You are on page 1of 3

CÁC BẠN ĐỌC KỸ CÁC TÀI LIỆU

NGÂN SÁCH CHÍNH


TRÊN VÀ TỰ ĐƯA RA CÁC Ý
VÀ NỢ CÔNG GIAI
KIẾN THEO QUAN ĐIỂM CÁ

COVID-19
NHÂN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGÂN
SÁCH VÀ NỢ CÔNG CỦA VIỆT
NAM TRONG VÀ DỰ BÁO SAU
ĐẠI DỊCH COVID-19
Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biễn phức tạp đã tác động tiêu cực đến nhiều quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng về mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Tăng trưởng
kinh tế giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, trong khi vẫn phải tăng chi
ngân sách để ứng phó dịch bệnh và kích thích kinh tế; điều này dẫn đến cân đối ngân
sách gặp khó khăn, nợ công tăng nhanh. Cùng với việc phải dành nguồn lực để chống
đỡ và phục hồi kinh tế, chúng ta đã đối diện với gánh nặng kép trong việc đáp ứng các
nghĩa vụ về tài chính để trả nợ trong dài hạn.

Xu hướng nợ công tăng nhanh do tác động của dịch Covid-19; Nhìn chung, dịch
bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản
phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ hoạt động sản xuất - kinh doanh; giảm nhu cầu tạm
thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng
toàn cầu. Việt Nam có độ mở của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp với Trung
Quốc nên dịch Covid-19 sẽ bị ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tâm lý
người dân, hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, qua đó tác động đến tăng
trưởng kinh tế và gián tiếp tác động đến tình hình ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt
Nam. cơ cấu thu NSNN của Việt Nam đã có sự dịch chuyển theo hướng tỷ trọng thu nội
địa trong tổng thu NSNN tăng. Về chi NSNN, để thực hiện phòng, chống, kiểm soát
cũng như dập dịch bệnh thì NSNN buộc phải tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm
vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát dịch. Thậm chí Nhà nước cũng
phải thực hiện tăng chi ngân sách cho các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội khi dịch
bệnh làm cho tình hình sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, gây tác động đến lao
động và việc làm (đặc biệt là lao động trong khu vực du lịch, dịch vụ, kinh doanh ăn
uống…), dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, trường
hợp dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân thì
có thể phải áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư và tiêu dùng để
duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, khi đó sẽ buộc phải tăng chi NSNN để thực hiện

1
các biện pháp này. Như vậy, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng và khó lường
thì thâm hụt NSNN sẽ tăng lên do sụt giảm nguồn thu và nhu cầu tăng chi NSNN.
Nợ công năm 2019 của Việt Nam ở mức 54,7% GDP, là ngưỡng an toàn được
Quốc hội cho phép, một phần do tình hình cân đối NSNN năm 2019 diễn biến thuận lợi,
qua đó giảm nhu cầu huy động vốn của Chính phủ để bù đắp bội chi cho đầu tư phát
triển và việc tiếp tục siết chặt bảo lãnh chính phủ cho doanh nghiệp vay giúp dư nợ
chính phủ bảo lãnh tiếp tục giảm mạnh trong năm 2019. Tuy nhiên, trước tình hình dịch
Covid-19 có diễn biến khó lường thì thâm hụt NSNN sẽ tăng và góp phần gia tăng nợ
công của Việt Nam.

Bằng cách sử dụng phương pháp tính toán bền vững nợ MAC DSA (công cụ phân
tích bền vững nợ cho các quốc gia phát triển và thị trường mới nổi thông qua các biểu
mẫu excel), thì với hai kịch bản tăng trưởng mà Bộ KH&ĐT đưa ra thì mức nợ công có
những diễn biến không thuận lợi như sau: Kịch bản tăng trưởng kinh tế là 6,25% thì nợ
công tăng từ 54,7% GDP năm 2019 lên 55,6% GDP năm 2020; Kịch bản tăng trưởng
kinh tế là 5,96% thì nợ công tăng từ 54,7% GDP năm 2019 lên 56,4% GDP năm 2020.
Mặc dù mức tăng nợ công/GDP vẫn nằm trong ngưỡng Quốc hội cho phép (65%
GDP) nhưng sự gia tăng nợ công dẫn tới việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia sẽ gặp
những thách thức lớn, nhất là trong vấn đề trả nợ đến hạn, huy động vốn… Do đó, việc
đảm bảo an toàn nợ công trong thời gian tới và tránh để nền kinh tế Việt Nam rơi vào
suy thoái là vấn đề hết sức quan trọng.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, với toàn bộ diễn biến khi có dịch
COVID-19 đến nay đều khiến chi ngân sách tăng cao. Để đảm bảo an toàn nợ công, cần
có quan tâm đến một số vấn đề sau: cần có những nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc về nợ
công và an toàn nợ công và thực hiện hạch toán nợ theo chuẩn mực quốc tế; đa dạng
hóa danh mục nợ, tận dụng tối đa các nguồn ODA ưu đãi, phát triển thị trường nợ trong
nước thông qua phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp; đánh giá khả năng trả nợ trên
các phương án rủi ro có thể xảy ra như rủi ro tham nhũng, rủi ro chệch mục tiêu, rủi ro
tỷ giá, rủi ro biến động môi trường kinh tế vĩ mô phân cấp ngân sách, giao tự chủ tài
chính nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp và chính quyền địa phương; thiết lập một hệ
thống các chỉ tiêu về an toàn nợ, phạm vi áp dụng giới hạn được phân chia theo từng
loại nợ: tổng nợ công, nợ công nước ngoài, nợ công trong nước, và tổng nợ nước ngoài;
bổ sung các chỉ tiêu về dư nợ công và tỷ lệ nợ công/thu ngân sách… tăng cường mức độ
toàn diện và minh bạch của ngân sách, siết chặt kỷ luật tài khóa về quản lý nợ công,
hạch toán và báo cáo chuyển nguồn, nhất là khi số chi chuyển nguồn ở Việt Nam
thường cao hơn nhiều so với ở các quốc gia khác ; tăng cường khả năng giám sát, trách
2
nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước để chi tiêu công không bị thúc đẩy bởi lợi ích
của một bộ, ngành hay nhóm lợi ích nào.

You might also like