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng ước tính đạt 2,5 tỷ
USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

42
Nguồn: kinhtedothi.vn

Trong số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam
trong 2 tháng đầu năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4.111,6 triệu USD, chiếm
82,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 418,5 triệu USD, chiếm 8,4%; Đặc
khu Hành chính Hồng Công (TQ) 167,1 triệu USD, chiếm 3,3%; Hàn Quốc 98,1 triệu USD,
chiếm 2%; Nhật Bản 65,5 triệu USD, chiếm 1,3%; Đài Loan 45 triệu USD, chiếm 0,9%; Hà
Lan 37,4 triệu USD, chiếm 0,7%; Xây-sen 18 triệu USD, chiếm 0,4%.

Hình thức vốn đăng kí mới


205.9 triệu USD
797.8 triệu USD

4000.0 triệu USD

ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Các ngành còn lại

Nguồn: CafeF.vn
Trong 2 tháng đầu năm, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký
đạt 4 tỷ USD, chiếm 79,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt
797,8 triệu USD, chiếm 16%; các ngành còn lại đạt 205,9 triệu USD, chiếm 4,1%.
43
Hình thức góp vốn cổ phần

348.9 triệu USD 335.6 triệu USD

142.9 triệu USD

CN chế biến, chế tạo chế biến, chế tạo Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ
Các ngành còn lại
Nguồn: CafeF.vn
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 335,6 triệu USD, chiếm 40,5% tổng giá trị góp vốn; hoạt
động chuyên môn khoa học và công nghệ đạt 142,9 triệu USD, chiếm 17,3%; các ngành còn lại
đạt 348,9 triệu USD, chiếm 42,2%.

44
7. Tăng trưởng GDP
Dịch COVID-19 đã có tác động không nhỏ đến GDP của Việt Nam đầu năm 2020. Trong
đó, quý I/2020 bị tác động mạnh nhất, với mức tăng trưởng chỉ đạt 3,8%, chỉ bằng gần một nửa
so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.

Nguồn: luatvietnam.vn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng lên 2 kịch bản dịch COVID - 19 tác động đến GDP.
Kịch bản 1 là khi dịch được khống chế trong 3 tháng đầu năm. Khi đó, quý 2 sẽ ít chịu ảnh
hưởng và đạt mức xấp xỉ ước tính là 6.55%.
Kịch bản 2 là kịch bản dự tính xấu nhất. Trong đó dịch được khống chế trong quý II/2020.
Lúc đó, tốc tăng trưởng GDP quý II chỉ đạt 5.81%. Nếu kịch bản này xảy ra, năm 2020 sẽ trở
thành năm có tốc độ tăng trưởng GDP thấp kỷ lục trong những năm gần đây.

Nguồn: CafeF.vn
45
Dịch bệnh lây lan kéo dài gây tổn thất trực tiếp lên các lĩnh vực như du lịch, vận tải.
Lượng du khách quốc tế tới Việt Nam sẽ giảm ước tính đến 50 - 60% trong giai đoạn có dịch
bệnh. Ngành du lịch sẽ phải chịu tác động nặng nề khi Trung Quốc là thị trường khách chính
của Việt Nam. Bộ dự báo ngành này thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD nếu dịch bệnh được khống
chế trong quý I và lên tới 5 tỷ USD nếu kết thúc vào quý II.2020.

Một yếu tố tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng GDP là thị trường xuất nhập khẩu. Kim
ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm 2020 ước đạt 36,92 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm
trước. Đây là mức tăng trưởng thấp trong kỳ của nhiều năm nay khi đem lên bàn cân với mức
tăng trưởng cùng kỳ năm 2019, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, mức tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn giữ được mức dương là nhờ sự đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm mới Galaxy S20 của Samsung.

Cụ thể, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 9,8
tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng sau đó với 4,8 tỷ USD, tăng
3,7% và Nhật Bản đứng thứ 3, đạt 3,2 tỷ USD, tăng 8,9%. Tuy nhiên ba thị trường xuất khẩu
trọng điểm khác là EU, Hàn Quốc lại giảm tỷ trọng.

Về ngành công nghiệp chế biến, 6/7 ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất giữ được
nhịp tăng, trừ hàng dệt may giảm 1,7%.

