You are on page 1of 3

Chuỗi hợp âm là một phần của công việc viết nhạc làm người sáng tác nhiều khi

phải bối rối. Với


những người còn chưa hiểu rõ về chuỗi hợp âm, nếu sử dụng tốt thì sẽ là một sự thành công,
còn nếu không tốt thì sẽ biến thành một mớ hợp âm lộn xộn (chord muddle).
Đã bao giờ bạn cảm thấy rằng bạn không thể tìm được một hợp âm nào mà từ đó có thể phát
triển được sang hợp âm kế tiếp. Đã bao giờ bạn cảm thấy rằng chuỗi hợp âm của bạn chỉ đi lang
thang ngoằn ngoèo từ hợp âm này sang hợp âm khác mà không mang một cảm hứng chủ đạo gì
cả? Đó là sự luẩn quẩn của chuỗi hợp âm (chord muddle).
Có thể bạn đã dành nhiều thời gian trước đây để học lý thuyết về việc chuyển tiếp giữa các hợp
âm (và tôi tin là bạn đã làm điều này), nhưng bây giờ bạn cần phải làm quen với việc viết những
ca khúc.
Trong cuốn sách này, tôi đã đưa vào nhiều chuỗi hợp âm hữu ích. Hãy sử dụng chúng một cách
thoải mái trong các ca khúc của bạn. Chuỗi hợp âm gần như không bị bảo về về bản quyền, do
đó bạn không cần có sự cho phép của ai để được sử dụng chúng.
Về những hợp âm trong cuốn sách nhỏ này.
Những hợp âm trong quyển sách này hoàn toàn có thể biến đổi được, Tất nhiên rằng danh sách
này không thể toàn diện, thấu đáo được, nhưng tôi hy vọng rằng chúng đủ để thôi thúc bạn
trong công việc viết nhạc.
Vì vậy tôi khuyến khích bạn nắm bắt những chuỗi hợp âm này và cải biến chúng với bất kỳ cách
nào bạn thích. Đừng lo ngại để cho đôi tai của bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu bạn thích
thứ gì đó mà bạn gặp, hãy sử dụng chúng. Nếu bạn thích một chuỗi hợp âm, nhưng muốn thay
đổi chúng, thì đó là việc bạn nên làm.
Tôi đã viết những hợp âm này bằng các ký hiệu hợp âm trên cần đàn guitar, nhưng đây chỉ là
một sự đề nghị. Bạn có thể chơi những hợp âm này trên guitar, piano, organ hay bất cứ cách
nào phù hợp với bài hát của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với các ký hiệu âm nhạc.
Những nốt nhạc chỉ đơn giản là chỉ ra những gì tạo thành hợp âm. Luôn luôn sử dụng trí tưởng
tượng và khả năng cảm nhận của mình để quyết định bạn sẽ chơi những hợp âm đó như thế
nào.
Những trang sách này đưa cho bạn danh sách những chuỗi hợp âm hữu dụng. Quyết định sử
dụng chúng như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Nên nhớ rằng, sự giản dị quan trọng hơn
sự phức tạp. Không phải vì cuốn sách này có hàng tá những chuỗi hợp âm thì có nghĩa là bạn
phải cố gắng sử dụng chúng càng nhiều càng tốt trong một bài hát. Thực tế, hầu hết các bài hát
đều trở nên lộn xộn, khó hiểu và gây bối rối nếu như bạn cố gắng sử dụng nhiều hơn 2 hay 3
chuỗi hợp âm khác nhau. Một mục đích quan trọng của việc viết nhạc là phải tạo ra một thứ gì
đó mà người nghe sẽ ghi nhớ, và họ sẽ không nhớ những bài hát nào có quá nhiều hợp âm, giai
điệu hay ca từ.
Vậy tại sao tôi muốn giới thiệu những hợp âm này?
Tôi muốn bạn biết một vài chuỗi hợp âm hiệu quả. Như tôi đã nhấn mạnh trước đây, chúng
không chỉ đơn giản là một chuỗi nhiều hợp âm đứng cạnh nhau, mà tôi nghĩ chúng sẽ làm cho
bạn suy nghĩ của bạn sáng tạo hơn. Làm quen với những chuỗi hợp âm này sẽ giúp bạn luyện
tập trong việc tạo ra những chuỗi hợp âm của riêng mình và cho bạn cảm giác thích thú khi hoàn
thành tác phẩm.
Hãy chơi những chuỗi hợp âm này bằng guitar, keyboard hay bất cứ nhạc cụ nào khác có thể
chơi được hợp âm. Thử dùng chúng với nhiều nhịp phách khác nhau. Thử giữ cho một số hợp âm
được chơi lâu hơn và một số khác ngắn hơn để thấy nó sẽ thay đổi thế nào. Nói ngắn gọn lại,
hãy thật sáng tạo!
Một vài thuật ngữ
Khi miêu tả một chuỗi hợp âm, thông thường ký hiệu chúng bằng bậc hợp âm (chord number) sẽ
dễ dàng hơn bằng các chữ cái. Lý do là sự tương tác giữa các hợp âm với nhau chỉ là tương đối.
Nếu bạn đang làm việc với C major, những gì mà C major và G major tác dụng lẫn nhau sẽ
tương tự như những gì mà B flat major và F major tương tác lẫn nhau. Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn
nếu như ta gọi tên hợp âm dựa trên nốt đầu tiên là I – chord (“one-chord”) và V – chord (“five-
chord”). Trong phần 2 – 5 hợp âm được ký hiệu bằng chữ số La mã (Roman).
Những chuỗi hợp âm bạn tìm thấy ở đây được phân loại bằng nhiều cách. Một vài thì đơn giản,
gồm 3 hay 4 hợp âm, còn lại thì dài hơn và khó đoán biết hơn. Một số thì về cơ bản là chuỗi hợp
âm trong major key, và còn lại thì nằm trong minor key. Tôi muốn khuyên bạn nên ngồi xuống,
cầm cây guitar, và chơi hết qua các chuỗi hợp âm này, và nắm bắt lấy cảm xúc chung của từng
chuỗi hợp âm.
Tôi viết mỗi hợp âm thường dài 2 nhịp, nhưng tất nhiên đó hoàn toàn là sở thích cá nhân. Bạn có
thể tạo ra một bài hát mà mỗi hợp âm được chơi trong trọn 1 ô nhịp. Hoặc bạn có thể thay đổi
các hợp âm liên tục qua mỗi ô nhịp. Điều đó tùy thuộc vào bạn.
Phần 1 – Vòng hợp âm khóa trưởng
Những vòng hợp âm đơn giản
6 chuỗi hợp âm đầu tiên đều bắt đầu và kết thúc ở hợp âm bậc I. Đây là những vòng hợp âm
đơn giản nhất có thể, và hầu như sẽ là những vòng hợp âm mà bạn sẽ sử dụng nhiều nhất. Lợi
thế khi lựa chọn những vòng hợp âm này là chúng chắc chắn, chặt chẽ, và có thể dự đoán được
như những chiều hướng tốt nhất