Nguồn: CafeF.vn

46
Trong khi đó, xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm sút. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản quý 1/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, dịch gia cầm hay
hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. tác động tiêu cực tới hoạt động
sản xuất, xuất nhập khẩu.

Nguồn: CafeF.vn

Nước ta kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn nữa nhờ Hiệp định EVFTA sắp
có hiệu lực trong thời gian tới. Nếu được thực thi, hiệp định này sẽ giúp đa dạng hóa thị trường
và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt
Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Tác động kép của COVID-19 và EVFTA sẽ thúc đẩy nỗ
lực tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các
thị trường truyền thống.

47
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu không chịu nhiều tác động từ dịch bệnh. Nhập
khẩu trong tháng 2 đạt 18,5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng tăng của các
ngành hàng điện tử - máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện đã giữ cho nhịp tăng của
tháng 2. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc - thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam giảm 0,4%, đạt 10 tỷ USD và nhập khẩu từ ASEAN
giảm 9,6% còn 4,5 tỷ USD, nhưng các thị trường khác lại có kim ngạch nhập khẩu tăng như
Hàn Quốc với 8 tỷ USD, tăng 9%, EU với 2,1 tỷ USD, tăng 3,5% và Hoa Kỳ, đạt 2,1 tỷ USD,
tăng 13,6%.
Nhìn chung, trong bối cảnh kinh tế toàn thế giới đều tăng trưởng chậm, những nền kinh tế
lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU đang chứng kiến tình trạng suy giảm, theo Tổng cục
Thống kê, chúng ta có tăng trưởng vẫn là tín hiệu tích cực hơn.

48
III. CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHÚ VIỆT NAM
Ngày 12/02/2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã
họp đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19), cập nhật
kịch bản tăng trưởng năm 2020 và các giải pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương châm “Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh,
không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp như hiện nay, Việt Nam đã và đang gấp rút thực hiện các chính sách cần thiết để cải thiện nền kinh
tế đồng thời phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020
ngày 3/3, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hi sinh một số lợi
ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt
Nam. Tuy nhiên, để đề ra các biện pháp hiệu quả trong thời điểm này không phải điều dễ dàng và đòi
hỏi phải cân nhắc kỹ càng, vì vậy nhóm tiến hành tìm hiểu một số biện pháp đã được áp dụng cũng như
những biện pháp đang được cân nhắc.
1. Biện pháp đã thực hiện: Nỗ lực kéo giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế bằng
cách giảm lãi suất điều hành
Cụ thể: Tối 16.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành các quyết định giảm đồng loạt
các mức lãi suất điều hành kể từ ngày 17.3, ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất điều hành
xuống 0,25%-1% so với mức lái suất trước đó để tạo động lực cho các doanh nghiệp có cơ hội
vay vốn, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng để đạt mục tiêu đã đề ra.
Phân tích: Động thái này cho thấy Chính Phủ đã ra quyết định để thúc đẩy doanh nghiệp
trong tình trạng hàng loạt doanh nghiệp phải dừng kinh doanh do thiếu hụt về vốn và nguồn
nguyên vật liệu. Tuy nhiên tại Việt Nam, do thị trường vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân
hàng và thị trường huy động vốn của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế không có sự
liên kết chặt chẽ với nhau nên sự thay đổi này có thể ảnh hưởng rất ít hoặc không ảnh hưởng
đến lãi suất thị trường. Dù vậy, theo các chuyên gia tài chính, dù các lãi suất điều hành không
tác động trực tiếp tới lãi suất huy động và cho vay doanh nghiệp và dân cư nhưng có thể kéo
giảm lãi suất trên liên ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Điều này
sẽ giúp ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với
các khoản vay mới. Như vậy việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất sẽ hỗ trợ hệ thống ngân
hàng và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dòng vốn rẻ tốt hơn. Tác dụng của việc giảm lãi
suất điều hành mang tính trung, dài hạn, chủ yếu tác động tới các khoản vay mới. Ngoài ra
NHNN còn tập trung vào các giải pháp cụ thể như yêu cầu các NHTM không được tăng lãi
suất; rà soát đánh giá để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, không chuyển
nhóm nợ… với các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

49
2. Biện pháp đang được cân nhắc
Cụ thể: Tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2020 của Chính phủ ngày 3/3, Thủ tướng đã
công bố sẽ tung ra gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ đồng lãi suất thấp và gói hỗ trợ tài khóa
(hoãn, giãn về tài chính) gần 30 nghìn tỷ đồng với điều kiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp bị
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Phân tích: Việt Nam cần cẩn trọng trong việc có nên nới lỏng chính sách tiền tệ, tránh
tình trạng nới lỏng một cách thái quá dẫn đến những hệ lụy đánh đổi bao gồm lạm phát và đình
trệ kinh tế như sự kiện đối phó với khủng hoảng toàn cầu 2009-2010. Bệnh dịch tác động nhiều
hơn tới cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước. Cụ thể là nông sản xuất
khẩu và du lịch. Cầu về những hàng hóa và dịch vụ này chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của
người nước ngoài. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không thể kích thích việc tiêu thụ đối với
hàng hóa và dịch vụ trong trường hợp này. Nhìn vào lịch sử, trong các cuộc đại suy thoái trên
thế giới và gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, người dân sợ rủi ro nên
không dám chi tiêu. Tổng cầu vì vậy sụt giảm dẫn đến suy thoái kinh tế. Các gói kích thích
kinh tế được chính phủ các nước tung ra có mục đích nhằm kích cầu, khuyến khích người dân
tiêu dùng nhiều hơn.
Cơ sở lí thuyết:
2.1. Chính sách tiền tệ
 Y = C (Y, T) + I (Y, r) + G
 MS/P = L (Y, r + лe)
 AD: gy = gm – л (∆γ/γ = 0) → gy = gm – i + r (Fisher relation)
 Qui luật Okun: ut – ut-1 = - 0,4 (gy – gn)
 Phillips curve: лt – лe = - c(ut – un)

Ngắn hạn
• IS & LM cân bằng tại E1
• Nếu cung tiền danh nghĩa (MS) thay đổi, ví
dụ MS↑ → MS/P↑ → LM dịch phải
• i↓→ r↓→ I↓→ Y↑
Trong ngắn hạn, giá cả (P) không đổi hoặc thay đổi
ít

50
Trong trung hạn:
• sản lượng trở về với mức sản lượng tự nhiên: Y = Y n. Ngoài ra thất nghiệp: u = un ≡
NAIRU (tỉ lệ thất nghiệp làm cho lạm phát không tăng).
• không còn sự khác biệt giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế: лe = лt.
• Lãi suất thực trở về mức “tự nhiên”: r = rn, lãi suất thực cần thiết để duy trì tổng tiêu dùng
(AE) nhằm sản xuất ra sản lượng Yn
Như vậy trong trung hạn:
 л = gm: lạm phát tăng với tốc độ tăng của cung tiền danh nghĩa.
 i = gm + rn : lãi suất danh nghĩa tăng với tốc độ tăng của cung tiền danh nghĩa.

Đánh giá chính sách tiền tệ: Tuy nhiên đó là trên lí thuyết, thực tế lại phức tạp hơn như
thế: cụ thể, nếu thắt chặt để ngăn ngừa bất ổn vĩ mô sẽ càng tác động xấu đến tăng trưởng, vốn
đã bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh. Đó là chưa nói đến việc có thể làm tăng giá tiền đồng,
ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh các đồng tiền khác tiếp tục bị phá giá, đơn cử
như đồng baht của Thái Lan và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá rất mạnh từ đầu
năm đến nay. Ngược lại, nếu tiếp tục nới lỏng lại có thể càng gây áp lực lạm phát vốn đã tăng
trở lại gần đây, mà hệ quả sẽ dẫn đến những bất ổn lớn hơn và xóa nhòa thành quả tăng trưởng
đạt được. Nếu nới lỏng bằng cách mở rộng cung tiền, nới tăng trưởng tín dụng thì câu hỏi đặt ra
là liệu có được nền kinh tế hấp thụ hết. Trước triển vọng kinh tế u ám, mọi quyết định đầu tư,
51
sản xuất mới đang dè chừng nhìn vào cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay, sức cầu đang và
sẽ còn có nguy cơ suy giảm, có lẽ ít doanh nghiệp nào dám đẩy mạnh vay vốn để mở rộng hoạt
động kinh doanh trong thời gian này. Như vậy, mở rộng thanh khoản và nới tín dụng liệu có ý
nghĩa gì, hay dòng vốn đó lại chạy vào các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán và bất động
sản. Như vậy cần cân nhắc kỹ để không lặp lại hệ lụy không mong muốn như gói kích thích
năm 2009 để đối phó khủng hoảng, khi nguồn vốn không những đã không chảy được vào hoạt
động sản xuất mà ngược lại còn rót vào các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán. Mặc dù đã
giảm lãi suất song không thể giảm mãi về lãi suất được vì rõ ràng việc thực hiện giảm lãi suất
đã được áp dụng từ trước khi dịch bệnh xảy ra nên ưu tiên hàng đầu vẫn nên tập trung vào tính
thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, từ đó mới có thể hỗ trợ thanh khoản cho
doanh nghiệp chịu tác động. Bên cạnh đó Chính phủ có thể cân nhắc giảm chi phí cho doanh
nghiệp. Ngoài ra cũng có thể chọn điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp song cần thật sự linh hoạt về
việc này vì nếu giảm tỉ giá quá mức có thể khiến Việt Nam bị kết vào thao túng tiền tệ bởi Mỹ.
2.2. Chính sách tài khóa:
 Tác động của quyết định Chính phủ đến thị trường vốn vay:
• Thay đổi thuế đối với tiết kiệm: ví dụ, giảm thuế đối với thu nhập từ tiền gửi → tăng
động cơ tiết kiệm, đường cung dịch phải → r↓