Những vòng hợp âm đơn giản có sử dụng thêm quãng 7 (trưởng và thứ)
Hình số 4 và số 6 có sử dụng thêm quãng 7 trong một vài hợp âm. Nói chung, bạn có thể thêm
một quãng 7 vào bất kỳ hợp âm nào. Trong một số trường hợp chúng sẽ có tác dụng tốt, còn
nếu không thì chúng có thể khá là kỳ lạ. Điều đó hãy để cho đôi tai của bạn dẫn dắt.

Kết thúc với những hợp âm khác ( khác hợp âm I)


Rất nhiều những chuỗi hợp âm kết thúc bằng một hợp âm khác với hợp âm bậc I ( bắt đầu từ ví
dụ số 7) , và điều đó có nghĩa là vòng hợp âm có thể được lặp lại ngay.

Hợp âm 7 giảm
Bắt đầu từ ví dụ 15, hợp âm 7 giảm được sử dụng. Về mặt cấu tạo, hợp âm 7 giảm bao gồm 4
nốt cách đều nhau 1 quãng 3 thứ. Vòng tròn nhỏ đằng sau tên hợp âm là ký hiệu của
“giảm”.Hợp âm giảm thường có hiệu quả khi với những nốt được thăng lên nửa cung trong sự
chuyển tiếp từ hợp âm này sang hợp âm khác.