52
• Thay đổi thuế đối với đầu tư: ví dụ, miễn giảm thuế đối với đầu tư → nhu cầu đầu tư
tăng, đường cầu dịch phải → r↑

• G↑ → (T – G)↓ (public saving↓) → national saving↓ → Đường cung vốn dịch trái → r↑
→ I↓(crowding out effect)

53
Đánh giá: Dựa trên lí thuyết trên cũng chỉ có thể giải thích các quyết định của chỉnh phủ sẽ
ảnh hưởng đến thị trường vay vốn và quyết định đầu tư của DN. Hiện tại, với quyết định cách li
toàn xã hội, nhiều doanh nghiệp và hoạt động sản xuất buộc phải dừng lại, một số doanh nghiệp
đang đứng trước nguy cơ chờ phá sản, tỉ lệ xin bảo hiểm thất nghiệp cũng gia tăng đột biến. Nếu
tiếp tục tình hình hiện tại, có thể không chỉ là vấn đề doanh nghiệp mà nó còn là vấn đề an sinh
xã hội và cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể được giảm
nhẹ qua những hỗ trợ về mặt thuế và tăng chi tiêu công để thúc đẩy những động lực tăng trưởng
mới.

 Đề xuất về chính sách tài khóa


Chi tiêu công hiện nay nên tập trung mạnh vào y tế và phòng chống dịch. Cụ thể, theo như
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright thì một số
chính sách có thể được áp dụng như sau đối với mặt tài khóa. Trước tiên, khi tập trung vào y tế
để chặn đứng tình hình dịch bệnh thì nên đầu tư nhanh chóng và đầy đủ cơ sở trang thiết bị y tế
đồng thời tăng cường đội ngũ y tế cũng như nguồn nhân lực để phục vụ cho cuộc chiến này. Thứ
hai có thể có các ưu đãi về lãi suất đối với các doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng từ dịch
bệnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không chỉ là đối tượng duy nhất đóng góp cho nền kinh tế vĩ
mô nên cần quan tâm đến xã hội và người lao động, cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh
và các dịch vụ xã hội. Cuối cùng, có thể thực hiện giảm giá trực tiếp trên hóa đơn điện, nước,..
rồi dùng ngân sách bù lỗ cho các doanh nghiệp này để hỗ trợ người dân mà đặc biệt là người
nghèo.

Mặt khác, một gói kích thích kinh tế dưới dạng chi tiêu công để cải thiện hạ tầng, đẩy
nhanh giải ngân các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm để tạo thêm việc làm mới, giảm bớt chi phí
logistics - vốn ở mức cao hàng đầu khu vực, là cần thiết. Một gói tín dụng ưu đãi có thể cũng
có hữu ích.

Vấn đề cần phải tính đến là kiểm soát được việc không giải ngân sai đối tượng. Việc mở
rộng, kích thích chính sách tài khóa đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, mà
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có lẽ là lựa chọn phù hợp trong thời điểm hiện nay vì có sức
lan tỏa lớn đến các ngành khác trong nền kinh tế. Những giải pháp này tất nhiên phải chấp nhận
thâm hụt ngân sách lớn hơn dự toán và tăng vay nợ. Thế nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, buộc
phải chi thêm tiền và tăng vay nợ để giúp DN không sụp đổ là sự đánh đổi cần thiết.

54
55
Tóm lại: Mục tiêu của chính phủ hiện tại là hạ thấp đường cong nhiễm dịch, bảo vệ sức
khỏe doanh nghiệp, củng cố niềm tin xã hồi, bồi đắp nền tảng phục hồi và hạn chế di hại tương
lai. Mục tiêu này phải được thực hiện theo nguyên tắc xác lập chính sách có chọn lọc, chấp
nhận đánh đổi, và phải có hiệu quả nhanh cũng như kịp thời. Chính sách phải có tầm nhìn
hướng tới tương lai chứ không chỉ nghĩ đến hiện tại, tức là biện pháp không gây ra các hệ
tương lai, chuẩn bị cho nền kinh tế một nền tảng phục hồi sau khi hết dịch nhưng phải có hiệu
quả trong hiện tại.
Đối với các chính sách tài khóa và tiền tệ được ban hành để vực dậy nền kinh tế, Việt
Nam cần cân nhắc kỹ các vấn đề sau:
- Thứ nhất, nên biết các gói nới lỏng chủ yếu được áp dụng ở các quốc gia có nền kinh tế
phát triển, nguồn lực tài chính ngân sách lớn và có trình độ quản lý hiện đại. Hạn chế của
CSTT mà các nước sử dụng đó là việc nới lỏng CSTT để hỗ trợ tăng trưởng, khắc phục các tác
động tiêu cực có thể gây nên tình trạng lạm phát cao. Như vậy, Việt Nam đã đủ “mạnh” để có
thể mạnh tay tung ra gói kích thích kinh tế hay chưa và liệu Việt Nam có đủ khả năng để đối
phó với các hệ lụy về sau khi cú sốc COVID 19 này kết thúc?
- Thứ hai, Chính sách tài khóa được sử dụng để ứng phó với các biến động tiêu cực chủ yếu
là các chính sách về thuế, chi ngân sách (thông qua các gói kích thích kinh tế). Tuy nhiên, hiệu
quả của CSTK thường là về dài hạn và việc sử dụng CSTK cũng gây ra một số tác động tiêu
cực đến kinh tế - tài chính của quốc gia. CSTK thắt chặt (thông qua tăng thuế, thắt chặt chi
tiêu) đối với những quốc gia đối mặt với tình trạng nợ cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng và sản
xuất, qua đó kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ngược lại, việc sử dụng CSTK mở rộng để kích
thích kinh tế gây sức ép tăng lạm phát và tác động đến nợ công của quốc gia.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, điều cấp bách là đẩy mạnh công tác chống lại COVID-19
bởi vì đầu tiên là ưu tiên chống dịch, sau đó mới là các biện pháp song hành. Vì không chống
được dịch thì các biện pháp khác không có nhiều ý nghĩa. Đối với vấn đề này, việc kiên quyết
giữ mục tiêu GDP ban đầu là không hợp lí, trong cuộc chiến này cần hiểu rõ phải đánh đổi giữa
GDP và sức khỏe người dân, sức khỏe doanh nghiệp và niềm tin người dân. Chính phủ đang
chịu áp lực rất lớn từ việc lo ngại thâm hụt ngân sách có thể tăng cao, sự hi sinh trên một số
lĩnh vực khác khi tập trung cho y tế song nếu có thể giải quyết cú shock này tốt, Chính phủ có
thể gia tăng niềm tin trong tương lai của người dân và khiến cho các chính sách vĩ mô về sau
của Chính phủ trở nên có hiệu quả hơn.

56
IV. CƠ HỘI CHO VIỆT NAM THỜI KÌ DỊCH COVID-19
Dịch bệnh đưa đến những thiệt hại, rủi ro và thách thức lớn, nhưng cũng bao hàm trong nó
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và xã hội.