Vòng hợp âm đơn giản được kéo dài


Bắt đầu từ ví dụ 21, vòng hợp âm được kéo dài hơn 1 chút, kết hợp với một số hợp âm nhất định
từ những vòng hợp âm ngắn hơn

Hợp âm đảo (Inverted Chords)


Thông thường, bassist chơi nốt nhạc đại diện cho tên của hợp âm. Ví dụ, nếu hợp âm là ‘C’ một
bassist sẽ chơi nốt C. Một hợp âm đảo sẽ có nốt bass được lấy từ một nốt nào đó khác nằm
trong hợp âm. Nó được ký hiệu bằng cách viết tên hợp âm trước, sau đó gạch chéo và viết tên
của nốt bass. Ví dụ, C/E có nghĩa là hợp âm C trưởng nhưng nốt bass được chơi là E.
Có 2 lý do chính để bạn cân nhắc đến việc sử dụng một hợp âm đảo. Điều đầu tiên là chúng sẽ
tạo ra sự đa dạng hơn trong âm thanh, mà sẽ đặc biệt hữu ích nếu như một hợp âm được kéo
dài suốt trong 1 thời gian dài. Lý do thứ 2 là nó sẽ làm ôn hòa hơn (làm mượt hơn) những vòng
hợp âm có bè bass bất ổn định. Ví dụ 25 – 32 sử dụng nhiều hợp âm đảo.

Những âm thanh xuyên suốt (Pedal tones)


Một pedal note là một nốt nhạc được xuất hiện lien tục, thường là nốt bass, có thể có hoặc có
thể không thực sự nằm trong hợp âm nó xuất hiện cùng. Nó có tác dụng trong việc kéo dài vòng
hòa âm, làm cho vòng hòa âm thêm liên kết, vững chắc (rooted and solid). Nó tạo ra thêm
những ấn tượng tuyệt vời thay vì chỉ là những vòng hợp âm đơn sơ. Tuy nhiên, nên thử từng
vòng hợp âm một cách cẩn thận. Kết quả thu được, ở một mức độ nào đó sẽ không thể dự đoán
được. Ví dụ 33 – 35 minh họa cho pedal tones.

Secondary Dominant Chord


Trong cuốn sách này, một cách chủ ý, một hợp âm Secondary Dominant Chord sẽ có một lúc nào
đó trở thành một hợp âm trưởng thay vì hợp âm thứ nhự chúng ta vẫn nghĩ. Trong C major, nếu
chúng ta xây dựng bộ hợp âm với từng nốt của C major scale, một cách tự nhiên chúng ta sẽ có
được một số hợp âm trưởng, một số hợp âm thứ, và một hợp âm giảm: C major, D minor, E
minor, F major, G major, A minor, và B diminished.
Để tạo ra một secondary dominant chord, thông thường bạn có thể lấy một hợp âm thứ, biến nó
thành hợp âm trưởng bằng cách tăng quãng 3 của hợp âm, và sau đó sử dụng liền sau hợp âm
đó một hợp âm cao hơn nó một quãng 4 (hay chính là thấp hơn 1 quãng 5). Secondary dominant
chord tạo ra màu sắc thú vị cho vòng hợp âm của bạn. Ví dụ 36 – 42 miêu tả những hợp âm đó.

Hợp âm mượn (modal mixtures)


Một modal mixture (cũng được gọi là một hợp âm mượn) là một hợp âm không được xuất hiện
một cách tự nhiên. Ví dụ, trong C major, hợp âm F major xuất hiện một cách tự nhiên nếu như
chúng ta xây dựng một hợp âm trên nốt bậc 4. Thay vào đó, nếu ta tạo ra ở đó một hợp âm thứ
(Fm) tức là chúng ta đang mượn hợp âm đó từ C minor.
Có rất nhiều hợp âm mượn có thể sử dụng, nhưng những hợp được sử dụng nhiều hơn cả là hợp
âm thứ bậc 4 được sử dụng trong major key.
Ví dụ 43 – 47 có chứa modal mixtures

You might also like