1. Cơ cấu, điều chỉnh lại nền kinh tế đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu:
Trước hết là cơ hội cho cơ cấu, điều chỉnh lại nền kinh tế để đa dạng hoá thị trường xuất
nhập khẩu thông qua các thị trường mới, ví dụ như thông qua tận dụng hiệp định tự do thương
mại Việt Nam - EU (EVFTA). Trong điều kiện thị trường xuất khẩu bất ổn thì nhà sản xuất có
thể tập trung vào đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa nhất là với các nhóm hàng hoá hiện phải
nhập khẩu (ví dụ như nhóm hàng linh kiện, dụng cụ phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt, may, giày
dép, sản phẩm chất dẻo...), từ đó cũng giúp giảm bớt nhập khẩu.
Môi trường vĩ mô ổn định và ưu thế của một trong những nền kinh tế năng động nhất
trong khu vực, ngay cả khi có nhiều quan ngại về dịch bệnh, lại đang tạo ra một sức hút mới
cho các dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam. Nếu được điều chuyển hợp lý đến các lĩnh
vực chế tạo, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản, logistics sẽ tạo ra
sức bền và khả năng chống chịu mới cho nền kinh tế nước ta. Cơ hội "vàng" cũng đến với khu
vực kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ quan, doanh nghiệp (làm việc từ xa, nâng cao
năng suất tiết kiệm thời gian đi lại), các mô hình kinh tế số cũng có nhiều thuận lợi thông qua
mua bán, giao dịch, thanh toán điện tử.

2. Giáo dục:
Tác động của Covid-19 đến giáo dục cũng cho thấy việc thay thế lớp học tạm thời bằng
giảng dạy trực tuyến cũng là một giải pháp hay trong những điều kiện tương tự nếu có xảy ra
trong tương lai. Điều này mang tới cho giảng viên và sinh viên những cơ hội tiếp cận những
công cụ học tập và thói quen mới (tài liệu trực tuyến, video giảng dạy có thể ghi lại để học
sinh, sinh viên có thể tra cứu và ôn tập). Ứng dụng công nghệ trong GD-ĐT rõ ràng là một
hướng phát triển cần thiết, và nhiều doanh nghiệp sáng tạo có thể tham gia.

3. Y tế và xã hội:
Riêng về mặt y tế và xã hội thì chúng ta thu được nhiều kinh nghiệm bổ ích, nhất là tăng
cường ý thức của người dân trong việc rèn luyện sức khỏe, và giữ gìn vệ sinh cộng đồng (rửa
tay, mang khẩu trang khi có dấu hiệu bệnh). Hệ thống y tế được tăng cường trang thiết bị, tăng
cường ứng phó với những tình trạng bất ngờ.
57
58
4. Mua sắm trực tuyến:
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử
dụng hình thức mua sắm trực tuyến, nhiều nhà bán lẻ và đơn vị sản xuất, kinh doanh đã xem
đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp kích cầu tiêu dùng và góp phần duy trì ổn định
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thống kê tại TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, sức mua ở cả mạng
lưới chợ truyền thống và hệ thống kênh bán lẻ hiện đại trong thời điểm này giảm khoảng 30-
40% so với ngày thường. Báo cáo của Sở Công Thương TP cho thấy, người dân có xu hướng
thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng lựa chọn kênh mua sắm hiện đại thay vì kênh truyền
thống, do được hỗ trợ nhiều tiện ích (giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ cộng
thêm..). Ngoài ra, ảnh hưởng tâm lý bởi tình hình dịch bệnh, người dân có xu hướng sử dụng
hình thức mua sắm trực tuyến nên hệ thống siêu thị hoạt động theo phương thức đa kênh
(Omni-channel) sẽ được hưởng lợi, tăng sức mua so với cùng kỳ.
Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối
tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà
nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như
vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng
giữ ổn định vĩ mô.

59
LỜI KẾT

Tóm lại,  thế giới đang bước vào một kịch bản kinh tế chưa từng có tiền lệ, dịch bệnh
đang gây các tác động trực tiếp đến nền kinh tế thực và đến dòng tiền đang lưu thông. Nền
kinh tế Việt Nam cũng đang là một trong các quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid-19
trên nhiều lĩnh vực. Các ngành dịch vụ, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu chịu ảnh
hưởng tiêu cực, lao đao vì dịch bệnh. Thị trường chứng khoán chứng kiến sự suy giảm lớn
với mức điểm thấp kỷ lục cùng với nỗi hoảng loạn, lo sợ của các nhà đầu tư. Tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng, hàng triệu lao động mất việc, nghỉ việc không lương vì Covid 19. Song,
vẫn có một số nhóm ngành có ảnh hưởng tích cực như các ngành dịch vụ y tế, thương mại
điện tử, công nghệ,...Chính phủ đã và đang cố gắng đưa ra các chính sách tài khóa, tiền để
hỗ trợ các doanh nghiệp, giảm đau kinh tế.  Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức,
khó khăn do đại dịch gây ra nhưng cũng có nhiều cơ hội, đổi mới. Chúng tôi đã vẽ ra bức
tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam dưới bóng ma Covid-19 đè nặng với mong muốn chúng
ta có thể cùng nhìn thấy nền kinh tế nước nhà đang diễn ra như thế nào và viễn cảnh kinh
tế Việt Nam sau đại dịch Covid 19 để có những bước đi đúng đắn trong đầu tư, nghề
nghiệp và học tập.

60
NGUỒN THAM KHẢO:
https://www.vndirect.com.vn/
https://www.oil-price.net/
https://www.bloomberg.com/
https://www.mof.gov.vn/
https://vietstock.vn/2020/03/thi-truong-chung-khoan-trong-mua-dich-corona-830-734113.htm
https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2367711
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/dich-corona-tac-dong-the-nao-den-cac-nhom-co-
phieu-tren-san-chung-khoan-9168.html
https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/2333573
https://static1.vietstock.vn/edocs/7023/TechnicalView_Tuan_30.pdf
https://cafef.vn/chung-khoan-viet-nam-giam-31-trong-quy-1-thiet-lap-hang-loat-ky-luc-buon-
cho-nha-dau-tu-20200331165612893.chn
http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Vimo_240320_
MBS.pdf
https://congthuong.vn/thi-truong-chung-khoan-nhieu-co-hoi-cho-cac-nha-dau-tu-dai-han-
134957.html
https://baodautu.vn/thi-truong-chung-khoan-can-binh-tinh-truoc-suc-cong-pha-cua-covid-19-
d117744.html
https://nhipcaudautu.vn/chung-khoan/co-phieu-duoc-la-chan-cua-vn-index-3333105/
https://zingnews.vn/chung-khoan-giam-manh-nhat-19-nam-post1056978.html
https://vietstock.vn/2019/12/buc-tranh-toan-canh-kinh-te-xa-hoi-nam-2019-761-721953.htm
https://cafef.vn/viet-nam-thang-du-thuong-mai-228-ty-usd-trong-thang-2-2020-
20200312203527963.chn
https://m.cafef.vn/viet-nam-thang-du-thuong-mai-228-ty-usd-trong-thang-2-2020-
20200312203527963.chn
http://gsoweb.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19558
https://vnexpress.net/kinh-doanh/wb-du-bao-viet-nam-tang-truong-4-9-nam-nay-4077618.html
https://cafef.vn/can-can-thanh-toan.html
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-12-26/nam-2019-xuat-khau-tang-
truong-an-tuong-ca-ve-luong-va-chat-80786.aspx
http://luanvan.net.vn/luan-van/do-an-thuc-trang-can-can-thanh-toan-quoc-te-o-viet-nam-va-
chinh-sach-ty-gia-74358/
http://thitruongtaichinhtiente.vn/danh-gia-so-bo-tac-dong-cua-dich-ncov-den-kinh-te-the-gioi-
va-viet-nam-25699.html
http://media.kinhtedothi.vn/497/2020/2/29/bangghepbieudoSUDUNG.png
http://media.kinhtedothi.vn/497/2020/2/29/CANHOC2.png
https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/CapnhatVimo_20200316.pdf
http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45237&idcm=188
https://www.aseanbriefing.com/news/vietnam-issue-incentives-counter-covid-19-impact/
https://www.vcci.com.vn/dich-covid-19-nhieu-nen-kinh-te-phu-thuoc-trung-quoc-noi-long-
tien-te-con-viet-nam?fbclid=IwAR02IKutQikdbMGVq2eD6BMdmCPdZ1du-
pIpVUhFqdjkuTAlJCN8Z4LCXcg
https://www.nytimes.com/2020/03/22/opinion/coronavirus-recession-stimulus.html
https://saigondautu.com.vn/kinh-te/khong-co-goi-kich-thich-kinh-te-nao-chong-duoc-noi-
khiep-so-76991.html

61

You might also like